Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

tiểu luận kinh tễ vi mô đề tài phân tích ngành xây dựng việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 22 trang )

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH 3
1.1. Chuyên ngành và các sản phẩm của ngành: 3
1.1.1. Chuyên ngành thủy lợi và thủy điện: 3
1.1.2. Chuyên ngành cảng, công trình biển: 3
1.1.3. Chuyên ngành cầu đường: 3
1.1.4. Chuyên ngành dân dụng và chuyên nghiệp: 3
1.1.5. Chuyên ngành xây dựng nông nghiệp: 3
1.1.6. Chuyên ngành cấp thoát nước đô thị: 3
1.1.7. Chuyên ngành môi trường: 3
1.2. Đặc thù của ngành: 3
CHƯƠNG 2: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGÀNH XÂY DỰNG 6
2.1. Nhân tố chính trị: 6
2.2. Nhân tố xã hội: 6
2.3. Nhân tố kinh tế: 7
2.4. Nhân tố công nghệ: 8
CHƯƠNG 3: CƠ HỘI, THÁCH THỨC VÀ TRIỂN VỌNG CỦA NGÀNH XÂY
DỰNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 9
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ KINH
DOANH ĐỊA ỐC HÒA BÌNH (HBC) 13
4.1. Giới thiệu công ty xây dựng và kinh doanh địa ốc hòa bình: 13
4.2. Phân tích SWOT: 13
4.3. Phân tích các hệ số tài chính: 14
CHƯƠNG 5: PHÂN TÍCH KỸ THUẬT 19
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO 22

Phân tích ngành Xây dựng Việt Nam Nhóm 5
GVHD: Trần Tuấn Vinh Trang2


LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay khi đời sống kinh tế của chúng ta ngày càng phát triển thì cuộc sống
sinh hoạt của con người ngày càng được coi trọng hơn. Việc thưởng thức cuộc sống
không chỉ dừng lại ở việc đủ nữa mà bây giờ nhu cầu của con người sẽ nâng lên một
tầm cao hơn sự đầy đủ là tính thẩm mĩ, mọi thứ phải đẹp, phải sang trọng. Trong xây
dựng, thì việc tạo dựng nhà cửa nói riêng cũng như công trình cao cấp nói chung,
ngoài việc đầy đủ chức năng nó còn phải đẹp, phải có phong cách mới phù hợp với
thời đại mới đáp ứng được nhu càu của khách hàng. Nhà giờ đây không chỉ đơn giản là
việc che mưa che nắng nữa mà nó còn thể hiện cái tôi của người ở và người sở hữu. Ví
như một người muốn xây một ngôi nhà cho gia đình mình ở thì ngoài việc thuê một
một người thiết kế giỏi người đó sẽ tìm một công ty xây dựng tầm cỡ về khả năng xây
dựng để đảm bảo cho ngôi nhà của họ được như họ mong muốn. Chính vì vậy mà vai
trò của ngành xây dựng ngày càng trở lên quan trọng hơn. Nhu cầu về xây dựng ngày
càng lớn mà ngành xây dựng là ngành có tính thời đại; mỗi năm, mỗi tháng lại có các
công trình mới và nhu cầu của con người cũng được cập nhật liên tục theo sự phát
triển đó.
Khi quy mô và yêu cầu của thị trường thay đổi, nhà đầu tư luôn hướng tới việc
tìm kiếm, lựa chọn cơ cấu đầu tư danh mục theo các ngành nghề trọng điểm, các
doanh nghiệp đầu ngành, có lịch sử phát triển ổn định và có sức cạnh tranh cao. Ngành
xây dựng luôn có sự phát triển nhanh và ổn định, thu hút rất nhiều sự quan tâm và
chiến lược dài hạn của các nhà đầu tư. Để có thể nắm bắt quá trình và triển vọng phát
triển của ngành xây dựng, chúng ta cần có sự tìm hiểu kỹ lưỡng cho sự lựa chọn của
mình. Bài tiểu luận dưới đây xin đưa ra những nhận định tổng quát nhất về thực trạng
ngành xây dựng dựng cũng như triển vọng phát triển của ngành, các công ty trong
ngành và một số cơ hội đầu tư, gồm những ý chính:
Phân tích ngành Xây dựng Việt Nam Nhóm 5
GVHD: Trần Tuấn Vinh Trang3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH
1.1. Chuyên ngành và các sản phẩm của ngành:

1.1.1. Chuyên ngành thủy lợi và thủy điện:
Xây dựng các công trình dùng sức nước phục vụ sản xuất nông - ngư nghiệp và
các mục đích khác. Sản phẩm của xây dựng thủy lợi là hồ chứa nước, kênh dẫn nước,
trạm bơm tưới tiêu nước, đập chắn nước, nhà máy thủy lợi điện cung cấp điện năng.
1.1.2. Chuyên ngành cảng, công trình biển:
Xây dựng cảng sông, cảng biển, các công trình ven sông, ven biển, tàu thuyền,
phục vụ giao thông đường thủy.
1.1.3. Chuyên ngành cầu đường:
Xây dựng cầu, đường, hầm xuyên núi, hầm sông, núi, làm nhà máy hoặc cho
các mục đích khác, đường sắt, sân bay, cầu đường thành phố.
1.1.4. Chuyên ngành dân dụng và chuyên nghiệp:
Là lĩnh vực xây dựng khá phổ biến và đa dạng. Ngành xây dựng dân dụng lại
có chuyên xây dựng nhà ở, chuyên xây dựng nhà công cộng. Mỗi loại nhà có những
yêu cầu công nghệ khác nhau nên phải có chuyên môn được đào tạo riêng. Công trình
nhà máy nhiệt điện khác với nhà máy hóa chất, nhà máy lọc dầu khác với nhà máy xi
măng. Do công nghệ khác nhau nên muốn thành thục tay nghề cần được đào tạo dể có
kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp riêng.
1.1.5. Chuyên ngành xây dựng nông nghiệp:
Do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp từ quá trình sản xuất đến cất giữ, bảo
quản, chế biến sản phẩm nên xây dựng nông nghiệp cũng rất đa dạng: trại chăn nuôi,
cơ sở chế biến.
1.1.6. Chuyên ngành cấp thoát nước đô thị:
Xây dựng hệ thống cấp nước đô thị, khu dân cư cũng như hệ thống thoát và xử
lý nước đã dùng, bảo đảm môi trường nước được sạch sẽ.
1.1.7. Chuyên ngành môi trường:
Xây dựng điều kiện bảo đảm môi trường sinh hoạt và sản xuất đô thị và khu
dân cư, sản phẩm là cây xanh cho đô thị ngăn tiếng ồn, ngăn bụi, tạo môi trường vi khí
hậu, thông gió, các phân xưởng sản xuất, vận chuyển thu gom rác, xử lý rác thải sinh
hoạt và sản xuất.
1.2. Đặc thù của ngành:

Lao động trong xây dựng cơ bản là lao động có nghề nghiệp làm theo định mức
nhân công, được tổ chức theo khoa học. Sản phẩm xây dựng ở mỗi nhóm nghề đều có
mục đích sử dụng rất khác nhau đòi hỏi phải hình thành những kiến thức và kỹ năng ở
từng chuyên ngành.
Phân tích ngành Xây dựng Việt Nam Nhóm 5
GVHD: Trần Tuấn Vinh Trang4
Công cụ trong sản xuất: công cụ phụ trợ, công cụ chính, công cụ chuyên chở.
Công cụ lại đa dạng từ công cụ cầm tay thô sơ hoặc hiện đại đến những máy móc đồ
sộ, cần cẩu có sức nâng đến hàng nghìn tấn, cao hàng chục mét, công nghệ xây dựng
phát triển theo hướng cơ giới hóa để nâng cao chất lượng công trình và hiệu quả kinh
tế.
Sản phẩm của xây dựng là phương tiện cho các hoạt động lao động sản xuất
dịch vụ khác: nhà máy để sản xuất công nghiệp, cầu, đường là phương tiện của ngành
giao thông, đê đập là phương tiện của ngành thủy lợi…
Nhiều khi sản phẩm xây dựng còn là mục đích của phúc lợi: nhà ở, công trình
công cộng.
Đặc điểm của sản phẩm xây dựng: chiếm diện rộng làm cho việc bảo vệ,gìn giữ
quá trình xây dựng gặp khó khăn, vật liệu thi công phải chuyển từ nơi khác đến địa
điểm xây dựng.
Thời gian hoàn thành sản phẩm thường kéo dài, mất nhiều năm nên chịu tác
động của thời tiết, khí hậu làm tăng khó khăn.
Thời gian kéo dài còn chịu những thay đổi của tổ chức, của con người, nhiều
khi thay đổi như trong quá trình tạo ra sản phẩm xây dựng làm cho công trình chắp vá,
thiếu đồng bộ. Ngoài ra sản phẩm xây dựng còn do nhiều người, có các nghề nghiệp
khác nhau tham gia nên nó có tính phức hợp
Đóng góp của ngành xây dựng là một bộ phận lớn của thu nhập quốc dân, của
quỹ tích lũy cùng với vốn đầu tư của nước ngoài. So với các ngành sản xuất khác,
ngành xây dựng có những đặc điểm về kinh tế - kỹ thuật riêng biệt, thể hiện rất rõ nét
ở sản phẩm xây dựng và quá trình tạo ra sản phẩm của ngành. Điều này đã chi phối
đến công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh

nghiệp xây dựng.
Sản phẩm xây dựng là những công trình xây dựng, vật kiến trúc có quy mô
lớn, kết cấu phức tạp mang tính đơn chiếc, thời gian sản xuất sản phẩm xây lắp lâu
dài Do đó, việc tổ chức quản lý và hạch toán sản phẩm xây dựng phải lập dự toán
(dự toán thiết kế, dự toán thi công). Quá trình sản xuất xây dựng phải so sánh với dự
toán, lấy dự toán làm thước đo, đồng thời để giảm bớt rủi ro phải mua bảo hiểm cho
công trình xây dựng.
Sản phẩm xây dựng được tiêu thụ theo giá dự toán hoặc giá thỏa thuận với chủ
đầu tư (giá đấu thầu), do đó tính chất hàng hóa của sản phẩm xây dựng không thể hiện
rõ. Sản phẩm xây dựng cố định tại nơi sản xuất còn các điều kiện sản xuất (phương
tiện cơ giới, thiết bị thi công, người lao động ) phải di chuyển theo địa điểm đặt sản
phẩm. Đặc điểm này làm cho công tác quản lý sử dụng, hạch toán tài sản, vật tư rất
phức tạp do ảnh hưởng của điều kiện thiên nhiên, thời tiết và dễ mất mát hư hỏng
Sản phẩm xây dựng từ khi khởi công cho đến khi hoàn thành công trình bàn
giao đưa vào sử dụng thường kéo dài. Nó phụ thuộc vào quy mô, tính phức tạp về kỹ
thuật của từng công trình. Quá trình thi công được chia thành nhiều giai đoạn, mỗi giai
đoạn lại chia thành nhiều công việc khác nhau, các công việc thường diễn ra ngoài trời
chịu tác động rất lớn của các nhân tố môi trường như nắng, mưa, lũ lụt Đặc điểm này
Phân tích ngành Xây dựng Việt Nam Nhóm 5
GVHD: Trần Tuấn Vinh Trang5
đòi hỏi việc tổ chức quản lý, giám sát chặt chẽ sao cho bảo đảm chất lượng công trình
đúng như thiết kế, dự toán. Những đặc điểm trên đã ảnh hưởng rất lớn đến kế toán chi
phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây dựng. Công tác kế
toán vừa phải đáp ứng yêu cầu chung về chức năng, nhiệm vụ kế toán của một doanh
nghiệp sản xuất vừa phải đảm bảo phù hợp với đặc thù của loại hình doanh nghiệp xây
dựng.

Phân tích ngành Xây dựng Việt Nam Nhóm 5
GVHD: Trần Tuấn Vinh Trang6


CHƯƠNG 2: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGÀNH XÂY DỰNG
2.1. Nhân tố chính trị:
Chế độ chính sách xây dựng trong những năm gần đây vẫn còn nhiều biến
động, một trong những quy định hướng dẫn thi hành Luật Xây dựng đó là “Quản lý dự
án đầu tư xây dựng công trình”! Luật Xây dựng ban hành ngày 26/11/2003 thì ngày
07/02/2005 Chính phủ ban hành Nghị định 16/2005/NĐ-CP về “Quản lý dự án đầu tư
xây dựng công trình”, Nghị định này hướng dẫn thi hành Luật xây dựng về lập, thực
hiện dự án đầu tư xây dựng công trình; hợp đồng trong hoạt động xây dựng; điều kiện
năng lực của tổ chức, cá nhân lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát, thiết kế,
thi công xây dựng và giám sát xây dựng công trình. Nghị định 16/2005 thi hành được
1 năm 7 tháng 22 ngày thì lại ban hành Nghị định 112/2006/NĐ-CP sửa đổi, bổ xung
một số điều của Nghị định 16/2005! Và rồi 5 ngày, 4 năm sau, ngày 12/2/2009 Nghị
định 12/2009/NĐ-CP ( Nghị định này hướng dẫn thi hành Luật Xây dựng về lập, thẩm
định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình; thực hiện dự án đầu tư xây dựng
công trình; điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân trong hoạt động xây dựng) lại thay
thế Nghị định 16/2005 và 112/2006.
Như vậy chưa đầy 6 năm, công tác “Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình”
đã có tới 3 Nghị định của Chính phủ! “Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình” là
một lĩnh vực qủan lý tổng thể của nhiều lĩnh vực khác, bên cạnh đó còn có những lĩnh
vực quản lý cụ thể. Một khi thay đổi chủ trương, chính sách thì nó kéo theo thay đổi
nhiều mặt quản lý và kinh tế. Ngành Xây dựng cần sớm nhấn mạnh luật lệ, chính sách
để mọi mặt trong xây dựng có thể ổn định chính sách cụ thể, cần nhanh chóng có kế
hoạch rà soát lại các chế độ chính sách tổng thể và chế độ chính sách cụ thể liên quan
đến “Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình”.
Hiện nay ngày càng nhiều các hợp đồng xây dựng liên kết với nước ngoài, hợp
tác để đòi hỏi công nghệ và hợp tác để cùng phát triển. Vì vậy cần có những chính
sách cũng như những văn bản hướng dẫn cụ thể để vấn đề đầu tư xây dựng cởi mở và
thông thoáng hơn nhằm thu hút nhiều nhà đầu tư và chiến lược phát triển lâu dài cho
ngành xây dựng.
2.2. Nhân tố xã hội:

Nguồn nhân lực của ngành xây dựng là một vấn đề hiện nay vì hiện đang thiếu
lao động ngành, tình trạng “thừa thầy thiếu thợ” đang xảy ra.
Thuận lợi đối với nguồn nhân lực cho ngành xây dựng là một ngành đang được
đánh giá là hấp dẫn, có thể sử dụng và thu hút nhiều nhân lực từ trình độ phổ thông
đến kỹ sư, thạc sĩ…
Bên cạnh những thuận lợi, nguồn nhân lực xây dựng cũng đang có nhiều khó
khăn: Một là, đa số lực lượng lao động trong ngành xây dựng đến từ nông thôn, nên
nhiều lao động chưa qua đào tạo bài bản, thậm chí chưa qua đào tạo, sức khỏe không
đồng đều, ý thức chấp hành kỷ luật công nghệ chưa cao, thiếu chu đáo cẩn thận, dễ
Phân tích ngành Xây dựng Việt Nam Nhóm 5
GVHD: Trần Tuấn Vinh Trang7
dàng bằng với kết quả đạt được và cũng dễ bị sa ngã vào những tiêu cực, tệ nạn xã hội
vốn đồng hành với nhiều công trường.
Hai là, chế độ tiền lương chưa hợp lý. Tuy tiền lương đã áp dụng cơ chế thị
trường nhưng nếu so sánh thu nhập bình quân hàng tháng của lao động trong khu vực
nhà nước của công nhân xây dựng với các ngành nghề khai thác mỏ và điện thì tiền
lương của công nhân xây dựng chỉ bằng 2/3 hoặc 1/2, nên chưa có sức hút mạnh đối
với người lao động, nhất là cán bộ kỹ thuật giỏi, công nhân có tay nghề cao.
Ba là, công tác đào tạo nguồn nhân lực ban đầu cũng như đào tạo liên tục không
theo kịp yêu cầu của thị trường và các tiến bộ khoa học kỹ thuật xây dựng. Các hoạt
động đào tạo và dạy nghề hiện nay chưa phối hợp và gắn bó mật thiết với doanh
nghiệp, nhất là doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ, chưa hội nhập nhiều với quốc tế,
chưa liên kết các cơ sở thành mạng lưới đào tạo và dạy nghề xây dựng có gắn với thị
trường xây dựng.
Ngoài ra, điều kiện làm việc, sinh hoạt cũng là một trong những trở ngại đối với
lao động làm theo công trình. Như nhà ở chỉ được dựng tạm với ít tôn và cây. Môi
trường ẩm thấp cùng với suốt ngày làm dưới trời nắng nên dễ dàng sinh bệnh tật. Do
đó, để bền vững với nghề này đòi hỏi mỗi người phải có sức khỏe thật tốt, kiên trì với
cái khó. Làm việc trong điều kiện mưa nắng, vất vả, nặng nhọc, không phải người lao
động nào cũng muốn gắn bó với nghề xây dựng, cho dù mức thu nhập không quá thấp

so với nhiều ngành nghề khác. Theo các chủ thầu xây dựng thì bình quân thu nhập của
1 người làm nghề xây dựng từ 70-100.000 đ/ngày, những thợ có tay nghề cao có thể
được trả 150.000 đ/ngày. Thế nhưng hiện nay, nhiều công ty xây dựng đang rất thiếu
nhân lực mặc dù các doanh nghiệp đều thực hiện trả lương khá cao.
Nhu cầu nhà ở ngày càng cao kèm theo sự phát triển của xã hội, đòi hỏi nhiều
hơn nữa những công trình đồ sộ với kết cấu vững chắc và ngày càng hoàn thiện.
Ngành xây dựng cần phải tìm tòi cái mới, áp dụng khoa học công nghệ, các sáng chế
khoa học để chất lượng công trình ngày càng phát triển và hoàn hảo.
2.3. Nhân tố kinh tế:
Các nguyên vật liệu, tư liệu sản xuất của ngành vật liệu xây dựng chủ yếu là
những sản phẩm chịu ảnh hưởng rất lớn về vấn đề giá cả so với thị trường thế giới. Chỉ
một biến động nhỏ diễn ra trên thị trường thế giới ít nhiều cũng ảnh hưởng tới giá cả
nguyên vật liệu trên thị trường Việt Nam. Ngành xây dựng luôn bị ảnh hưởng bởi các
biến động về tỉ giá và lạm phát. Vì thế cần có sự bảo đảm về giá của Chính Phủ để
giúp ngành xây dựng không có những biến động bất ngờ.
Bên cạnh đó cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vừa diễn ra đã ảnh hưởng tới
nền kinh tế nước ta nói chung và ngành xây dựng nói riêng. Cuộc suy thoái kinh tế
toàn cầu đã có những ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế của các nước, trong đó có Việt
Nam. Do tính chất nghiêm trọng và phức tạp của cuộc khủng khoảng tài chính và suy
thoái kinh tế nên nó đã tác động đến nhiều ngành nhiều lĩnh vực, trong đó có ngành
xây dựng. Vì vậy cần phân tích đánh giá một cách đầy đủ tác động và kiến nghị các
giải pháp để hạn chế thiệt hại đến mức thấp nhất chống suy giảm kinh tế và duy trì
phát triển kinh tế.
Phân tích ngành Xây dựng Việt Nam Nhóm 5
GVHD: Trần Tuấn Vinh Trang8
Cần có các giải pháp giữ vững và bổ sung vốn đầu tư từ vốn nhà nước cho 2
lĩnh vực chủ yếu là hạ tầng cơ sở và nhà ở, và những công trình có hiệu quả cao. Đặc
biệt trong điều kiện hạ tầng cơ sở kinh tế nước ta còn rất yếu kém cần tập trung xây
dựng để đảm bảo đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của đất nước. Trong đó cần rà
soát, kiên quyết đầu tư tập trung, dứt điểm chống dàn trải, kiên quyết đình hoãn các dự

án công trình chưa cấp bách, hiệu quả đầu tư kém.
2.4. Nhân tố công nghệ:
Việt Nam ta đang trong thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa, vì vậy vấn đề
phát triển và áp dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật luôn mang đến những thành
công nhất định. Có khoa học công nghệ mới chúng ta sẽ bắt kịp với tốc độ tăng trưởng
của thế giới về kinh tế nói chung và xây dựng nói riêng. Trong xu thế hội nhập hiện
nay, các hoạt động thông tin phục vụ cho công tác tư vấn, chuyển giao công nghệ rất
cần thiết cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giảm thiểu các chi phí và rủi ro trong
các hoạt động giao dịch mua - bán công nghệ. Nhằm hỗ trợ thiết thực các doanh
nghiệp trong quá trình mua - bán chuyển giao công nghệ, trang bị các công nghệ, thiết
bị mới hiện đại hoá sản xuất, cung cấp thông tin về các thiết bị công nghệ, cung cấp
thông tin về các thiết bị công nghệ mà doanh nghiệp cần tìm mua, các thông tin cho
phép doanh nghiệp có thể so sánh, đối chiếu giữa tính toán trên các dự án và thực tế
giá cả thị trường, từ đó giúp cho doanh nghiệp có thể ra quyết định phù hợp trong việc
đầu tư đổi mới công nghệ và trang thiết bị.
Đáp ứng theo từng yêu cầu cụ thể: trang thiết bị đơn lẻ, các dây chuyền sản xuất
đồng bộ, trong nước hoặc nước ngoài, tư vấn chuyển giao công nghệ Tư vấn, xây
dựng dự án đầu tư công nghệ và thiết bị, đàm phán, soạn thảo, kiểm tra hợp đồng mua
bán, chuyển nhượng quyền Sở hữu công nghiệp hoặc hợp đồng góp vốn liên doanh
bằng quyền sở hữu công nghiệp.
Trong ngành xây dựng, chúng ta cần đánh giá công nghệ, lựa chọn công nghệ
và phương thức chuyển giao công nghệ thích hợp, định giá trị công nghệ, xác định
phương thức, điều kiện thanh toán, phí chuyển giao công nghệ, đàm phán, soạn thảo
hợp đồng chuyển giao công nghệ.
Ngoài ra cần có hoạt động giám sát quá trình chuyển giao công nghệ, hỗ trợ
công tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, cung cấp thông tin về công nghệ hỗ trợ
công tác nghiên cứu và chế tạo, hỗ trợ các đơn vị tham gia giới thiệu tuyên truyền về
các sản phẩm của các đơn vị thông qua các kênh hội chợ triển lãm, hội nghị, chợ
mạng.Các doanh nghiệp xây dựng cần có sự giúp đỡ về tư vấn và đại diện pháp lý
trong việc đăng ký xác lập quyền đối với các đối tượng. Sở hữu trí tuệ tại Việt Nam và

nước ngoài, bao gồm: sáng chế và giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu
hàng hoá và nhãn hiệu dịch vụ.

Phân tích ngành Xây dựng Việt Nam Nhóm 5
GVHD: Trần Tuấn Vinh Trang9

CHƯƠNG 3: CƠ HỘI, THÁCH THỨC VÀ TRIỂN VỌNG CỦA NGÀNH
XÂY DỰNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Ngành xây dựng đạt tốc độ tăng trưởng khá tốt
Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện chín tháng năm 2012 theo giá hiện hành ước
tính đạt 708,6 nghìn tỷ đồng, tăng 8,6% so với cùng kỳ năm trước và bằng 35,8%
GDP, bao gồm: Vốn khu vực Nhà nước 263,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 37,2% tổng vốn
và tăng 10,4% so với cùng kỳ năm trước; khu vực ngoài Nhà nước 275 nghìn tỷ đồng,
chiếm 38,8% và tăng 11,8%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 170 nghìn tỷ
đồng, chiếm 24% và tăng 1,6%.
Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện theo giá hiện hành 9 tháng năm 2012


Nghìn
tỷ đồng
Cơ cấu
(%)
So với cùng kỳ
năm trước (%)
TỔNG SỐ
708,6
100
108,6
Khu vực Nhà nước
263,6

37,2
110,4
Khu vực ngoài Nhà nước
275,0
38,8
111,8
Khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài
170,0
24,0
101,6

Trong vốn đầu tư thực hiện khu vực Nhà nước, vốn từ ngân sách Nhà nước chín
tháng ước tính đạt 142,2 nghìn tỷ đồng, bằng 68,5% kế hoạch năm và tăng 7,6% so với
cùng kỳ năm 2011, gồm có:
Vốn trung ương quản lý đạt 36,1 nghìn tỷ đồng, bằng 70,9% kế hoạch năm và
tăng 6,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó vốn đầu tư thực hiện của Bộ Giao thông
Vận tải là 5485 tỷ đồng, bằng 73,5% và tăng 11,6%; Bộ Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn 3286 tỷ đồng, bằng 68% và tăng 6,4%; Bộ Xây dựng 1220 tỷ đồng, bằng
67% và tăng 8,2%; Bộ Y tế 802 tỷ đồng, bằng 72,1% và tăng 7,5%; Bộ Giáo dục và
Đào tạo 678 tỷ đồng, bằng 72,9% và tăng 5,7%; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch 466
tỷ đồng, bằng 73,6% và tăng 5,6%; Bộ Công Thương 322 tỷ đồng, bằng 71,5% và tăng
8,2%.
Vốn địa phương quản lý đạt 106,1 nghìn tỷ đồng, bằng 67,7% kế hoạch năm và
tăng 7,9% so với cùng kỳ năm 2011. Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà
nước của một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương như sau: Hà Nội đạt 13797 tỷ
đồng, bằng 57,9% kế hoạch năm và tăng 10,1% so với cùng kỳ năm 2011; thành phố
Hồ Chí Minh 10881 tỷ đồng, bằng 67,7% và tăng 9,9%; Đà Nẵng 6664 tỷ đồng, bằng
96,7% và tăng 26,5%; Quảng Ninh 2899 tỷ đồng, bằng 69,8% và giảm 3,6%; Thanh
Hóa 2825 tỷ đồng, bằng 75,3% và tăng 6,4%; Bình Dương 2113 tỷ đồng, bằng 57,2%

và tăng 1,8%; Bà Rịa-Vũng Tàu 2099 tỷ đồng, bằng 55,5% và tăng 19,2%.
Phân tích ngành Xây dựng Việt Nam Nhóm 5
GVHD: Trần Tuấn Vinh Trang10
Thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm đến thời điểm
20/9/2012 đạt 9526,4 triệu USD, bằng 72,1% cùng kỳ năm trước, bao gồm: Vốn đăng
ký của 775 dự án được cấp phép mới đạt 6108,4 triệu USD, bằng 82,6% số dự án và
bằng 61% số vốn cùng kỳ năm 2011; vốn đăng ký bổ sung của 314 lượt dự án được
cấp phép từ các năm trước là 3418 triệu USD. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực
hiện chín tháng năm 2012 ước tính đạt 8,1 tỷ USD, giảm 1,2% so với cùng kỳ năm
2011.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chín tháng năm nay tập trung chủ yếu vào
ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với 6243,9 triệu USD, chiếm 65,5% tổng vốn
đăng ký; ngành kinh doanh bất động sản đạt 1806 triệu USD, chiếm 19%; các ngành
còn lại đạt 1476,5 triệu USD, chiếm 15,5%.
Trong chín tháng, cả nước có 47 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dự
án đầu tư trực tiếp nước ngoài cấp phép mới, trong đó Bình Dương có số vốn đăng ký
lớn nhất với 1480,5 triệu USD, chiếm 24,2% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là
Hải Phòng 1042 triệu USD, chiếm 17,1%; Đồng Nai 610,6 triệu USD, chiếm 10%; Hà
Nội 570,9 triệu USD, chiếm 9,3%; thành phố Hồ Chí Minh 415,2 triệu USD, chiếm
6,8%; Quảng Ninh 390,4 triệu USD, chiếm 6,4%; Ninh Bình 187,1 triệu USD, chiếm
3,1%; Khánh Hòa 180,3 triệu USD, chiếm 3%.
Trong số 47 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư cấp phép mới vào Việt
Nam chín tháng, Nhật Bản tiếp tục là nhà đầu tư lớn nhất với 3722,9 triệu USD, chiếm
60,9% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Hàn Quốc 432,4 triệu USD, chiếm 7,1%;
Đặc khu Hành chính Hồng Công (TQ) 431,8 triệu USD, chiếm 7,1%; Xin-ga-po 429,1
triệu USD, chiếm 7%; Síp 375,6 triệu USD, chiếm 6,1%; CHND Trung Hoa 141,6
triệu USD, chiếm 2,3%; Đài Loan 97,3 triệu USD, chiếm 1,6%.

Ngành xây dựng
Năm 2011

Năm 2012
Năm 2013
Năm 2014
Tăng trưởng(%)
17,8
13,8
12,9
10,5
Lao động(triệu người)
50
51
52,5
53,7
Nguồn: BMI
Thuận lợi đối với nguồn nhân lực cho ngành xây dựng là một ngành đang được
đánh giá là hấp dẫn, có thể sử dụng và thu hút nhiều nhân lực từ trình độ phổ thông
đến kỹ sư, thạc sĩ…
Ngoài ra thị trường vật liệu xây dựng được dự báo có xu thế ổn định về giá. Hai
mặt hàng chủ lực của thị trường này là ximăng và thép đều có nguồn cung dồi dào
trong khi nhu cầu ở mức thấp.
Theo tính toán của Hiệp hội Thép Việt Nam, ước tổng sản lượng thép xây dựng
được sản xuất trong chín tháng đầu năm đạt 3.351.573 tấn, tổng mức thép tiêu thụ chỉ
đạt mức 3.242.150 tấn.
Tương tự với thép, mặt hàng ximăng cũng chịu tình trạng sức cầu bị hạn chế.
Trong chín tháng, tổng sản lượng sản xuất ximăng của toàn ngành đạt khoảng 34,11
triệu tấn, sản lượng tiêu thụ đạt khoảng 34,034 triệu tấn.
Phân tích ngành Xây dựng Việt Nam Nhóm 5
GVHD: Trần Tuấn Vinh Trang11
Hai mặt hàng này được dự báo tiếp tục ổn định giá trong những tháng cuối
năm.

Tuy vậy ngành cũng đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức
Trở ngại từ chính sách: Nhiều chính sách và nghị định mới ra đời gây khó khăn
cho ngành BĐS, đây được xem là ngành tạo cầu cho ngành xây dựng. Trong đó, phải
kể đến nghị định 69, 71 và thông tư 13, 19. Với việc áp giá đền bù, trả tiền sử dụng đất
theo giá thị trường và nâng hệ số rủi ro cho vay BĐS lên 250%, nhiều chủ đầu tư thiếu
vốn đã phải tạm ngưng hoặc giãn tiến độ thi công dự án và phần nào gây đình trệ trong
lĩnh vực xây dựng. Thời điểm hiện tại chính phủ cũng chủ trương giảm tỷ trọng nợ cho
vay đối với các ngành phi sản xuất trong đó có ngành BĐS xuống 22% giữa năm 2011
và 16% cuối năm 2011 sẽ ảnh hưởng đến tiến độ thi công dự án.
Khó khăn xuất phát từ nền kinh tế, đó là sự đóng băng của thi trường BĐS
trong thời gian qua, để giải quyết vấn đề này Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cũng đã có
buổi tiếp xúc với các doanh nghiệp bất động sản để bàn nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ
khó khăn cho doanh nghiệp trong đó, đáng chú ý, Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Trịnh Đình
Dũng đã chỉ đạo việc xem xét chuyển đổi những dự án nhà ở kinh doanh, thương mại
sang nhà ở xã hội.Chủ trương mới của Bộ Xây dựng nhanh chóng nhận được sự quan
tâm và kỳ vọng của nhiều doanh nghiệp bất động sản và cả người dân. Nhiều chuyên
gia lĩnh vực này hi vọng chủ trương này sẽ vừa cứu được thị trường bất động sản lại
vừa giải quyết được nhu cầu nhà ở cho người thu nhập thấp.
Như đã đề cập ở trên, đa số lực lượng lao động trong ngành xây dựng đến từ
nông thôn, nên nhiều lao động chưa qua đào tạo bài bản, thậm chí chưa qua đào tạo, ý
thức chấp hành kỷ luật công nghệ chưa cao. Đây cũng là một vấn đề quan trọng cần
được chú trọng trong thời gian tới. Do đó, ngày 02/11, Bộ Xây dựng đã có Quyết định
1018/QĐ-BXD về việc thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Quy hoạch phát triển nhân lực
của ngành Xây dựng giai đoạn 2011-2020. Ban Chỉ đạo có các nhiệm vụ chỉ đạo việc
tổ chức triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển nhân lực của ngành Xây dựng giai
đoạn 2011 - 2020, theo các nội dung cụ thể được quy định tại Quyết định số 838/QĐ-
BXD ngày 13/9/2012 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
Ngoài ra, điều kiện làm việc, sinh hoạt cũng là một trong những trở ngại đối với
lao động làm theo công trình. Do đó, thực hiện Chương trình Quốc gia về ATVSLĐ
giai đoạn 2011-2015, ngày 2.11, Bộ Xây dựng (XD) và CĐXD VN tổ chức Hội thảo

“Bàn biện pháp, phương án cải thiện điều kiện lao động trong các DN ngành XD”.
Theo hội thảo, tổng số vụ tai nạn LĐ nghiêm trọng, chết người của các đơn vị trực
thuộc, trong 3 năm qua (2009-2011) đã xảy ra 43 vụ tai nạn LĐ chết người, làm chết
47 người (bình quân trên 15 người chết/năm); số người mắc nghề nghiệp được khám
và phát hiện hằng năm từ 10-12 người…Bởi vậy, hội thảo đã tập trung thảo luận về
những vấn đề: Làm thế nào để cải thiện nơi ở và làm việc cho CNLĐ trên các công
trường xây dựng thi công nhà cao tầng; phương án, giải pháp cấp cứu, ứng cứu khi xảy
ra sự cố, tai nạn LĐ; giải pháp cải thiện trong thi công xây lắp cầu đường bộ, đường
hầm, khai thác đá…
Phân tích ngành Xây dựng Việt Nam Nhóm 5
GVHD: Trần Tuấn Vinh Trang12
Hội thảo cũng đề xuất một số kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước, các chủ
đầu tư, tư vấn, nhà thầu thi công.Hy vọng với chính sách này trong thời gian tới đội
ngũ xây dựng sẽ được cải thiện hơn về trình độ lẫn điều kiện làm việc.
Triển vọng của ngành còn rất lớn
Tăng trưởng từ quá trình đô thị hóa: Theo thống kê của Bộ XD, diện tích nhà ở
bình quân là 16,7m
2
/người, tại khu vực đô thị là 19,2m
2
/người. Dự báo diện tích nhà ở
bình quân tại khu vực đô thị năm 2015 khoảng 26m
2
sàn/người, năm 2020 là khoảng
29m
2
sàn/người. Như vậy, 784 triệu m
2
sàn nhà ở cần phải xây dựng, trung bình mỗi
năm ~80 triệu m

2
sàn.
Nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng vẫn cao: Hiện nay Bộ giao thông vận tải vẫn
đang lên kế hoạch triển khai mạng lưới giao thông đường bộ với nhiều tuyến đường
mới. Thực trạng cơ sở hạ tầng của Việt Nam còn yếu và thiếu, nhu cầu nâng cấp và
triển khai mới mạng lưới hạ tầng là thiết thực. Đây là một hỗ trợ tích cực cho ngành
trong hiện tại và tương lai.
Phân tích ngành Xây dựng Việt Nam Nhóm 5
GVHD: Trần Tuấn Vinh Trang13

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ KINH
DOANH ĐỊA ỐC HÒA BÌNH (HBC)
4.1. Giới thiệu công ty xây dựng và kinh doanh địa ốc hòa bình:
Tên công ty: Công Ty Cổ Phần Xây Dựng và Kinh Doanh Địa ốc Hòa Bình
Tên tiếng Anh: Hoa Binh Construction & Real Estate Corporation
Lĩnh vực: Xây dựng dân dựng và công nghiệp; Kinh doanh địa ốc; Sản xuất vật
liệu xậy dựng; Trang trí nội thất, ngoại thất.
Trụ sợ: Văn phòng chính của công ty đặt tại số 235 đường Võ Thị Sáu, Phường
7, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.
Giới thiêu: Năm 1987, Văn Phòng Xây Dựng Hòa Bình, trực thuộc Công ty
Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp, bắt đầu hoạt động với việc thiết kế và thiết kế
một số công trình nhà ở tư nhân. Đội ngũ tuy còn non trẻ nhưng với trình độ chuyên
môn, khả năng sáng tạo và tinh thần trách nhiệm cao đã được các chủ đầu tư hài lòng,
ngợi khen. Năm 1993, sau khi thành công trong việc cải tạo một phần trụ sở của Công
ty Cung ứng Tàu biển thành Câu lạc bộ Thủy thủ, Hòa Bình được mời tiếp tục thiết kế
, thi công cải tạo, nâng cấp tầng tòa nhà này thành Khách sạn Riverside. Qua công
trình phức tạp và có quy mô khá lớn này, khả năng thiết kế, trình độ kỹ thuật, kinh
nhiệm quản lý thi công của Hòa Bình đã có những bước tiến đáng kể. Hòa Bình đã
không ngại ngần tiếp cận những khách mới, đồng thời được nhiều nhà đầu tư nước
ngoài biết đến mời tham gia các dự án của họ.

Lĩnh vực hoạt động kinh doanh
Xây dựng dân dụng, công nghiệp, cầu đường, công trình giao thong, hệ thống
cáp, hệ thống cấp thoát nước.
San lấp mặt bằng
Kinh doanh nhà
Tư vấn xây dựng
Tư vấn thiết kế và thi công điện nước
Dịch vụ sửa chữa nhà
Tráng trí nội thất
Trồng rừng cao su, xà cừ và tràm
Khai thác và sơ chế gỗ
Kinh doanh khu dịch vụ khách sạn
Cho thuê nhà phục vụ các mục đích kinh doanh
Thiết kế kết cấu, kiến trúc công trình dân dụng và công nghiệp
4.2. Phân tích SWOT:
Điểm mạnh
HBC là một công ty có uy tín trong ngành xây dựng với nhiều khách hàng và
đối tác. Điều này giúp HBC dễ dành được nhiều hợp đồng mới trong tương lai
Tình hình hoạt động của công ty khá lành mạnh
Phân tích ngành Xây dựng Việt Nam Nhóm 5
GVHD: Trần Tuấn Vinh Trang14
Thông tin về tình hình kinh doanh của công ty được cung cấp một cách minh
bạch, kịp thời.
Đội ngũ quản lý giàu kinh nghiệm.
Điểm yếu
Môt số dự án đầu tư khong hiệu quả nên bị thua lỗ và phải rút vốn
Cơ hội
Các lĩnh vực BĐS công ty đang triển khai dự án đầu tư có tiềm năng phát tiển
mạnh trong tương lai.
Nhu cầu BĐS ngày càng tăng.

Làm sóng đầu tư FDI tăng mạnh, kéo theo sự gia tăng lương vốn đấu tư vào
BĐS.
Rủi ro
Chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các công ty khác trong ngành
Nghị định 13 cũng như thắt chặt tiền tệ của chính phủ sẽ cắt giảm tỷ lệ tín dụng
dành cho ngành BĐS. Các công ty trong ngành do đó sẽ khó tiếp cận với nguốc vốn
hơn.
Giá cả vật liệu xậy dựng thường xuyên dao động theo xu hướng tăng. Giá điện
và xăng dầu cũng tăng làm giảm tỷ suất sinh lời của doanh nghiệp.
Tính minh bạch của thị trường BĐS còn thấp.
4.3. Phân tích các hệ số tài chính:
Hệ số khả năng thanh toán
Hệ số khả năng thanh toán
hiện hành
2009
2010
2011
1,24
1,03
~1

Hệ số khả năng thanh toán hiện hành của công ty cho thấy TSLĐ của công ty
luôn đủ đáp ứng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn đến hạn thanh toán. Tuy nhiên hệ
số này của năm 2011 đã giảm so với năm 2010 và năm 2009 là do TSNH đã tăng 93%
trong khi đó Nợ NH đã tăng 99,3%, nhanh hơn tốc độ tăng của TSNH. Hệ số khả năng
thanh toán hiện hành của cty vẫn thấp hơn trung bình ngành (1,16).
Hệ số khả năng
thanh toán nhanh
2009
2010

2011
0,96
0,93
0,94
Tuy nhiên hệ số khả năng thanh toán nhanh của cty lại cho thấy tình hình khả
quan hơn. Năm 2011 là 0,94 trong khi 2010 là 0,93. Kết quả này có được là nhờ đã
loại trừ khoản mục HTK ra khỏi TSNH, vốn là khoản mục có khả năng thanh khoản
kém. Vì vậy hệ số này có tính chính xác hơn so với hệ số khả năng thanh toán hiện
hành. Và điều quan trọng hơn là hệ số khả năng thanh toán nhanh của cty cao hơn mức
trung bình ngành (0,67).
Hệ số tiền mặt
2009
2010
2011
0,26
0,22
0,25
Hệ số hiệu quả hoạt động
Vòng quay hàng tồn
kho
2009
2010
2011
Phân tích ngành Xây dựng Việt Nam Nhóm 5
GVHD: Trần Tuấn Vinh Trang15

Vòng quay HTK năm 2011 là 22 vòng cao hơn nhiều so với năm 2010 cho thấy
khả năng quản lý HTK của cty ngày càng tốt hơn
Thời gian tồn kho
2009

2010
2011
30,2
31,02
16,4

Nhờ vòng quay HTK năm 2011 cao hơn nên đã giúp cty rút ngăn thời gian tồn
kho. Đây là tín hiệu tốt vì giúp cty giảm chi phí quản lý và tránh giảm giá HTK vốn là
nguồn của các khoản lỗ.
Vòng quay khoản
phải thu
2009
2010
2011
3,63
2,05
1,98

Thời gian thu tiền
bình quân
2009
2010
2011
99
175
182
Thời gian thu tiền bình quân 2011 dài hơn năm 2010 và năm 2009. Tuy nhiên
đây cũng là đặc điểm của cty thuộc ngành xây dựng.

Vòng quay tài sản

cố định
2009
2010
2011
7,8
6,05
6,82

Vòng quay tổng tài
sản
2009
2010
2011
1,4
1,08
1,18
Vòng quay TS cố định và vòng quay tổng TS của năm 2011 đều cao hơn năm
2010 cho thấy hiệu quả quản lý tài sản của công ty tốt hơn, công ty đang gia tăng sản
xuất nên hiệu suất sử dụng tài sản càng cao. Năm 2011 TSCĐ của cty tăng 28%, tổng
TS tăng 65%, trong khi đó DTT tăng tới 72% nên vòng quay TSCĐ năm 2011 tăng
thêm 1,65 vòng và vòng quay tổng TS tăng thêm 0,1vòng cho thấy hiệu quả sử dụng
tài sản của cty tốt tạo ra được nhiều doanh thu.

Hệ số cơ cấu vốn
Hệ số nợ
2009
2010
2011
54%
64%

77%

Hệ số nợ DH trên
vốn DH
2009
2010
2011
6%
5%
9%

Hệ số nợ trên
VCSH
2009
2010
2011
120%
180%
341%

11,9
11,6
22
Phân tích ngành Xây dựng Việt Nam Nhóm 5
GVHD: Trần Tuấn Vinh Trang16
Cả ba hệ số này đều tăng từ năm 2009 đến năm 2011 cho thấy một cơ cấu vốn
phần nào rủi ro hơn. Nợ chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu vốn. Tín hiệu này
cho thấy tài sản của công ty phụ thuộc nhiều vào nợ do đó cty sẽ phải đối mặt với
khoản chi phí trả lãi cao trong tương lai.
Hệ số khả năng

thanh toán lãi vay
2009
2010
2011
3,41
4,68
2,13

Mặc dù nợ bao giờ cũng đi kèm với rủi ro song bản thân nó cũng có thể tạo cơ
hội giúp cty gia tăng lợi nhuận. Qua hệ số khả năng thanh toán lãi vay cho thấy cty
luôn có khả năng thanh toán lãi vay (1 đồng lãi vay được tài trợ bằng 2,13 đồng LN
trước thuế và lãi vay), tuy nhiên có khuynh hướng sụt giảm.
Hệ số khả năng sinh lời
Tỷ lệ lãi gộp
2009
2010
2011
5,3%
15%
12%

Tỷ lệ lãi hoạt động

2009
2010
2011
4,25%
13,1%
10,4%


Tỷ lệ lãi ròng
(ROS)
2009
2010
2011
2,3%
8%
4%

Cả ba tỷ lệ lợi nhuận của cty đều giảm mạnh tuy nhiên vẫn cao hơn TB ngành,
đây là dấu hiệu cho thấy khả năng kiểm soát mức chi phí hoạt động trong điều kiện
doanh thu tăng mạnh của cty đã suy giảm. Trong năm 2011, mặc dù doanh thu cty tăng
mạnh (72%) nhưng chi phí lãi vay của cty tăng đến 200%, chi phí quản lý doanh
nghiệp tăng 32%, chi phí khác tăng 600% làm cho LN ròng sụt giảm dẫn đến ROS
năm 2011 giảm mạnh.
ROA
2009
2010
2011
3,22%
8,6%
5%

ROE
2009
2010
2011
6,88%
21%
19%

Khả năng quản lý các khoản đầu tư vào tài sản và khả năng tạo lợi nhuận trên
đồng vốn của cổ đông đều sụt giảm so với năm 2010. Tuy nhiên nhìn chung vẫn cao
hơn mức trung bình ngành.
EPS
2010
2011
7976
6622
Tóm tắt phân tích hệ số tài chính
Năm

ROS
Vòng quay
tổng TS
ROA
Hệ số đòn bẩy
tài chính
ROE
2009
2,3%
1,4
3,22%
2,14
6,88%
Phân tích ngành Xây dựng Việt Nam Nhóm 5
GVHD: Trần Tuấn Vinh Trang17
2010
8%
1,08
8,6%

2,44
21%
2011
4%
1,18
5%
3,8
19%

Lợi nhuận trên vốn cổ phần của cty năm 2011 cao hơn năm 2009 là do lợi
nhuận ròng trên DTT và vòng quay tổng TS đều tăng. Sự kết hợp giữa tăng nợ và tăng
khả năng sử dụng TS đã làm doanh thu của năm 2011 tăng mạnh (tăng 72% so với
năm 2010). Tuy nhiên, do cty quản lý chi phí không tốt, chi phí năm 2011 quá cao (chi
phí lãi vay của cty tăng đến 200%, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 32%, chi phí
khác tăng 600%) đã làm cho lợi nhuận ròng sụt giảm=>ROS 2011 giảm so với năm
2010. Nhưng nhờ cty quản lý TK tốt, vòng quay HTK tăng có tác động tích cực làm
cho vòng quay tổng TS tăng nên ROE năm 2011 có giảm nhưng không đáng kể. Với
tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay thì trong tương lai để đảm bảo an toàn hoạt
động kinh doanh cty nên giảm bớt tỷ trọng nợ.
Kế hoạch kinh doanh 2012
Về cơ cấu doanh thu từ thi công công trình, năm 2012 công ty giảm tỷ trọng
doanh thu từ thi công nhà cao tầng và căn hộ đồng thời tăng tỷ trọng doanh thu từ thi
công các công trình y tế, chăm sóc sức khỏe và các công trình thi công xây dựng Khu
công nghiệp. Đây được xem là hướng thay đổi tích cực của công ty trong bối cảnh thị
trường BĐS, đặc biệt ở phân khúc Khu dân cư, vẫn đang gặp khó khăn.
Công ty đang có kế hoạch huy động thêm vốn và kêu gọi sự hợp tác tham gia
của các nhà đầu tư nước ngoài. Công ty còn tìm kiếm sự hợp tác với các công ty xây
dựng nước ngoài, chủ yếu là các công ty xây dựng Nhật Bản, Hàn Quốc nhằm hỗ trợ
vốn và công nghệ xây dựng.
Kết quả sơ bộ HĐKD quý 2/2012

Tình hình kinh doanh trong quý 2/2012 của công ty khả quan hơn quý 1/2012
nhờ lãi suất cho vay có xu hướng giảm và khả năng thanh toán của các chủ đầu tư
đang tốt dần. Khả năng thanh toán của chủ đầu tư cải thiện đã giúp công ty thu tiền thi
công đúng tiến độ và đảm bảo việc triển khai thi công đúng kế hoạch. Dự kiến Tổng
doanh thu quý 2/2012 của công ty ước đạt hơn 800 tỷ đồng, tăng 20% so với quý 1 và
tăng 40% so với cùng kỳ năm trước.
Về cơ cấu kỳ hạn các khoản vay, hiện nay công ty có hai loại chính đó là kỳ
hạn vay 4 tháng được điều chỉnh lãi suất một lần và kỳ hạn vay 6 tháng được điều
chỉnh lãi suất một lần. Nhờ uy tín trên thị trường và duy trì được khả năng thanh toán
tốt các hợp đồng thi công công trình nên kể từ giữa tháng 6 công ty đã tiếp cận được
với các khoản vay lãi suất thấp, khoảng 11 – 11,7%/năm. Đây được xem là mức lãi
vay “lý tưởng” của thịtrường trong bối cảnh hiện nay. Dự kiến, chi phí lãi vay của
công ty sẽ bắt đầu giảm mạnh bắt đầu từ quý 3 trở đi.
Tiến độ thực hiện các công trình thi công và các dự án BĐS: Thi công Công
trình là lĩnh vực kinh doanh chính và mang lại 95% doanh thu cho công ty. Tính đến
nay, tổng giá trị hợp đồng các công trình đang thi công của công ty đạt khoảng 10.800
tỷ đồng. Trong đó giá trị hợp đồngđã ký kết trong 6 tháng đầu năm 2012 là 2.022 tỷ
Phân tích ngành Xây dựng Việt Nam Nhóm 5
GVHD: Trần Tuấn Vinh Trang18
đồng, đạt 52% kế hoạch năm. Sắp tới công ty chuẩn bị ký kết một số hợp đồng thi
công với tổng giá trị đạt khoảng 740 tỷ đồng.


Dự kiến thựchiện
trong2012
06 tháng
đầunăm
2012
Giá trị còn lạidự
kiến thựchiện

trong2013 + 2014
Tổng giá trị hợpđồng thi
công(tỷ đồng)
3860
2022
3910

Hầu hết, việc thanh toán của chủ đầu tư cho công ty được thực hiện theo tháng.
Chỉ có khoảng 1 – 2% khối lượng thanh toán được thực hiện theo tiến độ thi công
công trình. Nhìn chung, tình hình thực hiện các hợp đồng thi công công trình của công
ty trong 06 tháng đầu năm là khá tốt. Khả năng thanh toán của các chủ đầu tư đang tốt
dần nhờ lãi suất thị trường đang có xu hướng giảm và tình hình tiêu thụ các dự án BĐS
phần nào được cải thiện hơn so với năm 2011.
Triển vọng kết quả kinh doanh 2012
Theo kế hoạch, doanh thu dự kiến năm 2012 của công ty ước đạt 3.900 tỷ đồng,
tăng 28% so với năm 2011. Lợi nhuận sau thuế năm 2012 của công ty ước đạt 170 tỷ
đồng, tăng 14% so với năm 2011.
Căn cứ vào tình hình và triển vọng trong thời gian tới, doanh thu 2012 của HBC
có thể đạt kế hoạch đặt ra với hai yếu tố hỗ trợ công ty trong 6 tháng cuối năm là: (1)
lãi suất các khoản vay đã giảm; (2) công ty tiếp cận được nguồn cung vật liệu xây
dựng từ Trung Quốc với giá thành thấp hơn so với các nhà cung cấp hiện tại của công
ty.
Kết luận chung về công ty HBC
HBC là công ty có uy tín và định hướng phát triển tốt trong lĩnh vực thi công
các công trình xây dựng. Hiện tại công ty vẫn đang khai thác thế mạnh của mình trong
lĩnh vực thi công các công trình xây dựng nên triển vọng doanh thu từ hoạt động này
trong năm 2012 vẫn khả quan. Tuy nhiên, hiện tại năng lực tài chính của công ty còn
hạn chế. Nợ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn, tăng trưởng vốn chủ sở hữu
chưa tương xứng với tăng trưởng tổng tài sản trong khi công ty đang có nhu cầu sử
dụng vốn rất lớn để tài trợ cho các công trình thi công cũng như các dự án BĐS.

Ngoài những dự án BĐS mà công ty đang góp vốn triển khai, có nhiều dự án thi
công đã hoàn thành nhưng chủ đầu tư không thanh toán được công nợ và phải thế chấp
bằng chính sản phẩm của dự án khiến công ty gặp khó khăn trong việc quay vòng vốn
để tái đầu tư vào các công trình mới. Điều này sẽ ảnh hưởng đến tiến độ thi công các
công trình cũng như làm tăng chi phí cho công ty. (Qúy 3/2012 khoản phải thu theo kế
hoạch hợp đồng xây dựng hơn 1000 tỷ đồng).
Nếu tình hình kinh doanh 6 tháng cuối năm diễn tiến thuận lợi. Chi phí lãi vay
giảm trong khi các chi phí khác ít biến động so với năm 2011. Dự kiến lợi nhuận sau
thuế của công ty ở khoảng 150 - 160 tỷ đồng.
Phân tích ngành Xây dựng Việt Nam Nhóm 5
GVHD: Trần Tuấn Vinh Trang19

CHƯƠNG 5: PHÂN TÍCH KỸ THUẬT





Hình 5.1 Đồ thị candlestick

Phân tích xu hướng
HBC có ba phiên tăng giá liên tục đầy khích lệ từ ngày 9/11 đóng cửa tại mức
10800đ đến ngày 13/11 đóng cửa tại mức 11700đ cùng với khối lượng giao dịch cũng
tăng từ 96620 lên 356620. HBC tăng giá trong bối cảnh thị trường vẫn đang giảm
điểm là một điều đáng chú ý, giá tăng cùng khối lượng tăng cho thấy một xu hướng
tăng đang rất gần. Trên đồ thị HBC đang gần ngưỡng kháng cự 12000đ. Nếu tăng và
vượt qua mốc này thì về mặt kỹ thuật hướng tăng giá sẽ càng rõ ràng hơn. Lúc đó mức
kháng cự tiếp theo sẽ là 12500đ. Tuy nhiên với bối cảnh thị trường như hiện nay thì
nên giới hạn mục tiêu tăng giá của HBC.
Phân tích ngành Xây dựng Việt Nam Nhóm 5

GVHD: Trần Tuấn Vinh Trang20

Hình 5.2 Chỉ báo kỹ thuật RSI, Stochastic, MACD

Nhìn vào biểu đồ chỉ số RSI, chúng ta thấy đường RSI đã cắt xuống dưới
đường 30 tạo đáy và quay trở lại cắt lên trên đường 30=>đây là tín hiệu mua vào.
Nhìn vào đồ thị stochastic, đường K đã cắt đường D từ dưới lên cho thấy tín
hiệu tăng giá và đường K đã vượt qua đường 20 hướng lên, xu hướng hiện tại là tăng
giá.
Nhìn vào biểu đồ MACD, đường MACD đã nằm dưới đường tín hiệu và bắt
đầu cắt đường tín hiệu mặc dù chưa nằm lên trên đường tín hiệu. Tuy nhiên, nếu xu
hướng này tiếp tục duy trì thì đường MACD sẽ cắt lên trên đường tín hiệu và đó là tín
hiệu mua vào.
Phân tích ngành Xây dựng Việt Nam Nhóm 5
GVHD: Trần Tuấn Vinh Trang21

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN
Tóm lại, sau hơn 20 năm đất nước thực hiện công cuộc đổi mới, ngành xây
dựng đã có bước phát triển nhanh chóng, đang từng bước hoàn thiện hệ thống cơ chế,
chính sách trong lĩnh vực xây dựng, trong quản lý và phát triển đô thị, tạo dựng hành
lang pháp lý theo hướng thuận lợi cho hoạt động xây dựng. Việc ra đời Luật Xây
dựng, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản vừa tạo sự phân định ngày càng rõ
hơn chức năng quản lý nhà nước và hoạt động xây dựng của các doanh nghiệp, vừa
góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xây dựng và sản phẩm
xây dựng, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế quốc dân và các yêu cầu của ngành xây
dựng trong hội nhập kinh tế quốc tế. Trước những đòi hỏi của thực tiễn, ngành xây
dựng đã và đang triển khai chiến lược phát triển nguồn nhân lực, nghiên cứu ứng dụng
khoa học kỹ thuật, sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị, cơ
quan, doanh nghiệp… Những cố gắng đó đang góp phần đáng kể vào phát triển kinh tế
- xã hội theo hướng tích cực. Hàng ngàn, hàng vạn công trình dân dụng, công nghiệp,

kỹ thuật, đô thị hiện đại không ngừng mọc lên làm cho diện mạo đất nước ngày càng
thêm đổi mới. Chúng ta tin tưởng khả năng và triển vọng phát triển của ngành xây
dựng nói chung và các công ty xây dựng nói riêng trên thị trường chứng khoán nước
nhà, tìm hiểu sâu rộng về ngành và có những kế hoạch đầu tư đúng đắn để không chỉ
mang lại nguồn lợi cho bản thân mà còn mang lại tương lai phát triển cho đất nước.
Phân tích ngành Xây dựng Việt Nam Nhóm 5
GVHD: Trần Tuấn Vinh Trang22

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trang web của Bộ xây dựng:
2. ThS. Lê Thị Mai Linh, Giáo trình “phân tích và đầu tư chứng khoán”, NXB
CHÍNH TRỊ QUỐC GIA.
3. Các biểu đồ phân tích kỹ thuật lấy vào ngày 13/11/2012 từ

4. Phân tích ngành xây dựng, lấy vào ngày 8/11/2012 từ
/>xâydựng?s=3234ddf3dea22eeadd0024daf4d96c25#ixzz27vIbbFuA

×