Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

TÀI LIỆU THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ TIẾNG ANH THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.93 KB, 7 trang )

CHUYÊN ĐỀ
THÚC ĐẨY ĐỘNG CƠ HỌC TẬP
MÔN TIẾNG ANH THCS QUA TRÒ CHƠI

I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Môn học Tiếng Anh là một môn ngoại ngữ tương đối khó với nhiều cấu trúc, từ vựng
phong phú trong đó có những từ ngữ thuần Tiếng Anh và vô số từ ngữ được vay mượn từ những thứ
tiếng khác, các dạng bất qui tắc khó nhớ . Ngày nay Tiếng Anh được sử dụng một cách rộng rãi
trên khắp thế giới, nhu cầu sử dụng Tiếng Anh ngày càng nhiều trong mọi lónh vực đời sống, kinh
tế, học tập, nghiên cứu khoa học . Ở Việt Nam môn Tiếng Anh đã được đưa vào chương trình
giáo dục phổ thông ngay từ bậc tiểu học, nó cũng là một môn học bắt buộc trong chương trình giáo
dục Cao Đẳng, Đại học và sau Đại học, đặc biệt trong giai đoạn đất nước ta đang mở rộng quan
hệ kinh tế – chính trò với nhiều quốc gia trên thế giới như hiện nay.
Từ đó việc học và sử dụng chính xác Tiếng Anh trong thời đại hiện nay có tầm quan
trọng đặc biệt so với nhiều thập niên trước đây. Tuy nhiên việc học tập để nắm vững cách thức sử
dụng các từ vựng, cấu trúc trong Tiếng Anh cũng cần nhiều sự cố gắng, nổ lực, sự kiên trì, kinh
nghiệm của người học mà không phải ai cũng dễ dàng đạt được vốn kiến thức như ý muốn. Không
ít người đã bỏ dở giữa chừng vì không đủ sự kiên trì trong học tập môn Tiếng Anh vì nhiều lý do
khác nhau mà theo tôi lý do cơ bản là vì môn Tiếng Anh tương đối khó học, khá phức tạp về cấu
trúc câu, khô khan và dễ gây nhàm chán nếu người dạy không khéo léo vận dụng những phương
pháp thích hợp với từng đối tượng người học, từng thời điểm giáo dục, từng kiểu bài học
Để làm giảm sự mệt mỏi của người học, sự nhàm chán đối với một số kiểu bài, các
phương pháp thường xuyên được áp dụng lặp đi lặp lại tôi nhận thấy việc lồng ghép các trò chơi
vào bài dạy đã mang lại những hiệu quả cao bất ngờ. Các trò chơi đã giúp người học cảm thấy bài
học dễ dàng hơn, sinh động hơn, vui hơn, kích thích trí tò mò học tập của người học hơn từ đó tôi
đã hình thành cho mình kinh nghiệm lồng ghép trò chơi vào bài dạy đối với từng nhóm người học
một cách có hiệu quả.
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ VIỆC LỒNG GHÉP TRÒ CHƠI VÀO BÀI DẠY
CÓ HIỆU QUẢ:
Luật Giáo dục – 2005 (điều 5) quy đònh “ Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích
cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng cho người học năng lực tự học,


khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”. Với mục tiêu phổ thông là “Giúp học
sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển
năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội
chủ nghóa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bò cho học sinh tiếp tục học lên hoặc
đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc”.
1
Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết đònh số 16/2006/QĐ –
BGDĐT ngày 05/05/2006 của Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục và Đào tạo cũng đã nêu: “ Phải phát huy
tính tích cực, tự giác, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng
học sinh, điều kiện từng lớp học, bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác,
rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng
thú và trách nhiệm học tập cho học sinh.
Có rất nhiều trò chơi bổ trợ cho việc học tập môn Tiếng Anh bậc THCS theo từng kiểu
bài khác nhau như bài dạy từ vựng mới, cấu trúc mới, bài nghe, bài nói, bài viết chúng ta cần
khéo léo chọn lọc kiểu trò chơi phù hợp với nội dung bài học sẽ mang lại hiệu quả cao như ý
muốn.
Việc tổ chức trò chơi trên lớp cho học sinh đòi hỏi người giáo viên phải nắm vững tâm lý
học sinh của mình, nắm rõ trình độ của các nhóm đối tượng trong lớp rồi từ đó chọn và thiết kế
một vài trò chơi phù hợp sao cho tất cả đối tượng học sinh trong lớp đều có thể tham gia được một
cách chủ động, tích cực.
Nắm rõ yêu cầu của từng trò chơi và mục đích, tác dụng của trò chơi mà mình tổ chức.
Dự trù được thời gian, không gian, kiến thức, số lượng người tham gia vào trò chơi, cách thức chấm
điểm phân thắng thua, các hình thức tuyên dương khen thưởng phù hợp sao cho người chơi không
nghó là mình đang học nhưng lại thuộc bài mới từ lúc nào không hay, thuộc bài ngay trên lớp.
III. PHẦN THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ:
1. Thời gian thực hiện: Chủ Nhật, ngày 17 tháng 04 năm 2011.
2. Đòa điểm thực hiện: Trường THCS Tân Lộc – Thới Bình – Cà Mau.
3. Đối tượng học sinh: Học sinh lớp 9a
1
.

4. Biện pháp thực hiện:
Tổ chức sinh hoạt tổ, lập kế hoạch, soạn giáo án và chuẩn bò phương tiện hỗ trợ trước khi thực
hiện chuyên đề.
Thông qua bộ phận chuyên môn nhà trường về hình thức và nội dung của chuyên đề.
Chọn giáo viên có đủ năng lực để thực hiện tiết dạy mẫu về vận dụng lồng ghép trò chơi vào bài
giảng.
Sơ kết rút kinh nghiệm tìm ra các ưu khuyết điểm trong cách dạy và đi đến thống nhất phương
pháp lồng ghép trò chơi vào bài dạy cho học sinh của trường.
5. Một số trò chơi theo chủ đề bài học:
Unit 10 – Life on other planets (Tiếng Anh lớp 9, trang 83 – 84 Getting started + Listen and
read, Tiết 61)
Từ mới:
− UFOs : Unidentified Flying Objects (n) Vật thể bay lạ
− evidence (n) bằng chứng
2
− spacecraft (n) tàu vũ trụ
− meteor (n) sao băng
− capture (v) bắt cóc (bắt giam ai đó một cách bí mật)
− examine (v) thí nghiệm
− alien (n) sinh vật lạ (sinh vật ngoài hành tinh)
− disappear (v) biến mất, mất đi
Slap the board
Giáo viên đưa ra từ gợi ý, gọi hai nhóm học sinh lên bảng. Yêu cầu học sinh đứng ở khoảng cách
bằng nhau, giáo viên hô to từ tiếng Việt nếu từ trên bảng là tiếng Anh (và ngược lại). Hai nhóm
học sinh cùng nhau chạy lên bảng vỗ vào từ được gọi. Học sinh thuộc nhóm nào làm đúng và
nhanh hơn thì nhóm đó ghi điểm. Nhóm nào ghi được nhiều điểm thì thắng.
Giáo viên: hô to từ Tiếng Việt “Sao băng”
Học sinh: vỗ tay (chỉ) nhanh vào từ Tiếng Anh “meteor”
Giáo viên: hô to từ Tiếng Anh “capture”
Học sinh: vỗ tay (chỉ) nhanh vào từ Tiếng Việt “bắt cóc”

Giáo viên:
Học sinh:
Jumbled words:
Giáo viên viết một số từ có các chữ bò xáo trộn và yêu cầu học sinh xếp lại thành từ có
nghóa.
1.treemo meteor
2. tapecur capture
3. elani alien
4. tsfpaarcce spacecraft
5. mexaine examine
Find the words in the text having the following meanings:
3
1. proof, support evidence
2. falling star, or shooting star meteor
3. unknown/ strange people or things aliens
4. bringing together or gathering collecting
5. caught as a prisoner captured
6. became impossible to see disappeared
Wordsquare:
Giáo viên chuẩn bò một bảng ô chữ, nêu chủ điểm của các từ và số lượng từ cần tìm trong
ô chữ. Chia lớp ra làm hai nhóm. Mỗi nhóm cử đại diện lên bảng khoanh tròn các từ tìm thấy (theo
hàng dọc, ngang, chéo). Nhóm nào tìm được nhiều từ hơn thì thắng.

S

P

C A P T U R E

C M


E X A M I N E

C U T

R F E

A L I E N S O

F R

T
Matching:
Giáo viên viết các từ mới hoặc từ muốn ôn lại cho học sinh thành cột. Viết ý nghóa, từ
tiếng Việt hoặc hình vẽ một cột khác không theo thứ tự. Yêu cầu học sinh nối các từ tương ứng ở
hai cột với nhau.
Lucky number:
4
A
1. In 1947…
2. In 1952 …
3. In 1954 …
4. In 1964 …
5. In 1971 …
6. In 1978 …
7. In 1981 …
B
a. Two men saw an egg-shaped object in the fields.
b. A Frenchman saw a plate-like device at a treetop.
c. There were more than 1,500 UFO sightings around the world.

d. A pilot saw nine large round objects.
e. A pilot disappeared after sighting a UFO.
f. A woman and her children saw a UFO above their house.
g. Two men were examined by aliens.
Chia lớp ra thành các nhóm, tùy theo số lượng học sinh. Giáo viên viết trên bảng một vài con số,
ví dụ: 1, 2, 3 8. Trong đó có những con số may mắn, học sinh được 2 điểm mà không phải làm gì.
Mỗi số còn lại ứng với một câu hỏi hoặc một yêu cầu, nếu trả lời đúng hoặc làm đúng yêu cầu,
học sinh sẽ được 2 điểm. Nếu nhóm này trả lời sai, các nhóm khác có quyền trả lời tiếp tục câu
hỏi đó. Khi các số đã được chọn hết, nhóm nào có nhiều điểm hơn thì thắng cuộc
1. What did Kenneth Arnold see in 1947?
2. Lucky number
3. How many UFO sightings were there in 1952?
4. Where did the woman and her children see a UFO in 1954?
5. Lucky number
6. When were aliens seen to collect the soil samples?
7. Lucky number
8. Where was Renato Nicolai from?
Complete the notes.
a. ………… or ………… can be mistaken for alien spacecraft.
b. In 1947, a pilot saw …………
c. There were over ………… worldwide in 1952.
d. In 1954, a woman and her children saw ………… house.
e. A farmer saw ………… in 1964.
f. In 1971, two men …………
g. A pilot ………… in 1978.
h. In 1981, a Frenchman reported ………… from his garden.
Keys
a. An aircraft, a weather balloon; a meteor
b. nine large round objects (traveling at about 2,800 meters an hour to the left and north of Mount
Rainier.)

c. 1,500 UFO sightings
d. a UFO above their
e. an egg-shaped object
f. claimed they were captured and taken aboard a spacecraft.
g. and his plane disappeared after sighting a UFO.
h. that he saw a plate-like device (at a treetop 30 meters away from his garden).
Story telling:
5
Giáo viên dùng một số tranh ảnh và từ gợi ý (nếu cần thiết), gọi học sinh nói lại hoặc tóm tắc lại
nội dung bài học.
1. In 1947/ Kenneth Arnord/ pilot/ USA/ nine large round objects/ 2,800/ left/ north/ Mount
Rainier.
2. In 1952/ there/ more than/ 1,500/ UFO/ world.
3. In 1954/ a woman/ her children/ UFO/ house/ aliens/ spacecraft.
4. In 1964/ a farmer/ egg-shaped object/ fields/ collecting/ soil samples.
5. In 1971/ two men/ captured/ taken aboard/ after/ examined/ aliens/ freed.
6. In 1978/ pilot/ plane/ disappeared/ sighting/ UFO.
7. In 1981/ Renato Nicolai/ France/ saw/ a plate-like device/ treetop/ 30 m/ garden.
IV. NHỮNG ƯU , KHUYẾT ĐIỂM CỦA VIỆC ÁP DỤNG LỒNG GHÉP TRÒ
CHƠI VÀO BÀI GIẢNG:
1. Ưu điểm:
Tạo không khí học tập hưng phấn, thoải mái, nhẹ nhàng, vui tươi cho học sinh. Tập trung
tối đa sự chú ý vào bài học của tất cả các đối tượng học sinh trong lớp học. Tạo điều kiện cho các
đối tượng học sinh yếu, học sinh cá biệt phát biểu ý kiến tham gia xây dựng bài; đồng thời tạo
nhiều cơ hội cho học sinh khá giỏi phấn đấu hơn nữa trong học tập.
Học sinh có thể nhớ rõ và nhớ lâu nội dung đã học một cách tự nhiên ngay trên lớp.
Xây dựng được môi trường Tiếng Anh thường xuyên trong phòng học. Khuyến khích học
sinh thường xuyên nói bằng Tiếng Anh những câu nói từ dễ đến khó mà ít gặp trở ngại khi sử dụng
từ.
Tạo mối quan hệ thân thiện, gắn bó giữa học sinh với học sinh – học sinh với giáo viên.

Hình thành sở thích học Tiếng Anh ở học sinh, các em không còn sợ môn Tiếng Anh khó
nữa.
Khơi dậy động lực học tập, ôn bài cũ, chuẩn bò kỹ bài mới nơi học sinh. Thúc đẩy khả năng
tìm tòi, quan sát, đúc kết, ghi nhớ nhanh kiến thức mới ở các em.
Giảm ù lì, stress, thiếu tập trung, làm việc riêng, ít hợp tác ở hầu hết các em học sinh.
2. Khuyết điểm:
Giáo viên mất nhiều thời gian để nghiên cứu tâm lí học sinh ở những lớp học khác nhau để
làm cơ sở trong việc lựa chọn và bố trí trò chơi phù hợp.
Giáo viên mất thời gian, phí tổn để chuẩn bò trò chơi cho các em.
Lớp học đôi khi mất trật tự khi đang tham gia các trò chơi ảnh hưởng các lớp học khác xung
quanh.
V. KẾT LUẬN:
6
Đối với các em học sinh bậc THCS có tâm sinh lí đang phát triển mạnh, khối lượng kiến
thức mà các em cần phải tiếp thu là khá lớn và khó hơn nhiều so với hoc sinh bậc tiểu học. Từ đó
người thầy cần nắm bắt các thông tin về vấn đề học tập của các em mà tự đề ra các biện pháp hữu
ích giúp các em nhanh chóng hòa nhập vào công việc học tập, giảm stress, giảm sự nhàm chán,
ngán học ở học sinh trong lứa tuổi này là một vấn đề mấu chốt quyết đònh kết quả học tập của các
em trong suốt quá trình 4 năm học ở THCS. Để thành công trong việc này thì việc lồng ghép trò
chơi xen kẻ vào bài học có vai trò rất quan trọng không thể thiếu được, mang lại sự thoải mái,
niềm đam mê trong học tập cũng như mang đến một kết quả học tập khả quan hơn cho các em,
làm cho các em thật sự cảm giác “ Mỗi ngày đến trường là một ngày vui!”.
Tôi tin rằng tất cả giáo viên của Trường THCS Tân Lộc đều có thể áp dụng lồng ghép các
trò chơi vào các tiết dạy của mình. Ai cũng có thể tạo được cảm giá hứng thú học tập cho học sinh
của mình, xây dựng được tình yêu của học sinh với thầy cô giáo và môn Tiếng Anh nói riêng. Từ
đó động cơ học tập môn Tiếng Anh của các em sẽ được hình thành. Trên đây là một ít kinh
nghiệm mà tôi đã thực hành giảng dạy cho các em học sinh trong nhà trường THCS Tân Lộc. Nếu
còn vấn đề gì cần bổ sung, rất mong quý đồng nghiệp nhiệt tình đóng góp thêm để tôi có nhiều
kinh nghiệm hơn trong công tác giảng dạy. Xin chân thành cảm ơn.
Tân Lộc, ngày 15 tháng 04 năm 2011

Người viết chuyên đề
LÊ HỒNG PHÚC
DUYỆT CỦA NHÀ TRƯỜNG
7

×