Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

ĐỀ+ĐÁP ÁN THI TỐT NGHIỆP NĂM HỌC 2010-2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.83 KB, 6 trang )

SỞ GD&ĐT TIỀN GIANG
TRUNG TÂM GDTX CÁI BÈ
ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2011
Môn thi: Ngữ văn 12
Thời gian làm bài: 150 phút – không kể thời gian giao đề
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
Nêu hoàn cảnh sáng tác và chủ đề truyện ngắn “Số phận con người” của Sô-lô-khốp?
Câu 2: (3 điểm)
“Trên con đường thành công không có vết chân của người lười biếng” (Lỗ Tấn)
Viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) phát biểu ý kiến của anh, chị về ý kiến trên.
II. PHẦN RIÊNG – PHẦN TỰ CHỌN (5 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3a hoặc câu 3b)
Câu 3a: (5 điểm)
Phân tích hình tượng nhân vật Tnú trong truyện ngắn Rừng xà nu của nhà văn Nguyễn
Trung Thành (SGK Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục – 2009)
Câu 3b. (5 điểm)
Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu:
Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm hôm bếp lửa người thương đi về.
Nhớ từng rừng nứa bờ tre
Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy.
Ta đi ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi…
Thương nhau, chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô.
Nhớ sao lớp học i tờ


Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo.
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nên cối đều đều suối xa…
-Hết-
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm
Họ và tên thí sinh: …………………………. Số báo danh:……………………
Chữ ký của giám thị 1:………………………… Chữ ký của giám thị 2:……………
SỞ GD&ĐT TIỀN GIANG
TRUNG TÂM GDTX CÁI BÈ
KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2011
Môn thi: Ngữ văn
HƯỚNG DẪN CHẤM THI
I. Hướng dẫn chung
- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm
của thí sinh, tránh chấm đếm ý cho điểm.
- Do đặc trưng bộ môn Ngữ văn nên giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận
dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
- Việc chi tiết hóa số điểm của các ý ( nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng
điểm của mỗi ý và được thống nhất của tổ chuyên môn.
- Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,5
- Thang điểm thấp nhất là 0,25 điểm.
II. Đáp án và thang điểm
ĐÁP ÁN ĐIỂM
Câu 1 Nêu hoàn cảnh sáng tác và chủ đề truyện ngắn “Số phận con
người” của Sô-lô-khốp?
a) Hoàn cảnh sáng tác:
Mùa xuân năm 1946,mùa xuân đầu tiên sau chiến tranh, trên đường
đi công tác, Sô-lô-khốp đã gặp anh lái xe Xô-cô-lốp và bé Va-ni-a

trên bến đò. Nhân dịp này Xô-cô-lốp đã kể lại cho tác giả nghe về
cuộc đời đau khổ của mình. Từ câu chuyện ấy, tác giả đã viết truyện
ngắn “Số phận con người”. Truyện ra đời năm 1956, đăng trên báo
Sự thật ngày 31/12/1956 và ngày 1/1/1957
Với tinh thần tôn trọng sự thật, nhà văn đã thể hiện cách nhìn
cuộc sống và chiến tranh một cách toàn diện: không thể né tránh sự
thật khắc nghiệt, dữ dội của cuộc sống, không tô hồng thực tại,
không lý tưởng hóa nhân vật.
b) Chủ đề:
Số phận con người tập trung khám phá nỗi bất hạnh và tinh thần
vượt lên trên bất hạnh của con người Xô viết trong và sau cuộc
chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô. Tác phẩm ca ngợi
tính cách Nga với hai phẩm chất tưởng chừng trái ngược: ý chí kiên
cường và lòng nhân hậu, bao dung. Bên cạnh đó, tác phẩm cũng lên
án chiến tranh phi nghĩa và sức mạnh phũ phàng của nó, đồng thời
nhắc nhở, kêu gọi sự quan tâm của toàn xã hội đối với con người.
1,00
1,00
Câu 2 “Trên con đường thành công không có vết chân của người lười
biếng” (Lỗ Tấn)
Viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) phát biểu ý kiến
của anh, chị về ý kiến trên.
1. Yêu cầu về kĩ năng:
Biết cách làm bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lý. Kết cấu
chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ
pháp.
2. Yêu cầu về kiến thức:
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ được
các ý chính sau:
- Nêu được vấn đề cần nghị luận

- Người lười biếng là người lười suy nghĩ, lười học tập, lười lao
động và làm việc.
- Thành công là mục đích, kết quả mà người ta phải đổ mồ hôi,
công sức, thời gian, trí tuệ, gian nan vất vả, thậm chí phải nếm trải
những thất bại mới có được.
=> Vì sao Lỗ Tấn đã rút ra chân lý của sự thành công: “Trên đường
thành công không có vết chân của người lười biếng”.
- Con đường dẫn tới thành công là con đường chông gai, đầy khó
khăn, thử thách chứ không phải bằng nhung lụa. là cả quá trình học
tập, Lao động, nghiên cứu, sáng tạo không ngừng, đòi hỏi con người
phải cần cù, miệt mài, chịu khó và có ý chí quyết tâm cao mới
thành. Không có một thành công, thành quả nào mà không phải đổi
băng mồ hôi , công sức.
- Phê phán về thói lười biếng (trong công việc, học tập, lao động…)
- Khẳng định: Bất cứ sự thành công nào cũng cần có sự cần cù,
chăm chỉ, kiên trì, chịu khó.Lười biếng, ỉ lại, ngại khó ngại khổ sẽ
chẳng bao giờ làm được việc gì có ý nghĩa.
0.25
0,5
0,5
1,00
0,5
0,25
Câu 3a Phân tích hình tượng nhân vật Tnú trong truyện ngắn “Rừng xà
nu” của nhà văn Nguyễn Trung Thành (SGK Ngữ văn 12, Tập
hai, NXB Giáo dục – 2009)
a. Yêu cầu về kĩ năng:
Biết cách làm bài về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi: phân tích
được vẻ đẹp của nhân vật trong một tác phẩm. Kết cấu chặt chẽ,
diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

b. Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở những hiểu biết về nhà văn Nguyễn Trung Thành,
truyện ngắn Rừng xà nu và nhân vật Tnú trong tác phẩm, thí sinh có
thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ những ý cơ bản sau:
- Nêu được vấn đề nghị luận
- Tnú là người có tính cách trung thực, gan góc, dũng cảm, mưu
trí:
+ Giặc giết bà Nhan, anh Xút nhưng Tnú (lúc bấy giờ còn
nhỏ) không sợ. Tnú vẫn cùng Mai xung phong vào rừng nuôi giấu
cán bộ.
+ Học chữ thua Mai, Tnú đập vỡ bảng, lấy đá đập vào đầu
đến chảy máu.
+ Khi đi liên lạc không đi đường mòn mà “xé rừng mà đi”,
không lội chỗ nước êm mà “lựa chỗ thác mạnh vượt băng băng như
con cá kình”. Bởi theo Tnú những chỗ nguy hiểm giặc “không ngờ”
đến.
+ Bị giặc phục kích bắt, bị tra tấn dã man nhưng Tnú quyết
không khai. Khi bọn giặc kéo về làng, bắt Tnú khai cộng sản ở đâu
anh đặt tay lên bụng dõng dạc nói “cộng sản ở đây này”.
- Tnú là người có tính kỷ luật cao, tuyệt đối trung thành với cách
mạng
+ Tham gia lực lượng vũ trang, nhớ nhà, nhớ quê hương
nhưng khi được phép của cấp trên mới về thăm.
+ Tính kỉ luật cao trong mối quan hệ với cách mạng biểu hiện
thành lòng trung thành tuyệt đối: khi bị kẻ thù đốt mười đầu ngón
tay, ngọn lửa như thiêu đốt gan ruột nhưng Tnú không kêu nửa lời,
anh luôn tâm niệm lời dạy của anh Quyết : “người cộng sản không
thèm kêu van”.
- Một trái tim yêu thương và sục sôi căm giận
+ Tnú là một người sống rất nghĩa tình : Tnú đã tay không

xông ra cứu vợ con. Động lực ghê gớm ấy chỉ có thể được khơi
nguồn từ trái tim cháy bỏng ngọn lửa yêu thương và ngọn lửa căm
thù. Tnú là con người tình nghĩa với buôn làng: anh lớn lên trong sự
đùm bọc yêu thương của người dân làng Xôman.

+ Lòng căm thù ở Tnú mang đậm chất Tây Nguyên: Tnú
mang trong tim ba mối thù : Thù của bản thân; Thù của gia đình;
Thù của buôn làng
- Ở Tnú, hình tượng đôi bàn tay mang tính cách, dấu ấn cuộc đời
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 3b
+ Khi lành lặn : đó là đôi bàn tay trung thực, nghĩa tình (bàn
tay cầm phấn viết chữ anh Quyết dạy cho ; bàn tay cầm đá đập vào
đầu mình để tự trừng phạt vì học hay quên chữ
+ Khi bị thương : đó là chứng tích của một giai đoạn đau
thương, của thời điểm lòng căm hận sôi trào “Anh không cảm thấy
lửa ở mười đầu ngón tay nữa. Anh nghe lửa cháy trong lồng ngực,
cháy trong bụng”. Đó cũng là bàn tay trừng phạt, bàn tay quả báo
khi chính đôi bàn tay tàn tật ấy đã bóp chết tên chỉ huy đồn giặc
trong một trận chiến đấu của quân giải phóng.
- Hình tượng Tnú điển hình cho con đường đấu tranh đến với
cách mạng của người dân Tây Nguyên làm sáng tỏ chân lí của

thời đại đánh Mĩ : “chúng nó đã cầm súng mình phải cầm giáo”.
+ Bi kịch của Tnú khi chưa cầm vũ khí là bi kịch của người
dân STrá khi chưa giác ngộ chân lý (bà Nhan, anh Xút). Tnú là
người có thừa sức mạnh cá nhân nhưng anh vẫn thất bại đau đớn khi
không có vũ khí. Với bàn tay không có vũ khí trước kẻ thù hung bạo
anh đã không bảo vệ được vợ con và bản thân.
+ Tnú chỉ được cứu khi dân làng Xôman đã cầm vũ khí đứng
lên. Cuộc đời bi tráng của Tnú là sự chứng minh cho chân lí : phải
dùng bạo lực cách mạng để tiêu diệt bạo lực phản cách mạng.
+ Con đường đấu tranh của Tnú từ tự phát đến tự giác cũng là
con đường đấu tranh đến với cách mạng của làng Xôman nói riêng
và người dân Tây Nguyên nói chung.
- Đánh giá chung về nhân vật và giá trị của tác phẩm.
Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu:
…………………………………
a. Yêu cầu về kĩ năng:
Biết cách làm bài về một đoạn thơ, bài thơ: phân tích được vẻ đẹp
của đoạn thơ: nỗi nhớ trong hoài niệm của nhà thơ về cảnh, về
người và cuộc sống sinh hoạt gian khó nhưng thật nghĩa tình và thơ
mộng ở chiến khu Việt Bắc. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát;
không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b.Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở những hiểu biết vềnhà thơ Tố Hữu và bài thơ Việt Bắc,
thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ những ý
cơ bản sau:
- Nêu được vấn đề nghị luận.
- Trong hoài niệm của nhà thơ Việt Bắc không chỉ những ngày mưa
rừng, sương núi mà còn một vùng đất thơ mộng, thanh bình, yên ả,
gợi bao nỗi nhớ niềm thương.
+ Nhớ về Việt Bắc như nhớ người yêu. Đó là nỗi nhớ cồn cào,

da diết khôn nguôi…
0,25
0,25
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
+ Nhớ những đêm trăng sáng yên ả, thanh bình, những buổi
chiều nắng trải vàng ấm áp trên nương, nhớ cảnh núi đèo, bản làng
chìm trong sương khói, cảnh bếp lửa bập bùng trong đêm đông và
hình ảnh con người thân thương, tảo tần đi về hôm sớm…
+ Nhớ con người Việt Bắc nghèo nhưng nghĩa tình sâu nặng:
Những người cùng gánh vác trên vai mối thù đế quốc, cay đắng,
ngọt bùi, bát cơm, manh áo chia sẻ có nhau ấm tình quân dân như cá
với nước trong đại gia đình dân tộc (người mẹ Việt bắc).
- Cuộc sống của đồng bào và cán bộ chiến sĩ ở Việt Bắc đầy khó
khăn gian khổ nhưng tinh thần lại rất lạc quan, yêu đời, gắn bó bên
nhau: Nhớ lớp học i tờ, nhớ những giờ liên hoan, nhớ ngày tháng ở
cơ quan…
- Nghệ thuật: Sử dụng nhuần nhuyễn thể thơ dân tộc (lục bát), cách
hô gọi ta – mình gần gũi thân thuộc…
- Đánh giá chung về đoạn thơ và giá trị bài thơ
1,0
1,0
0,5
0,5
0,5

_Hết_

×