Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đề cương chi tiết học phần nghiệp vụ hướng dẫn du lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.35 KB, 5 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
1. Tên học phần: Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch (Professional skills for Tour guide)
- Mã số học phần : XN308
- Số tín chỉ học phần : 4 tín chỉ
- Số tiết học phần : 45 tiết lý thuyết, 15 tiết thực hành.
2. Đơn vị phụ trách học phần:
- Bộ môn : Lịch sử-Địa lý-Du lịch
- Khoa/Viện/Trung tâm/Bộ môn: Khoa học Xã hội và Nhân văn
3. Điều kiện tiên quyết: XH423
4. Mục tiêu của học phần:
4.1. Kiến thức:
4.1.1. Cung cấp cho sinh viên cái nhìn tổng quát về Hoạt động hướng dẫn, nghề
hướng dẫn và hướng dẫn viên du lịch
4.1.2. Nắm được những yêu cầu cần có của Hướng dẫn viên vể các mặt kiến
thức: các kiến thức cơ bản về địa lý, cảnh quan, văn hóa của đất nước, kiến
thức về kỹ năng nghiệp vụ. Đồng thời nắm được những yêu cầu về phẩm
chất, đức tính của người hướng dẫn.
4.1.3. Có được kiến thức tổng quát về những công việc cần làm trong quá trình
thực hiện một chương trình du lịch với vai trò là một người hướng dẫn.
4.1.4. Giúp cho sinh viên hiểu được cái khái niệm về tham quan cũng như các
yếu tố cấu thành cơ bản của tham quan. Đồng thời, giúp sinh viên hiểu
được nội dung công việc chuẩn bị hướng dẫn tham quan, từ đó có thể tổ
chức tốt công tác hướng dẫn tham quan với nhiều hình thức khác nhau.
4.1.5. Giúp sinh viên nắm được những yêu cầu và cách thức xây dựng một bài


thuyết minh. Những lưu ý trong kỹ thuật thuyết minh sẽ giúp sinh viên
tránh được một số lỗi trong quá trình thuyết minh. Đó cũng là một lợi thế
khi tiến hành thực tập và tác nghiệp.
4.1.6. Nắm được những yêu cầu chung khi xử lý những tình huống trong hoạt
động du lịch, vận dụng vào việc giải quyết những tình huống cụ thể.
4.1.7. Có kiến thức cũng như nắm được một số kỹ năng cần thiết để tạo nên sự
thành công của nghề hướng dẫn (Kỹ năng hoạt náo, kỹ năng giao tiếp, kỹ
năng ứng xử…)
4.2. Kỹ năng:
4.2.1. Thông qua học phần, sinh viên nắm những được những mảng kiến thức cơ
bản cho nghề nghiệp thông qua việc tiếp nhận các thông tin một cách chọn

lọc và thường xuyên cập nhật những thông tin mới thuộc các lĩnh vực:
Lịch sử, địa lý, kinh tế, văn hóa – xã hội, luật pháp…
4.2.2. Giúp sinh viên nhận thức và hình thành các kỹ năng về chuyên môn
nghiệp vụ: cách thiết kế một chương trình du lịch, các bước để tổ chức
hoạt động hướng dẫn…
4.2.3. Đưa ra một số nhóm tình huống xảy ra theo tầng suất từ thấp đến cao trong
hoạt động du lịch, giúp sinh viên hình thành các kỹ năng giải quyết tình
huống. Từ đó nắm được những nguyên tắc cơ bản và có thể áp dụng được
trong thực tế.
4.2.4. Giúp sinh viên rèn luyện các kỹ năng bao gồm kỹ năng làm việc nhóm, kỹ
năng lập kế hoạch, tổ chức công việc, kỹ năng thuyết minh và biên tập tư
liệu, kỹ năng hoạt náo.
4.3. Thái độ:
4.3.1. Có cái nhìn đúng đắn về nghề hướng dẫn. Có tinh thần trách nhiệm và đạo
đức nghề nghiệp
4.3.2. Rèn luyện các đức tính cũng như tác phong phù hợp với công việc
4.3.3. Có sự chuẩn bị tốt về mặt tinh thần cũng như các vấn đề chuyên môn cho
quá trình thực tập nghiệp vụ tại các công ty du lịch và cho quá trình công

tác sau này
4.3.4. Có tinh thần học hỏi, tích cực trong các hoạt động. Có thái độ hợp tác
trong các hoạt động nhóm
5. Mô tả tóm tắt nội dung học phần:
Đối với những sinh viên chuyên ngành Hướng dẫn viên du lịch, đây là môn học
cần thiết, được xem như là bước đầu tiên tiếp xúc và tìm hiểu đúng bản chất của
nghề hướng dẫn. Qua đó, giúp các bạn sinh viên định hình được những công việc
cụ thể về nghề nghiệp của mình trong tương lai. Học phần Nghiệp vụ Hướng dẫn
du lịch cung cấp đầy đủ cho sinh viên những kiến thức cơ bản về nghiệp vụ, kỹ
năng hành nghề cũng như quy trình tổ chức hướng dẫn khách du lịch theo hình
thức tổ chức chuyến đi, phương pháp hướng dẫn tuyến, phương pháp hướng dẫn
tham quan theo chuyên đề, phương pháp trả lời câu hỏi, đối thoại với khách,
phương pháp xử lý tình huống, phong cách hướng dẫn, động tác, cử chỉ, ngôn ngữ,
nghệ thuật diễn đạt…và một số kỹ năng cần thiết khác của Hướng dẫn viên.
6. Cấu trúc nội dung học phần:
6.1. Lý thuyết
Nội dung Số tiết Mục tiêu
Chương 1.

Hoạt động hướng dẫn du lịch và hướng
dẫn viên du lịch

1.1.


Hoạt động hướng dẫn du lịch 2 4.1.1
1.2.

1.3.


Nghề hướng dẫn

Hướng dẫn viên du lịch
3
3
4.1.1; 4.2.1
4.1.1;4.2.1



Chương 2. Những yêu cầu và phẩm chất cần có ở
Hướng dẫn viên du lịch
2.1.

Kiến thức và chuyên môn nghiệp vụ 2 4.1.2;4.2.1;4.2.2

2.2.

Kỹ năng giao tiếp và khả năng ngôn ngữ 2 4.1.2;4.1.7;4.2.2

2.3.

2.4.

Chương 3.


3.1.

3.2.


3.3.

3.4.

3.5.

Chương 4.


4.1.

4.2.

4.3.


Chương 5.
5.1.

5.2.

5.3.

Chương 6.

6.1.

6.2.



6.3.

Chương 7.
7.1.


7.2.

7.3.

Tinh thần cộng tác
Phong cách và đức tính
Quy trình công tác của hoạt động hướng
dẫn du lịch
Công tác chuẩn bị
Đón khách
Tổ chức hoạt động vận chuyển
Tổ chức các hoạt động phục vụ khách
Hoạt động tiễn khách
Phương pháp hướng dẫn tham quan du
lịch
Tham quan du lịch
Phương pháp hướng dẫn tham quan du lịch
Hướng dẫn tham quan du lịch theo tuyến
điểm
Biên tập tư liệu và thuyết minh du lịch
Biên tập tư liệu cho bài thuyết minh du lịch
Phương pháp thuyết minh du lịch
Những lưu ý về kỹ thuật thuyết minh

Xử lý tình huống trong hoạt động hướng
dẫn du lịch
Nguyên tắc chung
Trả lời câu hỏi và giải quyết những yêu cầu
của đoàn khách
Một số tình huống và sự cố thường gặp
Hoạt náo trong du lịch
Sự cần thiết của hoạt náo trong hoạt động du
lịch
Yêu cầu về tổ chức thực hiện
Các hình thức thực hiện
2



2
2
2
4



2

4


2
2




2
2

4

3
4.1.2
4.1.2


4.1.3
4.1.3
4.1.3;4.2.2
4.1.3;4.1.4;4.2.2

4.1.3


4.1.4
4.1.4
4.1.4; 4.2.2


4.1.5; 4.2.1
4.1.5; 4.2.4
4.1.5; 4.2.4



4.1.6; 4.2.3
4.1.6; 4.2.3

4.1.6; 4.2.3

4.1.7

4.1.7
4.1.7; 4.2.4

6.2. Thực hành
Nội dung Số tiết Mục tiêu
Bài 1.

Thực hành thiết kế chương trình du lịch và thuyết
minh
5

1.1.

Thiết kế chương trình du lịch theo đối tượng khách
(được lựa chọn)
4.1.5; 4.2.1
1.2.

Thực hành thuyết minh cho các điểm du lịch trong
chương trình (thực hành tại lớp)
4.1.5; 4.3.4
Bài 2.


Thực hành xử lý các tình huống trong hoạt động
du lịch
2
2.1.

Sưu tầm các tình huống trong hoạt động du lịch. Chia 4.1.6;4.2.3

thành những nhóm tương đồng
2.2.

Thực hành nguyên tắc, biện pháp xử lý tình huống
(thực hành tại lớp)
4.1.6;4.2.3;
4.2.4
Bài 3.



Bài 4.

Thực hành thuyết minh tại điểm (trong khuôn
viên Đại học Cần Thơ hoặc các điểm tham quan
trong nội ô Tp. Cần Thơ)
Tổ chức hoạt náo trong du lịch
3


5
4.1.4;4.1.5;
4.1.6;4.2.4


4.1.7;4.2.4
4.1.


4.2.

Phổ biến các nguyên tắc và địa điểm có thể tiến hành
tổ chức hoạt náo trong du lịch (Trên xe, trong khán
phòng, ngoài trời).
Thực hành hoạt náo (trong khuôn viên Đại học Cần
Thơ)
4.3
7. Phương pháp giảng dạy:
- Giảng trên lớp
- Người học làm trung tâm
- Hoạt động nhóm
- Thuyết minh và thực hành tình huống tại lớp, tại điểm du lịch
8. Nhiệm vụ của sinh viên:
Sinh viên phải thực hiện các nhiệm vụ như sau:
- Tham dự tối thiểu 80% số tiết học lý thuyết.
- Tham gia đầy đủ 100% giờ thực hành
- Thực hiện đầy đủ các bài tập nhóm và được đánh giá kết quả thực hiện.
- Tham dự kiểm tra giữa học kỳ.
- Tham dự thi kết thúc học phần.
9. Đánh giá kết quả học tập của sinh viên:
9.1. Cách đánh giá
Sinh viên được đánh giá tích lũy học phần như sau:
TT


Điểm thành phần

Quy định Trọng số Mục tiêu
1 Điểm chuyên cần Số tiết tham dự học 80%tổng
số tiết
10% 4.3
3 Điểm bài tập
nhóm
-Thuyết minh
- Được nhóm xác nhận có
tham gia
10% 4.1; 4.2.

4 Điểm thực hành - Tham gia 100% số giờ 10% 4.1.5;4.1.6;4.1.7

5 Điểm kiểm tra
giữa kỳ
- Điểm thuyết minh cá nhân 20% 4.1.2; 4.2.4
4.1.5;4.1.6;4.1.7

6 Điểm thi kết thúc
học phần
- Thi viết (90 phút)
- Tham dự đủ 80% tiết lý
thuyết và 100% giờ thực hành
- Bắt buộc dự thi
50% 4.1; 4.2; 4.3
9.2. Cách tính điểm
- Điểm đánh giá thành phần và điểm thi kết thúc học phần được chấm theo thang
điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân.


- Điểm học phần là tổng điểm của tất cả các điểm đánh giá thành phần của học phần
nhân với trọng số tương ứng. Điểm học phần theo thang điểm 10 làm tròn đến một
chữ số thập phân, sau đó được quy đổi sang điểm chữ và điểm số theo thang điểm
4 theo quy định về công tác học vụ của Trường.
10. Tài liệu học tập:
Thông tin về tài liệu Số đăng ký cá biệt
[1] Nghiệp vụ Hướng dẫn Du lịch, NXB Đại Học Quốc gia Hà
Nội (2001) – Đinh Trung Kiên
338.4791/ K305
[2] Cẩm nang Hướng dẫn viên du lịch, NXB Giáo Dục (2005) –
Trần Văn Mậu
910.2/ M125
[3] Nhập môn khoa học du lịch, NXB Đại Học Quốc gia Hà Nội
(2008) – Trần Đức Thanh
338.47/ Th107
[4] Đường vào nghề Du lịch, NXB Trẻ (2006) – Hồng Vân 338.4791/ H455

Cần Thơ, ngày … tháng … năm 20…
TL. HIỆU TRƯỞNG
TRƯỞNG KHOA/GIÁM ĐỐC VIỆN/
GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM




TRƯỞNG BỘ MÔN







×