Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

giáo trình quản lý dịch bệnh cá tra cá ba sa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.51 MB, 109 trang )


BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN










GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN
QUẢN LÝ DỊCH BỆNH CÁ
TRA, CÁ BA SA
MÃ SỐ: MĐ04
NGHỀ: NUÔI NUÔI CÁ TRA, CÁ BA SA
Trình độ: Sơ cấp nghề














1

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể
đƣợc phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và
tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
MÃ TÀI LIỆU: MĐ04

2
LỜI GIỚI THIỆU
Nghề nuôi cá tra, cá ba sa là một trong những nghề đƣợc Đảng và Nhà
nƣớc quan tâm phát triển và đã đạt đƣợc những thành công lớn, tạo ra hàng
hóa xuất khẩu và thúc đẩy phát triển kinh tế ở các vùng nông thôn. Nhƣng bên
cạnh đó vẫn còn tiềm ẩn những yếu tố rủi ro, mỗi năm vẫn gặp những dịch
bệnh chết hàng loạt. Vì vậy, vấn đề phòng, trị bệnh cũng nhƣ ngăn chặn sự lây
lan của bệnh là rất cần thiết và cấp bách, đòi hỏi ngƣời nuôi cá tra, cá ba sa có
những hiểu biết về công tác phòng bệnh và xử lý kịp thời hạn chế tổn thất khi
bệnh xảy ra.
Giáo trình “Quản lý dich bệnh cá tra, cá ba sa” thuộc chƣơng trình dạy
nghề nuôi cá tra, cá ba sa đã đƣợc biên soạn, tích hợp những kiến thức, kỹ
năng cần có trên cơ sở sơ đồ phân tích nghề và bộ phiếu phân tích công việc.
Giáo trình là cơ sở cho các giáo viên soạn bài giảng để giảng dạy, là tài liệu
nghiên cứu và học tập của học viên học nghề “Nuôi cá tra, cá ba sa”.
Giáo trình “Quản lý dich bệnh cá tra, cá ba sa” giới thiệu những hiểu
biết chung về bệnh cá, cách phòng bệnh, nhận biết bệnh thông qua các triệu
chứng, dấu hiệu bệnh và biện pháp xử lý. Nội dung giảng dạy đƣợc phân bổ
trong thời gian 96 giờ và gồm 6 bài:
Bài 1: Những hiểu biết chung về bệnh cá và sử dụng thuốc trong nuôi cá

Bài 2: Phòng bệnh
Bài 3: Chẩn đoán bệnh
Bài 4: Trị bệnh do ký sinh trùng
Bài 5: Trị bệnh do vi khuẩn
Bài 6: Trị bệnh do nấm
Tập thể tác giả trân trọng cảm ơn Vụ Tổ chức Cán bộ – Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, Tổng cục Dạy nghề, các Viện, Trƣờng, các cơ sở sản
xuất, các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các thầy cô giáo đã đóng góp
nhiều ý kiến quý báu để giáo trình này đƣợc hoàn thành. Tuy nhiên, giáo trình
cũng không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận đƣợc ý kiến
đóng góp bổ sung để giáo trình đƣợc hoàn thiện hơn.

Tham gia biên soạn:
1. Chủ biên: Nguyễn Thị Phƣơng Thanh
2. Lê Thị Minh Nguyệt
3. Đặng Thị Minh Diệu
4. Huỳnh Thị Minh Hằng

3
MỤC LỤC
ĐỀ MỤC TRANG
Bài 1: NHỮNG HIỂU BIẾT CHUNG VỀ BỆNH CÁ 7
VÀ SỬ DỤNG THUỐC TRONG NUÔI CÁ 7
1. Khái niệm bệnh 7
2. Nguyên nhân và điều kiện để phát sinh bệnh cá 7
3. Phân loại bệnh cá 9
4. Các đƣờng lây truyền bệnh 10
5. Các đƣờng xâm nhập của tác nhân gây bệnh 11
6. Biện pháp phòng bệnh tổng hợp 11
7. Sử dụng thuốc trong nuôi cá 13

8. Phƣơng pháp dùng thuốc 15
9. Một số loại thuốc dùng cho nuôi cá 18
Bài 2: PHÒNG BỆNH 25
1. Tiêu diệt, ngăn chặn mầm bệnh phát triển trong ao nuôi 25
2. Tăng cƣờng sức khỏe cho cá 37
3. Quản lý các yếu tố môi trƣờng ao nuôi thích hợp và ổn định 44
4. Quản lý cá bệnh, cá chết 45
Bài 3: CHẨN ĐOÁN BỆNH 56
1. Chuẩn bị dụng cụ, vật tƣ 57
2. Điều tra tình hình thời tiết 57
3. Điều tra sự biến đổi về các yếu tố môi trƣờng 57
4. Điều tra tình hình quản lý chăm sóc 58
5. Quan sát cá 58
6. Kiểm tra cá 59
7. Gửi mẫu cá bệnh đến cơ sở chẩn đoán bệnh 62
8. Kết luận 62
BÀI 4. TRỊ BỆNH DO KÝ SINH TRÙNG…………………………………63
1. Chuẩn bị dụng cụ, vật tƣ 68
2. Xác định bệnh do ký sinh trùng gây ra ở cá tra, cá ba sa 69
3. Xác định biện pháp trị bệnh ký sinh trùng 76
4. Xác định lƣợng thuốc cần dùng 78
5. Thực hiện trị bệnh cho cá 79
Bài 5. TRỊ BỆNH DO VI KHUẨN GÂY RA 81
1. Chuẩn bị dụng cụ, vật tƣ thực hành 82
2. Xác định bệnh thƣờng gặp do vi khuẩn gây ra ở cá tra, cá ba sa 82
3. Xác định biện pháp trị bệnh vi khuẩn 85
4. Xác định lƣợng thuốc cần dùng 87
5. Thực hiện trị bệnh cho cá 88
Bài 6: TRỊ BỆNH DO NẤM GÂY RA 91
1. Chuẩn bị dụng cụ, vật tƣ thực hành 91

2. Xác định bệnh thƣờng gặp do nấm gây ra ở cá tra, cá ba sa 92
3. Xác định biện pháp trị bệnh 93

4
4. Xác định lƣợng hóa chất cần dùng 94
5. Thực hiện trị bệnh cho cá 94
HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 96
DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH, BIÊN
SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ NUÔI CÁ TRA, CÁ BA SA TRÌNH ĐỘ
SƠ CẤP 108
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƢƠNG TRÌNH, GIÁO
TRÌNH DẠY NGHỀ NUÔI CÁ TRA, CÁ BA SA TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 108

5
CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN
Chẩn đoán: xác định bản chất của một bệnh.
Ký sinh trùng: là động vật (vật ký sinh) sống nhờ hoặc trong một sinh vật
sống khác (vật chủ). Vật ký sinh lấy chất dinh dƣỡng và gây bệnh cho ký chủ.
Vật chủ: Một cá thể sinh vật bị sinh vật khác gây bệnh.
Mầm bệnh: Một tác nhân có khả năng gây bệnh.
Tác nhân gây bệnh: Mọi sinh vật gây ra hoặc góp phần vào việc hình thành
bệnh.

6
MÔ ĐUN QUẢN LÝ DỊCH BỆNH CÁ TRA, CÁ BA SA
Mã số mô đun: MĐ04
Giới thiệu mô đun
Quản lý dịch bệnh cá tra, cá ba sa là mô đun chuyên môn nghề thuộc
chƣơng trình dạy nghề Nuôi cá tra, cá ba sa. Sau khi học xong mô đun này
ngƣời có hiểu biết về bệnh cá, kỹ năng nhận biết bệnh thông qua các triệu

chứng, dấu hiệu bệnh, biện pháp phòng trị bệnh kịp thời và áp dụng vào sản
xuất một cách hiệu quả.
Nội dung giáo trình Quản lý dịch bệnh cá tra, cá ba sa bao gồm 06 bài từ
mã bài M04-1 đến mã bài M04-6 theo trình tự nhƣ sau: Những hiểu biết
chung về bệnh cá và sử dụng thuốc trong nuôi cá; Phòng bệnh; Chẩn đoán
bệnh; Trị bệnh do ký sinh trùng, Trị bệnh do vi khuẩn; Trị bệnh do nấm.
Thời lƣợng giảng dạy và học tập mô đun Quản lý dịch bệnh cá tra, cá ba
sa là 96 giờ trong đó lý thuyết: 20 giờ, thực hành: 71 giờ, kiểm tra kết thúc mô
đun: 5 giờ. Trong quá trình học, học viên đƣợc cung cấp những kiến thức cần
thiết để thực hiện công việc, thảo luận trên lớp theo nhóm, làm bài tập cá
nhân, kết hợp với thực hành kỹ năng nghề tại cơ sở nuôi cá tra, cá ba sa và đi
tham quan thực tế những mô hình nuôi cá tra, cá ba sa đạt hiệu quả cao.
Kết quả học tập đƣợc đánh giá bằng hình thức kiểm tra trắc nghiệm, sử
dụng bộ câu hỏi những hiểu biết chung về bệnh cá, chẩn đoán và phòng trị
bệnh thƣờng gặp ở cá tra, cá ba sa nhằm kiểm tra mức độ tiếp thu kiến thức
của ngƣời học; Kết hợp đánh giá dựa trên năng lực thực hành, thao tác chuẩn
xác của ngƣời học bằng các bài thực hành về phòng bệnh, xác định bệnh và
xử lý bệnh thƣờng gặp ở cá tra, cá ba sa.




7
Bài 1: NHỮNG HIỂU BIẾT CHUNG VỀ BỆNH CÁ
VÀ SỬ DỤNG THUỐC TRONG NUÔI CÁ
Mã bài: MĐ04-01
Nuôi cá tra, cá ba sa là một trong những nghề phát triển mạnh mẽ trong
nhiều năm qua và đã đem lại hiệu quả to lớn cho ngành nuôi trồng thủy sản.
Tuy nhiên, vấn đề dịch bệnh đang trở lên nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn cho
ngƣời nuôi cá.

Hiện nay, vấn đề phòng trị bệnh cá cũng nhƣ ngăn chặn sự lây lan của
bệnh là rất cần thiết và cấp bách, đòi hỏi ngƣời nuôi cá cần phải có những
hiểu biết chung về bệnh cá để thực hiện các biện pháp phòng, trị bệnh thƣờng
gặp có hiệu quả, nâng cao năng suất cá nuôi.
Mục tiêu:
Học xong bài này học viên có khả năng:
- Trình bày đƣợc nguyên nhân và điều kiện phát sinh bệnh cá;
- Nêu đƣợc các loại bệnh ở cá;
- Nêu đƣợc biện pháp phòng bệnh tổng hợp cho cá;
- Trình bày đƣợc các yếu tố ảnh hƣởng đến tác dụng của thuốc;
- Nêu đƣợc nguyên tắc dùng thuốc trong nuôi cá.
A. Nội dung
1. Khái niệm bệnh
Bệnh chính là sự bất thƣờng nào đó trong cấu tạo hay chức năng của cơ
thể sinh vật mà có thể gây ra những tác hại về các hoạt động sinh lý của sinh
vật đó. Nếu các tác hại vƣợt qua khả năng chịu đựng của mình thì sinh vật bị
yếu đi và chết.
Ví dụ: cá giảm ăn, bỏ ăn, hoạt động chậm chạp là dấu hiệu cá bị bệnh
2. Nguyên nhân và điều kiện để phát sinh bệnh cá
Bất kỳ loại bệnh nào xảy ra và gây tác hại đến cá đều có nguyên nhân
và điều kiện phát sinh của bệnh. Hiểu rõ nguyên nhân và điều kiện phát sinh
bệnh, ngƣời nuôi mới có biện pháp phòng trị bệnh hiệu quả.
2.1. Nguyên nhân gây bệnh ở cá
Có 3 loại nguyên nhân gây ra bệnh ở cá nuôi:
- Do các sinh vật gây ra bệnh: Vi rút, vi khuẩn, nấm có trong môi
trƣờng ao nuôi tấn công và xâm nhập lên trên hay vào trong cơ thể cá, gây ra
bệnh cho cá hay giết chết cá.
- Do các yếu tố môi trƣờng gây ra bệnh: Nhiệt độ, pH, hàm lƣợng
ôxy… trong ao nuôi xấu, nằm ngoài mức chịu đựng của cá gây chết hàng loạt


8
rất nhanh hoặc gây sốc làm suy yếu sức khoẻ cá, tạo cơ hội cho vi rút, vi
khuẩn, nấm gây bệnh tấn công.
- Do dinh dƣỡng: cho cá ăn không đủ hay thức ăn thiếu các chất dinh
dƣỡng cần thiết dẫn đến cơ thể cá suy yếu, khả năng đề kháng với mầm bệnh
và các thay đổi của môi trƣờng kém làm cá dễ bị bệnh.
2.2. Điều kiện để phát sinh bệnh
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh, nhƣng bệnh có xảy ra hay không còn
phụ thuộc vào các điều kiện nhất định nhƣ: sức đề kháng của cá nuôi và các
yếu tố môi trƣờng.
* Điều kiện 1: Sức đề kháng của cá
- Sức đề kháng của cá là khả năng tự bảo vệ của cá trƣớc sự tác động
hoặc tấn công của tác nhân gây bệnh. Nếu sức đề kháng của cá cao thì bệnh có
thể không xảy ra, ngƣợc lại nếu sức đề kháng yếu hay đã suy giảm thì đó là cơ
hội để tác nhân gây bệnh phát triển và gây ra bệnh.
- Sức đề kháng ở cá mạnh hay yếu phụ thuộc vào giai đoạn phát triển,
chế độ dinh dƣỡng và điều kiện ngoại cảnh.
+ Giai đoạn cá còn nhỏ có sức đề kháng thấp hơn cá trƣởng thành.
+ Cá bị thiếu chất dinh dƣỡng, đặc biệt là vitamin, chất khoáng thì sức
đề kháng giảm, bệnh dễ phát sinh.
+ Cá đƣợc sống trong môi trƣờng có các yếu tố môi trƣờng thích hợp
thì sẽ có sức đề kháng cao. Nếu các yếu tố môi trƣờng nằm ngoài ngƣỡng
thích hợp thì cá có thể bị sốc làm suy giảm sức đề kháng.
Ví dụ: Hàm lƣợng ôxy hòa tan trong nƣớc thấp sẽ làm cá yếu, sức đề
kháng giảm dễ bị vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào cơ thể, phát triển với số
lƣợng lớn làm phát sinh ra bệnh
* Điều kiện 2: Các yếu tố môi trường
- Các yếu tố môi trƣờng ảnh hƣởng đến sự phát triển của tác nhân gây
bệnh. Trong môi trƣờng thích hợp với vi rút, vi khuẩn, nấm, chúng sinh sản
rất nhanh, tăng cƣờng độc tố, tăng khả năng gây bệnh. Ngƣợc lại, nếu gặp môi

trƣờng không thuận lợi, tác nhân gây bệnh bị chết hoặc bị kìm hãm, không có
khả năng gây bệnh.
Ví dụ: Môi trƣờng nƣớc bị ô nhiễm sẽ là điều kiện cho vi khuẩn phát
triển hay nhiệt độ thấp sẽ tạo điều kiện cho nấm thủy mi phát triển
- Các yếu tố môi trƣờng biến động lớn hay vƣợt quá ngƣỡng thích hợp
của cá cũng có thể trở thành nguyên nhân gây ra bệnh, gây chết hàng loạt
hoặc gây sốc (tress) làm suy giảm sức để kháng của cá.

9
2.3. Mối quan hệ giữa các nhân tố gây bệnh
Mối quan hệ giữa các nhân tố gây bệnh: mầm bệnh, môi trƣờng và vật
chủ (cá nuôi) đƣợc biểu diễn ở sơ đồ 1.












Hình 1-1. Mối quan hệ giữa các nhân tố gây bệnh
Qua hình 1 cho thấy:
1+ 2 = Bệnh không xảy ra
2 + 3 = Bệnh không xảy ra
1 + 3 = Có thể xảy ra bệnh do môi trƣờng
1 + 2 + 3 = Bệnh sẽ xảy ra

- Nhƣ vậy, bệnh cá chỉ xuất hiện khi có đầy đủ cả 3 nhân tố môi trƣờng
- mầm bệnh - vật chủ, nếu thiếu một trong 3 nhân tố trên thì bệnh không phát
sinh.
- Khi xem xét nguyên nhân gây bệnh cho cá, phải xem xét cả 3 yếu tố
môi trƣờng, mầm bệnh và cá nuôi, không nên kiểm tra một yếu tố đơn độc.
- Khi thực hiện các biện pháp phòng trị bệnh phải quan tâm đến cả 3
nhân tố trên, nhân tố nào dễ xử lý trƣớc, nhân tố nào khó xử lý sau.
3. Phân loại bệnh cá
3.1. Căn cứ vào tác nhân gây bệnh
- Bệnh do sinh vật gây ra: vi rút, vi khuẩn, nấm, tảo đơn bào gây ra các
bệnh truyền nhiễm hay nguyên sinh động vật gây ra các bệnh ký sinh trùng.
Ví dụ: bệnh nấm thủy mi ở cá

10
- Bệnh do các yếu tố môi trƣờng gây ra: Nhiệt độ, ôxy, pH… khi nằm
ngoài giới hạn thích hợp gây sốc hoặc làm chết cá.
Ví dụ: cá nổi đầu hay chết do hàm lƣợng ôxy quá thấp
- Bệnh do dinh dƣỡng gây ra: cho cá ăn không đủ, chất đạm, đƣờng,
chất béo, vitamin và khoáng trong thức ăn thừa hay thiếu đều có thể gây bệnh
cho cá.
Ví dụ: bệnh thiếu vitamin C, thiếu đạm ở cá
3.2. Căn cứ vào tính chất cảm nhiễm của bệnh
- Bệnh cảm nhiễm đơn thuần: Chỉ có một tác nhân gây bệnh xâm nhập
vào cơ thể cá và gây bệnh (ít xảy ra).
- Bệnh cảm nhiễm kết hợp: Cùng một lúc đồng thời 2 hay nhiều tác
nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể cá làm phát sinh bệnh (thƣờng xảy ra).
- Bệnh cảm nhiễm đầu tiên: Tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cá khoẻ
mạnh làm phát sinh ra bệnh.
- Bệnh cảm nhiễm tiếp tục: Tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cá trên cơ
sở đã cảm nhiễm đầu tiên. Ví dụ: cá bị cảm nhiễm vi khuẩn sau khi cá bị tổn

thƣơng do trùng bánh xe ký sinh
- Bệnh cũ tái phát: cá đã khỏi bệnh nhƣng tác nhân gây bệnh chƣa bị
tiêu diệt hoàn toàn, bệnh tái phát trở lại khi gặp điều kiện nhƣ: sức khỏe cá
suy yếu, chất lƣợng môi trƣờng xấu, khí hậu thay đổi.
3.3. Căn cứ vào mức độ nặng nhẹ và diễn biến của bệnh
- Bệnh cấp tính: Bệnh xảy ra đột ngột, các diễn biến bệnh lý phát triển
rất nhanh chỉ trong vòng vài ngày đến 1-2 tuần. Tỷ lệ nhiễm bệnh trong quần
đàn rất cao, có thể gây ra tỷ lệ chết cao. Tác nhân gây bệnh thƣờng là vi rút, vi
khuẩn, nấm hay các yếu tố môi trƣờng.
- Bệnh mãn tính: Bệnh xảy ra từ từ, các dấu hiệu về bệnh lý tiến triển
chậm, có thể kéo dài hàng tháng, hàng năm. Tỷ lệ nhiễm bệnh trong quần đàn
thấp, ít gây chết, chủ yếu ảnh hƣởng đến sinh trƣởng và phát triển của động
vật thủy sản.
Thực tế, ranh giới giữa 3 loài này không rõ ràng, tùy theo điều kiện
thay đổi mà bệnh có thể chuyển từ dạng này sang dạng khác.
4. Các đƣờng lây truyền bệnh
- Tiếp xúc trực tiếp: mầm bệnh lây truyền từ cá bệnh sang cá khỏe do
sống chung trong môi trƣờng nƣớc
- Nguồn nƣớc: mang theo mầm bệnh vào ao nuôi lây truyền cho cá nuôi
nếu không xử lý hoặc xử lý không kỹ.
- Dụng cụ sản xuất: lƣới, chài, thau dùng chung

11
- Các động vật thủy sản di cƣ: cá, cua hoang dã mang mầm bệnh xâm
nhập vào ao nuôi lây bệnh cho cá nuôi
- Đáy ao: Mầm bệnh có sẵn trong đáy ao hoặc đƣợc tích tụ trong quá
trình nuôi, nếu xử lý không kỹ sẽ tấn công cá và gây bệnh khi có điều kiện
phù hợp.
- Các sinh vật khác: Chim ăn cá



Hình 1-2: Các đƣờng lan truyền mầm bệnh
5. Các đƣờng xâm nhập của tác nhân gây bệnh
- Thông qua cơ quan tiêu hóa: là đƣờng xâm nhập chủ yếu của vi
khuẩn, vi rút gây bệnh, chúng theo thức ăn vào miệng, ruột, theo hệ thống
tuần hoàn đến các cơ quan của cơ thể cá gây bệnh.
- Thông qua đƣờng hô hấp: vi khuẩn, vi rút xâm nhập vào cơ thể cá qua
mang.
- Thông qua da: vi khuẩn xâm nhập lên da sau đó theo hệ thống tuần
hoàn đến các cơ quan gây bệnh.
6. Biện pháp phòng bệnh tổng hợp
Mặc dù hiện nay chƣa có thuốc đặc trị, nhƣng dựa trên nguyên lý và cơ
chế phát sinh bệnh thủy sản nói chung, ngƣời nuôi vẫn có thể giảm thiểu tác
nhân gây bệnh gây ra bằng các biện pháp tổng hợp sau đây:
6.1. Cải tạo môi trƣờng nuôi
- Tẩy dọn ao thật kỹ trƣớc khi ƣơng nuôi: nạo vét kỹ bùn dƣới đáy ao,
tu sửa lại bờ mƣơng, dọn sạch cỏ rác, phơi đáy ao, sau đó bón vôi để tẩy dọn
nhằm diệt địch hại và sinh vật là ký chủ trung gian, cá dữ, cá tạp; diệt các sinh
vật gây bệnh cho cá nhƣ : vi khuẩn, nấm, nấm và các loại ký sinh trùng.

12

Hình 1-3: Sên vét bùn đáy

- Dùng vôi để sát khuẩn: vôi sống, vôi bột hoặc vôi tôi rài xuống nền
đáy, liều lƣợng: 10-15kg/100m
2
; định kỳ có thể rắc vôi 2 tuần/lần: 10-
20g/m
3

nƣớc trong quá trình nuôi; treo túi vôi ở bè nuôi: 2-4kg/10m
3
bè.

Hình 1-4: Bón vôi xuống nền đáy
6.2. Tiêu diệt nguồn gốc gây bệnh
- Kiểm dịch giống trƣớc khi vận chuyển, dùng các biện pháp xử lý để
tránh mang mầm bệnh từ nơi này sang nơi khác .
- Sát trùng cơ thể cá: mặc dù ao đã tẩy dọn kỹ, nhƣng cá giống có thể
mang mầm bệnh vào ao, nên sau khi kiểm dịch, tùy theo kết quả mà chọn:
Tắm cá: CuSO
4
5H
2
O (phèn xanh) 2-5g/m
3
/ 5-15 phút; Muối ăn NaCl 3-5%/

13
3-5 phút; Formalin 200-300 ml/m
3
/ 15-20 phút. Hoặc phun xuống ao 1 trong
các loại hóa chất trên, nồng độ giảm đi 10 lần.
- Sát trùng nơi cá đến ăn: nơi cho cá ăn thƣờng chứa thức ăn bị thừa,
thối rửa gây nhiễm bẩn tạo điều kiện cho sinh vật gây bệnh phát triển. Do
đó, nên vớt bỏ thức ăn thừa, khử trùng địa điểm cho ăn. Tốt nhất dùng vôi
nung hoặc clorua vôi treo 2-3 túi xung quanh chỗ ăn, bè nuôi để tẩy trùng.
Liều lƣợng: 2-4kg/túi vôi nung, 100-200g/ túi Clorua vôi.
- Sát trùng dụng cụ: dùng dung dịch Ca(OCl)
2

200ppm để ngâm ít nhất
1 giờ và rửa sạch mới dùng. Nên dùng dụng cụ riêng biệt từng ao, nếu thiếu
sau khi sử dụng phải có biện pháp khử trùng trƣớc khi dùng cho ao khác.
6.3. Tăng sức đề kháng của cơ thể động vật thủy sản nuôi
- Mua con giống có nguồn gốc bố mẹ rõ ràng, các cơ sở sản xuất giống
có uy tín.
- Dùng thuốc phòng ngừa trƣớc mùa phát triển bệnh: sử dụng các loại
sản phẩm vitamin, khoáng chất, chế phẩm vi sinh có tác dụng tăng sức đề
kháng, chống sốc để phòng bệnh. Nhƣ định kỳ bổ sung Vitamin C để tăng sức
đề kháng cho cá, nhất là vào thời điểm giao mùa.
- Không nên nuôi mật độ quá dày
- Cho cá ăn đảm bảo chất và số lƣợng theo giai đoạn phát triển
- Quản lý chất lƣợng nƣớc trong ao nuôi thật tốt, tránh để xảy ra hiện
tƣợng các yếu tố thủy lý hóa biến động lớn và ao nhiễm bẩn trong quá trình
sản xuất;
- Tăng cƣờng sử dụng các chế phẩm sinh học và các loại thuốc có
nguồn gốc thảo dƣợc để cải thiện chất lƣợng nƣớc, nâng cao sức đề kháng vật
nuôi, gia tăng sự chuyển hóa hấp thu thức ăn của vật nuôi sẽ góp phần giảm
thiểu dịch bệnh.



Hình 1-5: Bổ sung thuốc vào thức ăn để phòng bệnh

14
7. Sử dụng thuốc trong nuôi cá
7.1. Tác dụng của thuốc
7.1.1. Tác dụng hai mặt cuả thuốc
Bất cứ loại thuốc nào cũng có tác dụng 2 mặt: Tác dụng chính là tiêu
diệt tác nhân gây bệnh và tác dụng phụ là tác hại đến cá nuôi và môi trƣờng.

Do đó, khi sử dụng thuốc phòng trị bệnh cá, cần tăng cƣờng công tác quản lý
chăm sóc và có biện pháp làm gảm tác dụng phụ của thuốc.
Ví dụ: cho cá ăn thuốc kháng sinh để trị bệnh vi khuẩn nhƣng đồng thời
tiêu diệt vi khuẩn trong ruột cá nên khả năng tiêu hó thức ăn giảm
7.1.2. Tác dụng hợp đồng và tác dụng đối kháng
- Tác dụng hợp đồng: là những loại thuốc khi dùng kết hợp với nhau thì
tác dụng trị bệnh cao hơn nhiều so với dùng đơn độc.
Ví dụ: Penicilin kết hợp với steptomycin hoặc sunfamid kết hợp với
oxytetracylin, erythromycin thì làm tăng tác dụng của thuốc (tác dụng hợp
đồng)
- Tác dụng đối kháng: là những loại thuốc khi dùng kết hợp với nhau thì
tác dụng trị bệnh thấp hơn so với dùng đơn, do đó không nên tùy tiện dùng kết
hợp các loại thuốc.
Ví dụ: Penicilin kết hợp với ocytetracylin, erythoromycin sẽ làm giảm
tác dụng của từng thuốc hay dùng vôi kết hợp với chlorin sẽ làm mất tác dụng
diệt trùng cuả Clo.
7.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến tác dụng của thuốc
7.2.1. Giai đoạn phát triển và sức khỏe của cá
- Giai đoạn cá nhỏ thì khả năng chịu đựng với tác dụng của thuốc thấp
hơn giai đoạn cá lớn, nên liều dùng thuốc với cá nhỏ thấp hơn cá lớn.
- Cá bị bệnh có sức chịu đựng nồng độ thuốc thấp hơn so với cá không
bị bệnh; cá bệnh nặng có sức chịu đựng nồng độ thuốc thấp hơn so với cá
bênh nhẹ. Do vậy, phát hiện bệnh ở thời kỳ sớm sẽ cho phép dùng thuốc với
nồng độ cao và hiệu quả hơn.
7.2.2. Liều lượng thuốc dùng
- Theo nguyên tắc chung: liều lƣợng dùng thuốc tăng lên thì tác dụng
diệt trùng của thuốc cũng tăng lên, đồng thời tác dụng phụ của thuốc đối với
vật nuôi và môi trƣờng cũng tăng lên. Nhƣng dùng thuốc với liều thấp thì
không phát sinh tác dụng.
- Liều lƣợng thuốc dùng thƣờng chọn giữa 2 mức: liều lƣợng thuốc thấp

nhất phát sinh tác dụng tiêu diệt mầm bệnh gọi là liều thuốc thấp nhất có hiệu
nghiệm và liều thuốc cao nhất mà cá chịu đựng đƣợc gọi là liều lượng thuốc
chịu đựng cao nhất hay liều lượng cực đại. Liều lƣợng vuợt quá ngƣỡng này

15
dẫn đến cá bị ngộ độc gọi là liều ngộ độc, vƣợt hơn làm cá chết gọi là liều
lượng tử vong.
- Khoảng dao động giữa liều thấp nhất có hiệu nghiệm đến liều thuốc
chịu đựng cao nhất đƣợc gọi là phạm vi liều lượng an toàn đối với vật nuôi.
Thuốc tốt thƣờng có phạm vi liều lƣợng an toàn lớn.
- Liều lƣợng thuốc cho vào nƣớc để trị bệnh cá thƣờng tính theo thể tích
nƣớc. Liều lƣợng thuốc cho cá ăn thƣờng tính theo trọng lƣợng cá.
Ví dụ: Tắm phèn xanh cho cá với liều lƣợng: 3-7g/m
3
trong 5-15 phút
(3-7g/m
3
là giới hạn an toàn)
- Khi lựa chọn liều lƣợng dùng thuốc cần phải quan tâm đến 3 mục
đích: Tiêu diệt đƣợc mầm bệnh, đảm bảo đƣợc sức khoẻ cá nuôi và đạt đƣợc
hiệu quả kinh tế cao nhất.
7.2.3. Điều kiện môi trường
Tác dụng của thuốc cũng nhƣ hiệu quả của việc phòng trị bệnh chịu ảnh
hƣởng rất lớn của các yếu tố môi trƣờng: Nhiệt độ, ôxy, pH
- Khi nhiệt độ tăng (trong phạm vi nhất định) thì tác dụng của thuốc sẽ
mạnh hơn, khi nhiệt độ giảm thì tác dụng của thuốc giảm. Cùng một loại
thuốc nhƣng ở nhiệt độ cao dùng nồng độ thấp hơn ở nhiệt độ thấp.
Ví dụ: Tắm phèn xanh cho cá với liều lƣợng: 3-7g/m
3
trong 5-15 phút.

Ở nhiệt độ cao nên tắm cho cá với liều lƣợng 3g/m
3
, ở nhiệt độ thấp nên tắm
7g/m
3

- Trong môi trƣờng pH cao thì tác dụng diệt khuẩn của các hợp chất
chứa Cl (Chlorin) giảm, ngƣợc lại pH thấp thì tác dụng diệt khuẩn tăng.
Ví dụ: Chlorin trong môi trƣờng nƣớc có pH thấp thì tác dụng diệt
khuẩn cao hơn trong môi trƣờng pH cao
- Hàm lƣợng ôxy hòa tan trong nƣớc thấp thì sức chịu đựng cuả cá đối
với thuốc giảm, phạm vi an toàn của thuốc giảm. Do đó, cần cải thiện hàm
lƣợng ôxy trƣớc khi cho thuốc xuống ao để phòng trị bệnh cho cá.
- Hàm lƣợng NH
3
, H
2
S, chất hữu cơ trong nƣớc cao thì tác dụng của
thuốc giảm vì một lƣợng thuốc nhất định bị tiêu tốn vào qúa trình ôxy hoá.
Mặt khác, trong môi trƣờng có hàm lƣợng khí độc cao, sức chịu đựng của cá
với thuốc giảm, phạm vi an toàn của thuốc giảm. Vì vậy phải cải thiện môi
trƣờng trƣớc khi cho thuốc xuống ao để phòng trị bệnh.
8. Phƣơng pháp dùng thuốc
Phƣơng pháp dùng thuốc khác nhau sẽ có tác dụng khác nhau. Tùy theo
từng loại bệnh, mức độ cảm nhiễm của bệnh, giai đoạn phát triển của cá và
điều kiện sản xuất của cơ sở mà ngƣời nuôi lựa chọn phƣơng pháp dùng thuốc
cho phù hợp để có hiệu quả phòng trị bệnh cao nhất.

16
8.1. Phƣơng pháp tắm cho cá

- Tập trung cá trong một bể nhỏ, pha thuốc với nồng độ tƣơng đối cao,
tắm cho cá trong thời gian ngắn để tiêu diệt các sinh vật gây bệnh bên ngoài
cơ thể cá.
Ưu điểm: tốn ít thuốc, không ảnh hƣởng đến môi trƣờng và thức ăn tự
nhiên trong ao.
Nhược điểm: muốn tắm cho cá thì phải kéo lƣới đánh bắt, cá dễ bị xây
xát, không tiêu diệt đƣợc mầm bệnh bên trong cơ thể cá và ngoài môi trƣờng
nƣớc.
Phƣơng pháp tắm thƣờng thích hợp khi vận chuyển cá đi xa, từ ao này
sang ao kia; con giống trƣớc khi thả nuôi; cá bố mẹ trƣớc khi cho đẻ.
8.2. Phƣơng pháp cho thuốc xuống ao
- Là dùng thuốc phun xuống ao nuôi tạo môi trƣờng cá sống với nồng
độ thuốc thấp (bằng 1/10 so với tắm) song thời gian tác dụng của thuốc dài.


Hình 1-6: Tạt thuốc xuống ao
Ưu điểm: tiện lợi, dễ tiến hành, trị bệnh kịp thời, ít tốn nhân công. Tiêu
diệt đƣợc mầm bệnh ký sinh bên ngoài cá và trong môi trƣờng nƣớc tƣơng đối
triệt để.
Nhược điểm: tốn thuốc, ảnh hƣởng tới sức khoẻ cá nuôi và điều kiện
môi trƣờng nƣớc. Tiêu diệt các sinh vật có lợi. Khó tính đƣợc liều lƣợng thuốc
dùng chính xác. Những loại thuốc có phạm vi an toàn nhỏ, không có kinh
nghiệm sử dụng có thể ảnh hƣởng đến cá nuôi.
Do vậy, khi cho thuốc xuống ao phòng trị bệnh cho cá cần có các giải
pháp hạn chế tác dụng phụ tới môi trƣờng và sức khoẻ cá nuôi:

17
- Thay nƣớc mới sau một khoảng thời gian dùng thuốc.
- Bón phân sau khi xử lý để phục hồi cơ sở thức ăn tự nhiên.
- Sau 2-3 ngày sử dụng chế phẩm sinh học để phục hồi hệ vi khuẩn có

lợi trong môi trƣờng ao nuôi.
8.3. Phƣơng pháp trộn thuốc vào thức ăn
- Dùng thuốc trộn vào thức ăn với liều lƣợng thích hợp, sau đó bao gói
thức ăn bằng dầu cá, dầu mực và cho cá ăn để phòng trị bệnh bên trong cơ thể
cá.
- Là phƣơng pháp dùng phổ biến trong nuôi cá đối với các loại thuốc là
kháng sinh, chế phẩm sinh học, vaccine, vitmin, khoáng.
Ưu điểm: thao tác đơn giản, dễ làm. Tiêu diệt đƣợc mầm bệnh bên
trong vật nuôi. Tác dụng nhanh, không ảnh hƣởng đến điều kiện môi trƣờng.
Nhược điểm: một phần thuốc bị phân tán ra ngoài môi trƣờng nƣớc.
Những con cá bị bệnh nặng, yếu, đã bỏ ăn thì không sử dụng đƣợc thuốc,
ngƣợc lại những con cá khoẻ thì ăn nhiều hơn yêu cầu, gây ngộ độc.

Hình 1-7: Trộn thuốc vào thức ăn
Lưu ý:
- Phƣơng pháp trộn thuốc vào thức ăn chỉ có hiệu quả cao khi phát hiện
bệnh ở thời kỳ sớm, cá còn bắt mồi.
- Nên trộn thuốc vào thức ăn ƣa thích nhất, sau đó bao thức ăn có thuốc
bằng vật liệu ít tan trong nƣớc nhƣ dầu mực, dầu đậu nành…
- Khẩu phần thức ăn trộn thuốc ít hơn khẩu phần ăn bình thƣờng để cá
nhanh chóng ăn hết thức ăn.

18
8.4. Phƣơng pháp treo thuốc
- Sử dụng một lƣợng thuốc nhất định đựng trong một tuí, thuốc sau khi
đã hoà tan có thể đi qua túi vào môi trƣờng nƣớc.
- Phƣơng pháp này thƣờng dùng với các loại thuốc sát trùng có khả
năng hoà tan trong nƣớc, treo ở những nơi ô nhiễm có nhiều mầm bệnh hay
lồng, bè nuôi cá (treo túi vôi CaO: 2-4kg/túi)
Ưu điểm: Dễ làm, tiết kiệm thuốc. Ít ảnh hƣởng đến cá.

Nhược điểm: Chỉ tiêu diệt đƣợc mầm bệnh xung quanh khu vực treo tuí
thuốc. Chỉ có hiệu quả với phòng bệnh, ít hiệu quả với chữa bệnh
9. Một số loại thuốc dùng cho nuôi cá
Thuốc dùng cho nuôi cá có thể chia thành các loại sau:
- Chất sát trùng
- Thuốc kháng sinh
- Chế phẩm vi sinh
- Chất bổ dƣỡng
- Thuốc có nguồn gốc từ thực vật
9.1. Chất sát trùng
- Là những hóa chất có khả năng diệt đƣợc nhiều tác nhân gây bệnh
nhƣ: vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng. Đƣợc dùng để xử lý nƣớc, sát trùng ao, bể,
lồng bè, dụng cụ sản xuất, phòng trị bệnh bên ngoài cơ thể cá.
- Một số chất sát trùng thƣờng đƣợc sử dụng trong nuôi cá là: vôi,
chlorin, formol, sunphát đồng, thuốc tím, vikon
* Khi sử dụng chất sát trùng trong nuôi cá cần chú ý:
- Chất sát trùng chỉ phát huy tác dụng khi chúng hoà tan trong môi
trƣờng nƣớc. Do đó, phƣơng pháp dùng thuốc sát trùng thƣờng là: tắm, ngâm,
phun xuống ao, bể và treo túi thuốc.
- Phải xác định nồng độ và thời gian dùng thích hợp với từng loại tác
nhân gây bệnh và sức chịu đựng của cá với thuốc, tránh trƣờng hợp làm cá
chết do thuốc.
- Thận trọng khi dùng thuốc sát trùng vì phần lớn thuốc sát trùng có
tính độc cao với động vật thủy sản và sức khoẻ con ngƣời.
- Công nhân khi tiếp xúc với thuốc phải có dụng cụ bảo hộ lao động để
tránh ảnh hƣởng xấu tới sức khoẻ.
9.2. Thuốc kháng sinh
- Thuốc kháng sinh thƣờng đƣợc dùng để trị các bệnh nhiễm khuẩn và
đã đem lại hiệu quả cao nếu dùng đúng thuốc, đúng liều và đúng thời điểm.


19
- Tuy vậy, thuốc kháng sinh cũng là con dao 2 lƣỡi, có thể ảnh hƣởng
xấu tới sức khỏe của động vật thủy sản sử dụng nó và cũng có tác động không
nhỏ đến môi trƣờng sinh thái. Nếu dùng kháng sinh tùy tiện và thiếu hiểu biết
có khả năng làm giảm sức đề kháng của cá với mầm bệnh.
- Một số kháng sinh thƣờng dùng trong nuôi cá là: oxytetracyclin
(tetramycin), erythromycin, rifamyxin, steptomycin những loại kháng sinh này
có thể thay thế các loại kháng sinh cấm ở Việt Nam nhƣ: chloramphenicol,
nitrofuran, furazolidon, furazon, metrodidazole.
* Nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản:
Khi sử dụng kháng sinh trong nuôi cá phải thận trọng và tuân theo
những nguyên tắc dƣới đây:
- Chỉ dùng kháng sinh để trị các bệnh do vi khuẩn gây ra và chỉ dùng
trong trƣờng hợp cần thiết (khi bệnh đã bùng phát).
- Không nên dùng kháng sinh để phòng bệnh, chỉ nên dùng để trị bệnh.
Khi dùng kháng sinh với liều thấp, kéo dài liên tục sẽ ảnh hƣởng xấu tới sức
khoẻ cá nuôi và gây hiện tƣợng kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh làm cho
việc trị bệnh khó khăn và tốn kém. Thuốc phải đƣợc luật pháp của các nƣớc
cho phép sử dụng.
- Không nên dùng kháng sinh của ngƣời để trị bệnh cho cá vì sẽ không
có hƣớng dẫn về nồng độ, cách dùng đối với cá.
- Chỉ dùng kháng sinh có nguồn gốc rõ ràng, chuyên dùng trong nuôi
thủy sản, có chỉ rõ liều lƣợng, cách dùng của nhà sản xuất.
- Dùng phải đúng nồng độ, đúng thời gian, ít nhất 3 ngày nhiều nhất 7
ngày, trung bình là 5 ngày. Nên dùng kết hợp kháng sinh để có tác dụng hợp
đồng và giảm nguy cơ kháng thuốc.
- Dùng đúng thời điểm khi cá mới chớm bệnh còn khả năng bắt mồi
mới có hiệu quả. Cá đã bệnh nặng bỏ ăn thì hiệu quả rất thấp.
- Ngừng dùng kháng sinh trƣớc khi thu hoạch 14 ngày để giảm lƣợng
kháng sinh tồn đọng trong cá.

- Chọn lựa và sử dụng đúng loại thuốc kháng sinh nằm trong danh mục
cho phép sử dụng Không dùng các loại thuốc kháng sinh đã bị cấm trong nuôi
trồng thủy sản.
Bảng 1-1: Danh mục hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng trong sản xuất,
kinh doanh thủy sản (Ban hành kèm theo Thông tư số 15/2009/TT-BNN ngày
17 tháng 3 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
TT
Tên hoá chất, kháng sinh
Đối tƣợng áp
dụng

20
1
Aristolochia spp và các chế phẩm từ chúng
Thức ăn, thuốc
thú y, hoá chất,
chất xử lý môi
trƣờng, chất tẩy
rửa khử trùng,
chất bảo quản,
kem bôi da tay
trong tất cả các
khâu sản xuất
giống, nuôi trồng
động thực vật
dƣới nƣớc và
lƣỡng cƣ, dịch vụ
nghề cá và bảo
quản, chế biến.
2

Chloramphenicol
3
Chloroform
4
Chlorpromazine
5
Colchicine
6
Dapsone
7
Dimetridazole
8
Metronidazole
9
Nitrofuran (bao gồm cả Furazolidone)
10
Ronidazole
11
Green Malachite (Xanh Malachite)
12
Ipronidazole
13
Các Nitroimidazole khác
14
Clenbuterol
15
Diethylstilbestrol (DES)
16
Glycopeptides
17

Trichlorfon (Dipterex)
18
Gentian Violet (Crystal violet)
19
Nhóm Fluoroquinolones (cấm sử dụng trong sản
xuất, kinh doanh thuỷ sản xuất khẩu vào thị trƣờng
Mỹ và Bắc Mỹ)
Bảng 1- 2: Danh mục hóa chất, kháng sinh hạn chế sử dụng trong sản xuất,
kinh doanh thủy sản (Ban hành kèm theo Thông tư số 15 ngày 17 tháng 3 năm
2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
TT
Tên hoá chất, kháng sinh
Dƣ lƣợng tối đa (MLR) (ppb)

1
Amoxicillin
50

21
2
Ampicillin
50
3
Benzylpenicillin
50
4
Cloxacillin
300
5
Dicloxacillin

300
6
Oxacillin
300
7
Danofloxacin
100
8
Difloxacin
300
9
Enrofloxacin + Ciprofloxacin
100
10
Oxolinic Acid
100
11
Sarafloxacin
30
12
Flumepuine
600
13
Colistin
150
14
Cypermethrim
50
15
Deltamethrin

10
16
Diflubenzuron
1000
17
Teflubenzuron
500
18
Emamectin
100
19
Erythromycine
200
20
Tilmicosin
50
21
Tylosin
100
22
Florfenicol
1000
23
Lincomycine
100
24
Neomycine
500
25
Paromomycin

500

22
26
Spectinomycin
300
27
Chlortetracycline
100
28
Oxytetracycline
100
29
Tetracycline
100
30
Sulfonamide (các loại)
100
31
Trimethoprim
50
32
Ormetoprim
50
33
Tricaine methanesulfonate
15-330
9.3. Chế phẩm vi sinh
- Thành phần của chế phẩm vi sinh gồm vi sinh vật có lợi và men, có
khả năng phân giải chất hữu cơ, hấp thu khí độc, ngăn ngừa sự phát triển của

các vi sinh vật gây bệnh.
- Chế phẩm vi sinh đƣợc sử dụng cho xuống ao để quản lý chất thải
trong ao nuôi hoặc cho cá ăn để phòng bệnh đƣờng ruột và giúp cá ăn nhiều
hơn.
- Sử dụng chế phẩm vi sinh sẽ hạn chế sử dụng thuốc sát khuẩn, thuốc
kháng sinh cho cá nuôi
- Các loại chế phẩm vi sinh dùng trong nuôi cá nhƣ: Zymetin, Super-
VS, Hi-Pro
9.4. Nhóm chất bổ dƣỡng
- Các sản phẩm đƣợc dùng phổ biến là vitamin C, vitamin tổng hợp nhƣ
Stay-C, Aqua C Fish, Grow Fish, Antistress Fish…
- Vitamin, khoáng chất thƣờng đƣợc bổ sung vào thức ăn của cá giúp cá
có sức đề kháng cao, tiêu hóa thức ăn tốt, ít bị bệnh, lớn nhanh.
9.5. Thuốc có nguồn gốc từ thực vật
- Lá xoan: Đƣợc dùng để trị bệnh do giáp xác gây ra, kìm hãm sự phát
triển của Trichodina.
- Liều lƣợng:
+ Phòng bệnh: dùng 0,1-0,3kg lá xoan/m
3
nƣớc
+ Trị bệnh: dùng 0,3-0,5/m
3
, cách dùng giống nhƣ phòng bệnh.

23

Hình 1 -8. lá xoan
* Cây tỏi: Dùng phòng và trị một số bệnh do vi khuẩn gây ra nhƣ bệnh
viêm ruột ở cá.
- Cách dùng: Trộn tỏi vào thức ăn của cá với hàm lƣợng 50g tỏi/10kg thức

ăn/ngày. Tỏi có mùi nên cá ít ăn do vậy cần để cá đói 1-2 trƣớc khi cho ăn thức
ăn có tỏi.

Hình 1- 9: Tỏi

 Lỗi thƣờng gặp:
- Khi bệnh xảy ra thƣờng quan tâm đến nguyên nhân gây bệnh mà bỏ
qua điều kiện phát sinh bệnh
- Sử dụng kháng sinh trong trị bệnh cá sai nguyên tắc
- Sử dụng hóa chất và kháng sinh cấm trong nuôi cá
B. Câu hỏi và bài tập
Bài tập 1: Xác định các nguyên nhân và điều kiện phát sinh bệnh vi khuẩn ở
cá.

24
Bài tập 2: Các con đƣờng lây lan mầm bệnh vi khuẩn ở cá
Bài tập 3: Các yếu tố ảnh hƣởng đến tác dụng của thuốc khi cho xuống ao
phòng trị bệnh cá
C. Ghi nhớ
 Bệnh xuất hiện khi có đầy đủ 3 yếu tố: Mầm bệnh phát triển – Môi
trường xấu – sức khỏe cá yếu
 Sử dụng kháng sinh đúng nguyên tắc
 - Không sử dụng hóa chất, thuốc kháng sinh cấm để phòng trị bệnh cá
D. Gợi ý tài liêu học tập, tham khảo và địa chỉ trang web liên quan tới bài
dạy
- Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia năm 2010, Thông tƣ số 71/2009/TT-
BNNPTNT ngày 10-11-2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
ban hành danh mục bổ sung sản phẩm xử lý, cải tạo môi trƣờng nuôi trồng
thủy sản đƣợc phép lƣu hành tại Việt Nam
- Thông tƣ 15/2009/TT-BNN ban hành danh mục thuốc, hoá chất,

kháng sinh cấm sử dụng, hạn chế sử dụng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn ban hành

×