Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Đề thi HSG văn hóa 9 2010-2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.24 KB, 9 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
QUẢNG TRỊ
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI VĂN HÓA CẤP TỈNH THCS
Khóa ngày: 14/4/2011
Môn: Lịch sử
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1: (3,0điểm)
Trước khi hy sinh NguyễnTrung Trực khẳng khái nói: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ
nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”. Bằng những sự kiện lịch sử có chọn lọc về
phong trào kháng chiến chống pháp của nhân dân ta từ năm 1858 đến cuối thế kỉ XIX. Em hãy
chứng minh câu nói trên.
Câu 2: (3,5 điểm)
Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Pháp từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến tháng
6 - 1923? Mục đích và tác dụng của những hoạt động đó?
Câu 3: ( 3,0 điểm)
Hãy cho biết ý nghĩa và tầm quan trọng của Hội nghị Trung ương lần thứ 8
Câu 4: (2,5 điểm)
Vì sao chính phủ ta kí hiệp định sơ bộ với Pháp? Tác dụng của việc kí hiệp định sơ bộ
(06/03) và tạm ước (14/09) 1946?
Câu 5: (3,5điểm)
Vì sao ta mở chiến dịch Điện Biên Phủ.?
Câu 6: (4,5 điểm)
“ Hiệp hội các nước Đông Nam Á ( ASEAN ) được thành lập và phat triển đã mở ra một
chương mới trong lịch sử khu vực Đông Nam Á”. Bằng những kiến thức đã học và sự hiểu
biết của bản thân về tổ chức này em hãy làm rõ ý kiến trên?

───HẾT───
ĐỀ CHÍNH THỨC
BẢNG A
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


QUẢNG TRỊ
BẢNG A
HƯỚNG DẪN CHẤM CHỌN HỌC SINH GIỎI
CẤP TỈNH THCS
Khóa ngày:14/4/2011
Môn: Lịch sử
Câu 1 (3điểm): HS chứng minh được:
+ Chiến sự ở Đà Nẵng: Khi quân Pháp nổ súng xâm lược, nhân dân ta đã anh
dũng chiến đấu gây cho Pháp nhiều khó khăn. 0,25điểm
+ Chiến sự ở Gia Định: Khi Pháp đánh chiếm thành Gia định các đội nghĩa binh
ngày đêm bám sát, tìm cách bao vây tiêu diệt địch, buộc pháp phá hủy thành rút
xuống tàu chiến 0,25điểm
+ Ở miền Đông Nam Kì: Khi Pháp đánh chiếm Định Tường, Biên Hòa, Vĩnh
Long các toán nghĩa quân của Trương Định, Trần Thiện Chinh, Lê Huy chiến
đấu rất anh dũng lập được nhiều chiến công. . 0,25điểm
Quân của Nguyễn Trung Trực đã đánh chìm tàu Et-pê-răng( Hi vọng) của
giặc trên sông Vàm Cỏ Đông. 0,25điêm
Sau khi triều đình Nguyễn kí Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) bất chấp lệnh bãi
binh của triều đình, phong trào chống Pháp vẫn tiếp tục lên cao, tiêu biểu là khởi
nghĩa Trương Định ở Định Tường. 0,25điểm
+ Ở miền Tây Nam Kì: Khi Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kì:
- Đấu tranh bằng văn học như Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị 0,25điểm
- Đấu tranh vũ trang như Phan Tôn, Phan Liêm hoạt động mạnh ở Bến tre,
Vĩnh Long, Sa Đéc, Trà Vinh…Nghĩa quân của Nguyễn Trung Trực làm chủ ở
Rạch Giá. Khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Huân ở Mĩ Tho. Khởi nghĩa của Trương
Quyền ở Tây Ninh…. 0,5điểm
+ Ở Bắc Kì: Nhân dân Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì Chiến đấu kiên
cường phục kích địch làm nên hai lần chiến thắng Cầu Giấy (1873 và 1883) . 0,25điểm
+ Phong trào Cần Vương (1885-1896) với những cuộc khởi nghĩa lớn như Ba
Đình do Phạm Bành, Đinh Công Tráng lãnh đạo, Bãi Sậy do Nguyễn Thiện

Thuật lãnh đạo, Hương Khê do Phan Đình Phùng lãnh đạo 0,5điểm
+ Phong trào Nông dân Yên Thế do Hoàng Hoa Thám (1883-1913)lãnh đạo….
0,25điểm
Câu 2(3,5điểm)
• Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Pháp:
+Ngày 18/06/1919, Nguyễn Ái Quốc đưa tới hội nghị Véc-xai bản yêu sách của
nhân dân An nam đòi chính phủ Pháp thừa nhận các quyền tự do, dân chủ,
quyền bình đẳng và quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam 0,5điểm
+Tháng 07/1920, đọc sơ thảo Luận cương về vấn đề dân tộc thuộc địa của Lê-
nin 0,25điểm
+Tháng 12/1920, bỏ phiếu tán thành việc gia nhập quốc tế thứ ba và tham gia
thành lập Đảng Cộng sản Pháp. 0,25điêm
+ Năm 1921 lập hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa ở Pa Ri.
0,25điêm
+Năm 1922, ra báo Người cùng khổ và viết bài cho nhiều tờ báo: Nhân đạo, Đời
sống công nhân và viết cuốn sách Bản án chế độ thực dân Pháp … 0,25điểm
+ Tháng 06/1923, Nguyễn Ái Quốc rời Pháp sang Liên-xô để tham dự hội
nghị Quốc tế nông dân. 0,5điểm
• Mục đích và tác dụng
+ Những hoạt động ban đầu của Nguyễn Ái Quốc như các yêu sách đòi quyền
lợi cho dân tộc Việt Nam, tuy không được chấp nhận nhưng việc làm của Người
đã có tiếng vang lớn đối với nhân dân Việt Nam, nhân dân Pháp và nhân dân
các thuộc địa Pháp. 0,5điểm
+ Việc gia nhập Quốc tế III, tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp đã đánh
dấu bước ngoặt trong hoạt động của Nguyễn Ái Quốc, từ một người yêu nước
trở thành một người cộng sản, từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác-Lê
nin và đi theo con đường cách mạng vô sản.
0,5điểm
+ Bằng những bài báo, những tác phẩm, những quan điểm cơ bản về chiến
lược và sách lược cách mạng giải phóng thuộc địa được bí mật chuyển về nước,

đến với các tầng lớp nhân dân, có tác dụng kích thích phong trào dân tộc phát
triển, chuyển biến theo xu hướng cách mạng mới. 0,5 điểm
Câu 3 (3điểm): a. Ý nghĩa: ( Mổi ý đúng 0,5 điểm x 4 = 2 đ)
+ Hội nghị Trung ương lần thứ VIII có ý nghĩa lịch sử to lớn: Đã hoàn chỉnh
việc chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng của Đảng đề ra từ Hội nghị
Trung ương lần thứ VI 0,5điểm
+ Kiên quyết giương cao hơn nữa ngọn cờ giải phóng đân tộc, đặt nhiệm vụ giải
phóng dân tộc lên hàng đầu và cấp thiết hơn bao giờ hết. 0,5điểm
+ Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ chiến lược chống đế
quốc và phong kiến . 0,5điểm
+ Đề ra phương pháp cách mạng cụ thể: Tích cực chuẩn bị lực lượng để khởi
nghĩa vũ trang giành chính quyền, đi từ khởi nghĩa từng phần tiến tới tổng khởi
nghĩa. 0,5điêm
b. Tầm quan trọng của Hội nghị:(1 điểm).
+ Động viên toàn Đảng toàn dân tích cực chuẩn bị tiến tới cách mạng tháng
Tám 0,25điểm
+ Với chủ trương của hội nghị, Mặt trận Việt Minh ra đời, qua đó xây dựng
dược khối đoàn kết toàn dân vững chắc. Tiếp đó lực lượng vũ trang lần lượt ra
đời, căn cứ địa cách mạng thành lập, phong trào đấu tranh phát triển mạnh mẽ
chuẩn bị tiến tới Tổng khởi nghĩa toàn quốc. 0,75điểm
Câu 4 (2,5 điểm)
• Đầu tiên ta nhân nhượng với Tưởng để đánh Pháp ở Nam Bộ, nhưng sau
đó hai kẻ thù của dân tộc ta xích lại gần nhau, cấu kết với nhau, đặt nhân dân
ta trước hai sự lựa chọn: hoặc cùng một lúc đánh cả Pháp lẫn Tưởng, hoặc hòa
với một kẻ thù để đánh một kẻ thù. Ta đã lựa chọn con đường hòa với Pháp
bằng cách kí Hiệp định sơ bộ (06/03/1946). 1,0 điểm
• Tác dụng của việc kí Hiệp định sơ bộ (06/03) và Tạm ước (19/04) 1946.
+ Dùng bàn tay của Pháp đẩy 20 vạn quân Tưởng và bọn tay sai ra khỏi miền
Bắc mà không tốn viên đạn nào. 0,5 điểm
+ Tránh được cuộc chiến đấu bất lợi, vì cùng một lúc phải chống nhiều kẻ thù.

0,5 điểm
+ Tranh thủ thời gian chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài chống thực dân
Pháp mà ta đã biết trước thế nào cũng xảy ra. 0,5 điểm
Câu 5: (3,5đ)
Ta mở chiến dịch Điện Biên Phủ vì:
+ Trước sự phá sản bước đầu trong kế hoạch quân sự Nava, địch quyết định xây 1,5điểm
dựng tập đoàn cứ điểm mạnh ở Điện Biên Phủ, biến Điện Biên Phủ thành một
“pháo đài không thể công phá”, “một Vecđoong” của thế kỉ XX,”một con nhím
khổng lồ” ở rừng núi Tây Bắc và Điện Biên Phủ thành trung tâm điểm của kế
hoạch Nava. Vì vậy, muốn kết thúc chiến tranh phải tiêu diệt tập đoàn cứ điểm
Điện Biên Phủ.
+ Ngày 6-12-1953 Trung ương Đảng đã họp và nhận định Điện Biên Phủ là tập
đoàn cứ điểm mạnh nhưng thế yếu của địch ở Điện Biên Phủ là dễ bị cô lập, chỉ
tiếp tế được bằng đường không. 0,5điểm
+ Quân đội ta đã trưởng thành và có kinh nghiệm có thể đánh địch ở tập đoàn cứ
điểm. 0,5điểm
+ Hậu phương của ta đã vững mạnh, có thể khắc phục những khó khăn đảm bảo
chi viện cho chiến trường. 0,5điêm
Trên cơ sở phân tích tình hình, Trung ương Đảng đã quyết định mở chiến
dịch Điện Biên Phủ, biến Điện Biên Phủ thành điểm “Quyết chiến chiến lược
giữa ta và địch”. 0,5điểm
Câu 6: (4,5 điểm): Hiệp hội các nước Đông Nam Á …
Học sinh trình bày được các ý sau:
+ Hoàn cảnh ra đời:
Sau khi giành được độc lập các nước Đông Nam Á đứng trước yêu cầu mới về sự
phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội. Cùng nhau hợp tác phát triển, đồng thời hạn
chế ảnh hưởng các cường quốc bên ngoài đối với khu vực
0,5điểm
Ngày 08/8/1967 Hiệp hội các nước Đông Nam Á được thành lập tại băng cốc
với sự tham gia của 5 nước … 0,5điểm

+ Mục tiêu hoạt động:
Tăng cường hợp tác phát triển kinh tế văn hóa giữa các nước thành viên trên tinh
thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.
0,5điểm
Nguyên tắc hoạt động:
Tôn trọng chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của
nhau, giải quyết tranh chấp bằng hòa bình…
1,0điểm
+ Sự phát triển của ASEAN:
Phát triển về số lượng:
Năm 1984 Bru nây gia nhập. Tháng 7-1995 Việt Nam, tháng 9-1997 Lào và Mi
an ma. Tháng 4-1999 Cam Pu Chia.
0,5điểm
Sự phát triển về chất lượng:
Nhiều nước có tốc độ phát triển kinh tế cao, trở thành con rồng Châu Á:
Singapo, Thái lan. Các hoạt động hợp tác được đẩy mạnh trên mọi lĩnh vực.

0,5điểm
Năm 1992 quyết định xây dựng khu vực mậu dịch tự do(AFTA). Năm 1994 lập
diển đàn khu vực (ARF) với sự tham gia của 23 quốc gia trong và ngoài khu vực.
0,5điểm
+ Quan hệ Việt Nam với ASEAN:
Từ năm 1978 trở về trước do vấn đề Campuchia nên quan hệ VN – ASEAN
căng thẳng, đối đầu. Sau khi vấn đề Campuchia được giải quyết, quan hệ chuyển
sang hợp tác đối thoại.
0,5đSiể
m
───HẾT───
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
QUẢNG TRỊ

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH THCS
Khóa ngày: 14/4/2011
Môn: Lịch sử
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1(3,0 điểm)
Đặc điểm, thái độ chính trị và khả năng cách mạng của giai cấp công nhân Việt Nam?
Câu 2 (3,0 điểm): Căn cứ vào đâu để khẳng định Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng Sản
Việt Nam là đúng đắn và sáng tạo?
Câu 3 (2,0 điểm)
Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?
Câu 4 (3,0 điểm)
Vì sao Nhật đảo chính Pháp 09/03/1945?
Câu 5 (4,5 điểm)
Diễn biến, kết quả, ý nghĩa của chiến dịch Điện Biên Phủ?
Câu 6 (4,5 điểm)
Trình bày những hiểu biết của em về tổ chức ASEAN?
───HẾT───

ĐỀ CHÍNH THỨC
BẢNG B
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
QUẢNG TRỊ
BẢNG B
HƯỚNG DẪN CHẤM CHỌN HỌC SINH GIỎI
CẤP TỈNH THCS
Khóa ngày:14/04/2011
Môn: Lịch sử

Câu 1 (3,0 điểm)

Giai cấp công nhân ra đời trong thời kì khai thác thứ nhất của đế quốc Pháp, phát triển
nhanh trong thời kì khai thác thứ hai cả về số lượng và chất lượng, phần lớn tập trung tại các
vùng mỏ, dồn điền cao su, các thành phố công nghiệp như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định,
Sài Gòn – Chợ Lớn.
• Ngoài những đặc điểm của giai cấp công nhân quốc tế, giai cấp công nhân Việt Nam
còn có những đặc điểm riêng:
 Bị ba tầng lớp áp bức, bóc lột của đế quốc, phong kiến, tư sản người Việt.
 Có quan hệ tự nhiên gắn bó với giai cấp nông dân.
 Kế thừa truyền thống yêu nước anh hùng bất khuất của dân tộc.
 Trên cơ sở đó, giai cấp công nhân Việt Nam nhanh chóng vươn lên nắm quyền lãnh
đạo cách mạng nước ta.
Câu 2 (3,0 điểm)
 Tính khoa học và đúng đắn thể hiện: Những nội dung của Cương lĩnh rất
đúng với quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lê nin và thực tiển Việt Nam. Ngay từ đầu
Đảng ta đã thấu suốt con đường phát triển tất yếu của cách mạng Việt Nam, đó là
con đường kết hợp và giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Chính vì vậy, đường lối này đã đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến
thắng lợi khác và thắng lợi hoàn toàn
1,0 điểm
 Tính sáng tạo thể hiện: Những quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lê nin được
Nguyễn Ái Quốc vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh Việt Nam. Cương lĩnh kết hợp
đúng đắn vấn đề dân tộc và giai cấp,trong đó độc lập dân tộc là tư tưởng chủ yếu.
Về lực lượng cách mạng, Cương lĩnh đả thể hiện được vấn đề đoàn kết dân tộc rộng
rãi để đánh đuổi kẻ thù.
1,0 điểm
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là Cương lĩnh cách mạng giải phóng dân tộc
đúng đắn và sáng tạo, nhuần nhuyễn về quan điểm giai cấp, thấm đượm tính dân tộc
và nhân văn. Độc lập tự do là tư tưởng cốt lõi của Cương lĩnh này.

1,0 điểm

Câu 3 (2,0điểm)
 Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh 0,5 điểm
 Việc thành lập Đảng là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử công nhân và của
lãnh đạo cách mạng Việt Nam, chứng tỏ giai cấp vô sản nước ta trưởng thành
và đủ sức lãnh đạo cách mạng, chấm dứt thời kì khủng hoảng về vai trò lãnh
đạo và đường lối trong phong trào của cách mạng Việt Nam. Từ đây, cách
mạng Việt Nam đã thuộc quyền lãnh đạo tuyệt đối của giai cấp công nhân mà
đội tiên phong là Đảng Cộng sản. 1,0 điểm
 Cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của Cách mạng
Thế giới.
Đảng ra đời là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính quyết định cho những
bước phát triển nhảy vọt về sau của dân tộc Việt Nam. 0,5 điểm
Câu 4 (3,0 điểm)
 Ngày 22/09/1940, Nhật chính thức nhảy vào Đông Dương, thực dân Pháp
đã cấu kết với Nhật để đàn áp nhân dân Đông Dương nhưng sự cấu kết này
chỉ là tạm thời. Càng về sau mâu thuẫn Nhật – Pháp càng sâu sắc vì hai tên
đế quốc không thể ăn chung một miếng mồi béo bở. 1,0 điểm
 Vào đầu năm 1945, chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết
thúc, phe phát xít thất bại liên tiếp trên các chiến trường, thủ đô Pari – Pháp
được giải phóng, chính quyền Pêtanh đổ, chính phủ Đờgôn lên cầm quyền. 1,0 điểm
 Ở mặt trận Thái Bình Dương, Nhật bị khốn đốn. Ở Đông Dương, thực dân
Pháp muốn nhân cơ hội đó ngóc đầu dậy. Để trừ hậu họa về sau, Nhật bất
ngờ làm cuộc đảo chính vào đêm 09/03/1945. 1,0 điểm
Câu 5 (4,5 điểm)
Diễn biến:
 Đợt 1 (từ 13 đến 17/03/1954): Quân ta tấn công vào Him Lam và toàn bộ
phân khu phía Bắc (Độc Lập, Bản Kéo). 0,5 điểm
 Đợt 2 (từ 30/03 đến 26/04/1954): Quân ta đồng loạt tấn công vào các cao
điểm phía đông khu trung tâm Mường Thanh. Cuộc chiến đấu diễn ra vô
cùng ác liệt, nhất là đồn A

1
, C
1
. Vòng vây khép chặt, dần dần đường tiếp tế
bằng hàng không bị cắt đứt. 1,0 điểm
 Đợt 3 (từ 01/05 đến 07/05/1954): Quân ta đồng loạt tấn công vào khu
trung tâm Mường Thanh và phân khu phía Nam, chiều 07/05 quân ta đánh
vào Sở chỉ huy của địch. Đến 17 giờ 30 ngày 07/05 là cờ “Quyết chiến, quyết
thắng” bay trên nóc hầm Đờ Cáttơri. Chiến dịch toàn thắng. 1,0 điểm
Kết quả:
 Sau 56 ngày đêm liên tục chiến đấu, quân ta tiêu diệt và bắt sống toàn bộ
quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ: 16.200 tên, hạ 62 máy bay, thu
toàn bộ vũ khí, cơ sở vật chất kĩ thuật. Đập tan kế hoạch Na-va và mọi mưu
đồ của đế quốc Pháp – Mĩ. 1,0 điểm
Ý nghĩa:
 Chiến thắng Điện Biên Phủ đã đánh bại hoàn toàn kế hoạch Na-va của
Pháp-Mĩ, xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo thuận lợi cơ bản cho cuộc
đấu tranh ngoại giao của ta, buộc Pháp-Mĩ phải kí hiệp định Giơ-ne-vơ. 1,0 điểm
Câu 6 (4,5 điểm)Câu 6: (4,5 điểm): Hiệp hội các nước Đông Nam Á …
Học sinh trình bày được các ý sau:
+ Hoàn cảnh ra đời: (1điểm)
Sau khi giành được độc lập các nước Đông Nam Á đứng trước yêu cầu mới
về sự phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội. Cùng nhau hợp tác phát triển, đồng
thời hạn chế ảnh hưởng các cường quốc bên ngoài đối với khu vực
0,5điểm
Ngày 08/8/1967 Hiệp hội các nước Đông Nam Á được thành lập tại băng
cốc với sự tham gia của 5 nước … 0,5điểm
+ Mục tiêu hoạt động: (1,5điểm)
Tăng cường hợp tác phát triển kinh tế văn hóa giữa các nước thành viên trên
tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.

0,5điểm
Nguyên tắc hoạt động: 1,0điểm
Tôn trọng chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội
bộ của nhau, giải quyết tranh chấp bằng hòa bình…
+ Sự phát triển của ASEAN: (2điểm)
Phát triển về số lượng: Năm 1984 Bru nây bia nhập. Tháng 7-1995 Việt
Nam, tháng 9-1997 Lào và Mi an ma. Tháng 4-1999 Cam Pu Chia.
0,5điểm
Sự phát triển về chất lượng:
Nhiều nước có tốc độ phát triển kinh tế cao, trở thành con rồng Châu Á:
Singapo, Thái lan. Các hoạt động hợp tác được đẩy mạnh trên mọi lĩnh vực.

0,5điểm
Năm 1992 quyết định xây dựng khu vực mậu dịch tự do(AFTA). Năm
1994 lập diển đàn khu vực (ARF) với sự tham gia của 23 quốc gia trong và
ngoài khu vực.
1,0điểm
───HẾT───

×