Tải bản đầy đủ (.doc) (108 trang)

giáo trình trồng hành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (15.54 MB, 108 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN
TRỒNG, CHĂM SÓC, THU
HOẠCH VÀ TIÊU THỤ HÀNH
MÃ SỐ: MĐ03
NGHỀ: TRỒNG CÂY LÀM GIA VỊ
Trình độ: Sơ cấp nghề
Hà Nội, năm 2013
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham
khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm
MÃ TÀI LIỆU: MĐ03
2
LỜI GIỚI THIỆU
Phát triển nghề trồng cây làm gia vị có ý nghĩa cho việc phát triển kinh tế
xã hội, góp phần thúc đầy sản xuất nông nghiệp, phân bố sắp xếp lực lượng lao
động ở khu vực nông thôn và tăng thu nhập cho người trồng.
Giáo trình mô đun MĐ03: Trồng, chăm sóc, thu hoạch và tiêu thụ hành
được biên soạn theo chương trình khung của nghề trồng cây làm gia vị trình độ
sơ cấp, giáo trình này được chia làm 6 bài: Trồng hành. Chăm sóc hành. Phòng
trừ dịch hại hành. Thu hoạch, làm sạch và phân loại hành. Sơ chế và bảo quản
hành. Tiêu thụ hành và hạch toán thu chi.
Giáo trình mô đun MĐ03 kết hợp giữa kiến thức lý thuyết cơ bản và kỹ
năng thực hành về kỹ thuật trồng, bón phân, tưới nước, vun xới và phòng trừ
sâu bệnh hại hành, nhằm củng cố và ứng dụng cụ thể phần lý thuyết đã học, rèn
luyện kỹ năng tay nghề về trồng, chăm sóc, thu hoạch bảo quản và hạch toán
thu chi cho hành. Nhận biết được sâu bệnh hại chủ yếu và thực hiện được các
biện pháp trong phòng trừ sâu bệnh hại hành nhằm đảm bảo năng suất cao và


chất lượng củ tốt.
Giáo trình mô đun Trồng, chăm sóc, thu hoạch và tiêu thụ hành nằm
trong chương trình khung nghề trồng cây làm gia vị do tập thể giáo viên khoa
trồng trọt trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang biên soạn.
Tuy vậy, với khuôn khổ nội dung cho phép của chương trình đào tạo. Do
đó giáo trình mô đun Trồng, chăm sóc, thu hoạch và tiêu thụ hành chắc chắn sẽ
không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến quý
báu của anh chị em đồng nghiệp và bạn đọc để chúng tôi bổ sung, sửa đổi cho
giáo trình ngày càng hoàn thiện.
Các tác giả bày tỏ sự biết ơn với Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông
Thôn, Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội, Tổng Cục Dạy Nghề và các đồng
nghiệp ở các trường bạn đã giúp đỡ để hoàn thành giáo trình này.
Xin chân thành cảm ơn!
Nhóm biên soạn
1. Hoàng Thị Chấp (Chủ biên)
2. Lê Duy Thành
3. Nguyễn Văn Vượng

3
MỤC LỤC
ĐỀ MỤC TRANG
MÃ TÀI LIỆU: MĐ03 2
3
MỤC LỤC 4
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN: TRỒNG, CHĂM SÓC, THU HOẠCH VÀ
TIÊU THỤ HÀNH 7
Bài 1: Trồng hành 8
A. Nội dung: 8
1. Thời vụ trồng hành 8
1.2. Giới thiệu một số thời vụ trồng hành chủ yếu 8

2. Xử lý hành giống trước khi trồng 9
2.1. Xử lý giống bằng cách ngâm nước 9
2.2. Xử lý củ giống bằng chất hóa học 9
3. Mật độ và khoảng cách trồng hành 9
3.1. Căn cứ xác định mật độ khoảng cách trồng hành 9
3.2. Mật độ, khoảng cách trồng cụ thể 10
4. Kỹ thuật trồng hành 12
4.1. Kỹ thuật trồng hành lá 12
4.2. Trồng hành bằng củ (hành ta) 13
4.3. Trồng hành tây 15
5. Tủ luống sau trồng 16
6. Tưới nước sau trồng 17
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 18
1. Câu hỏi trắc nghiệm 18
2. Bài thực hành 19
Bài 2: Chăm sóc hành 23
A. Nội dung: 23
1. Giặm tỉa hành sau trồng 23
1.1. Mục đích của giặm, tỉa 23
1.2. Giặm hành 23
1.3. Tỉa hành 23
2. Làm cỏ, xới đất 23
2.1. Tác hại của cỏ dại 23
2.2. Tác dụng của xới xáo đất 23
2.3. Yêu cầu kỹ thuật làm cỏ, xới đất 24
3. Tưới nước cho hành 25
3.1. Căn cứ để tưới nước 25
3.2. Chuẩn bị các nguồn lực để tưới 27
3.2. Tiêu nước 28
4. Bón phân 29

4
4.1. Nguyên tắc sử dụng phân bón 29
4.2. Kỹ thuật bón phân thúc cho hành 30
4.3. Thực hiện quy trình bón phân thúc cho hành 32
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 32
1. Câu hỏi 32
2. Bài thực hành 32
C. Ghi nhớ: 36
Bài 3: Phòng trừ dịch hại hành 37
A. Nội dung: 37
1. Phòng trừ sâu bệnh hại hành 37
1.1. Điều tra sâu bệnh hại hành 37
1.3. Nguyên tắc phòng trừ sâu bệnh hại hành 39
1.4. Phòng trừ một số loại sâu bệnh hại chính 40
2. Phòng trừ cỏ dại 51
2.1. Tác hại của cỏ dại đối với hành 51
2.2. Biện pháp phòng trừ cỏ dại hại hành 52
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 52
Câu hỏi ôn tập: 52
Bài thực hành số 3.3.1: Điều tra sâu bệnh hại hành thành phần 52
C. Ghi nhớ: 56
Bài 4: Thu hoạch, làm sạch và phân loại hành 57
A. Nội dung: 57
1. Thu hoạch hành 57
1.1. Xác định thời điểm thu hoạch 57
1.2. Dự tính sản lượng 58
1.3. Chuẩn bị điều kiện thu hoạch 59
1.3.1. Chuẩn bị nguồn lao động 59
1.3.2. Chuẩn bị dụng cụ, phương tiện thu hoạch 59
1.4. Kỹ thuật thu hoạch 59

2. Làm sạch và phân loại hành 64
2.1. Làm sạch và phân loại hành lá 64
2.2. Làm sạch và phân loại hành củ ta 65
2.3. Làm sạch và phân loại hành tây 66
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 67
Câu hỏi: 67
Bài thực hành số 3.4.1: Thu hoạch hành lá 67
Bài 5: Sơ chế và bảo quản 70
A. Nội dung: 70
1. Sơ chế và bảo quản hành lá sau khi thu hoạch 70
1.1. Đặc điểm của hành lá sau thu hoạch 70
1.2. Sơ chế và bảo quản hành lá 70
2. Sơ chế và bảo quản hành củ 72
2.1. Sơ chế hành 72
2.2. Làm khô hành củ 74
5
2.4. Phân loại hành củ khô 75
2.5. Bảo quản hành củ khô 76
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 80
Câu hỏi: 80
Bài thực hành số 3.5.1: Sơ chế và bảo quản hành củ 80
C. Ghi nhớ: 81
Bài 6: Tiêu thụ hành và hạch toán thu chi 82
A. Nội dung của bài: 82
1. Tiêu thụ hành 82
1.1. Những căn cứ xác định phương thức tiêu thụ hành 82
1.2. Các phương thức tiêu thụ hành tươi 84
1.3. Phân phối và tiêu thụ hành 89
2. Hạch toán thu chi trong sản xuất hành 95
2.1. Công thức tính 95

2.2. Cách tính các chỉ tiêu 95
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 96
1. Câu hỏi 96
2. Phần thực hành 97
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 99
II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN: 99
III. NỘI DUNG MÔ ĐUN: 100
IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 100
V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 102
VI. Tài liệu tham khảo 106
DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY
NGHỀ NGẮN HẠN NGHỀ TRỒNG CÂY LÀM GIA VỊ 108
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU 108
CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ
TRỒNG CÂY LÀM GIA VỊ 108
6
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN: TRỒNG, CHĂM SÓC, THU HOẠCH
VÀ TIÊU THỤ HÀNH
Mã mô đun: MĐ 03
Giới thiệu mô đun:
Trồng, chăm sóc, thu hoạch và tiêu thụ hành (MĐ03) là mô đun trọng tâm
của chương trình dạy nghề trồng cây làm gia vị, cung cấp những kiến thức và
trực tiếp rèn luyện kỹ năng về kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch và tiêu thụ
hành. Những công việc của học viên thực hiện trong mô đun này có liên
quan trực tiếp đến năng suất và chất lượng sản phẩm hành. Việc tổ chức dạy
– học các bài trong mô đun hiệu quả nhất khi thực hiện ngay trên thực địa
gắn liền với mùa vụ gieo trồng. Mô đun 03: trồng, chăm sóc, thu hoạch và tiêu
thụ hành có thời gian học tập là 100 giờ, trong đó có 22 giờ lý thuyết, 70 giờ thực
hành và 8 giờ kiểm tra. Môđun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ
năng nghề để thực hiện các công việc: trồng, chăm sóc, phòng trừ dịch hại, thu

hoạch và tiêu thụ hành đạt chất lượng và hiệu quả cao.
7
Bài 1: Trồng hành
Mã bài: MĐ03 -01
Mục tiêu: Học xong bài này học viên có khả năng:
- Xác định được thời vụ thích hợp để trồng hành
- Xử lý được hành giống trước khi trồng theo đúng quy trình
- Thực hiện trồng và chăm sóc hành sau trồng đúng quy trình
A. Nội dung:
1. Thời vụ trồng hành
1.1. Căn cứ xác định thời vụ trồng hành
1.1.1. Căn cứ vào đặc điểm của giống hành
Căn cứ vào thời gian sinh trưởng dài hay ngắn, khả năng sinh trưởng,
phát triển nhanh hay chậm; khả năng chịu rét, chịu nóng, chịu ẩm của các loại
giống hành khác nhau để chọn thời vụ trồng cho thích hợp.
1.1.2. Căn cứ vào yêu cầu sinh thái của cây hành
Hành là cây ưa ánh sáng, ánh sáng đầy đủ cây sinh trưởng, phát triển tốt,
năng suất cao, chất lượng tốt. Ngược lại thiếu ánh sáng, cây sinh trưởng kém,
năng suất thấp.
1.1.3. Căn cứ vào cơ cấu mùa vụ
Những vùng chuyên hành, có thể trồng quanh năm đối với giống hành lá.
Ngược lại những vùng không chuyên canh, trồng 2 vụ lúa sớm 1 vụ hành Thu –
Đông. Hoặc trồng 2 vụ lúa sau đó trồng vụ hành Đông – Xuân.
1.2. Giới thiệu một số thời vụ trồng hành chủ yếu
* Thời vụ trồng hành lá:
Thời vụ gieo trồng từ tháng 1 đến tháng 10 dương lịch
*Thời vụ trồng hành củ ta
Thời vụ trồng từ giữa tháng 9 đến giữa tháng 10 dương lịch
*Thời vụ trồng hành tây
- Vụ sớm, gieo vào cuối tháng 8, trồng cuối tháng 9 dương lịch.

- Chính vụ gieo từ giữa tháng 9, trồng từ giữa tháng 9 đến hết tháng 10 dương
lịch.
- Vụ muộn, gieo cuối tháng 9, trồng cuối tháng 10 đến đầu tháng 11
dương lịch.
8
2. Xử lý hành giống trước khi trồng
Xử lý giống trước khi trồng là biện pháp kỹ thuật rất quan trọng được áp
dụng nhiều trong sản xuất cây rau nói chung và cây hành nói riêng. Xử lý củ
trước khi gieo trồng nhằm thúc đẩy mầm, kích thích mầm mọc nhanh, tăng
cường sự trao đổi chất trong củ, thúc đẩy sinh trưởng phát triển, hạn chế tác hại
của sâu bệnh. Có nhiều phương pháp xử lý như: ngâm nước, xử lý hóa chất…
2.1. Xử lý giống bằng cách ngâm nước
Củ giống được ngâm nước trước khi cấy chắc chắn sẽ mọc mầm nhanh
hơn, sinh trưởng tốt hơn, làm tăng độ đồng đều của cây giống.
Dùng nước sạch, ít tạp khuẩn để ngâm. Thời gian ngâm củ hành giống từ
2 – 3 giờ, sau đó vớt để cho ráo nước mới đem cấy (trồng). Không nên ngâm
nước quá lâu vì sẽ làm các chất hòa tan trong củ bị thất thoát.
Sau khi ngâm nước các ánh hành giống được cắm vào đất có đủ độ ẩm.
Nếu đất khô quá phải được tưới đảm bảo đủ ẩm mới được cắm hành.
2.2. Xử lý củ giống bằng chất hóa học
Xử lý các ánh hành bằng chát hóa học là biện pháp kỹ thuật rất quan
trọng được ứng dụng rộng rãi trong trồng trọt nhằm hạn chế nấm bệnh.
- Xử lý củ giống bằng dung dịch thuốc Nativo 750 WG nồng độ 1%
(3gr/3lít nước) + thuốc trừ vi khuẩn Kasumin 2L (1%) phun ướt đều cho củ
hành giống trước khi trồng.
- Hoặc xử lý củ giống bằng cách ngâm vào dung dịch Rovral 50 WP 2%
+ Kasumin 2 L (1%) trong thời gian 5 – 10 phút.
3. Mật độ và khoảng cách trồng hành
3.1. Căn cứ xác định mật độ khoảng cách trồng hành
Tùy theo tình hình cụ thể để lựa chọn mật độ và khoảng cách trồng cho

phù hợp. Nguyên tắc chung là:
- Không trồng quá dầy, cây sẽ sinh trưởng, phát triển yếu
- Không trồng quá thưa, lãng phí đất, nhiều cỏ dại, năng suất trên đơn vị
diện tích thấp.
Các căn cứ chủ yếu để xác định mật độ khoảng cách trồng hợp lý:
* Dựa vào thời gian sinh trưởng và khả năng sinh trưởng của giống:
Giống có thời gian sinh trưởng dài, khả năng sinh trưởng mạnh thì trồng
thưa hơn.
* Dựa vào độ màu mỡ của đất đai:
- Đất tốt, nhiều dinh dưỡng, tưới tiêu thuận lợi thì trồng thưa.
9
- Đất xấu, nghèo dinh dưỡng, không chủ động được tưới tiêu thì trồng
dày để tăng số cây, tăng năng suất tổng thể.
* Dựa vào khả năng đầu tư thâm canh:
- Nếu có khả năng chăm sóc tốt, mức độ đầu tư thâm canh cao thì nên
trồng mật độ thưa hơn.
- Nếu khả năng chăm sóc, mức độ đầu tư thâm canh có hạn thì nên trồng
mật độ vừa phải đến trồng dầy hơn.
* Dựa vào phương thức canh tác:
- Nếu trên luống chỉ trồng thuần một mình cây hânh thì mật độ khoảng
cách trồng dày hơn. (hình 1)
Hình số 3.1.1. Ruộng hành trồng thuần hành
- Nếu trên ruộng ngoài trồng hành còn trồng xen các cây trồng khác trên
luống hành như: ớt, rau cải, rau xà lách thì mật độ khoảng cách trồng hành
nên thưa hơn. (Hình 2)
Hình số 3.1.2: Ruộng hành trồng xen với ớt, rau cải
3.2. Mật độ, khoảng cách trồng cụ thể
*Đối với hành lấy củ:
Đối với hành lấy củ thường trồng khoảng cách hàng cách hàng 12-
15cm, cây cách cây 10 - 15cm. Mật độ khoảng 4.000 – 4.500 cây/1000m2,

trồng 1 – 2 củ/hốc.
10

Hình số 3.1.3: Khoảng cách trồng hành củ
Ghi chú:
Vị trí trồng cây:
Khoảng cách cây trên hàng (cm)
Khoảng cách 2 hàng cây trên luống (cm)
Tùy từng điều kiện cụ thể để xác định khoảng cách trồng thích hợp.
*Đối với hành ăn lá (hành hoa):
Hành lá có thời gian sinh trưởng ngắn hơn, được trồng với khoảng cách
giữa các cây là 20cm x 10cm.

Hình số 3.1.4: Khoảng cách trồng hành lá
*Đối với hành tây:
Hành tây được trồng với khoảng cách hàng cách hàng 22 - 25cm, cây
11
Khoảng cách
giữa các cây
12 – 15cm
10 – 15cm
cách cây 13 - 15cm. Mật độ đạt khoảng 21 – 22 vạn cây/ha. Trồng thưa làm
cho thân lá phát triển mạnh, cây chậm ra củ, số cây phát triển to, cây lâu chín
già, lâu khô.

Hình số 3.1.5: Khoảng cách trồng hành tây
4. Kỹ thuật trồng hành
4.1. Kỹ thuật trồng hành lá
Đất trồng hành sau khi đã cày bừa, lên luống, rạch hàng bón phân lót
theo tiêu chuẩn của quy trình đề ra (nội dung này đã được giới thiệu tại mô đun

02 – Chuẩn bị đất trồng hành). Tùy theo phương thức trồng bằng cây gốc hoặc
gieo hạt mà có kỹ thuật trồng khác nhau.
*Trồng bằng cây gốc
Các bước và cách thức thực hiện công việc:
Bước 1:
Chọn cây già, gốc to, không quá non mềm, lá cứng, có phấn trắng để trồng.
Bước 2:
Trồng theo hàng đã bón phân lót, theo khoảng cách đã định, dùng ngón
tay moi một hố sâu khoảng 5 – 6 cm, rộng 5 – 7 cm để đặt gốc hành.
Bước 3:
Đặt gốc hành vào hố trồng. Một tay giữ cho thẳng đứng, một tay lấp đất
nhỏ vào hố và ấn đất xung quanh gốc.
Bước 4:
Dùng tay xoa phẳng đất mặt luống. Tiếp tục trồng cây khác.
Bước 5:
Sau khi trồng xong dùng ô doa tưới ngay bằng nước sạch cho đẫm.
*Gieo từ hạt
12
Khoảng cách giữa
các cây
Dùng hạt gieo trực tiếp trên luống, phủ rơm hoặc trấu lên trên và tưới
nước giữ ẩm. Sau khi cây mọc có thể nhổ tỉa cây con đem trồng hoặc tỉa dần
đem bán.

(a) (b)
Hình số 3.1.6 (a) Trồng hành lá từ cây gốc,
(b) Trồng hành lá từ hạt
4.2. Trồng hành bằng củ (hành ta)
Trồng hành củ được tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Chọn củ giống

Chọn các củ hành chắc, đáy tròn, không sâu bệnh, không mọc rễ non.
Hình số 3.1.7: Củ hành giống chưa tách
Bước 2: Tách và lựa chọn các ánh
- Dùng dao nhỏ bóc và cắt đầu chóp các ánh hành.
- Chọn những ánh hành to đều, chắc, loại bỏ những ánh lép, nhỏ, ánh sâu
bệnh và giập nát.
13
Hình số 3.1.8: Tách hành giống
Bước 3: Ngâm củ hành vào nước sạch
Ngâm các ánh hành giống vào nước lã sạch từ 2 – 3 giờ, sau đó vớt hành
cho ráo nước.
Hình số 3.1.9: Ngâm hành giống trong nước
Bước 4: Cắm hành
- Cắm các múi hành lên luống theo khoảng cách đã định.
- Nếu đất cát cắm củ vừa ngập mặt đất, nếu đất sét cắm củ sâu 2/3 lớp mặt.
14
Hình số 3.1.10: Cắm các ánh hành
4.3. Trồng hành tây
Các bước và cách thức thực hiện công việc:
Bước 1:
+ Chọn cây cao từ 15-18cm, lá thẳng, cứng, xanh, rễ thẳng, cây có từ 4 - 5
lá thật, không sâu bệnh.
+ Cây con đem trồng phải đúng tuổi từ 30 - 40 ngày tuổi có 4 - 5 lá mới
nhổ trồng, nếu trồng sớm hành mau bén rễ và sớm cho thu hoạch nhưng củ
nhiều nước khó bảo quản.
Bước 2:
Trồng theo hàng đã bón phân lót, theo khoảng cách đã định, dùng ngón
tay moi một hố sâu khoảng 3 – 5 cm, rộng 4 – 5 cm để đặt cây con.
Bước 3:
Đặt cây con vào hố trồng. Một tay giữ cây con thẳng đứng, một tay lấp

đất nhỏ vào hố xung quanh cây con vừa kín đế (2 – 3cm).
Bước 4:
Hai bàn tay ấn nhẹ đất xung quanh gốc cây con
Bước 5:
Dùng tay xoa phẳng đất mặt luống. Tiếp tục trồng cây khác.
Bước 6:
+ Sau khi trồng xong tưới ngay bằng nước sạch
+ Những ngày đầu tưới 2 – 3 lần/ngày
+ Các ngày sau tưới 1 lần/ngày duy trì độ ẩm 70 – 80%
15
Hình số 3.1.11: Trồng hành tây
Ghi nhớ:
- Đất trước khi trồng phải đủ ẩm
- Nên trồng cây con vào những ngày dâm mát hoặc trồng lúc chiều mát
là tốt nhất.
- Trồng ngay hàng thẳng lối, đúng khoảng cách, mật độ đã xác định.
5. Tủ luống sau trồng
Sau khi trồng xong cần tiến hành tủ kín đất mặt luống để giữ ẩm, giữ
nhiệt (về mùa đông) cho đất, giúp cây chóng bén rễ hồi xanh; hạn chế được cỏ
dại mọc trên luống.
- Vật liệu dùng để tủ:
Tùy điều kiện cụ thể, có thể dùng các vật liệu như: Rơm, rạ, để tủ lên
mặt luống ngay sau khi trồng xong.
- Yêu cầu cần đạt:
+ Tủ kín đều mặt luống
+ Độ dầy lớp vật liệu phủ: 4 – 5 cm
+ Không che lấp, không làm gãy nát cây con

16


Hình số 3.1.12: Tủ rơm mặt luống sau khi trồng hành
Chú ý:
Khi vật liệu tủ khan hiếm hoặc không có thì có thể không cần tủ mặt
luống. Tuy nhiên cần tưới nước để giữ ẩm liên tục cho đất ruộng hành.
6. Tưới nước sau trồng
Sau khi trồng và phủ rơm, rạ thì tưới đẫm nước trên mặt rạ hoặc trấu, giữ
ẩm cho mầm mọc nhanh và duy trì đủ ẩm để cây sinh trưởng tốt. Có nhiều
phương pháp tưới nước: tưới trên mặt, tưới rãnh, tưới phun mưa…

Hình số 3.1.13: Tưới nước cho hành củ sau khi trồng
17
Hình số 3.1.14: Tát nước lên mặt luống tưới cho hành lá sau trồng
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
1. Câu hỏi trắc nghiệm
Đánh dấu x vào đáp án đúng nhất cho các câu sau đây:
Câu 1. Thời vụ trồng hành hoa từ:
A, Tháng 1 đến tháng 9
B, Tháng 2 đến tháng 8
C, Tháng 1 đến tháng 10
D, Tháng 2 đến tháng 11
Câu 2. Thời vụ trồng hành củ từ:
A, Giữa tháng 7 đến giữa tháng 9 dương lịch
B, Đầu tháng 8 đến đầu tháng 10 dương lịch
C, Giữa tháng 9 đến giữa tháng 10 dương lịch
D, Giữa tháng 10 đến giữa tháng 11 dương lịch
Câu 3. Thời vụ trồng hành tây
*Với vụ sớm từ:
A, Cuối tháng 7 đến cuối tháng 9 dương lịch
B, Cuối tháng 8 đến cuối tháng 9 dương lịch
C, Giữa tháng 9 đến giữa tháng 10 dương lịch

D, Giữa tháng 10 đến giữa tháng 11 dương lịch
* Với vụ chính từ:
A, Giữa tháng 9 đến hết tháng 10 dương lịch
B, Cuối tháng 9 đến cuối tháng 11 dương lịch
18
C, Đầu tháng 10 đến đầu tháng 12 dương lịch
D, Giữa tháng 10 đến giữa 12 dương lịch
*Với vụ muộn từ:
A, Cuối tháng 9 đến tháng 11 dương lịch
B, Giữa tháng 9 đến đầu tháng 12 dương lịch
C, Đầu tháng 9 đến cuối tháng 12 dương lịch
D, Đầu tháng 10 đến cuối tháng 12 dương lịch
Câu 4. Khoảng cách trồng hành
*Giống hành củ trồng với khoảng cách là:
A, Khoảng cách cây và hàng 15cm x 15cm.
B, Khoảng cách cây và hàng 15cm x 20cm.
C, khoảng cách cây và hàng 10cm x 15cm
D, Tất cả A, B và C
*Giống hành lá với khoảng cách là:
A, Khoảng cách cây và hàng 20cm x 10cm.
B, Khoảng cách cây và hàng 15cm x 20cm.
C, Khoảng cách cây và hàng 20cm x 30cm
D, Khoảng cách cây và hàng 10cm x 30cm
*Giông hành tây trồng với khoảng cách là:
A, Hàng cách hàng 20cm và cây cách cây 15cm
B, Hàng cách hàng 15cm và cây cách cây 10cm
C, Hàng cách hàng 30cm và cây cách cây 15cm
D, Hàng cách hàng 30cm và cây cách cây 20cm
2. Bài thực hành
Bài thực hành số 3.1.1: Trồng hành ta bằng củ

*Mục tiêu:
Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện công việc tách
múi, ngâm nước, cắm hành, tủ luống và tưới nước sau khi trồng hành.
*Nguồn lực:
- Ruộng để thực hành của hộ gia đình
- Phân bón vô cơ
19
- Giống hành
- Hóa chất
- Dụng cụ: xô, chậu, cuốc, xẻng, dao nhỏ, dụng cụ để pha hóa chất, cân
đồng hồ loại 60kg, thùng, ô doa
- Bộ đồ bảo hộ lao động cho mỗi người
- Phương tiện vận chuyển phân bón và dụng cụ
- Giấy bút ghi chép
- Máy tính cầm tay
*Tiến hành
Nội dung công việc Yêu câu và phương pháp thực hiện
Bước 1: chọn củ giống và bóc ánh - Chọn củ chắc, đáy tròn, không sâu
bệnh, không giập nát
- Tách ra thành múi (ánh)
Bước 2: Cắt bỏ chóp củ - Dùng dao nhỏ sắc cắt bỏ phần chóp
củ
- Lột bỏ vỏ bao ngoài củ
Bước 3: Ngâm nước - Chọn những ánh to, chắc, không sâu
bệnh, loại bỏ những ánh lép, ánh giập
nát.
- Ngâm các ánh hành vào nước lã sạch
từ 2 – 3 giờ
- Vớt hành cho ráo nước
Bước 4: Cắm hành - Cắm các ánh hành lên luống theo

khoảng cách đã định.
- Nếu đất cát cắm củ vừa ngập mặt đất,
nếu đất sét cắm củ sâu 2/3 lớp mặt.
*Thời gian thục hiện: 7,5 giờ
*Địa điểm thực hành: Ngoài đồng ruộng
*Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm
- Chọn được củ hành giống đúng tiêu chuẩn để trồng
- Các thao tác tách ánh hành chuẩn xác
- Cắt chóp ánh hành không quá sâu hoặc quá nông
20
- Ngâm nước đủ thời gian quy định, không ngâm quá lâu
- Cắm hành đúng mật độ, khoảng cách và độ sâu
* Tổ chức thực hiện
- Phân lớp thành nhóm nhỏ 4 – 5 người/nhóm
- Mỗi nhóm thực hành trồng 2 luống dài 15 – 20 mét
- Giáo viên thao tác mẫu cho học viên quan sát
Bài thực hành số 3.1.2: Trồng hành tây
*Mục tiêu:
Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện công việc
trồng hành tây.
*Nguồn lực
- Cây con giống
- Cuốc, xẻng, thúng, xảo, quanh gánh, ô doa
- Phương tiện vận chuyển dụng cụ, vật tư
- Bộ đồ bảo hộ lao động
- Ruộng trồng hành đã làm đất sẵn
*Tiến hành
Nội dung công việc Yêu cầu và phương pháp thực hiện
Bước 1: Chuẩn bị trang thiết bị Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ trang thiết bị
đảm bảo chất lượng tốt.

Bước 2: Chuẩn bị cây con Chuẩn bị đầy đủ cây giống đảm bảo
cây đủ tiêu chuẩn.
Cây con đem trồng phải đúng tuổi từ
30 - 40 ngày tuổi có 4 - 5 lá mới nhổ
trồng.
Bước 3: Đảo đất, phân bón Dùng cuốc đảo đều phân bón lót và
đất cho đều
Bước 4: Trồng cây con Dùng tay, dầm hoặc que nhọn chọc lỗ
để tạo hố, đặt nhẹ cây hành theo hàng
hoặc hố và lấp đất nhẹ vừa kín đế (2 –
3cm).
Không lấp đất sâu quá hoặc nông quá.
21
Khoảng cách trồng cây cách cây 8 –
10cm.
Bước 5: Tưới nước sau trồng Trồng xong tưới ngay nước sạch bằng ô
doa.
Những ngày đầu tưới 2 – 3 lần/ngày
Các ngày sau tưới 1 lần/ngày, giữ độ
ẩm đất 70 – 80%
*Thời gian thục hiện: 7,5 giờ
*Địa điểm thực hành: Ngoài đồng ruộng
*Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm
- Cây hành giống phải được chọn đúng tiêu chuẩn và độ tuổi
- Trước khi trồng cây giống phải đảo đều đất, phân
- Trồng cây giống thành thạo và đúng kỹ thuật
- Sau trồng tưới nước đảm bảo độ ẩm 70 – 80%
* Tổ chức thực hiện
- Giáo viên hướng dẫn chung cho cả lớp
- Chia lớp học viên thành từng nhóm 4 – 5 người để thực hiện

- Giáo viên giao địa bàn cho nhóm sinh viên thực hiện
C. Ghi nhớ:
Chọn củ hành giống phải chắc, không sâu bệnh
Trồng đúng thời vụ để vừa đảm bảo cho cây sinh trưởng thuận lợi và vừa
đảm bảo cho cây trồng vụ sau.
Tủ luống và tưới nước giữ ẩm trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển
của cây.
22
Bài 2: Chăm sóc hành
Mã bài: MĐ03-02
Mục tiêu: Học xong bài này học viên có khả năng:
- Trình bày được quy trình chăm sóc (Làm cỏ, xới đất, tưới, tiêu nước và
bón phân) cho hành theo đúng yêu cầu kỹ thuật.
- Thực hiện được các thao tác kỹ thuật trong làm cỏ, xới đất, bón
phân, tưới, tiêu nước để hành sinh trưởng phát triển tốt và tạo ra sản
phẩm an toàn theo hướng VietGAP.
Tổng số giờ 16 trong đó lý thuyết 2 giờ, thực hành 13 giờ và kiểm tra 1
giờ
A. Nội dung:
1. Giặm tỉa hành sau trồng
1.1. Mục đích của giặm, tỉa
- Đảm bảo khoảng cách, mật độ cho ruộng hành
- Tập trung dinh dưỡng cho các cây còn lại
1.2. Giặm hành
Sau khi trồng 5 – 7 ngày, cây hành mọc và hồi xanh cần kiểm tra ruộng
hành để giặm những cây bị chết bằng củ giống, cây giống vào nơi thiếu cây.
Việc giặm hành phải được thực hiện sớm để cây mọc đồng đều.
1.3. Tỉa hành
Tỉa bỏ những cây không đạt tiêu chuẩn: cây phát triển kém, sâu bệnh,
cây đã hình thành củ, cây có một lá nõn.

2. Làm cỏ, xới đất
2.1. Tác hại của cỏ dại
- Tranh chấp ánh sáng, nước, dinh dưỡng với hành.
- Cỏ dại là nơi tồn tại và lây lan của nhiều loại sâu bệnh hại, do đó ảnh
hưởng đến năng suất và phẩm chất củ.
2.2. Tác dụng của xới xáo đất
Xới xáo là công việc làm cho lớp đất trên mặt luống và xung quanh vùng
gốc cây được tơi xốp, thông thoáng, không bị dí chặt, có các tác dụng sau:
- Ở giai đoạn đầu, giúp cho cây con sinh trưởng, phát triển nhanh, khỏe
hơn.
- Giúp bộ rễ cây phát triển nhanh, khỏe mạnh, tăng khả năng hút dinh
dưỡng, hút nước.
23
- Xới xáo làm lớp đất mặt quanh bộ rễ tơi xốp, thông thoáng; chế độ
nhiệt, ẩm độ được duy trì ổn định sẽ giúp cây hút dinh dưỡng tốt, sinh trưởng,
phát triển nhanh.
- Góp phần chuyển hóa nhanh, nhiều các chất dinh dưỡng ở tầng đất mặt
để cung cấp cho cây.
- Khi bón thúc phân bón cho cây phải kết hợp với xới xáo đất, có tác
dụng đảo trộn, vùi lấp kín phân bón góp phần làm cho phân chuyển hóa nhanh
cung cấp dinh dưỡng cho cây, đồng thời hạn chế được sự rửa trôi, xói mòn làm
mất phân bón.
- Xới xáo cũng là một trong các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại, cỏ dại
rất có hiệu quả và an toàn.
2.3. Yêu cầu kỹ thuật làm cỏ, xới đất
- Làm sạch cỏ trên ruộng hành
- Làm cỏ bằng tay để tránh sự cạnh tranh dinh dưỡng của cỏ với hành,
nhổ sạch cỏ dại mọc quanh gốc và luống hành.
- Làm cỏ không ảnh hưởng đến cây hành


Hình số 3.2.1: Nhổ cỏ bằng tay cho hành
- Yêu cầu kỹ thuật vun xới
+ Vun xới thường tiến hành kết hợp với các lần bón thúc.
+ Xới vào những ngày thời tiết không mưa.
+ Xới nhẹ quanh mép và vét luống, không xới sâu và sát ảnh hưởng đến
rễ hành. Tùy theo từng giống mà có thể xới ít hay nhiều lần trong chu kỳ sống
của cây. Đối với hành củ (hành tây) có thể xới như sau:
Lần 1: sau trồng 10 – 15 ngày, xới sâu rộng khắp mặt luống, kết hợp bón
thúc đạm lần 1.
Lần 2: sau trồng 25 – 30 ngày, bón thúc lần 2
24
Lần 3: sau trồng 40 – 45 ngày xới hẹp xung quanh gốc, bón thúc lần 3

Hình số 3.2.2: Ruộng hành đã xới, vét rãnh
3. Tưới nước cho hành
Hành là cây cần nhiều nước nhưng rất sợ úng. Cây hành sinh trưởng,
phát triển tốt cần được cung cấp đủ nước trong suốt thời gian sinh trưởng. Tuy
nhiên nguồn nước tưới cho hành phải là nguồn nước sạch, không bị ô nhiễm,
không gần nguồn nước thải ở khu công nghiệp, bệnh viện. Để tưới nước cho
hành được đầy đủ cần dựa vào các căn cứ sau:
3.1. Căn cứ để tưới nước
3.1.1. Nhu cầu nước của cây
* Khái niệm về nhu cầu nước của cây:
Nhu cầu nước là mức nước cần thiết để bù lại lượng nước cây trồng mất
đi do sự bốc, thoát hơi trong điều kiện cây trồng sinh trưởng bình thường.
* Nhận biết triệu chứng thiếu, thừa nước đối với cây hành
- Thiếu nước: cây sinh trưởng, phát triển kém, lá bị héo, nếu thiếu nước
lâu ngày cây có thể bị chết.
- Thừa nước: lá vàng, sau đó thối rụng
3.1.2. Xác định thời điểm tưới

Mỗi thời kỳ sinh trưởng của cây đều yêu cầu một giới hạn ẩm độ nhất
định, khi điều kiện tự nhiên không đảm bảo ẩm độ đó ta cần phải tưới bổ sung.
Do vậy nếu xác định đúng thời điểm tưới cho cây trồng có một ý nghĩa rất lớn
cho sinh trưởng, phát triển của cây và nâng cao hiệu quả của việc tưới nước cho
cây hành.
Hiện nay có nhiều phương pháp xác định thời điểm tưới như là:
* Phương pháp xác định tưới theo ẩm độ đất:
- Phương pháp xác định tưới theo ẩm độ đất là phương pháp rất phổ biến
và được áp dụng rộng rãi trong thực tế.
25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×