Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Phân tích cơ cấu ngành kinh tế và tác động của các ngành tới tăng trưởng giai đoạn 2001 – 2005

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (242 KB, 27 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
LỜI MỞ ĐẦU
Hơn hai mươi năm kể từ đại hội đảng VI năm 1986, công cuộc đổi
mới của Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử,
tạo cơ sở vững chắc để đẩy mạnh công nghiệp hoá, sớm đưa nước ta ra
khỏi tình trạng kém phát triển, phấn đấu đến năm 2020 cơ bản trở thành
một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Đất nước ra khỏi tình trạng
khủng hoảng, kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng nhanh, liên tục, năm sau cao
hơn năm trước. Thực hiện đường lối đổi mới, với mô hình tổng quát là xây
dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đến năm 1995, lần
đầu tiên hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch nhà nước 5 năm 1991-
1995 được hoàn thành và hoàn thành vượt mức. Đất nước ra khỏi khủng
hoảng kinh tế xã hội, tạo được những tiền đề để chuyển sang thời kỳ phát
triển mới - thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Cơ cấu kinh tế cũng có
những chuyển biến tích cưc theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá với
thị trường.
Nước ta tiến hành chuyển dịch cơ cấu phải gắn với tiến trình hội
nhập kinh tế của đất nước, phải dựa trên hiệu quả và lợi ích của toàn bộ nền
kinh tế quốc dân, tiến hành từng bước với sự nỗ lực đồng bộ của các ngành,
các cấp và cả người lao động, sức người, sức của và tổ chức thực hiện, cần
kết hợp cơ cấu thành phần và cơ cấu vùng lãnh thổ. Dựa trên những quan
điển cơ bản và tình hình thực tế của các ngành cũng như những cam kết
Việt Nam đã đưa ra trong định hướng chuyển dịch cơ cấu các ngành. Trên
cơ sơ đó, trong các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội đều nhấn mạnh tới
chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và đã đạt được những thành tựu to lớn,
phải kể đến chuyển dịch cơ cấu giai đoạn 2001-2005.
Nhóm chúng tôi xin “Phân tích cơ cấu ngành kinh tế và tác động
của các ngành tới tăng trưởng giai đoạn 2001 – 2005”. Bài viết của chúng
tôi gồm 3 phần chính:
- Phần I - Đánh giá chung về sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
- Phần II - Đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu trong từng


ngành kinh tế giai đoạn 2001-2005
- Phần III - Các giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế
trong giai đoạn 2006-2010.
Do thời gian và trình độ có hạn nên bài viết của chúng tôi không tránh khỏi
sai sót. Rất mong nhận được sự chỉ bảo của cô giáo và sự đóng góp ý kiến
của bạn đọc.
Xin chân thành cảm ơn!
Nhóm thực hiện: 2 + 7
PHẦN I - ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ
CẤU NGÀNH KINH TẾ
I. KẾ HOẠCH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ GIAI ĐOẠN
2001 - 2005
Đến năm 2005, chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng giảm
dần tỷ trọng của các ngành nông - lâm - thuỷ sản và tăng dần tỷ trọng của
các ngành công nghiệp- xây dựng, dịch vụ nhưng đảm bảo giá trị tăng thêm
của các ngành đều tăng lên đáp ứng nhu cầu trong nước và tăng tỉ lệ xuất
khẩu, ổn định nền kinh tế quốc dân. Theo kế hoạch giai đoạn 2001-2005,
đến năm 2005 tỷ trọng của các ngành kinh tế chiếm trong tổng GDP toàn
nền kinh tế như sau:
GDP toàn nền kinh tế 100%
Nông - lâm - thủy sản 20-21%
Công nghiệp – Xây dựng 38-39%
Dịch vụ 41-42%
Nguồn: Bộ kế hoạch đầu tư.
II. THỰC TRẠNG CHUNG VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH
KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2001-2005
Trong 5 năm 2001-2005, nền kinh tế nước ta đã đạt được tốc độ tăng
trưởng khá, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân là 7.5%/năm, đạt mục tiêu
kế hoạch đề ra. Trong bối cảnh khó khăn cả ở trong nước và nước ngoài thì
đó là một thành tựu to lớn, Nước ta đã có tốc độ tăng trưởng khá cao so với

các nước trong khu vực và thế giới. Trong thời kỳ qua, chuyển dịch cơ cấu
ngành kinh tế đã chuyển dịch đúng hướng với tỷ trọng giảm dần của khu
vực nông lâm thuỷ sản, tăng dần tỷ trọng đóng góp của khu vực công
nghiệp và dịch vụ. Nền kinh tế Việt Nam đang từng bước xây dựng một
nền công nghiệp hiên đại.
Bảng 1: Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế qua các năm theo giá
hiện hành.
Năm 2001 2002 2003 2004 2005
GDP(%) 100 100 100 100 100
Nông-lâm-thuỷ sản(%) 23.24 23.03 22.54 21.8 20.9
Công nghiệp (%) 38.13 38.49 39.47 40.2 41
Dịch vụ (%) 38.63 38.48 37.99 38 38.1
Nguồn: Tổng cục thống kê.
Qua bảng trên ta thấy, tỷ lệ trong khu vực 1 giảm 1.44%, khu vực 2
tăng gần 2% và khu vực 3 giảm không đáng kể 0.53%. Với kết quả đó,
chúng ta yên tâm vì mục tiêu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành do
Đại hội IX đề ra đã đạt và vượt, chỉ có khu vược 3 là không đạt.
Ở khu vực 1, tuy tỷ trọng đóng góp của ngành giảm nhưng quy mô
về sản lượng lương thực tăng qua các năm, đảm bảo được an ninh lương
thực và hướng ra xuất khẩu. Quy mô nền kinh tế ngày càng có sự tăng lên
rõ rệt.
Bảng 2: Quy mô sản lượng của toàn nền kinh tế
(tỷ đồng)
Năm Tổng GDP
Nông-lâm-
thuỷ sản
Công nghiệp-
xây dựng
Dịch vụ
2001 481295 111858 183515 185922

2002 535762 123383 206197 206182
2003 613443 138285 242126 233032
2004 715307 155992 287616 271699
2005 837858 175048 343807 319003
Nguồn: Tổng cục thống kê.
Như vậy nhận tháy rằng chúng ta đã chuyển dịch đúng hướng và có
sự thay đổi về chất theo hướng công nghiệp hoá tạo tiiền đề cho sự phát
triển kinh tế.
Bảng 3: Cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam giai đoạn 2001-2005(%)
Năm 2001 2002 2003 2004 2005
GDP 6.89 7.08 7.26 7.57 8.43
Nông-lâm-thuỷ sản 2.98 4.17 3.25 3.3 4.04
Công nghiệp-xây dựng 10.39 9.48 10.35 10.25 10.65
Dịch vụ 6.10 6.54 6.57 7.25 8.48
Nguồn: Tổng cục thống kê.
Trong những năm qua tốc độ tăng trưởng kinh tế của các ngành cũng
liên tục tăng. Cụ thể: tăng nhẹ trong ngành nông lâm thuỷ sản. Mặc dù
trong năm 2001 có sự giảm đáng kể so với năm 2000 nhưng trong những
năm tiếp theo đã có sự tăng trở lại. Tăng cao nhất trong ngành công ngiệp
và xây dựng luôn giữ tốc độ tăng trưởng trên 10%/năm, cao hơn tốc độ
tăng trưởng của toàn nền kinh tế. Riêng ngành du lịch mức 7% và cao hơn
trong năm 2005(8.48%). Trong khi đó đóng góp của khu vực dịch vụ nhìn
chung còn chậm, chưa tương xứng với tiềm năng, đang chiếm tỷ trọng thấp
và có xu hướng giảm.
Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu theo 3 khu vực kinh tế, các số liệu
động thái về tỷ trong gia tăng trong tổng sản phẩm trong nước còn cho thấy
nội bộ từng khu vực kinh tế cũng có sự dịch chuyển nhất định. Trong nội
bộ khu vực nông -lâm -thuỷ sản sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng giảm tỷ
trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng của ngành thuỷ sản. tỷ trọng của
ngành lâm nghiệp tương đối nhỏ do vậy ít ảnh hưởng. Tuy nhiên sự chuyển

dịch cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp, tức giữa trồng trọt và chăn
nuôi thì chưa thật rõ nét. Ngành trồng trọt vẫn chiếm trên 80%, chăn nuôi
hàng năm chỉ tạo được gần 20% giá trị gia tăng của ngành nông nghiệp do
chăn nuôi ở nước ta quy mô nhỏ, phân tán, khó chủ động trong phòng
chống bệnh dịch.
Khu vực công nghiệp và xây dựng chuyển dịch theo hướng tăng tỷ
trọng công nghiệp chế biến và tỷ trọng của ngành xây dựng. Ngành điện, ga
và nước giữ được tỷ trọng ổn định. Tỷ trọng của ngành công nghiệp khai
thác có xu hướng giảm. Tuy nhiên, tỷ trong công nghiệp chế biến tăng
không nhiều do các ngành công nghiệp gia công lắp ráp chiếm tỷ trọng
ngày càng lớn trong sản xuất công nghiệp. Giá trị sản xuất công nghiệp
những năm gần đây tăng trương nhanh nhưng chủ yếu tăng trong các ngành
may mặc, giầy da, lắp ráp ôtô, lắp ráp tivi, lắp ráp xe máy có giá trị tăng
thêm chỉ chiếm 10-15% giá trị sản xuất.
Khu vực dịch vụ nhìn chung không tăng được tỷ trọng trong tổng sản
phẩm trong nước chủ yếu là do những ngành dịch vụ có khả năng tạo nhiều
giá trị tăng thêm vẫn chua được đầu tư thích đáng, nhất là đầu tư chiều sâu
cho các ngành tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ cảng biển, dịch vụ
hàng không, dịch vụ bưu chính viễn thông, dịch vụ bưu chính vận tải, dịch
vụ du lịch. Tuy nhiên, trong những năm qua cũng đã có một số ngành tăng
trưởng tương đối khá: thương mại, khách sạn, nhà hàng, vận tải, kho bãi,
thông tin liên lạc, tín dụng, tài chính.
Nhìn chung các ngành đều có sự chuyển dịch theo hướng phù hợp.
Trong ngành nông nghiệp có sự chuyển dịch hợp lý trong nội bộ ngành:
trồng trọt từng bước chuyển sang sản xuất hàng hoá gắn với thị trường,
nâng cao chất lượng sản phẩm. Lâm nghiệp chú trọng bảo vệ rừng, từng
bước chuyển từ lâm nghiệp do nhà nước quản lý sang lâm nghiệp có sự
tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Thuỷ sản phát triển nhanh về nuôi
trồng. Kinh tế nông thôn phát triển theo hướng đa dạng hoá ngành nghề,
tăng tỷ trọng của công nghiệp và dịch vụ giảm sản xuất thương nông, nhiều

làng nghề được khôi phục, kết cấu hạ tầng nông thôn được nâng cấp.
Công nghiệp và xây dựng duy trì ở mức cao và tương đối ổn định tuy
nhiên hiệu quả chung của toàn ngành chưa được cải thiện, sản phẩm có
thương hiệu, có sức cạnh tranh, tiến độ chậm. Giá trị sản xuất(GO) ngành
công nghiệp 5 năm 2001-2005 tăng 16.5%/năm nhưng giá trị gia tăng chưa
tương xứng, bình quân chỉ tăng 10.2%/năm. Công nghệ hiện đại sử dụng
trong các ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng thấp, tốc độ đổi mới công nghệ
chậm, năng lực cạnh tranh của nhiều sản phẩm còn thấp, giá thành cao, một
số dự án triển khai còn chậm, gây lãng phí lớn và giảm hiệu quả đầu tư,
chưa có sự gắn kết giữa triển khai công nghệ chế biến và phát riển các vùng
nguyên liệu nông sản, hạ tầng còn yếu kém.
Khu vực dịch vụ tuy có sự phát triển bùng nổ của khu vực tư nhân
sau khi luật doanh nghiệp có hiệu lực, đã tạo ra khá nhiều việc làm xong
không có khả năng xoay chuyển tình hình một cách nhanh chóng và căn
bản. Điều đó làm tăng áp lực thất nghiệp vốn đã gay gắt. Do tác động của
xu hướng đầu tư kích cầu trong những năm qua nhằm vào khu vực doanh
nghiệp nhà nước và cho các dự án đầu tư sử dụng nhiều vốn thay vì sử
dụng nhiều lao động. Nói tóm lại, chuyển dịch cơ cấu ngành về mặt số
lượng đã cõ những bước tiến nhất định, nhưng lại hầu như không tác động
đến chuyển dịch cơ cấu lao động.
Do tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng
tiến bộ nên đóng góp của từng ngành trong GDP cũng thay đổi, rõ nhất
trong những năm gần đây.
Bảng 4: Tỷ lệ đóng góp của từng ngành vào tốc độ tăng GDP cả nước
Đơn vị %
Năm 2001 2002 2003 2004 2005
Tổng GDP 6.89 7.08 7.26 7.57 8.43
Nông-lâm-ngư nghiệp 0.69 0.93 0.79 0.92 0.82
Công nghiệp-xây dựng 3.68 3.47 3.92 3.93 4.19
Dịch vụ 2.52 2.68 2.63 2.94 3.42

Nguồn: Tổng cục thống kê
PHẦN II – ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
TRONG TỪNG NGÀNH KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2001-2005
I. THÀNH TỰU
1. Ngành nông – lâm - thuỷ sản
1.1. Sự chuyển dịch cơ cấu trong ngành nông - lâm - thuỷ sản
Cơ cấu nông – lâm - thuỷ sản trong những năm 2001 - 2005 vừa qua có
sự chuyển đổi đúng hướng và phát huy được những lợi thế của từng vùng
trên phạm vi lãnh thổ, chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp tuy chậm có
xu hướng giảm tỷ trọng những ngành nông nghiệp trong 5 năm tỉ trọng
ngành nông, lâm ngư nghiệp giảm còn khoảng 20.7% năm 2005 để thấy rõ
sự chuyển dịch trong nội bộ ngành và sự đóng góp vào tăng trưởng kinh tế
trong thời gian vừa qua như thế nào chúng ta có thể xem xét kỹ hơn qua
các số liệu mà nền kinh tế đã đạt được trong 5 năm 2001 – 2005.
Bảng 5 - Giá tri sản lượng của ngành nông nghiệp trong thời kỳ
2001 – 2005 (tỷ đồng)
Phân theo
ngành kinh tế
2001 2002 2003 2004 2005
Nông nghiệp
87861 96543 106385 119107 132633
Lâm nghiệp
6093 6500 7775 9412 10052
Thuỷ sản
17904 20340 24125 27474 32363
(Nguồn từ niên giám thống kê 2006)
Bảng 6 - Cơ cấu ngành trong ngành nông-lâm-ngư nghiệp
đơn vị %
Phân theo
ngành kinh tế

2001 2002 2003 2004 2005
Nông nghiệp 78.5
5
78.2
5
78.93 76.35 75.77
Lâm nghiệp 5.45 5.27 5.62 6.03 5.74
Thủy sản
16
16.4
8
17.45 17.62 18.49
( Nguồn từ tính toán từ bàng trên)
Từ hai bảng trên ta có thể thấy sự chuyển dịch trong ngành nông
nghiệp có xu hướng tăng dần về giá trị tuyệt đối nhưng tỷ trọng tương đối
lại có xu hướng giảm dần qua các năm.
Ngành nông nghiệp luôn chiếm một tỷ trọng cao nhất trong toàn
ngành nông nghiệp và ngành này có xu hướng tăng dần về giá trí tuyệt đối
từ 87861 năm 2001 tới 132633 năm 2005 nhưng giảm dần về tỉ trọng tương
đối cuả nó trong toàn ngành nông nghiệp từ 18.55% năm 2001 còn 75.77%
năm 2005. Nông nghiệp là ngành đóng vai trò quan trọng trong toàn ngành
nông lâm ngư nghiệp. Xong trong ngành nông nghiệp cũng thể hiện sự
chuyển dịch thay đổi. những sự chuyển dịch này chậm và nhẹ nhưng nó
cũng thể hiện sự thay đổi dần trong cơ cấu kinh tế của toàn ngành. Ta có
thể thấy được sự chuyển dịch này thể hiện qua bảng sau:
Bảng 7 - Chuyển dịch kinh tế trong ngành nông nghiệp qua các
năm 2001 -2005
GTSX nông nghiệp giá thực tế theo thành phần qua các năm (tỷ đồng)
Tổng số Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ
2001 130177,6 101403,1 25501,4 3273,1

2002 145021,3 111171,8 30574,8 3274,7
2003 153955,0 116065,7 34456,6 3432,7
2004 172494,9 131551,9 37343,6 3599,4
2005 185218,8 138047,1 43353,5 3818,2
Cấu trúc %
2001 100,0 77,9 19,6 2,5
2002 100,0 76,7 21,1 2,2
2003 100,0 75,4 22,4 2,2
2004 100,0 76,3 21,6 2,1
2005 100,0 73,5 24,47 1.8
( nguồn từ niên giám thống kê 2006)
Ta thấy trong ngành nông nghiệp trồng trọt luôn giữ một vai trò rất
lớn trong giá trị và là ngành chủ đạo trong ngành nông nghiệp( chiếm tỉ
trọng hơn 70%) trong những năm qua ngành này lại có xu hướng giảm tỉ
trọng ( từ 77.9% năm 2001 xuống còn 73.5% năm 2005 ) do diện tích sử
dụng đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp giảm khoảng 220 nghìn ha
phục vụ cho những chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang các ngành công nghiệp
và dịch vụ , nhiưng năng suất và chất lượng của ngành luôn tăng do áp
dụng những khoa học kĩ thuật mới nâng cao năng suất chất lượng của các
sản phẩm từ trồng trọt. trong những năm 2001 – 2005 Việt Nam không chỉ
đáp ứng được nhu cầu lương thực trong nước mà còn có rất nhiều sản phẩm
xuất khẩu có hiệu quả: gạo, cà phê, sảnphẩm đặc sản, hạt điều, hạt tiêu….
Trong đó giá trị xuất khẩu gạo và cà phê, hạt điều, hạt tiêu đứng đầu thế
giới. an ninh lương thực được đảm bảo. sản lượng lương thực có hạt tăng
bình quân hàng năm là 1 triệu tấn ( năm 2005 đạt 39.5 triệu tấn). trrồng trọt
đã tứng bước chuyển sang sản xuất hàng hoá gắn với thị trường, chú ý nâng
cao chất lượng và giá trị sản phẩm. phát huy thế mạnh cuả mình với những
cây công nghiệp và những cây có lợi thế xuất khẩu như cà phê, cau su, hồ
tiêu, hạt điều…đóng góp một phần lớn trong giá trị xuất khầu của nền kinh
tế.

Bên cạnh đó ngnàh Chăn nuôi là ngành mang lại thu nhập cao trong
ngành nông nghiệp có tỉ trọng ngày càng tăng từ 19.6% năm 2001 lên tới
24.7% năm 2005. ngành chăn nuôi trong những năm gần đây được quan
tâm đầu tư nhiều vì ngành này mang lại giá trị lớn cho người dân góp phần
lớn vào thu nhập của người dân, nâng cao cuộc sống của nhân dân cả về
thu nhập lẫn giá trị dinh dưỡng mà những sản phẩm của ngành mang lại,
ngành chăn nuôi phát triển theo hướng công nghiệp nhiều mô hình chăn
nuôi trang trại lớn được hình thành được áp dụng những công nghệ mới
trong công tác tuyển chọn giống, chăm sóc, nhân giống, nguồn thức ăn…
tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao và năng suất cao.
Các ngành dịch vụ trong nông nghiệp có xu hướng giảm tỉ trọng 2.5%
năm 2001 còn 1.8 % năm 2005) do áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ
thuật mới. chất lượng cao, khả năng bao trùm lớn do vậy ngành không đòi
hỏi nhiều dịch vụ như trước nữa vì thế ngành dịch vụ cho nông nghiệp có
xu hướng giảm về tỉ trọng song chất lượng dịch vụ luôn được đảm bảo đáp
ứng mọi nhu cầu cho phát triển nông nghiệp
Ngành lâm nghiệp cũng có sự chuyển dịch mặc dù không rõ nhưng nó
cúng phản ánh được sự thay đổi tỉ trọng của ngành lâm nghiệp trong qui
mô toàn ngành này có tỷ trọng tương đối tăng mặc dù tăng châm 5.45%
năm 2001 tới 5.74% năm 2005. trong giai đoạn này tỉ trọng của ngành lâm
nghiệp có những biến đổi nhưng nói chung là chuyển dịch tăng khồn rõ
ràng giao động lên xuống Ngành lâm nghiệp tiếp tục có những bước
chuyển biến trong cơ cấu. công tác bảo vệ rừng ngành càng được chú ý,
tứng bước chuyển hướng lâm nghiệp từ nhà nước quản lý là chính sang
giao khoán, phát triển lâm nghiệp với sự tham gia của nhiều thành phần
kinh tế. chú trọng công tác trồng cây gây rừng bảo vệ các loài động vật quí
hiểm. do vậy tỉ trọng củ nhành trồng và nuôi rừng có xu hướng tăng lên ( từ
13.2% năm 2001 lên tới 14.8% năm 2005) đây là một chuyển biến theo
hướng tích cực đáp ứng nhu cầu chuyển dịch chung của ngành.
Trong ngành khai thác một ngành chiếm một tỉ trọng lớn nhất trong

ngành lâm nghiệp ( luôn chiếm trên 79% toàn ngành) lả nguồn thu nhập tạo
ra giá trị chính trong ngành. Nhưng trong những năm gần đây công tác bảo
vệ và hạn chế vịêc khai thác lâm sản, các loài động vật quí hiếm ngày càng
được chú trọng hơn, số lượng rừng và các sản phẩm của rừng cũng ngày
cnàg cạn kiệt do không có những chính sách bảo vệ thích đáng nên giá trị
gia tăng của ngành khai thác lâm sản có xu hướng giảm, tỉ trọng của nó
trong ngành cũng có xu hướng giảm (82.8% năm 2001 xuống còn 79.5%
năm 2005)
Chính sự chú trọng của các cấp chính quyền với những chính sách bảo
vệ rừng được thắt chặt nên các dịch vụ và hoạt động lâm nghiệp cũng được
chú trọng và phát triển, chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu ngành
lâm nghiệp.
Bảng 8 - Thành phần cơ cấu trong nội bộ ngành lâm nghiệp (%)
2001 2002 2003 2004 2005
Tổng số 100 100 100 100 100
Trồng và nuôi rừng 13.2 13.9 14.4 15 14.8
Khai thác lâm sản 82.8 81.5 79.5 79.2 79.5
Dịch vụ và các hoạt động
lâm nghiệp khác
4.0 4.6 6.1 5.8 5.7
(nguồn: tổng cục thống k ê)
Ngành thuỷ sản trong những năm gần đây có xu hướng tăng về tỉ
trọng trong toàn ngành nông nghiệp cả về sản lượng tuyệt đối cả về tỉ trọng
tương đối . năm 2001 sản lượng tuyệt đối của ngành thuỷ sản là 17904 tỷ
đồng và chiếm 16% trong toàn ngành tới năm 2005 sản lượng này là 32363
tỉ đồng( gần gấp đôi) và tỷ trọng chiém trong toàn ngành là 18.49%. Ngành
thủy sản là ngành chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu các ngành
kinh tế là một lợi thế kinh tế của nước ta. Trong những năm 2001- 2005
ngành thủy sản cũng có sự chuyển biến lớn trong cơ cấu ngành. Thể hiện
trong bảng sau:

Bảng 9 -Thành phần cơ cấu trong nội bộ ngành thuỷ sản (%)
2001 2002 2003 2004 2005
Tổng số 100 100 100 100 100
Khai thác 47.7 42.7 39.8 36.5 35.8
Nuôi trồng 52.3 57.3 60.2 63.5 64.2
(nguồn: tổng cục thống kê)
Từ bảng trên ta có thể thấy xu hướng chuyển dịch của ngành thuỷ sản:
tỉ trọng ngành chăn nuôi ngày càng tăng 52.3% năm 2001 tới 64.2% năm
2005 sự chuyển dịch này là do trong những năm gần đây đảng và chính phủ
ta chú trọng hơn vào các ngành chăn nuôi thuỷ sản xuất khẩu, nhiều mô
hình nuôi thuỷ sản có giá trị cao được đưa vào. Thay co việc khai thác thuỷ
sản từ những nguồi tài nguyên sẵn có, sông, biển…bảo vệ môi trường tự
nhiên, và những môi trường sinh thái đang dần biến mất. Người dân đã đầu
tư nhiều hơn cho các hoạt động nuôi trồng đảm bảo sự phát triển vững trắc
của ngành.
Cũng vì thế tỉ trọng của ngành khai thác giảm đáng kể ( từ 47.7%
năm 2001 còn 35.8% năm 2005) mặc dùng tỉ trọng của ngành luôn cao hơn
tỉ trọng ngành nuôi trồng. Sản lượng thuỷ sản năm 2005 đạt 3.43 triệu tấn,
tăng hơn 1.52 lấm sao với năm 2000, trong đó nuôi trồng thuỷ sản đạt 1.44
triệu tấn, khai thác đạt 2 triệu tấn.
Nguyên nhân của xu hướng chuyển dịch của các ngành nông-lâm-ngư
nghiệp trong nền kinh tế là do:
Điều kiện địa lý, khí hậu của nước ta mặc dù có những biến động lớn
những thay đổi thất thường xong chính điều kiện khí hậu này cũng là một
thế mạnh của nước ta trong việc phát triền nông lâm ngư nghiệp. Đa dạng
hoá các sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. Thích hợp với
nhiều loại cây con. nên mặc dù giảm về tỉ trọng xong giá trị tuyệt đối cuả
ngành vẫn tăng cao
Xu hướng chuyển dịch chung của nền kinh tế tăng dần tỉ trọng các
ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỉ trọng tương đối cuả ngành nông

nghiệp từng bước công nghiệp hoá hiện đại hoá nền kinh tế, trong những
năm vừa qua chúng ta đầu tư và trú trọng nhiều hơn vào các ngành có tiềm
năng, phát triển dịch vụ đảm bảo đời sống của nhân dân
1.2. Tác động của ngành nông lâm thuỷ sản tới tăng trưởng kinh tế:
Bảng 10 - Cơ cấu ngành nông – lâm - thuỷ sản chiếm trong tổng
GDP
Chỉ tiêu
Năm
Tổng GDP(tỷ
đồng)
GDP của ngành
nông-lâm-thuỷ
sản(tỷ đồng)
Tỷ trọng(%)
2001 481295 111858 23,24
2002 535762 123383 23,03
2003 613443 138285 22,54
2004 715307 155993 21,81
2005 839211 175984 20,97
2. Ngành công nghiệp
2.1. Sự chuyển dịch cơ cấu trong ngành công nghiệp
Là ngành đóng góp nhiều cho tăng trưởng vởi trên 40% GDP, công
nghiệp và xây dựng vẫn luôn là ngành được quan tâm và đầu tư nhiều nhất.
Trong những năm qua ngành công nghiệp và xây dựng vẫn duy trì được tốc
độ tăng trưởng cao và ổn định. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân
16%/ năm đã góp phần duy trì tốc độ trưởng chung của nền kinh tế. Giá trị

×