Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Đề an trường THCS chuẩn QG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.25 KB, 7 trang )

PHÒNG GD-ĐT TÂY GIANG
TRƯỜNG THCS BTCX
NGUYỄN BÁ NGỌC
Số : / KH-TrTHCS
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do - Hạnh phúc
****
Bhalêê, ngày tháng 01 năm 2011
ĐỀ ÁN XÂY DỰNG TRƯỜNG THCS CHUẨN QUỐC GIA
GIAI ĐOẠN 2011-2015
I. Mục đích-Yêu cầu:
1. Mục đích:
- Quan tâm, chú trọng tới công tác giáo dục, thực hiện các bước đi theo phương
châm đa dạng hoá, chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá nhằm xây dựng một nền giáo
dục có tính thực tiễn và hiệu quả cao, tạo bước phát triển mạnh mẽ về chất lượng, đưa
nền giáo dục nước ta sớm tiến kịp các nước phát triển trong khu vực, nâng cao dân trí,
đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển
kinh tế xã hội của huyện Tây Giang nói riêng và của tỉnh Quảng Nam nói chung.
- Nhằm xây dựng các cơ sở giáo dục, các đơn vị trường chuẩn theo quy định để
ngày càng nâng cao chất lượng dạy và học tạo điều kiện tốt nhất để các em học sinh-
những chủ nhân tương lai của đất nước ngày một phát triển toàn diện về đức, trí, thể,
mĩ.
2. Yêu cầu:
- Phải xây dựng trường chuẩn theo đúng lộ trình đã đề ra và phải có sự đồng
lòng, thống nhất cao của toàn bộ các thành viên trong Hội đồng trường.
- Phải có sự phối hợp chặc chẽ của UBND xã Bhalêê, Anông; Sự quan tâm đầu
tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị của UBND huyện Tây Giang, Phòng GD&ĐT
huyện.
II. Cơ sở để xây dựng dự án.
- Luật giáo dục số 38/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 của Quốc hội
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;


- Căn cứ Quyết định số 07/2007/GD-BGD-ĐT quyết định của Bộ trưởng Bộ
Giáo Dục và Đào Tạo ngày 02 tháng 04 năm 2007 ban hành điều lệ Trường Trung
học sở sở, Trường Trung học phổ thông và Trường phổ thông có nhiều cấp học;
- Căn cứ thông tư số 06/2010/TTBGDĐT ngày 26/02/2010 của Bộ GD&ĐT về
việc ban hành qui chế công nhận Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông
và trường trung học phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia
- Quyết định số 37/2008/QĐ-BGDĐT qui định về phòng học bộ môn đạt
chuẩn;
- Thực hiện Nghị quyết đại hội đảng bộ huyện Tây Giang lần thứ XV nhiệm kỳ
2010-2015;
- Thực hiện Công văn số 14/PGD&ĐT ngày 13 tháng 01 năm 2011 của Phòng
GD&ĐT huyện Tây Giang.
1
III. Thực trạng:
a - Tiêu chuẩn 1: Tổ chức nhà trường.
* Lớp học: - Có đủ khối của cấp học, đã đạt yêu cầu.
- Mỗi lớp không quá 40 học sinh, đã đạt yêu cầu.
* Tổ chuyên môn:
- Có 02 tổ chuyên môn gồm Tự nhiên và Xã hội thường xuyên hoạt động theo
qui định.
- Có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo
viên, hàng năm có kế hoạch để nâng cao hơn về chất lượng của 2 tiêu chí trên. Tiêu
chí này đã đạt.
* Tổ văn phòng: Đã được thành lập và đã đi vào hoạt động theo đúng điều lệ trường
Trung học. Tiêu chí này đạt
* Hội đồng trường và các hội đồng khác trong trường: Đã thành lập Hội đồng Thi
đua khen thưởng-kỉ luật, Hội đồng trường và đi vào hoạt động. Tiêu chí này đạt.
* Tổ chức Đảng, Đoàn thể: Các tổ chức như chi bộ Đảng, Công đoàn, Đoàn Thanh
niên, Đội TNTP Hồ Chí Minh thường xuyên duy trì hoạt động. Tiêu chí này đạt yêu
cầu.

b. Tiêu chuẩn 2: Cán bộ, quản lý, giáo viên, nhân viên.
- Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng đạt tiêu chuẩn theo quy định.
- Đủ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn, có 20% số giáo viên đạt tiêu chuẩn giáo
viên giỏi cấp huyện, không có giáo viên xếp loai yếu về chuyên môn hay vi phạm đạo
đức nhà giáo. Đề nghị các cấp tổ chức Hội thi giáo viên giỏi cấp huyện cấp tỉnh để
đảm bảo đạt tiêu chí này.
- Hiện tại còn thiếu giáo viên, 01 nhân viên phụ trách thư viện, 01 thí nhiệm
thực hành, 01 quản trị Website, 01 Y tế học đường, 01 nhân viên bảo vệ. Công
tác thư viện, thí nghiệm hiện còn kiêm nhiệm, sắp tới sẽ đề nghị Phòng GD-ĐT bố trí
thêm biên chế và con người về các bộ phận này thì tiêu chí này sẽ đạt.
c. Tiêu chuẩn 3: Chất lượng giáo dục.
- Tỷ lệ học sinh bỏ học hàng năm không quá 1%, học sinh lưu ban không quá
0,5%. Hằng năm nhà trường sẽ có nhiều biện pháp để duy trì sĩ số học sinh, vận động
học sinh bỏ học ra lớp nên tiêu chí này đạt yêu cầu.
- Chất lượng giáo dục:
+ Xếp loại học sinh khá từ 35% trở lên và yếu kém không quá 5% đã đạt được.
Tuy nhiên tỷ lệ học sinh giỏi từ 3% trở lên là tiêu chí khó đạt được, nhà trường sẽ cố
gắng bồi dưỡng, xây dựng và dự kiến năm học 2011 - 2012 sẽ đạt được.
+ Xếp loại về hạnh kiểm: Tỷ lệ này hiện tại đã đạt yêu cầu.
- Các hoạt động giáo dục: Đạt yêu cầu theo quy định.
d. Tiêu chuẩn 4: Cơ sở vật chất và thiết bị.
* Khuôn viên nhà trường là 1 khu riêng biệt, có tường rào, cổng trường, biển
trường: Hiện tại đã đạt yêu cầu.
* Cơ cấu các khối công trình trong trường gồm:
- Khu phòng học, phòng thực hành bộ môn.
2
+ Hiện tại đã đủ phòng học cho các lớp học 02 ca, tiêu chí này đạt yêu cầu.
+ Phòng thí nghiệm, thực hành bộ môn, phòng nghe nhìn không có. Lập kế
hoạch xin đầu tư xây dựng trong những năm tới, dự kiến 2012 sẽ đạt yêu cầu.
- Khu phục vụ cho học tập: Hiện tại còn thiếu, đề nghị xin được UBND huyện

cấp thêm đất hoặc bố trí khu thể dục, thể thao theo quy định.
- Khu hành chính quản trị: Đảm bảo theo quy định (dần nâng cao và tu sửa lại
theo tiêu chí đề ra).
e. Tiêu chuẩn 5: Thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục.
- Công tác này đã được thực hiện, nhà trường luôn tham mưu cho chính quyền
địa phương về công tác giáo dục. Phối hợp tốt với các cơ quan ban ngành, đoàn thể
xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Xây dựng tốt mối quan hệ chặt chẽ giữa cha mẹ học sinh và cộng đồng xã hội. Dự
kiến năm học 2012-2013 tiêu chí này sẽ đạt.
môn, đạo đức.
IV. Mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp: (Hiện trạng thực hiện xây dựng trường đạt
chuẩn Quốc gia).
1. Mục tiêu cụ thể: Những công trình, hạng mục công trình cần đầu tư và khái toán
nguồn kinh ph, phân kì đầu tư cụ thể như sau:
TT HẠNG MỤC
Số
lượng
Đơn vị GHI CHÚ
KINH PHÍ
(Đồng)
I Phòng bộ môn


1 Phòng vật lý
01 64
m2
Xây dựng mới
250.000.000
2 Phòng hoá học
01 64

m2
Xây dựng mới
250.000.000
3 Phòng công nghệ
01 85
m2
Xây dựng mới
250.000.000
4 Phòng sinh học
01 64
m2
Xây dựng mới
250.000.000
5 Phòng học tin học
01 56
m2
Cần sữa chữa
100.000.000
6 Phòng học âm nhạc
01 56
m2
Cần sữa chữa
100.000.000
7 Phòng y tế
01 12
m2
Xây dựng mới
250.000.000
II Phòng thư viện
01 56

m2
Cần sữa chữa
100.000.000
IV Khối Phòng làm việc
1
Phòng làm việc của Hiệu
trưởng
01
25
m2
Xây dựng mới
200.000.000
2
Phòng làm việc của Phó hiệu
trưởng
25
m2
Xây dựng mới
200.000.000
3
Phòng làm việc của Công
đoàn
01 25
m2
Xây dựng mới
200.000.000
4 Phòng hoạt động của Đoàn 01 25
m2
200.000.000
3

TN
5
Phòng hoạt động của Đội
TNTP Hồ Chí Minh
01 25
m2
200.000.000
V
Khu luyện tập thể dục, thể
thao
01 350
m2
Xây dựng mới
1.000.000.000
VI Khu vui chơi, giải trí 01 3500
m2
Cần sữa chữa
và bổ sung
thêm diện tích
đất (khoảng
2500m
2
) 1.000.000.000
VII
Khu để xe giáo viên và học
sinh
01 60
m2
Xây dựng mới
100.000.000

VIII Khu vệ sinh học sinh
02 Cần sữa chữa
50.000.000
IX Khu vệ sinh cho giáo viên
02 50
m2
Xây dựng mới
200.000.000
X Hệ thống nước sạch
01 Cần sữa chữa
200.000.000
XI
Website và máy tính nối
mạng Internet và mạng nội
bộ
01 01 bộ Mua sắm mới
5.000.000
XII
Cơ sở vật chất cho các
phòng Thiết bị, thí nghiệm,
phòng bộ môn, phòng làm
việc
09 Bộ
- Bàn ghế làm việc
04 Bộ Mua sắm mới
48.000.000
- Bàn ghế tiếp khách
04 Bộ Mua sắm mới
72.000.000
- Thiết bị phòng Truyền

thống
01 Bộ Mua sắm mới
50.000.000
- Kệ đựng thiết bị thí nghiệm
10 Cái Mua sắm mới
20.000.000
- Bàn ghế thí nghiệm
15 Bộ Mua sắm mới
120.000.000
- Bàn ghế phòng bộ môn
Bộ Mua sắm mới
20.000.000
- Tủ hồ sơ
10 Cái Mua sắm mới
20.000.000
- Đàn Organ
02 Cái Mua sắm mới
40.000.000
- Thiết bị y tế
01 Bộ Mua sắm mới
15.000.000
Tổng cộng
2500m
2
đất
3.660.000.000
(Ba tỉ sáu trăm sáu chục triệu)
4
2. Nhiệm vụ và giải pháp:
A. Tình hình xây dựng trường chuẩn Quốc gia:

a. Thuận lợi:
- Nhà trường luôn được sự quan tâm lãnh chỉ đạo, đầu tư kinh phí của UBND huyện,
sự chỉ đạo chuyên môn của Phòng GD-ĐT Tây Giang.
- Trường được thành lập năm 2003 (tách từ trường PTCS Bhalêê), nằm trên địa bàn
xã Bhalêê là vùng tương đối thuận lợi so với các vùng khác trong huyện.
- Đội ngũ CBGVNV nhà trường đều đã đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn, có tinh thần
đoàn kết, thống nhât cao – Tất cả vì đàn em thân yêu, vì sự nghiệp giáo dục của huyện
nhà.
- Số học sinh khá giỏi ngày càng tăng, đại đa số học sinh ngoan, hiền, có nề nếp.
- Đội ngũ Đảng viên được tăng nhanh về số lượng và chất lượng trong 2 năm trở lại
đây, luôn gương mẫu đi đầu trong mọi lĩnh vực.
- Ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường đã được thành lập và đi vào hoạt động
b. Khó khăn:
- Cơ sở vật chất còn thiếu nhiều, chưa có phòng làm việc, phòng bộ môn, sân thể thao
vì vậy không đáp ứng được theo tiêu chuẩn.
- Đội ngũ giáo viên luôn thay đổi, bổ sung mới do cơ chế luân chuyển trong và ngoài
huyện. Vì vậy số giáo viên mới kinh nghiệm giảng dạy ở địa bàn có đông đồng bào
dân tộc thiểu số không có.
- Hiện tại diện tích đất chật hẹp so với số học sinh: 342 học sinh/2500
m2
, để đủ diện
tích đất theo đúng chuẩn thì cần bổ sung thêm quĩ đất.
B. Phương hướng mục tiêu chung:
- Quán triệt Nghị quyết, chỉ thị của Đảng và Nhà nước về giáo dục và đào tạo.
Định hướng phát triển giáo dục, đào tạo của ngành. Tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất,
mua sắm trang thiết bị phục vụ dạy học.
- Tăng cường công tác quản lý, đảm bảo trật tự kỷ cương trường học. Đổi mới
nội dung, phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục; thực
hiện mục tiêu “Chuẩn hoá - Hiện đại hoá - Xã hội hoá” góp phần đáp ứng yêu cầu xây
dựng nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

- Thực hiện quy hoạch sắp xếp đội ngũ cán bộ, giáo viên theo quy định, đảm
bảo về số lượng, cơ cấu bộ môn, chất lượng theo hướng ổn định, tiêu chuẩn hoá.
- Dần tu sửa phòng học, khu nội trú, tường rào, sân bê tông; xây dựng mới
phòng bộ môn, khu thể dục, thể thao, mua săm thêm cơ sở vật chất đảm bảo đúng
theo yêu cầu.
- Đẩy mạnh chủ trương xã hội hoá giáo dục, tập trung khai thác mọi nguồn lực,
tăng cường công tác tuyên truyền tạo sự chuyển biến mạnh mẽ theo tinh thần “Giáo
dục là quốc sách hàng đầu”.
- Xây dựng trường THCS chuẩn trên địa bàn xã Bhalêê, tạo điều kiện thuận lợi
cho con em đồng bào các dân tộc được theo học ở môi trường tốt, có đủ điều kiện
phát triển góp phần trong công cuộc nâng cao dân trí, đưa miền núi tiến kịp đồng
bằng.
5
C. Giải pháp cơ bản để thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu:
- Đảm bảo tăng cường sự lãnh chỉ đạo của lãnh đạo HĐND, UBND huyện,
Phòng GD&ĐT để quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn kinh phí được Nhà nước
cấp.
- Tập trung rà soát đối chiếu từng tiêu chuẩn, có kế hoạch cụ thể để phần đấu
đạt dần từng yêu cầu cụ thể.
- Quản lí, sử dụng lực lượng giáo viên, nhân viên đảm bảo hợp lý theo quy
định.
- Tham mưu, phối hợp với các cấp ủy đảng, chính quyền các địa phương trong
công tác xã hội hoá giáo dục.
- Xây dựng cơ sở vật chất nhà trường, mau sắm thêm trang thiết bị phục vụ dạy
học; tranh thủ các nguồn vốn đầu tư để xây dựng cơ sở vật chất, cảnh quan, khuôn
viên trường học.
- Chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục, thực hiện nghiêm túc quy định của
ngành; giảm tỷ lệ bỏ học, học sinh ngồi nhầm lớp;
- Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng “lấy học sinh làm trung tâm” đưa
công nghệ thông tin vào giảng dạy, học tập; ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn

giảng, thực hành và quản lý.
- Đẩy mạnh phong trào thi đua “Hai tốt” – Nêu gương điển hình, tiên tiến,
thưởng phạt rõ ràng nghiêm minh. Thực hiện tốt cuộc vận động “Trường học thân
thiện, học sinh tích cực”, “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương tự học và sáng tạo”
- Bồi dưỡng đội ngũ quản lý, kế cận, đổi mới công tác quản lý theo hướng tập
chung dân chủ.
- Thực hiện đúng chế độ chính sách cho cán bộ, giáo viên, nhân viên. Nâng cao
tỷ lệ Đảng viên trong trường.
- Củng cố và làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra trong trường học. Xử lý
nghiêm cán bộ, giáo viên vi phạm quy chế chuyên môn, vi phạm đạo đức nhà giáo;
Xem xét giáo viên có tín nhiệm thấp và yếu kém về chuyên
V. Tổ chức thực hiện.
1. Đối với UBND xã Anông và Bhalêê :
- Tích cực tham mưu cho UBND huyện đầy tư kinh phí để xây dựng cơ sở vật
chất, trang thiết bị.
- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, vận động học sinh bỏ học ra lớp, thực
hiện công tác phổ cập giáo dục Trung học cơ sở trên địa bàn 02 xã.
2. Đối với nhà trường:
- Chi uỷ chi bộ, BGH nhà tường sẽ căn cứ trên từng tiêu chí cụ thể và lộ trình
phấn đấu của mình để chỉ đạo và lập văn bản đề nghị các cấp, các ngành tạo điều kiện
giúp đỡ, chủ yếu là xin được đầu tư thêm quỹ đất và kinh phí để xây dựng, tu sửa các
hạng mục công trình còn thiếu và cơ sở vật chất đã xuống cấp.
- Thành lập ban quản lý công trình khi được đầu tư xây dựng, đảm bảo đúng
chức năng, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
6
- Hàng năm có kế hoạch rà soát những tiêu chí đã phấn đấu đạt được, báo cáo
với Phòng Giáo dục-Đào tạo, Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện để xin ý kiến chỉ đạo
và hướng đi tiếp theo.
- Phát huy tốt mọi mặt để phấn đấu hoàn thành kết hoạch theo đúng lộ trình đã
đề ra. Đến năm học 2014-2015 sẽ đề nghị công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia.

VII. Kết luận.
Đề án xây dựng trường chuẩn Quốc gia giai đoạn 2010-2015 được xuất phát từ
nhu cầu của người học và quá trình đổi mới giáo dục, nhằm thực hiện Nghị quyết Đại
hội Đảng bộ huyện Tây Giang lần thứ XV nhiệm kì 2010-2015, Chương trình hành
động thực hiệnSự chỉ đạo của Phòng GD-ĐT Tây Giang. Trường THCS BTCX
Nguyễn Bá Ngọc tự xác định rõ trách nhiệm của mình trong quá trình thực hiện các
tiêu chí, dần đưa trường thành trường THCS chuẩn Quốc gia đầu tiên trên địa bàn
Huyện, góp phần đổi mới sự nghiệp giáo dục ở một huyện biên giới. Kính mong sự
quan tâm của các cấp, các ngành để dự án khả thi, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt
và sớm đi vào thực hiện đáp ứng được nguyện vọng của học sinh và bà con nhân dân
các dân tộc trên địa bàn 2 xã Bhalêê và Anông.
HIỆU TRƯỞNG
• Nơi nhận:
-UBND huyện Tây Giang;
- Huyện ủy Tây Giang;
- Phòng GD&ĐT;
- UBND xã Bhalêê, Anông;
- Hội đồng trường;
- Các ban tổ;
- Lưu VT.
7

×