Tải bản đầy đủ (.doc) (95 trang)

Tìm hiểu di tích Giang Xá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (459.13 KB, 95 trang )

Trờng đại học văn hoá Hà Nội
*********
TRNH VN KIấN
Tìm hiểu di tích đình giang xá
(Thôn giang xá, thị trấn trạm trôi,
huyện hoài đức, Hà Nội)
Khoá luận tốt nghiệp
NGNH BO TNG
Hà Nội - 2009
Trờng đại học văn hoá Hà Nội
Khoa bảo tàng
********
Tìm hiểu di tích đình giang xá
(Thôn giang xá, thị trấn trạm trôi,
huyện hoài đức, Hà Nội)
Khoá luận tốt nghiệp
NGNH BO TNG
Hà Nội - 2009
MC LC
Trang
Mở đầu.…………………………………………………………………1
Chương 1. Đình Giang Xá trong diễn trình lịch sử.………………………5
1.1 Tổng quan về vùng đất, con người Giang Xá..………………………….5
1.2 Lịch sử ra đời, tồn tại của di tích đình Giang Xá…………..………….10
1.3 Lịch sử vị thần được thờ.…………………………...………………..…12
1.4 Một số di tích khác thờ Lý Nam Đế ở làng Giang Xá..…………......….17
1.4.1 Chùa Giang Xá.……………………………………………..…..…18
1.4.2 Đền Giang Xá.…………………..…………………………….…..20
Chương 2. Giá trị kiÕn tróc, nghÖ thuËt vµ lÔ héi của đình Giang Xá……….23
2.1 Giá trị kiến trúc…………………….…………..…………………....….23
2.1.1 Không gian cảnh quan………………..……………………….…...24


2.1.2 Bố cục mặt bằng tổng thể ……………………..…………………..28
2.1.3 Kết cấu kiến trúc…………………………………………….....….31
2.1.4 Trang trí trên kiến trúc ……………………..…………...….……..41
2.1.5 Một sè di vật tiêu biểu của đình Giang Xá……………………. ….52
2.2 Lễ hội Đình Giang Xá………………………………………...………...56
2.2.1 Thời gian diễn ra lễ hội……………………………….…….……..57
2.2.2 Công việc chuẩn bị cho lễ hội………………………….…….……59
2.2.3 Diễn trình lễ hội…………………………………………….……..60
Chương 3. Vấn đề bảo vệ, tôn tạo và khai thác giá trị di tích đình
Giang Xá............. .………………………… … … …
..………… … … … … … 65
3.1 Thực trạng di tích ®×nh Giang X¸ ..…………………………………
..… 65
3.1.1 Hiện trạng của các kết cấu kiến trúc …………………….……..65
3.1.2 Thực trạng cảnh quan, không gian xung quanh di tích………...66
3.1.3 Ý thức của cộng đồng dân cư trong việc bảo tồn di tích ……....67
3.1.4 Thực trạng lễ hội………………………..……………...……….68
3.2 Vấn đề bảo vệ, tôn tạo di tích………………………………..……...…..70
3.3. Khai thác, phát huy giá trị di tích ……………………………….…….81
KÕt luËn ... .… … … … … …… … …… … …… … …… … …… … ……
.85…
Tµi liÖu tham kh¶o ...… …
.87… … … …… … ………… … …… … …… …
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Mỗi một di tích kiến trúc cổ truyền đều là những di sản văn hoá quý giá
của dân tộc. Trải qua thời gian, bản thân những di tích kiến trúc ấy đã tự thâu
nạp cho mình những giá trị văn hoá độc đáo và trở thành thực thể văn hóa
không thể thiếu đối với sinh hoạt văn hoá của cộng đồng. Mỗi loại hình di tích
lại có vị trí và vai trò riêng trong tâm hồn của người Việt. Có lẽ trong số các

loại hình di tích ấy, hình ảnh ngôi đình gần gũi và mang đậm dấu ấn trong tâm
hồn mỗi con người Việt Nam hơn cả. Đối với bất kỳ một người con khi sinh ra,
trưởng thành ở mỗi một vùng quê đều không thể quên được hình ảnh ấy. Ngôi
đình đã thực sự trở thành một phần trong tâm hồn họ; là niềm tự hào, tự tôn của
mỗi người Việt Nam. Và chính bằng tình cảm thân thiết, gần gũi với ngôi đình
mà có không ít những tác phẩm văn học dân gian lấy hình ảnh ngôi đình là
nguồn cảm hứng sáng tạo như những làn điệu dân ca, ca dao, tục ngữ…
Cũng giống như bao miền quê khác, mỗi người con được sinh ra trên
quê hương xứ Đoài đều cảm thấy tự hào về vùng đất truyền thống, về bề dày
lịch sử…; đồng thời còn tự hào về vùng đất với những lễ hội cổ truyền mang
đậm dấu ấn tín ngưỡng dân gian của cư dân đồng bằng Bắc Bộ như lễ hội
chùa Thầy, chùa Tây Phương, hội Giã La, hội Giá… mà ít vùng đất nào sánh
kịp. Đến với vùng đất này, chúng ta được hoà mình trong không gian linh
thiêng của những lễ hội ấy. Nhưng có lẽ, điều độc đáo và gây được cảm xúc,
ấn tượng hơn cả khi đặt chân tới vùng đất này đó là sự tuyệt mỹ của những
ngôi đình cổ. Bằng tài nghệ, trí sáng tạo của mình, các nghệ nhân dân gian đã
để lại cho hậu thế những công trình kiến trúc độc đáo mang đậm phong cách
kiến trúc cổ truyền của người Việt. Đó là những ngôi đình vừa thoáng rộng,
vừa bao trùm trong không gian linh thiêng như đình Chu Quyến, đình Tây
Đằng… Trong số các ngôi đình cổ ấy, chúng ta không thể không kể tới đình
Giang Xá (thôn Giang Xá, thị trấn Trạm Trôi, huyện Hoài Đức). Với sự kết
1
hợp giữa đôi bàn tay điêu luyện và trí sáng tạo phong phú, các nghệ nhân dân
gian đã tạo nên ngôi đình này mà cho đến ngày nay vẫn là niềm tự hào của
mỗi người dân nơi đây.
Việc tìm hiểu nghiên cứu về đình Giang Xá nói riêng và các ngôi đình
trong kiến trúc cổ truyền của người Việt thực sự là rất hữu ích và cần thiết.
Bởi lẽ, thông qua việc tìm hiểu về ngôi đình giúp chúng ta có thể phần nào
tiếp cận được ý nghĩa, vai trò của đình làng trong đời sống, sinh hoạt văn hoá
của cộng đồng dân cư từ xa xưa. Đồng thời thông qua đó, cũng giúp ta thấy

được sự sáng tạo tài tình của các nghệ nhân dân gian khi họ sáng tạo ra những
công trình kiến trúc cổ truyền.
Trải qua thời gian, các công trình kiến trúc cổ truyền nói chung và đình
Giang Xá nói riêng ngày càng bị bào mòn và đang từng ngày từng giờ phải
đối mặt với nguy cơ xuống cấp và thậm chí là sụp đổ. Mỗi một công trình
kiến trúc cổ mất đi hay đơn giản là bị hư hỏng thì cũng coi như chúng ta đã
đánh mất dần đi quá khứ. Những công trình ấy không chỉ là những công trình
xây dựng đơn thuần mà thực sự nó là những di sản văn hoá vô cùng quý giá,
là minh chứng cho những bước đi của lịch sử dân tộc. Đó chính là di sản
không phải của riêng một thế hệ nào, của riêng một cá nhân nào mà đó là tài
sản quý báu của cha ông để lại cho các thế hệ sau. Bởi vậy, việc bảo tồn,
trùng tu những công trình kiến trúc ấy thực sự là vấn đề cấp thiết và vô cùng
quan trọng đặt ra không chỉ đối với các cơ quan chức năng có thẩm quyền mà
nó là nhiệm vụ của mỗi cá nhân.
Bản thân là một sinh viên được đào tạo trong lĩnh vực bảo tồn di sản
văn hoá dân tộc nên có thể hiểu rõ tầm quan trọng, giá trị và ý nghĩa của các
di sản đó. Đồng thời, nhận thức rõ trách nhiệm của bản thân đối với công
cuộc giữ gìn và bảo tồn các giá trị đó. Mặt khác tôi cũng rất muốn tìm hiểu về
đình Giang Xá để thông qua đó có thể vận dụng những kiến thức chuyên
2
ngành đã tích luỹ được vào thực tiễn, vận dụng và rèn luyện kỹ năng nghiên
cứu, viết bài.
Với tất cả những lý do nêu trên, tôi quyết định chọn đề tài: “Tìm hiểu di tích
đình Giang Xá” ( thôn Giang Xá, thị trấn Trạm Trôi, Hoài Đức, Hà Nội) làm
đề tài khoá luận của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu về vùng đất, con người của làng Giang Xá nói riêng và của
huyện Hoài Đức nói chung.
- Tìm hiểu quá trình hình thành, phát triển và các giá trị của di tích đình
Giang Xá.

- Trên cơ sở thực trạng của đình Giang Xá, vận dụng hệ thống lý thuyết
đã học, bước đầu đề xuất một số ý kiến nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của
di tích trong giai đoạn hiện nay.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là di tích đình Giang Xá thuộc thôn
Giang Xá, trị trấn Trạm Trôi, Hoài Đức, Hà Nội.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: Nghiên cứu di tích đình Giang Xá gắn liền với quá trình
hình thành và phát triển của làng cho tới nay.
- Về không gian: Nghiên cứu di tích đình Giang Xá trong không gian lịch
sử - văn hoá của làng Giang Xá nói riêng và của huyện Hoài Đức nói chung.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận khoa học của Chủ nghĩa Mác- Lênin: Duy vật lịch
sử và duy vật biện chứng.
- Phương pháp khoa học được sử dụng để tiến hành nghiên cứu: bảo
tàng học, bảo tồn di tích lịch sử văn hoá, khoa học lịch sử.
- Ngoài ra còn sử dụng một số phương pháp khác như: thống kê, đối
chiếu, phân tích, nghiên cứu tài liệu, điền dã…
3
6. Bố cục của khoá luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phần phụ lục,bố cục
bài viết gồm 3 chương. Cụ thể như sau:
Chương 1: Đình Giang Xá trong diễn trình lịch sử.
Chương 2: Giá trị kiến trúc, nghệ thuật và lễ hội của đình Giang Xá
Chương 3: Vấn đề bảo vệ, tôn tạo và khai thác giá trị di tích đình Giang Xá.
Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu để hoàn thiện bài viết, em đã nhận
được sự giúp đỡ hết sức nhiệt tình của các cụ cao niên trong làng, các cán bộ
trong Ban quản lý di tích đình Giang Xá, sự quan tâm, động viên của các thầy
cô trong khoa Bảo tàng và bạn bè trong lớp. Nhân đây, em xin gửi lời cảm ơn
chân thành tới giảng viên T.S Phạm Thu Hương đã quan tâm, giúp đỡ và chỉ

bảo tận tình về kiến thức, chuyên môn; em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các cụ
cao niên trong làng, các chú, các bác trong Ban quản lý di tích đã nhiệt tình
giúp đỡ, cung cấp tài liệu để em có thể hoàn thiện bài viết này.
Mặc dù có nhiều nỗ lực và cố gắng nhưng do trình độ nhận thức và
kiến thức chuyên môn còn nhiều hạn chế nên bài viết chắc chắn không tránh
khỏi những thiếu sót. Bởi vậy em rất mong quý thầy cô đóng góp ý kiến để
em có thể hoàn chỉnh bài viết của mình.
4
Chương 1
ĐÌNH GIANG XÁ TRONG DIỄN TRÌNH LỊCH SỬ
1.1. TỔNG QUAN VỀ VÙNG ĐẤT VÀ CON NGƯỜI GIANG XÁ
Đối với bất kỳ một làng quê nào trên đất nước Việt Nam, hình ảnh ngôi
đình luôn giữ vai trò quan trọng và thiêng liêng trong đời sống tâm linh của
mỗi người dân. Mỗi ngươì dân luôn dành cho ngôi đình những tình cảm tốt
đẹp và cố gắng tập trung nguồn tài sản có thể có để xây dựng nên ngôi đình
quê hương với kiến trúc lớn nhất trong làng. Mặc dù chùa làng cũng giữ vị trí
quan trọng và có thể có quy mô, kết cấu phức tạp nhưng cũng không thể lớn
bằng ngôi đình.Ở mỗi địa phương, điều kiện xã hội, đặc điểm dân cư có ảnh
hưởng tới quy mô, kiến trúc và đặc tính của ngôi đình. Bởi thế, việc tiếp cận
nghiên cứu một ngôi đình không thể bỏ qua việc tìm hiểu vùng đất, con người
nơi di tích tồn tại. Chính những yếu tố đó sẽ giúp chúng ta nhận thức sâu sắc
và tổng quát hơn về giá trị của một ngôi đình.
Đình Giang Xá hiện nay toạ lạc tại thôn Giang xá, thị trấn Trạm Trôi,
huyện Hoài Đức, Hà Nội. Hoài Đức vốn là một huyện của Hà Tây (cũ), nay
thuộc ngoại thành thủ đô Hà Nội. Ngay từ buổi sơ khai, Hoài Đức đã là nơi tiếp
cận của nhiều nền văn hoá nổi tiếng đặc trưng cho miền Bắc như Hoà Bình, Sơn
Vi và bản thân vốn là bộ phận cấu thành của văn hoá Phùng Nguyên (đặc trưng
của nền văn minh lúa nước - văn minh sông Hồng). “Đây cũng là vùng phụ cận
của các trung tâm kinh tế, văn hoá lớn như Cổ Loa, Mê Linh, Thăng Long. Với
diện tích khoảng 124,77 km

2
, dân số khoảng 190612 người, bao gồm 21 xã và 1
thị trấn. Do nằm trong vùng trung tâm của vùng đồng bằng Châu thổ Bắc Bộ, có
địa hình khá bằng phẳng (chỉ có một đồi núi ở phía Tây Nam của huyện) và có
điều kiện về sông ngòi nên Hoài Đức có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế ”
1
.
1
Đặng Văn Tu và Nguyễn Văn Nhí (chb).Địa chí Hà Tây. Sở Văn hoá Thông tin Hà Tây, 2008, tr.19
5
Nằm ngay trung tâm huyện, thị trấn Trạm Trôi có vị trí thuận lợi đối
với việc phát triển kinh tế. Mặc dù với diện tích tương đối nhỏ, chỉ bao gồm
thôn Giang Xá và phố Trôi nhưng thị trấn đã thực sự trở thành trung tâm văn
hoá cho toàn huyện.
Được hình thành và phát triển trên một huyện có lịch sử lâu đời nên
thôn Giang Xá cũng có quá trình hình thành và phát triển đáng tự hào. Xưa
kia thôn Giang Xá có tên Nôm là làng Trôi Giang, là một trong năm thôn của
xã Đức Giang, là xã nằm liền sát cơ quan đầu não của huyện Hoài Đức. Phía
Nam giáp xã Sơn Đồng, phía Đông giáp xã Kim Chung, phía Tây giáp xã Đức
Thượng, phía Đông Bắc giáp xã Tân Lập (huyện Đan Phượng).
Dưới thời Lê, Giang Xá thuộc địa bàn xã Lưu Xá, tổng Kim Thìa,
huyện Đan Phượng, phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây.
Sang thời Nguyễn (từ 1802 - 1885) thì Giang Xá thuộc xã Lưu Xá,
huyện Đan Phượng, tỉnh Sơn Tây.
Từ năm 1888 – 1925, Giang Xá là một thôn của xã Lưu Xá, huyện Đan
Phượng, tỉnh Hà Đông.
Về sau thôn Giang Xá cùng với 4 thôn Cao Xá Hạ, Cao Xá Trung,
Lũng Kênh và Lưu Xá nhập thành 1 xã lấy tên là Đức Giang thuộc huyện
Hoài Đức, tỉnh Hà Đông.
Cho tới năm 1994 thì Giang Xá được sát nhập vào thị trấn Trạm Trôi

và kéo dài cho đến nay.
Là một thôn với dân số khoảng 3300 nhân khẩu (2007), nằm ngay trung
tâm huỵên lỵ Hoài Đức nên từ xưa ngoài việc phát triển kinh tế nông nghiệp
là chủ yếu, người dân trong làng còn buôn bán nhỏ và phát triển một số nghề
thủ công trong những ngày nông nhàn. Nhìn chung, nền kinh tế địa phương
được xây dựng chủ yếu là kinh tế nông nghiệp, bởi vậy, nền sản xuất nông
nghiệp đã ăn sâu trong tư duy của mỗi người dân, và cũng là một yếu tố chi
phối trong đời sống tín ngưỡng dân gian của dân làng.
6
Mặc dù là một thôn thuần nông, nhưng những người dân trong làng vẫn
tự hào về quê hương, về vùng đất đã nuôi dưỡng, che chở và là nơi tụ nghĩa
của vị anh hùng dân tộc, người xưng đế đầu tiên của nước Việt - Lý Nam Đế.
Mỗi người con trong làng đều cảm thấy tự hào về mảnh đất mình sinh ra với
biết bao thế hệ nối tiếp vẫn giữ được truyền thống quê hương, luôn kế thừa,
gìn giữ được lề lối, phong tục tập quán của làng mình. Dù có đi đâu nhưng
mỗi người dân làng đều ý thức được trách nhiệm phải giữ gìn bản sắc và
phong tục của cha ông để lại.
Trong xã hội hiện đại, việc giáo dục cho thế hệ mai sau về truyền thống
quê hương luôn được các bậc cao niên trong làng chú trọng và quy định rõ
trong hương ước của làng. Trong bản hương ước ấy, mọi mặt của đời sống
sinh hoạt cộng đồng từ lễ hội, cưới xin, ma chay…đều được quy định cụ thể.
Mặc dù các điều lệ không còn mang tính chất áp đặt như trong xã hội xưa
nhưng vẫn được mọi người dân trong làng tôn trọng và nghiêm túc thực hiện.
Đây thực sự là nét đẹp văn hóa trong quá trình xây dựng đời sống văn hoá
trong xã hội hiện đại của miền quê này. Điều đó được quy định cụ thể như
sau:
* Về lễ hội:
+ Quy định rõ các ngày lễ trong năm:
-Tháng giêng: Mùng 1,2,3 : kính tiết Tết nguyên đán (mùng 3 lễ ở đền
xong tổ chức lên lễ chùa mừng năm mới.)

Mùng 4 : Lễ mừng thọ.
Mùng 7 : Lễ khai hạ.
Mùng 10 : Kính nhật thánh mẫu ( giỗ mẫu)
Ngày 12 tháng giêng hàng năm là ngày kỉ niệm thành
lập nhà nước Vạn Xuân, được chọn làm ngày hội truyền thống hàng năm của
làng.
-Tháng 2: Mùng 4: Kỉ niệm ngày hội binh.
7
Ngày 12: Xuân tế.
Ngày 15: Kính nhật thiên sư ( lễ ở đền xong, lên chùa lễ phát )
Ngày 20: Kính nhật thánh phụ
- Tháng 3: Mùng 2 : Lễ thanh minh
Mùng10 : Ngày hương binh.
- Tháng 4: Lễ vào hè ( lễ ở chùa Bảo Phúc )
- Tháng 5: Mùng 2 : ngày thành hoá ( giỗ Lý Nam Đế.)
Ngày 25: Lễ xuống đồng.
- Tháng 7: Ngày 18 : Lễ lên đồng.
- Tháng 8: Ngày 12 : Thu tế
- Tháng 9: Ngày 12: Ngày sinh Lý Nam Đế cũng được coi là ngày lễ
chính của làng.
- Tháng chạp: Ngày 30: Lễ tất niên ( thường trực ở đền lễ đón giao thừa )
+ Đây là một trong số những ngày lễ chính của dân làng, trong đó có
những ngày lễ có liên hệ mật thiết với cuộc đời và sự nghiệp của người anh
hùng Lý Nam Đế. Tuy nhiên, lễ hội chính của làng chỉ được tổ chức vào ngày
12 tháng giêng hàng năm. Sau 5 năm trở ra nếu được mùa, đời sống nhân dân
có nhiều thuận lợi thì xin mở hội 3 – 5 ngày. Lễ hội phải được phép của cấp
có thẩm quyền, được sự nhất trí của dân làng và phải tuân theo quy chế lễ hội
của Bộ văn hoá. Lễ hội do ban khánh tiết chủ trì dưới sự lãnh đạo của chính
quyền và Uỷ Ban Mặt Trận Tổ Quốc cơ sở.
+ Lễ hội có sự tham gia của các phường, các đoàn thể, các hội

đồng canh.
+ Lễ hội cần tổ chức trang nghiêm mang ý nghĩa giáo dục, có
tính thiết thực và thực sự vui tươi, lành mạnh. Tuyệt đối không lợi dụng lễ hội
để hoạt động mê tín dị đoan.
* Lễ mừng thọ:
8
+ Các cụ lên tuổi tròn 70, 80, 90, 100..thì hội người cao tuổi tổ
chức họp mặt tại nơi công cộng để mừng thọ các cụ vào ngày 25 tháng chạp
hàng năm.
+ Làng thống nhất lấy ngày mùng 4 tháng 1 để các gia đình có
ông bà cha mẹ lên tuổi thọ tổ chức lễ mừng thọ. Việc các gia đình dâng lễ lên
đình chùa làm lễ cầu phúc là tự nguyện và thống nhất vào ngày tổ chức lễ
mừng thọ. Việc liên hoan mừng thọ tuỳ thuộc vào hoàn cảnh gia đình tránh
phô trương, lãng phí. Con cháu người thân mừng tuổi thọ các cụ bằng tiền, sổ
tiết kiệm để các cụ có điều kiện bồi dưỡng.
* Lễ cưới:
+ Việc cưới phải tuân theo luật hôn nhân và gia đình, không
cưới tảo hôn, ép hôn, không lấy vợ lẽ. Đôi nam nữ phải tìm hiểu kĩ càng trên
tinh thần tự nguyện trước khi đi đến hôn nhân và phải đăng kí kết hôn trước
khi tổ chức lễ cưới.
+Việc tổ chức lễ cưới của đôi trẻ là trách nhiệm của hai bên gia
đình.
+Tuyệt đối không lợi dụng đám cưới để tổ chức cờ bạc, mở đài
to quá khuya.
* Việc tang:
+ Khi có người nhà qua đời gia đình phải báo với chính quyền
địa phương để khai tử.
+ Không để người chết trong nhà quá 36 tiếng.
+ Không phúng viếng bằng lễ chín như xôi gà, thủ lợn, oản
chuối.

+ Không tổ chức ăn uống có tính chất trả nợ miệng, không đánh
trống thổi kèn quá khuya.
+ Tục lăn đường trong đám tang là hủ tục không còn hợp lệ với
đời sống hiện nay nên bỏ hẳn.
9
Trên đây là một số điêù được quy định trong hương ước của làng. Tất
cả những điều này đều được mọi người dân trong làng nghiêm túc thực hiện.
Ý thức ấy đã góp phần vun đúc nên truyền thống và nét đẹp văn hoá của vùng
đất và con người nơi đây.
Cũng giống như các ngôi làng khác, Giang Xá cũng rộn ràng trong
những ngày lễ hội của mình. Bước vào những ngày lễ, không khí trong làng
trở nên nhộn nhịp hơn, náo nhiệt hơn so với nhịp điệu hằng ngày. Lễ hội hằng
năm là dịp để dân làng tưởng nhớ tới công lao to lớn của vị anh hùng Lý Nam
Đế - vị vua anh minh đã lập ra nước Vạn Xuân.
Có thể nói trải qua biết bao thế hệ nhưng mỗi người con Giang Xá đều
ý thức được truyền thống của quê hương mình, đồng thời luôn có trách nhiệm
và ý thức giữ gìn truyền thống ấy. Bởi lẽ, truyền thống ấy đã được những thế
hệ trước gây dựng và vun đắp nên. Quan trọng hơn, đó là trong tâm hồn mỗi
người dân làng đều cảm thấy tự hào vì mình được sinh ra và trưởng thành trên
vùng đất vua ban. Chính bởi vậy, vào những ngày hội họ đều hướng về vị
thánh của làng mình với lòng thành kính thiêng liêng để tiếp tục vun đắp, xây
dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
1.2. LỊCH SỬ RA ĐỜI, TỒN TẠI CỦA DI TÍCH ĐÌNH GIANG XÁ
Đối với di tích đình làng Giang Xá nói riêng và các di tích lịch sử văn
hoá nói chung, việc tiếp cận nghiên cứu quá trình ra đời và tồn tại của di tích
là một quá trình trở về với quá khứ. Bản thân mỗi một di tích đều phản ánh tư
tưởng, đời sống kinh tế xã hội cũng như đời sống tâm linh của cộng đồng dân
cư nơi di tích ấy tồn tại vào thời điểm đó. Bởi vậy, việc tìm hiểu niên đại ra
đời, qúa trình tồn tại, phát triển của ngôi đình đặc biệt được coi trọng. Nó sẽ
góp phần cho chúng ta tìm hiểu về một thời quá khứ với bao biến đổi thăng

trầm của lịch sử.
Bản thân mỗi một di tích từ khi ra đời trải qua rất nhiều lần trùng tu,
hơn nữa trải qua thời gian (nhân tố bào mòn di tích) thì những cứ liệu còn lại
10
minh chứng một cách chính xác niên đại khởi dựng cuả di tích còn rất ít, thậm
chí là không có.
Đình Giang Xá được khởi dựng chính xác vào thời gian nào?, cho đến
nay không còn bất kỳ tài liệu nào ghi chép lại được. Đây là điều dễ hiểu với
bất kỳ một di tích. Vì vậy, việc xác định niên đại khởi dựng của đình Giang
Xá một cách tuyệt đối là không khả thi. Tuy nhiên, thông qua phong cách
kiến trúc của đình Giang Xá, chúng ta có thể xác định được niên đại tương
đối của đình. Mặt khác cũng có thể xác định dựa vào hệ thống di vật, cổ vật
còn bảo lưu được tại đình.
Với nhiều mảng chạm khắc trên các cốn mê, ván mê ở các vì nóc, vì
nách (ở toà Đại đình) và các đầu dư rất tỉ mỉ, chau truốt mang đậm phong
cách thế kỷ XVII.
Một đặc điểm nữa có thể giúp ta xác định một cách tương đối của di
tích là thông qua hệ thống ván sàn gỗ của đình. Sàn đình là một kết cấu vốn
có của những ngôi đình cổ. Sự xuất hiện của hệ thống ván sàn là minh chứng
cho ngôi đình có mặt khá sớm trong sinh hoạt văn hoá của cộng đồng người
Việt. Bởi vậy những ngôi đình có sàn thường có niên đại sớm .
Tuy nhiên cứ liệu giúp ta xác định được niên đại tương đối của di tích
là thông qua hệ thống số lượng lớn những di vật, cổ vật còn lưu giữ tại đình.
Trong đó, có thể kể đến các đồ tự khí và đặc biệt là qua hệ thống các sắc
phong của đình. Trải qua thời gian, cho đến nay, đình Giang Xá còn lưu giữ
lại được 23 đạo sắc của các thời Hậu Lê, Nguyễn. Trong đó đạo sắc sớm nhất
là đạo sắc năm Cảnh Trị thứ 8 (1670) đời vua Lê Huyền Tông. Như vậy
chúng ta có thể chắc chắn niên đại của đình vào khoảng thế kỷ XVII.
Trong quá trình tồn tại của mình, đình Giang Xá đã trải qua nhiều lần
trùng tu nhưng đáng tiếc hiện nay không còn cứ liệu nào ghi rõ thời gian của

từng đợt trùng tu. Tuy nhiên theo ông Giang Văn Thăng (77 tuổi) trong làng
11
kể lại thì cách đây khoảng gần 100 năm trước đình đã bị nghiêng, dân làng đã
phải xây hai cột trụ để giữ cho đình khỏi sập.
Đợt trùng tu gần đây nhất là vào năm 1982. Dấu vết của đợt trùng tu
này được thể hiện trên xà ngang của gian cuối bên phải của ngôi đình và cụ
thể trên bức cốn trong bên phải của gian lòng Đình.
Mặc dù đã trải qua nhiều lần trùng tu nhưng ngôi đình vẫn giữ được
những nét cổ xưa vốn có. Chính điều đó đã giúp cho di tích bảo lưu được
những yếu tố nguyên gốc của mình. Tuy nhiên, trải qua một thời gian dài với
những biến cố lịch sử, xã hội nên hiện nay đình đang có dấu hiệu xuống cấp
nghiêm trọng. Bởi vậy người dân trong làng muốn được Nhà nước và các cơ
quan chức năng đầu tư tu bổ ngôi đình trước khi quá muộn.
1.3. LỊCH SỬ VỊ THẦN ĐƯỢC THỜ
Trong tín ngưỡng dân gian của người Việt thì đình làng thường gắn với
tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng. Ở bất kỳ ngôi làng nào của người Việt đều
tôn thờ một vị thần. Họ là người cai quản, che chở, bảo vệ cho nhân dân trong
làng. Người dân trong làng luôn dành cho Thành hoàng của làng mình sự tôn
kính thiêng liêng.
Tuy nhiên, khởi nguyên của Thành hoàng không phải là ở Việt Nam
mà từ Trung Quốc. Đồng thời vị Thành hoàng có nguồn gốc từ Trung Quốc
ấy không phải là vị thần che chở cho một cộng đồng dân cư của làng xã. Ban
đầu thành hoàng là một vị thần của thành trì, chỉ bảo vệ các toà thành. Tín
ngưỡng sơ khai khiến người ta nghĩ rằng, từng gốc cây, mô đá đều có vị thần
ngự trị thì đất đai, vườn tược cũng phải có một nhân vật linh thiêng cai quản.
Vị thần ấy là vị thần thổ địa, thổ công. Sau đó những người lúc sống công
minh chính trực lúc chết có thể thành thần và có thể bảo vệ cho cộng đồng.
Nếu người đó lúc sống làm quan ở vùng đất này thì lúc chết sẽ được tôn làm
thành hoàng ở ngay vùng đất ấy. Vị Thành hoàng đầu tiên của Trung Quốc
được biết là Vũ Vương (thế kỷ VI).

12
Tóm lại ở Trung Quốc, Thành hoàng là vị thần của thành trì từ Trung
ương đến địa phương và Thành hoàng bảo vệ bộ máy quan liêu, cư dân
trong thành.
Khi tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng du nhập vào Việt Nam từ thời
Đường và cũng làm nảy sinh ra một số Thành hoàng mà chức năng cũng
giống Thành hoàng Trung Quốc là các vị thần bảo vệ các toà thành.
Theo như sách “Việt điện U Linh” lấy tài liệu từ “Giao Châu ký” cho
biết từ thời nhà Tấn ở Thăng Long (lúc này có tên là Long Đỗ) có một vị hiếu
liêm
1
họ Tô tên Lịch, gia tư không giàu có nhưng rất độ lượng, thương người
hay giúp đỡ dân chúng. Khi Tô Lịch mất, nhà vua lấy tên ông đặt tên cho thôn
gọi là thôn Tô Lịch.
Sang thời nhà Đường, viên quan đô hộ nhà Đường thấy Long Đỗ là
vùng đất trù phú, nên cho dời phủ lỵ của An Nam đô hộ phủ về, rồi mời dân
chúng địa phương tới hỏi ý kiến. Tất cả đều nhất trí tôn Tô Lịch làm thần phù
hộ. Ít lâu sau, Cao Biền phong cho Tô Lịch là Đô Phủ Thành hoàng thần quân
đại vương. Như vậy theo sử sách, Thành hoàng làng nước ta có từ đó và cũng
xuất phát là vị thần bảo vệ toà thành.
Khi tín ngưỡng thờ Thành hoàng “ăn sâu” vào tín ngưỡng dân gian của
người Việt thì Thành hoàng làng bắt đầu mang một chức năng là vị thần che
chở, bảo vệ, định đoạt phúc hoạ cho một cộng đồng người trong một đơn vị
hành chính nhất định. Từ đó nảy sinh hệ thành hoàng của riêng người Việt.
Hệ thành hoàng của người Việt rất đa dạng. Đó có thể là các vị thần
xuất thân từ cộng đồng làng xã có công với dân làng, hay những vị tướng có
công với nước, với dân…Đôi khi những vị thần ấy đã được nhân dân “thiêng
hoá” bằng cách gắn cho các vị thần ấy phép màu, hay được nhân dân địa
phương hoá, lịch sử hoá. Nhưng cho dù là nhân vật có thật hay chỉ là nhiên
thần, thiên thần thì nhân dân luôn dành cho vị thành hoàng làng sự kính trọng,

1
Vũ Ngọc Khánh.Nghiên cứu văn hoá cổ truyền Việt Nam.Nxb.Giáo dục.H.2006.tr.107-108.
13
tôn kính và được nhà vua phong sắc coi như là một hình thức ghi nhận công
lao của các vị thần.
Cũng giống như bao làng quê khác, dân làng Giang Xá cũng thể hiện
tín ngưỡng thờ Thành hoàng một cách thành kính. Có điều vị thần được người
dân làng Giang Xá tôn thờ không chỉ mang ý nghĩa đơn thuần là nhân vật có
công với dân, với nước mà vị thần ấy còn chính là vị vua đã gây dựng nên
nước Vạn Xuân mở đầu thời kỳ độc lập sau bao năm bị giặc phương Bắc đô
hộ. Vị anh hùng dân tộc đã xưng đế khẳng định độc lập lâu dài cho đất nước.
Điều đáng tự hào với dân làng Giang Xá là chính quê hương này đã nuôi
dưỡng Lý Nam Đế trưởng thành, đồng thời cũng là căn cứ cho ngài dấy cờ
khởi nghĩa .
Căn cứ vào truyền thuyết dân gian lưu truyền ở địa phương cũng như
thần tích, thần sắc của làng có thể tóm tắt cốt lõi tiểu sử của vua Lý Nam Đế
như sau:
Xưa kia, nước Việt ta bị giặc nhà Lương đô hộ. Vào niên hiệu Đại
Đồng của nhà Lương, tướng giặc Tiêu Tư được cử sang làm thứ sử ở đất Giao
Châu. Tiêu Tư vốn tính tham nhũng, hà khắc và bạc ác, đàn áp nhân dân
khiến nhân dân rơi vào cảnh lầm than, sống một cuộc sống cơ cực khốn cùng.
Lúc đó ở châu Dã Năng xứ Kinh bắc có ông Lý Toản lấy vợ người Châu Ái
(nay là Thanh Hoá), tên là Lê Thị Oánh. Hai ông bà tính từ thiện luôn giúp đỡ
người khốn khó. Ngày 12 tháng 09 năm Quý Mùi, hai ông bà sinh được một
người con trai khôi ngô tuấn tú, tướng mạo khác thường. Ông bà đặt tên con
là Lý Bí. Khi Lý Bí lên 5 tuổi thì ông Lý Toản chết, hai năm sau bà Lê Thị
Oánh cũng bị ốm rồi mất. Lý Bí cùng anh là Lý Bảo chịu tang cha mẹ, gia tài
tiêu tán hết. Hai anh em về ở với người chú ruột. Sau người chú ruột đem bán
cho nhà sư làm con nuôi. Lúc ấy có ba người họ Lê, Trần và Nguyễn ở thôn
Giang Xá thấy nhà sư có đức hạnh bèn đón về trụ trì ngôi chùa trong làng. Lý

Bí theo nhà sư về sống ở chùa Linh Bảo trong làng. Nhà sư cho Lý Bí học
14
hành tử tế. Lý Bí thể hiện mình là người có tài và lại có chí lớn. Căm ghét chế
độ đô hộ cuả nhà Lương, bất mãn về sự tham lam, tàn bạo của chính quyền
Tiêu Tư, Lý Bí ngầm chiêu mộ binh sĩ ở các châu huyện Đan Phượng, Dã
Năng, Chu Diên được hơn 3000 người.
Bởi mến danh tiếng của Lý Bí, nhiều viên quan do bất mãn với chế độ
nhà Lương nên đã từ quan chiêu tập quân sĩ và kéo về tụ họp cùng Lý Bí.
Trong đó có ba viên tướng sau này đã trở thành tướng tài của Lý Bí. Đó là
Phạm Tu, Tinh Thiều, Triệu Túc...
Ngày 4 tháng 2 năm 542 Lý Bí họp quân ở chùa Linh Bảo, lập đàn cầu
khấn trời đất và bách thần. Ngày 10 tháng 3, Lý Bí khao mừng quân sĩ và phát
động khởi nghĩa lật đổ ách đô hộ nhà Lương. Nhân dân và hào mục các nơi
đua nhau hưởng ứng, khiến thanh thế của nghĩa quân rất hào hùng. Sau khi
đánh chiếm các địa phương, nghĩa quân tiến về bao vây châu thành Long
Biên. Quân Lương đại bại, thứ sử Tiêu Tư hoảng sợ chạy về Quảng Châu.
Nghĩa quân kéo vào giải phóng Long Biên .
Được tin Long Biên mất, vua Lương vội sai thứ sử Việt Châu là Trần
Hầu, thứ sử La Châu là Minh Cư, thứ sử An Châu là Lí Trí, thứ sử Ái Châu là
Nguyễn Hán cùng hợp quân kéo sang đánh Lý Bí. Nhưng quân xâm lược vừa
kéo sang thì bị nghĩa quân đánh tan.
Đầu năm 544, Lý Bí nên ngôi vua tự xưng là Nam Việt Đế, đặt niên
hiệu là Thiên Phúc, đặt tên nước là Vạn Xuân, đóng đô ở cửa sông Tô Lịch,
dựng triều đình, đặt trăm quan và phong thưởng cho các nghĩa sĩ. Sau đó Lý
Bí kéo quân trấn áp đánh dẹp các lực lượng chưa thuần phục ở địa phương.
Mùa hạ năm 545, vua Lương lại sai Dương Phiêu và Trần Bá Tiên đem
quân sang đánh nước ta. Được tin này, Lý Bí kéo 3 vạn quân ra trấn giữ Chu
Diên (phía Bắc Hà Nội ngày nay) đánh nhau dữ dội với quân của Trần Bá Tiên.
Bị thua lớn ở đây, Lý Bí kéo quân về trấn giữ vùng cửa sông Tô Lịch, chia thành
15

nhiều trại chống nhau với giặc. Ở đây Lý Bí lại thua trận và rút quân về Giang
Xá. Quân Lương đuổi theo Lý Bí chạy về thành Gia Ninh (Bạch Hạ).
Đầu năm 546, Lý Bí chạy về vùng Tân Xương (Vĩnh Phú) chiêu mộ
thêm quân tiếp tục chiến đấu. Đến mùa thu, Lý Bí lại đem 2 vạn quân ra đóng
ở hồ Điển Triệt (Vĩnh Phú). Quân Lương lại tiến đánh. Vì thiếu cảnh giác,
quân Lý Bí tan dã. Biết tình thế khó kéo dài, Lý Bí giao binh quyền cho tướng
Triệu Quang Phục rồi chạy lên vùng động Khuất Lão (Tuyên Quang) định
chuẩn bị lực lượng tiếp tục chống giặc. Nhưng ngày 2 tháng 5, khi còn ở
Liêu Động, nhà vua nằm mộng thấy sao Thái Dương có một điểm đen, một
ngôi sao rơi ngay xuống trước mặt nhà vua biến thành một người và nhảy
múa hát rằng:
“Vua ta chừ, vua ta chừ
Thang mây thiên đế gọi nhà vua
Xa rồng , một buổi về thiên giới
Thế nước truyền cho Phật từ giờ.”
Nhà vua tỉnh kể lại giấc mộng đó cho quân thần nghe, bỗng thấy đau
đầu và chết. Thi hài được chôn luôn tại đó. Quần thần lại bầu anh của nhà vua
là Thiên Bảo lên ngôi và được phong là Lý Nam Đế Quốc Vương Thiên Tử
Thái Vương.
Ngày 20 tháng 03 năm Mậu Thìn (548), Lý Thiên Bảo đã ban sắc chỉ
cho làng Giang Xá thờ phụng. Từ đó vị hoàng đế anh minh được thờ tại ngôi
đình làng Giang Xá và được dân làng tôn sùng là Thành hoàng làng.
Như vậy chúng ta có thể thấy rõ được các sự kiện có liên quan tới vị
anh hùng dân tộc có công đánh giặc cứu nước mở ra thời kỳ độc lập tự chủ
cho dân tộc. Công ơn của ngài luôn luôn được dân làng ghi nhớ và truyền nối
cho những thế hệ tiếp sau.
16
1.4. MỘT SỐ DI TÍCH KHÁC THỜ LÝ NAM ĐẾ TẠI LÀNG GIANG XÁ
Nếu như xét tổng thể trên địa bàn tỉnh Hà Tây (cũ) nói riêng và vùng
đồng bằng Bắc Bộ nói chung thì có rất nhiều làng thờ phụng Lý Nam Đế.

Phạm vi địa bàn rộng là bởi lẽ khi Lý Nam Đế lên ngôi vua đã thể hiện sự
quan tâm của mình tới dân chúng. Đồng thời, ngay từ buổi đầu khởi nghĩa tôn
chỉ của Lý Bí là đánh đuổi giặc Lương xâm lược, lập nên nhà nước độc lập tự
chủ cho dân tộc. Vì vậy đã dược rất nhiều dân chúng và tướng sĩ ủng hộ. Dân
trong các vùng Dã Năng, Chu Diên, Giang Xá, Thái Bình, Giang Tây, Gia Ninh,
Tân Xương, Liêu Động…đều nguyện dưới sự chăn dắt của nhà vua. Ngay từ
thời vua còn sống nhiều ấp đã xin lập đền (sinh tử) để thờ sống nhà vua.
Bởi vậy, khi nhà vua qua đời có rất nhiều ngôi làng tưởng nhớ tới công
lao của Người mà thờ phụng thành kính. Ở Đan Phượng, chỗ nào có quân nhà
vua đóng thì lập miếu để thờ. Chỉ tính riêng huyện Hoài Đức đã có các làng
Giang Xá, Lưu Xá, Phương La Nội, xã Tu Hoàng, xã Yên Sở thờ phụng ngài,
bên cạnh đó có Ngọc Than, Phượng Cách nay thuộc Quốc Oai.
Tuy nhiên trong tất cả những làng thờ phụng Lý Nam Đế thì có lẽ
người dân làng Giang Xá cảm thấy tự hào và gần gũi với ngài hơn cả. Bởi lẽ
vùng đất Giang Xá có thể coi là quê hương thứ hai của ngài. Cho tới nay chưa
có bất kỳ tài liệu nào xác định rõ Lý Bí được sinh ra ở đâu? Phủ Thái Bình
thuộc vùng đất nào? Nhưng chúng ta có thể thấy rằng tuổi thơ của Lý Bí đã
gắn chặt với ngôi làng Giang Xá. Bởi lúc nhỏ Lý Bí đã theo nhà sư có đức
hạnh về sống ở chùa Linh Bảo trong làng. Và cũng chính trên vùng đất Giang
Xá là nơi Lý Bí đứng lên phất cờ khởi nghĩa, lôi cuốn đông đảo quần chúng
nhân dân tham gia. Và trên khu đất chùa Linh Bảo xưa, dân làng đã xây dựng
lên ngôi đền để thờ phụng ngài khi ngài qua đời.
Theo như người dân trong làng thì Giang Xá là một trong số ít những
nơi hiếm hoi có hẳn một quần thể di tích gần đình, đền, chùa thờ vị anh
hùng Lý Nam Đế. Đó là sự tự hào của người dân trong làng. Mỗi di tích
17
đều có những gắn kết với cuộc đời của nhà vua. Bên cạnh những ý nghĩa về
lịch sử, mỗi di tích lại có những giá trị về kiến trúc và điêu khắc riêng.
Chính điều đó đã tạo sự độc đáo cho không gian văn hoá làng Giang Xá -
mảnh đất vua phong.

1.4.1. Chùa Giang Xá
Trong quần thể di tích đình Giang Xá thì có sự liên kết cả ba di tích.
Các lễ tế hằng năm đều được tiến hành ở cả ba di tích trên. Chùa Giang Xá
còn có tên gọi là “Bảo Phúc Tự”. Chùa toạ lạc trên một khu đất cao, phía
trước nhìn ra dòng mương và ao nước ra cánh đồng. Chùa quay theo hướng
Bắc nhưng cửa chùa lại quay ra theo hướng Đông, bên tả có ao chùa và đồng
ruộng, bên hữu là ngõ xóm và nhà dân.
Theo như truyền thuyết và cuốn Lý Nam Đế ngọc phả cổ truyền hiện
còn ở chùa thì chùa có từ trước thế kỷ VI với cái tên “Linh Bảo Tự”. Thiền sư
pháp tổ khi về đây trụ trì đã cho mang theo chú tiểu Lý Bí. Vốn tính thông
minh lại được pháp tổ dạy dỗ, Lý Bí đã chiêu mộ binh sĩ, lập bản doanh.
Ngày 04 tháng 02 năm Nhâm Tuất (542), Ngài làm lễ tế trời đất phất cờ
khởi nghĩa ở chùa Linh Bảo và nhanh chóng giải phóng đất nước, lên ngôi
hoàng đế, lập ra nhà nước Vạn Xuân. Về sau khi bị quân Lương tấn công, Lý
Bí lại lui về Giang Xá để bảo toàn lực lượng. Sau khi Lý Bí mất, nhân dân lập
đền thờ ông ngay tại mảnh đất chùa. Còn chùa bị hư nát và chuyển ra đầu
làng ở vị trí hịên nay và đổi tên là chùa Bảo Phúc
1
.
Đặc biệt chuông chùa đúc năm Minh Mệnh thứ 3 (1822) có bài văn cho
biết: Chùa Bảo Phúc vốn là ngôi chùa to liệt hạng, cuối thời Lê loạn lạc triền
miên, chùa bị hư hại nhiều. Chùa xưa có tam quan, trên treo quả chuông to đã
bị mất. Trong tam bảo thờ Phật, dưới nhà thờ thiền sư pháp tổ .Ngày nay dâu
bể đã qua, cuộc sống thanh bình, chùa Bảo phúc đã được xây dựng thành cơ
sở trường học của Hội Phật Giáo tỉnh Hà Tây (cũ).
1
Di tích Hà Tây.Sở Văn hoá Thể thao Hà Tây,1999,tr.248-250.
18
Nhìn chung chùa Bảo Phúc có khu vực chính được xây dựng công phu
và mang đậm phong cách nghệ thuật thời Nguyễn. Khu Tam bảo được xây theo

kiểu chữ Công ( I ), tường hồi bít đốc. Phía sau song hành với Tam Bảo là dãy
nhà dài gồm các nhà tổ, điện mẫu, tăng phòng, nhà khách. Ngoàì ra còn có nhà
kho, nhà bếp…Tất cả với diện tích hơn hai mẫu. Ngôi nhà tiền đường năm
gian, sáu vì kèo theo kiểu vì nóc chồng giường, tiếp đến kẻ ngồi rồi bẩy. Liên
kết các vì kèo là hệ thống các xà dọc và hoành dui. Bộ khung liên kết bằng các
loại mộng, chắc chắn mà dễ tháo nắp. Các thành phần kiến trúc được bào trơn
soi gờ chạy chỉ, một số bộ phận còn chạm rồng, phượng, hoa lá…Tất cả hầu
hết được dựng lại từ thời Minh Mạng và vẫn được giữ tương đối tốt.
Trong Tam bảo có đầy đủ những tượng của một ngôi chùa thông
thường với các bộ Tam Thế, Di Đà Tam Tôn gồm Adiđà ngồi giữa, các
tượng Quan Thế Âm bồ tát và Đại Thế Chí bồ bát ở hai bên. Hàng tiếp dưới là
tượng Đức Phật thế tôn với Văn Thù bồ tát và Phổ Hiền bồ tát bên cạnh.
Ngoài ra còn có tượng Di Lặc với Giám Trai và Thổ Địa, Quan Âm bồ tát với
Kim Đồng và Ngọc Nữ. Hàng tiếp là tượng Thích Ca sơ sinh trong toà Cửu
Long. Cuối cùng là tượng Ngọc Hoàng, Nam Tào và Bắc Đẩu. Hai bên của
toà thiêu hương có hệ thống tượng Thập Điện Diêm Vương. Bên ngoài nhà
Tiền đường có các hộ pháp Khuyến Thiện, Trừng Ác, Đức Ông và Thánh
Hiền.
Trong nhà Tổ ngoài tượng Tổ truyền đăng Bồ Đề Đạt Ma còn có tượng
Tổ Thiền Sư - người trụ trì đầu tiên ở đây và Tổ Thích Thanh Thuần. Phía bên
trên điện Mẫu cũng có một số tượng nhỏ đẹp.
Hệ thống tượng của chùa Bảo Phúc hầu hết mang niên đại của thời
Nguyễn. Bên cạnh hệ thống tượng thờ ấy còn có nhiều đồ thờ quý như
chuông đồng, khánh đồng, bát hương đồng, bát hương đá, hoành phi, câu đối..
khá phong phú.
19
Có thể nói chùa Bảo Phúc không những là công trình kiến trúc tôn giáo
đơn thuần mà còn là di tích lịch sử được nhân dân địa phương tôn trọng, giữ
gìn và tu bổ ngày một khang trang.
1.4.2. Đền Giang Xá

Nằm trong quần thể di tích thờ Lý Nam Đế ở làng Giang Xá, đền Giang
Xá được coi là nơi tưởng niệm chính của làng. Đền được khởi dựng ở ngay giữa
làng, ngay chính nền đất cũ của chùa Linh Bảo (Bảo Phúc) nơi trước đây Lý
Nam Đế đã được nuôi dưỡng từ nhỏ. Sau khi Lý Nam Đế mất vào ngày 20 tháng
03 năm 548, anh của vua là Lý Thiên Bảo đã ra sắc chỉ cho làng Giang xá thờ
phụng. Nhân dân trong làng đã xây dựng nên ngôi đền để thờ phụng Ngài.
Đền có tên chữ là “Giang Xá Tự”
1
hoặc theo ngôi vị của thần là
“Thượng Đẳng Linh Từ”. Bên cạnh đó thì ngôi đền cũng là địa điểm ghi lại
dấu tích của việc chiêu tập quân sĩ, nơi đóng đồn trại chuẩn bị cho cuộc khởi
nghĩa nổi tiếng dân tộc.
Đền Giang Xá có quy mô kiến trúc khá bề thế. Ngôi đền toạ lạc trên
một khu đất cao, rộng thoáng ở ngay giữa thôn Giang Xá. Phía trước và phía
sau có hai giếng lớn (Khuyết tiền và Khuyết hậu) tương truyền là mắt rồng.
Xung quanh đền trồng rất nhiều muỗm và nhãn cổ thụ to nên khung cảnh
thiên nhiên sinh động.
Cũng giống như nhiều ngôi đền khác, đền Giang Xá gồm nhiều công
trình kiến trúc khác nhau. Các công trình kiến trúc trải ra trên một khuôn viên
rộng tạo cho ngôi đền có một chiều sâu cần thiết của một cộng đồng tôn giáo
tín ngưỡng.
Từ ngoài vào, đền Giang Xá bao gồm các công trình kiến trúc như nghi
môn, tiền tế, đại bái, hậu cung.
Nghi môn của đền sát ngay đường làng, gồm bốn trụ biểu vuông thành
sắc cạnh. Trong đó, hai trụ giữa cao to, phía trên đắp hình lồng đèn trang trí tứ
1
Di tích Hà Tây…sđd,tr.246-247.
20
linh và hổ phù, tận cùng là 4 con chim phượng chụm đuôi lại như hình bông
hoa quay ra 4 hướng, thân trụ đắp nổi câu đối. Hai trụ bên thấp hơn và xây

tường nối với trụ chính.
Qua cửa vào một khoảng sân hẹp. Cuối sân là nhà tiền tế 5 gian, đầu hồi
xây tường bít đốc tay ngai có trụ biểu phía trước. Khung nhà gồm 4 hàng chân
cột dọc và 6 hàng cột ngang, các vì làm kiểu chồng rường với kẻ ngồi. Trên xà
và đầu bẩy trang trí các hình rồng, mây, hổ phù và hoa lá thời Nguyễn..
Nối với gian giữa toà đại bái là toà hậu cung chạy dọc về phía sau 3
gian tạo kiểu chữ Đinh ( J ). Kiến trúc đơn giản, một số bộ phận chạm rồng
chầu mặt trời. Gian cuối được ngăn ra làm khám thờ. Trong hậu cung có
nhiều đồ thờ quý như hương án, sập, long ngai, bài vị, đồ tự khí… Phần khám
chạm trổ tứ linh cầu kỳ sơn thiếp lộng lẫy.
Tóm lại, các công trình kiến trúc của đền Giang Xá có quy mô khá bề
thế và khá vững chắc. Nghệ thuật chạm khắc trong đền phong phú về đề tài,
đường nét chạm khắc mềm mại, chau truốt thể hiện tài năng kỹ xảo điêu
luyện và mang giá trị nghệ thuật cao.
Đền được dựng lại vào thời Nguyễn và vẫn còn bảo lưu được một khối
lượng di vật, cổ vật phong phú và quý hiếm mang giá trị nghệ thuật cao. Đặc
biệt là cuốn thần phả do Hàn lâm Đông các Đại học sĩ Nguyễn Bính soạn, thời
Nguyễn sao lại, viết về Lý Nam đế. Tấm bia “Giang Xá tự bi ký” dựng năm
Tự Đức thứ 6 (1853) ca ngợi sự nghiệp của Lý Bí và phong cảnh đền. Đặc
biệt trong khám còn có pho tượng Lý Bí bằng đồng ở thế ngồi coi chầu, dáng
uy nghi. Ngoài ra còn 4 bức hoành phi, 8 đôi câu đối, 3 cửa võng, 3 nhang án,
nhiều đỉnh đồng bát hương, có cả kiệu và bộ bát bửu rất đẹp…
Đặc biệt phía trước cửa đền có con ngòi chạy qua (xưa gọi là Tiểu
Giang). Hiện còn chiếc cầu đá xanh dài 4,27 m; rộng 2,40 m; mặt cong lát
bằng 12 tấm đá có 12 cột đá, 4 xà đỡ đục chạm đầu rồng. Chiếc cầu này còn
có bia ký ghi danh là “Cầu thần”, kỷ niệm khi xưa vua Lý Nam Đế thường
qua lại.
21

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×