Kho¸ luËn tèt nghiÖp
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay cùng với quá trình toàn cầu hoá, tự do hoá thương mại là yêu
cầu bức thiết đòi hỏi các quốc gia phải tăng cường mở cửa, bang giao kinh tế
thông qua đàm phán cắt giảm thuế quan, loại bỏ các hàng rào phi thuế quan
cản trở thương mại,... Theo đó cạnh tranh sẽ khốc liệt hơn và các công ty kinh
doanh các hàng hoá này sẽ chẳng ngại ngần sử dụng cả các biện pháp cạnh
tranh không lành mạnh, trong đó có việc bán phá giá hàng hoá của mình ra thị
trường nước ngoài nhằm tiêu thụ được nhiều sản phẩm. Điều này thực sự đã
gây ra nhiều thiệt hại cho ngành sản xuất của những nước nhập khẩu. Tuy
nhiên, trong khi nhiều nước trên thế giới tiến hành chống bán phá giá mạnh
mẽ để đối phó với tình trạng này thì từ lâu chúng ta lại bỏ mặc cho hiện tượng
bán phá giá tiếp diễn tại Việt Nam mà không chịu bất cứ sự kiểm soát nào.
Đây thực sự là vấn đề bất cập gây nhức nhối cần nhanh chóng được khắc
phục. Để giải quyết vấn đề bất cập này đòi hỏi phải nghiên cứu và đưa vào áp
dụng biện pháp chống bán phá giá để có thể sử dụng công cụ mà WTO cho
phép (được tổ chức này công khai hoá trong bản Hiệp định chống bán phá giá
của nó năm 1995) để bảo hộ sản xuất trong nước và cũng là để tạo ra môi
trường cạnh tranh lành mạnh hơn trong thương mại. Chính vì vậy mà em chọn
đề tài "Hiệp định về chống bán phá giá của WTO và một số giải pháp
chống bán phá giá của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc
tế" với mong muốn có thể góp phần làm khởi động một chương trình chống
bán phá giá hiệu quả ở Việt Nam trong một tương lai gần.
2. Mục đích của đề tài
Giới thiệu những vấn đề cơ bản về Hiệp định chống bán phá giá của Tổ
chức Thương mại Thế giới (WTO), kinh nghiệm chống bán phá giá của một
số nước, cộng đồng kinh tế tiêu biểu đã và mới là thành viên của WTO. Từ
1
TrÇn ThÞ BÝch Thñy - A11K38D FTU
đó, trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác này ở Việt Nam đề xuất một số
giải pháp chống bán phá giá đối với hàng nhập khẩu vào nước ta trong thời
gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Hiệp định chống bán phá giá của WTO, tình hình chống bán phá giá đối
với hàng nhập khẩu ở một số nước thành viên WTO và ở Việt Nam trong giai
đoạn từ khi WTO ra đời vào 1/1/1995 đến nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện những nội dung trên, người viết đã sử dụng những phương
pháp nghiên cứu sau :
- Phương pháp thu thập, tổng hợp tài liệu.
- Phương pháp thống kê học đơn giản.
- Phương pháp diễn giải, quy nạp.
- Phương pháp phân tích - tổng hợp.
5. Bố cục đề tài
Với mục đích nghiên cứu như trên, đề tài sẽ bao gồm các phần :
- Chương 1 : Khái quát chung về bán phá giá và thực trạng bán phá giá
trên thế giới.
- Chương 2 : Hiệp định về chống bán phá giá của WTO.
- Chương 3 : Một số giải pháp chống bán phá giá của Việt Nam trong
tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Do thời gian và trình độ hạn chế, đề tài này chắc chắn không tránh khỏi
thiếu sót, em mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Hoàng Ngọc Thiết, Phó hiệu trưởng
trường Đại học Ngoại Thương - Giảng viên khoa Quản trị Kinh doanh đã
hướng dẫn em trong quá trình thực hiện đề tài này.
2
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BÁN PHÁ GIÁ VÀ THỰC TRẠNG
BÁN PHÁ GIÁ TRÊN THẾ GIỚI
Từ xưa cho đến mãi gần đây, người ta vẫn cho rằng trong buôn bán để có
lợi nhuận thì dĩ nhiên doanh thu phải cao hơn chi phí bỏ ra. Muốn vậy, giá
bán hàng phải lớn hơn chi phí giá thành. Tuy nhiên, trên thế giới hiện nay có
hiện tượng một nước xuất khẩu sản phẩm thấp hơn giá bán trên thị trường nội
địa, thậm chí thấp hơn giá thành. Vậy, đó là hiện tượng gì? Vì sao lại tồn tại
hiện tượng này?... Tất cả sẽ được làm sáng tỏ ở mục 1.1 chương này.
1.1. Khái quát chung về bán phá giá
1.1.1. Khái niệm về bán phá giá
Có nhiều khái niệm khác nhau về bán phá giá chẳng hạn như: bán phá giá
hàng hoá là xuất khẩu hàng hoá theo giá cả thấp hơn hoặc theo giá rẻ mạt.
Định nghĩa này có thể gây hiểu nhầm vì bán phá giá hàng hoá không đồng
nghĩa với hàng hoá bán rẻ- một nước có thể xuất khẩu hàng hoá tới nước
khác, bán với giá rẻ hơn hàng hoá cùng loại đang bán trên thị trường nước
nhập khẩu, nếu giá bán không thấp hơn giá bán của hàng hoá đó trên thị
trường nước xuất khẩu thì hành động đó không phải là bán phá giá. Hay cũng
có khái niệm cho rằng: bán phá giá là bán hàng ra nước ngoài với giá thấp
hơn giá bán tại thị trường nội địa. Theo các cách hiểu này thì muốn xác định
được hành vi bán phá giá người ta cần phải xác định giá nội địa. Tuy nhiên,
việc xác định giá nội địa đôi khi không chính xác vì trong một số trường hợp,
giá bán tại thị trường nội địa của công ty còn nhỏ hơn chi phí sản xuất.
Ngày nay, khái niệm về bán phá giá ngày càng được phát triển hoàn chỉnh
hơn. Người ta cho rằng bán phá giá là bán hàng ra nước ngoài với giá thấp
hơn chi phí sản xuất. Quan điểm này ngày càng được nhiều người thừa nhận.
1.1.2. Mục tiêu và điều kiện thực hiện việc bán phá giá
3
TrÇn ThÞ BÝch Thñy - A11K38D FTU
1.1.2.1. Mục tiêu và nguyên nhân
Hành động bán phá giá xảy ra là nhằm đạt được một số mục tiêu cụ thể và
do một số nguyên nhân dẫn đến hành động đó. Dưới đây là một số nhóm mục
tiêu và nguyên nhân.
1.1.2.1.1. Bán phá giá nhằm chiếm lĩnh thị trường, tối đa hoá lợi nhuận
Bằng việc bán phá giá một số công ty có thể dễ dàng loại bỏ đối thủ cạnh
tranh trên thị trường bản địa từ đó thực hiện được mục tiêu chiếm lĩnh thị
trường nước nhập khẩu. Đó là điều vẫn thường thấy. Nhưng vấn đề đặt ra ở
đây là tại sao bằng việc bán phá giá này thì các công ty đó vẫn đảm bảo được
mục tiêu chiếm lĩnh thị trường và mục tiêu gia tăng lợi nhuận đồng thời. Vấn
đề này sẽ được làm sáng tỏ qua ví dụ minh hoạ từ nước Nhật.
Từ những năm 60, sáu công ty điện tử hàng đầu của Nhật Bản là Hitachi,
Mitsubishi, Masushita, Sanyo, Sharp và Toshiba đã cạnh tranh gay gắt với
nhau. Nhưng ngày 10/9/1964, họ đã thoả thuận thống nhất nâng giá bán, qui
định sản lượng của mỗi công ty. Kết quả của việc thoả thuận này là trong
nhiều năm, người tiêu dùng ở Nhật phải trả 700 USD cho một tivi màu, trong
khi các công ty đó bán ở Mỹ chỉ với giá 400 USD một tivi màu cùng loại.
Việc bán phá giá tivi Nhật ở Mỹ làm cho các công ty Mỹ không chịu nổi quá
trình cạnh tranh. Cho đến năm 1989, sáu hãng tivi lớn và nhiều hãng nhỏ của
Mỹ đã bị phá sản, công nghiệp sản xuất tivi của Mỹ bị suy yếu mạnh.
Sở dĩ các công ty Nhật bán phá giá mà vẫn thu nâng cao được lợi nhuận là
do họ có thể tận dụng được tối đa năng lực sản xuất của mình. Thật vậy, với
việc các công ty Nhật Bản thoả thuận bán ở trong nước như nêu trên, các
doanh nghiệp đều có lợi nhuận cao, song họ lại bị dư thừa năng lực sản xuất.
Vì vậy nếu họ sản xuất hết năng lực, song không bán thêm vào thị trường
trong nước mà xuất khẩu, thì sẽ không làm giảm giá thị trường trong nước.
Và nếu bán ra nước ngoài với giá thấp, thì có thể chiếm được thị trường mới.
Thực hiện chiến lược này ở thị trường Mỹ, sau 30 năm Nhật đã đánh bại
4
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
ngành công nghiệp tivi của Mỹ, mặc dù chi phí sản xuất của các công ty Nhật
có thể vẫn cao hơn các công ty Mỹ.
Nói tóm lại, trong trường hợp này bán phá giá được sử dụng như là công
cụ cạnh tranh. Sau khi đã chiếm lĩnh được thị trường nội địa của nước nhập
khẩu, triệt tiêu được sự cạnh tranh của hàng hoá nội địa, thì các hãng nước
ngoài sẽ tìm cách thao túng thị trường để thu lợi nhuận tối đa.
1.1.2.1.2. Bán phá giá nhằm đạt mục tiêu chính trị, thao túng các nước khác
Chính phủ Mỹ đặc biệt quan tâm đến xuất khẩu gạo, bởi vì cạnh tranh giá
gạo gây ảnh hưởng lớn đến việc đạt các mục tiêu quan trọng khác. Mỹ sẵn
sàng bỏ ngân sách mua phần lớn số gạo trên thị trường thế giới rồi bán phá
giá. Điều này làm cho nhiều nước xuất khẩu gạo phải lao đao và sẽ phải chịu
vòng phong toả của Mỹ. Chẳng hạn, năm 1998 giá xuất khẩu gạo của Mỹ vào
khoảng 400 USD/tấn, thậm chí 800 USD/tấn, và nước này cũng sẵn sàng bán
ra thị trường thế giới chỉ bằng 60-70%, thậm chí 40% mức giá mua. Mức này
thấp hơn nhiều so với giá thành của chính nông dân Mỹ sản xuất ra. Như vậy,
Mỹ có thể sẵn sàng bỏ ra 700-800 triệu USD/năm để trợ giá xuất khẩu gạo,
nhằm thực hiện mục tiêu của mình. Chính vì điều này mà mặc dù sản lượng
gạo xuất khẩu của Mỹ hàng năm thấp, nhưng Mỹ lại thao túng giá gạo trên thị
trường thế giới.
1.1.2.1.3. Do có các khoản tài trợ của Chính phủ nước ngoài
Chính phủ các nước phương Tây coi tài trợ là con đường ngắn nhất để đạt
được sự cân bằng kinh tế và đảm bảo cho thị trường hoạt động một cách tối
ưu. Chính sách tài trợ nhằm đạt được hai mục đích sau: (i) duy trì và tăng
cường mức sản xuất xuất khẩu; (ii) duy trì mức sử dụng nhất định đối với các
yếu tố sản xuất như lao động và tiền vốn trong nền kinh tế. Các khoản tài trợ
có thể được cấp cho người sản xuất cũng như cho người tiêu dùng, nhưng về
mặt tác động kinh tế thì chúng đều như nhau vì đều đưa đến những hệ quả
kinh tế tương tự.
Các khoản tài trợ cho công nghiệp
5
TrÇn ThÞ BÝch Thñy - A11K38D FTU
Những hình thức tài trợ chủ yếu là: Trợ cấp, ưu đãi về thuế, tín dụng ưu
đãi, sự tham gia của chính phủ vào các chi phí kinh doanh cũng như hỗ trợ
xuất khẩu.
- Trợ cấp:
Đặc điểm cơ bản của trợ cấp là hướng vào sự giúp đỡ phát triển sản xuất.
Ở các nước công nghiệp phát triển, các khoản trợ cấp chiếm một nửa khối
lượng tài trợ. Tỷ trọng của các khoản trợ cấp cho từng ngành trong tổng số
giúp đỡ của chính phủ có sự dao động đáng kể ở các nước khác nhau. Như ở
Anh, Ý, Hà Lan trợ cấp chiếm phần lớn.
- Ưu đãi về thuế:
Những ưu đãi về thuế là nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho một số ngành
trong một số loại hoạt động riêng biệt. Chúng được áp dụng rộng rãi ở nhiều
nước, mặc dù ít khi được phản ánh trong các chỉ tiêu của chính phủ, vì chúng
là ngoại lệ khi áp dụng các thuế suất chuẩn. Ở Anh, Bỉ, Hà Lan, Đan Mạch
giá trị của chúng không lớn, còn ở Mỹ thì tổng số ưu đãi về thuế cho công
nghiệp lớn gấp 3 lần khối lượng trợ cấp.
- Ưu đãi về tín dụng:
Những ưu đãi về tín dụng là sự cho vay của chính phủ với điều kiện hấp
dẫn hơn là tìm kiếm trên thị trường vốn. Ở các nước thuộc cộng đồng kinh tế
Châu Âu, khoảng 14% tổng khối lượng giúp đỡ cho công nghiệp được thực
hiện dưới hình thức tín dụng ưu đãi. Năm 1988, khối lượng cam kết trực tiếp
về tín dụng của chính phủ Mỹ là 222 tỷ USD, chiếm 0,6% tổng sản phẩm
quốc gia, tương ứng khối lượng bảo lãnh tín dụng là 550 tỷ USD, chiếm
2,1%. Phần lớn khối lượng tín dụng của chính phủ Nhật được cấp cho các
hãng vừa và nhỏ với lãi suất thấp hơn lãi suất ở thị trường vốn 0,5%.
Các chính phủ cũng thường xuyên bảo đảm các khoản tín dụng, tức là bảo
lãnh cho các công ty vay mà không trả được nợ. Phương pháp tài trợ này
thường dùng cho các hợp đồng xuất khẩu để đảm bảo cho các công ty xuất
khẩu của nước mình. Theo đánh giá, quy mô của công cụ tài trợ này ở vào
6
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
khoảng 2% đến 8% tổng tài trợ công nghiệp ở các nước công nghiệp phát
triển.
- Tham gia của chính phủ vào chi phí kinh doanh
Sự tham gia của chính phủ vào chi phí kinh doanh thường là 15% tổng tài
trợ trở xuống. Từ thập kỷ 80 đến nay, phần sở hữu nhà nước trong hoạt động
kinh doanh có xu hướng giảm. Phương pháp này được sử dụng để bù đắp
những tổn thất trong những lĩnh vực kinh tế riêng đang suy thoái.
Khả năng tài trợ của chính phủ
Hiện nay, tài trợ cho công nghiệp vẫn được chính phủ các nước phương
Tây duy trì ở mức khá cao. Ví dụ, ở các nước thuộc EU, trung bình mức tài
trợ là gần 9% tổng chi tiêu của chính phủ, mặc dù mức chênh lệch giữa các
nước là khá lớn, từ 1,2% ở Mỹ đến 14% ở Ý.
Trên thực tế, các khoản tài trợ giúp các ngành thực hiện công nghệ mới,
trang bị máy và thiết bị hiện đại, nghĩa là giúp cho các ngành mới gia nhập thị
trường và đẩy mạnh phát triển những ngành công nghiệp mũi nhọn.
Bảng 1: Phương hướng sử dụng các khoản tài trợ cho công nghiệp (%)
Nước Nghiên
cứu khoa
học kỹ
thuật và
phát triển
Kinh
doanh nhỏ
và vừa
Phát triển
cơ sở hạ
tầng
Giúp đỡ
cho những
ngành
riêng biệt
Phát triển
khu vực
Đức
Pháp
Ý
Anh
Bỉ
Đan Mạch
Hy Lạp
Phần Lan
7,5
1,2
3,2
6,8
3,1
12,2
6,0
12,8
2,2
0,5
3,2
1,1
3,1
0,4
3,0
1,1
4,3
22,6
28,0
11,4
8,3
14,9
46,6
22,4
66,7
73,3
43,0
63,7
80,3
71,1
27,3
19,0
19,3
2,4
22,6
17,0
5,2
1,4
17,1
44,7
Nguồn: Ủy ban kinh tế Châu Âu, năm 1998
7
TrÇn ThÞ BÝch Thñy - A11K38D FTU
1.1.2.1.4. Một nước có thể do nhập siêu lớn, cần phải có ngoại tệ để bù đắp
cho thiếu hụt này. Khi đó có thể áp dụng công cụ bán phá giá để giải
quyết vấn đề thiếu hụt ngoại tệ.
1.1.2.1.5. Bán phá giá cũng có thể xảy ra trong trường hợp một nước có quá
nhiều hàng tồn kho không thể giải quyết theo cơ chế giá bình thường
Trong nền kinh tế hàng hoá trước đây, khi gặp khủng hoảng thừa, các chủ
doanh nghiệp thường chất đống hàng hoá của mình, châm lửa đốt, hoặc đổ
xuống biển để giữ giá, nhất định không bán phá giá. Còn hiện nay, ở các nước
kinh tế phát triển, gặp trường hợp này, nhà buôn có thể chọn một trong vài
giải pháp thường dùng. Trước hết là lưu kho chờ ngày tốt đẹp hơn. Nhưng lưu
kho đòi hỏi phải có chỗ chứa, và chỉ áp dụng được với những mặt hàng không
bị hư. Giải pháp thứ hai là bán xôn. Nhiều khi đây là giải pháp duy nhất đối
với một số mặt hàng: thực phẩm sắp hết thời hạn sử dụng, máy vi tính đời cũ,
một số kiểu giày, quần áo hết mốt... Nhiều cửa hàng lớn ở Pháp (Paris) ngay
từ khi vào mùa đã có số hàng tồn đọng lên tới 50% số dự trữ bán ra. Hàng tồn
kho này sẽ nhanh chóng được mang bán với giá khuyến mại thấp hơn 30% giá
bán thông thường. Đến cuối mùa số hàng tồn đọng tụt xuống còn vài phần
trăm, được nhượng lại cho dân bán xôn chuyên nghiệp với giá chỉ bằng 1/10
giá cũ. Dân chuyên nghiệp sẽ đẩy hết hàng ra nước ngoài, chủ yếu là sang
Châu Phi, Châu Á và Đông Âu.
1.1.2.1.6. Một số nước làm ra được một số sản phẩm với giá thành rất thấp là
nhờ sử dụng lao động trẻ em tiền lương thấp, và sử dụng lao động của tù nhân
làm hàng xuất khẩu
Theo số liệu năm 1998 của Văn phòng quốc tế về lao động trẻ em (BIT)
thì trên toàn thế giới hiện có tới 250 triệu trẻ em từ 5-14 tuổi đang tham gia
hoạt động kinh tế. Còn theo Quĩ nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) đánh giá
thì tại các nước nghèo, cứ 4 trẻ em thì có một trẻ em phải làm việc như người
lớn. Theo Ủy ban quyền con người ở Pakistan, con số trẻ em làm việc ở nước
này lên đến 15 triệu, trong đó có một nửa chưa đến 10 tuổi. Lao động trẻ em
8
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
không chỉ diễn ra tại các nước đang phát triển mà còn ở các nước phát triển
Âu-Mỹ. Chẳng hạn, ở Ý và Bồ Đào Nha, Anh cho phép một vài ngành sản
xuất được phép tuyển dụng trẻ em từ 12 đến 15 tuổi.
Việc sử dụng lao động trẻ em ngoài việc mang lại siêu lợi nhuận, còn là
cách để cạnh tranh với các đối thủ làm ăn. Nhờ giá nhân công rẻ mạt, người ta
có thể hạ giá thành sản phẩm, xuất khẩu hàng hoá bán phá giá ở nước ngoài.
Có nước còn sử dụng lao động tù nhân không phải trả tiền công, làm hàng
xuất khẩu để bán phá giá ra nước ngoài. Trung Quốc đã bị nhiều nước lên án
về việc này.
1.1.2.1.7. Ở nước ta còn có hiện tượng một số công ty kinh doanh hàng nhập
khẩu trả chậm, đã dùng nguồn vốn nước ngoài để kinh doanh mặt hàng khác.
Do đó, họ tìm cách bán phá giá trên thị trường, có lúc bán ồ ạt chịu lỗ 10-20%
so với giá vốn nhập khẩu để nhanh chóng thu hồi vốn, đi buôn mặt hàng khác
có lợi nhuận cao hơn, không những đủ bù số lỗ hàng nhập trả chậm mà còn
“lãi đậm”. Năm 1995, ba mặt hàng quan trọng đã bị bán phá giá: xăng dầu,
thép xây dựng và phân bón. Cuối năm 1995, giá phân ure Inđônêxia nhập vào
Việt nam đang ở mức rất cao (260-265 USD/tấn CIF cảng Sài Gòn), nhưng
giá bán buôn cả tàu tại Tân Quy, Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh liên tục
giảm xuống chỉ còn 2.425 đồng/kg.
1.1.2.1.8. Hàng ngoại nhập lậu
Với lợi nhuận siêu ngạch có được từ trốn thuế nhập khẩu, hàng ngoại sẽ
điều tiết và chiếm lĩnh được thị trường với giá cạnh tranh so với hàng sản xuất
trong nước. Chẳng hạn, mặt hàng mỹ phẩm, các chế phẩm để trang điểm, các
chế phẩm dưỡng da chịu thuế nhập khẩu là 20-50%, nếu ai trốn được khoản
thuế này, người đó có quyền quyết định giá cạnh tranh áp đảo và giành được
lợi nhuận siêu ngạch để rồi loại khỏi thị trường các doanh nghiệp làm ăn chân
chính.
1.1.2.2. Điều kiện thực hiện
9
TrÇn ThÞ BÝch Thñy - A11K38D FTU
Điều kiện để bán phá giá một loại hàng hoá nào đó là phải lũng đoạn được
mặt hàng đó ở thị trường trong nước để tránh nguồn hàng nhập khẩu trở lại.
Bán phá giá hàng hoá thường gây nên những tổn thất cho nhà xuất khẩu do
việc bán giá thấp hơn tại thị trường nội địa. Những thua thiệt do bán phá giá
thường được bù đắp bằng các nguồn sau đây:
(i) Có sự hỗ trợ hữu hiệu của chính phủ đối với sản phẩm bán phá
giá thông qua khuyến khích sự thoả thuận giữa các doanh
nghiệp trong nước về giá, bảo hộ mậu dịch và trợ cấp xuất
khẩu. Thông qua những biện pháp này, một mặt các doanh
nghiệp đẩy được giá trong nước lên cao làm tăng lợi nhuận mặt
khác bằng việc xuất khẩu để sử dụng tối đa công suất, các
doanh nghiệp giảm được chi phí, do đó tăng thêm được lợi
nhuận của phần bán sản phẩm trong nước. Chính khoản lợi
nhuận tăng thêm này trên thị trường nội địa là nguồn tài chính
để bù lỗ do việc bán ở ngoài nước.
(ii) Nhờ lợi nhuận cao thu được sau khi đã chiếm lĩnh được thị
trường nước nhập khẩu. Nhiều doanh nghiệp tại các nước công
nghiệp phát triển sau khi bóp chết ngành công nghiệp tại nước
nhập khẩu bằng biện pháp bán phá giá, họ đã nâng giá bán lên
nhằm thu lợi nhuận tối đa.
(iii) Có các khoản tài trợ của chính phủ. Trong nền kinh tế thị
trường, nhiều nước xem tài trợ là một giải pháp tốt để đạt được
sự ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ cho thị trường hoạt động có
hiệu quả. Các hình thức hỗ trợ của chính phủ rất đa dạng như
trợ cấp phát triển sản xuất, ưu đãi về thuế, ưu đãi về tín dụng,
tham gia của chính phủ vào chi phí kinh doanh, trợ giá...
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng theo Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối
kháng của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thì có rất nhiều khoản trợ
cấp bị cấm. Vì vậy, các chính phủ cần áp dụng các biện pháp tài trợ cho xuất
10
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
khẩu phù hợp với quy định của WTO để tránh các cuộc tranh chấp đối đầu
trong thương mại.
1.1.3. Xác định một số loại hình bán phá giá
1.1.3.1. Bán phá giá độc quyền
Bán phá giá có thể gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế của nước nhập khẩu
sản phẩm phá giá khi nó nhằm độc chiếm thị trường hay bảo vệ vị trí thống
trị. Ở đây, doanh nghiệp sử dụng biện pháp cạnh tranh không lành mạnh này
để dễ dàng loại bỏ các đối thủ cạnh tranh ra khỏi thị trường hòng độc chiếm
nó.
Loại hành động này gọi là phá giá độc quyền.
Phá giá độc quyền được xếp vào dạng phá giá chiến lược và phá giá có
tính chất cướp bóc, có hại cho nền kinh tế. Đứng về quan điểm kinh tế thì cần
có những biện pháp trả đũa hợp pháp đối với hai loại phá giá độc quyền này.
Phá giá có tính chất cướp bóc: Mục đích của loại phá giá này là loại bỏ
những đối thủ cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu để nắm lấy độc quyền và
áp đặt những giá loại cao. Điều này gây thiệt hại cho cả các ngành của khu
vực lẫn những ngành ngoại vi, và người tiêu dùng cuối cùng.
Phá giá chiến lược: Loại phá giá này có thể xảy ra khi quá trình sản xuất
một sản phẩm là đối tượng của nền kinh tế có quy mô lớn, người ta làm như
thế nào để có một thị trường nội địa được bảo hộ và có khối lượng lớn sản
phẩm có lợi thế về giá xuất khẩu. Dựa vào thị trường gốc của mình, một số
công ty có thể bán với giá hạ giả tạo trên thị trường nước ngoài. Để bù lại,
việc tăng khối lượng sản xuất giúp cho họ giảm được chi phí sản xuất. Cũng
như phá giá có tính chất cướp bóc, phá giá chiến lược có thể trong thời han
ngắn loại bỏ được những đối thủ cạnh tranh trong nước của thị trường xuất
khẩu.
1.1.3.2. Phá giá phi độc quyền
11
TrÇn ThÞ BÝch Thñy - A11K38D FTU
Phá giá phi độc quyền bao gồm một tổng thể những loại hình phá giá
không gây nguy hiểm nào cho cạnh tranh và phúc lợi xã hội. Trong trường
hợp này phá giá vừa có lợi cho người tiêu dùng và những nhà sản xuất sử
dụng sản phẩm bán phá giá, vừa góp phần tăng cường cuộc chơi bình thường
của cạnh tranh. Không có hàng rào cản trở đi vào thị trường có liên quan
khiến cho những đối thủ cạnh tranh không thể hưởng được độc quyền, phi độc
quyền hoá. Phá giá phi độc quyền gồm:
Phá giá tình thế: Loại phá giá này đưa ra giá đặc biệt thấp khi có nhu cầu
thấp trên thị trường gốc của những người xuất khẩu hay trên thị trường nhập
khẩu. Theo một quan điểm kinh tế, thông lệ này được coi là thường xuyên và
hợp lý, đặc biệt trong những khu vực nhu cầu biến động theo chu kỳ. Thông
lệ này không nhằm loại bỏ các đối thủ cạnh tranh và phù hợp với việc định ra
giá trong thời gian ngắn theo tình hình thị trường. Những thông lệ này không
làm cho người ta phải lo lắng, đặc biệt là đứng trên quan điểm cạnh tranh, bởi
vì nó không cấm đoán các đối thủ cạnh tranh trong nước làm theo cách này.
Phá giá để mở rộng thị trường: Các nhà sản xuất nước ngoài thực hiện
loại phá giá này nhằm mở rộng khu vực địa lý xuất khẩu. Thông lệ này được
người ta chú ý, đặc biệt là khi tính nhạy cảm của giá đối với cầu trên thị
trường nước nhập khẩu cao hơn nhiều trên thị trường gốc của người xuất
khẩu. Hiện tượng này là trò chơi bình thường của cạnh tranh khi người ta tính
tới những sở thích của những người tiêu dùng, hoặc cường độ khác nhau của
cạnh tranh của vùng này so với vùng khác.
Phá giá có tính chất thương mại của nhà nước: Loại phá giá này diễn ra ở
các doanh nghiệp thuộc các nước có nền kinh tế kế hoạch hoá mà đồng tiền
không thể chuyển đổi được. Vì không có một thị trường thực sự ở nước xuất
xứ, những doanh nghiệp này không thoả mãn với những tiêu chí sinh lợi
thông thường. Do vậy giá xuất khẩu ít khi phản ánh đúng giá sản xuất. Cần
phải nói rằng khi có độc quyền, loại phá giá này được xếp vào loại phá giá
chiến lược.
12
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
Như trên đã phân tích không phải bất cứ loại bán phá giá nào cũng gây
thiệt hại cho nước bị bán phá giá. Vậy làm thế nào để phân biệt được chúng.
Sau đây là một số tiêu chí để xác định các loại phá giá này.
Điều kiện để xác định các loại hình phá giá độc quyền:
Cần có ba điều kiện để có thể đánh giá một loại hình phá giá là độc quyền
(phá giá chiến lược hay cướp bóc). Đó là:
Số lượng nhập khẩu bị lên án phải chiếm một thị phần lớn và có tỷ lệ tăng
nhanh.
Các nước xuất xứ của những sản phẩm xuất khẩu bị lên án phải là không
nhiều, và số các nước này phải ít hơn các nước so sánh về kinh tế.
Những hàng rào thuế quan mạnh để tác động đến thị trường xuất khẩu sản
phẩm phá giá. Ngoài những tác động khác, hàng rào thuế quan có thể tạo
ra thêm những chi phí về hạ tầng cơ sở, về nghiên cứu phát triển và
marketing.
Nếu ít nhất một trong ba điều kiện này chưa được xác định thì trong
trường hợp có phá giá phi độc quyền sẽ không có hại gì đến kinh tế của nước
nhập khẩu. Lúc đó những biện pháp đấu tranh bằng chống bán phá giá sẽ
không biện minh được về kinh tế mà ngược lại có thể gây thiệt hại cho cạnh
tranh, cho phúc lợi của người tiêu dùng và cho cạnh tranh của ngành đang sử
dụng sản phẩm này.
Xác định các loại phá giá bằng những chỉ số kinh tế:
Trên cơ sở điều kiện nêu trên, người ta đưa ra một số chỉ tiêu kinh tế để
xác định các loại phá giá, và tùy theo hậu quả gây ra đối với những lợi ích
kinh tế để có những biện pháp trả đũa đứng trên quan điểm vì phúc lợi xã hội.
Có bốn tiêu chí đặc biệt cần thiết đã nêu lên tính chất độc quyền của những
loại hình phá giá:
Tiêu chí đầu tiên là số lượng sản phẩm nhập khẩu bị bán phá giá phải
chiếm một thị phần lớn. Tham khảo những thủ tục chống tập trung hoá trong
khuôn khổ của luật cạnh tranh, nhìn chung người ta cho rằng một công ty
13
TrÇn ThÞ BÝch Thñy - A11K38D FTU
không thể tiến hành một chiến lược độc quyền vượt quá 20% thị phần. Do đó
tiêu chí đầu tiên này được lượng hoá bằng công thức sau:
( )
2,01
5
>+
rX
trong đó, X là thị phần khi mới bắt đầu nhập hàng phá giá ảnh hưởng đến tổng
tiêu dùng sản phẩm trong nước đưa đơn khiếu kiện.
r là mức tăng trung bình hàng năm đối với thị phần các hàng nhập
khẩu là đối tượng của phá giá.
Tiêu chí thứ hai là các nước tham gia phá giá phải dưới 3 nước nếu như
các nước này về kinh tế và địa lý ở xa, và dưới 5 nước nếu có kinh tế và địa lý
gần. Tiêu chí này nhằm đảm bảo có hàng rào đối với hàng nhập. Trên thực tế
nếu để hàng nhập đi vào tương đối tự do thì các công ty hiện có không thể tác
động đến thị trường và tác động đến giá hạ.
Tiêu chí thứ ba là HHI >1000 với HHI là chỉ số tính thị phần của những
đối thủ cạnh tranh thương mại. Tiêu chí này tính mức tập trung hoá của thị
trường. Khi mức tập trung hoá yếu (HHI <1000) thì người ta cho rằng thị
trường còn cạnh tranh, và do đó không có hàng rào thật sự nào có thể không
vượt qua được. Ngược lại, nếu tiêu chí tập trung hoá quá cao (HHI >1000) thì
sự tồn tại của hàng rào là có khả năng, nhưng không chắc chắn. Trong trường
hợp này phải có thêm một tiêu chí. (ở đây chỉ số HHI là viết tắt của
Herfindahl Hirschman
1
).
Tiêu chí thứ tư là sự hiện diện của chi phí cố định quá cao, thậm chí
không thể thu hồi được một phần vốn. Những chi phí này có thể ở dạng chi
1
HHI l chà ỉ số Herfindahl-Hirschman. Chỉ số n y à được sử dụng rộng rãi để đo mức độ tập trung của thị
trường- đó l mà ức độ m mà ột số lượng nhỏ các hãng nhưng lại chiếm thị phần lớn. Chỉ số n y à được tính
bằng tổng của các bình phương thị phần của các hãng tham gia trên thị trường. Chẳng hạn, trong một thị
trường có 4 hãng với thị phần lần lượt l 30%, 30%, 20%, 20%, khi à đó chỉ số HHI sẽ l 2600 (tà ức l 30à
2
+
30
2
+ 20
2
+20
2
= 2600). Chỉ số HHI quan tâm đến quy mô v sà ự phân bố tương xứng của các hãng trong
một thị trường. Chỉ số n y tià ến tới 0 khi một thị trường bao gồm một lượng lớn các hãng với quy mô
tương đối tương xứng với nhau. Chỉ số HHI tăng cả khi số hãng trong thị trường giảm v khi sà ự chênh
lệch về quy mô giữa các hãng tăng lên. Chỉ số HHI c ng cao thì mà ức độ tập trung của thị trường trong
một số lượng nhỏ các hãng c ng cao. Nhà ững thị trường m trong à đó 1000 <= HHI <= 1800 thì được coi là
có mức độ tập trung vừa phải, HHI > 1800 thì được coi l thà ị trường có mức độ tập trung cao, HHI <
1000 thì mức độ tập trung thấp. Các giao dịch l m cho chà ỉ số HHI tăng trên100 điểm trên thị trường tập
trung thì có cơ sở để cho rằng có khả năng l m tà ăng mối đe doạ về độc quyền.
14
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
phí lớn cho nghiên cứu phát triển bố trí mạng lưới phân phối, chi phí cho
quảng cáo quá cao. Đương nhiên có những khả năng nhất định trong việc
nhận được những thông tin này.
Không phải lo ngại gì về các nhà sản xuất nước ngoài chiếm quá nhiều thị
phần không mang tính chất độc quyền. Trong trường hợp này đánh thuế
chống bán phá giá là có hại vì có xâm phạm đến cạnh tranh và các tập thể
phải trả giá vì những biện pháp trả đũa. Ngược lại, khi những chỉ số kinh tế
cho thấy rằng phá giá có thể dẫn tới việc các nhà sản xuất nước ngoài nắm
độc quyền thị trường, thì những biện pháp đấu tranh nhằm ngăn chặn thiệt hại
được coi là có thể biện minh về kinh tế. Tuy nhiên, cần phải tiến hành nghiên
cứu sâu hơn trong các giai đoạn sau để xác định được thực tế của phá giá.
Những điều kiện hay các chỉ số kinh tế trên đây chỉ là cơ sở ban đầu để
phỏng đoán xem liệu việc phá giá có đem lại thiệt hại cho nền kinh tế của
những nước nhập khẩu không. Đây là tiền đề để trong giai đoạn thứ hai sẽ
tính mức phá giá và tính thuế chống phá giá được áp dụng cùng với hậu quả
của nó. Làm như thế nhằm đảm bảo biết trước phá giá có độc quyền hay
không.
Trên đây mới chỉ là những cơ sở lí luận về bán phá giá. Còn thực tiễn của
vấn đề này hiện diễn ra như thế nào sẽ được trình bày cụ thể ở mục dưới đây.
1.2. Thực trạng bán phá giá trên thế giới thời gian qua
1.2.1. Tổng quan
Hiện nay chưa có một nước hay một tổ chức nào thống kê được các vụ
bán phá giá hàng hoá trên thế giới bởi vì đây là điều khó xác định và không
một nước hay một công ty nào lại tự thừa nhận hành động bán phá giá của
mình cả. Cho nên để có thể hiểu rõ về tình hình bán phá giá hàng hoá trên thế
giới chúng ta chỉ có thể xem xét thông qua các cuộc điều tra chống bán phá
giá (mà cụ thể là các cuộc điều tra có kết luận cuối cùng là hàng hoá nhập
khẩu bị bán phá giá) và số lần áp dụng thuế chống bán phá giá trên thế giới.
15
TrÇn ThÞ BÝch Thñy - A11K38D FTU
Trước khi WTO ra đời đã có nhiều cuộc điều tra chống bán phá giá và các
biện pháp chống lại các hành động bán phá giá đó. Nhưng các cuộc điều tra
đó không thống nhất về cách thức, thủ tục cũng như về các biện pháp chống
lại các hành vi bán phá giá.
Năm 1994, vòng đàm phán Uruguay kết thúc với sự ra đời của WTO và
một số các hiệp định liên quan đến thương mại quốc tế, trong đó có Hiệp định
về chống bán phá giá của WTO. Đây chính là cơ sở pháp luật quốc tế mà các
nước thành viên WTO phải tuân theo khi thực thi và áp dụng các biện pháp
chống bán phá giá. Các nước chưa là thành viên WTO cũng được khuyến
nghị nên thực hiện theo các quy định của WTO, trong đó có quy định liên
quan đến chống bán phá giá... Kể từ khi WTO ra đời, tính đến thời điểm cuối
năm 2002, trên thế giới đã có tất cả 2.160 cuộc điều tra chống bán phá giá và
có tất cả 1.258 lần áp dụng thuế chống bán phá giá (chiếm 58,24% tổng số
các cuộc điều tra). Điều này cũng thể hiện không phải tất cả các cuộc điều tra
chống bán phá giá đều có kết luận dẫn đến việc áp dụng thuế chống bán phá
giá. Số lượng lớn các cuộc điều tra chống bán phá giá trên cũng phần nào cho
thấy biện pháp phá giá để chiếm lĩnh thị trường, tối đa hoá lợi nhuận đã được
sử dụng khá nhiều trong chiến lược kinh doanh của các công ty, tập đoàn, hay
của một số nước riêng biệt nào đó.
Trên thực tế, các nước áp dụng thuế chống bán phá giá thường bị nước
xuất khẩu hàng hoá là đối tượng chịu thuế chống bán phá giá khởi kiện đến
WTO, cụ thể là Cơ quan giải quyết tranh chấp. Các vụ việc giải quyết tranh
chấp về việc bán phá giá và chống bán phá giá luôn là vấn đề phức tạp và gây
nhiều tranh cãi. Đôi khi, kết quả thường dẫn đến các hành vi trả đũa trong
thương mại, gây ra rất nhiều mâu thuẫn, ảnh hưởng xấu đến tình hình thương
mại chung trên thế giới. Vì vậy, các quốc gia thường rất thận trọng khi quyết
định việc áp dụng thuế chống bán phá giá đối với hàng hoá nhập khẩu bị bán
phá giá vào nước mình.
16
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
Trong phần này sẽ tập trung trình bày thực trạng các cuộc điều tra chống
bán phá giá và việc áp dụng thuế chống bán phá giá ở các khu vực, các nước
khác nhau trên thế giới để có cái nhìn bao quát về vấn đề bán phá giá hàng
hoá hiện nay.
Căn cứ vào số liệu thống kê của WTO từ 01/01/1995 đến 31/12/2002, xu
hướng điều tra và áp dụng thuế chống bán phá giá trên thế giới có thể được
biểu diễn dưới biểu đồ sau:
BiÓu ®å 1: Xu híng ®iÒu tra vµ ¸p dông thuÕ chèng b¸n
ph¸ gi¸ trªn thÕ giíi
157
224
243
255
355
288
362
276
118
84
112
162
183
235
159
205
0
50
100
150
200
250
300
350
400
1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002
Sè cuéc ®iÒu tra
Sè cuéc ®iÒu tra kÕt luËn
BPG
Nguồn: Báo cáo của Ban Thư ký WTO và Ủy ban chống bán phá giá WTO
Nhìn vào biểu đồ có thể thấy, trong giai đoạn từ năm 1995 đến năm 1999, số
cuộc điều tra chống bán phá giá tăng đều đặn và tăng đột biến vào năm 1999.
Tuy nhiên từ năm 1999 trở lại đây (2002) thì số cuộc điều tra chống bán phá
giá biến động khá mạnh, không ổn định. Số cuộc điều tra có kết luận cuối
cùng là bán phá giá và dẫn đến việc áp dụng thuế chống bán phá giá cũng
biến động, nó không tỷ lệ thuận với số cuộc điều tra chống bán phá giá như
mọi người thường nghĩ. Chẳng hạn, trong năm 2002 trong khi số cuộc điều tra
chống bán phá giá nói chung giảm mạnh nhưng số lần áp dụng thuế chống
bán phá giá lại đạt đến mức cao nhất trong giai đoạn 1995-2002; hay trong
năm 2001 trong khi số cuộc điều tra chống bán phá giá lên đến mức cao nhất
giai đoạn 1995-2002 thì số lần áp dụng thuế chống bán phá giá hay nói cách
17
Trần Thị Bích Thủy - A11K38D FTU
khỏc l s cuc iu tra cú kt lun cui cựng rng hng hoỏ b bỏn phỏ giỏ li
gim mnh.
ú l thc trng chung bỏn phỏ giỏ hng hoỏ trờn th gii. Sau õy ta s i
sõu phõn tớch tng nhúm nc c th. Theo cỏc tiờu chớ phõn loi cỏc nc
phỏt trin v ang phỏt trin ca Liờn hp quc, ta cú biu so sỏnh sau v
s ln ỏp dng thu chng bỏn phỏ giỏ ca hai nhúm nc ny (Biu 2).
Biểu đồ 2: So sánh số lần áp dụng thuế chống bán
phá giá ở các nước phát triển và đang
phát triển
48
51
73
102
124
128
80
134
70
33
39
60
59
107
79
71
0
20
40
60
80
100
120
140
160
1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002
ĐPT
PT
Ngun: Bỏo cỏo ca Ban Th ký WTO v y ban chng bỏn phỏ giỏ WTO
Thc t ny cho thy khụng ch cú cỏc nc phỏt trin tin hnh iu tra
v ỏp dng thu chng bỏn phỏ giỏ i vi cỏc nc ang phỏt trin v ngc
li m cỏc nc phỏt trin cũn iu tra v ỏp dng thu chng bỏn phỏ giỏ i
vi cỏc nc phỏt trin khỏc. iu ny cng xy ra tng t i vi cỏc nc
ang phỏt trin.
Cỏc mt hng b iu tra chng bỏn phỏ giỏ thng l cỏc sn phm dt
may, giy dộp, st thộp, kim loi, hoỏ cht, nha v cỏc sn phm t nha,
cao su v cỏc sn phm t cao su, mỏy múc, thit b c khớ, thit b in...c
bit l kim loi c bn. Tuy nhiờn khụng phi tt c cỏc cuc iu tra v cỏc
mt hng u dn ti vic ỏp dng thu chng bỏn phỏ giỏ. Nhng cn c trờn
18
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
các số liệu thống kê được từ WTO cập nhật cho đến ngày 31/12/2002 thì nói
chung các mặt hàng bị áp dụng thuế chống bán phá giá tỷ lệ thuận với số
lượng các cuộc điều tra chống bán phá giá đối với các mặt hàng đó. Điều đó
có nghĩa là một khi một mặt hàng nào đó là đối tượng của điều tra chống bán
phá giá thì xác suất mặt hàng đó bị áp dụng thuế chống bán phá giá là rất cao.
Cho nên, để xác định mặt hàng nào có nhiều nguy cơ bị điều tra chống bán
phá giá nhiều nhất cũng như mặt hàng nào ít chịu nguy cơ bị điều tra chống
bán phá giá nhất, chúng ta sẽ cùng xem xét trong bảng 2 dưới đây.
Bảng 2: Các cuộc điều tra chống bán phá giá theo mặt hàng
giai đoạn 1995-2002
Mặt hàng
Năm
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
Tổng
Kim loại thường và
các sản phẩm từ
chúng
43 39 63 103 110 107 136 86 687
Hoá chất 31 38 21 24 75 62 61 87 399
Nhựa và cao su 20 25 36 32 39 21 56 29 258
Máy móc, thiết bị
cơ khí, đồ điện
24 34 34 10 28 30 25 9 194
Dệt may 1 23 8 28 34 17 26 5 142
Bột giấy, bìa giấy 3 14 34 4 18 4 7 7 91
Sản phẩm từ vật
liệu khoáng sản
3 11 11 12 8 7 6 10 68
Các mặt hàng chế
tạo khác
6 5 4 5 13 6 5 10 54
Khoáng sản 1 4 3 4 9 4 16 8 49
Đồ uống, thuốc lá 13 5 4 9 2 3 0 1 37
Động vật sống 1 2 2 6 8 3 2 11 35
Rau 0 5 2 4 1 7 8 3 30
Gỗ và các sản
phẩm từ gỗ
1 4 10 3 1 5 3 1 28
Máy móc thiết bị
quang học, dụng cụ
y tế
1 4 9 5 2 0 3 3 27
19
TrÇn ThÞ BÝch Thñy - A11K38D FTU
Giày dép, mũ, gậy,
dù
6 1 0 4 2 3 2 3 21
Xe cộ, máy bay, tàu
thuyền
3 2 1 0 4 7 0 2 19
Các mặt hàng khác 0 5 1 2 1 2 1 0 12
Dầu mỡ động thực
vật
0 0 0 0 0 0 4 1 5
Da và các sản phẩm
từ da
0 3 0 0 0 0 0 0 3
Ngọc trai, đá quý 0 0 0 0 0 0 1 0 1
Tổng 157 224 243 255 355 288 362 276 2160
Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo của Ban Thư ký WTO và Ủy ban chống bán phá giá WTO
Bảng trên cho thấy 4 nhóm mặt hàng bị điều tra chống bán phá giá nhiều
nhất là kim loại cơ bản và các sản phẩm từ chúng (chiếm 31,81% số vụ điều
tra), hoá chất (18,47%), nhựa và cao su (11,94%), máy móc thiết bị cơ khí, đồ
điện (8,98%). Riêng 4 nhóm mặt hàng này đã chiếm tới 71,20% số vụ điều tra
bị áp dụng thuế chống bán phá giá. Điều này chứng tỏ các vụ điều tra chống
bán phá giá giai đoạn 1995-2002 không phân bố đều ở các mặt hàng mà có sự
tập trung cao vào một số ít mặt hàng- đây là những mặt hàng rất nhạy cảm với
các vụ điều tra chống bán phá giá. Và cũng chính 4 nhóm mặt hàng này cũng
bị áp dụng thuế chống bán phá giá nhiều nhất. Điều đó phần nào nói lên một
điều rằng trên thế giới các nước có xu hướng tập trung bán phá giá những mặt
hàng này sang các nước khác.
1.2.2. Thực trạng bán phá giá ở các nước phát triển
Kể từ thời điểm đầu năm 1995 cho đến cuối năm 2002, có 10 nước phát
triển đã tiến hành 924 cuộc điều tra chống bán phá giá chiếm 42,78% số cuộc
điều tra chống bán phá giá trên thế giới giai đoạn này được thể hiện ở bảng 3.
Bảng 3: Các cuộc điều tra chống bán phá giá do các nước phát triển tiến
hành giai đoạn 1995-2002
20
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
Nước
Năm
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
Tổng
Mỹ 14 22 15 36 47 47 76 35 292
EU 33 25 41 22 65 32 29 20 267
Australia 5 17 42 13 24 15 23 16 155
Canada 11 5 14 8 18 21 25 5 107
Thổ Nhĩ Kỳ 0 0 4 1 8 7 16 9 45
New Zealand 10 4 5 1 4 10 1 2 37
Ba Lan 0 0 1 0 7 0 0 3 11
Latvia NA NA NA 0 0 0 1 6 7
Nhật Bản 0 0 0 0 0 0 2 0 2
Bulgari 0 0 0 0 0 0 0 1 1
Tổng 73 73 122 81 173 132 173 97 924
Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo của Ban Thư ký WTO và Ủy ban chống bán phá giá WTO
Trong số các vụ điều tra này thì có 518 lần áp dụng thuế chống bán phá
giá đối với hàng hoá nhập khẩu bị bán phá giá (chiếm 56,06% số vụ điều tra
được tiến hành).
Bảng 4: Các cuộc điều tra bị các nước phát triển áp dụng thuế chống bán
phá giá giai đoạn 1995-2002
Nước
Năm
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
Tổng
Mỹ 33 11 20 16 24 32 33 23 192
EU 14 17 11 25 18 41 13 25 164
Canada 7 0 7 10 10 14 19 0 67
Australia 1 1 1 7 6 5 10 9 40
Thổ Nhĩ Kỳ 11 0 0 0 1 8 2 11 33
New Zealand 3 4 0 1 0 1 2 0 11
Ba Lan 0 0 0 1 0 6 0 0 7
Nhật Bản 1 0 0 0 0 0 0 2 3
Latvia NA NA NA 0 0 0 0 1 1
Tổng 70 33 39 60 59 107 79 71 518
Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo của Ban Thư ký WTO và Ủy ban chống bán phá giá WTO
21
TrÇn ThÞ BÝch Thñy - A11K38D FTU
Cũng trong thời gian này, hàng xuất khẩu của 33 nước phát triển (EU gồm
15 nước và cộng đồng EC được coi như một quốc gia) lại là đối tượng của
786 cuộc điều tra chống bán phá giá (xem bảng 5).
Bảng 5: Các cuộc điều tra chống bán phá giá đối với các nước phát triển
giai đoạn 1995-2002
Nước
Năm
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
Tổng
EU 30 37 59 50 46 44 52 33 351
Mỹ 12 21 15 15 14 13 15 10 115
Nhật Bản 5 6 12 13 22 9 12 9 88
Ukraina 2 3 4 9 9 6 6 7 46
Thổ Nhĩ Kỳ 2 3 1 2 6 7 5 4 30
Rumani 1 2 1 4 4 4 5 8 29
Ba Lan 2 3 3 4 3 5 1 4 25
Canada 2 1 3 3 0 1 7 5 22
Australia 1 0 1 2 3 4 1 3 15
Hungary 2 0 2 2 4 0 3 1 14
Bungari 0 3 2 1 1 1 2 0 10
Lithunia 0 0 1 0 4 1 1 3 10
New Zealand 1 1 0 0 2 0 3 1 8
Belarus 0 0 0 0 3 2 1 1 7
Estonia 0 0 1 0 0 1 1 1 4
Latvia 0 0 2 0 0 2 0 0 4
Na Uy 0 1 0 0 0 1 1 1 4
Thụy Sĩ 0 2 1 0 1 0 0 0 4
Tổng 60 83 108 105 122 101 116 91 786
Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo của Ban Thư ký WTO và Ủy ban chống bán phá
giá WTO
Trong số các vụ mà đối tượng bị điều tra là các nước phát triển thì có 453
lần các nước này bị áp dụng thuế chống bán phá giá, chiếm 57,63% tổng số
vụ bị điều tra phá giá.
Bảng 6: Các cuộc điều tra mà các nước phát triển bị áp dụng thuế
chống bán phá giá giai đoạn 1995-2002
22
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
Nước
Năm
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
Tổng
EU 17 6 10 38 39 28 22 29 189
Mỹ 8 4 9 11 8 13 4 10 67
Nhật Bản 5 6 4 7 10 19 8 5 64
Ukraine 5 0 3 5 7 8 6 4 38
Turkey 1 1 1 2 4 3 3 3 18
Rumani 2 1 1 2 2 4 1 3 16
Ba Lan 1 1 1 1 4 2 4 1 15
Bulgari 1 0 1 0 2 1 1 2 8
Canada 1 0 0 2 1 0 0 4 8
Belarus 0 1 0 0 0 3 1 2 7
Hungary 0 1 0 0 2 2 0 1 6
Australia 0 0 0 1 2 2 0 0 5
Latvia 0 0 0 1 1 0 2 0 4
Lithuania 0 0 0 0 1 1 0 1 3
Estonia 0 0 0 0 1 0 0 1 2
NewZealand 0 0 0 1 0 0 1 0 2
Na Uy 0 0 1 0 0 0 0 0 1
Tổng 41 21 31 71 84 86 53 66 453
Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo của Ban Thư ký WTO và Ủy ban chống bán phá
giá WTO
Trong số các nước phát triển, Mỹ và EU luôn đi đầu trong việc tiến hành
các cuộc điều tra về chống bán phá giá đối với hàng hoá nhập khẩu từ nước
ngoài, nhưng cũng không tránh khỏi là đối tượng bị điều tra chống phá giá.
Mỹ đã tiến hành 292 cuộc điều tra chống bán phá giá và có 192 lần áp
dụng thuế chống bán phá giá. Tuy nhiên, số vụ Mỹ bị các nước khác điều tra
chống bán phá giá chỉ là 115 vụ, trong đó có chỉ 67 lần nước này bị áp dụng
thuế chống bán phá giá. Nhóm mặt hàng mà Mỹ áp dụng thuế chống bán phá
giá nhiều nhất là nhóm kim loại cơ bản (chiếm 68,23% tổng số lần bị đánh
thuế chống bán phá giá), hoá chất là đứng thứ hai nhưng chỉ chiếm 10,42%
tổng số lần bị đánh thuế này. Như vậy có thể thấy Mỹ có chính sách bảo hộ
sát sao ngành sản xuất nhóm sản phẩm kim loại cơ bản, đặc biệt là ngành sản
xuất thép. Nhóm sản phẩm mà Mỹ bị các nước áp dụng thuế chống bán phá
23
TrÇn ThÞ BÝch Thñy - A11K38D FTU
giá nhiều nhất là hoá chất, giày dép, máy móc thiết bị cơ khí, đồ điện nhưng
số lần áp dụng không nhiều. Chẳng hạn hoá chất là nhóm sản phẩm mà Mỹ bị
các nước áp dụng thuế chống bán phá giá nhiều nhất cũng chỉ là 22 lần trong
cả giai đoạn 1995-2002. Các phân tích trên phần nào cho thấy các nước bán
phá giá hàng hoá rất nhiều vào Mỹ còn Mỹ ít tiến hành bán phá giá sang các
nước khác.
EU thì ít hơn Mỹ một chút, tiến hành 267 cuộc điều tra và có 164 lần áp
dụng thuế chống bán phá giá. Tuy nhiên, số vụ EU bị điều tra nhiều hơn rất
nhiều so với Mỹ đó là 351 vụ và có 189 lần nước này bị áp dụng thuế chống
bán phá giá. Các nhóm sản phẩm mà EU áp dụng thuế chống bán phá giá
nhiều nhất bao gồm: Kim loại cơ bản (chiếm 39,63 số vụ áp dụng thuế này),
hoá chất (18,9%), máy móc thiết bị cơ khí và đồ điện (12,8%). Các nhóm sản
phẩm của EU bị các nước áp dụng thuế chống bán phá giá nhiều nhất bao
gồm: Kim loại cơ bản (chiếm 27,51% số vụ áp dụng thuế này), hoá chất
(19,58%), máy móc thiết bị cơ khí và đồ điện (11,64%).
Nhật Bản thì tương đối đặc biệt khi chỉ áp dụng thuế chống bán phá giá 3
lần (tất cả đều là đối với nhóm mặt hàng dệt may và các sản phẩm dệt may)
nhưng lại 34 lần bị áp dụng thuế chống bán phá giá (trong đó nhóm sản phẩm
của Nhật bị áp dụng loại thuế này nhiều nhất là kim loại cơ bản (chiếm tới
40,63% số vụ bị áp dụng loại thuế này).
1.2.3. Thực trạng bán phá giá ở các nước đang phát triển
Trong giai đoạn từ đầu năm 1995 đến cuối năm 2002, 29 nước đang phát
triển đã tiến hành 1.236 cuộc điều tra chống bán phá giá và có 740 lần áp
dụng thuế chống bán phá giá.
Bảng 7: Các cuộc điều tra chống bán phá giá do các nước đang phát triển
tiến hành giai đoạn 1995-2002
24
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
Nước
Năm
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
Tổng
Ấn Độ 6 21 13 27 65 41 79 79 331
Argentina 27 22 14 8 24 45 26 14 180
Nam Phi 16 33 23 41 16 21 6 4 160
Brazil 5 18 11 18 16 11 17 9 105
Mexico 4 4 6 12 11 7 5 10 59
Hàn Quốc 4 13 15 3 6 2 4 10 57
Indonesia 0 11 5 8 8 3 4 4 43
Peru 2 7 2 3 8 1 8 6 37
Ai Cập 0 0 7 12 5 1 7 3 35
Venezuela 3 2 6 10 7 1 1 1 31
Thái Lan 0 1 3 0 0 0 3 21 28
Trung Quốc NA NA NA NA NA 6 9 11 26
Israel 5 6 3 7 0 1 4 0 26
Colombia 4 1 1 6 2 3 6 0 23
Malaysia 3 2 8 1 2 0 1 5 22
Philippines 1 1 2 3 6 2 0 1 16
Chile 4 3 0 2 0 5 0 0 14
Trinidad và
Tobago
0 1 0 4 3 1 1 0 10
Đài Loan NA NA NA NA NA 3 3 0 6
Costa Rica 0 4 1 1 0 0 0 0 6
Uruguay 0 0 1 0 0 1 4 0 6
Cộng hoà Czech 0 0 0 2 1 0 0 0 3
Jamaica 0 0 0 0 0 1 1 1 3
Panama 0 0 0 3 0 0 0 0 3
Nicaragua 0 0 0 2 0 0 0 0 2
Ecuador 0 0 0 1 0 0 0 0 1
Guatemala 0 1 0 0 0 0 0 0 1
Paraguay 0 0 0 0 1 0 0 0 1
Slovenia 0 0 0 0 1 0 0 0 1
Tổng 84 151 121 174 182 156 189 179 1236
Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo của Ban Thư ký WTO và Ủy ban chống bán phá giá WTO
Cũng trong thời gian đó, hàng hoá xuất khẩu của 62 nước đang phát triển
là đối tượng của 1.374 cuộc điều tra và 805 lần bị áp dụng thuế chống phá giá.
25