Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

LỄ KHAI SƠN TRONG KHO TÀNG VĂN HÓA TẾT NGƯỜI MƯỜNG Ở THANH HÓA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.99 KB, 4 trang )

LỄ KHAI SƠN TRONG KHO TÀNG VĂN HÓA TẾT NGƯỜI MƯỜNG
Ở THANH HÓA
SVTH: PHẠM NGỌC TÒNG
Nói đến tết là ta nói đến sự sum họp của gia đình sau một năm làm ăn,
học hành. Mang đến sự ấm cúng cho các thành viên trong gia đình và cho cả
xã hội, đây là nét văn hóa đặc trưng của tất cả các đân tộc Việt Nam. Trong
kho tàng văn hóa tết đó, mỗi một dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam lại
có những nét văn hóa đặc trưng riêng. Và chúng ta không thể không nhắc đến
nét văn hóa tết riêng mà người Mường đã lưu giữ và phát huy cho đến ngày
nay.Đặc biệt trong những lễ hội làm nên nét riêng đó chính là lễ khai sơn, một
cái lễ hội mang đầy chất riêng của người Mường.
Người Mường thuộc nhóm ngôn ngữ Việt Muờng với dân số khoảng 70
vạn người, sinh sống ở Tây Bắc, Thanh Hòa, Hòa Bình. Trong sống tập trung
ở Thanh Hóa là đông nhất, chiếm tới 22 vạn sống tập trung ở 6 huyện miền
núi và rải rác ở một số huyện khác như: Ngọc Lặc, Lang Chánh, Quan Hóa,
Bá Thước, Như Thanh, Như Xuân và một số huyện khác . Qua quá trình phát
triển của dân tộc Mường, do cuộc sống du canh du cư đến các vùng mới nên
văn hóa truyền thống người Muờng cho đến ngày nay có thể đã bị mai một.
Nhưng người Mường vẫn lưu giữ được một kho tàng văn hóa mang đầy chất
riêng của người Mường. Trong đó Lễ khai sơn hay còn gọi là lễ săn bắt, mọi
người dân Mường đều tham gia vào nghi lễ này, nó đánh dấu cho một hoạt
động cuộc sống đầu tiên trong năm mới của người Mường. Được tiến hành
vào ngày mồng 6 tết và chia làm hai phần . Phần đầu được thực hiện bằng
công việc đi săn và tế thần thánh kéo dài trong một ngày, phần hai là phần hội
được tiến hành vào ban đêm cho tới tận sang hôm sau. Đây là cơ hội họp mặt
đầu năm của người dân trong bản, cũng như nó mang nhiều thong điệp mà
người Mường muốn thể hiện qua nghi lễ này.
khai sơn có rất nhiều đặc điểm độc đáo và lí thú nó mang đến cho
chúng ta cái hình hình dung về các thời kỳ trước đây của loài người với chế
độ công xã thể hiện rất rõ nét qua lễ khai sơn này. Lễ khai sơn đuợc xuất phát
từ cuộc sống gắn bó hoàn toàn vào tự nhiên của người Mường xưa và nay,


cũng như gắn với tín ngưỡng thờ thần núi của họ. Qua cái lễ này người
Mường muốn cầu mong cho mưa thuận gió hòa, để có những mùa vụ bội thu,
mang lại cuộc sống ấm no cho các thành viên dân tộc Muờng. Không những
thế mà lễ khai sơn còn mang những mong ước sâu xa và đậm nét khác như
mong muốn con người và con người luôn đối xử công bằng với nhau, luôn
giúp đỡ nhau và ủng hộ nhau trong cuộc sống, cùng nhau tồn tại giữa sự khắc
nhiệt của núi rừng Viêt Nam này. Ngoài ra lễ khai sơn còn thôi thúc và nhắc
nhở mỗi người dân trong bản phải luôn chăm lo làm ăn, luôn thúc giục mỗi
người Mường phải tự đi lên trong cuộc sống.
Đoàn thợ săn do ông trùm săn dẫn đường cùng với trai tráng trong làng,
ở đây người trùm săn là người thông thạo địa hình núi rừng của vùng mình
sống và có kỹ năng vào loại tốt nhất bản, thợ săn ở đây không phân biệt tuổi
tác cùng như cấp bậc địa vị trong bản. Những người tham gia đi săn, phải
luôn luôn tự lực và đầy mưu trí, mọi người phải tự ý thức về việc mình đi săn,
ai cũng mang trong mình hừng hực khí thế. Người Mường quan niêm công
việc đầu năm đó, người mà bắt được mồi là người sẽ gặp may mắn trong năm
đó. Công cụ mà người Muờng dùng để săn là súng kiêp, nỏ, lao và gậy gộc.
Mọi người đi săn vây quanh khu rừng, cả chó trong nhà cũng được đem đi
săn. Khi bao vây không khí luôn được quấy động bằng những tiếng chuông,
tiếng người hô rất huyên náo tạo không khí hồ hởi và thoải mái trong đoàn
người đi săn.
Trong lúc những người đi săn thì công tác chuẩn bị ở nhà được tiến
hành rất chu đáo, nhà nào trong bản cũng được huy động, tất cả mọi người ai
cũng được giao nhiệm vụ. Người chuẩn bị dọn vệ sinh bãi cho thật sạch,
người chuẩn bị rựu, người chuẩn bị lều lán, trẻ em thì đua nhau mặc những bộ
quần áo sặc sỡ nhất mới nhất, các cô gái thì chăm cho sắc đẹp từ những bộ
quần áo đã chuẩn bị suốt một năm nay đến việc bôi son phấn. Công việc ở
nhà rất tấp nập, trên môi mỗi người đều nở những nụ cười mùa xuân, tiếng
mọi người nói chuyện âm vang cả bản làng.
Những người đi săn sau khi bắt được con mồi đoàn người sẽ xúm lại

làm sạch con mồi và khiêng tới miếu trong bản để cúng tạ đức thành Tản
Viên, đây là một tín ngưỡng rất độc đáo và đậm nét của người Mường. Nếu
như lễ hội khác công việc cúng bái sẽ do thầy cúng đảm nhiệm thì bây giờ
trong đoàn người sẽ cử ra một người làm nhiệm vụ này và người được cúng
đó chính là người đã săn được con mồi. Ngược lại các dân tộc Mường ở vùng
núi Tây Bắc như : Điện Biên, Lai Châu, Sơn La Và và một số bản ở Hòa Bình
thì công việc cúng bái trong lễ này đều giao cho thầy cúng trong bản hoặc già
làng đảm nhiệm. Đây là điểm hết sức đặc biệt tạo nên sự khác biệt của người
Mường nơi đậy với các bản làng Mường khác trong cả nước. Trong đoàn
săn ai ai cũng tạ ơn thành Tản Viên đã phù hộ cho dân bản trong suốt một
năm qua và cầu mong một năm mới đầy thuận lợi và may mắn. Buổi lễ được
tổ chức rất trang nghiêm, nếu như người Việt cầu xin ông bà gia tiên phù hộ
thì người Mường lại cầu xin và tạ ơn thần tản viên bởi đơn giản họ luôn cư trú
ở nú rừng, cuộc sống luôn gắn bó chặt chẽ với rừng. Nhưng đồ tế của họ rất
đơn giản bất cứ con mồi gì săn đựoc đều dâng lên thần Tản Viên và đồ dùng
cũng lấy từ rừng núi. Từ đó phản ánh trong mỗi con người Mường mang một
nét đẹp chân chất, mang đầy đủ tấm lòng của người Mường đối với thánh
thần và thiên nhiên nơi đây.
Sau khi làm lễ song thì sẽ chia phần đều cho các thành viên đi săn ai
cũngcó phần, người săn được con mồi sẽ được một cái đùi sau và cái đầu, bất
chấp ai cũng có số phần bằng nhau, kể cả con chó tham gia đi săn cũng được
chia phần bằng người. Ở đây người Mường đã thể hiện sự công bằng trong xã
hội của mình, sự công bằng đó một phần mang ẩn ý giáo dục cho những
người trong bản và con cháu sau này. Không những thế còn mang một thông
điệp về tình đoàn kết trong bản mong muốn một năm mới mọi người chung
sống với nhau hòa thuận giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Sau khi chia phần
song mọi người tập trung ra bãi dất mà những người ở nhà đã chuẩn bị cả
ngày hôm nay, những thành quả đầu năm đều được mọi gia đình thực hiện
vào lễ hội đêm đó. Đây là nét đẹp mà chúng ta đã từng chứng kiến ở các dân
tộc khác trên mọi miền của tổ quốc, buổi tối này tất cả mọi người không kể

một ai đều tụ tập ra bãi cùng nhau đốt lửa nhảy múa ăn mừng những thành
quả đạt được của đoàn săn ngày hôm nay, mọi người quây quần bên bếp lửa
với những bộ trang phục đã chuẩn bị chu đáo trong ngày tết đầy màu sắc và
rực rỡ nắm tay nhau nhảy múa quanh đống lửa, mọi người nắm chặt tay nhau
hát ca những bài hát truyền thống của dân tộc mình, mỗi bài đều chứa đựng
tâm hồn chân chất của người Muờng. Với hơi ấm của hương vị rựu cần, của
đống lửa và đặc biệt là hơi ấm tình đoàn kết từ những con người Mường đã
che đi cái giá lạnh của tiết trời nơi đây. Mọi người cùng nhảy múa và tiến sát
lại nhau trong những vòng tay, những nụ cười chứa đựng một mong uớc về
một năm mới thuận lợi và ấm no hơn cho mình và cho mọi người. Những đứa
trẻ đùa vui với nhau và chơi những trò chơi mang đậm chất Muờng, những cô
gái chàng trai cùng nhau thi hát nói chuyện tán gẫu với nhau, các cụ già ngồi
uống rựu cần nói chuyện say sưa với nhau. Tất cả đều vây quanh đống lửa
mang lại cái ấm áp giữa những con người trong bản với nhau, nhìn vào ta
thấy họ là một tập thể gia đình trong đó mỗi người mang những mong muốn
bình dị và thiết thực riêng về cuộc sống tốt đẹp hơn, tất cả họ làm nên một gia
đình vững trãi giữa núi rừng bao la.
Như vậy thông qua buổi lễ tết đầu năm của người Mường, chúng ta đã
thấy đựoc những nét độc đáo và đặc sắc mang phong cách riêng của người
Mường, qua đó người Mường đã thể hiện hết những mong ước và tấm lòng
chân chất của mình, cho ta thấy phần nào sự công bằng trong xã hội Mường.
Ngoài ra người Mường còn muốn thể hiện tình đoàn kết trong xã hội mình, và
mang mong muốn ngày càng thắt chặt tình người trong mỗi con người Mường
với nhau nói riêng và các dân tộc khác trên đất nước Việt Nam nói chung.
Mỗi người Mường đã góp phần làm cho đại gia đình đứng vững và phát triển
trước những khắc nghiệt của núi rừng mang lại. Nét đẹp này là một phần di
sản văn hóa truyền thống đáng trân trọng mà người Mường gìn giữ cho đến
ngầy nay và các thế hệ con cháu người Mường lưu giữ cho đến mai sau, nét
đẹp này đã đóng góp vào trong kho tàng văn hóa dân tộc Việt Nam thêm phần
phong phú và đa dạng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phan Kế Bính. Việt Nam phong tục. NXB Sài Gòn
2. Ngô Sĩ Liên. Đại việt sử kí toàn thư tập 1. NXB khoa học xã hội
3. Phạm Tuấn Phổ. Thanh Hóa nghìn xưa lưu giấu. NXB trẻ
4. Lê Trung Vũ (chủ biên). Tết cổ truyền người Việt. NXB văn hóa thông
tin 2002.
5. Trần Quốc Vượng. Mùa xuân và phong tục Việt Nam. Nxb văn hóa
1967

×