1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA NÔNG NGHIỆP & TNTN
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC
________________
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
NGHIÊN CỨU CÁC LOẠI GIÁ THỂ TRỒNG
RAU MẦM THÍCH HỢP VÀ CHO
HIỆU QUẢ KINH TẾ CAO
Chủ nhiệm đề tài: NGUYỄN THỊ MỸ DUYÊN
Long Xuyên, tháng 12 năm 2005
2
NGHIÊN CỨU CÁC LOẠI GIÁ THỂ
TRỒNG RAU MẦM THÍCH HỢP
VÀ CHO HIỆU QUẢ
KINH TẾ CAO
3
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA NÔNG NGHIỆP & TNTN
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC
________________
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
NGHIÊN CỨU CÁC LOẠI GIÁ THỂ TRỒNG
RAU MẦM THÍCH HỢP VÀ CHO
HIỆU QUẢ KINH TẾ CAO
Chủ nhiệm đề tài: NGUYỄN THỊ MỸ DUYÊN
Cộng tác viên: NGUYỄN THỊ THUÝ DIỄM
TRỊNH HOÀI VŨ
4
LỜI CẢM ƠN
Chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Ban chủ Nhiệm Khoa Nông nghiệp – TNTN
Trường Đại học An Giang đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện đề tài này.
Cảm ơn các đồng nghiệp trong bộ môn, nhất là Nguyễn Thị Thúy Diễm và Trịnh
Hoài Vũ đã nhiệt tình giúp đỡ và góp sức cùng tôi nghiên cứu thực hiện đề tài này.
Các em sinh viên lớp ĐH3SH và ĐH5SH1 đã góp sức cùng tôi thực hiện đề tài.
Nguyễn Thị Mỹ Duyên
5
LỜI NÓI ĐẦU
Nhằm kịp đáp ứng nhu cầu thị trường rau mầm trong tỉnh nói riêng và ngoài tỉnh
nói chung, nên nhóm chúng tôi thực hiện đề tài này mà chưa có một số liệu cụ thể nào
trước đó. Do đó, đề tài không khỏi có chút thiếu sót nhưng nhìn chung đã thực hiện được
mục tiêu đã đề ra. Hiện chúng tôi đã có được những số liệu chính xác về phương pháp
canh tác rau mầm hiệu quả, nhu cầu thị trường, và đã triển khai thành công cho sinh viên
và cho một số nông hộ bên ngoài thực hiện. Tới đây, chúng tôi sẽ triển khai rộng rãi hơn
cho các cá nhân, Hội nông dân trong tỉnh với nhiều đối tượng rau mầm khác.
6
PHẦN TÓM TẮT
* Thí nghiệm được tiến hành tại Khoa Nông Nghiệp – TNTN Trường Đại học An
Giang từ tháng 5 đến tháng 8 năm 2005 để xác định với loại giá thể và cách sử dụng dinh
dưỡng bổ sung như thế nào thích hợp cho cải mầm phát triển và cho năng suất cao.
Thí nghiệm sử dụng 4 loại giá thể chính: tro trấu + trấu, đất hỗn hợp, trấu, trấu có sử
dụng dung dịch dinh dưỡng MS với 3 trường hợp:
1. Không sử dụng phân bổ sung: có sự khác biệt có ý nghĩa 5% ở chiều cao cây và
trọng lượng cây đối với nghiệm thức 4, giá thể trấu có sử dụng dung dịch dinh dưỡng MS
(chiều cao cây: 9,2 cm; trọng lượng cây: 0,170 gram).
2. Sử dụng phân cá: có sự khác biệt có ý nghĩa 5% ở chiều cao cây và trọng lượng
cây đối với nghiệm thức 1, giá thể tro trấu + trấu (chiều cao cây: 9,4 cm; trọng lượng cây:
0,182 gram).
3. Sử dụng dung dịch dinh dưỡng hữu cơ (phân hữu cơ): có sự khác biệt có ý nghĩa
5% ở chiều cao cây và khối lượng toàn khay đối với nghiệm thức 4, giá thể trấu có sử
dụng dung dịch dinh dưỡng MS (chiều cao cây: 8,9 cm; khối lượng toàn khay: 280 gram),
và nghiệm thực 5, giá thể tro trấu + trấu có phủ giấy thấm (chiều cao cây: 8,3 cm).
* Thông qua thí nghiệm tính hiệu quả kinh tế đối với mỗi phương pháp trồng cải
mầm (giá thể, phân bón) để xem với phương pháp trồng nào thì cho hiệu quả kinh tế cao
và dễ ứng dụng.
1. Không sử dụng phân bổ sung: với nhiệm thức 1, giá thể tro trấu + trấu cho hiệu
quả kinh tế cao nhất 10.000 đồng/kg.
2. Sử dụng phân cá: nhiệm thức 1, giá thể tro trấu + trấu cho hiệu quả kinh tế cao
nhất 24.800 đồng/kg.
3. Sử dụng dung dịch dinh dưỡng hữu cơ (phân hữu cơ): nghiệm thức 5, giá thể tro
trấu + trấu có phủ giấy thấm và gieo với mật độ dày cho hiệu quả kinh tế cao nhất 26.800
đồng/kg; nghiệm thức 1, giá thể tro trấu + trấu cho hiệu quả kinh tế cao 23.200 đồng/kg.
Từ kết quả đó ta nhận thấy việc trồng cải mầm bằng giá thể tro trấu là khá đơn giản
và dễ thực hiện, giá thể trồng rất dồi dào luôn có sẳn, và hiệu quả kinh tế thu được cũng
khá cao.
7
MỤC LỤC
Lời cảm ơn……..………………………………………………………………………...…i
Lời nói đầu ……..……………………………………………………………………….....ii
Phần tóm tắt .……..……………………………………………………………………….iii
Mục lục …………………………………………………………………………………...vi
Danh sách bảng .……..…………………………………………………………………….v
Danh sách hình .……..……………………………………………………………………vi
Danh sách biểu đồ..…..…………………………………………………………………...vii
CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU ….……..……………………………………………………….....1
I. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu ….……..……………………………….…………….1
II. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ….……..……………………………………………1
III. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ….……..…...……………………………...2
1. Cơ sở lý thuyết được sử dụng… .……..………………………………………………...2
1.1 Lịch sử rau mầm và các loại rau mầm trên thế giới ….……..….……………………...2
1.1.1 Thế giới …..……..………………………………………….………………………..2
1.1.2 Việt Nam…..……..……………………………………….………………………….4
1.2 Tính bổ dưỡng và khả năng trị bệnh của rau mầm….……...…………………………..5
1.3 Khả năng nhiễm khuẩn và cách phòng trị….……...……………………………….......8
1.3.1 Khả năng nhiễm khuẩn….……..…….…………………………………………….....8
1.3.2 Cách phòng trị…..……..….………………………………………………………….9
1.4 Cách trồng…..……..….………………………………………………………………10
1.4.1 Trồng bằng đất sạch ….……...……………………………………………………..10
1.4.2 Trồng thuỷ canh với giá thể xơ dừa …..……..……………………………………..11
1.4.3 Trồng thuỷ canh với chất dinh dưỡng…..……..……………………………………11
1.4.4 Trồng với giá thể tro trấu có sử dụng dung dịch dinh dưỡng …..……..…………....11
1.4.5 Các yếu tố cần thiết cho việc trồng rau mầm …..……..……….…………………...12
1.5 Dụng cụ trồng, dụng cụ chứa rau sau thu hoạch….……..……….…………………...12
1.6 Thu hoạch và tồn trữ …..……..……………………………….………………….......13
1.7 Các món ăn rau mầm trên thế giới và Việt Nam….……..…….………………….......14
1.7.1 Thế giới ….……..………………………………………….……………………….14
1.7.2 Việt Nam …..……..…………………………………….…………………………..16
8
2. Mô tả các phương pháp nghiên cứu đã được thực hiện …..……..…………………….16
IV. Các phương pháp quan sát hoặc thí nghiệm để thu thập thông tin, chứng minh các luận
cứ để kiểm chứng giả thuyết…..……..…………………………………………………...17
CHƯƠNG II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ….......................20
I. Ghi nhận tổng quát …..……..…………………………………..…………………........20
II. Kết quả thí nghiệm …..……..…………………………………………………………20
1. Thí nghiệm tìm giá thể và chất dinh dưỡng thích hợp….……..…………...…………..20
1.1 Thí nghiệm tìm loại giá thể thích hợp cho cải mầm …….…...…..…………………..20
1.2 Sử dụng giá thể kết hợp bổ sung dinh dưỡng là phân cá....... ....…..….……..……….22
1.3 Sử dụng giá thể kết hợp bổ sung dinh dưỡng phân hữu cơ …..….....……..………….24
2. Hiệu quả kinh tế ….….…….……..……………………...................................... .........28
2.1 Giá thể không sử dụng phân bổ sung ….…….……..……………....………...............28
2.2 Sử dụng giá thể kết hợp bổ sung phân cá....... …….……..…………....………….......29
2.3 Sử dụng giá thể kết hợp bổ sung dung dịch dinh dưỡng hữu cơ …........……………. 30
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ….…….……..……………………................................... 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO …….…….……..……………………......................................33
PHỤ CHƯƠNG …….…….……..……………………......................................................35
9
DANH SÁCH BẢNG
Bảng
Tựa bảng
Trang
1.1 Phân tích dinh dưỡng mầm cải củ 6
1.2 Dinh dưỡng mầm cải củ và cải củ trưởng thành 7
1.3 Môi trường dinh dưỡng MS 17
2.1 Thí nghiệm tìm loại giá thể thích hợp cho cải mầm 20
2.2 Sử dụng các giá thể kết hợp với bổ sung dinh dưỡng là phân cá 22
2.3 Sử dụng các giá thể kết hợp với bổ sung dung dịch dinh dưỡng hữu cơ 24
2.4 Hiệu quả kinh tế trường hợp không sử dụng phân bổ sung 28
2.5 Hiệu quả kinh tế khi sử dụng bổ sung phân cá 29
2.6 Hiệu quả kinh tế sử dụng bổ sung dung dịch dinh dưỡng hữu cơ 30
10
DANH SÁCH HÌNH
Hình Tựa hình Trang
1.1 Hình ảnh các loại rau mầm 4
1.2 Rau mầm trồng trong chậu 10
1.3 Dụng cụ trồng rau mầm 12
1.4 Hỗn hợp mầm 3 tầng 13
1.5 Một số món ăn từ rau mầm 15
1.6 Món ăn mầm cải thịt bò xào 16
2.1 a. Hạt mới gieo; b. Hạt nảy mầm sau 3 ngày trên giá thể đất hỗn hợp; c.
Hạt nảy mầm sau 3 ngày trên giá thể trấu; d. Rau mầm được 5 ngày sau
khi gieo trên giá thể tro trấu; e. Hình rau mầm thu hoạch; f. Món ăn từ
rau cải mầm
27
11
DANH SÁCH BIỂU ĐỒ
Biểu
đồ
Tựa biểu đồ Trang
1 Chiều cao cây ở mỗi loại giá thể 21
2 Trọng lượng trung bình của cây ở các loại giá thể 22
3 Chiều cao cây ở mỗi loại giá thể 23
4 Trọng lượng cây (gram) ở mỗi loại giá thể 24
5 Chiều cao cây (cm) 25
6 Khối lượng khay (gram) 26
7 Lợi nhuận của phương pháp trồng rau mầm sử dụng phân cá 29
8 Lợi nhuận của phương pháp trồng rau mầm sử dụng phân hữu cơ 31