Tải bản đầy đủ (.docx) (59 trang)

chuyên đề “Nghiên cứu các tính chất lý, hóa học cơ bản của đất dưới trạng thái rừng IIA tại tiểu khu 121 thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên Văn hóa Đồng Nai”.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (675.45 KB, 59 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tài nguyên đất có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự sống của con người
và sinh vật trên trái đất. Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển, quỹ đất ngày
càng khan hiếm hạn hẹp thì “Tấc đất là tấc vàng”. Từ ngàn đời xưa cho đến nay đất
đai luôn gắn bó mật thiết với con người, trong mọi ngành nghề, lĩnh vực của cuộc
sống.
Ngành lâm nghiệp không thể phát triển tốt nếu như không có đất. Bởi đất đai
là tư liệu sản xuất đặc biệt, là điều kiện đầu tiên quyết định tới năng xuất cây trồng.
Trong hoạt động sản xuất, đất và cây trồng có mối liên hệ không thể tách rời “Đất nào
cây ấy”, tính chất đất khác nhau ảnh hưởng khác nhau đến sinh trưởng, phát triển và
năng suất của rừng và ngược lại quá trình sinh trưởng và phát triển của rừng, cũng
làm thay đổi tính chất của đất. Nghiên cứu tính chất lý, hoá học của đất và đánh giá
thích hợp của cây rừng là vô cùng quan trọng, cần thiết đối với các nhà lâm học,
giúp cho công tác lựa chọn các giải pháp để nâng cao chất lượng rừng, phù hợp với
điều kiện đất đai đồng thời cũng đưa ra được một số giải pháp sử dụng đất hiệu quả,
bền vững. Đây là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu và cũng là mục tiêu
chiến lược của mỗi quốc gia.
Khu Bảo tồn thiên nhiên Văn hóa – Đồng Nai trong những năm qua đã làm
tốt công tác quản lý bảo vệ rừng. Tuy nhiên chất lượng rừng chưa đạt yêu cầu, giữa
các trạng thái rừng khác nhau đều có những sự khác biệt. Trong những năm gần đây
công tác trồng và bảo vệ rừng đã được chú trọng, tuy nhiên tốc độ sinh trưởng và
phát triển của một số loài cây trồng rất thấp. Một trong những nguyên nhân gây ra
sự sinh trưởng và phát triển của rừng kém, khả năng phục hồi chậm ở đây có liên
quan gì đến điều kiện đất đai không? Các yếu tố nào của đất có ảnh hưởng quyết
định đến sinh trưởng và năng suất của rừng như thế nào?
Với lý do nêu trên, tôi thực hiện chuyên đề:
“Nghiên cứu các tính chất lý, hóa học cơ bản của đất dưới trạng thái rừng
IIA tại tiểu khu 121 thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai”.
1
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU


1.1. Trên thế giới
Từ những năm đầu của thế kỷ XIX, các nhà khoa học thổ nhưỡng đã có
phương pháp cơ bản về nghiên cứu đất. Các nhà khoa học Nga: v.v.Docutraev (1846
– 1903), V.P.Viliam (1863 – 1939), Kossovic (1862 – 1915), K.K.Gedroiz (1872 –
1932), đã công bố nhiều công trình nghiên cứu về đất nói chung và phân loại đất
nói riêng.
V.V.Docutraev (1879) cho rằng: Đất là vật thể tự nhiên luôn biến đổi, là sản
phẩm chung được hình thành dưới tác động tổng hợp của 5 nhân tố hình thành đất:
Đá mẹ, Khí hậu, Địa hình, Sinh vật (Thực vật, động vật) và thời gian [7]. Trong đó
ông đặc biệt nhấn mạnh vai trò của thực vật trong quá trình hình thành đất “nhân tố
chủ đạo trong quá trình hình thành đất ở nhiệt đới là nhân tố thảm thực vật rừng”
bởi vì nó là yếu tố sáng tạo ra chất hữu cơ và khi chết nó tạo thành mùn.
Trong lĩnh vực đất rừng, các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu tính chất
của đất ở các khu vực khác nhau và đã rút ra kết luận: Nhìn chung độ phì của đất
dưới rừng trồng đã được cải thiện đáng kể và sự cải thiện tăng dần theo tuổi (Shash,
1878; Iha.M.N, Pande.P và Rathore, 1984, Basu.P.K và Aparajita Madi, 1987,
Chakraborty.R.N và Chakraborty – D, 1989, Ohta, 1993). Các loài cây khác nhau
ảnh hưởng rất khác nhau đến độ phì của đất, cân bằng nước, sự phân hủy thảm mục
và chu trình dinh dưỡng khoáng (Bernhard Reversat.F, 1993, Trung tâm Lâm
nghiệp quốc tế (CIFOR), 1998; Chandran.P, Dutta.D.R, Gupta.S.K và Banerjee.S.K,
1998) [9].
Basu.P.K và Aparajita Man (1987) nghiên cứu về ảnh hưởng của rừng Bạch
đàn lai trồng vào các năm 1971, 1975, 1981 đến tính chất đất. Kết quả nghiên cứu
của tác giả cho rằng nhìn chung độ phì đất dưới tán rừng Bạch đàn lai đã được cải
thiện và tăng theo tuổi cây. Chất hữu cơ và dung lượng cation trao đổi tăng đáng kể
trong khi đạm tổng số tăng rất ít và độ chua của đất cũng giảm [2].
Ormand và Will khi nghiên cứu sau khai thác rừng P. Radiata với chu kỳ
ngắn đã cho thấy đất rừng bị thoái hóa khá rõ. Năm 1978 Turvey cũng cho biết khi
2
thay thế rừng tự nhiên bằng P.radiata với chu kỳ 15 - 20 năm sản lượng 400 m

3
/ha
đã làm giảm độ phì đất do khai thác. Hơn nữa do thảm thực mục rừng thông khó
phân giải nên làm chậm quay vòng các chất khoáng ở các dạng lập địa này (dẫn
theo Phạm Văn Điển) [11]. Độ phì của đất đóng vai trò cực kỳ quan trọng và ảnh
hưởng trực tiếp đến sinh trưởng và năng suất cây trồng. Ngược lại các loài cây khác
nhau cũng có ảnh hưởng khác nhau đến độ phì đất. Trong những năm gần đây có
một số công trình nghiên cứu cụ thể về vấn đề này và mới chỉ nghiên cứu cho từng
đối tượng cây trồng cụ thể. Mối quan hệ giữa sinh trưởng của Tếch (Tectona
grandis) và một số yếu tố đất được xây dựng thông qua phương trình: R = 1/3 (P x
S) (Week J , 1970), trong đó R là lượng tăng trưởng hàng năm (m3/ha), P là độ dày
của tầng đất (cm) và S là độ no bazơ (mg/100 đất) [3].
Chakraborty. R. N và Chakraborty. D (1989) đã nghiên cứu về sự thay đổi
tính chất đất dưới rừng Keo lá tràm ở các tuổi 2, 3 và 4, các tác giả cho rằng rừng
trồng Keo lá tràm cải thiện đáng kể một số tính chất độ phì đất như độ chua của đất
biến đổi 5,9 - 7,6; khả năng giữ nước của đất tăng từ 22,9% lên 32,7%, chất hữu cơ
tăng từ 0,81% lên 2,70%, Đạm tăng từ 0,36 lên 0,50% và đặc biệt màu sắc của đất
cũng biến đổi một các rõ rệt từ màu nâu vàng sang màu nâu [13].
Chijiok (1989) đã nghiên cứu sự thay đổi độ phì của đất nhiệt đới do trồng
cây Lõi thọ và Thông caribaea thuần loài ở 5 khu vực tại Trung Phi và Nam Mỹ
cũng thấy lượng Mùn, Đạm bị giảm đi nhanh chóng. Đến năm thứ 6 - 7 các yếu tố
này vẫn chưa được hồi phục. Lượng Kali ban đầu tuy có tăng lên nhưng sau đó lại
bị giảm đi rõ rệt. Tác giả cũng cho thấy, với chu kỳ khai thác 14 năm trung bình đất
mất đi 150 - 400kg Đạm, 200 - 1000kg Kali cho mỗi hecta. Nhiều nghiên cứu đã
xác nhận rằng, các cây gỗ mọc nhanh tiêu thụ một lượng dinh dưỡng rất lớn ở giai
đoạn đầu và giảm dần ở các tuổi già hơn. Vì vậy việc trồng cây mọc nhanh với chu
kỳ khai thác ngắn ở nhiệt đới sẽ làm cho đất nhanh chóng bị kiệt quệ hơn so với các
rừng trồng cây lá kim có chu kỳ dài (80 - 100) như ôn đới (dẫn theo Ngô Đình Quế)
[4].
Ohta (1993) nghiên cứu về sự thay đổi tính chất đất do việc trồng rừng Keo

lá tràm ở vùng Pantabagan, Philippin. Tác giả đã xem xét sự biến đổi tính chất đất
dưới rừng Keo lá tràm 5 năm tuổi và rừng Thông ba lá 8 tuổi trồng trên đất thoái
3
hoá nghèo kiệt. Kết quả của tác giả cho thấy trồng rừng đã làm thay đổi dung trọng
và độ xốp của đất ở tầng 0 - 5 cm theo hướng tích cực. Tuy nhiên, lượng Ca2+ ở
tầng đất mặt dưới 2 loại rừng lại thấp hơn so với đối chứng (đất trống) [13].
Theo Weer và Tracy (1969) trong rừng mưa nhiệt đới ở Châu Úc thì sinh
trưởng của thực vật lại phụ thuộc vào đá mẹ, độ ẩm đất, thành phần cơ giới đất, hàm
lượng CaCO
3
, mùn và đạm [9].
Đất với cây trồng có mối quan hệ mật thiết với nhau, đất càng tốt độ phì càng
cao thì thảm thực vật, cây trồng sinh trưởng phát triển càng mạnh và ngược lại,
thảm thực vật lại có tác động trở lại với đất rất tích cực, thúc đẩy cho đất nhanh
chóng tăng độ phì. Hay nói cách khác, thảm thực vật rừng là vật chỉ thị của điều
kiện nơi mọc.
Khi nghiên cứu về rừng mưa nhiệt đới ở Australia, Week (1970) đã khẳng định
sinh trưởng của thực vật phụ thuộc vào các yếu tố: Đá mẹ, độ ẩm của đất, thành
phần cơ giới, hàm lượng mùn và đạm,…[6].
Odum (1978). khi nghiên cứu chu trình dinh dưỡng giữa rừng và đất ở
Amazôn đã cho thấy trong rừng nhiệt đới tự nhiên, lớp nấm, rễ dày đặc trong tầng
đất mặt đã phân huỷ tức thời lớp thảm mục và các chất dinh dưỡng khoáng được
chuyển trực tiếp cho thực vật thông qua hệ rễ của cây[12].
Năm 1998, Alfredson.H, Condron.L.M và Davis.M.P đã nghiên cứu về sự
biến động độ chua của đất và chất hữu cơ khi chuyển đổi hình thức sử dụng đất từ
đất có trảng cỏ che phủ sang rừng lá kim. Kết quả nghiên cứu khẳng định rằng sau
15 năm trồng rừng lá kim, chất hữu cơ, đạm tổng số , cation trao đổi giảm và độ
chua trao đổi tăng ở tầng 20 - 30cm. Tác giả cũng cho rằng nhôm di động và độ
chua trao đổi là những yếu tố dễ bị thay đổi do việc trồng rừng [1].
1.2. Ở Việt Nam

Nghiên cứu đất rừng mang những đặc trưng rõ nét mà các nhà nghiên cứu
đều quan tâm chú ý đó là mối quan hệ hữu cơ giữa đất và thảm thực vật rừng, tức
ảnh hưởng của đất tới rừng và ngược lại ảnh hưởng của rừng tới đất. Việt Nam nằm
trong khu vực nhiệt đới khí hậu nóng ẩm, bởi vậy sự phân bố của thực vật vô cùng
phong phú.Trước đây, khi rừng còn chiếm 3/4 diện tích đất nước, hầu hết các loài
thực vật nhiệt đới đều có mặt ở các loại đất Việt Nam. Hiện nay rừng bị tàn phá,
4
nhiều loài thực vật đã bị suy giảm nghiêm trọng, một số loài có nguy cơ tuyệt
chủng. Nhất là những loài thực vật quí hiếm, có tác dụng làm thuốc hoặc có giá trị
kinh tế cao.
Năm 1997 chương trình môi trường liên hợp quốc đã đánh giá tổng thể về
thoái hoá đất ở 17 quốc gia Đông Nam á với sự tham gia của Việt Nam (Thái
Phiên, Nguyễn Tử Xiêm, UNEP, 1997). Hai mươi tiêu thức được sử dụng để đánh
giá các kiểu thoái hoá và lập bản đồ toàn vùng, trong đó chú trọng đến thoái hoá
đất do con người gây ra về quy mô, tốc độ, nguyên nhân và ảnh hưởng của quá
trình này đến sức sản xuất của đất. Kết quả cho thấy rằng bên cạnh xói mòn rửa
trôi do nước thì thoái hoá hoá học đất Việt Nam là khá nghiêm trọng so với các
nước trong vùng. Nhận thức được những đặc điểm quan trọng này, trong nhiều
thập kỷ qua khoa học đất đã tạo ra cơ sở khoa học và đề xuất nhiều giải pháp kỹ
thuật để khắc phục các mặt hạn chế hoá học của độ phì nhiêu, chuyển hoá độ phì
nhiêu tiềm năng sang độ phì nhiêu hữu hiệu [1].
Độ phì của đất đóng vai trò cực kỳ quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến
sinh trưởng và phát triển của các thảm thực vật rừng và cây trồng. Ngược lại các
thảm thực vật rừng khác nhau cũng có ảnh hưởng đến độ phì đất rất khác nhau. Vì
vậy, duy trì và làm tăng độ phì đất là yếu tố then chốt để làm bền vững tài nguyên
đất. Nguyễn Ngọc Bình (1970) nghiên cứu sự thay đổi các tính chất và độ phì của
đất qua các quá trình diễn thế, thoái hoá và phục hồi rừng của các thảm thực vật ở
miền Bắc Việt Nam cho thấy độ phì đất biến động rất lớn ứng với mỗi loại thảm
thực vật, thảm thực vật đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì độ phì đất[9].
Nghiên cứu về ảnh hưởng của thảm thực vật rừng đến tính chất hoá sinh của

đất ở Bắc Sơn của Nguyễn Trường và Vũ Văn Hiển (1997) đã chứng minh rằng tính
chất hoá học đất thay đổi phụ thuộc vào độ che phủ của thảm thực vật. Ở những nơi
đất có độ che phủ thấp tính chất của đất biến đổi theo xu hướng xấu. Đất bị chua
hoá, tỷ lệ Mùn, hàm lượng các chất dễ tiêu NH
4
, P
2
O
5
đều thấp hơn rất nhiều so với
đất được che phủ tốt [10].
Nguyễn Trọng Điều (1992) cho biết dưới tán rừng thuần loài 5 - 6 tuổi lượng
chất rơi rụng xuống đất từ 5 - 10 tấn/ha/năm, trong đó chứa khoảng 80 - 90 kg Đạm,
5
8 kg Lân, 205 kg Kali. Đặc biệt hàng năm lá cây phân hủy thành chất Mùn ở rừng
rậm nhiệt đới cao gấp 5 lần rừng ôn đới [13].
Nguyễn Minh Thanh, Dương Thanh Hải (2013), nghiên cứu một số tính chất
lý hóa học cơ bản dưới 7 trạng thái thảm thực vật tại xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc,
tỉnh Hòa Bình cho thấy: Các trạng thái thảm thực vật ảnh hưởng rất rõ đến tính chất
lý, hoá học của đất, nhất là độ pH, hàm lượng chất hữu cơ trong đất [12].
Nguyễn Văn Khánh (1996) đã công bố công trình nghiên cứu nhiều năm về
việc phân vùng lập địa lâm nghiệp Việt Nam. Ông đã căn cứ vào nhiều nhân tố: Chế
độ mưa, kiểu khí hậu, kiểu địa hình và nhóm đất để phân chia lập địa Lâm nghiệp
[1].
Hoàng Xuân Tý (1997) đã tiến hành nghiên cứu mối quan hệ giữa sinh
trưởng Bồ đề rừng tự nhiên, rừng trồng với các yếu tố lập địa và điều kiện gây
trồng. Tác giả đã đề xuất 4 chỉ tiêu quan trọng của đất để xác định đất thích hợp cho
trồng rừng Bồ đề là: Loại đất, độ dày tầng đất, độ thoái hoá đất và thảm thực bì chỉ
thị [9].
Như vậy, nghiên cứu đặc tính lý, hoá học dưới các trạng thái thực bì khác

nhau đã được nhiều nhà chuyên gia trong và ngoài nước tiến hành nghiên cứu rất
công phu, bao gồm thảm che là rừng tự nhiên, rừng nhân tạo, hoặc Trảng cỏ, đây là
các công trình rất có giá trị về khoa học, cung cấp nhiều thông tin cần thiết trong
quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về đất rừng, để chọn trạng thái che phủ tốt trong
khi sử dụng đất, tạo cho đất có độ phì ngày càng tăng và bền vững. Vậy nghiên cứu
tính chất lý, hóa học của đất dưới một số trạng thái rừng tại Khu Bảo tồn thiên
nhiên - Văn hóa Đồng Nai, làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất những giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất là rất cần thiết cho mục tiêu và
nhiệm vụ phát triển nông lâm nghiệp ở nông thôn.
6
CHƯƠNG 2
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định được một số tính chất lý, hóa học cơ bản của đất dưới các trạng thái
rừng khác nhau tại Khu Bảo Tồn thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai, làm cơ sở khoa
học cho việc đề xuất một số biện pháp cải thiện tính chất của đất và giải pháp quản
lý sử dụng đất hiệu quả, bền vững tại Khu Bảo Tồn thiên nhiên – Văn hóa Đồng
Nai.
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu một số tính chất đất dưới trạng thái rừng tự nhiên tại Tiểu khu
121 thuộc Khu Bảo Tồn thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai là khu thực nghiệm của
CS2 – trường Đại Học Lâm Nghiệp.
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu một số tính chất lý, hóa học dưới trạng thái rừng tự nhiên tại tiểu
khu 121.
2.3. Nội dung nghiên cứu
Đề tài tiến hành nghiên cứu một số nội dung như sau:
2.3.1. Nghiên cứu hình thái phẫu diện đất ở 4 vị trí phẫu diện khác nhau
Phẫu diện 1, phẫu diện 2, phẫu diện 3 và phẫu diện 4 tại tiểu khu 121 của khu

vực nghiên cứu với các đặc tính đất (thành phần cơ giới, độ dày tầng đất, tỷ lệ đá
lẫn,…)
2.3.2. Nghiên cứu một số tính chất lý hoá học cơ bản của đất tại khu vực
- Tính chất lý học của đất: Thành phần cơ giới, tỷ trọng, dung trọng và độ
xốp của đất.
- Tính chất hoá học của đất:
+ Phản ứng của dung dịch đất (
OH
pH
2
,
KCl
pH
),
+ Hàm lượng mùn tổng số (M%).
7
+ Các chất dễ tiêu của đất (
+
4
NH
,
52
OP
,
OK
2
).
2.3.3. Đề xuất một số biện pháp cải thiện tính chất của đất và giải pháp quản lý
sử dụng đất hiệu quả, bền vững
2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp luận
Đất là một bộ phận hợp thành môi trường sinh thái và được đánh giá là một
nhân tố quyết định sự phân bố, sinh trưởng, phát triển, cấu trúc, sản lượng và tính
ổn định của cây rừng. Độ phì của đất có ảnh hưởng nhiều mặt đến đời sống của cây
rừng.
* Đất ảnh hưởng đến cây thông qua đặc tính lý học và hóa học.
- Đặc tính lý học của đất ảnh hưởng đến tình hình không khí và khả năng
cung cấp nước cho cây trồng. Khả năng hấp thụ nước của cây phụ thuộc vào nồng
độ muối và nhiệt độ đất. Chế độ nước, nhiệt trong đất và độ sâu tầng đất là nhóm
nhân tố có ảnh hưởng quyết định đến phân bố, hình thái và sự phát triển của hệ rễ,
thông qua đó ảnh hưởng đến tính ổn định của quần xã thực vật rừng.
- Đặc tính hóa học của đất chịu ảnh hưởng từ đá mẹ, sự phân giải thảm mục
rừng và hoạt động của vi sinh vật. Thành phần dinh dưỡng khoáng và phản ứng
dung dịch đất là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống cây rừng.
“Đất nào cây ấy” nói lên mức độ thích hợp của cây trồng với điều kiện tự
nhiên. Đất được hình thành dưới sự tác động tổng hợp của các nhân tố gồm: Đá mẹ,
khí hậu, sinh vật, thời gian và hoạt động của con người. Do vậy, mỗi một nhân tố
thay đổi làm các nhân tố khác thay đổi theo và làm thay đổi tính chất lý hóa học của
đất [9].
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
2.4.2.1. Phương pháp ngoại nghiệp
- Điều tra cấu trúc các trạng thái rừng
Trên trạng thái rừng nghiên cứu tiến hành lập 1 ô tiêu chuẩn với diện tích ô
là 2.000 m
2
.
8
Phương pháp lập ô tiêu chuẩn: Sử dụng bản đồ, thước dây, địa bàn cầm tay
để xác định vị trí ô tiêu chuẩn. Ô tiêu chuẩn (OTC) hình chữ nhật được lập theo
định lý pitago. Chiều dài OTC có chiều dài 50 m và chiều rộng 40 m.

Trên mỗi ÔTC tiến hành đo đếm các chỉ tiêu:
+ Đo đường kính ngang ngực (D
1.3
) bằng thước kẹp kính cho tất cả các cây
có đường kính ≥ 6cm.
+ Đo chiều cao vút ngọn (Hvn) và chiều cao dưới cành (Hdc) bằng thước đo
cao Blumeiss của tất cả các cây trong OTC, độ chính xác đến 0,1m.
+ Đo đường kính tán (D
t
) của tất cả các cây trong OTC bằng cách đo gián
tiếp thông qua hình chiếu tán của cây trên mặt đất, độ chính xác 0,1m.
Số liệu điều tra được ghi vào mẫu biểu:
Biểu 2. : Phiếu điều tra cây cao
Vị trí: Ngày điều tra:
Hướng
d

c
:
Người điều tra:
Độ dốc: Số hiệu OTC:
Trạng thái rừng:
TT Loài cây
D
1.3
(cm)
H
vn
(m)
H

dc
(m)
D
t
(m)
Phẩ
m
chất
Ghi
chú
Chu vi C/π Đ-T N-B TB
1

Cây tái sinh là những cây gỗ còn non, sống dưới tán rừng từ giai đoạn cây mạ
cho đến khi chúng bắt đầu tham gia vào tán rừng.
Trên OTC, lập 5 ô dạng bản (ODB) có diện tích 25m
2
phân bố đều trên OTC.
Thống kê tất cả cây tái sinh vào phiếu điều tra (biểu 2.2) theo các chỉ tiêu:
- Tên loài cây tái sinh
9
- Đo chiều cao cây tái sinh bằng sào và phân theo cấp chiều cao với cỡ chiều
cao 0,5m.
Biểu 2. : Biểu cây tái sinh
T
T
Tên cây
Chiều cao (m)
Phẩm
chất

Nguồn
gốc
< 0,5 0,5 - 1 1 - 2 > 2
- Điều tra đất dưới các trạng thái rừng khác nhau.
+ Kế thừa các tài liệu
- Thu thập kế thừa có chọn lọc các tài liệu có liên quan, các thông tin phục vụ cho
nghiên cứu của đề tài như: Khí hậu, đất, địa hình, thực vật, động vật,…
- Yêu cầu sinh thái của các loài cây nghiên cứu.
+ Điều tra đất
- Tiến hành điều tra ngoại nghiệp tại khu vực nghiên cứu. Tiến hành đào một
phẫu diện chính.
- Mô tả phẫu diện theo bảng mô tả phẫu diện đất của bộ môn Khoa học đất -
Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam.
+ Lấy mẫu phân tích
Tại phẫu diện chính lấy 2 mẫu theo cấp độ sâu. Mẫu ở mỗi cấp độ sâu là một
mẫu tổng hợp từ nhiều mẫu đơn lẻ theo phương pháp Cộng hoà liên bang Đức -
1990.
- Với độ sâu từ 0 - 20cm: Lấy mẫu tổng hợp từ 9 mẫu đơn lẻ, một mẫu lấy từ
thành quan sát phẫu diện chính, 8 mẫu còn lại lấy ở 8 nơi theo 8 hướng Đông - Tây
- Nam - Bắc - Đông Bắc - Tây Bắc - Đông Nam - Tây Nam, cách phẫu diện chính 8
- 10m.
- Với độ sâu 20 - 50cm mẫu tổng hợp được lấy từ 5 mẫu đơn lẻ, một mẫu ở
thành phẫu diện chính, 4 mẫu còn lại lấy theo 4 hướng chính Đông, Tây, Nam, Bắc
xung quanh phẫu diện chính với bán kính 8 - 10m.
10
Mẫu đơn lẻ được lấy với lượng bằng nhau ở cùng một cấp độ sâu và mỗi
mẫu đất tổng hợp lấy 1kg đất.
+ Lấy mẫu dung trọng bằng ống dung trọng với độ sâu từ 0 - 20cm tại 5 vị trí,
trong đó 1 ở gần phẫu diện chính, 4 mẫu còn lại lấy ở phẫu diện phụ tỏa theo 4 hướng
chính Đông - Tây - Nam - Bắc cách phẫu diện chính với bán kính 8 -10m.

+ Lấy mẫu tiêu bản của từng tầng phát sinh cho vào túi nilon và mẫu tổng
hợp của các tầng vào túi để về kiểm tra.
Biểu 2. : Biểu mô tả đất
Số hiệu OTC:………………………
Độ cao tuyệt đối:………………………
Độ dốc trung bình:…………………
Loại đá mẹ:…………………………
Loại đất: …………………………
Trạng thái rừng:…………………
Độ tàn che:……………………………
Tầng
đất
(cm)
Độ
sâu
(cm)
Mô tả đặc trưng các tầng đất
Ghi
chú
Màu
sắc
Tp cơ
giới
Kết
cấu
Độ
chặt
Độ
ẩm
Tỷ lệ

đá lẫn
(%)
Tỷ lệ
rễ
cây
(%)
2.4.2.2. Phương pháp nội nghiệp
2.4.2.1. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng
* Tổ thành tầng cây gỗ
Tổ thành là nhân tố biểu thị tỉ trọng của mỗi loài hay nhóm loài nào đó
chiếm trong lâm phần. Công thức biểu thị hệ số tổ thành của các loài trong lâm
phần được gọi là công thức tổ thành. Nó bao gồm chữ cái viết tắt tên loài và hệ số
phần mười của số cây. Các bước tiến hành xác định công thức tổ thành:
11
+ Bước 1: Tập hợp số liệu tầng cây cao ở tất cả OTC theo loài và số cá thể
của mỗi loài.
+ Bước 2: Xác định tổng số loài cây và tổng số cá thể trong OTC.
+ Bước 3: Tính số lượng cá thể bình quân của một loài theo công thức.
m
N
X
=
(2.1)
Trong đó:
N là tổng số lượng cá thể các loài
m là tổng số loài
X
là số lượng cá thể bình quân mỗi loài
+ Bước 4: Xác định số loài, tên loài tham gia vào công thức tổ thành.
Loài nào có số cây <

X
thì không tham gia vào công thức tổ thành. Loài nào
có số cây ≥
X
thì tham gia vào công thức tổ thành.
+ Bước 5: Nếu số lượng cá thể tham gia quá nhiều thì có thể lặp lại bước này
một lần nữa. Xác định hệ số tổ thành của từng loại theo công thức.
N
X
K
i
i
=
(2.2)
Trong đó:
K
i
là hệ số tổ thành của loài i
X
i
là số lượng cá thể của loài i
N là tổng số lượng cá thể của các loài
+ Bước 6: Viết công thức tổ thành.
Loài nào có K
i
> 0,5 thì ghi vào công thức tổ thành. Loài nào có hệ số tổ
thành lớn thì viết trước, loài nào có hệ số tổ thành nhỏ viết sau.
+ Bước 7: Chú giải cho công thức tổ thành.
* Mật độ
12

Cấu trúc mật độ là chỉ tiêu biểu thị số lượng cá thể của từng loài hoặc của tất
cả các loài tham gia trên một đơn vị diện tích (thường là 1ha), phản ánh mức độ tận
dụng không gian dinh dưỡng và vai trò của loài trong QXTVR.
Công thức xác định mật độ như sau:
(2.3)
Trong đó: S
ô
: diện tích OTC (m
2
)
n: số lượng cá thể của loài hoặc tổng số cá thể trong OTC
* Tiết diện ngang
2
4
ii
dg
π
=
(2.4)
Trong đó:
g
i
: Tiết diện ngang của các loài có cỡ kính d
i
d
i
: Đường kính 1,3m của các loài
Tổng tiết diện ngang của lâm phần

=

=
n
i
i
gG
1
(2.5)
Trong đó:
G: Tổng tiết diện ngang của lâm phần
g
i
: Tiết diện ngang của cỡ kính thứ i
n: Số cấp kính
* Trữ lượng:
fHgM
vn
n
i
i

1

=
=
(2.6)
Trong đó:
M: Trữ lượng của lâm phần
H
vn
: Chiều cao vút ngọn tương ứng với từng cỡ kính

f: Hình số thân cây (lấy f = 0,45)
13
000.10/
×=
«
S
n
haN
* Tổ thành cây tái sinh
Phương pháp xác định tương tự như đối với tầng cây cao
* Mật độ cây tái sinh
Phương pháp xác định tương tự như đối với tầng cây cao
* Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao
Thống kê tái sinh theo năm cấp: Cấp một có chiều cao 0 - 1m, cấp hai có
chiều cao từ 1 - 2m, cấp ba có chiều cao từ 2m - 3m, cấp bốn có chiều cao từ 3 - 4m
và cấp năm từ 5m trở lên.
2.4.2.2.2. Phân tích mẫu đất và tính toán, xử lý số liệu
Được tiến hành tại phòng thí nghiệm của bộ môn Nông hóa – thổ nhưỡng
viện cao su Việt Nam, Bình Dương.
a. Xử lý mẫu
Mẫu đất lấy về hong khô trong bóng râm, nhặt bỏ rễ cây, đá lẫn, kết von. Sau
đó giã nhỏ bằng cối đồng và chày có bọc cao su, rồi rây đất qua rây có đường kính
1mm. Riêng đất để phân tích mùn thì giã bằng cối và chày sứ rồi rây qua rây có
đường kính 0,25mm.
b. Các tính chất lý học của đất
- Xác định thành phần cơ giới của đất bằng phương pháp vo ven.
- Xác định tỷ trọng đất bằng phương pháp Picnomet.
- Xác định dung trọng bằng phương pháp ống dung trọng có thể tích là 100 cm
3
thông

qua cân và sấy.
- Xác định độ xốp thông qua tỷ trọng và dung trọng theo công thức:

100)1((%) ×−=
d
D
P
(2.7)
Trong đó: P: Là độ xốp của đất (%)
D: Là dung trọng của đất (g/cm
3
)
d: Là tỷ trọng của đất (g/cm)
c. Các tính chất hoá học của đất
- Xác định pH
OH
2
, pH
KCl
bằng máy đo pH metter.
14
- Xác định hàm lượng mùn tổng số bằng phương pháp Chiurin.
- Xác các chất N, P, K dễ tiêu (NH
4
+
, P
2
O
5
, K

2
O) bằng phương pháp so màu.
CHƯƠNG 3
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ XÃ HỘI
KHU VỰC ĐIỀU TRA
3.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1. Tọa độ địa lý tại Khu Bảo tồn
- Từ 11
0
51’ 51” - 11
0
07’ 38” vĩ độ Bắc
- Từ 106
0
90’ 14” - 107
0
30’ 25” kinh độ Đông
3.1.2. Phạm vi ranh giới
Khu Bảo tồn nằm phía bắc tỉnh Đồng Nai, thuộc vùng lưu vực phía Tây sông
Đồng Nai. Diện tích quản lý của KBT thuộc địa giới hành chính các xã Phú Lý, Mã
Đà, Hiếu Liêm, thị trấn Vĩnh An - Huyện Vĩnh Cửu, xã Thanh Sơn, La Ngà, Phú
Cường, Ngọc Định, Phú Ngọc, Túc Trưng - huyện Định Quán và xã Đaklua - huyện
Tân Phú.
Phạm vi ranh giới cụ thể như sau:
- Phía Bắc giáp: Tỉnh Bình Phước và huyện Tân Phú.
- Phía Nam giáp: Sông Đồng Nai, huyện Trảng Bom và huyện Thống Nhất.
- Phía Đông giáp: VQG Cát Tiên, huyện Tân Phú và huyện Định Quán.
- Phía Tây giáp: Tỉnh Bình Phước và Tỉnh Bình Dương.
- Tiểu khu 121 nằm trong phân khu phục hồi sinh thái thuộc Khu Bảo tồn
thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai.

3.1.3. Khí hậu thủy văn
a. Khí hậu
Khu Bảo tồn nằm trong khu vực có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa cận
xích đạo, mỗi năm có 2 mùa rõ rệt, nhiệt độ cao đều trong năm.
15
- Mùa mưa từ tháng 5 - tháng10. Lượng bốc hơi và nền nhiệt thấp.
- Mùa khô từ tháng 11 - tháng 4 năm sau. Lượng bốc hơi và nền nhiệt cao.
- Lượng mưa trung bình năm từ: 2.000 - 2.800mm, tập trung vào các tháng 7,
tháng 8 và tháng 9.
+ Nhiệt độ trung bình hàng năm: 25
0
C - 27
0
C.
+ Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất: 29
0
C - 38
0
C.
+ Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất: 18
0
C - 25
0
C.
- Độ ẩm tương đối: 80 - 82%.
- Hướng gió thịnh hành: Đông Bắc - Tây Nam.
- Ít có gió bão và sương muối.
b. Thủy văn
- Phía Bắc và Tây Bắc có suối Mã Đà, là suối lớn và là đường ranh giới của
Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai với tỉnh Bình Phước.

- Phía Tây có sông Bé, là ranh giới giữa Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa
Đồng Nai với tỉnh Bình Dương.
- Phía Đông và Nam có hồ Trị An là hồ dự trữ và cung cấp nước cho hoạt
động của nhà máy thuỷ điện Trị An. Ngoài ra trên địa bàn còn có hồ Bà Hào diện
tích trên 400ha và hồ Vườn ươm trên 20ha, luôn ổn định mực nước phục vụ cho
việc nuôi trồng thuỷ sản, tưới tiêu và công tác phòng cháy chữa cháy của đơn vị.
- Trong khu vực, địa hình bị chia cắt nhẹ bởi hệ thống gồm rất nhiều suối nhỏ
đổ vào hồ Trị An và sông Bé như: Suối Ràng, suối Linh, suối Cây Sung, suối Sai,
suối Bà Hào Đa phần các suối nhỏ đều cạn nước vào mùa khô.
3.1.4. Địa hình
Nằm trong khu vực địa hình chuyển tiếp từ cao nguyên Bảo Lộc - Lâm Đồng
xuống vùng địa hình bán bình nguyên của Đông Nam Bộ. Địa hình thuộc dạng địa
hình vùng đồi, với 3 cấp độ cao: Đồi thấp, đồi trung bình và đồi cao, độ cao giảm
dần từ Bắc xuống Nam, nghiêng từ Đông sang Tây. Độ chênh cao giữa các khu vực
không nhiều và có sự chuyển tiếp từ từ. Độ cao lớn nhất: 368m, thấp nhất: 20m,
bình quân: 100 - 120m, độ dốc lớn nhất: 35
0
, độ dốc bình quân: 8
0
- 10
0
.
16
3.1.5. Đất đai
Theo số liệu điều tra thổ nhưỡng của các đơn vị chuyên môn (Đại học Nông
lâm TPHCM và Phân viện điều tra Nông nghiệp, Lâm nghiệp TPHCM), đất trong
khu vực phổ biến là nhóm đất Feralit đỏ vàng phát triển trên sa phiến thạch.
Ngoài ra còn có: Nhóm đất Podzolit phát triển trên phù sa cổ, phân bố ven
sông Đồng Nai, sông Mã Đà và ven hồ Trị An và nhóm đất Feralit nâu đỏ phát triển
trên đá Bazan, tập trung ở một vài khu đồi trong khu vực. Diện tích các loại đất này

không nhiều.
Nhìn chung đất trong vùng có tầng đất mặt không dày, quá trình Feralit hóa
diễn ra tương đối mạnh ở những nơi không có rừng, song chất lượng còn tốt và
tương đối thuận lợi cho công tác sản xuất Nông - Lâm nghiệp, thành phần cơ giới
chủ yếu là sét pha cát.
3.2. Tình hình tài nguyên rừng và đất rừng
3.2.1. Diện tích rừng và đất rừng
Căn cứ kết quả rà soát quy hoạch 3 loại rừng theo chỉ thị số: 38/2005/CT -
TTg ngày 5/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ, được Ủy ban nhân dân (UBND)
tỉnh Đồng Nai phê duyệt tại quyết định số 4505/QĐ - UBND, ngày 29/12/2008 và
Quyết định số: 1977/QĐ - UBND, ngày 16/7/2009, V/v: Sáp nhập Trung tâm Thủy
sản Đồng Nai vào Khu BTTN&DT Vĩnh Cửu, tổng diện tích quản lý và hiện trạng
sử dụng đất của KBT như sau:
Biểu 3. : Hiện trạng sử dụng đất tại Khu Bảo tồn
17
TT Hạng mục ĐVT Tổng DT
Quy hoạch
rừng đặc
dụng
Quy hoạch
rừng sản
xuất
Ngoài quy
hoạch 3
loài rừng
1 Đất có rừng Ha 57034.4 53482.7 3551.7
a Rừng tự nhiên ,, 52241.2 50861.4 1379.8
b Rừng trồng ,, 4793.2 2621.3 2171.9
2 Đất chưa có rừng Ha 43268.9 6327.2 4541.7 32400.0
a Đất trống lâm nghiệp ,, 4253.6 3559.8 693.8

b Đất khác (NN,suối, ) ,, 6615.3 2767.4 3847.9
c Hồ Trị An 32400.0 32400.0
Tổng cộng 100303.3 59809.9 8093.4 32400.0
3.2.2. Tài nguyên rừng
a. Rừng tự nhiên
Tổng diện tích rừng tự nhiên: 52241.2ha, bao gồm các loại rừng chính sau:
- Rừng gỗ lá rộng: 44141.9ha
- Rừng hỗn giao gỗ - Lồ ô (tre nứa): 7746.0ha
- Rừng tre lồ ô: 353.3ha
Dự án Điều tra, xây dựng danh lục và tiêu bản động, thực vật rừng do KBT
chủ trì phối hợp với các đơn vị chuyên môn thực hiện, đã ghi nhận: Tài nguyên
rừng của KBT mang tính đa dạng sinh học cao, có sự phong phú cả về chủng loại
lẫn số lượng. Trong đó có nhiều loài động, thực vật đặc hữu, quý hiếm có nguy cơ
tuyệt chủng được ghi vào sách Đỏ Việt Nam và thế giới. Cụ thể:
* Thực vật rừng
Kết quả điều tra thành phần thực vật đã ghi nhận được hiện có 1401 loài thực
vật, thuộc 623 chi, 156 họ, 92 bộ, 10 lớp thuộc 06 ngành thực vật khác nhau. Trong
đó có 30 loài thực vật thuộc 27 chi, 18 họ, 16 bộ là loài quý hiếm có tên trong danh
mục các loài quý hiếm của Sách Đỏ Việt Nam (2007) như: Gõ đỏ (Afzelia
xylocarpa), Giáng hương trái to (Pterocarpus macrocarpus), Vên vên (Anisoptera
costata Korth), Dầu song nàng (Dipterocarpus dyeri Pierre), Trong đó, tài
nguyên cây gỗ chiếm tỷ lệ rất cao với 45%, tài nguyên cây thuốc chiếm 24.8%.
18
* Động vật rừng
- Các loài thú: Xác định được 85 loài thuộc 27 họ, 10 bộ.
- Các loài chim: Xác định được tổng số 259 loài chim thuộc 53 họ, 18 bộ.
- Các loài bò sát, ếch nhái: Xác định được 97 loài bò sát và ếch nhái, bao
gồm: 64 loài bò sát thuộc 13 họ, 2 bộ và 33 loài ếch nhái thuộc 5 họ và 1 bộ .
- Côn trùng: Xác định được 1189 loài, thuộc 112 họ của 10 bộ.
- Các loài cá: Xác định được 99 loài, 29 họ, 11 bộ.

Trong đó có nhiều loài quý hiếm ghi trong Danh lục Đỏ IUCN (2007) và ghi
trong Sách Đỏ Việt Nam (2007).
b. Rừng trồng
Diện tích rừng trồng của đơn vị trồng chủ yếu các loài cây: Keo lá tràm, Keo
tai tượng, Keo lai giâm hom và các loài cây gỗ lớn bản địa: Sao đen, Dầu con rái,
Dầu song nàng, Bằng lăng, với hai phương thức trồng chính là thuần loại hoặc hỗn
giao phụ trợ - cây gỗ lớn,… Phần lớn diện tích rừng trồng trước đây được trồng
theo phương thức quảng canh trên đất hoang hóa bạc màu do bị nhiễm chất độc hóa
học trong chiến tranh và hậu quả của việc khai thác rừng không hợp lý, mục đích
chính là phủ xanh đất trống đồi núi trọc nhằm nâng cao độ che phủ của rừng.
Trong khuôn khổ của dự án trồng và khôi phục rừng, năm 2009 KBT đã
trồng khôi phục được 494,9ha. Rừng được trồng hỗn giao nhiều loài cây gỗ bản địa
trên lô, ít nhất từ 2 loài trở lên, quá trình chăm sóc rừng áp dụng các biện pháp kỹ
thuật có tác dụng tổng hợp vừa chăm sóc cây trồng vừa ưu tiên tạo điều kiện xúc
tiến quá trình tái sinh tự nhiên của các loài cây gỗ, cây bụi và sự phục hồi của lớp
thảm tươi dưới tán rừng. Cây trồng chính là những loài cây gỗ bản địa có giá trị và
đặc trưng của khu vực như: Gõ đỏ, Gõ mật, Sao đen, Dầu song nàng, Dầu rái, Bằng
lăng, Giáng hương,…Với mật độ trồng từ 300 - 600 cây/ha.
3.3. Đặc điểm kinh tế xã hội
Theo số liệu điều tra dân sinh kinh tế năm 2008, dân cư sinh sống trong KBT
gồm 5413 hộ - 24518 khẩu, theo đơn vị hành chính như sau:
- Xã Mã Đà: 1725 hộ - 7959 khẩu, dân cư phân bố thành 7 ấp.
- Xã Hiếu Liêm: 1036 hộ - 4930 khẩu, dân cư phân bố thành 4 ấp.
- Xã Phú Lý: 2652 hộ - 11629 khẩu, dân cư phân bố thành 9 ấp.
19
Ngoại trừ các hộ dân tộc Ch’ro là dân bản địa tại xã Phú lý, đa phần dân cư
từ nhiều địa phương trong cả nước đến cư trú, sinh sống ở đây theo các thời kỳ với
nhiều hình thức khác nhau. Đa số là dân tộc Kinh: 5132 hộ (95%), còn lại là các dân
tộc Hoa, Ch’ro, Khơ Me, Tày và dân tộc khác.
Tổng số lao động trong độ tuổi lao động là 14673 người. Trong đó lao động

nông lâm nghiệp chiếm trên 95%, còn lại là lao động trong lĩnh vực thương mại,
dịch vụ và lao động khác.
Về trình độ văn hoá, đa phần lao động có trình độ văn hoá cấp tiểu học hoặc
trung học cơ sở, một số lao động có trình độ văn hoá trung học phổ thông, không
qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật, lao động chân tay là chính.
Nhìn chung, đời sống kinh tế của người dân nơi đây còn nhiều khó khăn,
trình độ dân trí thấp, điều kiện văn hóa thông tin còn hạn chế. Nghề nghiệp chủ yếu
là sản xuất nông nghiệp, với trình độ thâm canh thấp, kỹ thuật canh tác chưa cao,
sản lượng thu hoạch còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên nên đời sống còn bấp
bênh. Vì vậy, một số người vẫn thường xuyên vào rừng săn bắt, lấy cắp lâm sản và
tình trạng lấn rừng làm rẫy vẫn còn diễn ra, gây khó khăn cho đơn vị trong công tác
quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy và bảo tồn đa dạng sinh học.
20
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đặc điểm địa hình - thổ nhưỡng tại địa điểm thực tập
Địa hình - thổ nhưỡng là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh
trưởng, phát triển và sự phân bố của thảm thực vật rừng.
Đề tài tiến hành nghiên cứu đặc điểm địa hình và thổ nhưỡng của thảm thực
vật tại trạng thái rừng IIA tại tiểu khu 121 cho khu vực nghiên cứu.
Đặc điểm địa hình khu vực nghiên cứu tương đối bằng phẳng, cả 2 khu vực
điều tra có độ dốc từ 0
0
- 15
0
, độ cao tương đối 30 - 95m.
4.2. Đặc trưng hình thái phẫu diện đất
Phẫu diện là mặt cắt thẳng góc mặt đất từ trên xuống. Mặt thành phẫu diện
dùng để quan sát các tầng phát sinh, giúp ta đánh giá sơ bộ tính chất đất ngoài thực
địa và xác định mối quan hệ giữa các trạng thái thực bì đến quá trình phát sinh phát

triển của đất. Dưới đây là 4 phẫu diện đại diện cho vị trí nghiên cứu:
4.2.1. Phẫu diện đất tại trạng thái rừng IIA tiểu khu 121
a. Hình thái phẫu diện đất tại vị trí thứ 1
- Địa hình: Độ dốc: 8
0
Hướng dốc: Tây Bắc
21
Độ cao tuyệt đối: 75m
- Loại đất: Đất phù sa cổ
- Cây bụi thảm tươi: Mật nhân, cọc rào, cỏ cương, cỏ 3 cạnh, lá nón ,tam lang,…
chiều cao trung bình 0.7m, độ che phủ trung bình 40%.
- Tầng A
o
: Có độ dày nhỏ hơn 0.5cm.
- Tầng A
1
: Độ sâu 0 - 10cm, màu nâu đen, ẩm, tỷ lệ đá lẫn 1%, rễ cây lẫn 8%.
Kết cấu hạt, tơi xốp, thành phần cơ giới thịt trung bình, chất mới sinh là kết von giả,
chuyển lớp rõ về màu sắc.
- Tầng AB: Độ sâu 10 - 20cm, Nâu, thịt pha sét, ẩm, hơi chặt, có nhiều rễ cây
nhỏ <2 cm; nhiều hang hốc động vật, còn ít vệt đen xác hữu cơ; có lẫn ít kết von
mầu đỏ gạch hơi mềm tròn cạnh <3 cm, chuyển lớp không rõ.
- Tầng B
1
: 20 - 70cm, màu vàng đỏ, ẩm, tỷ lệ đá lẫn 30%, tỷ lệ rễ cây lẫn 5%,
thành phần cơ giới thịt nặng, chặt, kết cấu hạt, chuyển lớp rõ về màu sắc.
- Tầng B
2
: Trên 70 - 120cm, màu đỏ vàng, ẩm, tỷ lệ đá lẫn 50%, tỷ lệ rễ cây
lẫn 1%, thành phần cơ giới sét, rất chặt, kết cấu viên, chuyển lớp không rõ về màu

sắc.
A
0
22
0 cm
Hình 4. : Phẫu diện đất tại vị trí số 1
b. Hình thái phẫu diện đất tại vị trí thứ 2
- Địa hình: Độ dốc: 14
0
Hướng dốc: Tây Bắc
Độ cao tuyệt đối: 85m
- Loại đất: đất phù sa cổ
- Cây bụi thảm tươi: Tam lang, sầm, đủng đỉnh, mật nhân, trang, cỏ cương, sâm
cau, riềng rừng, thần phục,…., chiều cao trung bình 0.9 - 1.5m, độ che phủ 55%.
- Tầng A
o
: Có độ dày lớn hơn 0.5cm.
- Tầng A
1
: Độ sâu 0 - 15cm, Nâu, thịt pha sét và cát, ẩm, mềm, có nhiều vệt
đen xác hữu cơ, nhiều hang hốc động vật, chuyển lớp từ từ.
- Tầng AB: Độ sâu 15 - 40cm, màu vàng đỏ, ẩm, thành phần cơ giới thịt nặng,
kết cấu hạt, chuyển lớp không rõ.
23
A
1
120 cm
20 cm
10 cm
B

AB
- Tầng B: Từ độ sâu 40cm lớn hơn 120cm, màu đỏ vàng , ẩm, có ít rễ cây nhỏ,
có nhiều ổ kết von mầu nâu vàng mầu nâu đen mềm không thành viên, nhiều hang hốc
động vật, chuyển lớp từ từ.
A
0
Hình 4. : Phẫu diện đất tại vị trí số 2
c. Hình thái phẫu diện đất tại vị trí thứ 3
- Địa hình: Độ dốc 6
0
Hướng dốc: Tây Bắc
Độ cao tuyệt đối: 87m
- Loại đất: Đất phù sa cổ
- Cây bụi thảm tươi: Tiểu sim, đủng đỉnh, lộc mại, trang, cỏ cương, sâm cau, thần
phục,…, chiều cao trung bình 0.5m, độ che phủ 40%.
- Tầng A
0
: Có độ dày lớn hơn 0,5cm.
- Tầng A
1
: 0 - 10cm, màu nâu đen, ẩm, tỷ lệ đá lẫn 1%, rễ cây lẫn 6%. Kết
cấu hạt, tơi xốp, thành phần cơ giới thịt trung bình, chất mới sinh là kết von giả,
chuyển lớp rõ về màu sắc.
24
0 cm
120 cm
40 cm
15 cm
B
A

1
AB
- Tầng AB: 10 - 50cm, màu vàng đỏ, ẩm, tỷ lệ đá lẫn 30%, tỷ lệ rễ cây lẫn
5%, thành phần cơ giới sét nhẹ, chặt, kết cấu hạt, chuyển lớp rõ về màu sắc.
- Tầng B: 50 - 120cm, màu đỏ vàng, ẩm, tỷ lệ đá lẫn trên 50%, thành phần cơ
giới sét, rất chặt, kết cấu viên, chuyển lớp không rõ về màu sắc.
A
0
Hình 4. : Phẫu diện đất tại vị trí số 3
d. Hình thái phẫu diện đất tại vị trí thứ 4
- Địa hình: Độ dốc: 5
0
- Hướng dốc: Tây Bắc
- Độ cao tuyệt đối: 85m
- Loại đất: đất phù sa cổ
- Cây bụi thảm tươi: Tam lang, sầm, mân trầu, mật nhân, tiểu sim, lộc mại, sâm cau,
riềng rừng,…., chiều cao trung bình 0.8m, độ che phủ 55%.
- Tầng A
0
: Có độ dày lớn hơn 0.5cm.
25
0 cm
120 cm
50 cm
10 cm
B
A
1
AB

×