Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

THUẬN LỢI KHÓ KHĂN KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.15 KB, 14 trang )

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
MôC LôC
Trang
MôC LôC......................................................................................................1
Phần mở đầu................................................................................................2
Nội dung.......................................................................................................3
I. Khái quát về tổ chức thương mại thế giới(WTO):............................3
1.1. Khái quát chung:..........................................................................3
1.2. Chức năng của WTO:................................................................3
1.3. Các nguyên tắc chính của WTO:................................................3
II. Khái quát về mâu thuẫn biện chứng:...............................................4
2.1. Các khái niệm cơ bản:..................................................................4
2.2. Mâu thuẫn là nguồn gốc của sự vận động và phát triển:.........4
2.3. Phân loại mâu thuẫn:...................................................................5
2.4. Ý nghĩa phương pháp luận:.........................................................7
III. Mâu thuẫn biện chứng giữa cơ hội và thách thức khi Việt Nam
gia nhập WTO:........................................................................................8
3.1. Cơ hội:...........................................................................................8
3.2. Thách thức:...................................................................................9
3.3. Mâu thuẫn biện chứng giữa cơ hội và thách thức:..................10
3.4. Một số giải pháp trước mắt:......................................................12
KHÁI QUÁT..............................................................................................13
Tài liệu tham khảo.....................................................................................14
1
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Phần mở đầu
Mặc dù đã có những dự báo và chuẩn bị cho những thay dổi trong
nền kinh tế khi Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới
WTO, nhưng chỉ mới bước sang tháng thứ 5 sau ngày có hiệu lực chính
thức(11/1/2007)hơi nóng của WTO đã lan tỏa khá nhanh trong nền kinh tế
và tạo ra nhiều sự thay đổi lớn.


Một câu hỏi lớn được đặt ra cho toàn bộ thể chế kinh tế-chính trị của
nước ta: Khi gia nhập WTO, chúng ta sẽ gặp phải những thuận lợi nào,khó
khăn nào và làm thế nào để biến những khó khăn ấy trở thành điều kiện
thuận lợi để ta có thể vững bước trên trường quốc tế?
Muốn trả lời được câu hỏi trên chúng ta cần phải nắm được mâu
thuẫn biện chứng giữa những thuận lợi và khó khăn ấy, để từ đó đưa ra
được phương hướng và giải pháp tối ưu.
2
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Nội dung
I. Khái quát về tổ chức thương mại thế giới(WTO):
1.1. Khái quát chung:
Tổ chức thương mại thế giới WTO ra đời ngày 1/1/1995, tiền thân của
WTO là hiệp định chung về thương mại và thuế quan.
Với 149 thành viên(10/2006), WTO là tổ chức quốc tế duy nhất đưa ra
các quy tắc, luật lệ điều tiết quan hệ thương mại giữa các quốc gia. Khối
lượng giao dịch giữa các thành viên của WTO hiện chiếm trên 98% giao
dịch thương mại quốc tế.
1.2. Chức năng của WTO:
1.2.1/ Là diễn đàn thương lượng về mậu dịch theo hướng tự do hóa
thương mại thông qua việc loại bỏ các rào cản trong thương mại.
1.2.2/ Đưa ra các nguyên tắc và cơ sở pháp lý cho thương mại quốc tế
do các nước thành viên thương lượng và kí kết với mục đích đảm bảo thuận
lợi hóa thương mại giữa các thành viên WTO.
1.2.3/ Giải quyết tranh chấp thương mại giữa các thành viên.
1.2.4/ Giám sát việc thực hiện các hiệp định trong khuân khổ WTO.
1.3. Các nguyên tắc chính của WTO:
1.3.1/ Không phân biệt đối xử.
1.3.2/ Thúc đẩy thương mại tự do hơn (thông qua thương lượng loại
bỏ các rào cản thuế quan và phi thuế quan).

1.3.3/ Đảm bảo tính ổn định, tiên đoán được bằng các cam kết minh
bạch hóa.
1.3.4/ Thúc đẩy cạnh tranh công bằng.
1.3.5/ Khuyến khích cải cách và phát triển kinh tế.
3
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
II. Khái quát về mâu thuẫn biện chứng:
2.1. Các khái niệm cơ bản:
2.1.1/ Các mặt đối lập:
Tất cả các sinh vật, hiện tượng trên thế giới đều chứa đựng những mặt
trái ngược nhau. Những mặt trái ngược đó, phép biện chứng gọi là mặt đối
lập.
Mặt đối lập là những mặt có những đặc điểm, những thuộc tính có
khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau.
Sự tồn tại các mặt đối lập là khách quan và phổ biến trong tất cả các
sự vật.
2.1.2/ Mâu thuẫn biện chứng:
Các mặt đối lập nằm trong sự liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau tạo
thành mâu thuẫn biện chứng.
Mâu thuẫn biện chứng tồn tại một cách khách quan và phổ biến trong
tự nhiên, xã hội và tư duy.Đặc biệt, mâu thuẫn biện chứng trong tư duy là
phản ánh mâu thuẫn trong hiện thực và là nguồn gốc phát triển của nhận
thức.
2.1.3/ Sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập:
Sự thống nhất của các mặt đối lập là sự nương tựa vào nhau, không
tách rời nhau gữa các mặt đối lập, sự tồn tại của mặt này phải lấy sự tồn tại
của mặt kia làm tiền đề.
Sự đấu tranh của các mặt đối lập là sự tác động qua lại theo xu hướng
bài trừ và phủ định lẫn nhau.
2.2. Mâu thuẫn là nguồn gốc của sự vận động và phát triển:

Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là 2 xu hướng tác động
khác nhau của các mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn. Như vậy, mâu thuẫn
biện chứng bao hàm cả sự thống nhất lẫn đấu tranh của các mặt đối lập.
4
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Trong sự tác động qua lại của các mặt đối lập thì đấu tranh của các
mặt đối lập quy định một cách tất yếu sự thay đổi của các mặt đang tác
động và làm cho mâu thuẫn phát triển.
Lúc đầu mới xuất hiện, mâu thuẫn chỉ là sự khác nhau căn bản, nhưng
theo khuynh hướng trái ngược nhau. Sự khác nhau đó ngày càng phát triển
và đi đến đối lập. Khi hai mặt đối lập xung đột gay gắt đã đủ điều kiện,
chúng sẽ chuyển hóa lẫn nhau, mâu thuẫn được giải quyết. Nhờ đó mà thể
thống nhất cũ được thay thế bằng thể thống nhất mới, sự vật cũ mất đi, sự
vật mới ra đời thay thế.
Tuy vậy, không có thống nhất của các mặt đối lập thì cững không có
đấu tranh giữa chúng.thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập là 2 mặt
không tách rời nhau trong mâu thuẫn biện chứng. Sự vận động và phát triển
bao giờ cũng là sự thống nhất giữa tính ổn định và tính thay đổi. Sự thống
nhất và đấu tranh của các mặt đối lập quy định tính ổn định và tính thay đổi
của sự vật.
Do đó, mâu thuẫn chính là nguồn gốc của sự vận động và sự phát
triển.
2.3. Phân loại mâu thuẫn:
2.3.1/ Căn cứ vào quan hệ đối với sự vật được xem xét, người ta phân
biệt thành mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài.
- Mâu thuẫn bên trong là sự tác động qua lại giữa các mặt, các khuyng
hướng độc lập của cùng 1 sự vật.
- Mâu thuẫn bên ngoài đối với một sự vật nhất định là mâu thuẫn diễn
ra trong mối quan hệ giữa sự vật đó với các sự vật khác.
Việc chia mâu thuẫn thành mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên

ngoài chỉ là tương đối, tùy theo phạm vi xem xét. Cùng một mâu thuẫn
5

×