Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Giáo trình MD 04 trồng và chăm sóc đào cảnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.22 MB, 73 trang )






























BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN



GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN

TRỒNG VÀ CHĂM SÓC
CÂY ĐÀO CẢNH

MÃ SỐ: MĐ 04

NGHỀ: TRỒNG ĐÀO, QUẤT CẢNH
Trình độ: Sơ cấp nghề



Hà Nội, Năm 2014

1
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN

Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham
khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
MÃ TÀI LIỆU: MĐ 04
























2
LỜI GIỚI THIỆU

Cuốn giáo trình “Trồng và chăm sóc cây đào cảnh” cùng với bộ giáo trình
nghề Trồng đào, quất cảnh được biên soạn đã tích hợp những kiến thức, kỹ
năng cần có của nghề, đã cập nhật những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và thực
tế sản xuất cây đào, quất cảnh tại các địa phương trong cả nước, do đó có thể
coi là cẩm nang cho người đã, đang và sẽ trồng.
Cuốn giáo trình gồm 3 bài:
1) Bài 01: Trồng và chăm sóc cây đào cảnh giai đoạn kiến thiết cơ bản
2) Bài 02: Chăm sóc cây đào cảnh giai đoạn ra hoa
3) Bài 03: Phòng trừ dịch hại
Tài liệu dùng trong cuốn giáo trình này chúng tôi sử dụng các tài liệu từ

Viện rau quả, bộ môn hoa, cây cảnh trường Đại học nông nghiệp Hà Nội. Đồng
thời chúng tôi cũng nhận được các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, cán
bộ kỹ thuật của các Viện, Trường, cơ sở sản xuất, Ban Giám Hiệu và các thầy
cô giáo Trường Cao đẳng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Bắc Bộ. Chúng
tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và
PTNT, Ban lãnh đạo các Viện, Trường, các cơ sở sản xuất, các nhà khoa học,
các cán bộ kỹ thuật, các thầy cô giáo đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến quý
báu, tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành bộ giáo trình này.
Giáo trình “Trồng và chăm sóc cây đào cảnh” giới thiệu khái quát về kỹ
thuật trồng, chăm sóc và quản lý dịch hại, cách tạo dáng thế cho cây đào cảnh.
Trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, chúng
tôi mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các cán bộ kỹ
thuật, các đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Tham gia biên soạn
1. Trần Văn Dư:
2. Lê Trung Hưng
3. Trần Ngọc Trường


3
MỤC LỤC
Đề mục Trang

Bài 1: Trồng và chăm sóc cây đào cảnh giai đoạn kiến thiết cơ bản 8
A. Nội dung 8
1. Đặc điểm thực vật học cây đào cảnh 8
1.1. Rễ 8
1.2. Thân, cành 8
Cần tạo hình cành trong tán không nên quá dày, cành mang hoa không nên

vượt quá xa thân chính, cành chính. 9
1.3. Lá 9
1.4. Hoa đào 9
1.5. Quả đào 10
1.6. Hạt 10
2. Yêu cầu ngoại cảnh 10
2.1. Nhiệt độ 10
2.2. Lượng mưa 10
2.3. Ánh sáng 10
2.4. Yêu cầu về đất đai 11
3. Kỹ thuật trồng và chăm sóc 11
3.1. Khoảng cách trồng 11
3.2. Thời vụ trồng 12
3.2. Các giống hoa đào 12
4. Trồng cây đào cảnh 14

4
4.1. Các bước trong quy trình kỹ thuật trồng đào cảnh 14
4.2. Tưới, tiêu nước cho cây đào cảnh 16
5. Bón phân cho cây đào cảnh giai đoạn kiến thiết cơ bản 17
5.1. Bón phân cho cây đào cảnh giai đoạn sau khi trồng 17
5.2. Bón phân cho cây đào cảnh giai đoạn phát triển thân lá 18
6. Kỹ thuật tạo dáng, thế cho cây đào cảnh 19
6.1. Tạo dáng cho cây đào cảnh ngay sau trồng 19
6.2. Các dáng cơ bản 20
6.2.1. Dáng trực 20
6.2.2. Dáng xiên (xiêu)/ nghiêng hay dáng tà 21
6.2.3. Dáng hoành 21
6.2.4. Dáng huyền 21
6.3. Thế cây 22

7. Kỹ thuật tạo dựng dáng, thế cho cây đào cảnh 23
7.1. Cấu trúc cây cảnh/Nguyên tắc tạo hình: 23
7.2. Kỹ thuật uốn nắn 24
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 27
1. Câu hỏi trắc nghiệm 27
2. Bài thực hành 29
C. Ghi nhớ: 29
Bài 2: Chăm sóc cây đào cảnh giai đoạn ra hoa 30
A. Nội dung 30
1. Ý nghĩa của việc chơi cây đào cảnh trong ngày Tết nguyên đán Việt Nam 30
1.1. Sự tích hoa đào ngày Tết 30

5
1.2. Ý nghĩa hoa đào cho ngày Tết: 31
1.3. Cách chọn cây đào cảnh chơi trong ngày Tết 32
2. Quy trình kỹ thuật chăm sóc 34
2.1. Tưới nước 34
2.2. Bón phân 34
3. Điều khiển quá trình ra hoa 37
3.1. Dừng bón phân, tưới nước 37
3.2. Tuốt lá: 37
3.3. Khoanh vỏ 39
3.4. Thắp điện sưởi ấm 39
3.5. Thúc và hãm thời gian ra hoa 40
4. Kỹ thuật trồng chăm sóc lại cây đào sau khi chơi Tết 40
4.1. Thu gom cây đào sau Tết 40
4.2. Trồng lại 41
4.3. Cắt sửa cành 42
4.4. Tưới bón, bón phân 42
5. Kỹ thuật tạo dáng, thế cho cây đào cảnh 43

5.1. Tạo thế 43
5.2. Cắt tỉa, tạo tán 45
5.3. Một số cây đào thế 48
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 51
1. Câu hỏi trắc nghiệm 51
2. Bài thực hành 52
C. Ghi nhớ: 52

6
Bài 3: Phòng trừ dịch hại 53
A. Nội dung 53
1. Phương pháp điều tra sâu bệnh hại trên cây đào cảnh 53
2. Sâu hại cây đào 55
2.1. Rệp muội hại cây đào 55
2.2. Sâu đục ngọn đào 56
2.3. Nhện đỏ 57
2.4. Sâu đục thân, cành 58
3. Bệnh hại 60
3.1. Bệnh xoăn lá 60
3.2. Bệnh thủng lá 60
3.3. Bệnh chảy gôm 61
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 62
1. Câu hỏi trắc nghiệm 62
2. Các bài thực hành: 63
C. Ghi nhớ: 63
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN/MÔN HỌC 64
I. Vị trí, tính chất của mô đun/môn học: 64
II. Mục tiêu: 64
III. Nội dung chính của mô đun: 65
IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập thực hành 65

V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 65
VI. Tài liệu tham khảo 71

7
MÔ ĐUN: TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY ĐÀO CẢNH
Mã mô đun: MĐ04
Giới thiệu mô đun:
- Mô đun này trang bị cho học viên về đặc điểm thực vật học, các giống
đào cảnh đang được trồng phổ biến hiện nay và kỹ thuật trồng, chăm sóc, kỹ
thuật điều khiển quá trình ra hoa và cách tạo dáng thế, phòng chống sâu bệnh
hại cho cây đào cảnh.
- Mô đun 04: “Trồng và chăm sóc cây đào cảnh” có thời gian học tập là 90
giờ, trong đó có 16 giờ lý thuyết, 66 giờ thực hành và 08 giờ kiểm tra. Mô đun này
trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc
như: kỹ thuật trồng, bón phân, tưới nước, cắt tỉa tạo dáng và phòng trừ sâu bệnh
cho cây đào cảnh.



8
Bài 1: Trồng và chăm sóc cây đào cảnh giai đoạn kiến thiết cơ bản
Thời gian: 30 giờ
Mục tiêu:
- Trình bày được đặc điểm thực vật học của cây đào cảnh;
- Trình bày được các biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc cây đào cảnh;
- Lựa chọn đúng dụng cụ, vật tư, trang thiết bị và thực hiện chăm sóc cây
đúng kỹ thuật;
- Thực hiện được các bước trong quy trình trồng và chăm sóc cây đào cảnh;
- Có ý thức tiết kiệm vật tư, vệ sinh an toàn lao động và bảo vệ môi trường.
A. Nội dung

1. Đặc điểm thực vật học cây đào cảnh
1.1. Rễ
- Là bộ phận nằm dưới mặt đất,
cung cấp nước và dinh dưỡng cho cây.
Cây đào có bộ rễ cọc, ăn sâu và phân
nhánh. Vì vậy đào có khả năng chịu
hạn tốt, chịu úng kém.

Hình 4.1.1: Rễ cây đào cảnh
1.2. Thân, cành
Thân đào: Thuộc loại thân gỗ nhỏ,
thân có màu xanh hoặc màu đỏ tía.
Thân chính của cây đào ghép được
tính từ chỗ giới hạn giữa gốc ghép và
thân ghép đến chỗ phân cành đầu tiên,
còn cây con mọc từ hạt thân chính
được tính từ cổ rễ tới chỗ phân cành
đầu tiên.
Cành đào: Cành cây là xương cốt để
hình thành khung hình dáng cây.


Hình 4.1.2: Thân, cành cây đào
cảnh

9
Cành chính: Cành mọc từ thân chính
Cành cấp 1: Cành mọc từ cành chính
Cành cấp 2: Cành mọc từ cành cấp 1
Cần tạo hình cành trong tán không nên quá dày, cành mang hoa không

nên vượt quá xa thân chính, cành chính.
1.3. Lá
Lá là cơ quan quang hợp chính
của cây. Hiệu suất quang hợp của lá
có ý nghĩa rất lớn đến màu sắc, chất
lượng hoa, mỗi lá nằm ở cạnh hoa sẽ
ảnh hưởng trực tiếp đến hoa đó.
Phiến lá có hình mũi mác, hình
ô van hay elip, mặt dưới của phiến lá
có gân nổi rõ. Đào là loại cây có
nguồn gốc ôn đới, á nhiệt đới nên bộ
lá phát triển theo 4 mùa rõ rệt, mùa
xuân ra lộc, mùa hè lá phát triển, mùa
thu lá vàng và mùa đông lá rụng. Cần
phải giữ cho lá xanh tốt nhằm tạo
điều kiện để lá chuyển lục, tăng
cường khả năng đồng hoá, cung cấp
dinh dưỡng nuôi cành và tạo mầm
hoa. Mùa lá rụng là báo hiệu của
mầm hoa phát triển.


Hình 4.1.3: Lá cây đào cảnh
1.4. Hoa đào
Hoa đào do mầm hoa phân hoá
thành, vị trí hoa nằm ở các nách lá. Là hoa
lưỡng tính, có đầy đủ nhị đực, nhị cái. Đào
ra hoa vào cuối đông, đầu xuân, ưa thụ
phấn chéo.
Cánh hoa thường có màu sắc: Trắng,

hồng nhạt, hồng đậm, đỏ.
Số lượng cánh hoa từ 5 - 25 cánh tuỳ
từng loại
Hoa thường có nhiều hình dạng như
hoa cánh đơn, hoa cánh mai, hoa cánh
hồng, hoa cánh cúc, hoa cánh mẫu đơn.
Nụ hoa có hình trứng, hình elip, hình
cầu, bầu dục, tròn…

Hình 4.1.4: Hoa cây đào cảnh

10
1.5. Quả đào
Quả đào thuộc loại quả hạch,
cùi thịt màu vàng hay màu trắng, có
mùi vị thơm ngon, lớp vỏ có lông
mềm như nhung.


Hình 4.1.5: Quả đào cảnh
1.6. Hạt
Hạt đào được bọc một lớp gỗ
cứng. Vì vậy muốn hạt nảy mầm
cần phải xử lý trước khi gieo
trồng.


Hình 4.1.6: Hạt đào cảnh
2. Yêu cầu ngoại cảnh
2.1. Nhiệt độ

Nhiệt độ quyết định đến sự sinh trưởng, phát triển, nở hoa và chất lượng
hoa. Đào có thể sinh trưởng và phát triển tốt ở nhiệt độ từ 20 – 30
o
C. Nhiệt độ
thấp là yếu tố quan trọng đối với đào, vì cây cần có nhiệt độ thấp để phân hoá
mầm hoa, ra hoa. Tuy vậy, các chồi hoa thường bị chết đi ở khoảng nhiệt độ -
5
o
C – 10
o
C hoặc chồi hoa nở chậm hoặc không nở.
2.2. Lượng mưa
Để đào phát triển bình thuờng, hàng ngày cần cung cấp từ 1.250mm –
1.500mm, độ ẩm không khí 80 - 85%, độ ẩm đất 60 -70%.
2.3. Ánh sáng
Ánh sáng cung cấp năng lượng cho phản ứng quang hợp tạo ra chất hữu
cơ nuôi cây. Ánh sáng đầy đủ làm tăng bề dày của mô, tăng hàm lượng chất

11
diệp lục thúc đẩy quá trình quang hợp, ngược lại trong điều kiện ánh sáng yếu,
cây sinh trưởng kém, cây bị vống, ra hoa chậm, hay bị rụng nụ, rụng hoa, màu
sắc nhợt nhạt. Đào là cây ưa sáng, thời gian chiếu sáng từ 6 - 8h/ngày.
2.4. Yêu cầu về đất đai
* Đất
Cây đào có thể chịu được đất xấu, đất dốc, có độ cao 700 – 900 mm, mọc
tốt ở đất đỏ vàng, hơi chua, đất cát, sỏi nhiều, đất tơi xốp nhiều mùn, đất có độ
pH 5,5 - 6 là thích hợp nhất.
* Phân
Các loại phân hữu cơ, phân vô cơ và phân vi lượng có ý nghĩa hết sức
quan trọng đối với sinh trưởng, phát triển, năng suất, phẩm chất hoa.

- Đạm (N): là yếu tố dinh dưỡng cơ bản, thành phần chính của prôtêin,
các chất điều tiết sinh trưởng… Đạm làm cho cây chóng xanh thúc đẩy quá
trình quang hợp của cây kích thích thân lá phát triển.
- Lân (P): Có vai trò quan trọng trọng quá trình hô hấp và quang hợp,
tăng cường quá trình hút đạm. Lân có tác dụng kích thích rễ phát triển. Nếu
thiếu lân lá đào trở nên già, lá màu xanh tím, hoa nhỏ, chóng tàn, màu sắc nhợt
nhạt.
- Kali (K): Tham gia quá trình tổng hợp nhiều chất như diệp lục, sắc tố,
protein…tham gia vào quá trình vận chuyển các chất trong cây, thúc đẩy quá
trình quang hợp. Kali còn tăng khả năng chống chịu rét, hạn và sâu bệnh hại.
Thiếu kali sắc hoa nhợt nhạt, cánh mềm, hoa chóng tàn, dùng kali có thể kích
thích cho hoa nở sớm.
- Phân hữu cơ: Chứa hầu hết các nguyên tố đa lượng và vi lượng mà cây
đào cần. Nó tạo ra sự cân đối về dinh dưỡng, cải tạo đất, tăng độ mùn và tơi xốp
của đất. Phân hữu cơ dùng để bón lót, ngâm ủ với nước để tưới.
- Phân vi lượng: Là những yếu tố cây cần rất ít, nhưng nó chiếm một ví
trí rất quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Nếu thiếu sẽ
làm thay đổi hoạt động sống của cây, cây phát triển không bình thường, dễ bị
nhiễm một số bệnh và ảnh hưởng tới chất lượng hoa.
Ví dụ: Thiếu Mg: lá giòn, cong queo, thậm chí biến đỏ, lá ra ít, cuống lá
dài, nhỏ gân lá gồ lên. Sự hình thành hoa bị ức chế, hoa nhỏ…
Thiếu Fe: Phiến lá màu vàng nhạt, gân lá trắng, cây chậm sinh trưởng.
Thiếu Mn: Cây bị bệnh vàng, úa lá do cây hút nitơ gặp trở ngại.
3. Kỹ thuật trồng và chăm sóc
3.1. Khoảng cách trồng
Hàng x hàng: 200 cm x 200 cm
Cây x cây: 200 cm x 200 cm

12
Tuỳ theo quy mô diện tích và địa hình đất mà có thiết kế vườn trồng quất

một cách phù hợp. Đối với những đất bằng hoặc có độ dốc dưới 5
0
bố trí theo
kiểu hình vuông, hình chữ nhật hoặc hình tam giác (kiểu hình nanh sấu).
Trồng cây theo kiểu hình vuông hoặc hình chữ nhật dễ thiết kế, song mật
độ cây trên đơn vị diện tích ít hơn trồng kiểu nanh sấu, mặc dù khoảng cách
hàng, khoảng cách cây đều giống nhau.
Công thức tính mật độ trồng như sau:
Diện tích (m
2
)
Số lượng cây (n) =
Khoảng cách hàng x khoảng cách cây

Trồng theo kiểu tam giác (nanh sấu)
Diện tích (m
2
)
Số lượng cây (n) =
(Khoảng cách hàng x khoảng cách cây) x 0,86

Trong đó: k là hệ số = 0,86
Ví dụ: Nên bố trí hàng cách hàng 2 m, cây cách cây 2 m thì:
1ha trồng theo kiểu chữ nhật sẽ được
10.000
n = = 2.500 cây
2 x 2
1ha trồng theo kiểu tam giác (nanh sấu) sẽ được:
10.000
n = = 2.906 cây

(2 x 2) x 0,86
3.2. Thời vụ trồng
- Có thể trồng nhiều vụ trong năm, nhưng thời vụ chính để trồng đào là
vào mùa xuân (tháng 2- 3) và mùa thu (cuối tháng 9 - đầu tháng 10).
3.2. Các giống hoa đào
Các nhà khoa học Trung Quốc, Pháp, Nhật Bản, Mỹ đã nghiên cứu có 51
giống đào cảnh, các giống này phân biệt với nhau bởi màu sắc, kiểu hoa, màu
sắc lá, kích cỡ lá và dáng cây.
Màu sắc: Trắng - Hồng nhạt – Hồng – Đỏ - Đỏ thẫm

13
Kiểu hoa: Kiểu hoa đơn – Kiểu hoa Mai – Kiểu hoa Cúc – Kiểu
hoa Hồng- Kiểu hoa Mẫu đơn
Màu sắc lá: Màu xanh nhạt - xanh đậm - đỏ
Kích cỡ lá: Nhỏ - Trung bình - To
Dáng cây: Thân thẳng đứng 18 - 20 loài; Thân lùn 10 giống;
Cành rủ 10 giống; Cành chóp 9 giống và một số giống lai từ các loài trên.
Một số giống đào ở Việt Nam, có 4 loại chủ yếu là đào Phai, đào
Bạch, đào Bích, đào Thất thốn.
- Đào Phai: có hoa màu phớt hồng, hoa đơn, to, mau tàn, giá bán bình
dân, được thị trường nông thôn ưa chuộng và thường được trồng để lấy quả.

Hình 4.1.7: Đào phai
- Đào Thất Thốn: cây thấp nhỏ, hoa nhỏ và nhiều màu, màu đỏ thẫm
thường được trồng vào chậu uốn thành các dạng thế.

Hình 4.1.8: Đào Thất thốn
- Đào Bạch: ít hoa hơn, tương đối khó trồng. Loại đào này thường có
hoa kép bạch rất hiếm, loại này phát nhiều tán và cành sum xuê.


Hình 4.1.9: Đào bạch

14
- Đào Bích: hoa đơn hoặc hoa kép, hoa nhỏ, hoa nở không kết thành quả,
hoa nhiều tràng trùng lặp, cánh dày, màu rất đẹp, lâu tàn.

Hình 4.1.10: Bích đào
Bích đào có nhiều loại như bích đào hoa hồng, bích đào hoa đỏ, bích đào
hoa trắng, bích đào ánh kim, bích đào lá tím, bích đào cành rủ. Đào bích là loại
đào đẹp nổi tiếng, được nhiều người ưa thích nhất.
Bích đào ưa sáng, chịu rét, sợ úng, ưa nơi thoáng gió, đất có khả năng
thoát nước. Bộ rễ cây bích đào ít không nên trồng sâu. Loài này ưa phân không
nhiều, mỗi hố chỉ bỏ ít phân bón lót, bón nhiều không có lợi cho bích đào ra
hoa. Mùa xuân chỉ cần bón ít phân là đủ, tưới nước vừa phải, không để đọng
nước.
4. Trồng cây đào cảnh
4.1. Các bước trong quy trình kỹ thuật trồng đào cảnh
Bước 1: Lựa chọn giống trồng
- Căn cứ vào nhu cầu thị trường, phong tục tập quán của từng địa phương
từng vùng mà chọn giống đào cho phù hợp.
Bước 2: Đào một hố nhỏ chính giữa
- Hố được đào với kích thước:
rộng 15 – 20 cm, sâu 20 – 30 cm
để đặt cây đào giống xuống chính
giữa hố.

Hình 4.1.11: Đào hố trồng cây

15
Bước 2: Bóc túi bầu nylon

- Đặt cây đào giống nằm dọc trên
tay thuận của người trồng, sau đó
dùng tay còn lại bóc bỏ túi bầu, đặt
cây vào chính giữa hố.

Hình 4.1.12: Bóc bỏ túi bầu nylon
Bước 3: Đặt cây đào giống vào giữa hố
- Cây đào giống được đặt
ngay ngắn vào giữa hố trồng.

Hình 4.1.13: Cây đào giống được đặt vào
hố trồng
Bước 4: Lấp đất
- Sau khi đặt cây xuống hố, tiến
hành lấp đất.
- Dùng cuốc, xẻng vun đất bốn
xung quanh gốc cây, dùng tay ấn
nhẹ đất phía xung quanh bầu cây
làm cho cây không bị đổ khi tưới
nước. Lấp đất cao đến phần cổ rễ
của cây đào giống.

Hình 4.1.14: Lấp đất cho cây mới trồng

16
Bước 5: Cắm cọc chống đổ
- Đối với cây đào cảnh, sau khi
trồng xong chúng ta phải tiến hành
chống cọc cho cây khỏi bị đổ. Việc
chống cọc phải được tiến hành ngay

sau khi trồng.

Hình 4.1.15: Cắm cọc chống đổ cho cây
đào cảnh
Bước 6: Tủ gốc cho cây đào cảnh
- Sau khi trồng nên tiến hành tủ gốc
để giữ ẩm cho cây.
- Vật liệu giữ ẩm gồm: Rơm, rạ, cỏ
mục

Hình 4.1.16: Tủ gốc cho cây đào cảnh

4.2. Tưới, tiêu nước cho cây đào cảnh
- Cây đào cảnh ngay sau khi trồng
phải được tiến hành tưới nước ngay,
nhằm cho cây nhanh chóng phục hồi
và phát triển.
Chú ý: Phải thường xuyên giữ ẩm
cho vườn đào trong khoảng 60 – 70%
trong thời gian 3 – 4 tháng sau khi
trồng.
- Đối với một số vườn bị ngập úng
chúng ta phải đào rãnh thoát nước
trong những ngày mưa, tránh hiện
tượng để nước ngập úng 24 tiếng sẽ

Hình 4.1.17: Tưới nước cho cây đào
cảnh ngay sau trồng

17

làm rễ đào bị thối gây ảnh hưởng đến
quá trình phát triển, thậm trí sẽ làm
cây bị chết do rễ ngập nước quá lâu.
5. Bón phân cho cây đào cảnh giai đoạn kiến thiết cơ bản
5.1. Bón phân cho cây đào cảnh giai đoạn sau khi trồng
- Sau khi trồng cây đào 30 ngày tiến hành tưới phân bổ sung để kích thích
quá trình hình thành rễ mới phát triển.
Cách bón: Dùng phân đạm ure hòa
tan vào trong nước để tưới vào gốc
cho cây đào. Tưới 1 lần/ tháng, tưới
trong vòng 3 – 4 tháng. Lượng đạm
dùng cho 10 lít nước là 10g đạm ure
(tương đương 1 thìa cà phê/1 bình ô
doa).

Hình 4.1.18: Pha đạm ure bón cho cây
đào mới trồng
Ngoài ra có thể dùng phân bón qua lá phun bổ sung trong trường hợp cây
sinh trưởng phát triển kém. Các loại phân qua lá có thể bón bổ sung gồm: Phân
bón qua lá tổng hợp Nimag xanh.

Hình 4.1.19: Phân bón qua lá Nimag xanh

18
5.2. Bón phân cho cây đào cảnh giai đoạn phát triển thân lá
- Sau 5 tháng trồng, vườn đào cảnh đã đi vào một quá trình phát triển ổn
định lúc này cây chủ yếu phát triển về thân, cành, tạo tán. Vì vậy, người trồng
đào cảnh phải bổ sung dinh dưỡng cho cây để cây phát triển tốt tạo tiền đề cho
giai đoạn sau.
Bảng 1: Lượng bón cho cây đào cảnh giai đoạn kiến thiết cơ bản

(1000m
2
)
TT
Loại phân
Lượng bón
Ghi chú
01
NPK (5:10:3)
120 kg

02
Phân bón lá Ước mơ
nhà nông “M”
10 chai

03
Ước mơ nhà nông dạng
rắn
100 kg

- Phân khoáng : phân tổng hợp NPK (5:10:3): 40 - 60kg hoặc phân đạm,
lân, kali đơn có hàm lượng nguyên chất tương đương.
Cách bón :
- Bón lót : toàn bộ phân Ước mơ nhà nông dạng rắn
- Bón thúc vào các tháng 2-3-4-5-6-7-8-9, khoảng 20 ngày/lần kết hợp
với tưới đủ ẩm.
- Phun phân Ước mơ nhà nông “M” với tần suất 7-15 ngày/lần (tùy tình
hình sinh trưởng của cây)


Hình 4.1.20: Phân bón lá Ước mơ nhà nông
- Bón cách gốc từ 30 - 50cm, sau đó phủ một lớp mỏng đất bột, rơm rác
hoặc lá cây mục lên trên. Tránh phủ đất quá dày, sát gốc sẽ gây bệnh thối gốc
đào và phát sinh bệnh xì mủ đào.
- Song song với quá trình bón phân, người trồng đào phải thường xuyên
làm sạch cỏ trong vườn để hạn chế được các loại sâu đục thân, đục cành và
bệnh xì mủ.

19
6. Kỹ thuật tạo dáng, thế cho cây đào cảnh
6.1. Tạo dáng cho cây đào cảnh ngay sau trồng
Người trồng đào có thể tạo dáng cho cây đào cảnh ngay sau khi trồng,
củng cố tán cây cũ hoặc phát triển tạo thế cây mới đẹp hơn trên cơ sở hiểu biết
được hình dáng các loại thế cây cơ bản qua học hỏi ở tài liệu, kinh nghiệm của
người khác và thực tế sản xuất của bản thân.
Ví dụ: Thế long giáng hình con rồng sà xuống mặt đất; thế phu thê: hai
cành cấp 1 quấn quít lấy nhau; thế quần tụ: tán cao (biểu tượng của cha) tạo bởi
thân chính, cao, các tán phụ (biểu tượng của con, cháu) bao xung quanh tạo
bằng những cành thấp nhỏ hơn Việc tạo thế phải tiến hành liên tục 5 - 7
ngày/lần, kết hợp uốn, buộc các cành non vào với nhau hoặc vào một khung
bằng nhôm hay tre đã định hình, cắt tỉa bỏ những cành ngoài ý muốn. Thế càng
phức tạp, tốn nhiều thời gian và công phu sẽ có giá trị càng cao khi bán ra thị
trường.

Hình 4.1.21: Tạo dáng cho cây đào con bằng cách buộc, chằng bằng dây
- Thường xuyên cắt tỉa cho cây đào để cây đào phân cành nhánh, tạo bộ
khung tán sau này, cây càng nhiều cành nhánh thì số lượng hoa càng nhiều.
Thông thường 1 tháng nên tiến hành cắt tỉa nhánh 1 lần. Dùng kéo cắt cành cắt
1/3 chiều dài của lộc, làm cho cành bị ức chế và phát triển các nhánh bên. Việc
cắt tỉa thường xuyên còn là một biện pháp hạn chế sự gây hại của sâu đục ngọn

đào.

20

Hình 4.1.22: Dùng kéo cắt tỉa ngọn nhánh đào
6.2. Các dáng cơ bản
Để phân loại dáng thế, trước hết chúng ta cùng nhau phân biệt và làm rõ
dáng, thế là gì ?
- Dáng cây: là phương của cây (chiều dọc của thân cây) so với mặt phẳng
nằm ngang hay so với mặt chậu.
VD : Dáng thẳng, dáng nghiêng
- Thế/kiểu: Thế cây là nghệ thuật biểu đạt sự ẩn dụ ý nghĩa, tinh thần, tư
tưởng theo truyền thống văn hoá và được thể hiện qua một tên nào đó hay thế
mà tác giả muốn gửi gắm tâm tư, tình cảm của mình vào tác phẩm.
VD : Thế nhân văn, thế ngũ phúc
Phân loại cây thế đối với cây đào cảnh dựa vào dáng thế cây và số lượng
cây trên gốc mà người ta chia thành các loại như sau :
6.2.1. Dáng trực
- Là cây có trục thân cây thẳng
góc với mặt đất. (nhìn tổng thể giữa
ngọn và gốc hình thành đường thẳng
hoặc gần thẳng đứng).
* Ý nghĩa : Dáng trực trong
nghệ thuật cây cảnh nó được nghệ
thuật hoá để ẩn dụ thế hiên ngang, bất
khuất


Hình 4.1.23: Cây đào dáng trực


21
6.2.2. Dáng xiên (xiêu)/ nghiêng hay dáng tà
- Là dáng mà trục của thân cây hơi
nghiêng so với phương nằm ngang khoảng
α = 20
0
– 70
o
.
* Ý nghĩa : Ngoài thiên nhiên những
cây này gặp trắc trở, thiên tai làm đổ
nghiêng nhưng cây vẫn sống và vươn lên.
Về mặt thẩm mỹ các cây có dáng
xiêu thường trông rất mềm mại, duyên
dáng nhã nhặn, thường thể hiện hình tượng
của người phụ nữ.


Hình 4.1.24: Cây đào dáng xiêu
6.2.3. Dáng hoành
- Là dáng cây mà trục của thân
cây nằm ngang so với mặt chậu.
Dáng hoành ở ngoài tự nhiên thường
là những cây có điều kiện sống khó
khăn nhưng cây vẫn sống và nảy lộc
đâm chồi (cây nằm ngang trên mặt
đất α = 70 ≤ 90
0

* Về thẩm mỹ : Dáng cây này

khá khác thường, ngoạn mục biểu
hiện sự mềm mại dịu dáng, duyên
dáng

Hình 4.1.25: Cây đào dáng hoành
6.2.4. Dáng huyền
- Cây có gốc trong chậu nhưng
thân cây trườn qua mép chậu đổ
xuống phía dưới như dòng thác đổ.
Ngọn cây dài hơn đáy chậu và có xu
hướng ngóc lên. Cây mọc vách đá α >
90
0

* Ý nghĩa : Ngoài thiên nhiên
những cây này thường sống trong điều
kiện khí hậu nghiệt ngã nhất (cây ở
sườn núi, vách đá ) nhưng cây vẫn
có thể sống, gốc cây bám chắc vào đá,
treo leo giữa trời mây, ngọn cây vươn
lên tạo hình ảnh của sự kiên trì nhẫn
nại vượt qua phong ba bão táp hướng

Hình 4.1.26: Cây đào dáng huyền

22
tới tương lai phát triển.
Về mặt thẩm mỹ : Dáng cây thể
hiện sự mềm mại, dịu dàng, sự tươi
trẻ song tiềm ẩn một sức sống mãnh

liệt.
- Từ các dáng cơ bản trên người ta tạo ra thành rất nhiều kiểu dáng thế
khác nhau (nội dung này sẽ được trình bày cụ thể trong bài sau)
6.3. Thế cây
- Chơi cây đào cảnh là một nếp văn hoá truyền thống của dân tộc ta. Ban
đầu thú chơi này chỉ có những gia đình quyền quý. Ngày nay, thú chơi cây cảnh
đã phổ biến đến nhiều tầng lớp, đặc biệt lớp người lớn tuổi. Các cụ thường nói:
yêu cảnh, yêu hoa hoá ra yêu đời.
Bonsai là thú chơi cây cảnh của người Nhật được du truyền từ Trung
Quốc từ thế kỉ XII-XIII. Cây cảnh trồng trong chậu được các nhà truyền bá triết
lý của mình khắp châu Á, trong đó có Việt Nam.
Mỗi người có cách cảm nhận khác nhau và vì thế bồn cảnh cũng có
những kiếu dáng khác nhau.
Người lớn tuổi, tính tình mô phạm, thích kiếu dáng chịu ảnh hưởng của
nho giáo, thể hiện những thế cây: Phúc - Lộc – Thọ, ngũ phúc, phu tử, mẫu tử,
huynh đệ, bằng hữu
Người trẻ tuổi thích phóng khoáng, lãng mạn thì tạo thế cây hoành, thế
cây nằm ngang hoặc trễ đổ xuống như dòng thác.
Có rất nhiều thế cây áp dụng trong làm cây đào thế: thế phượng vũ, thế
long giáng, thế phượng vũ long đàn, thế bạt phong hồi đầu, thế trực liên chi, thế
tam đa, thế tứ quý, thế thất hiền, thế nhất trụ kình thiên, thế trực liên chi, thế
trực quân tử v.v
Chơi cây đào cảnh, các cụ ngày xưa chú ý 4 yếu tố: nhất hình, nhì thế,
tam chi, tứ diệp.
Chính vì vậy, ta thấy: Cây đào cảnh uốn lượn thành 3 tầng, 4 đoạn thân, 5
chùm nhánh là để tượng trưng cho tam cương (quần thần, phu tử, phu phụ), ngũ
thường (nhân, lễ, nghĩa, trí, tín), tam tòng (tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu,
phu tử tòng tử ) và tứ đức (công, dung, ngôn, hạnh ).
Chơi cây đào cảnh kết hợp với các loại hoa khác tạo lên sự hoàn thiện khi
các cụ lấy 10 cây hoa cảnh dáng thế (thập toàn) tạo thành 3 bộ chính làm cốt lõi

cho nghệ thuật bonsai. Đó là tứ linh, tứ quý và tam đa.
Tứ linh gồm 4 loại cây: đa, sung, sanh, si ứng với tứ hình trong động vật:
long, lân, quy, phụng.

23
Bộ tứ quý gồm: tùng, trúc, cúc, mai ứng với tứ bình, hợp với tứ thời
(xuân tùng, hạ trúc, thu cúc, đông mai/đào) thể hiện ước vọng hạnh phúc vĩnh
cửu của con người.
Bộ tam đa gồm 3 loại cây: sung, lộc vừng, đào, ứng với Phúc- Lộc- Thọ.

Hình 4.1.27: Bộ tam đa gồm: Sung – Lộc vừng - Đào
7. Kỹ thuật tạo dựng dáng, thế cho cây đào cảnh
Cây cảnh nói chung hay cây đào nói riêng là nghệ thuật mô phỏng thiên
nhiên hay "thiên nhiên được nghệ thuật sắp xếp lại". Nghệ nhân tạo cây cảnh
cũng đồng thời tạo dựng cuộc đời, tâm hồn, trí tuệ, ước muốn của mình. Vì vậy,
cây cảnh là mảnh tâm hồn của con người, giúp cho con người hướng về cái đẹp,
cái thiện, sống đẹp đẽ và tốt lành hơn.
Cây đào cảnh phải được nghệ nhân uốn nắn, chỉnh sửa thành một thế cây
hay dáng đứng để cây có một bố cục hài hòa, đẹp đẽ. Như thế cây cảnh mới có
được một sức sống, một ý nghĩa mà nghệ nhân muốn sáng tạo.
7.1. Cấu trúc cây cảnh/Nguyên tắc tạo hình:
Một cây đào cảnh đẹp cần có sự cân bằng toàn diện, từ sự tạo hình, uốn
nắn kiểu dáng đến sự kết hợp giữa cây và chậu. Có ba nhân tố chính:
- Rễ cây
Rễ cây là một bộ phận đặc sắc tạo nên cây thế, cây cảnh, rễ cây làm cho
cây già đi, từng trải, chịu đựng, ngoan cường, yên tĩnh, nghỉ ngơi.
Rễ cây lộ ra trên mặt đất làm tăng thêm ấn tượng về sự già dặn và tính
chất của cây. Đây là một trong những nét đặc trưng thú vị nhất của nghệ thuật
cây cảnh.
- Thân cây:

Thân có một vai trò vô cùng quan trọng trong việc tạo cây thế cũng như
dáng thế cây. Gốc, thân cây biểu hiện sự già nua, tuổi của cây. Gốc thân càng
to, càng sù sì, hang hốc, u bướu, sẹo, vỏ nứt nẻ, mốc meo càng chứng tỏ cây đã
trải qua dấu ấn của thời gian.
Thân cây nghiêng ngả, uốn lượn là thông điệp rằng cây đã trải qua bão tố,
sóng gió, đất trượt, thiên tai dữ dội và sự chống trả quyết liệt kiên cường để tồn

24
tại và đứng vững, làm tròn bổn phận của mình là chiếm lĩnh không gian cao
rộng của trời đất để phát triển phồn thịnh.
- Cành cây
Cành là xương cốt để tạo hình, thành khung hình dáng của cây thế, nó
giúp cho người tạo thế cây điều chỉnh khắc phục những khiếm khuyết của thân
không đạt tới, bởi ưu điểm của cành là dễ uốn, dễ níu kéo và đầu cành là tán lá,
là y phục của cây. Sửa cành lá là công việc cuối cùng tạo dáng thế cho cây thế.
Cành cây tạo nên cấu trúc căn bản của hình bóng cây. Phải điều chỉnh
nó bằng phương pháp cắt tỉa và buộc uốn. Hãy ngắm kỹ sự sắp đặt của cành
mọc lên và lan ra quanh cây như một cầu thang xoắn ốc, hình dung sự hài hòa
cân đối quanh thân cây.
Những điều cần tránh: Những cành tăng trưởng quá lớn không làm đẹp
cho yếu tố thiết kế, hãy cắt bỏ chúng đi. Tránh để những cành mọc đâm ngang
và lan từ cùng một chỗ trên thân, hay mọc đối diện với cành khác ở cùng một
độ cao trên thân.
Có thể nói: Cây đào cảnh là gieo trồng, chăm sóc và tạo dáng một số loài
thực vật để làm vật trang trí trong sân, trong nhà, hoặc bày trí theo phong thuỷ.
Cây cảnh được tạo dáng theo sự sáng tạo của nghệ nhân mà vẫn giữ được vẻ tự
nhiên của hoa lá.
7.2. Kỹ thuật uốn nắn
Với kỹ thuật uốn dây có thể tạo cây cảnh bằng cách thay đổi hướng của
thân và nhánh cây. Những cành mọc chĩa lên có thể uốn ngang hay vuốt xuống

để tạo ấn tượng già dặn, trưởng thành.
Thực tế, chúng ta nên dựa vào dạng cây để chọn những cành mềm, dẻo,
dễ uốn và không bị tách nhánh.

Hình 4.1.28: Kỹ thuật uốn nắn
- Cách quấn
+ Quấn thân cây: Cắt một sợi dây có chiều dài gấp 3 lần nhánh hay thân
cần quấn. Có thể quấn dây lượn quanh thân một góc 45
o
, đó là cách quấn hiệu
quả nhất.

×