Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Đề cương chi tiết học phần hán văn cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.51 KB, 4 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

1. Tên học phần: HÁN VĂN CƠ SỞ (Basic Sino)
- Mã số học phần: XH194
- Số tín chỉ học phần: 3 tín chỉ
- Số tiết học phần: 40 tiết lý thuyết, 5 tiết thực hành và 5 tiết tự học.
2. Đơn vị phụ trách học phần:
- Bộ môn: Ngữ văn
- Khoa: Khoa học xã hội và Nhân văn
3. Điều kiên tiên quyết: Không.
4. Mục tiêu của học phần:
4.1. Kiến thức:
4.1.1. Nắm vững các nét, các quy tắc và kết cấu khi viết chữ Hán.
4.1.2. Nắm vững nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển chữ Hán
theo từng giai đoạn lịch sử cụ thể.
4.1.3. Nắm vững 6 phương pháp (loại) trong cấu tạo và sử dụng chữ Hán.
4.1.4. Nắm vững hình – âm – nghĩa của 214 bộ thủ cũng như vai trò, ý
nghĩa của bộ thủ trong cấu tạo chữ Hán.
4.1.5. Nắm vững các đặc điểm cơ bản của chữ Hán.
4.1.6. Từ chữ, nghĩa và kết cấu ngữ pháp trong từng câu, từng đoạn đi tới
việc hiểu nội dung một văn bản chữ Hán cụ thể.
4.2. Kỹ năng:
4.2.1. Viết chữ Hán đúng nét và phân bố nét hợp lý.
4.2.2. Phân biệt các thể văn tự, nắm chắc thể chữ Khải của chữ Hán.
4.2.3. Chỉ rõ ưu điểm và khuyết điểm của từng loại chữ.


4.2.4. Xác định được bộ phận chỉ nghĩa (là bộ thủ) của chữ Hán.
4.2.5. Hiểu khát quát nhất về chữ Hán; hình thành định nghĩa để phân biệt
chữ Hán với các loại chữ khác trên thế giới.
4.2.6. Có tri thức cơ bản về thể loại văn học thời trung đại (thi ca, biền văn
và tản văn), đặc điểm tu từ, kết cấu ngữ pháp và lối hành văn (chú trọng phân tích
kết cấu văn biền ngẫu).
4.2.7. Sử dụng phương pháp phân tích liên văn bản, khảo sát nội dung, giá
trị một số tác phẩm văn chương tiêu biểu của Việt Nam thời Trung đại.
4.3. Thái độ:
4.3.1. Nghiêm túc, cẩn trọng trong quá trình học và luyện chữ.
4.3.2. Thông qua nội dung các văn bản được phân tích, tự hào về nền văn
học viết của dân tộc và tinh thần từ “chủ nghĩa yêu nước” anh hùng đến “chủ
nghĩa nhân văn” sâu sắc của dân tộc.
5. Mô tả tóm tắt nội dung học phần:
Học phần Hán văn cơ sở có 2 khối kiến thức riêng biệt:
- Khối kiến thức cơ sở nhằm cung cấp kiến thức chung về những vấn đề lí
thuyết của chữ Hán (Kiến thức nhập môn) về ngôn ngữ - văn tự Hán như: nguồn
gốc quá trình hình thành chữ Hán, sự du nhập của chữ Hán vào Việt Nam, đặc
điểm, cấu tạo chữ Hán, bộ thủ…
- Khối kiến thức chuyên môn gồm:
+ Minh giải một số tác phẩm thơ ca trung đại Việt Nam từ hình thể, âm đọc
đến ý nghĩa để mở rộng, nâng cao kiến thức chung về hệ thống từ Hán Việt trong
tiếng Việt.
+ Vận dụng phương pháp chú âm - thích nghĩa để giải thích những từ Hán
Việt thông dụng.
+ Giúp người học phân tích một số văn bản văn chương (thi phú) và văn
bản thường dùng (chiếu, hịch, tự, bi kí) của thời trung đại.

6. Cấu trúc nội học phần:
6.1. Lý thuyết:

Nội dung Số tiết Mục tiêu
Chương 1

Quy tắc viết chữ Hán
1. Các nét trong chữ Hán
2. Quy tắc viết chữ Hán (Thứ tự nét viết)
3. Kết cấu của chữ Hán
2 4.1.1;
4.2.1;
4.2.3.
Chương 2

Lịch sử chữ Hán
1. Quá trình hình thành và phát triển của chữ Hán.
2. Các thể chữ Hán theo tiến trình phát triển.
2 4.1.2;
4.2.2.
Chương 3

Lục thư
6 phương pháp tạo và sử dụng chữ Hán
3 4.1.3;
4.2.3.
Chương 4

Bộ thủ
1. Ý nghĩa, tác dụng và phương pháp học bộ thủ
2. Hình – âm – nghĩa 214 bộ thủ chữ Hán
2 4.1.4;
4.2.4.

Chương 5

Đặc điểm của chữ Hán
6 đặc điểm cơ bản của chữ Hán
3 4.1.5;
4.2.5.
Chương 6

Minh giải văn bản chữ Hán
1. Thơ ca trung đại Việt Nam
2. Biền văn trung đại Việt Nam
3. Tản văn trung đại Việt Nam

12
10
6
4.1.6;
4.2.6;
4.2.7;
4.3.2.

6.2. Thực hành:
Nội dung Số tiết Mục tiêu
Bài 1 Viết đầy đủ hình – âm – nghĩa 214 bộ thủ chữ Hán 2 4.1.4; 4.2.4
Bài 2 Sưu tầm bản dịch nghĩa, dịch xuôi một số bài trong
chương trình (tối thiểu: 2 bài thơ và 1 bài biền văn
hoặc tản văn) để chỉ ra những chỗ chưa thật bám sát
văn bản chữ Hán của những bản dịch ấy.
2 4.1.6; 4.2.6;
Bài 3 Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật 1 tác phẩm 1 4.2.7

thi ca hoặc một phân đoạn của biền văn hay tản văn

7. Phương pháp giảng dạy:
Diễn giảng lý thuyết để nắm vững phương pháp phân tích cấu tạo chữ, các
nét nghĩa tương ứng; từ chữ và nghĩa đã phân tích, người học thảo luận để phát
triển, nâng cao năng lực hiểu chữ, mở rộng nghĩa, tiến tới hiểu văn bản được phân
tích.
8. Nhiệm vụ của sinh viên:
Sinh viên lớp học phần phải thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
- Tham dự tối thiếu 80% số tiết học lý thuyết;
- Thực hiện đầy đủ các bài tập thực hành, thảo luận và có báo cáo kết quả;
- Tham dự kiểm tra học phần;
- Tham dự thi kết thúc học phần:
- Chủ động tổ chức thực hiện giờ học.
9. Đánh giá kết quả học tập của sinh viên:
9.1. Cách đánh giá:
Sinh viên được đánh giá tích luỹ học phần như sau:
TT

Điểm thành phần Quy định Trọng số

Mục tiêu
1 Chuyên cần Tham dự 40/45 tiết 10%
2 Bài tập Thực hiện 3/3 bài tập 10 %
3 Kiểm tra giữa kỳ Kiểm viết 45 phút 30 %
4 Thi kết thúc HP Thi viết 90 phút
(Tham dự đủ 80% tiết LT
và 3 bài tập được giao)
50 %


9.2. Cách tính điểm:
- Điểm đánh giá thành phần và điểm thi kết thúc học phần được chấm theo
thanh điểm 10, làm tròn đến một chữ số thập phân.
- Điểm học phần là tổng điểm của tất cả các điểm đánh giá thành phần của
học phần nhân với trong số tương ứng. Điểm học phần theo thang điểm 10 làm
tròn đến một chữ số thập phân, sau đó được quy đổi sang điểm chữ và điểm số
theo thang điểm 4 như quy định về công tác học vụ của trường.
10. Tài liệu học tập:
TT Thông tin về tài liệu Số ĐKCB
1
Bộ giáo dục và đào tạo (2012), Ngữ văn 10, tập 1, tập 2;
Ngữ văn 11, tập 1, NXB Giáo dục

2
Đào Duy Anh (2005), Hán Việt từ điển, NXB Thanh
niên

3
Thiều Chửu (2003), Hán Việt tự điển, NXB Thanh niên

4
Lê Trí Viễn (2007), Một đời dạy văn viết văn, tập 7, Cơ
sở ngữ văn Hán Nôm, NXB Giáo dục

5
Viện nghiên cứu Hán Nôm (2004), Ngữ văn Hán Nôm,
tập 4, Hán văn Việt Nam, NXB Khoa học xã hội


11. Hướng dẫn sinh viên tự học:

Tuần

Nội dung LT (t) TH (t) Nhiệm vụ của sinh viên
Viết chữ Hán 2 Viết chữ theo hướng dẫn GV
Phân tích văn bản 8 Phân tích đã học theo tuần




Cần Thơ, ngày… tháng … năm 2014
TL. HIỆU TRƯỞNG TRƯỞNG BỘ MÔN
TRƯỞNG KHOA KHXH & NV



×