Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

luận văn quản trị chiến lược Một số biện pháp cơ bản nâng cao hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Hàng hải – chi nhánh Hồng Bàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (508.87 KB, 77 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ
Trang 1/74
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kinh nghiệm phát triển các nước hàng trăm năm qua cho thấy rằng
quốc gia nào có hoạt động Tiền tệ - Ngân hàng được hoàn thiện và phát triển
thì quốc gia đó sẽ có tốc dộ phát triển kinh tế cao và bền vững.
Hệ thống Ngân hàng thương mại là nơi tập trung nguòn vốn của xã hội
nhằm đáp ứng nhu cầu đối với doanh nghiệp, chính phủ và cá nhân, là nơi
cung ứng phần lớn các dịch vụ trung gian, trao đổi tài chính và đồng thời
cung ứng các công cụ ban đầu nhằm thực hiện các chính sách tiền tệ quốc gia.
Hệ thống Ngân hàng muốn tiến hành một cách có hiệu quả nhiệm vụ của nó
trong mối quan hệ hài hoà với các lợi ích của toàn xã hội cần phải được tổ
chức quản lý chặt chẽ, an toàn và có khả năng sinh lợi cao. Để đạt được mong
muốn đó, tự bản thân các Ngân hàng thương mại cần phải tự tạo cho mình sức
mạnh, tạo dựng lên một hệ thống Ngân hàng có khả năng thích ứng nhằm đáp
ứng nhu cầu của xã hội.
Việt Nam sau hơn 10 năm phát triển kinh tế thị trường, mở cửa hội
nhập với nền kinh tế thế giới đã đạt được mức “phát triển” cao thứ 2 Châu Á,
nhưng bên cạnh đó là sự thiếu ổn định với mức lạm phát cao nhất Châu Á
hiện nay. Trong nhiều nguyên nhân dẫn đến sự thiếu ổn định của nền kinh tế,
có nguyên nhân do các Ngân hàng thương mại phát triển nóng trong thời gian
qua với việc mở mới và “đô thị hoá” các Ngân hàng TMCP nông thôn, mở
rộng mạng lưới của các Ngân hàng nhưng chưa chú trọng đến hiệu quả hoạt
động kinh doanh. Do đó, để góp phần vào việc sớm ổn định và đưa lạm phát
về mức 1 con số, các Ngân hàng cần tính toán yếu tố hiệu quả kinh doanh
trước khi mở mới các chi nhánh và Ngân hàng.
Trang 2/74
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của


các Ngân hàng thương mại, để từ đó đưa ra các biện pháp cụ thể áp dụng
vào từng chi nhánh Ngân hàng. Trên cơ sở phân tích, đánh giá việc thực
hiện các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh của một chi nhánh, đồng thời cũng
phân tích những thuận lợi, khó khăn khách quan cũng như chủ quan của chi
nhánh Ngân hàng, từ đó đề ra phương hướng cũng như các giải pháp cụ thể
để nâng cao hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng nói chung thông qua việc
nâng cao hiệu quả kinh doanh của từng chi nhánh Ngân hàng, trong điều
kiện cụ thể của nền kinh tế và hệ thống Ngân hàng Việt Nam trong thập
niên đầu của thế kỷ 21.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng.
Đề tài tập trung nghiên cứu các cơ sở lý luận về kinh doanh Ngân hàng
thương mại và hiệu quả kinh doanh Ngân hàng, phân tích thực trạng kinh
doanh của Ngân hàng TMCP Hàng hải – chi nhánh Hồng Bàng để đưa ra các
giải pháp khắc phục những tồn tại và đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, nâng
cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
b. Phạm vi nghiên cứu
Với mong muốn đó, đề tài nghiên cứu hoạt động kinh doanh của Ngân
hàng TMCP Hàng hải - chi nhánh Hồng Bàng thông qua việc nghiên cứu sâu
các chỉ tiêu kinh doanh như doanh thu, chi phí, lợi nhuận, các chỉ tiêu huy
động, cho vay và các dịch vụ Ngân hàng.
Các số liệu trong đề tài chỉ tập trung trong giai đoạn từ năm 2005 đến
tháng 9 năm 2008. Với số liệu từ các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
của Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam và chi nhánh Hồng Bàng, các báo
cáo thống kê của Ngân hàng nhà nước Việt Nam và các tài liệu kinh tế có
liên quan.
Trang 3/74
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp
và dự báo. Nghiên cứu có tính hệ thống hoạt động của Ngân hàng TMCP

Hàng hải Việt Nam và chi nhánh Hồng Bàng, từ hoạt động thực tiễn và các số
liệu thống kê, tiến hành phân tích, đánh giá tình hình hoạt động của chi nhánh,
so sánh với mặt bằng chung các chi nhánh trong hệ thống Ngân hàng TMCP
Hàng hải Việt nam và các chi nhánh của các Ngân hàng khác trên địa bàn Hải
Phòng để từ đó tổng hợp, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh
của chi nhánh, giúp cho chi nhánh Hồng Bàng có đủ sức cạnh tranh và đáp
ứng được yêu cầu của thị trường với lộ trình thực hiện mở cửa kinh doanh
Ngân hàng cho các Ngân hàng nước ngoài theo lộ trình WTO.
5. Ý nghĩa khoa học và tính thực tiễn.
a. Khoa học
Đề tài tổng kết và vận dụng những lý luận khoa học để phân tích, đánh
giá thực trạng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Hàng hải – chi
nhánh Hồng Bàng, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp mang tính khả thi giúp
cho chi nhánh hoạt động có hiệu quả và bền vững, nâng cao năng lực cạnh
tranh trước những yêu cầu và thách thức của nền kinh tế đang trong tiến trình
hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Giúp cho chi nhánh phát triển vững
mạnh và lâu dài trong một thị trường cạnh tranh ngày càng cao.
Việc phân tích, đánh giá, tổng kết quá trình hoạt động kinh doanh là
công việc hết sức quan trọng và cần thiết đối với hoạt động kinh doanh Ngân
hàng. Hàng năm Ngân hàng đều có các hội nghị sơ kết Quý, sáu tháng và tổng
kết năm, nhưng các hội nghị này chủ yếu giải quyết các công việc mang tính
chất ngắn hạn và thiếu sự phân tích sâu và tổng quát, các giải pháp đưa ra mới
dừng ở việc giao chỉ tiêu kế hoạch hàng năm cho các chi nhánh mà chưa có
giải pháp tổng thể để giúp chi nhánh có thể đề ra mục tiêu dài hạn, định
hướng phát triển chi nhánh theo các ké hoạch 3 năm, 5 năm
Trang 4/74
Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam đã có đề tài nghiên cứu của Kỹ
sư Nguyễn Minh Đức “Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt
động kinh doanh của Ngân hàng Hàng hải Quảng Ninh trên cơ sở sử dụng
công nghệ thông tin”. Đề tài này đã thành công trong việc nghiên cứu, phân

tích và đánh giá vai trò quan trọng của công nghệ thông tin đối với hoạt động
kinh doanh Ngân hàng, thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin để phát
triển các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng từ đó góp phần nâng cao hiệu quả kinh
doanh Ngân hàng.
b. Thực tiễn
Trong tiến trình hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới,
đặc biệt là việc thực hiện lộ trình mở cửa ngành Ngân hàng theo hiệp định
song phương Việt - Mỹ và các cam kết WTO. Ngân hàng Việt nam chuẩn bị
đối diện với cuộc cạnh tranh gay gắt và có phần không cân sức với các Ngân
hàng nước ngoài ngay tại thị trường Việt Nam. Đối diện với các Ngân hàng
có hệ thống toàn cầu, có tiềm lực lớn về vốn giá rẻ, có kinh nghiệm tiến tiến
về quản trị, kinh doanh Ngân hàng, các Ngân hàng Việt Nam chỉ tận dụng lợi
thế ‘sân nhà’ bằng cách mở rộng mạng lưới hoạt động để tăng cường hoạt
động Ngân hàng bán lẻ, từng bước học hỏi và áp dụng các mô hình quản trị,
điều hành Ngân hàng tiên tiến từ các tổ chức Tài chính – Ngân hàng lớn, có
uy tín thông qua các hợp đồng hợp tác, góp vốn từ các tập đoàn, tổ chức Tài
chính – Ngân hàng đó, xây dựng chiến lược đào tạo và phát triển nhân sự ,
Đề tài “Một số biện pháp cơ bản nâng cao hiệu quả kinh doanh của
Ngân hàng TMCP Hàng hải – chi nhánh Hồng Bàng” không chỉ dừng lại ở
việc đưa ra các biện pháp cụ thể áp dụng cho Chi nhánh Hồng Bàng nới riêng,
góp phần thực hiện mục tiêu kinh doanh chung của Ngân hàng TMCP Hàng
hải Việt Nam mà còn góp phần vào cơ sở lý luận chung về quản trị, điều hành
một chi nhánh Ngân hàng một cách hiệu quả và bền vững trong môi trường
cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
Trang 5/74
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CHỨC NĂNG, NGHIỆP VỤ VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NÂNG CAO
HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG VÀ CÁC NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng
Ngân hàng được hình thành và phát triển rất sớm trong lịch sử loài
người, ngay sau khi con người sử dụng tiền tệ làm vật trao đổi và nhu cầu trao
đổi hàng hoá giữa các vùng miền trong một quốc gia và giữa các quốc gia
phát triển.
Ngay từ thời kỳ trung cổ, khi mỗi quốc gia, thậm chí mỗi vùng, miền
trong một quốc gia có đồng tiền riêng và chỉ sử dụng tiền đó trong vùng miền
của mình. Tình hình này đã gây trở ngại cho việc trao đổi, giao lưu hàng hoá.
Để giải quyết khó khăn đó, đã xuất hiện những thương nhân làm nghề đổi
tiền, những người này có trong tay nhiều loại tiền của các vùng, miền khác
nhau trong một quốc gia, thậm chí của một số quốc gia. Nhờ đó những
thương nhân khác có thể có thể trao đổi hàng hoá ở ngoài vùng miền, quốc
gia của mình và nhận đúng loại tiền mình cần với chi phí đổi tiền cho những
thương nhân làm nghề đổi tiền. Khi quan hệ giao lưu hàng hoá ngày càng phát
triển, nhu cầu vận chuyển, bảo quản, chuyển đổi tiền và nhờ thanh toán ngày
càng nhiều, nghề đổi tiền ngày càng phát triển và dần được chuyên môn hoá,
hình thành lên một tầng lớp trung gian chuyên làm nghề đổi tiền với chức
năng ngày càng mở rộng thêm như: nhận tiền gửi, cho vay, thanh toán
Như vậy, với sự phân công tự phát của xã hội, bên cạnh tầng lớp
thương nhân thông thường đã xuất hiện một tầng lớp thương nhân đặc biệt
Trang 6/74
chuyên lấy tiền tệ làm đối tượng, phương tiện, mục đích trong hoạt động kinh
doanh của mình.
K. Marx chỉ dẫn trong cuốn Tư Bản: “Một khi đã có những thứ tiền
riêng của các quốc gia khác nhau thì các thương nhân mua hàng nước ngoài
buộc phải đổi tiền nước mình lấy ngoại tệ, và ngược lại hoặc là họ buộc phải
đổi những loại tiền khác nhau lấy những nén bạc hay những thỏi vàng
nguyên chất được dùng làm tiền tệ quốc tế. Do đó nghề đổi tiền được coi là
một trong những nền tảng phát sinh một cách tự nhiên của ngành buôn bán

tiền tệ hiện thời”.
Nghề ngân hàng ở thời kỳ trung cổ mang nặng sắc thái của nghề cho
vay nặng lãi. Bên cạnh việc nhạn tiền gửi, thực hiện thanh toán và hối đoái
thông thường, ngân hàng ở các nước Châu Âu thời đó chủ yếu thực hiện việc
cho vay đối với các tầng lớp phong kiến, quý tộc. Vào cuối thế kỷ XVI, việc
thành lập một số ngân hàng thương mại hướng vào hục vụ nhu cầu sản xuất
kinh doanh của các doanh nghiệp đã thúc đẩy sự phát triển của nghề ngân
hàng ở một số nước như Italia, Hà Lan, Đức
Phương thức sản xuất Tư bản Chủ nghĩa ra đời, đòi hỏi phải có nguồn
vốn lớn để đầu tư cho nền sản xuất lớn Tư bản Chủ nghĩa. Nên ở các nước Tư
bản, ngân hàng Tư bản được thành lập. Các ngân hàng Tư bản được hình
thành theo một trong hai cách:
Hoặc là kế thừa cái cũ: đó là những hãng kim hoàn, những người đổi
tiền và cho vay nặng lãi dần từ bỏ cách làm ăn cũ để chuyển hướng phù
hợp với lối kinh doanh tiền tệ Tư bản Chủ nghĩa.
Hoặc là thành lập mới: Nhà nước cho thành lập các ngân hàng hoạt
động kinh doanh theo phương thức sản xuất Tư bản Chủ nghĩa.
Quá trình này biểu hiện rất rõ nét ở Anh - một nước Tư bản sớm phát
triển, vào đầu thế kỷ XVII đã xuất hiện những ngân hàng Tư bản chủ nghiã
đầu tiên mà chủ yếu phát triển lên từ những tiệm buôn vàng, bạc hoặc những
Trang 7/74
thương nhân đặc biệt chuyên buôn tiền đúc. Vào năm 1694 xuất hiện ngân
hàng cổ phần đầu tiên sau này là Ngân hàng Phát hành Anh quốc.
Với sự phát triển của chủ nghĩa Tư Bản, hệ thống ngân hàng hiện đại
đã có sự phát triển vượt bậc từ cuối thế kỷ XVII. Mở đầu là sự thành lập Ngân
hàng cổ phần Anh quốc(1694), hình thức ngân hàng này nhanh chóng được
chấp nhận ở Anh cũng như các quốc gia khác. Đến năm 1875 ở Anh đã có
118 ngân hàng cổ phần, đến năm 1881 ở Pháp đã có 81 ngân hàng cổ phần.
Đến năm 1864 ở Mỹ đã có 3600 ngân hàng cổ phần. Đây thực sự là những
ngân hàng chuyên huy động vốn để cho vay - một nghiệp vụ quan trọng nhất

của ngân hàng, đồng thời đồng thời thực hiện các nghiệp vụ hối đoái, thanh
toán không dùng tiền mặt, phát hành các công cụ lưu thông tín dụng.
Lịch sử hình thành và phát triển ngân hàng đến nay có thể chia thành 3
giai đoạn chính như sau:
* Từ thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XVIII:
Nét đặc trưng cơ bản của hoạt động ngân hàng trong giai đoạn này là
các ngân hàng hoạt động độc lập, chưa tạo thành một hệ thống, chưa có sự
ràng buộc và chưa có quan hệ mật thiết với nhau. Hoạt động của các ngân
hàng đều có nghiệp vụ như nhau, bao gồm: nhận tiền gửi, chiết khấu, cho vay,
phát hành giấy bạc ngân hàng và thực hiện các dịch vụ tiền tệ khác như: đổi
tiền, vận chuyển tiền, bảo quản tiền
* Từ thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XX:
Bước sang thế kỷ XVIII hoạt động mua bán và lưu thông hàng hoá
được mở rộng và phát triển mạnh. Trong bối cảnh ấy các ngân hàng phát hành
nhiều loại giấy bạc ngân hàng khác nhau và đã làm cản trở quá trình phát triển
của nền kinh tế. Chính vì thế, đòi hỏi sự can thiệp của Nhà nướcvào các hoạt
động của ngân hàng. Các nhà nước đã ban hành các đạo luậtđể hạn chế số
lượng các ngân hàng được phép phát hành giấy bạc. Lúc này hệ thống ngân
hàng chia thành hai nhóm ngân hàng với các nghiệp vụ khác nhau:
Trang 8/74
+ Nhóm các ngân hàng được phép phát hành tiền, gọi là các ngân hàng
phát hành.
+ Nhóm các ngân hàng không được phép phát hành tiền và chỉ thực
hiện các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, nhận tiền gửi, thực hiện nghiệp vụ
thanh toán, , gọi là các ngân hàng trung gian.
* Từ đầu thế kỷ XX đến nay:
Sang đầu thế kỷ XX, hầu hết các nước phát triển đều thực hiện cơ chế
một ngân hàng độc quyền phát hành, song ngân hàng phát hành vẫn thuộc sở
hữu tư nhân. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 -1933 đã bắt buộc nhà nước
tăng cường hơn nữa việc can thiệp của mình vào lĩnh vực kinh tế. Xuất phát

từ yêu cầu đó, Nhà nước đã nhanh chóng nắm lấy Ngân ahngf phát hành để
qua đó diều tiết các hoạt động kinh tế vĩ mô bằng cách quốc hữu hoá các
Ngân hàng Phát hành hoặc thiết lập Ngân hàng Phát hành thuộc quyền sở hữu
của Nhà nước. Tuy nhiên trong giai đoạn này vẫn có một số Ngân hàng Phát
hành không hoàn toàn thuộc sở hữu Nhà nước nhưng hoạt động của nó vẫn
mang tính chất sở hữu Nhà nước do bộ phần điều hành cao nhất của Ngân
hàng Phát hành do Nhà nước bổ nhiệm.
Đến gần giữa thế kỷ XX thì bắt đầu xuất hiện tiến trình cải biến các
Ngân hàng Phát hành thành Ngân hàng trung ương. bằng việc Nhà nước tiến
hành quốc hữu hoá Ngân hàng Phát hành để biến các Ngân hàng Phát hành
thuộc sở hữu tư nhân thành Ngân hàng Trung ương thuộc sở hữu Nhà nước.
Kể từ đây, hệ thống Ngân hàng được được định hình rõ rệt gồm hai bộ phận
cấu thành chính là: Ngân hàng Trung ương và các Ngân hàng trung gian.
1.1.2 Hệ thống Ngân hàng trên thế giới
Tất cả các nước có nền kinh tế thị trượng hiện nay, hệ thống ngân hàng
đều là ngân hàng hai cấp, gồm: cáp 1 là Ngân hàng Trung ương, cấp 2 là các
ngân hàng trung gian.
Trang 9/74
1.1.2.1 Ngân hàng Trung ương(Central bank)
Mấm mống của Ngân hàng Trung ương đã có từ rất lâu, nhưng mãi đến
giữa thế kỷ XX Ngân hàng Trung ương mới xuất hiện. Sự ra đời của Ngân
hàng Trung ương được diễn biến qua hai giai đoạn:
Giai đoạn 1: Ngân hàng thương mại phát triển thành Ngân hàng Phát
hành tiền.
Giai đoạn 2: Biến Ngân hàng Phát hành thành Ngân hàng Trung ương
thông qua việc Nhà nước quốc hữu hoá Ngân hàng Phát hành thuộc sở hữu tư
nhân thành Ngân hàng Trung ương thuộc sở hữu Nhà nước.
Trong lịch sử, Ngân hàng Phát hành thường có nguồn gốc từ một Ngân
hàng Thương mại. Một Ngân hàng Thương mại nào đó chiếm một vị trí qua
trọng trong hệ thống Ngân hàng, rồi được Nhà nước giao phó cho nghiệp vụ phát

hành tiền, và nó trở thành Ngân hàng Phát hành. Việc phát hành tiền do Ngân
hàng này đảm nhiệm, các ngân hàng khác không còn được quyền phát hành nữa.
Sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1929 – 1933 đã buộc chính
phủ các nước phải tăng cường hơn nữa hiệu lực quản lý và điều tiết vĩ mô của
mình trong nền kinh tế. điều này dẫn đến tiến trình biến Ngân hàng Phát hành
thành Ngân hàng Trung ương. ở đây không chỉ thuần tuý thay đổi về tên gọi,
mà thay đổi về các chức năng của ngân hàng. Nếu như trước đây chức năng
cơ bản của Ngân hàng Phát hành là phát hành tiền vào lưu thông, thì bây giờ
Ngân hàng Trung ương ngoài chức năng phát hành tiền đưa vào lưu thông,
còn cho vay các Ngân hàng Trung gian và thực hiện chức năng quản lý Nhà
nước về tiền tệ và các hoạt động Ngân hàng, điều tiết khối lượng tiền tệ cung
ứng nhằm mục đích đảm bảo sự ổn định tiền tệ, góp phàn thúc đẩy quá trình
tăng trưởng kinh tế.
1.1.2.2 Ngân hàng trung gian(Intermediary Bank)
Vai trò trung gian của các Ngân hàng có thể xem như ‘cầu nối’, thể
hiện ở các nội dung hoạt động của Ngân hàng:
Trang 10/74
+ Thứ nhất là trung gian tín dụng: Vì các ngân hàng là cầu nối giữa
khách hàng gửi tiền và khách hàng vay tiền. Ngân hàng chuyển hoá những
khoản tiền gửi, tiền tiết kiệm, tài sản tạm thời chưa sử dụng của một số chủ
thể kinh tế này đến tay những chủ thể kinh tế khác đang cần tiền để sản xuất,
kinh doanh hoặc tiêu dùng. Với chức năng trung gian tín dụng, các Ngân
hàng Trung gian là một thiết chế kinh doanh chuyên nghiệp, giúp cho cung
và cầu tín dụng trong nền kinh tế có thể gặp nhau dễ dàng, nhanh chóng với
chi phí thấp.
+ Thứ hai là trung gian giữa Ngân hàng Trung ương với nền kinh tế:
Thông qua các Ngân hàng Trung gian, tiền mặt từ Ngân hàng Trung ương
được cung ứng ra lưu thông. Thông qua các Ngân hàng Trung gian, việc điều
hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương sẽ tác động trực tiếp đến
nền kinh tế. Cũng thông qua Ngân hàng Trung gian, tình hình sản lượng, giá

cả hàng hoá, nhu cầu tiền mặt, tổng cung tiền tệ, tỷ giá hối đoái… được phản
hồi về Ngân hàng Trung ương để làm cơ sở đưa ra các chính sách điều tiết
kinh tế vĩ mô.
Thuật ngữ ‘Ngân hàng Trung gian’ dùng để ám chỉ nhiều loại ngân
hàng. Tuỳ theo mỗi quốc gia, các loại ngân hàng có thể có các tên gọi khác
nhau, nhưng nhìn chung, hệ thống các Ngân hàng Trung gian gồm có: Ngân
hàng thương mại(Commercial Bank), Ngân hàng đầu tư/phát triển(Investment
Bank/Development Bank), Ngân hàng đặc biệt(Special Bank) và các định chế
tài chính trung gian phi ngân hàng.
* Ngân hàng Thương mại(Commercial Bank).
Ngân hàng Thương mại còn được gọi là Ngân hàng Ký thác là hình
thái Ngân hàng ra đời sớm nhất, gắn liền với sự xuất hiện của hoạt động
ngân hàng. Hoạt động của Ngân hàng Thương mại đa dạng và tổng hợp
nhiều nghiệp vụ, nhiều dịch vụ ngân hàng nhưng chủ yếu là nhận tiền gửi
của công chúng và các tổ chức kinh tế đưới nhiều hình thức, thực hiện viẹc
Trang 11/74
chiết khấu, cho vay, kinh doanh tiền tệ và các hoạt động ngân hàng khác.
Khác với Ngân hàng Đầu tư/Phát triển, Ngân hàng đặc biệt, các định chế
tài chính trung gian phi ngân hàng khác, Ngân hàng Thương mại chủ yếu
cho vay ngắn hạn với khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp bằng nguồn
vốn huy động tiền gửi là chính. Ngoài ra, Ngân hàng thương mại thực hiện
các dịch vụ thanh toán chuyển khoản và cho phép khách hàng được sử
dụng séc trong thanh toán.
* Ngân hàng Đầu tư/Phát triển(Investment/Development Bank).
Ngân hàng Đầu tư/Phát triển hoạt động chủ yếu là cho vay đầu tư, xây
dựng cơ bản bằng nguồn vốn do phát hành trái phiếu hoặc nguồn vốn Ngân
sách. Ngân hàng Đầu tư/Phát triển thực hiện các nghiệp vụ cho vay trung, dài
hạn và chủ yếu cho vay bằng nguồn vốn của mình là chủ yếu, nếu thiếu Ngân
hàng sẽ phát hành trái phiếu để gọi thêm vốn. Ngoài nghiệp vụ tín dụng trung
và dài hạn, Ngân hàng Đầu tư/Phát triển còn đầu tư tài chính vào các công ty

công nghệ hay thương mại dưới các hình thức góp vốn hay mua cổ phần của
các công ty đó.
* Ngân hàng Đặc biệt(Special bank).
Ngân hàng đặc biệt là các ngân hàng trung gian dược thành lập nhằm
phục vụ các mụch đích xã hội. Sự xuất hiện các ngân hàng này là do sự phát
triển không đồng đều giữa các khu vực khác nhau trong quốc gia, và đó là mặt
trái của nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường. Để khắc phục mặt trái
đó, đòi hỏi Chính phủ phải có chính sách hỗ trợ ưu tiên cho những ngành sản
xuất kém, nhằm thúc đẩy nó tăng trưởng nhanh hơn, rút ngắn dần khoảng
cách giàu nghèo giữa các bộ phận dân cư. Với mụch đích đó, tuỳ theo tình
hình cụ thể của từng quốc gia mà các Chính phủ thành lập các Ngân hàng đặc
biệt với những mục đích cụ thể như ở Hàn Quốc có Ngân hàng Phát triển Ngư
nghiệp, ở Việt nam có Ngân hàng Phục vụ người nghèo(trước 2003) và nay là
Ngân hàng Chính sách – Xã hội…
Trang 12/74
* Các tổ chức Tài chính – Tín dụng phi Ngân hàng.
+ Các Công ty tài chính: Mục đích của các Công ty Tài chính là bù đắp
vào phần thiếu hụt vốn do thiếu khả năng cung ứng của các Ngân hàng Trung
gian. Các Công ty Tài chính hoạt động bằng nguồn vốn của mình hoặc vay nợ
bằng hình thức phát hành trái phiếu, tuỳ theo quy dịnh của từng quốc gia mà
Công ty Tài chính có thể được phép thực hiện thêm một số hình thức huy
động của các tổ chức và dân cư với kỳ hạn trung và dài hạn. đặc điểm quan
trọng để phân biệt Công ty tài chính với Ngân hàng Thương mại là Công ty
Tài chính không được phép thực hiện các dịch vụ thanh toán.
+ Các Quỹ Tín dụng, Quỹ Tiết kiệm: Được hình thành với mục đích
huy động những khoản tiền tiết kiệm của cá nhân trong phạm vi nhỏ, phục vụ
nhu cầu tín dụng tiêu dùng và các hộ cá thể trong một địa bàn hẹp. Không
được phép thực hiện các dịch vụ Ngân hàng khác.
1.1.3 Hệ thống Ngân hàng Việt Nam
Cuối thế kỷ XIX, ở Việt Nam chỉ có ba ngân hàng nước ngoài hoạt

động, đó là: Hương Cảng Ngân hàng(1865), Đông dưong Ngân hàng(1875)
và chi nhánh Charter Bank(1904).
Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Thực dân Pháp cho thành lập
thêm Ngân hàng Thương mại Pháp(Banque Francíe commercid, 1922) và
Ngân hàng Đông Á(Bank of East Asia, 1921) hoạt động tại Việt Nam. Trong
giai đoạn này, nhóm tư bản tài chính Việt Nam bắt đầu hình thành. Các nhà tư
bản Việt Nam đã góp vốn thành lạp hội nặc danh thành lập ra một ngân hàng
thuần tuý Việt nam: Vốn của người Việt Nam, phục vụ người Việt Nam, chủ
yếu phục vụ cho nông nghiệp và do người Việt Nam quản lý mang tên An
Nam Ngân hàng(1927), sau đó đổi tên thành Việt Nam Ngân hàng.
Sau khi chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc, các ngân hàng nước
ngoài tiếp tục ra đời tại Việt Nam như: Trung Quốc Ngân hàng(Bank of
China, 1946) Giao thông Ngân hàng(Bank of Communication, 1947) cũng
Trang 13/74
của Trung Quốc. Quốc gia Thương mại và Kỹ nghệ Ngân hàng(banque
nationelle pour le commerce et industrie) của Pháp 1947 và ngân hàng thứ hai
của Việt Nam mang tên Việt Nam Công thương Ngân hàng(1949).
Sau khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà(02/09/1945),
Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà không thực hiện quốc hữu hoá
Ngân hàng Đông Dưong cũng không thành lập ngân hàng của mình cho tới
năm 1951.
Sự ra đời và phát triển của hệ thống Ngân hàng Việt Nam có thể khái
quát thành hai giai đoạn chính sau đây:
1.1.3.1 Giai đoạn từ năm 1951 đén năm 1988:
Do đặc thù chiến tranh và đất nước bị chia cắt cho đến tậm năm 1975,
nên sự phát triển ngành ngân hàng trong giai đoạn này có thể chia ra làm hai
thời kỳ:
* Thời kỳ từ năm 1951 đén 1975.
+ Ở Miền Bắc: Ngày 06/05/1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số
014/SL thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, sắc lệnh này quy định:

“Mọi công việc của Nha Ngân khố Quốc gia và Nha Tín dụng Sản xuất trao
cho Ngân hàng Quốc gia phụ trách”. Như vậy sau khi thành lập, Ngân hàng
Quốc gia Việt Nam đã đảm nhiệm hai chức năng, một là chức năng của Ngân
hàng Trung ương, hai là chức năng của Ngân hàng Trung gian.
Đến năm 1960, Ngân hàng Quốc gia Việt Nam đổi tên thành Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam, được tổ chức thành hệ thống thống nhất từ
trung ương đến địa phương, do Nhà nước độc quyền sở hữu và quản lý.
Hệ thống Ngân hàng Nhà nước thời gian này được tổ chức theo mô hình
hệ thống Ngân hàng một cấp. Hệ thống Ngân hàng Nhà nước tiếp tục tồn
tại theo mô hình trên - tiếp quản thêm hệ thống Ngân hàng Quốc gia Việt
Nam cũ ở Miền Nam sau khi giải phóng Miền Nam(30/04/1975) - cho đến
năm 1988.
Trang 14/74
+ Ngày 31/12/1954, Bảo đại ký quyết định số 48 thành lập Ngân hàng
Quốc gia Việt Nam ở Miền Nam. Từ năm 1954 đến 1975, hệ thống ngân hàng
ở Miền Nam Việt Nam được tổ chức theo mô hình hệ thống Ngân hàng hai
cấp, bao gồm Ngân hàng Quốc gia Việt Nam và các ngân hàng trung gian.
* Thời kỳ từ năm 1975 đến năm 1988:
Sau 30/04/1975, Miền Nam được hoàn toàn giải phóng, Việt Nam
thống nhất hoàn toàn lãnh thổ,các ngân hàng nước ngoài và các chi nhánh
ngân hàng nước ngoài rút toàn bộ ra khỏi Việt Nam. Nhà nước Việt Nam đã
tiến hành quốc hữu hoá toàn bộ hệ thống ngân hàng của chế độ Sài Gòn cũ và
tổ chức thanh lý các ngân hàng tư nhân. Toàn bộ hệ thống ngân hàng được tổ
chức thống nhất theo mô hình ngân hàng một cấp như mô hình ngân hàng từ
1951 đến 1975 ở Miền Bắc. Vị trí và chức năng của Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam trong giai đoạn này được xác định như sau:
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không những là cơ quan ngang Bộ, có
trách nhiệm quản lý các chính sách tiền tệ, tín dụng của Nhà nước, mà còn là
một tổ chức kinh doanh tiền tệ theo chế độ hạch toán kinh tế xã hội chủ nghĩa
để phục vụ các tổ chức và ngành kinh tế phát triển sản xuất kinh doanh.

Chức năng chủ yếu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là phân phối
tiền tệ và giám đốc bằng đồng tiền mọi hoạt động trong nền kinh tế.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện vai trò trung tâm tiền mặt,
trung tâm tín dụng và trung tâm thanh toán trong nền kinh tế quốc dân.
1.1.3.2 Giai đoạn từ năm 1988 đến nay
Giai đoạn này cũng có thể phân ra thành hai thời kỳ chính, thời kỳ 1988
đến 1990, và thời kỳ 1990 đến nay.
* Thời kỳ 1988 đến 1990:
Đây là giai đoạn đánh dấu bước chuyển biến quan trọng của nền kinh tế
Việt Nam. Thời kỳ đổi mới nền kinh tế. Để phù hợp với tiến trình đổi mới của
nền kinh tế, hệ thống ngân hàng cũng phải được cải cách. Ngày 26/03/1988,
Trang 15/74
Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định số 53/1988/NĐ – CP về việc cải
tổ hệ thống Ngân hàng Việt Nam. Theo tinh thần của Nghị định này, hệ thống
Ngân hàng Việt Nam bao gồm hai cấp:
Cấp một là Ngân hàng Nhà nước Việt nam, là cơ quan của Hội đồng
Bộ trưởng, được tổ chức thống nhất trong cả nước, có trụ sở chính đặt tại số
49 Lý Thái Tổ, Hà Nội và văn phòng II tại số 19 Bến Chương Dương, thành
phố Hồ Chí Minh, có các chi nhánh đặt trụ sở tại các Tỉnh, Thành phố trực
thuộc Trung ương.
Cấp hai là các Ngân hàng chuyên doanh trực thuộc Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam bao gồm: Ngân hàng Công Thương Việt Nam, Ngân hàng
Đàu tư và Xây dựng Việt Nam(nay là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Việt Nam(nay là Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam), Ngân hàng Ngoại thương
Việt Nam(nay đã được cổ phần hoá và đổi tên là Ngân hàng TMCP Ngoại
thương Việt Nam).
Tồn tại song song với các ngân hàng chuyên doanh là hệ thống các
Hợp tác xã tín dụng ra đời từ những năm 1960 ở Miền Bắc và 1982 ở Miền
Nam, nhưng do loại hình này quy mô nhỏ hẹp nên không phát triển và nhân

rộng được.
* Thời kỳ 1990 đến nay:
Những đổi mới của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn 1988
đến 1990 được xem là bước đột phá quan trọng, song vẫn còn mang yếu tố
chắp vá và chưa thực sự đổi mới triệt đẻ về mọi mặt, từ công tác tổ chức đến
công tác điều hành và các hình thức hoạt động nghiệp vụ kinh doanh ngân
hàng. Bởi vì ngân hàng vẫn là một khối thống nhất, tập trung trong tay Nhà
nước, hai chức năng quản lý Nhà nước và kinh doanh tiền tệ chưa thực sự
tách biệt, cơ chế tổ chức còn mang nặng dấu ấn của cơ chế cũ, chỉ thích hợp
với nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung. Khi nền kinh tế đã có nhữnng bước
Trang 16/74
tiến triển mới theo hướng kinh tế thị trường, thì sự đổi mới đó của ngành
ngân hàng chỉ mang tính nửa vời và không còn phù hợp nữa, đòi hỏi phải có
sự cải tổ ngành ngân hàng một cách toàn diện, có thể phát huy được vai trò
của ngành ngân hàng trong nền kinh tế thị trường. Xuất phát từ nhu cầu bức
thiết đó, năm 1990, ngành ngân hàng đã có những bước cải tiến quan trọng,
đúng hướng ngân hàng trong nền kinh tế thị trường, đưa hệ thống ngân hàng
trong nước dần đến một hệ thống ngân hàng hiện đại, giống như hệ thống
ngân hàng của các nước trên thế giới hiện nay. Quá trình cải tổ hệ thống ngân
hàng ở Việt Nam được diễn biến qua các bước sau:
Thứ nhất: tách chức năng, nhiệm vụ hoạt động của Kho bạc Nhà nước
ra khỏi chức năng nhiệm vụ hoạt động của ngân hàng theo quyết định số
07/HĐBT ngày 04/01/1990 của Hội đồng Bộ trưởng về việc thành lập hệ
thống Kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính, theo đó chuyển nhiệm vụ
quản lý Quỹ Ngân sách Nhà nước và các Quỹ dự trữ tài chính Nhà nước từ
Ngân hàng Nhà nước sang Bộ Tài chính. Thành lập hệ thống kho bạc Nhà
nước trực thuốc Bộ tài chính.
Thứ hai: Ngày 24/05/1990, Chủ tịch Hội đòng Nhà nước đã ký hai sắc
lệnh công bố hai pháp lệnh: Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt nam và
Pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã Tín dụng và Công ty Tài chính có hiệu lực

từ ngày 01/10/1990. Theo tinh thần của hai Pháp lệnh này, hệ thống ngân
hàng Việt Nam được tổ chức thành hệ thống ngân hàng hai cấp, bao gồm:
Cấp một là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đóng vai trò là Ngân hàng
Trung ương của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Cấp hai là các ngân hàng, công ty tài chính, hợp tác xã tín dụng gồm:
Ngân hàng Thương mại, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, Hợp tác xã tín dụng,
Công ty Tài chính.
Sau khi hai Pháp lệnh này có hiệu lực, hàng loạt các Ngân hàng thương
mại cổ phần đã ra đời và đến nay đã có gần 40 Ngân hàng Thương mại Cổ
Trang 17/74
phần tại Việt Nam, trong đó Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam là Ngân
hàng thành lập đầu tiên vào ngày 12/07/1991 với số giấy phép 001/GP.
Thứ ba: Ngày 12/12/1997, Quốc hội đã thông qua Luật Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam số 06/1997/QHX và Luật các Tổ chức Tín dụng số
02/1997/QHX. Theo quy định của hai luật này thì chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn của hai cấp ngân hàng được quy định như sau:
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có vị trí, chức năng:
“1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà
nước) là cơ quan của Chính phủ và là ngân hàng trung ương của nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền
tệ và hoạt động ngân hàng; là ngân hàng phát hành tiền, ngân hàng của các tổ
chức tín dụng và ngân hàng làm dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ.
3. Hoạt động của Ngân hàng Nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền,
góp phần bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín
dụng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
4. Ngân hàng Nhà nước là một pháp nhân, có vốn pháp định thuộc sở
hữu nhà nước; có trụ sở chính tại Thủ đô Hà Nội.”( Điều 1, chương 1, Luật
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, số 06/1997/QHX ngày 12/12/1997)
Hệ thống các Tổ chức Tín dụng bao gồm: hệ thống các ngân hàng

“bao gồm Ngân hàng Thương mại, Ngân hàng Đầu tư, Ngân hàng Phát
triển, Ngân hàng Chính sách, Ngân hàng Hợp tác, và các loại hình ngân
hàng khác.”(Điểm 2, điều 20, Luật các Tổ chức Tín dụng) và các “Tổ chức
tín dụng phi ngân hàng gồm công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính và
các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác.”(điểm 3, điều 20, Luật các Tổ chức
Tín dụng).
Như vậy theo tinh thần của hai Luật ngân hàng trên đây thì hệ thống
ngân hàng Việt Nam đã được tổ chức về căn bản phù hợp với nền kinh tế thị
Trang 18/74
trường, phù hợp với hệ thống ngân hàng’ thế giới. Hơn thế nữa,việc từng
bước cổ phần hoá các ngân hàng quốc doanh càng làm cho hệ thống ngân
hàng thương mại có bước đổi mới toàn diện hơn, phù hợp với xu thế mở cửa
và hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới.
1.2 CÁC CHỨC NĂNG VÀ NGHIỆP VỤ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2.1 Khái niệm và mô hình hoạt động ngân hàng thương mại
1.2.1.1 Khái niệm Ngân hàng Thương mại
Ngân hàng Thương mại là một định chế tài chính trung gian có vai trò
quan trọng trong nền kinh tế thị trường nói chung và trong hệ thống ngân
hàng trung gian nói riêng. Do các nước khác nhau có những quy định về pháp
luật và quản lý kinh tế không giống nhau, nên ở mỗi nước có những khái
niệm khác nhau về Ngân hàng Thương mại.
Nhưng căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Thương mại,
chúng ta có thể định nghĩa: Ngân hàng Thương mại là tổ chức kinh doanh tiền
tệ mà hoạt động chủ yếu là huy động tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm
hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu,
làm phương tiện thanh toán và kinh doanh các nghiệp vụ ngân hàng hiện đại.
Như vậy, Ngân hàng Thương mại là một tổ chức tín dụng chuyên kinh
doanh tiền tệ và các hoạt động ngân hàng vì mục tiêu lợi nhuận. Ngân hàng Thương
mại luôn được xem là mô hình quan trọng nhất trong các ngân hàng trung gian.
1.2.1.2 Mô hình hoạt động của Ngân hàng Thương mại

Tuỳ từng quốc gia, vùng lãnh thổ và từng thời kỳ, mô hình hoạt động
của các Ngân hàng Thương mại có thể áp dụng khác nhau. Nhưng có ba mô
hình hoạt động chủ yếu của Ngân hàng Thương mại: Ngân hàng chuyên
doanh, ngân hàng kinh doanh tổng hợp và ngân hàng đa năng.
Ngân hàng chuyên doanh là những ngân hàng chỉ chuyên hoạt động
trong một lĩnh vực nhất định như: Ngân hàng nông thôn, ngân hàng đô thị,
ngân hàng công nghiệp.
Trang 19/74
Ngân hàng kinh doanh tổng hợp là những ngân hàng có thể thực hiện
đồng thời nhiều nghiệp vụ ngân hàng truyền thống và trong nhiều lĩnh vực.
Thực chất ngân hàng kinh doanh tổng hợp là ngân hàng làm nghiệp vụ tổng
hợp của nhiều ngân hàng chuyên doanh
Ngân hàng đa năng, ngoài việc thực hiện các nghiệp vụ của ngân hàng
tổng hợp, còn thực hiện các nghiệp vụ của ngân hàng hiện đại như: Nghiệp vụ
kinh doanh và làm các nghiệp vụ về chứng khoán, nghiệp vụ bảo hiểm. Trên
thế giưói hiện nay có hai loại ngân hàng đa năng tiêu biểu:
Ngân hàng đa năng trực tiếp: Với mô hình này, các ngân hàng thương
mại, ngoài việc kinh doanh các nghiệp vụ ngân hàng truyền thống của một
ngân hàng kinh doanh tổng hợp, còn trực tiếp kinh doanh chứng khoán, làm
các dịch vụ về chứng khoán và bảo hiểm. Mô hình này hiện nay phổ biến ở
một số quốc gia như hà lan, Đức, Thuỵ sĩ.
Ngân hàng đa năng gián tiếp: Với mô hình này, các ngân hàng không
được trực tiếp kinh doanh chứng khoán, thực hiện các dịch vụ về chứng
khoán và bảo hiểm. Các nghiệp vụ này đựoc thực hiện giám tiếp thông qua
các công ty con của ngân hàng. Mô hình này hiện nay phổ biến ở Anh, Úc,
Canada và Việt Nam cũng áp dụng mô hình này.
1.2.2 Chức năng của Ngân hàng thương mại
Ngân hàng Thương mại có các chức năng thủ quỹ, chức năng trung
gian thanh toán và chức năng trung gian tín dụng.
1.2.2.1 Chức năng thủ quỹ

Thực hiện chức năng thủ quỹ, ngân hàng thương mại nhận tiền gửi, giữ
tiền, bảo quản tiền, thực hiện yêu cầu rút tiền, chi tiền của khách hàng.
Với chức năng này, ngân hàng thương mại gjúp cho các khách hàng gửi
tiền không những bảo đảm an toàn cho đồng vốn của mình mà còn có tác
dụng sinh lời cho đồng vốn tạm thời dư thừa, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn. Đối với Ngân hàng, thực hiện chức năng thủ quỹ là cơ sở để ngân hàng
Trang 20/74
thực hiện chức năng trung gian thanh toán, đồng thời tạo nguồn vốn để ngân
hàng thực hiện chức năng tín dụng. Đối với nền kinh tế, thông qua chức năng
thủ quỹ của ngân hàng thương mại, từ đó tập trung nguồn vốn tạm thời dư
thừa để phát triển kinh tế.
1.2.2.2 Chức năng trung gian thanh toán
Trên cơ sở thực hiện chức năng thủ quỹ, thay mặt cho khách hàng,
ngân hàng thực hiện trích tiền trên tài khoản trả cho người hưởng, chuyển tiền
hoặc nhận tiền theo uỷ nhiệm của khách hàng.
Chức năng trung gian thanh toán có ý nghĩa rất lớn đối với nền kinh tế
vì đã giúp khách hàng thanh toán nhanh chóng, hiệu quả và an toàn. Từ đó
đẩy nhanh quá trình lưu thông hàng hoá, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Chức
năng trung gian thanh toán là tiền đề và cơ sở để các ngân hàng thương mại
tạo ra tiền ghi sổ, góp phần tăng quy mô tín dụng cho nền kinh tế, vừa tiết
kiệm tiền trong lưu thông dẫn đến tiết kiệm chi phí lưu thông tiền tệ, lại vừa
tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều dịch vụ ngân hàng phát triển.
1.2.2.3 Chức năng trung gian tín dụng
Ngân hàng huy động và tập trung các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi
trong nền kinh tế để tạo lập nguồn vốn của mình và sử dụng nguồn vốn đó để
cho vay đấp ứng nhu cầu sản suất và tiêu dùng của các chủ thể trong nền kinh
tế. Như vậy ngân hàng vừa là người đi vay, lại vừa là người cho vay, hay nói
cách khác, ngân hàng vừa mua lại vừa bán tiền, lấy tiền làm đối tượng kinh
doan và chênh lệc giữa giá bán và giá mua tiền tạo lên bộ phận lớn trong lợi
nhuận của ngân hàng thương mại

Chức năng trung gian tín dụng có ý nghĩa lớn đối với nền kinh tế, giúp
điều hoà tiền tệ từ nơi tạm dư thừa đến nơi tạm thiếu hụt, làm giảm tối đa
lượng vốn nhàn rỗi trong xã hội, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình vận động
của vốn tiền tệ trong xã hội.
Trang 21/74
Đối với ngân hàng thương mại, chức năng này là cơ sở cho sự tồn tại
và phát triển ngân hàng, tăng thu lợi nhuận cho ngân hàng và đồng thời là cơ
sở đẻ ngân hàng thương mại tạo bút tệ.
Đối với khách hàng tiền gửi, vừa giúp cho vốn nhàn rỗi tăng khả năng
sinh lợi, lại vừa đảm bảo an toàn vốn. Đối với khách hàng tiền vay vừa kịp
thời thoả mãn được nhu cầu vốn tạm thời thiếu hụt trong sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ, tiêu dùng lại vừa tiết kiệm chi phí, tiết kiệm thời gian tìm
kiếm nguồn vốn tiện lợi, an toàn và hợp pháp.
1.2.3 Các nghiệp vụ ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại thực hiện ba nghiệp vụ cơ bản, đó là nghiệp
vụ tài sản nợ, nghiệp vụ tài sản có và nghiệp vụ trung gian hoa hồng. Việc
thực hiện ba nghiệp vụ này thể hiện bản chất của ngân hàng thương mại là
doanh nghiêp chuyên kinh doanh tiền tệ và các hoạt động ngân hàng bằng
nhiều nguồn vốn khác nhau, nhưng nguồn vốn chủ yếu là nguồn vốn huy
động tiền gửi.
1.2.3.1 Nghiệp vụ tài sản nợ
Là nghiệp vụ để tạo nguồn vốn kinh doanh cho ngân hàng thương mại.
Nguồn vốn của ngân hàng thương mại bao gồm: Vốn chủ sở hữu(vốn tự có),
vốn huy động và vốn vay.
• Vốn tự có.
Trước hết mỗi ngân hàng thương mại phải có số vốn tự có làm điều
kiện hình thành và duy trì hoạt động kinh doanh của mình. Số vốn tự có này
thường chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn của ngân hàng thương mại.
vốn tự có gồm:
Vốn điều lệ: là vốn của ngân hàng thương mại do các chủ sở hữu đóng

góp. Vốn điều lệ phải bằng hoặc lớn hơn số vốn pháp định và được ghi trong
điều lệ và giấy phép kinh doanh ngân hàng.
Các quỹ: Các quỹ của ngân hàng thương mại gồm có:
Trang 22/74
+ Quỹ dự trữ bổ sung vốn diều lệ: được trích từ lợi nhuạn ròng hàng
năm để bổ sung vốn điều lệ.
+ Quỹ phát triển nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng.
+ Quỹ khác.
Các quỹ này đều được trích từ lợi nhuận ròng hàng năm đê lập quỹ(trừ
quỹ trích lập dự phòng rủi ro được tính vào chi phí của Ngân hàng)
+ Lợi nhuận chưa chia: là lợi nhuận ròng hàng năm chưa phân chia và
chưa sử dụng tới.
• Vốn huy động.
Là vốn thu hút được qua các hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng
thương mại, nguồn vốn huy động bao gồm:
+ Tiền gửi: Ngân hàng thương mại tập trung huy động tiền gửi của các
cá nhân, doanh nghiệp … để hình thành quỹ cho vay. Tiền gửi của ngân hàng
thưong mại huy động được bao gồm: Tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ
hạn, tiền gửitiết kiệm, tiền gửi vốn chuyên dùng
Tiền gửi không kỳ hạn là loại tiền gửi mà người sở hữu có thể rút ra bất
cứ lúc nào mà không cần báo trước về số lượng cũng như thời gian rút tiền.
đây là các khoản tiền gửi tạm thời và khách hàng gửi tiền không vì mục tiêu
lợi nhuận mà chủ yếu dùng để sử dụng cho các nhu cầu thanh toán thường
xuyên và tận dụng được các điều kiện thuận lợi do các dịch vụ thanh toán của
ngân hàng đem lại.
Tiền gửi có kỳ hạn: là loại tiền gửi mà chủ sở hữu chỉ có thẻ rút ra và
hưởng đầy đủ lợi tức theo kỳ hạn định trước. Nhưng trong thực tế, do quy luật
cạnh tranh chi phối, nhiều ngân hàng vẫn cho phép khách hàng được phép rút
ra trước kỳ hạn và vẫn được hưởng lãi suất không kỳ han, thậm chí cho phép
khách hàng rút ra trước hạn và được nhận lãi suất theo kỳ hạn thực gửi. Tiền

gửi có kỳ hạn thường của các tổ chức, doanh nghiệp có lượng vốn xác định
được thời gian dư thừa… Mục đích của các khoản tiền gửi có kỳ hạn là nhằm
Trang 23/74
đến khả năng sinh lời của tiền nhàn rỗi, vì vậy đối với các khoản tiền gửi này,
ngân hàng thương mại phải trả lãi suất thoả đáng cho khách hàng. Tiền gửi có
kỳ hạn mang tính chất ổn định cao hơn và tạo ra nguồn vốn ổn đinh hơn cho
ngân hàng thương mại so với tiền gửi không kỳ hạn.
Tiền gửi tiết kiệm: là tiền gửi của dân cư, tiền gửi tiết kiệm cũng có tiền
gửi tiết kiệm không kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn.
Ngoài ra còn có tiền gửi của các ngân hàng khác, dùng cho việc thực
hiện các nghiệp vụ đại lý, thanh toán, chuyển ngân.
Vốn huy động khác: Ngân hàng thương mại còn có thể huy động vốn
bằng cách phát hành các loại giấy nợ như: Chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu ngân
hàng, kỳ phiếu có mục đích của ngân hàng.
• Vốn vay.
Ngân hàng thương mại trong quá trình hoạt động kinh doanh, ngoài
huy động tiền gửi của các cá nhân, doanh nghiệp để tạo nguồn vốn kinh
doanh còn có thể vay của các ngân hàng thương mại trong nước và quốc tế, và
nếu vẫn không đủ vốn có thể vay của Ngân hàng Trung ương.
Như vậy nguồn vốn của ngân hàng thương mại bao gồm: Vốn tự có,
vốn huy động, vốn vay. Và ngân hàng thương mại phát triển hiệu quả, ổn định
và lâu dài là ngân hàng có nguồn vốn huy động chiểm tỷ trọng lớn trong tổng
nguồn vốn của Ngân hàng.
1.2.3.2 Nghiệp vụ tài sản có
Là nghiệp vụ sử dụng các nguồn vốn của ngân hàng thương mại vào
các hoạt động: Cho vay, đầu tư, kinh doanh ngoại tệ… Nghiệp vụ tài sản có
của ngân hàng thương mại bao gồm:
• Nghiệp vụ ngân quỹ.
Ngân hàng thương mại phải thường xuyên sử dụng nguồn vốn của
mình để thực hiện các nhu cầu thanh toán thường xuyên của khách hàng và

phục vụ cho các nhu cầu kinh doanh của bản thân ngân hàng Tiền dự trữ của
ngân hàng thương mại bao gồm:

×