Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 8 lập nhanh và chính xác phương trình hóa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (435.91 KB, 17 trang )



Céng hßa x· héi chñ nghÜa ViÖt nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Bảo thắng, ngày 12 tháng 3 năm 2013
Kính gửi : Hội đồng Sáng kiến cấp huyện
Họ và tên tác giả: Vũ Thị Tuyết.
Sinh ngày: 15 tháng 8 năm 1972.
Chức vụ: Giáo viên
Nơi công tác: Trường THCS Thị trấn Phố Lu - Huyện Bảo Thắng - Lao Cai.
Trình độ chuyên môn: Đại học Sư phạm.
Trong năm học 2012- 2013 tôi đã thực hiện một số đề tài nhằm nâng cao
chất lượng giảng dạy bộ môn Hoá học lớp 8 trường trung học cơ sở (THCS)
dưới đây là một trong những đề tài đó.
A. TÊN ĐỀ TÀI:
‘‘Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 8 lập nhanh và chính xác phương
trình hóa học”
B. MÔ TẢ NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN, KINH NGHIỆM:
I- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong quá trình dạy học, nâng cao chất lượng dạy và học là một vấn đề
được quan tâm hàng đầu. Để đạt được vấn đề đó đòi hỏi phải có sự nỗ lực về
cả 2 phía: thầy và trò. Bởi vì dạy học vừa mang tính khoa học vừa mang tính
nghệ thuật, để nâng cao chất lượng giảng dạy đòi hỏi người giáo viên phải
có năng lực sư phạm vững vàng, có phương pháp giảng dạy phù hợp, theo
hướng tích cực giúp học sinh chủ động trong việc tìm kiếm lĩnh hội kiến
thức. Việc nâng cao chất lượng giảng dạy nói chung và dạy học môn Hóa
học nói riêng cần có những phương pháp đặc trưng riêng. Ngoài việc lên
lớp, người giáo viên phải không ngừng học hỏi, tìm kiếm tham khảo những
- 1 -



tài liệu có liên quan để làm sao có thể truyền đạt những kiến thức cho học
sinh một cách nhẹ nhàng, dể hiểu. Sự tiếp thu kiến thức của học sinh nhanh
hay chậm là yếu tố quyết định cho chất lượng học tập.
Trong chương trình Hóa học THCS và phổ thông trung học (THPT) hầu
hết các bài tập trong hệ thống bài tập hóa học đều có liên quan đến phương
trình hóa học. Do đó lập phương trình hóa học giữ vai trò hết sức quan
trọng, nó là yếu tố tiên quyết để giải bài toán tính theo phương trình hóa học.
Khi học sinh thực hiện lập phương trình hóa học nhanh và chính xác là đồng
nghĩa với việc các em đã nắm vững hệ thống kiến thức cơ bản về: kí hiệu
hóa học của nguyên tố; công thức nhóm nguyên tử; phân biệt được kim loại
với phi kim; hóa trị của nguyên tố, nhóm nguyên tử; lập công thức hóa học
của hợp chất … Vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm giúp học
sinh lớp 8 lập nhanh và chính xác phương trình hóa học” để nghiên cứu.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ HIỆN TẠI:
I.1. Thực trạng của vấn đề lập phương trình hóa học ở bậc THCS đòi hỏi
phải có giải pháp mới để giải quyết:
Lập phương trình hóa học đòi hỏi học sinh phải tự lực tư duy, thực hiện
đủ các bước lập phương trình hóa học dưới sự hướng dẫn của giáo viên, đòi
hỏi học sinh phải biết cách làm việc với từng yêu cầu của bài tập, phải có kĩ
năng cơ bản thực hiện các bước lập phương trình hóa học một cách chính
xác và nhanh.
Trong quá trình giảng dạy, việc hướng dẫn và luyện tập kỹ năng lập phương
trình hóa học cho học sinh thường gặp những tồn tại sau:
I.1.1- Về phía học sinh:
*Trong các chương II và III của chương trình hóa học lớp 8 THCS hiện
hành, việc lập phương trình hóa học của học sinh chủ yếu dựa trên các sơ
đồ phản ứng cho sẵn của giáo viên.
Ví dụ: Lập phương trình hóa học cho các sơ đồ phản ứng sau:
a) Ca + O
2

> CaO.
b) P + O
2
> P
2
O
5
.
c) Na + H
2
O > NaOH + H
2
.
- 2 -


d) NaOH + H
3
PO
4
> Na
3
PO
4
+ H
2
O.
Với trường hợp này học sinh thường mắc phải một số sai lầm sau:
- Một số học sinh ghi sơ đồ phản ứng rồi để yên, không cân bằng hệ số trong
phương trình hóa học.

- Một số học sinh khi lập phương trình hóa học lại viết hệ số vào giữa công
thức hóa học.
VD: Từ sơ đồ phản ứng Ca + O
2
> CaO
Lập thành phương trình hóa học: Ca + O
2
 Ca2O …
- Một số học sinh khi lập phương trình hóa học lại chọn hệ số ghi vào vị
trí của chỉ số hoặc bỏ đi chỉ số trong công thức hóa học đúng, viết vào chỉ
số khác.
VD 1 - Từ sơ đồ phản ứng Ca + O
2
> CaO
Lập thành phương trình hóa học: Ca + O
2
 CaO
2
.
VD 2 - Từ sơ đồ phản ứng NaOH + H
3
PO
4
> Na
3
PO
4
+ H
2
O.

Lập thành phương trình hóa học: Na
3
OH + HPO
4
 Na
3
PO
4
+ H
2
O…
*Từ chương IV của chương trình hóa học lớp 8 trở về sau các em thực hiện
lập phương trình hóa học dựa vào sơ đồ phản ứng tự viết. Học sinh tự viết
sơ đồ phản ứng dựa trên tính chất hóa học của các chất đã học. Trường hợp
này các em thường mắc phải một số sai lầm sau:
- Một số ít học sinh ghi phản ứng hóa học sai do chưa nắm vững tính chất
hóa học của các chất.
- Một số ít học sinh khi ghi phản ứng hóa học đã viết sai công thức hóa học
của các chất tham gia và các chất sản phẩm do chưa thuộc hóa trị của nguyên
tố và nhóm nguyên tử …
Đặc biệt trường hợp này cũng còn rất nhiều học sinh mặc dù ghi đúng sơ đồ
phản ứng nhưng quá trình chọn hệ số để lập các phương trình hóa học lại
mất nhiều thời gian dẫn đến việc thực hiện bài kiểm tra không hoàn chỉnh.
I.1.2- Về phía giáo viên:
Trong quá trình giảng dạy, luyện tập cho học sinh và dự giờ các đồng
nghiệp ở bài 16 của hóa học 8, cũng như các bài học có liên quan đến lập
phương trình hóa học tôi nhận thấy đều thực hiện như sau:
a) Thực hiện giảng dạy bài 16 “Phương trình hóa học”: ở bài này giáo
viên chủ yếu hướng dẫn cho học sinh lập các phương trình hóa học đơn giản.
- 3 -



*Hướng dẫn học sinh thực hiện lập phương trình hóa học theo ba bước
như sách giáo khoa
Bước 1: Viết sơ đồ của phản ứng: gồm công thức hóa học của các chất
phản ứng và sản phẩm.
Bước 2: Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố: tìm hệ số thích hợp
đặt trước các công thức.
Bước 3: Viết phương trình hoá học: thay dấu “
−− →
” bằng dấu “
→

b) Thực hiện giảng dạy các bài có liên quan đến lập phương trình hóa
học:
Khi thực hiện giảng dạy các bài có liên quan đến lập phương trình hóa
học, nếu gặp phương trình hóa học mà học sinh lập sai thì giáo viên yêu cầu
học sinh khác nhận xét và thực hiện lại. Một số giáo viên sợ mất thời gian
chỉ hướng dẫn nhanh chọn những hệ số nào đặt trước các công thức hóa học
để lập phương trình hóa học, ít chú ý đến sự lúng túng của học khi chọn hệ
số để lập phương trình hóa học…
Phương pháp thực hiện của giáo viên như trên, theo tôi nhận thấy có nhược
điểm sau:
Chưa rút ra được qui luật chung để chọn hệ số cân bằng số nguyên tử
các nguyên tố. Do đó làm học sinh lúng túng khi chọn hệ số để cân bằng,
mất nhiều thời gian trong quá trình lập phương trình hóa học.
Chưa khắc sâu cho học sinh kiến thức về phân biệt kim loại với phi kim;
nhóm nguyên tử thuộc gốc axít, …
Qua thực trạng trên, tôi nhận thấy rằng việc lập phương trình hóa học là
vấn đề hết sức nan giải đối với nhiều học sinh. Học sinh mất nhiều thời gian

để lập phương trình hóa học, vì các em chưa nắm được qui luật nên chọn
nguyên tố hóa học nào trong sơ đồ phản ứng để cân bằng trước (trừ một số
ít học sinh khá - giỏi, các em nhạy bén và có khả năng lựa chọn nhanh các
hệ số để lập thành phương trình hóa học, mặt dù vậy các em này cũng mất
thời gian lựa chọn nhiều lần.)
III. CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
- 4 -


Như những nguyên nhân đã nêu trên, để góp phần nâng cao chất lượng
dạy và học bộ môn hoá, trước hết phải có những biện pháp tích cực giúp cho
học sinh lập đúng các phương trình hoá học. Muốn vậy trong quá trình giảng
dạy giáo viên không chỉ hướng dẫn cho học sinh nắm chắc ba bước lập
phương trình hoá học như đã nêu ở trên mà còn lưu ý một số vấn đề sau:

Mấy điều cần nhớ khi lập phương trình hoá học:
- Viết sơ đồ phản ứng: Không được viết thiếu chất, viết sai công thức hoá
học. Để viết đúng công thức hoá học, phải nhớ hoá trị nguyên tử và nhóm
nguyên tử (trong công thức hóa học có nhóm nguyên tử -OH,= SO
4
, -NO
3
,
… thì coi cả nhóm như một đơn vị để cân bằng.).
- Trong quá trình cân bằng không được thay đổi các chỉ số nguyên tử
trong các công thức hoá học.
- Phương trình hóa học biểu thị sự biến đổi chất này thành chất khác, khác
với phương trình toán học biểu thị sự bằng nhau giữa hai vế. Do đó không
được hoán đổi hai vế của phương trình hóa học như phương trình toán học.
Để học sinh lập được phương trình hóa học một cách nhanh và chính

xác tôi xin nêu ra ở đây một số phương pháp nhằm gúp học sinh cân bằng
nhanh và hiệu quả phương trình hóa học (Các phương pháp này chỉ đề cập
đến bước thực hiện thứ 2 trong 3 bước lập phương trình hóa học mà sách
giáo khoa đã đề cập, đó là: Chọn hệ số thích hợp đặt trước các công thức
hóa học trong sơ đồ phản ứng để cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố )
Đối với học sinh lớp 8 vốn kiến thức hóa học của các em còn ít, các em
chủ yếu lập các phương trình hóa học với các sơ đồ phản ứng đơn giản. Do
đó giáo viên nên hướng dẫn các em tiến hành thực hiện chọn hệ số thích hợp
đặt trước các công thức hóa học trong sơ đồ phản ứng để cân bằng số nguyên
tử của mỗi nguyên tố theo trình tự sau:
• Yêu cầu 1: Cần rèn cho học sinh viết thông thạo kí hiệu hóa học các
nguyên tố thường gặp và phân biệt được kim loại với phi kim.
Để làm được yêu cầu này, trong bài 5 “Nguyên tố hóa học” cần hướng dẫn
cho học sinh cách nhớ kí hiệu hóa học.
- 5 -


● Yêu cầu 2: Cần rèn cho học sinh nắm vững hóa trị các nguyên tố, nhóm
nguyên tử và nhận ra nhóm nguyên tử thuộc gốc axit, không được viết sai
CTHH.
► Khi các yêu cầu trên được thực hiện chặt chẽ trong chương I: Chất -
Nguyên tử - Phân tử, thì đến bài 16: Phương trình hóa học và những bài học
sau sẽ hướng dẫn cho học sinh lập phương trình hóa học theo trình tự nêu
trên rất nhẹ nhàng và khắc phục được những tồn tại của học sinh, của giáo
viên đã được nêu ra ở phần thực trạng.
Qua kinh nghiệm thực tế giảng dạy, tôi đã tìm hiểu và lựa chọn một số
phương pháp cơ bản giúp cho các em học sinh nắm vững những thao tác và
cách thức lập đúng các phương trình hoá học phù hợp với trình độ nhận thức
của các em để các em học tốt hơn môn Hoá học cụ thể như sau:
 Phương pháp thứ nhất:

Lập phương trình hoá học bằng phương pháp chẵn - lẻ.
Nguyên tắc chung: Để lập phương trình hoá học theo phương pháp này ta
cần thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Viết đúng công thức hoá học của các chất tham gia và sản
phẩm.
Bước 2: Chọn hệ số phân tử sao cho số nguyên tử của mỗi nguyên tố ở
hai vế đều bằng nhau. Cách làm như sau:
- Nên bắt đầu từ những nguyên tố mà số nguyên tử có nhiều và không
bằng nhau.
- Trường hợp số nguyên tử của một nguyên tố ở vế này là số chẵn và ở vế
kia là số lẻ thì trước hết phải đặt hệ số 2 cho chất mà số nguyên tử là số lẻ,
rồi tiếp tục đặt hệ số cho phân tử chứa số nguyên tử chẵn ở vế còn lại sao
cho số nguyên tử của nguyên tố này ở hai vế bằng nhau.
Bước 3: Viết phương trình hoá học.
Ví dụ 1: Lập phương trình hoá học của phản ứng có sơ đồ sau:
Phốt pho + Ôxi Đi phốt pho pen ta oxit( P
2
O
5
)
Bước 1: Viết sơ đồ của phản ứng: P + O
2
P
2
O
5
Bước 2: Cân bằng số nguyên tử của mỗi mỗi nguyên tố:
- Cả P và O đều có số nguyên tử không bằng nhau.
- 6 -
t

o
−−→
t
o
−−→


- Bắt đầu từ nguyên tố O có nhiều nguyên tử hơn. Trước hết phải làm
chẵn số nguyên tử O tức là đặt hệ số 2 trước công thức P
2
O
5
.
- Tiếp đó đặt hệ số 5 trước O
2
và 4 trước P. Như vậy cả hai bên đều có
10 O và 4 P.
Bước 3: Viết phương trình hoá học:
4P + 5O
2

o
t
→
2P
2
O
5
Lưu ý: Trong trường hợp phân tử có 3 loại nguyên tử thì thường số
nguyên tử của 2 loại nguyên tử kết hợp thành một nhóm nguyên tử, ta coi cả

nhóm tương đương với một nguyên tố.
Ví dụ 2: Lập phương trình hoá học của phản ứng theo sơ đồ sau:
NaOH + Fe
2
(SO
4
)
3

− − →
Fe(OH)
3
+ Na
2
SO
4
Bước 1: Viết sơ đồ của phản ứng:
NaOH + Fe
2
(SO
4
)
3
− − →
Fe(OH)
3
+ Na
2
SO
4

Bước 2: Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố:
Ta coi nhóm SO
4
và nhóm OH mỗi nhóm như một nguyên tố.
- Vậy nhóm SO
4
và OH có nhiều nhất và lại không bằng nhau ở hai vế,
nên ta cân bằng trước.
- Đặt hệ số 3 trước Na
2
SO
4
và NaOH để làm cho số nguyên tử của nhóm
SO
4
và nhóm OH ở hai vế phương trình bằng nhau.
3NaOH + Fe
2
(SO
4
)
3

− − →
Fe(OH)
3
+ 3Na
2
SO
4

- Tiếp đó cân bằng số nguyên tử Na, vì một bên 6, một bên 3. Đặt thêm 2
trước NaOH
2
×
3NaOH + Fe
2
(SO
4
)
3

− − →
Fe(OH)
3
+ 3Na
2
SO
4
- Tiếp đó cân bằng số nhóm OH vì một bên 6, một bên 3. Đặt thêm 2
trước Fe(OH)
3
6NaOH + Fe
2
(SO
4
)
3

−− →
2Fe(OH)

3
+ 3Na
2
SO
4
Kiểm tra lại số nguyên tử và nhóm nguyên tử hai bên đã bằng nhau.
Bước 3: Viết phương trình hoá học:
6NaOH + Fe
2
(SO
4
)
3

→
2Fe(OH)
3
+ 3Na
2
SO
4
 Nhận xét chung về phương pháp:
Vận dụng phương pháp này học sinh dễ dàng lập nhanh và đúng với đa
số các phương trình hoá học.
Tuy nhiên, phương pháp này khó áp dụng đối với những phương trình
phức tạp.
Chú ý: Phương pháp này có thể áp dụng cho nhiều đối tượng học sinh.
- 7 -



 Phương pháp thứ hai:
Lập phương trình hoá học bằng phương pháp hệ số phân số
Nguyên tắc chung: Để lập phương trình hoá học theo phương pháp này ta
cần thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Chọn các hệ số là số nguyên hay phân số đặt trước các công thức
hoá học sao cho số nguyên tử của các nguyên tố ở hai vế bằng nhau.
Bước 2: Quy đồng mẫu số rồi khử mẫu.
Bước 3: Viết phương trình hoá học.
Ví dụ : Lập phương trình của phản ứng hoá học có sơ đồ sau:
Phốt pho + Ôxi Đi phốt pho pen ta oxit( P
2
O
5
)
Bước 1: Viết sơ đồ của phản ứng: P + O
2
P
2
O
5
- Ở phương trình này ta thấy ở vế phải có 2 nguyên tử P và 5 nguyên tử O,
còn ở vế trái có 1 nguyên tử P và 2 nguyên tử O .
- Chọn hệ số 2 đặt vào trước P hệ số
5
2
vào trước O
2
để cân bằng số nguyên
tử của các nguyên tố.
2P +

5
2
O
2
P
2
O
5
Bước 2: Quy đồng mẫu số chung là 2 sau đó khử mẫu, ta được:
4P + 5O
2
2P
2
O
5
Bước 3: Viết phương trình hoá học.
4P + 5O
2

o
t
→
2P
2
O
5
 Nhận xét chung về phương pháp:
- Vận dụng phương pháp này tương tự như phương pháp chẵn - lẻ, học sinh
sẽ áp dụng hiệu quả với các phương trình hoá học đơn giản.
- Tuy nhiên, phương pháp này khó áp dụng đối với những phương trình

phức tạp.
 Phương pháp thứ ba:
Lập phương trình hoá học bằng phương pháp dùng bội số chung nhỏ nhất
Nguyên tắc chung: Để lập phương trình hoá học theo phương pháp này ta
cần thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Xác định bội số chung nhỏ nhất của các chỉ số nguyên tố đó
trong công thức hoá học.
Bước 2: Lấy bội số chung nhỏ nhất lần lượt chia các chỉ số trong từng công
thức hoá học để được các hệ số. Sau đó cân bằng các nguyên tố còn lại.
Bước 3: Viết phương trình hoá học.
- 8 -
t
o
−−→
t
o
−− →
t
o
−−→
t
o
−−→


Chú ý: Thường bắt đầu từ nguyên tố nào có số nguyên tử nhiều và không
bằng nhau ở 2 vế phương trình.
Ví dụ : Lập phương trình của phản ứng hoá học có sơ đồ sau:
P + O
2

P
2
O
5
Bước 1: Nguyên tố O có số nguyên tử nhiều và không bằng nhau ở 2 vế.
- Ta chọn nguyên tố oxi để cân bằng trước: Bội số chung nhỏ nhất của hai
chỉ số 2 và 5 là 10.
Bước 2: - Ta lấy 10 : 5 = 2

đặt hệ số 2 trước công thức P
2
O
5
.
- Ta lấy 10 : 2 = 5

đặt hệ số 5 trước công thức O
2
ta được:
P + 5O
2
2P
2
O
5
- Tiếp theo, ta cân bằng P: Đặt hệ số 4 trước P, ta được:
4P + 5O
2
2P
2

O
5
Bước 3: Viết phương trình hoá học:
4P + 5O
2

0
t
→
2P
2
O
5
 Nhận xét chung về phương pháp:
- Phương pháp này áp dụng hiệu quả với những phương trình hoá học đơn
giản.
- Tuy nhiên, phương pháp này khó áp dụng đối với những phương trình phức
tạp.
Phương pháp thứ thứ tư:
Lập phương trình hoá học bằng phương pháp đại số
Nguyên tắc chung: Để lập phương trình hoá học theo phương pháp này ta
cần thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Đặt hệ số cân bằng các chữ a, b, c, d,…đứng trước các chất
trong phản ứng.
Bước 2:
- Lập phương trình theo nguyên lý bảo toàn nguyên tố 2 vế.
- Chọn ẩn số bất kì = 1. Rồi giải nghiệm các ẩn số đó.
- Nhân nghiệm tìm được với một số thích hợp để các hệ số là số nguyên.
Bước 3: Viết phương trình hoá học.
Ví dụ : Lập phương trình hoá học của phản ứng theo sơ đồ sau:

Fe + O
2
Fe
2
O
3
Bước 1: Đặt hệ số a, b, c đứng trước các chất trong phản ứng:
aFe + bO
2
cFe
2
O
3
Bước 2: - Từng nguyên tố 2 vế bằng nhau:
Fe : a = 2c (1)
O : 2b = 3c (2)
- 9 -
t
o
−−→
t
o
−−→
t
o
−−→
t
o
−−→
t

o
−−→


- Chọn c = 1. Từ (1)

a = 2; Từ (2)

b =
3
2
- Nhân tất cả các nghiệm với 2, ta được: a = 4; b = 3; c = 2
Bước 3: Viết phương trình hoá học: 4Fe + 3O
2

0
t
→
2Fe
2
O
3
Ví dụ 2: (PTHH phức tạp):
Lập phương trình hoá học của phản ứng:
KMnO
4
+ HCl
−− →
MnCl
2

+ KCl + Cl
2
+ H
2
O
Bước 1: Đặt hệ số a, b, c, d, e, f đứng trước các chất trong phản ứng:
aKMnO
4
+ bHCl
−− →
cMnCl
2
+ dKCl + eCl
2
+ fH
2
O
Bước 2: - Từng nguyên tố 2 vế bằng nhau:
K : a = d (1)
Mn : a = c (2)
O : 4a = f (3)
H : b = 2f (4)
Cl : b = 2c + d + 2e (5)
- Chọn d = 1. Từ (1)

a = 1
Từ (2)

c = 1
Từ (3)


f = 4
Từ (4)

b = 8
Từ (5)

e =
5
2
- Nhân các nghiệm với 2, ta được: a = 2; b = 16; c = 2; d = 2; e = 5; f = 8
Bước 3: Viết phương trình hoá học:
2KMnO
4
+ 16HCl
0
t
→
2MnCl
2
+ 2KCl + 5Cl
2
+ 8H
2
O
 Nhận xét chung về phương pháp:
Vận dụng phương pháp này học sinh sẽ áp dụng dễ dàng với hầu hết các
phương trình hoá học đặc biệt với các phản ứng phức tạp.
Tuy nhiên, việc giải phương trình đại số khá phức tạp, khó khăn nên phương
pháp này chủ yếu áp dụng cho những học sinh khá - giỏi.

C. TÍNH MỚI CỦA SÁNG KIẾN, KINH NGHIỆM:
Đề tài ‘‘Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 8 lập nhanh và chính xác
phương trình hóa học,, nêu ra một số phương pháp cụ thể gúp học sinh lập
nhanh và hiệu quả phương trình hóa học, khác với một số phương pháp
trước đây chỉ nêu cách lập phương trình hóa học một cách chung chung.
D. TÍNH HỮU ÍCH CỦA SÁNG KIẾN, KINH NGHIỆM:
1.Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới:
- 10 -


Đề tài “Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 8 lập nhanh và chính
xác phương trình hóa học” giúp học sinh củng cố các kiến thức về kí hiệu
hóa học, nắm vững hóa trị của nguyên tố, cách lập công thức hóa học của
hợp chất, tính chất hóa học của các chất, lập phương trình hóa học … Đặc
biệt tiết kiệm thời gian trong quá trình thực hiện các dạng bài tập định tính,
định lượng của chương trình hóa học THCS. Qua thời gian theo dõi việc sử
dụng các những phương pháp lập phương trình hoá học nêu trên vào các bài
làm kiểm tra một tiết, kiểm tra học kỳ của học sinh trong các năm học vừa
qua, tôi nhận thấy học sinh cảm nhận được niềm vui khi tự mình lập được
phương trình hoá học, kỹ năng lập phương trình hoá học của học sinh được
củng cố một cách vững chắc. Những HS khá giỏi môn Hoá hứng thú tìm đến
với các phương trình khó, những HS yếu cũng tự tin hơn khi lập các phương
trình cơ bản.
2. - Thời gian áp dụng và kết quả :
+ Áp dụng trong giảng dạy môn Hóa học ở khối 8 năm học 2010 -
2011, 2011 - 2012, kì I năm học 2012 - 2013; Bồi dưỡng học sinh giỏi các
năm học 2010 - 2011 và 2011 - 2012.
+ Đánh giá kết quả học tập của học sinh qua các bài kiểm tra, các kì thi
học sinh giỏi lớp 8 cấp huyện.
Kết quả kiểm tra khả năng lập phương trình hoá học của học sinh cũng

được nâng dần, cụ thể:
- Kết quả chất lượng đại trà:
Năm
học
Lớp

số
Bài kiểm tra Giỏi Khá
Trung
bình
Yếu,
kém
Trên TB
2009 -
2010
Chưa
vận
dụng
kinh
nghiệm
8
11
8
Tiết 25
15
12,7%
31
26,4%
43
36.4%

29
24,5%
89
75,5%
11
8
Kiểm tra HK
I
15
12,7%
31
26,3%
44
37,3%
28
23,7%
90
76,3%
11
8
Kiểm tra HK
II
17
14,4%
32
27,1%
45
38,1%
24
20,3%

143
79,7%
- 11 -


2010 -
2011 8
12
7
Kiểm tra HK
I
19
15,0%
34
26,7%
51
40,2%
23
18,1%
104
81,9%
12
7
Kiểm tra HK
II
19
15,0%
34
26,7%
52

40,9%
22
17,3%
105
82,7%
2011 -
2012
Áp dụng
kinh
nghiệm
8
11
0
Tiết 25
17
15,5%
29
26,3%
46
41,8%
18
16,4%
92
83,6%
11
0
Kiểm tra HK
I
17
15,5%

29
26,3%
46
41,8%
18
16,4%
92
83,6%
11
0
Kiểm tra HK II
17
15,5%
29
26,3%
47
42,7%
17
15,5%
93
84,5%
Kì I
2012 -

2013
8
13
2
Tiết 25
21

15,9%
38
28,8%
53
40,2%
20
15,2%
112
84,8%
13
2
Kiểm tra HK I
21
15,9%
38
28,8%
57
43,2%
16
12,1%
116
87,9%
- Kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi:
* Năm 2010- 2011: có bốn học sinh tham dự kì thi học sinh giỏi cấp
huyện đạt 2 học sinh (một giải nhì và một giải khuyến khích)
* Năm 2011 - 2012: Lớp 8 có 9/11 em dự thi đạt giải (01giải nhất; 02 giải
ba; 08 giải khuyến khích) gồm thi viết và giải hóa trên máy tính cầm tay.
D. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CỦA SÁNG KIẾN, KINH NGHIỆM:
Kinh nghiệm này đã được áp dụng trong giảng dạy của bản thân trong
nhiều năm qua và thực tế cho thấy kết quả giảng dạy từng bước nâng lên

đáng kể, chất lượng các bài kiểm tra tăng dần, số lượng học sinh giỏi được
nâng lên rõ rệt. Từ đó tôi đã chia sẽ với đồng nghiệp trong nhóm bộ môn của
trường và được các đồng nghiệp đánh giá phù hợp với trình độ nhận thức
của học sinh, nội dụng kiến thức thực tế và có thể áp dụng tốt các giải pháp
này để góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Hóa học trong Nhà
trường.Với chương trình hóa học THCS, các giải pháp trên có khả năng
áp dụng rộng rãi cho các bài có liên quan đến phương trình hóa học
trong các trường hợp sau:
- 12 -


+ Giảng dạy bài mới ở trên lớp.
+ Phụ đạo học sinh yếu, kém.
+ Các tiết dạy tăng thêm cho học sinh đại trà.
+ Bồi dưỡng học sinh giỏi luyện thi các cấp.
Trên đây là một số kinh nghiệm mà bản thân tôi tích lũy được và đã áp
dụng trong quá trình dạy học. Trong phạm vi bài viết nhỏ này chắc rằng còn
nhiều thiếu sót, rất mong quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp góp ý, chỉnh
lý, bổ sung để đề tài được hoàn thiện hơn và ứng dụng vào quá trình dạy học
nhằm nâng chất lượng giáo dục.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Người viết

Vũ Thị Tuyết
Xác nhận của cơ quan













- 13 -




NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH CẤP HUYỆN












- 14 -





















- 15 -


MéT Sè KINH NGHIÖM
- 16 -



Hä vµ tªn: Vò ThÞ TuyÕt
N¨m häc 2012 - 2013
- 17 -

×