1. Tên đề tài:
MỘT VÀI BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG:
ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ MÔN THỂ DỤC LỚP BỐN, LỚP NĂM
2. Đặt vấn đề:
Trong chương trình Thể duc (TD) tiểu học từ lớp 1 đến 5 có 4 phần cơ bản tương
ứng với 4 Chương, từ Chương I đến Chương IV, riêng lớp 4 và 5 có thêm Chương
V là nội dung lựa chọn. Nội dung Chương trình được xây dựng theo nguyên tắc
đồng tâm và được nâng cao dần về kiến thức và kĩ năng.
Tại sao phải tập trung nâng cao chất lượng dạy và học Chương I: Đội hình đội
ngũ môn Thể dục lớp 4 và lớp 5?
Nghiên cứu chương trình TD từ lớp 1 đến lớp 5 tôi thấy Bộ Giáo dục Đào tạo
(BGD-ĐT) sắp xếp chương đầu tiên là Chương đội hình đội ngũ. Bởi vì muốn dạy
tốt Chương II là Bài TD phát triển chung phải sử dụng phần đội hình đội ngũ như
đội hình hàng dọc, đội hình hàng ngang, dóng hàng, dồn hàng, nghiêm, nghỉ, mới
dạy được Chương II là Bài TD phát triển chung cũng như Chương III và IV đều
phải sử dụng đến đội hình đội ngũ. Chính vì vậy, chương trình TD từ lớp 1 đến lớp
5 đều phải học Chương đội hình đội ngũ. Nếu không học tốt chương I đội hình đội
ngũ thì làm sao có thể học tốt các chương còn lại.
Chương trình TD từ lớp 1 đến lớp 5 được BGD-ĐT xây dựng Chương đội hình
đội ngũ cụ thể như sau:
- Lớp 1:
- Tập hợp hàng dọc.
- Dóng hàng.
1
- Tư thế đứng nghiêm.
- Quay phải, quay trái.
- Dàn hàng, dồn hàng.
- Điểm số từ 1 đến hết.
- Đi thường theo nhịp.
- Lớp 2:
- Quay phải, quay trái.
- Cách chào, báo cáo khi GV nhận lớp và khi kết thúc tiết học.
- Xin phép ra vào lớp.
- Điểm số 1-2, 1-2,
- Chuyển đội hình hàng ngang hoặc đội hình hàng dọc thành vòng tròn và
ngược lại.
- Giậm chân tại chỗ.
- Đi đều.
- Lớp 3:
1/ Ôn tập số kĩ năng đã học ( nội dung đã học ở lớp 1 và 2).
2/ Học mới:
- Tập hợp hàng ngang.
- Dóng hàng ngang.
- Điểm số hàng ngang.
- Lớp 4:
1/ Ôn tập (nội dung từ lớp 1 đến lớp 3).
2/ Học mới:
- Quay sau.
- Đi đều vòng phải, đi đều vòng trái.
- Đổi chân khi đi sai nhịp.
- Môn thể thao tự chọn ( đá cầu hoặc ném bóng).
- Lớp 5:
1/ Ôn các nội dung đã học (từ lớp 1 đến lớp 4).
2/ Môn thể thao tự chọn (đá cầu hoặc ném bóng).
* Không có nội dung mới.
- Nhìn vào nội dung chương trình môn Thể dục chúng ta thấy Bộ Giáo dục và
Đào tạo xây dựng chương trình đồng nhất. Nội dung yêu cầu cần đạt được về kiến
thức, kĩ năng bài học được hiểu là Chuẩn (cơ bản tối thiểu) đòi hỏi học sinh cần đạt
được.
- Chương trình TD lớp 4 và 5 gần như là ôn tập những nội dung chương trình
mà các em đã được học từ lớp 1 đến lớp 3 và được nâng dần, mở rộng về kiến thức,
kĩ năng.
- Nhiều năm được phân công giảng dạy môn Thể dục lớp 4 và 5 tôi nhận thấy về
kĩ năng thực hành về đội hình đội ngũ của các em còn nhiều hạn chế. Các em còn
mắc phải những lỗi như sau:
2
a/ Đối với cán sự bộ môn (cán bộ chỉ huy):
- Thường dùng thuật ngữ chuyên môn sai (khẩu lệnh).
- Dóng hàng sai.
- Vị trí phát lệnh tập hợp, vị trí chỉ huy không đúng .
- Tác phong chỉ huy chưa nghiêm túc.
b/ Đối với học sinh (HS) còn nhiều em mắc phải các lỗi sau:
- Dóng hàng không phân biệt dùng tay nào, cự li quá gần.
- Điểm số hay quay cả người về sau.
- Tư thế đứng nghiêm, nghỉ đặt bàn chân, tay chưa đúng, thường khom người về
trước.
- Quay phải, quay trái không xác định được hướng xoay, xoay quá 90 độ, không
xoay theo chiều kim đồng hồ.
- Giậm chân tại chỗ và đi đều sai chân, sai nhịp, đi đều không biết chân nào bước
trước, chân nào bước sau, đánh tay sai, chân bước quá dài hay quá ngắn, co gối quá
cao, đặt cả bàn chân xuống mặt đất, đi khom người
- Xô đẩy, chen lấn nhau khi tập hợp hoặc dồn hàng, dàn hàng.
Đây chính là nỗi lo lắng, băn khoăn trong quá trình giảng dạy của người giáo
viên khi bước vào đầu năm học.
Tôi xác định muốn giảng dạy đạt hiệu quả tốt cần phải khắc phục, sửa chữa lỗi
mà HS mắc phải nêu trên. Đây là những kiến thức, kĩ năng trọng tâm thuộc
Chương đội hình đội ngũ.
3. Cơ sở lí luận:
- Đội hình đội ngũ là một nội dung quan trọng của chương trình TD từ lớp 1 đến
lớp 5. Bởi vì, nếu không có GV không thể nào tổ chức có hiệu quả một giờ dạy và
học TD. Vì vậy trong quá trình giảng dạy cho HS, giáo viên (GV) cần kết hợp rèn
luyện một số nền nếp, kỉ luật, tác phong và tư thế cơ bản cho HS (sách hướng dẫn
giảng dạy môn TD, nhà xuất bản nă 2006 ).
- Trong quá trình giảng dạy và sử dụng các phương pháp dạy học (PPDH) theo
hướng tích cực của HS. Ngoài việc nghiên cứu nội dung chương trình chúng ta cần
phải dành nhiều thời gian để tổ chức tập luyện, thực hành thành thạo những bài tập,
động tác kĩ thuật để làm mẫu cho HS. Trong quá trình giảng dạy, nếu không thực
hiện được điều đó bạn sẽ không hoàn thành được mục tiêu của các bài dạy và
không có được tiết dạy đạt hiệu quả cao của môn Thể dục (tài liệu bồi dưỡng
thường xuyên cho GV tiểu học chu kỳ III- 2003-2007).
- Trong quá trình dạy đội hình đội ngũ cần sử dụng phong phú PPDH và nhiều
biện pháp tập luyện khác nhau tránh sự đơn điệu khi dạy các nội dung nầy. Khi dạy
một số nội dung mới, giáo viên cần lưu ý nêu tên đúng động tác và chính xác về
thuật ngữ chuyên môn (các khẩu lệnh), làm mẫu đúng, kết hợp giải thích, cho xem
tranh, sơ đồ để HS bắt chước làm theo, có thể dùng một số HS xếp hàng làm mẫu
hay làm thử để HS khác theo dõi. Qúa trình tập luyện GV cần nắm vững những sai
3
lầm thường mắc phải của HS để sửa chữa kịp thời ( tài liệu bồi dưỡng cho GV tiểu
học nhà xuất bản Giáo dục- 2007 ).
- Chính vì vậy, trong quá trình giảng dạy người GV phải kịp thời phát hiện
những lỗi HS thường mắc phải, kịp thời uốn nén, sửa sai cho các em, để tiết dạy đạt
được hiệu quả như mong muốn.
4. Cơ sở thực tiễn:
- Trong những năm học gần đây tôi được nhà trường phân công giảng dạy bộ
môn TD lớp 4 và 5 qua thực tế nhiều năm giảng dạy chuyên TD lớp 4 và 5 tôi nhận
thấy HS còn nhiều lỗi mắc phải. Hầu hết các em chưa nắm vững kiến thức, kĩ năng
cần đạt được. Đặc biệt là kiến thức, kĩ năng về chương Đội hình đội ngũ, dẫn đến
khó khăn khi giảng dạy các chương khác.
- Năm học 2010 - 2011 tôi được nhà trường phân công giảng dạy môn TD cả
khối 5 và 3 lớp 4 , gồm 9 lớp và tổng cộng 18 tiết.
- Khi nhận lớp tôi tiến hành khảo nội dung chương trình TD đã được học ở lớp
dưới, đi sâu và kiểm tra Chương đội hình đội ngũ kết quả như sau:
- Cán sự bộ môn (CSBM) sử dụng sai về thuật ngữ chuyên môn (sai khẩu lệnh)
70 đến 80 %. Các em lẫn lộn giữa khẩu lệnh môn TD với khẩu lệnh của Đội TNTP
Hồ Chí Minh.
- Khi dóng hàng dọc, dóng hàng ngang không xác định được sử dụng tay nào
cho đúng. Cán sự bộ môn không xác định được khi phát lệnh tập hợp hàng ngang
hay hàng dọc đưa ra tay nào cho đúng, tư thế không đứng nghiêm, vị trí phát lệnh
tâp hợp, vị trí người chỉ huy,
- Sai về tư thế đứng nghiêm, đứng nghĩ, các động tác quay phải, quay trái, quay
sau không xác điịnh được chiều xoay cho đúng (phần nầy đã học từ lớp1đến lớp 4)
- Khi giậm chân tại chỗ và đi đều không xác điịnh được chân nào bước trước,
chân nào bước sau, tay vung như thế nào,
- Lâu nay bộ môn Thể dục trong trường học (đặc biệt là trường tiểu học) chúng
ta còn xem nhẹ, có người còn cho đây là môn học phụ, thường là tập trung vào môn
Tiếng Việt, Toán, và một số môn khác, chưa thấy được tầm quan trọng của môn
học Thể dục ( kể cả PHHS). Nhiều em học sinh đến lớp thiếu dụng cụ học tập bộ
môn này như dây nhảy, cầu, trang phục, Một số nơi chưa có đầu tư về sân chơi,
bãi tập Quá trình giảng dạy một số GV ít đầu tư kể cả nội dung và phương pháp,
thậm chí đôi khi còn cắt xén chương trình, dành nhiều thời gian cho các môn học
khác, khi kiểm tra đánh giá xếp loại còn hời hợt, thiếu chính xác,
Một tín hiệu rất đáng mừng trong những năm gần đây được sự quan tâm của
ngành một số trường tiểu học đã có giáo viên dạy các môn chuyên như Thể dục,
Âm nhạc, Mỹ thuật, Ngoại ngữ, Chắc chắn, chất lượng các bộ môn này được
nâng lên, đáp ứng được yêu cầu mục tiêu của giáo dục đào tạo trong giai đoạn hiện
nay.
5. Nội dung nghiên cứu:
4
- Để kịp thời khắc phục những thiếu sót, những lỗi của HS thường mắc phải,
đảm bảo yêu cầu cần đạt được về chuẩn kiến thức, kĩ năng đối với HS theo Quyết
định số 16/2006 QĐ-BGDĐT ban hành Chương trình giáo dục phổ thông-Cấp tiểu
học. Trong quá trình dạy HS, tôi đã tập trung nghiên cứu chương trình TD lớp mình
phụ trách và cả bậc tiểu học để xây dựng cho mình một kế hoạch giảng dạy phù
hợp với tình hình hiện nay. Tôi nhận thấy chương Đội hình đội ngũ TD lớp 4 và 5
HS còn nhiều lỗi mắc phải cần đầu tư công sức nhiều hơn để khắc phục những
thiếu sót mà HS mắc phải như tôi đã trình bày ở các phần trên.
Trong quá trình giảng dạy tôi đã áp dụng một số biện pháp như sau:
* Biện pháp 1: Tập trung nghiên cứu kỉ chương trình, yêu cầu Chuẩn kiến
thức, kĩ năng.
Trong quá trình giảng dạy tôi tập trung nghiên cứu chương trình thể dục từ lớp 1
đến lớp 5. Đặc biệt đi sâu vào chương I là chương Đội hình đội ngũ (vì chương nầy
HS có nhiều lỗi mắc phải, nội dung kiến thức dược dàn trải đều khắp từ lớp 1 đến
lớp 5, có liên quan đến tất cả các chương còn lại). Nếu HS nắm vững kiến thức
chương nầy tốt sẽ là cơ sở để HS học tốt các chương khác.
Như chúng ta đã biết trong chương trình TD bậc tiểu học gồm có 4 phần cơ bản
như sau:
TT Nội dung học Lớp/ Tiết học
1 2 3 4 5
1 Đội hình đội ngũ x x x x x
2 Bài thể dục phát triển chung x x x x x
3
Bài tập rèn luyện tư thế và
kỹ năng vận động cơ bản
x x x x x
4 Trò chơi vận động x x x x x
Nội dung lựa chọn x x
Cộng: 35 70 70 70 70
Trong quá trình giảng dạy GV phải đảm bảo về chuẩn kiến thức và kĩ năng, nội
dung từng bài dạy cần phải đạt được. (xem phân phối chương trình từng lớp).
* Biện pháp 2: Tập trung bồi dưỡng cán sự bộ môn, sửa sai các lỗi HS
thường mắc phải:
a/ Sửa sai về thuật ngữ chuyên môn ( khẩu lệnh):
Phần khẩu lệnh có dự lệnh và động lệnh, GV cần hướng dẫn HS cách hô kéo dài dự
lệnh còn động lệnh hô dứt khoát và nhấn giọng phần động lệnh. Muốn cán sự bộ
môn sử dụng đúng thuật ngữ chuyên môn là phải cho HS ghi chép vào sổ tay hoặc
vở và yêu cầu các em phải học thuộc lòng. Khi sử dụng thuật ngữ chuyên môn
không được thừa hay thiếu, cần phải ngắn gọn, chính xác và có tính thống nhất.
Ví dụ: Khi tập hợp hàng dọc cán sự bộ môn (CSBM) hô:
5
- Cả lớp tập hợp thành 2 hàng dọc (hoặc 3, 4 hàng dọc). Sau đó CSBM hô
tiếp:
- Nhìn chuẩn thẳng !
Khi tập đi đều dùng khẩu lệnh:
- Giậm chân! Giậm! - Đi đều! Bước! (động lệnh rơi vào chân phải)
b/ Sửa sai về dóng hàng ngang và hàng dọc:
- Nội dung dóng hàng các em đã đuợc học từ lớp 1 đến lớp 5. Trong quá trình thực
hành các em thường đặt tay sai khi tay phải khi tay trái, em đứng gần quá, em đứng
xa quá dẫn đến khom nguời GV thường xuyên quan tâm uốn nén.
- Giáo viên sửa sai bằng cách cho học sinh xem tranh hoặc cho các em xem mẫu,
làm mẫu để các em làm theo (xem phụ lục).
c/ Sửa sai về tư thế đứng nghiêm, đứng nghỉ:
- Tư thế các em đã học từ lớp 1 và trong quá trình lên lớp trên luôn đuợc nhắc lại
nhưng đa số các em đều thực hành sai, GV cần thường xuyên kiểm tra, thực hành
mẫu, nhắc nhở, cho một số em thi thực hành, biểu diễn theo tổ hoặc nhiều hình
thức khác.
d/ Sửa sai quay phải, quay trái, quay sau:
- Thường thuờng chúng ta thấy các em không xác định đuợc góc quay, quay phải
hay trái quá 90 độ, quay sau thường hay té ngã. Do tư thế đứng sai, thuờng vung
tay ra ngoài khi thực hiện các động tác. Giáo viên sửa sai bằng cách phân tích, làm
mẫu thật nhiều lần và tăng cuờng thực hành, bồi duỡng cho cán sự bộ môn, dành
thời gian tập luyện và thi theo tổ, tập riêng đối với những em tiếp thu chậm, tổ chức
thi biểu diễn. Trong quá trình thi biểu diễn nên xếp loại tập thể tổ kèm theo việc
nhận xét, sửa sai, tuyên dương khen thưởng.
e/ Sửa sai khi đi đều, đi đều vòng bên phải, bên trái:
- Muốn cho học sinh đi đều đúng giáo viên cần tập kỹ phần giậm chân tại chỗ rồi
mới cho đi đều. Khi các em thực hiện phần giậm chân đúng nhịp, nhuần nhuyễn,
đúng nhịp 2-4 (nhịp 2-4 đã đuợc học ở môn âm nhạc). Trong quá trình tập giậm
chân tại chổ nên cho các em tập đếm thầm theo 1-2, 1-2… Nhịp 1 rơi vào chân trái,
nhịp 2 rơi vào chân phải. Để tạo hứng thú cho các em khi tập luyện chúng ta có thể
vận dụng, sử dụng các bài hát theo nhạc hành khúc nhịp 2/4 như bài: Hành khúc
Đội Thiếu niên tiền phong hoặc bài Đội ta lớn lên cùng đất nuớc…
- Huớng dẫn cho học sinh giậm chân trái rơi vào nhịp mạnh, chân phải rơi vào nhịp
yếu của bài hát.
Ví dụ: Lời bài hát: Đi ta đi lên nối tiếp bao anh hùng…( Hành khúc Đội TNTP )
+ - + - + - +
P T P T P T P
(P: giậm chân phải, T: giậm chân trái)
- Khi các em đã giậm chân tại chổ nhuần nhuyễn, đúng nhịp lúc đó chúng ta mới
chuyển sang cho các em sang đi đều sẽ rất dễ dàng hơn.
6
- Khi đi đều nhịp 1 chân trái bước lên, nhịp 2 chân phải bước lên và cứ thế lặp đi
lặp lại theo nhịp 1-2, 1-2, Khi học sinh đã đi đều tốt chúng ta mới dạy cho các
em đi đều vòng phải vòng trái.
- Trong quá trình giảng dạy chúng ta thấy khi các em đi đều thường sai nhịp chân
thì chúng ta huớng dẫn cách đổi chân, khi đi sai nhịp bằng cách giậm đúp chân trái
một nhịp nữa gọi là nhịp đệm. Nhịp 1 chân trái buớc lên, chân phải nhanh chóng
buớc tiếp, mũi chân sát gót chân trái đồng thời chân trái buớc nhanh lên phía trên 1
bước nhỏ, tiếp theo chân phải buớc lên vào nhịp 2, buớc đệm cần thực hiện nhanh
mới khớp nhịp 1-2,1-2,
g/ Phối hợp với cán sự bộ môn tăng thực hành, vận dụng PPDH mới:
- Cán sự bộ môn lớp là lực luợng nòng cốt, quan trọng của 1 lớp học, lực luợng này
không thể thiếu đựơc. Trong 1 tiết thể dục nguời giáo viên cần có những định
hướng thực hiện đổi mới phương pháp dạy học tích cực:
+ Tăng cường thực hành cho người học.
+ Phát huy tính tích cực chủ động của người học.
+ Chú trọng rèn luyện ý thức, tổ chức kỹ luật cho người học.
+ Người học hứng thú tập luyện với bài học được giao, tăng cường hoạt động
theo nhóm.
+ Thầy và trò tham gia vào quá trình đánh giá.
- Để thực hiện tốt những yêu cầu trên chúng ta cần xây dựng bồi duỡng lực lượng
cán bộ cán sự bộ môn có năng lực, là lực lượng cốt cán giúp cho giáo viên tổ chức
thực hiện một tiết dạy hiệu quả, thành công.
- Chính vì vậy, nguời giáo viên phải thường xuyên bồi dưỡng cho lực lượng cán sự
bộ môn. Nội dung cần tập trung bồi dưỡng là: Tư thế chỉ huy, vị trí chỉ huy, tác
phong, lời nói, cách điều hành, thực hành bài học, đặc biệt là sử dụng các khẩu lệnh
rõ ràng, ngắn gọn, biết hướng dẫn các tổ viên trong tổ cùng tham gia thực hành,
tham gia điều khiển, tham gia hoạt động nhóm.
h/ Tổ chức thi đua biểu diễn, khen thuởng:
- Trong những phương phapsdayj học đối với bộ môn Thể dục tôi nhận thấy việc tổ
chức cho các em thi đua biễu diễn là một trong những phương pháp đem lại hiệu
quả cao nhất. Qua phương pháp này, tạo ra cho các em tinh thần thi đua học tập,
hứng thú học tập và giúp cho giáo viên nhận đuợc những thiếu xót để kịp thời uốn
nén sửa chữa.
- Trong quá trình tổ chức thi đua biểu diễn GV có thể tổ chức thi biểu diễn theo tổ
hoặc cá nhân. Giáo viên nên khen nhiều hơn chê để động viên các em.
6. Kết quả nghiên cứu:
- Cuối năm những lớp tôi phụ trách giảng dạy 100% các em thực hành tốt về
chương đội hình đội ngũ, không còn các lỗi mắc phải như trước nữa.
- 100% học sinh đạt được yêu cầu chuẩn kiến thức và kỹ năng.
- Số học sinh được xếp loại hoàn thành tốt (A
+
) tăng lên rõ rệt.
- Không có trường hợp HS bị xếp loại chưa hoàn thành cần phải rèn luyện trong hè.
7
- Đã khắc phục được các lỗi học sinh thường gặp phải như: Sử dụng sai về thuật
ngữ chuyên môn, tư thế tác phong chỉ huy, các động tác thực hành về đội hình đội
ngũ, tạo ra được nền nếp học tập tự quản rất tốt.
- Hội thi Nghi thức Đội vừa qua do Liên đội tổ chức những lớp được tôi giảng dạy
đều đạt giải cao ( Lớp 5/2 giải nhất, ; 4/1 giải nhì; 5/3 giải 3 ).
7. Kết luận:
Với đề tài “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 và lớp 5 học tốt môn Thể
dục Chương Đội hình đội ngũ” là những gì tôi đã đúc kết được trong quá trình
giảng dạy đạt kết quả chất lượng tốt chương đôi hình đội ngũ nói riêng và chất
lượng môn TD nói chung. Để đạt được kết quả tốt đòi người GV phải tập trung
nghiên cứu chương trình toàn bậc tiểu học, trong quá trình giảng dạy luôn rút ra
những kinh nghiệm để không ngừng bổ sung vào công việc giảng dạy.
Trong quá trình giảng dạy bộ môn nào cũng vậy, muốn có chất lương tốt đòi hỏi
người giáo viên phải có sự đầu tư nghiên cứu về chương trình, đặc trưng bộ môn,
Đặc biệt là phần thực hành các động tác về đội hình đội ngũ, GV cần dành nhiều
thời gian cho các HS tập luyện thường xuyên trong quá trình giảng dạy từ đó mới
nâng lên thành kĩ năng. Môn TD yêu cầu dành nhiều thời gian cho HS vận động
thường từ 18 đến 22 phút trong một tiết học, có như vậy mới đạt được yêu cầu mục
tiêu bài dạy đề ra. Trong quá trình giảng dạy cần tạo ra không khí vui vẻ vừa học,
vừa chơi. Ở lứa tuổi các em “Học mà chơi, chơi mà học”.
Giáo dục thể chất là một môn học không thể thiếu được nhằm giúp các em phát
triển toàn diện về thể lực và trí lực để có “Một tinh thần minh mẫn trong một
thân thể tráng kiện”. Bên cạnh sự nổ lực của bản thân GV và học sinh cần có sự
tạo điều kiện, đầu tư về cơ sở vật chất của nhà trường, chắc chắn chúng ta sẽ đạt
được kết quả như mong muốn.
8. Đề nghị :
Để đạt được hiệu quả giảng dạy bộ môn thể dục ở các cấp tiểu học yêu cầu của
một trường chuẩn quốc gia mức độ II nhà trường cần quan tâm hơn nữa trong việc
đầu tư sân chơi, bãi tập, có diện tích tối thiểu 50mx30m cho một lớp học hoặc
40mx80m cho hai lớp cùng học thể dục.
Đầu tư, mua sắm một số thiết bị dạy và học như các loại bóng chuyền, bóng rổ,
dây nhảy, cầu, hố nhảy
Bộ phận chuyên môn ngành GDDT và tổ chức Đội TNTP Hồ chí Minh cần có
sự thống nhất về thuật ngữ chuyên môn (hiện nay khẩu lệnh giữa chuyên môn và
Đội chưa có sự thống nhất).
Tam Kỳ, ngày 23 tháng 4 năm 2011
Người viết
Nguyễn Xuân Xuyến
8
9