Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

ON THI TNTHPT BAI ( TAY TIEN, VIET BAC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.34 KB, 19 trang )

BÀI THƠ TÂY TIẾN
ĐỀ BÀI: " Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng là đặc điểm nổi bật trong bài thơ Tây Tiến
của Quang Dũng".
Chứng minh nhận đònh trên.
Gợi ý làm bài:
a) Mở bài:
- Quang Dũng là nhà thơ tài hoa về nhiều lónh vực nhưng ông đạt thành công nhất ở thơ ca. Thơ
ông thể hiện một tâm hồn nhạy cảm, giàu chất lãng mạn, có khả năng cảm nhận tinh tế vẻ đẹp
của thiên nhiên và tình người, nghệ thuật diễn tả tâm hồn bình dò, chân thật.
- Tây Tiến là một trong những bài thơ đặc sắc của Quang Dũng. Đặc điểm nổi bật trong bài thơ
này là cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng.
b) Thân bài:
- Tây Tiến là một đơn vò quân đội thành lập năm 1947, có nhiệm vụ phối họp với bộ đội Lào, bảo
vệ biên giới Việt- Lào, đánh tiêu hao lực lượng quân đội Pháp. Chiến só Tây Tiến phần đông là
thanh noên Hà Nội.
- Quang Dũng là đại đội trưởng ở đó đến suốt năm 1948, rồi chuyển sang đơn vò khác. Trong nỗi
nhớ tha thiết về đoàn quân gắn bó một thời với mình. Quang Dung sáng tác bài thơ Tây Tiến với
cái tên ban đầu là nhớ Tây Tiến vào cuối năm 1948 tại Phù Lưu Chanh. Sau này, bài thơ được in
trong tập mây đầu ô.
* Cảm hứng lãng mạn:
(1) Bức tranh kiêu hùng của người lính Tây Tiến được dệt nên bởi cảm hứng lãng
mạn trên cái nền hùng vó và thơ mộng của núi rừng Tây Bắc. Bài thơ miêu tả một xứ lạ, hoang sơ
và nguyên thuỷ, người lính vượt qua bao đèo cao, suối sâu với tư thế đẹp, hùng dũng, với nỗi nhớ
chơi vơi, heo hút cồn mây súng ngửi trời, với Mường Lát hoa về trong đêm hơi, với nhà ai Pha
Luông mưa xa khơi …
(2) Bút pháp lãng mạn còn thể hiện qua âm thanh ghê rợn của thác gầm thet, cọp trêu
người nhằm tô đậm vẻ hoang dại, bí mật của rừng thiêng dữ dội, rồi đột ngột mơ ra một nỗi nhớ
ấm áp: Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khỏi, Mai Châu mùa em thơm nếp xôi, Đêm mơ Hà Nội dáng kiều
thơm …
(3) Thực- ảo đan xen trong đêm liên hoan: ( bừng lên ngọn đuốc hoa) với cái nhìn ngơ
ngác ( kìa em xiêm áo tự bao giờ) lẫn cái e ấp tình tứ ( Khèn lên man điệu nàng e ấp- Nhạc về


Viên Chăn xây hồn thơ). Từ cảnh liên hoan chuyển sang cảnh sông nước đầy chất thơ bằng bút
pháp chấm phá tinh tế ( Người đi … chiều sương; hồn lau nẻo bến bờ; dáng người trên độc mộc;
trôi dòng nước lũ hoa đong đưa …) Cảnh như được phủ lên màn sương huyền thoại, da diếc hồn của
ngàn lau … giống như một bức hoạ cổ.
(4) Hùng vó và thơ mộng là cái nhìn riêng của chất thơ lãng mạn Quang Dũng. Tác giả
gợi một hoài niệm, một tình yêu bâng khuâng đối với những vùng đất một thời gian gắn bó sâu
nặng …
* Tinh thần bi tráng:
1
(1) Người chiến só Tây Tiến luôn hiên ngang, bất khuất mặt dù chòu mất mác, đau buồn. Trên cái
nền thiên nhiên hùng vó tráng lệ, người lính xuất hiện với tầm vóc bi tráng khác thường: Không
mọc tóc, xanh màu lá dữ oai hùm, mắt trừng gửi mộng qua biên giới …
(2) Các câu thơ tiếp theo nói về cái chết cũng khác thường: (Rải rác biên cương mồ viễn xứ- Chiến
trường đi chẳng tiếc đời xanh- Aó bào thay chiếu anh về đất). Hai khổ thơ tạo hình dữ đội, nói lên
cái gian khổ tột cùng lẫn cái lẫm liệt kiêu hùng.
Cái chết cũng được tác giả bao bọc trong không khí hoành tráng. Từ Hán Việt đượng sử dụng tạo
nên âm hưởng bi hùng. Câu thơ sông Mã gầm lên khúc độc hành giống như khúc nhạc chiêu hồn tử
só thật dữ dội, bi tráng giữa không gian bát ngát.
(3) Chính cảm hứng lãng mạn đã tạo ra ở Quang Dũng cái nhìn mang tính anh hùng ca trước cái
chết của người lính. Tác giả nhìn thẳng vào sự thật là nỗi cơ cực, cái chết nhưng cảm hứng lãng
mạn đã xoá đi những nét tiều t, lam lũ, bi thảm làm cho người lính trở nên oai hùng, sang trọng,
hào hoa. Đó là những tráng só " một đi không trở về" , một quang niệm về người anh hùng mang
màu sắc lãng mạn riêng của văn học quá khứ.
(4) Cảm hứng lãng mạn và tính chất bi tráng tạo nên chất sử thi đặc biệt của bài thơ. Bức chân
dung người lính hào hoa, dũng cảm trên cái nền hùng vó, tráng lệ đượng tác giả hướng hồn thơ
ngưỡng vọng vào cả một thế hệ anh hùng, nhữn người lính "quyết tử cho tổ quốc quyết sinh".
c) Kết bài:
Tây tiến là bài thơ hay viết về người lính. Bài thoqư góp tiến nói độc đáo cũng với những bài thơ
viết về kháng chiến của Hồng Nguyên, Chính Hữu, Nguyễn Đình Thi,…, đã làm thành mảng riêng
đặc sắc trong thơ ca thời kì kháng chiến chống Pháp.

ĐỀ BÀI:
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi !
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thuốc xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hòch cọp trêu người
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi
(Tây Tiến – Quang Dũng)
Anh hoặc chò hãy phân tích đoạn thơ trên.
B. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI:
2
1. Nỗi nhớ Tây Tiến:
* Nhớ núi rừng, nhớ dòng sông Mã khôn nguôi:
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi !
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
- “Nhớ chơi vơi”: Cách dùng từ ngữ đặc sắc, mới lạ, giàu sáng tạo.
- Câu cảm thán và điệp ngữ “nhớ” có tác dụng cộng hưởng, nhấn mạnh nỗi nhớ.
* Ấn tượng về miền Tây Bắc thật mãnh liệt:
Sài khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường lát hoa về trong đêm hơi
- Hình ảnh dò thường táo bạo “xương lấp đoàn quân”, “hoa về trong đêm hơi”, “dốc
thăm thẳm”, “súng ngửi trời”, “mưa xa khơi”, “thác gầm thét”, “cọp trêu người”.

- Đòa danh xa lạ, làm tăng cấp ấn tượng xa xôi, hoang sơ cho độc giả: Sài Khao,
Mường Lát, Pha Luông, Mường Hòch, Mai Châu.
- Cách phối hợp thanh bằng – trắc tạo âm hưởng lạ tai, mông lung, tạo cảm giác âm
u, kích thích hứng thú phiêu lưu mạo hiểm:
+ Mường lát hoa về trong đêm hơi (6 thanh bằng).
+ Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm (5 thanh trắc).
+ Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi (toàn thanh bằng).
- Nghệ thuật đối ngữ tạo cảm giác hiểm trở ngợp cả người:
ngàn thước lên cao >< ngàn thuốc xuống
- Nghệ thuật nói giảm, nói tránh:
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời
Nhà thơ không nói chết, mà nói “không bước nữa”, “gục lên súng mũ”, “bỏ quên
đời”.
Lời thơ bi mà không lụy, bi mà tráng, bi mà hùng, mang vẻ mó học sâu sắc.
* Nghệ thuật nhân hóa tu từ:
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hòch cọp trêu người
Làm tôn thêm cái bí mật, cái uy lực khủng khiếp ngàn đời của chốn rừng thiêng
nước độc, nơi đại ngàn hoang vu.
2. Nỗi nhớ đồng bào Tây Tiến:
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi
* Lời thơ như tiếng hát của một bài ca hoài niệm vừa ngọt ngào, vừa bâng khuâng, tha
thiết.
* Hai chữ “nhớ ôi” không những bộc lộ tình cảm chung thủy, mà còn là nỗi nhớ cồn cào,
nhớ mênh mang như một tiếng vang bật lên từ nỗi nhớ.
* Hai tiếng “mùa em” có sức rung, sức gợi sâu xa.
3
3. Đánh giá:

* Đây là một đoạn thơ hay tuyệt vời, có sự kết hợp hài hòa giữa khuynh hướng sử thi và
cảm hứng lãng mạn.
* Phải là một cây bút tài hoa mới có được những vần thơ cô đọng, hàm súc, mềm mại,
tinh tế, sôi nổi, hùng tráng đến thế. Nhiều câu thơ có sự phối hợp điêu luyện các kó thuật tạo hình,
hội họa, điện ảnh, điêu khắc và gần gũi với âm nhạc truyền thống.
Bài Việt Bắc - Tố Hữu-
Phân tích đoạn thơ sau trong bài Việt Bắc của Tố Hữu:
Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đann nón chuốt từng sợi giang.
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình.
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.
I. MỞ BÀI:
- Việt Bắc ,khúc ca trữ tình nồng nàn, đắm say về những lẽ sống lớn, ân tình lớn của con
người cách mạng.
- Nỗi nhớ hướng về cảnh và người ở quê hương Việt Bắc là một nội dung nổi bật của bài
thơ, được thể hiện hết sức xuất sắc trong đoạn thơ trên.
II. THÂN BÀI:
- Hai dòng đầu của đoạn thơ vừa giới thiệu chur đề của đoạn, vừa có tính chất như một sự
đưa đẩy để nối các phần của bài thơ lại với nhau. Người ra đi đã nói rõ:
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
Trong nỗi nhớ của người đi, cảnh vật lẫn con người Việt Bắc hòa quyện với nhau thành một
thể thống nhất.
- Trong tám dòng thơ tiếp theo, tác giả tạo dựng một bộ tranh tứ bình về Việt Bắc theo chủ
đề Xuân – Hạ – Thu – Đông. Ngòi bút tạo hình của nhà thơ đã đạt tới trình độ cổ điển. Bút pháp

miêu tả nhất quán: câu lục để nói cảnh, còn câu bát dành để “vẽ” người.
- Bức thứ nhất của bộ tranh tả cảnh mùa đông. Màu hoa chuối đỏ tươi đã làm trẻ lại màu
xanh trầm tòch của rừng già. Sự đối chọi hai màu xanh – đỏ ở đây rất đắt.
Hình ảnh con người được nói tới sau đó chính là điểm sáng di động của bức tranh. Tác giả
thật khéo gài con dao ở thắt lưng người đi trên đèo cao khiến hình ảnh đó trở nên nổi bật.
4
- Bức tranh thứ hai tả cảnh mùa xuân bằng gam màu trắng. Xuân về,rừng hoa mơ bừng nở.
Màu trắng tinh khiết của nó làm choáng ngợp lòng người. Âm điệu hai chữ “trắng rừng” diễn tả
rất đạt sức xuân nơi núi rừng và cảm giác ngây ngất trong lòng người ngắm cảnh.
Người đan nón có dáng vẻ khoan thai rất hòa hợp với bối cảnh. Từ “chuốt” vừa mang tính
chất của động từ vừa mang tính chất của tình tứ.
- Bức tranh thứ ba nói về mùa hè. Gam màu vàng được sử dụng đắt đòa. Đó là “màu” của
tiếng ve quyện hòa với màu vàng của rừng phách thay lá. Do cách diễn đạt tài tình của rừng
phách, ta có cảm tưởng tiếng ve đã gọi dậy sắc vàng của rừng phách và ngược lại sắc vàng này
như đã thò giác hóa tiếng ve.
Hình ảnh “cô gái hái măng một mình” xuất hiện đã cân bằng lại nét tả đầy kích thích ở
trên. Nó có khả năng khơi dậy trong ta những xúc cảm ngọt ngào.
- Bức tranh thứ tư vẽ cảnh mùa thu với ánh trăng dòu mát, êm đềm. Trên nền bối cảnh ấy,
“tiếng hát ân tình thủy chung” ai đó cất lên nghe thật ấm lòng. Đây là tiếng hát của ngày qua hay
tiếng hát của thời điểm hiện tại đang ngân nga trong lòng người sắp phải giã từ Việt Bắc?
III. KẾT BÀI:
Đoạn thơ có vẻ đẹp lộng lẫy đã được viết bằng một ngòi bút điêu luyện. Đọc nó, ấn tượng
sâu sắc còn lại là nghóa tình đối với “quê hương cách mạng dựng nên cộng hòa”.
Câu 1:Cảm nhận của anh chò về thế giới thiên nhiên và con người trong đoạn thơ sau:
"Ta về mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao náng dựng dao gài thắt lưng
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hoà bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung"
Gợi ý làm bài:
a) Mở bài:
Giới thiệu vài nét về Tố Hữu và bài thơ Việt Bắc. Giới thiệu vò trí và nội dung đoạn trích.
( Bao trùm cả đoạn thơ là nỗi nhớ: nhớ người nhớ cảnh, nhớ cảnh nhớ tình. Nỗi nhớ đó được
thể hiện qua năm lần lặp lại từ "nhớ". Cảnh đây đã đẹp lại lồng trong tình người cũng đẹp
bởi sự "ân tình" và "thuỷ chung".
b) Thân bài:Nỗi nhớ cảnh, nhớ người.
- Ấn tượng khó phai mờ của cảnh sắc thiên nhiên Việt Bắc là vẻ đẹp hùng vó của nó thể hiện qua
vẻ đẹp bốn mùa, mỗi mùa có vể đẹp riêng. Màu sắc để đặc tả mỗi mùa cũng khác với các gam
màu khác nhau: đỏ tươi, trắng rừng, đổ vàng và màu xanh hùng vó của núi rừng. Hình ảnh "hoa
chuối đỏ tươi" kết hợp với ánh sánglấp lánh phản chiếu từ con dao, công cụ quen thuộc không thể
thiếu được của người miền núi khi đi rừng đi nương, tạo nên ấn tượng độc đáo của một vùng quê
5
thanh bình. Vẻ đẹp ấy còn được thể hiện qua một nét đặt sắc nữa đó là hình ảnh "mơ nở trắng
rừng" vào mùa xuân, cũng là một nét độc đáo mà không phải nơi nào cũng có được. Mùa hè đến
với hình ảnh "rừng phách đổ vàng" cũng gây ấn tượng khó quên. Không gian của núi rừng không
phải là không gian tónh lặng mà ở đó vẫn có hoạt động của con người: hình ảnh người đi làm
nương với con dao cài "thắt lưng", hình ảnh người dân miền núi chăm chuốt từng "sợi giang" để
đan nón, tiếng "ve kêu" làm thức đậy cả núi rừng, báo cho cây rừng biết sự chuyêbr đổi của thời
gian.
- Các màu sắc của bốn mùa kết hợp hài hoà với nhau và đều rất đặc trưng. Trên nền xanh của núi
rừng là "hoa chuối đỏ tươi", không trộn lẫn vào đâu được, tạo thành một bức tranh có hoa có lá.
Cũng trên nền xanh ấy, màu trắng của hoa mơ nổi lên vào mùa xuân tạo ra ấn tượng về sự đổi
mùa của đất trời. Cũng tương tự màu vàng của rừng phách cũng đóng góp vào bức tranh chung ấy
với cảm nhận về thời gian luân chuyển. Tất cả tạo nên những sắc màu khác nhau, gắn với bốn
mùa,tạo nên bức tranh phong cảnh tuyệt vời của núi rừng Việt Bắc. Âm thanh của núi rừng qua

hoạt động của con người qua tiếng hát trong đêm trăng thu, qua tiếng "ve kêu" cũng được trộn lẫn
trong các gam màu ấy, tạo nên không khí hoạt động, khiến không gian ấy không phải là không
gian tónh lặng mà là không gian sống, không gian hoạt động. Tất cả những sắc màu và âm thanh
ấy đều được cảm nhận bởi chính chủ thể trữ tình, mà nếu không gắn bó keo sơn, không có tình
cảm với mảnh đất ấy thì sẽ không có được cảm nhận ấy. Đây là tình cảm xuất phát từ đáy lòng
chứ không phải là tình cảm miễn cưỡng. Sự cảm nhận đó tạo ra tính chất thiêng liêng cho nỗi nhớ
khôn nguôi khi phải chia tay, người đi người ở.
- Nhớ cảnh cũng là nhớ người, nếu cảnh đẹp mà không có tình người thì cảnh đẹp đó trở nên vô
hồn, nhưng nhớ người trước hết là nhớ vẻ đẹp của con người chất phác, hồn nhiên, đôn hậu luôn
gắn với thiên nhiên, luôn miệt mài trong lao động. Cách thể hiện nỗi nhớ người nhớ cảnh được thể
hiện qua cách đan cài các câu thơ, vừa có câu nhớ cảnh vùa liền đó lại có câu nhớ người. Cảnh và
tình hoà quyện với nhau. Vẻ đẹp của con người trước hết là vẻ đẹp lao động với hình ảnh "đèo cao
nắng dựng dao gài thắt lưng" hay qua các động tác cần cù tỉ mỉ "chuốt từng sợi giang".Nét đặc biệt
của những con người đó là ân tình thuỷ chung, là tình người gắn bó keo sơn với cách mạng, luôn
có ý thức che chỡ bảo vệ những người chiến đấu vì dân vì nước. Vẻ đẹp đó còn thể hiện qua hình
ảnh "Cô em gái hái măng một mình" thể hiện sự chòu thương chòu khó.
- Hình thức đối lập mình- ta, người đi- kẻ ở rất quen thuụoc trong ca dao dân ca người Việt, cũng
là nét đặc sắc làm nổi bậc cảnh và tình ở đây. Nỗi nhớ được láy đi láy lại qua năm lần điệp từ
"nhớ"gắn với những nỗi nhớ khác nhau, mỗi lần nhớ như vậy lại gợi lại một ấn tượng, một kỉ niệm
khó phai mờ trong tâm trí tác giả.Các câu thơ với hình thức lục bát của ca dao cũng tạo nên nét
nghệ thuật đặc trưng, tạo ra hình thức hô- ứng ( câu đầu để hỏi, câu cuối để trả lời), tạo nhòp cho
bài thơ. Hình thức lục bát ở đây còn tạo được sự hài hoà, cân xứng tạo ra sự quyến luyến không nở
chia tay với con người Việt Bắc.
c) Kết bài:
Khẳng đònh nét đặc trưng nghệ thuật của Việt Bắc được biểu hiện cụ thể trong đoạn thơ.
HƯỚNG THỨ NHẤT
6
A. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU ĐỀ:
Đây là trong những đoạn thơ hay nhất của bài thơ Việt Bắc.Trong quá trình bình giảng, cần
làm nổi rõ nỗi nhớ da diết của nhà thơ về thiên nhiên thơ mộng nơi núi rừng Việt Bắc và con

người ở nơi giàu tình nặng nghóa ấy. Qua đó, thấy được Tố Hữu là một hồn thơ tài hoa, một cây
bút yêu thương da diết, gắn bó sâu nặng với nhân dân, với quê hương đất nước.
B. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI:
1. Cảm xúc chủ đạo của đoạn thơ:
Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
Khúc dạo đầu ấy đã làm “thoảng bay” nội dung của cả đoạn thơ: Nỗi nhớ da diết về
thiên nhiên thơ mộng nơi núi rừng Việt Bắc và con người ở nơi “ân tình thủy chung” ấy.
* Cặp từ “ta – mình”: Một thủ pháp nghệ thuật độc đáo, khơi nguồn cho dòng mạch
nhớ thương trôi chảy.
* “Ta về mình có nhớ ta” là câu hỏi tu từ được dùng làm cái cớ để bộc lộ tình cảm của
chính bản thân mình: “Ta về ta nhớ những hoa cùng người”.
2. Thiên nhiên và con người Việt Bắc (“hoa” và “người”):
2.1. Thiên nhiên: Đẹp như một bức tranh tứ bình, hiện lên ở các câu lục:
- Mùa đông: Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
- Mùa xuân: Ngày xuân mơ nở trắng rừng
- Mùa hạ : Ve kêu rừng phách đổ vàng
- Mùa thu : Rừng thu trăng rọi hòa bình
2.2. Con người: Hiện lên ở các câu bát:
Con người Việt Bắc là linh hồn của bức tranh thơ, là trung tâm của nỗi nhớ mênh
mang.
3. Đánh giá tổng hợp bức tranh thơ kép – “hoa” và “người”:
* Thiên nhiên và con người hòa quyện, quấn quýt bên nhau và điểm tô cho nhau.
* Nghệ thuật điệp cấu trúc ngữ pháp, đổi trật tự cú pháp, điệp từ được nhà thơ sử dụng
rất thành công.
* Nhòp thơ, âm điệu thơ hài hòa, mềm mại, uyển chuyển, làm say lòng người.
* Cách xưng hô “mình – ta” rất gần với điệu hát giao duyên t6rong kho tàng ca dao –
dân ca.
* Sự kết hợp điêu luyện, hài hòa giữa nghệ thuật thơ ca với các yếu tố hội họa, âm
nhạc, điện ảnh đã chứng tỏ Tố Hữu là một người nghệ só tài hoa, yêu cảnh, yêu người, yêu quê

hương đất nước sâu nặng.
Câu 2: Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu:
" Những đường Việt Bắc của ta
…………………………………………………………………
Vui lên Việt Bắc đèo De, núi Hồng"
Bài viết tham khảo:
7
Bài thơ Việt Bắc là đỉnh cao của thơ Tố Hữu và cũng là thành tựu quan trọng của thơ ca kháng
chiến chống Pháp. Bài thơ được Tố Hữu sáng tác vào tháng 10- 1954 nhân một sự kiện lòch sử:
Đảng và chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về thủ đô Hà Nội. Từ điểm xuất phát ấy bài thơ thể
hiện nghóa tình gắn bó thắm thiết giữa người ra đi với người ở lại, giưũa miền xuôi với miền
ngược, giữa cán bộ với quê hương Việt Bắc. Nó trở thành kỉ niệm sâu lắng trong tâm hồn.
Có thể nói âm hưởng trữ tình vang vọng suốt bài thơ đã tạo nên khúc ca ngọt ngào, đằm thắm giữa
tình đồng chí với đồng bào; của tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước, yêu đời. Theo dòng hồi tưởng
của Tố Hữu bài thơ dẫu vài khung cảnh Việt Bắc chiến đấu với những hình ảnh hào hùng, những
hoạt động sôi nổi, âm thanh náo nức, phấn chấn cả núi rừng đất trời vang dậy trong bước đường
hành quân:
" Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung"
Thiên nhiên chuyển mình hay cũng chính là lúc nước ta chuyển sang giai đoạn mới của cuộc
kháng chiến, từng đoàn quân nối nhau ra tiền tuyến. Trong trái tim họ, những lờ thề vang vọng
mãi thúc giục họ đi lên, họ đã quyết một đi không trở lại. Tất cả những lo toan bề bộn của cuộc
sống hàng ngày, họ đều dẹp lại sau lưng. Từng dòng chữ trong câu thơ như đang rung lên theo nhòp
bước, những người chiến só cứ tiến lên phía trước, vẻ đẹp của đoàn quân được tác giả miêu tả cụ
thể qua câu thơ:
" Đêm đêm rầm rập như là đất rung"
Hình tượng người lính hành quân trong đêm gợi lên cho ta về hình ảnh đoàn binh Tây Tiến:
" Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm"
Ở thơ Tố Hữu cũng vậy, một chí khí dũng mảnh được thể hiện:

" Quân đi điệp điệp trùng trùng
Anhs sao đầu súng bạn cùng mũ nan"
Từng đoàn binh " điệp điệp, trùng trùng" tiến đi, trong họ là cả một bầu trời đầy dũng khí, có lẽ
chẳng còn từ ngữ nào có thể diễn đạt được sức mạnh của đoàn binh. Trong đoàn quân có những
con người họ không chỉ biết cầm súng chiến đấu mà họ còn là những thanh niên đầy lãng mạn, họ
làm bạn với trăng sao. Trong đêm tối ánh sao soi đường cho họ. Không gian sôi sục bổng dưng
lặng đi trước một cảnh tượng đẹp cùng với những chiến binh, boa đoàn dân công xung phong ra
trận:
" Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay"
Đoàn dân công ra đi cũng hùng dũng, hiên ngang không kém, họ muốn đem sức lực nhỏ bé của
mình góp chung vào cuộc đại chiến của dân tộc. Họ không còn yếu đuối nữa mà trở nên hùng
dũng, hiên ngang, tác giả sử dụng hình ảnh " bước chân nát đá". Sức mạnh của họ thật phi thường.
Qua biện pháp tu từ cường điệu sức mạnh của họ được nhân lên gấp bội và trong đoàn binh đó
chắc chắn có phần của " người ra đi" hay chính là của Tố Hữu, để cuối cùng với sức mạnh của
mình họ đã vượt qua:
" Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèm pha bật sáng như ngày mai lên
8
Tin vui thắng trân trăm miền
Hoà Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về
Vui từ Đồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng"
Khó khăn gian khổ như nhừng bóng đêm triền miên đã khép lại. Trước mắt đoàn quân ánh đèn
pha bật sáng ánh nắng ngày mai, đoàn quân cứ bước đi trong niềm tin và hi vọng. Họ hi vọng ở
một ngày mai tươi sáng, cả quân nhân, núi rừng Việt Bắc, những câu thơ âm vang niềm tin và như
mọt dự cảm về ngày chiến thắng.
Chỉ với một đoạn thơ ngắn. Tố Hữu đã tái hiện được vẻ đẹp anh hùng của nhân dân, núi rừng Việt
Bắc nói riêng và sức mạnh anh hùng của dân tộc Việt Nam nói chung. Sức mạnh của khối đoàn
kết cộng đồng chính là sức mạnh làm nên chiến thắng. Bài thơ chính là " cái tôi trữ tình", là tấm

lòng thi só hướng về con người, đát trời Việt Bắc- cái nôi của cách mạng Việt Nam. Và đây cũng
chính là một tiêu biểu của một diện mạo riêng- diện mạo thơ Tố Hữu vừa giàu chất lí tưởng, vừa
ngọt ngào tha thiết và thấm đẩm chất dân tộc.
( Nguyễn Mẫn Nhi- lớp 12a5_THPT Thiều Văn Chỏi)
Câu 3: Nêu cảm nhận về đoạn trích sau trích từ bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu:
" Những đường Việt Bắc của ta
…………………………………………………………………
Vui lên Việt Bắc đèo De, núi Hồng"
Bài viết tham khảo:
Tháng 10- 1954 Chính phủ và trung ương Đảng về tiếp quản thủ đô Hà Nội. Tố Hữu đã từng gắn
bó với Việt Bắc trong những năm tháng kháng chiến nêu ông viết bài thơ này nhằm cảm nhận một
thời cách mạng và kháng chiến gian khổ, anh hùng nhất là nghóa tình gắn bó với đồng bào ở Việt
Bắc
Đoạn thơ trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu thể hiện khí thế dũng mãnh của cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp ở Việt Bắc. Trước hết Tố Hữu phác hoạ bức tranh toàn cảnh quân dân ta ra
trận chiến đấu với khí thế hào hùng, sôi sục khẩn trương qua hai câu đầu:
" Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung"
Hai câu thơ trên gợi được không gian rộng lớn" những đường Việt Bắc" và thời gian đằng đẳng "
đêm đêm" của cuộc kháng chiến vó đại trường kì. Khí thế xung trận được cảm nhận bằng âm thanh
" rầm rập"- từ láy tượng thanh này không chỉ diễn tả được một tiếng động mạnh của bước chân mà
còn giúp người đọc hình dung được nhòp độ khẩn trương rấp ráp của một số lượng lớn người đông
đảo cùng hành quân vvề một hướng tất cả tạo thành một bức tranh tổng hợp làm rung chuyển cả
mặt đất. Tác giả còn sử dụng biện pháp so sánh " đêm đêm rầm rập như là đất rung" để miêu tả
sức mạnh đại đoàn kết của quân dân ta, quyết tâm chiến đấu bảo vệ độc lập tự do cho đất nước.
Qua không gian rộng lớn, thời gian đằng đẳng và khí thế hào hùng ở Việt Bắc, có thể thấy rõ cuộc
kháng chiến chống Pháp là trường kì gian khổ nhưng dân tộc Việt Nam không lùi bước, ngược lại
vẫn vững vàng, kiên cường, chung sức, chung lòng đưa cuộc kháng chiến tới thắng lợi. Đồng thời
tác giả cũng miêu tả cụ thể hình ảnh anh bộ đội ta hành quân ra trận cũng thể hiện qua hai câu thơ
tiếp theo:

9
" Quân đi điệp điệp trùng trùng
Anhs sao đầu súng bạn cùng mũ nan"
Đó là hình ảnh vừa hào hùng vừa lãng mạn. Từ láy " điệp điệp, trùng trùng" khắc hoạ đoàn binh
đông đảo bước đi rất mạnh mẽ như những đợt sóng dâng trào, đợt này tiếp nối đợt kia tưởng chừng
như kéo dài vô tận. Tuy trang bò vật chất còn thiếu thốn, chiến só phải đội "mũ nan" được đan bằng
tre lợp vải nhưng đoàn binh điệp điệp trùng trùng chính là hình ảnh tượng trưng cho sự trưởng
thành vượt bậc của quân đội ta, của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến. Trong những đêm dài hành
quân chiến đấu ấy, ở đầu mũi súng của người lính ngời sáng" ánh sao" đó là ánh sao hiện thực
trong đêm tối hay là hình ảnh ẩn dụ ánh sao độc lập tự do cho tổ quốc. Hình ảnh ấy gợi cho ta sự
liên tưởng đến hình ảnh " đầu súng trăng treo" trong bài thơ " Đồng chí" của Chính Hữu. Có điều
nếu trăng trong bài đồng chí là hình ảnh tượng trưng cho khát vọng hoà bình cho vẻ đẹp yên ấm
của quê hương, thì ánh sao ở trong bài này lại là biểu tượng của lí tưởng, của niềm lạc quan chiến
thắng trong tâm hồn người lính ra trận. Không chỉ có bộ đội ra trận mà nhân dân ta ở bất cứ nơi
đâu cũng hăng hái góp sức mình vào cuôch kháng chiến. Ở đây, cùng hành quân với bộ đội là hình
ảnh những đoàn dân công phục vụ chiến đấu cũng được tác giả thể hiện qua hai câu thơ sau:
" Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay"
Những bó đuốc đỏ rực soi đường đã làm sáng bừng lên hình ảnh những đoàn dân công tiếp lương
tải đan. Có thể hình dung ở đó có già trẻ trai gái, họ đến từ nhiều miền quê với đủ mọi phương
tiện chuyên chở, gồng gánh quyết tâm kiên cường vượt núi cao đèo dốc đảm bảo sức mạnh vật
chất cho bộ đội chiến đấu, chiến thắng. Thành ngữ có câu " chân cứng đá mềm", Tố Hữu chuyển
thành " bước chân nát đá". Hình ảnh cường điệu ấy khẳng đònh ý chí phi thường, sức mạnh to lớn
của nhân dân kháng chiến. Cuộc kháng chiến của ta là cuộc kháng chiến toàn dân, là cuộc chiến
tranh nhân dân, nó phát huy cao độ sức mạnh của cả dân tộc để chiến đấu cho sự nghiệp chính
nghóa, vì thế ta nhất đònh thắng lợi. Tác giả cũng muốn khẳng đònh niềm lạc quan tin tưởng vững
chắc " trường kì kháng chiến nhất đònh thắng lợi".
Hai câu thơ: " Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên"
Anhs đèn phá của ôtô kéo pháo xuyên thủng màn đêm dày đặt, đấy cũng là một dấu hiệu nữa về

sự trưởng thành của quân đội ta. Sự trưởng thành ấy là một nhân tố quan trọng quyết đònh thắng
lợi. Đáng chú ý là hai câu thơ tao ra tương quan đối lập giữa bóng tối và ánh sáng. Nếu câu trên
khắc hoạ bóng đêm đen thăm thẳm gợi kiếp sống no lệ của dân tộc dước ách đo hộ của kẻ thù thì
câu dưới lại bừng ánh sáng của niềm tin vào ngày mai chiến thắng huy hoàng, tương lai tươi đẹp,
với xu thế ánh sáng lấn át bóng tối, dường như tác giả có dụng ý nêu bật xu thế chiến thắng tất
yếu của dân tộc ta dưới kẻ thù xâm lược, đồng thời khẳng đònh những ngày tươi sáng, hạnh phúc
nhất đònh sẽ đến với dân tộc ta. Đồng thời tác giả cũng khẳng đònh khí thế chiến thắng của các
chiến trường khác như: Hoà Bình, Tây Bắc, Điện Biên, Đồng Tháp, An Khê, Việt Bắc, đèo De,
núi Hồng thể hiện qua câu thơ sau:
" Tin vui thắng trận trăm miền
Hoà Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về
Vui từ Đồng Tháp, An Khê
10
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng"
Hoà Bình, Tây Bắc, Điện Biên đó là tên những chiến dòch lớn trong những năm cuối của cuộc
kháng chiến chống Pháp ( chiến dòch Hoà Bình năm 1951 ở tỉnh Hoà Bình, chiến dòch Tây Bắc
năm 1952 giải phóng nhiều vùng rộng lớn ở các tỉnh Tây Bắc, Chiến dòch Điện Biên Phủ mùa
xuân năm 1954). Đồng Tháp là căn cứ kháng chiến ở Nam Bộ. An Khê là đòa danh ở Tây Nguyên,
nơi đầu năm 1954 bộ đội ta đánh thắng nhiều trận. Đèo De, núi Hồng đó là những đòa danh trong
căn cứ ở Việt Bắc, nơi đó có các cơ quan trung ương Đảng và chính phủ thời kháng chiến chống
Pháp.
Đoạn thơ thể hiện qua các câu thơ vừa đậm chất sử thi hào hùng giàu tính lãng mạn tượng trưng đã
diễn tả thành công khí thế kháng chiến ở Việt Bắc. Thể thơ lục bát, kiểu kết cấu đối đáp, ngôn
ngữ đậm sắc thái dân gian- tất cả góp phần khắc sâu lời nhắn nhủ của Tố Hữu. Hãy nhớd mãi và
phát huy truyền thống quỳ báu anh hùng bất khuất, ân tình thuỷ chung của cách mạng, của con
người Việt Nam.
( Trần Thò Thuý Huỳnh- lớp 12a5- thpt Thiều Văn Chỏi)
Phân tích đoạn thơ sau đây trong bài Việt Bắc của Tố Hữu:
Những đường Việt Bắc của ta,
Đêm đêm rầm rập như là đất rung.

Quân đi điệp điệp trùng trùng,
Ánh sao đầu súng, bạn cùng mũ nan.
Dân công đỏ đuốc từng đoàn,
Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay.
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày,
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.
Tin vui chiến thắng trăm miền,
Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về.
Vui từ Đồng Tháp, An Khê,
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng.
B. DÀN BÀI:
I. MỞ BÀI:
- Việt Bắc là một bài thơ hay của Tố Hữu và là một thành tựu xuất sắc của nền thơ kháng
chiến chống Pháp 1945 – 1954.
- Nội dung cảm xúc chính của bài thơ là nỗi nhớ – một nỗi nhớ hướng tới nhiều đối
tượng cụ thể vừa khác biệt vừa thống nhất với nhau. Ở đoạn thơ sau, nỗi nhớ như xoáy vào những
ngày tháng hào hùng của cuộc kháng chiến (trích dẫn)
II. THÂN BÀI:
- Trong tám câu đầu, nhà thơ vẽ lại rất sống độïng hình ảnh những đêm Việt Bắc trong
mùa chiến dòch. Ban ngày kẻ thù đánh phá ác liệt, nhưng ban đêm thì ưu thế thuộc về chúng ta.
Hai từ “của ta” nằm cuối câu thứ nhất thể hiện rõ ý thức làm chủ của người kháng chiến đối với
quê hương, đất nước.
11
- Khí thế ra trận bừng bừng của quân ta được miêu tả hết sức chân thực bằng những hình
ảnh gân guốc, khỏe khoắn; bằng những từ tượng hình, tượng thanhchính xác; bằng một so sánh
thoáng nhìn qua không có gì mới mẻ nhưng thực chất lại có ý vò (Đêm đêm rầm rập như là đất
rung).
- Nét lãng mạn trong đời sống kháng chiến cũng được nói tới bằng hình ảnh vừa giàu ý
nghóa tả thực, vừa thấm đẫm tính tượng trưng: Ánh sao đầu súng, bạn cùng mũ nan.
- Tuy mô tả cảnh ban đêm, nhưng bức tranh thơ của Tố Hữu lại giàu chi tiết nói về ánh

sáng: ánh sáng của sao trời, của lửa đuốc, của đèn pha Sự so sánh Đèn pha bật sáng như ngày
mai lên tuy có vẻ cường điệu nhưng phản ánh đúng niềm phấn chấn tràn ngập lòng người kháng
chiến.
- Để thể hiện không khí chiến thắng, tác giả lặp lại nhiều lần từ “vui” và đưa vào thơ một
loạt đòa danh. So với những nhà thơ khác như Quang Dũng, Hoàng Cầm, cách sử dụng đòa danh
của Tố Hữu vẫn có những nét riêng độc đáo.
III. KẾT BÀI:
- Đoạn thơ đã thực sự làm sống dậy không khí hào hùng của một thời kì lòch sử không thể
nào quên.
- Qua đoạn thơ, ta thấy rõ Tố Hữu quả là người chép sử trung thành của cách mạng và là
nhà thơ có khả năng tạo dựng những bức tranh hoành tráng về lòch sử dân tộc.
Câu 4: Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu:
" Ta đi ta nhớ những ngày
………………………………………………………
Chày đêm nện cối đèu đều suối xa"
Bài viết tham khảo:
Năm 1954 là một mốc son chói lọi trong tiến trình lòch sử của dân tộc Việt Nam. Chiến thắng Điện
Biên Phủ đã khép lại chín năm kháng chiến trường kì và mở ra một thời kì mới cho đất nước. Với
Việt Bắc, đó là thời hì hoà bình và xây dựng, thời kì hứa hẹn cuộc sống ấm no hạnh phúc. Đã đến
lúc những người kháng chiến phải rời căn cứ miền núi trở về miền xuôi. Trung ương Đảng và
chính phủ từ chiến khu Việt Bắc về lại thủ đô.
Trong những ngày lưu luyến kẻ đi người ở, cõi lòng người chiến só nặng sâu nghóa tình không thể
nào quên được những gì đã qua để có hôm nay. Biết bao gian khổ và hi sinh trong trong những
năm tháng chién đấu ấy; biết bao kỉ niệm về tình quân dân, tình đồng bào, tình đồng chí, chia sẻ
niềm vui nỗi buồn đồng cam cộng khổ, tự hào về mười lăm năm cách mạng và kháng chiến và
những ước vọng về ngày mai tươi sáng. Chính ví vậy, nhà thơ Tố Hữu cầm bút sáng tác bài thơ "
Việt Bắc", một bài thơ đánh dấu đỉnh cao đời thơ của ông, tiêu biểu là đoạn thơ:
" Ta đi ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó đắng cay ngọt bùi
Thương nhau chia củ sắn lùi

Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
12
Đòu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô
Nhớ sao lớp học i tờ
Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhơ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa."
Qua đoạn thơ trên, cho ta thấy nhà thơ rrất am hiểu văn học dân tộc. Tố Hữu sử dụng cặp đại từ
nhân xưng " mình- ta" hay được dung trong những lời tâm tình của người Việt. Cặp đại từ " mình-
ta" thường được sử dụng trong mối quan hệ thân tình, thể hiện sự gắn bó khắng khít. Ở bài thơ này,
nhà thơ Tố Hữu gợi lên không khí ca dao, làm cho tình cảm của người ra đi với người ở lại, giữa
người cán bộ vời người dân Việt Bắc thêm gần gũi thân mật tự nhiên. Cách sử dụng cặp đại từ "
mình- ta" nhiều lần để thể hiện tình cảm gắn bó như anh em một nhà họ không thể rời xa nhau dù
một phút một giây. Họ chia sẻ với nhau tất cả những gì mình có được dù là nhỏ nhất " củ sắn lùi,
bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng". Qua thật tình cảm của họ không bao giờ phai, chia sẻ bát cơm
manh áo, cuộc đời của họ luôn nghó về người khác, họ dùm bọc nhau bằng " chăn sui" cho dù
giông bão lạnh lẻo cùng không ngăn cảng tình cảm khắng khít của họ mà còn tạo điều kiện cho
tình cảm đó bộc lộ ngày càng nhiều.
" Ta đi ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó đắng cay ngọt bùi
Thương nhau chia củ sắn lùi
Bắt cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng"
Những cảnh sinh hoạt của người Việt Bắc đã để lại trong tâm trí không thể phai mờ dù là bất cứ
chi tiết nào:
" Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Đòu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô
Nhớ sao lớp học i tờ

Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa"
Hình ảnh người mẹ được Tố Hữu miêu tả hết sức chân thực đồng thời cho ta thấy Tố Hữu rất hiểu
về thơ ca Việt Nam. Cũng giống như bao người mẹ khác, người mẹ trong bài thơ " Việt Bắc" cũng
gian nạn vất vả làm việc và nuôi con, người mẹ giãi nắng dằm sương làm việc khó khăn tuy vvậy
người mẹ cũng có những niềm vui là luôn được con của mình bên cạnh. Tố Hữu kết hợp hài hoà
giữa khó khăn và niềm vui
Câu 5: Phân tích đoạn đầu trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu:
" Mình về mình có nhớ ta
………………………………………………………
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa"
13
Dàn ý:
1) Mở bài:
- Sau hiệp đònh Giơnevơ năm 1954, miền Bắc nước ta được giải phóng. Tháng 10 năm ấy, các tơ
chức trung ương Đảng rời Việt Bắc chuyển về Hà Nội. Niềm lưu luyến giữa nhân dân Việt Bắc
với những người cán bộ cách mạng là nguồn cảm hướng để Tố Hữu sáng tác bài thơ. Việt Bắc
gồm 150 câu thơ lục bát, là một khúc ca trữ tình hay nhất trong tập thơ cùng tên của Tố Hữu.
Đoạn mở đầu 20 câu thơ đã thể hiện tình cảm gắn bó giữa kẻ ở người về, tiêu biểu cho phong cách
thơ trữ tình chính trò của Tố Hữu.
2) Thân bài:
a. Cuộc chia tay
- Lời người ở lại :
" Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nộng
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn?"

+ Với kết cấu theo lối hát giao duyên, đoạn thơ tả cuộc chia tay giữa người Việt Bắc với người
cách mạng. Nghóa tình kẻ ở người về được biểu hiện dằm thắm qua các đại từ "mình- ta" . Thể thơ
lục bát êm ái, mượt mà. Hai nhân vật trữ tình " mình", " ta" gợi bao lưu luyến trong buổi chia tay.
+ Những lời nhắn nhủ của người ở lại với những từ láy gợi cảm qua cách nói "mình có nhớ ta,
mình có nhớ không" vang lên day dứt không nguôi. "Mười lăm năm" ấy gợi thời gian; " cây, núi,
sông, nguồn" gợi không gian. Thời gian của một thời kì hoạt động cách mạng và kháng chiến
chống Pháp, không gian của một vùng căn cứ đòa cách mạng. Trạng ngữ thiết tha mặn nồng thể
hiện ân tình đầy hương vò mặn mà nồng thắm của bao nhiêu kỉ niệm mến yêu. Điệp từ "nhớ" gợi
nỗi nhớ triền miên …
- Tiếng lòng của người về:
" Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuân trong dạ bồn chồn bước đi
Aó chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay"
Người về nghe câu hỏi, lòng bồi hồi nên bước chân. Aó chàm bình dò, chân tình. Câu thơ lửng với
nhòp thơ ngập ngừng " cầm tay nhau- biết nói gì- hôm nay" diễn tả sự vấn vương vì xúc động nên
không thể giải bày tâm tình.
b) Đoạn thơ tiếp theo:
- Mười hai câu thơ tiếp theo là lời của Việt Bắc. Giọng thơ vừa hỏi han vừa gợi nhớ theo thời gian,
lan toả trong không gian. Nhớ về những kỉ niệm xa xưa từ buổi đầu cách mạng, trong kháng chiến
chống Pháp. Những không gian, đòa điểm cứ hiện dần từ mờ xa, mưa nguồn, suối lũ, mây mù đến
xác đònh như một điểm chốt vửng vàng chiến khu, rồi dấy lên một sức mạnh chiến đấu, khi kháng
Nhật, Thû Việt Minh, khai sinh những đòa dạnh lòch sử, như những cái nôi đón đở Tân Trào,
Hồng Thái, mái đình ,cây đa.
14
- Những chi tiết về cuộc sống và tình người: bát cơm chấm muối, quả trám bùi, dọt mang mai, mái
nhà lau xám hắc hiu … cứ dần dần tái hiện, nhắc nhở mối thù hai vai nặng gánh, những tấm lòng
son không bao giờ phai nhạt.
Nghệ thuật nhân hoá, ẩn dụ rừng núi nhớ ai …, trám bùi để rụng, măng mai để già, diệp từ " mình
về, mình đi, có nhớ, còn nhớ, nhòp thơ 2/4- 4/4 đều đặn gợi lên hình ảnh một người đang bâng

khuân sững sờ với cảm giác hụt hẫng của chia li, dè chừng sự lãng quên nên thiết tha nhắc nhở
người về bằng những hoài niệm ân nghóa nhất, nguồn cội sâu rộng nhất …, sâu trong tình người,
rộng trong thời gian không gian. Đây là tình cảm những con người cách mạng trong không gian
thời gian cách mạng.
3) Kết bài:
- Đoạn thơ thể hiện những tình cảm lớn có ý nghóa của thời đại. Đó là tình đoàn kết, nghóa thuỷ
chung giữa nhân dân và cách mạng, từ phong trào việt minh đến thời kì kháng chiến chống Pháp ở
chiến khu Việt Bắc.
- Đoạn thơ cũng thể hiện chất trữ tình chính trò, đậm đà tính dân tộc của Tố Hữu. Phong cách đó đã
có ảnh hưởng quan trọng đối với thơ ca cách mạng Việt Nam hiện đại.
Câu 6: Phân tích bài thơ "Việt Bắc" ( Trích từ tập thơ cùng tên của Tố Hữu)
Gợi ý phân tích:
Tháng 10 năm 1954, sau khi cuộc kháng chiến gian khổ chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi vẻ
vang, Trung ương Đảng và chính phủ rơid Việt Bắc để trở lại Hà Nội tiếp tục lãnh đạo cách mạng.
Trước sự kiện đó Tố Hữu đã viết một bài thơ dài " Việt Bắc".Đây là bài thơ ân tình cách mạng,
gợi lại những kỉ niệm thân thiết và đẹp cùa Việt Bắc từ ngày đầu gian khổ chắc chiu xây dựng căn
cứ đòa cách mạng cho đến khi kháng chiến thắng lợi. Bài thơ kết cấu theo lối hát đối đáp giao
duyên nam nữ. Tố Hữu đã thay nội dung tình yêu của dân ca thành tình nghóa cách mạng. Người
Việt Bắc và người cán bộ về xuôi gọi nhau bằng "mình", "ta" như đôi lứa yêu nhau. Tình nghóa
cách mạng được thể hiện như tình yêu đôi lứa. Vì thế bài thơ như một chất men say ngấm sâu vào
hồn người, trở nên gần gũi, đằm thắm hơn với những cung bật lan toả của nó.
Mở đầu bài thơ la những lời phản phất phong vò ca dao, tái hiện lại cảnh tiễn biệt đầy dùng dằng,
quyến luyến:
" Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn"
Con người đang đứng trước một cuộc biệt li nên câu thơ cũng nhuốm màu li biệt. Tác giả đặt đại từ
"mình" và "ta" ở hai đầu câu thơ tạo cảm giác xa xôi, cách biệt. Ở giữa là tâm trạng băn khoăn
của người ở lại: sợ bạn không giữ được thuỷ chung trướic bao đổi thay, "cám dỗ" của cuộc sống

mới. Lòng ngập tràn nhớ thương, người Việt Bắc không nén được lòng mình đưa ra những câu hỏi
dồn dập: "Mình có nhớ ta", "mình có nhớ không"?, …càng làm cho lòng người ra đi thêm nhiều
quyến luyến, cứ vang lên như một niềm khắc khoải không nguôi. Không chỉ đưa ra những câu hỏi,
người Việt Bắc còn nhắc lại khoảng thời gian dài "mười lăm năm" như trong Truyện Kiều. Nhưng
nếu mười lăm năm trong đời Kiều là mười lăm năm gian truân lưu lạc, thì ở đây là mười lăm năm
15
thiết tha, mặn nồng, mười lăm năm gắn bó. Mới đọc cặp lục bát đầu tiên, ta ngỡ như nghe câu ca
dao quen thuộc kiểu như: "Mình về có nhớ ta chăng- Ta về ta nhớ hàm răng mình cười" …trong đó
người tình chỉ nhắc nhớ kỉ niệm về "mười lăm năm ấy". Nhưng đến cặp câu lục bát tiếp theo thì
nó không còn là thơ tình yêu nữa mà gợi nhớ đến tình cảm cội nguồn. "Núi" là quê hương của cây,
"nguồn" là nơi bắt đầu của mỗi dòng sông. Nói "nhớ núi", "nhớ nguồn" là nói đến nỗi nhớ quê
hương cách mạng, ngọn nguồn cách mạng.
Bố câu thơ đầu tạo thành hai câu hỏi rất khéo: một câu hỏi về thời gian, một câu hỏi về không
gian, gói gọn một thời cách mạng, một vùng cách mạng. Trước tâm trạng, nỗi niềm bộc bạch của
kẻ ở, người đi im lặng lắng nghe:
" Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuân trong dạ bồn chồn bước đi"
Người ra đi lặng im là để tri âm, để "tiếng ai" từ từ ngân vang, đi sâu vào hồn mình cho thật trọn
vẹn, thật đầy đủ. Lặng im nhưng cũng không kém phần mãnh liệt. Người ở lại nói "thiết tha",
người đi nghe "tha thiết", sự hô ứng ngôn từ này tạo được sự đồng vọng trong lòng người. Nhòp thơ
lục bát đang đều đặn, nhòp nhàng uyển chuyển níu kéo nhau ở đoạn trên, đến đây như cũng vì chút
bối rối ấy ở trong lòng người mà thay đổi:
" Aó chàm đưa/ buổi phân li
Cầm tay nhau/ biết nói gì/ hôm nay…"
Trong giờ phút chia tay sau khoảng một thời gian dài gắn bó, có biết bao nhiêu kỉ niệm ngọt bùi,
sâu nặng, có nhiều điều để nói nhưng không thể nói đủ, nói trọn vẹn. Vì thế nên trong lòng người
cũng "bâng khuâng", bước chân cũng "bồn chồn" Vf mặc dù người đi không trực tiếp trả lời cau
hỏi của Việt Bắc nhưng hình ảnh " áo chàm", hình ảnh con người Việt Bắc được nhắc đến một
cách ý tứ trong đoạn thơ chính là để nói lên tình cảm của người ra đi đối với người ở lại là vô cùng
thuỷ chung sâu nặng.

Câu hỏi nối tiếp câu hỏi, tất cả như khơi sâu vào kỉ niệm, làm hiện lên chân dung một Việt Bắc
gian nan mà tình nghóa, thơ mộng mà rất đỗi hào hùng trong miên mang nỗi nhớ của người ra đi:
" Mình đi có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ những mây cùng mù
………………………………………………………………………………
Mình đi, mình có nhớ mình
Tân Trào, Hồng Thái mái đình cây đa"
Nhớ Việt Bắc là nhớ những ngày gian khổ hi sinh: "Mưa nguồn suối lũ những mây cùng mù" khó
khăn nhiều, gian khổ cũng lắm nhưng cán bộ và đồng bào cùng đồng cam cộng khổ, cùng có mối
thù sâu nặng với quân xâm lược. "Miếng cơm chấm muối mối thù nặng vai". Đồng thời nhớ Việt
Bắc là nhớ tình nghóa đồng bào sâu nặng. Người về khiến núi rừng cũng trở nên trống vắng, ngẩn
ngơ, các điệp khúc "mình đi, mình về" được nhắc đi nhắc lại một cách tha thiết, khiến cho không
gian, thời gian của Việt Bắc hiện ra từ trong khói sương của hoài niệm, của tâm trạng chất chứa
nhớ nhung trở nên rõ rệt và rõ hình hơn. Bằng cách sử dụng đại từ "ai" phiếm đònh mà ca dao
thường dùng để diễn đạt những tình cảm kín đáo, bằng cách dùng cái thừa để nói cái thiếu, người
Việt Bắc hỏi người về xuoi và cũng là hỏi vào sự trống vắng nay mai của lòng mình. Qua cách sử
dụng thủ pháp đối lập giữa "lau xám" và "lòng son", giữa "hắt hiu" và "đậm đà", người Việt Bắc
16
nhấn mạnh sắc độ của nỗi nhớ: nỗi nhớ xám trắng như ngàn lau hiu hắt, nỗi nhớ còn vẹn nguyên,
còn sắc son ở trong lòng. Người Việt Bắc còn bày tỏ nỗi lo âu, đa cảm: "mình đi mình có nhớ
mình". Ba chữ "mình" được dùng liên tiếp trong một dòng thơ làm cho ý thơ trở nên đa nghóa một
cách thú vò: "Anh đi anh có nhớ tôi không?", "Anh đi anh có nhớ kỉ niệm của chúng ta không?". Cả
người ở lại và người ra đi đều được gói vào trong một chữ "mình" tha thiết bởi "mình" là bản thân
mình, là ta, nhưng cũng là người khác, người khác thân thiết với mình, người bạn đời của mình, vì
vậy cũng có thể xem như chính là mình. Mình là một mà cũng là hai, là hai mà cũng là một… đồng
thời còn là ví "ta" và "mình" đều là kháng chiến, đều là cách mạng nên gắn bó không thể tách rời
nhau là lẽ dó nhiên, là điều dễ hiểu. Người Việt Bắc còn nhớ đến những đòa đã đi vào lòch sử, gắn
liền với những kỉ niệm cách mạng: "Tân Trào, Hồng Thái mái đình cây đa".
Đáp lại những câu hỏi, những băn khoăn của người Việt Bắc, người cán bộ về xuôi khẳng đònh
tình cảm của mình là vẫn còn còn sâu đậm, dẫu có thế nào thì sự keo sơn, gắn bó vẫn bền chặt

vẫn không phai theo thơi gian:
" Ta với mình mình với ta
Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh"
Nếu trong câu thơ của Hàn Mặc Tử:"Lối theo lối gió mây đường mây" đã từng làm lòng người
phải rung lên vì cô độc: đi đâu rồi mình chỉ gặp mình, gió đi về với gió, mây cuộn tròn trong mây,
chia lài tan vỡ… thì trong câu thơ trên của Tố Hữu, cũng với phép điệp nhưng "ta" và "mình" xoán
xuýt, hoà quyện vào nhau tạo tình cảm thuỷ chung sâu nặng và bền chặt: đi đâu rồi ta cũng sẽ gặp
mình, mình đi đâu rồi cũng sẽ về với ta. Cô đơn, chia lìa không còn nữa mà chỉ còn tràn ngập hạnh
phúc trong niềm vui đoàn kết với nhau.
Đáp lại băn khoăn của người Việt Bắc:"Mình đi mình có nhớ mình", người cán bộ về xuôi đã có
một câu trả lời chắc nòch:"Mình đi mình lại nhớ mình" và khẳng đònh tình nghóa là dạt dào không
bao giờ cạn:"Nuồn bao nhiêu nước nghóa tình bấy nhiêu".
Sự gắn bó sâu nặng với Việt Bắc đã làm cho cảnh Việt Bắc được tái hiện trong nỗi nhớ của người
miền xuôi đã đẹp lại càng thêm lung linh, sinh động. Nỗi nhớ trong tác giả tha thiết đến độ day
dứt, cồn cáo, ám ảnh như là nhớ người yêu. Cuộc sống, hình ảnh khi dòng thời gian đi qua đã biến
thành kỉ niệm, thành tình cảm, lúc rõ nét thấm thía, lúc mơ màng xa vời, nhưng rất chung mà cũng
rất từng chi tiết:
"Nhơ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lữa người thương đi về"
Nhớ không tách rời thương, vì thương mà sinh nhớ. Cái nghóa đậm đà, cái tình đằm thắm trong hồn
thơ va fgiong thơ Tố Hữu hoà điệu trong khả năng quan sát tinh tế của nhà thơ đã làm cho hình
ảnh "trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương" để lại trong tâm trí rất sâu của người cán bộ cách
mạng Nhớ Việt Bắc là nhớ những bản làng mờ trong sương sớm, những bếp lữa nhà sàn rực hồng
trong đêm lạnh để sớm khuya đón đợi " người thương đi về". Thò ảnh này bổng dưng làm nhớ đến
một câu trong "Tiễn dặn người yêu":
" Lữa sàn hoa để bạn trai xa hơ áo
Em bẻ đóm ngồi chờ mồi thuốc anh yêu"
17

Và cứ thế nghóa tình Viẹt Bắc càng sâu nặng, thuỷ chung qua trùng trùng liên tưởng. Và dẫu
"ngoại tại" có thể chia xa thế nào, thì "nội tại" chẳng bao giờ tắt lữa. "Ta" và "mình" ủ ấm tình
nghóa năm xưa không chỉ băng tro than của hoài niệm mà bằng cả những gì tốt đẹp nhất đang bùng
cháy trong nhau. Dẫu phải cách xa để tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ thì ta và mình vẫn mãi mãi
thuỷ chung son sắc trọn đời.
Những nẻo đường kháng chiến đã qua, nhữn đòa danh được cất lên ngân nga như tiếng hát:
"Nhớ từng rừng nứa, bờ tre
Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy"
Hiện lên trong nỗi nhớ cùa người miền xuôi là một Việt Bắc tuy thiếu thốn gian khổ nhưng vẫn
đầy ắp nghóa tình:
" Ta đi ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó đắng cay ngọt bùi
Thương nhau chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng"
Đắng cay cùng hưởng, ngọt bùi cùng chia, vui vẻ chia nhau củ sắn lùi nóng hổi tình người hay
chung nhau đắp chiếc khăn mỏng nhưng ấm áp nghóa tình… Tất cả những khoảnh khắc ấy làm sao
quên được? Nó cứ sáng mãi trong lòng người ra đi, sống trong tâm trí người ở lại, ghi dấu một thời
chẳng thể xoá nhoà.
Nhớ Việt Bắc còn là nhớ đời sống cần lao của đồng bào, nhớ những sinh hoạt khánh chiến, những
lớp bình dân học vụ,m những đêm văn nghệ ca hát rộn vang núi rừng. Nhớ Việt Bắc còn là nhớ
những âm thanh rất đặt trưng của miền rừng núi: tiếng mõ trâu về trong rừng chiều, tiếng chày giã
gạo đêm đêm ngoài suối xa.
Có những khổ thơ được trình bày như một bức tranh tứ bình về cảnh bốn mùa voéi những cảnh đặc
trưng của Việt Bắc:
"Ta về mình có nhớ ta
………………………………………………
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung"
Trong nỗi nhớ của người về xuôi như một dấu son tươi nguyên của kỉ niệm.
Câu thơ mở đầu của đoạn vừa là lời đối thoại, vừa là cái cớ để người ra đi bày tỏ nỗi lòng mình.
Âns tượng sâu đậm trong nỗi nhớ của người về xuôi là thiên nhiên Việt Bắc, hoà vào thiên nhiên

ấy là hình ảnh con người. Phải là một nhà thơ tái hoa, Tố Hữu mới có những khéo léo nghệ thuật
đến vậy. Bằng kí ức hoài niệm về ngày qua, nhà thơ đã chuyển bức tranh tứ bình thiên nhiên
(xuân- hạ- thu- đông) thành bức tranh nỗi nhớ- một nỗi nhớ được "thò giác hoá": mùa đông với
màu xanh bạt ngàn của núi rừng, với nét đỏ tươi của hao chuối điểm lên trên nền màu xanh; mùa
xuân với màu hoa mơ trắng xoá cả núi rừng; mùa hạ với màu vàng rực cảu rừng phách đổ lá; mùa
thu với màu trăng huyền ảo trải đầy khắp núi rừng. Nhờ đó mà bức tranh theo kiểu bộ tứ bình của
nghệ thuật truyền thống phương đông đã đạt đến độ hài hoà, cân xứng theo cả hai mảng xa và
gần: mảng xa là thiên nhiên, mảng gần là con người, hoà quyện vào nhau trong nỗi nhớ Việt Bắc
của người ra đi.
Đoạn thơ này còn mang một vẻ đẹp cổ điển như truyện Kiều nhờ ở sự đang cài vẻ đẹp của thiên
nhiên vào vẻ đẹp của con người: ở câu thơ thứ 2 cảu đoạn thơ này, chữ thứ 6 là "hoa", chữ thứ 8 là
18
"người", thiư ở trong tám câu thơ tiếp theo, tác giả cũng theo nguyên tắc ấy: câu thơ 6 chữ nói về
thiên nhiên, câu thơ 8 chữ nói về con người. Thiên nhiên, con người quấn quýt với nhau. Thiên
nhiên làm nền cho con người, con người thổi hồn mình vào cảnh thiên nhiên nhiên khiến thiên
nhiên trở nên sống động và đẹp hơn.
Từ cái nền phương đông cổ điển, đoạn thơ ánh lên những câu thơ đột xuất. Câu thơ: "Ve kêu rừng
phách đỗ vàng" hơi là lạ. Tác giả muốn nói đến tiếng ve kêu râm rang trong rừng phách đang đỗ
vàng hay muốn nói chính tiếng ve kêu làm cho rừng phách vàng trút lá? Có lẽ là ở cả hai phương
diện ấy chăng?
Thiên nhiên sống động tươi sáng hẳn lên phải chăng nhờ sự xuất hiện của con người. Đó là hình
ảnh người lên nương với con dao đi rừng chói sáng ánh trời. Đó là hình ảnh con người đang cần
mẫn chuốt tưùng sợi giang đan nón giữa mùa xuân. Đó là hình ảnh cô em gái hái măng một mình
trong rừng vàng. Bố mùa ở Việt Bắc đều là mùa vui nên tất cả đều ấm áp, tươi sáng. Màu xanh,
đỏ, trắng, vàng trong cả bốn bức tranh bổng nhiên trở thành mùa sắc riêng của nỗi nhớ, của hoài
niệm.
Nhớ về Việt Bắc là nhớ cảnh nhớ người nhưng quan trọng hơn là nhớ về kháng chiến- một Việt
Bắc kháng chiến thật hào hùng:
"Nhớ khi giặc đến giặc lùng
Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây

Núi giăng thành luỹ sắt dầy
Rừng che bộ đội rừng vây quân thù"
Chỉ với bốn câu thơ, chữ "rừng" và chữ "núi" lặp đi lặp lại đến năm lần, nó rải kín câu thơ, rải kín
Viêt Bắc tạo thành thế hiểm của trường thành, luỹ thép vậy bọc quân thù.
Trước giờ khắc quyết đònh của lòch sử, không chỉ nhân dân mà cả núi rừng đều vùng lên, chung
sức đánh Tây. Trước cuộc kháng chiến đầy gian lao cùa nhân dân Việt Bắc, núi rừng cũng trở nên
có trí có tình người, đã trở thành những người đồng đội, những chiến só anh hùng của toàn quân.
Đối với những người chiến só ,rừng như người mẹ hiền, ôm ấp che chở cho đàn con thơ; trước mặt
kẻ thù cướp nước, rưùng trở nên kiên quyết đến dữ dằn. Cái trùng điệp của rừng, cái tư thế hiên
ngang kiêu hùng của vách núi… đã làm biết bao kẻ thù khi đến Việt Bắc đã phải khiếp sợ và bất
lực. Qủa thật Việt Bắc là một vùng " đòa linh nhân kiệt" để từ đó:
"Mênh mông bốn mặt sương mù
Đất trời ta cả chiến khu một lòng"
Đất trời chìm lấp trong cả màn sương giăng mắc khắp nơi khiến cho khung cảnh chiến đấu vừa
hùng dũng lại vừa mơ mộng.
Sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc đã làm nên những chiến công vang dội. Hàng loạt đòa
danh vang lên, mỗi nơi gắn với một chiến thắng vinh quang:
" Ta về ta nhớ Phủ Thông, đèo Giàng
Nhớ sông Lô, nhớ phố Ràng
Nhớ từ Cao Lạng, nhớ sang Nhò Hà"
19

×