Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

CV Huong dan các cơ sở GD tự đánh giá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.64 KB, 5 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
THANH HÓA
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Số: 1694/SGDĐT-QLT&ĐGCLGD
V/v Hướng dẫn công tác tự đánh giá
cơ sở giáo dục phổ thông.
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Thanh Hóa, ngày 1 tháng 11 năm 2010
Kính gửi:
- Phòng giáo dục và đào tạo các huyện, thị;
- Các trường trung học phổ thông.
Từ năm 2008 đến nay Sở đã gửi đầy đủ các văn bản về công tác KĐCLGD do
Bộ GD ĐT ban hành, tổ chức tập huấn tự đánh giá, đánh giá ngoài và có các công văn
chỉ đạo hướng dẫn cho các trường THPT, phòng GD&ĐT các huyện, thị nhưng qua
kiểm tra thực tế tại 3 đơn vị và các báo cáo của cơ sở cho thây các nhà trường khi triển
khai công tác này vẫn gặp nhiều khó khăn, lúng túng.
Để giúp các cơ sở giáo dục triển khai công tác tự đánh giá một cách thuận lợi
hơn và chấn chỉnh những sai sót đang diễn ra, Sở GD&ĐT hướng dẫn thêm một số nội
dung sau:
I. Tài liệu phục vụ công tác tự đánh giá:
Trước khi tiến hành công tác tự đánh giá, Hiệu trưởng các nhà trường cần tập
hợp các văn bản sau đây, tổ chức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, nhất là các thành
viên hội đồng tự đánh giá đọc, nghiên cứu thật kỹ để tránh sai sót khi triển khai công
việc:
1. Tài liệu dùng chung cho cả 3 cấp học:
1.1 - QĐ số 83/2008/QĐ-BGDĐT ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng
Bộ GDĐT ban hành Quy định về Quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng cơ sở giáo
dục phổ thông;
1.2 - CV số 7880/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 08 tháng 9 năm 2009 của Bộ
trưởng Bộ GDĐT về việc hướng dẫn tự đánh giá;


1.3 - CV số 9040/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 12 tháng 10 năm 2010 của Bộ
trưởng Bộ GDĐT về việc hướng dẫn đánh giá ngoài và đánh giá lại cơ sở giáo dục phổ
thông;
1.4 - Công văn số 1568/SGDĐT-QLT&ĐGCLGD ngày 7 tháng 10 năm 2010
của Giám đốc sở GDĐT hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ thi và KĐCLGD năm 2010 và
tài liệu hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học 2010- 2011- Quyển 2 (bìa xanh), tr 96.
1
1.5- Luật Giáo dục hiện hành.
2. Tài liệu dùng riêng cho từng cấp học:
2.1- Đối với các trường THPT: QĐ số 80/2008/QĐ-BGDĐT ngày 30 tháng 12
năm 2008 của Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành Quy định về Tiêu chuẩn đánh giá chất
lượng giáo dục trường trung học phổ thông; CV số 141/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày
10 tháng 3 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về việc hướng dẫn xác định nội hàm và
tìm thông tin minh chứng để đánh giá chất lượng giáo dục trường THPT.
2.2- Đối với các trường THCS: QĐ số 04/2008/QĐ-BGDĐT ngày 04 tháng 02
năm 2008 của Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành Quy định về Tiêu chuẩn đánh giá chất
lượng giáo dục trường trung học cơ sở; CV số 140/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 10
tháng 3 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về việc hướng dẫn xác định nội hàm và
tìm thông tin minh chứng để đánh giá chất lượng giáo dục trường THCS.
2.3 - Đối với các trường Tiểu học: Thông tư số 12/2009/TT-BGDĐT ngày 15
tháng 5 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành Quy định về Tiêu chuẩn đánh
giá chất lượng giáo dục trường Tiểu học; CV số 115/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 9
tháng 02 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về việc hướng dẫn xác định nội hàm và
tìm thông tin minh chứng để đánh giá chất lượng giáo dục trường Tiểu học;
II. Thành lập HĐ tự đánh giá:
Việc thành lập Hội đồng tự đánh giá thực hiện đúng quy định tại văn bản nêu
tại mục 1.1; 1.2. Hội đồng tự đánh giá xây dựng và triển khai kế hoạch tự đánh giá
theo quy định, kịp thời gian theo yêu cầu tại 3 văn bản nêu tại mục 1.1; 1.2; 1.4.
III. Việc thu thập, xử lý thông tin, minh chứng:
Theo cách hiểu trong văn bản của Bộ GDĐT, thông tin là những tư liệu được

sử dụng để hỗ trợ và minh họa cho các phân tích, giải thích, nhận định, kết luận trong
báo cáo tự đánh giá. Minh chứng là những thông tin gắn với chỉ số để xác định từng
chỉ số đạt hay không đạt. Các minh chứng được sử dụng làm căn cứ để đưa ra các
phân tích, giải thích, nhận định, kết luận trong báo cáo tự đánh giá. Như vậy, Hội
đồng tự đánh giá chỉ chọn và thu thập những tư liệu dùng để làm căn cứ hoặc hỗ trợ,
minh họa cho các phân tích, giải thích, nhận định trong báo cáo tự đánh giá (không
phải tất cả các tư liệu được lưu trữ của nhà trường).
- Mỗi thông tin, minh chứng (văn bản, hoặc ảnh, vật chứng ) được mã hóa
(theo hướng dẫn tại phụ lục 3, CV số 7880) và được gắn nhãn ghi mã. Minh chứng
(viết tắt là MC) được gắn mã nào là do nó được dùng ở thứ tự nào của Tiêu chí và
Tiêu chuẩn. Ví dụ [H3.2.02.12] là minh chứng thứ 12 của tiêu chí 2, thuộc tiêu chuẩn
2 được đặt ở hộp 3. Nếu một minh chứng được dùng làm căn cứ, minh họa cho các
phân tích, giải thích, nhận định ở nhiều tiêu chí khác nhau, thì chỉ mã hóa 1 lần khi
dùng lần đầu tiên, những lần sau chỉ cần ghi mã của MC đó theo ký hiệu lần đầu sử
dụng, không cần photo thêm bản. Hệ thống MC được sắp xếp theo thứ tự mã, xếp lần
2
lượt vào cặp, hộp; MC của mỗi tiêu chuẩn được đặt trong một hộp; có thể tăng số hộp
khi tiêu chuẩn có nhiều MC. Bên ngoài mỗi cặp, mỗi hộp có sơ mi (ghi: MC của tiêu
chuẩn , gồm các thông tin, minh chứng từ số đến số ). Với những thông tin, minh
chứng cồng kềnh không xếp được vào hộp (ví dụ sổ gọi tên, ghi điểm, các vật chứng
kích thước lớn ) thì được sắp lại thành từng tập theo thứ tự thời gian, gắn nhãn, trên
nhãn ghi rõ số lượng quyển, thời gian.
- Mã của thông tin, minh chứng ghi trong BCTĐG ở từng tiêu chí, ở phần mục
lục MC và trên nhãn hồ sơ MC phải thống nhất với nhau.
IV. Việc viết báo cáo tự đánh giá:
Việc viết báo cáo tự đánh giá là một khâu quan trọng của quá trình tự đánh giá.
Cấu trúc, cách trình bày của báo cáo tự đánh giá, cách triển khai đánh giá từng tiêu chí,
cách xử lý thông tin, MC được quy định tại CV số 7880 (phần VII, C và các phụ lục
kèm theo công văn này) và hướng dẫn tại CV 115 (cho tiểu học), 140 (cho THCS),
141 (cho THPT). Trong đó cần lưu ý một số điểm sau:

- Về trình trình bày báo cáo tự đánh giá: phải được trình bày đúng quy định từ
cách đánh số trang, đến trình bày bìa, trình bày thứ tự các phần trong toàn BC, các
phần trong đánh giá từng tiêu chí; trong mỗi tiêu chí, mô tả hiện trạng lần lượt hết chỉ
số a đến chỉ số b,c; hết mỗi chỉ số phải xuống dòng. Về font chữ: tốt nhất các nhà
trường nên lấy các mẫu file của CV 7880 để sử dụng, không định dạng lại trang hoặc
font chữ. Nên sử dụng thêm các biểu đồ, đồ thị để làm bật nội dung cần nói. Số trang
mỗi BC dài khoảng 50-80 trang tùy theo quy mô, chất lượng nhà trường.
- Trong phần II. TỰ ĐÁNH GIÁ:
+Trước phần đánh giá một tiêu chuẩn, có phần mở đầu, sau mỗi tiêu chuẩn
có phần kết luận.
+ Khi đánh giá một tiêu chí, cần bám từng câu, chữ của Bộ tiêu chuẩn để
hiểu thật trúng nội hàm của tiêu chí, xác định rõ từng khía cạnh của đối tượng cần
phải đánh giá trong từng chỉ số; đồng thời nghiên cứu kỹ CV hướng dẫn xác định nội
hàm, tìm thông tin, minh chứng tại CV 115 (cho tiểu học), 140 (cho THCS), 141 (cho
THPT) để biết cách mô tả, phân tích, giải thích, kết luận từng tiêu chí. Tránh tình trạng
mô tả, phân tích, giải thích những nội dung không đúng với yêu cầu của tiêu chí, của
chỉ số; hoặc mô tả qua loa, sơ sài, chung chung. Nên có sự so sánh với các năm trước,
với các đơn vị trong vùng để làm rõ vị trí của đơn vị hiện tại.
Khi phân tích, giải thích, nhận định, kết luận về một nội dung nào đó cần phải
lấy thông tin, minh chứng làm căn cứ. MC có thể là văn bản in, bản ghi chép viết tay,
ảnh chụp, vật chứng Tránh việc phục chế, làm giả các MC
Khi đưa ra kế hoạch cải tiến: cần dựa trên điều kiện thực tiễn đang có và sẽ có,
đưa ra được giải pháp cụ thể, có tính khả thi và đem lại hiệu quả; phải thể hiện được
tính kế hoạch và tầm nhìn của Hiệu trưởng về vấn đề đang bàn (dù người trực tiếp viết
là tổ trưởng CM, giáo viên). Nhất thiết Chủ tịch Hội đồng tự đánh giá phải biên
tậpBC.
3
Trong quá trình tự đánh giá về một tiêu chí, 5 phần (mô tả hiện trạng- điểm
mạnh- điểm yếu- kế hoạch cải tiến - kết luận) phải cùng bàn về nội hàm tiêu chí đó và
thống nhất với nhau về quan điểm đánh giá.

V. Tổ chức kiểm tra việc thực hiện công tác tự đánh giá:
1. Sở yêu cầu Hiệu trưởng các trường THPT, Trưởng phòng GD& ĐT các
huyện (thị) căn cứ hệ thống văn bản về công tác KĐCL của Bộ, hướng dẫn thêm tại
công văn này và căn cứ tình hình cụ thể của đơn vị để xác định các nội dung và trọng
điểm cần kiểm tra về công tác tự đánh giá tại các nhà trường. Trong đó việc tự kiểm
tra của hiệu trưởng phải thực hiện ngay và thực hiện thường xuyên để uốn nắn các sai
sót trong quá trình tự đánh giá của các thành viên và của chính Chủ tịch HĐTĐG.
Báo cáo TĐG và đăng ký đánh giá ngoài đợt 1 (nếu có) của các trường nạp về
đơn vị chủ quản chậm nhất vào ngày 13/12/2010. Ngày 20/12/ 2010 Hiệu trưởng các
trường THPT, Trưởng phòng GD& ĐT nạp về Sở (Đ/c Dương Đình Hoán, Phó
Trưởng phòng QLT) báo cáo về công tác KĐCLGD của đơn vị (có gợi ý nội dung báo
cáo kèm theo).
2. Sở sẽ tiếp tục trực tiếp kiểm tra thêm một số trường từ tháng 11/ 2010 dưới
hình thức kiểm tra cụ thể các khâu trong quá trình triển khai tự đánh giá tại trường
(việc nghiên cứu thấm nhuần nội dung tài liệu; kỹ năng thực thi việc thu thập, xử lý
thông tin, MC và tự đánh; thái độ, trách nhiệm trong tự đánh giá) hoặc kiểm tra qua
báo cáo tự đánh giá.
Tự đánh giá là một khâu quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục và cũng
là việc thể hiện rõ văn hóa đánh giá của Thủ trưởng đơn vị và tập thể mỗi nhà trường.
Sỏ GD& ĐT yêu cầu các cơ quan quản lý giáo dục, Hiệu trưởng các trường xác định
rõ vai trò của công tác này và nghiêm túc triển khai thực hiện. Nếu có vướng mắc, liên
hệ với phòng Quản lý thi và đánh giá chất lượng giáo dục, điện thoại 037.3850866
(Đ/c Bùi Thị Báu, Q trưởng phòng); 037.3858303 (Đ/c Dương Đình Hoán, P. Trưởng
phòng), E-mail: phongk để được hướng dẫn.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Ban GĐ (để b/c);
- Các phòng, ban cơ quan Sở (để ph/h);
- Lưu: VT, QLT&ĐGCLGD.
KT.GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC
(Đã ký)
Phạm Thị Hằng
Một số gợi ý về nội dung cơ bản trong BC về công tác KĐCLGD cơ sở GD.
1. Quá trình triển khai công tác tự đánh giá CLGD:
- Hệ thống văn bản có trong tay CBQL có đủ không? Việc chức học tập nghiên cứu hệ
4
thống văn bản về TĐG, về ĐGN của Bộ, Sở tại trường? Những điểm không rõ, chưa rõ
trong các văn bản đó?
- Tổ chức tập huấn về TĐG cho các đơn vị trực thuộc, cho CB,GV,NV trong trường (nội
dung, thời gian, số người tập huấn, thái độ học tập, trình độ đạt được sau tập huấn)
- Những khó khăn trong thực hiện tự đánh giá của các nhà trường:
+ Về thái độ, trách nhiệm của Hiệu trưởng, các Phó HT, của giáo viên, nhân viên?
Trong đó trở ngại lớn nhất về thái độ trong TĐG? Biện pháp khắc phục, hiện đã khắc phục
được đến đâu?
+ Về kỹ năng đánh giá của các thành viên hội đồng tự đánh giá. Những trở ngại lớn về
trình độ kỹ thuật tự đánh giá của các thành viên trong đơn vị khi tiến hành TĐG là gì? Biện
pháp khắc phục, hiện đã khắc phục được đến đâu?
+ Trong khi chưa có văn bản về chế độ tài chính, đơn vị đã có giải pháp gì để giải
quyết.
2.Về công tác kiểm tra:
- Thời gian kiểm tra ở từng đơn vị đơn vị?
- Những nội dung nào, trọng tâm nào được xác định trong chỉ đạo việc tự kiểm tra và
kiểm tra ở từng đơn vị?
- Biện pháp, hình thức kiểm tra?
- Đánh giá công tác tự đánh giá của toàn đơn vị sau kiểm tra (Thái độ và nhận thức của
đội ngũ cán bộ giáo viên về TĐG; Trình độ, năng lực về tự đánh giá đội ngũ kiểm tra viên
trong các HĐTĐG, nhất là các CT HĐ; Chất lượng các bản báo cáo tự đánh giá? Những
điều làm tốt phổ biến, những sai sót thường gặp trong các BCTĐG)
3- Những bài học kinh nghiệm trong chỉ đạo và tiến hành công tác TĐG cơ sở GD.

4. Kết quả về công tác tự đánh giá:
- Số trường đã tiến hành TĐG ( tính theo từng cấp học):
+ Số trường tự đánh giá đạt tiêu chuẩn mỗi cấp độ 1,2,3?
+ Số đơn vị đăng ký đánh giá ngoài (nếu có)
+ Số trường được đánh giá tốt cả về thái độ và kỹ thuật TĐG ? Điển hình nhất về tập
thể, cá nhân có thái độ trung thực, tích cực và nghiệp vụ tự đánh giá thành thạo?
+ Số trường chưa biết làm, làm sai? Điển hình nhất về tập thể và cá nhân chưa có thái
độ trung thực, nghiệp vụ tự đánh giá còn non?
- Số trường chưa tiến hành TĐG (tính theo từng cấp học)? Tên trường? Lý do từng
trường?
5- Các ý kiến khác.
Lưu ý: - BC viết gọn, đủ ý, không quá 4 trang.
- Trường THPT khi dùng gợi ý này cần lược đi một số ý dùng riêng cho phòng
GD&ĐT như số lượng hoặc tên các đơn vị ; chỉ trực tiếp đánh giá việc tự đánh giá
của trường mình theo từng ý đã gợi.
5

×