Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

chuyen de tieng anh THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.08 KB, 3 trang )

I .ĐẶTVẤNĐỀ
1.Lý do chọn chuyên đề
Hiện nay, chương trình đào tạo nói chung và chương trình đào tạo đối với
học sinh bậc THCS nói riêng, môn học Tiếng Anh đã được đưa vào giảng dạy chính
thức và mang tính bắt buộc. Đó là điều tất yếu vì tiếng Anh là một môn công cụ
giao tiếp rất quan trọng. Đặc biệt khi Việt Nam đã chính thức trở thành, thành
viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO) thì việc sử dụng Tiếng Anh để quan hệ
giao tiếp, trao đổi thông tin với các quốc gia trên thế giới là điều cần thiết và quan
trọng. Môn Tiếng Anh ở nước ta cũng đã và đang được đầu tư dạy và học với quy
mô và chất lượng cao. Và Tiếng Anh đã được đưa và ngay từ đầu cấp ở bậc THCS .
Nhưng đối với học sinh THCS, việc nắm các kiến thức và có kỹ năng cơ bản
về ngoại ngữ thì chưa thật tốt. Chính điều đó đã gây ra sự trở ngại cho các em
khi học lên lớp cao hơn và làm cho các em rất khó vận dụng khi giao tiếp bằng
Tiếng Anh. Và qua thực tế giảng dạy, và đặc biệt dạy chương trình Tiếng Anh mới,
tôi nhận thấy bốn kỹ năng : nghe, nói, đọc và viết ở học sinh còn nhiều hạn chế,
đặc biệt đối với kỹ năng đọc hiể, các em chưa thực sự húng thú và say mê bởi vì
vốn từ vựng của các em còn hạn chế, trong khi đọc các em còn sợ mình đọc sai,
sợ thầy, cô và các bạn chê cười do đó các em không phát triển được kỹ năng đọc
hiểu của mình. Chính vì thế nhóm ngoại ngữ chúng tôi thống nhất ý kiến chọn
chuyên đề “ Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu Tiếng Anh đối với học sinh THCS”.
2. Mục đích.
- Giúp học sinh hứng thú, không bò căng thẳng trong một tiết học nghe nhằm nâng
cao chất lượng giảng dạy bộ môn.
II. NỘI DUNG
1.Cơ sở lý luận.
- Tiếng Anh ngôn ngữ giao tiếp của các nước trên thế giới đã được Bộ Giáo dục và
Đào Tạo đưa vào trong các trường học, được xem là một trong những môn học chính
thức của học sinh . Mục đích của việc học Tiếng Anh là để phát triển bốn kỹ năng
nghe, nói, đọc và viết. Người học Tiếng Anh có được bốn kỹ năng này thì mới được coi
là thành thạo ngôn ngữ nước ngoài.
- Tiếng Anh là một trong những môn đặc thù, không phải là tiếng mẹ đẻ nên qúa


trình giảng dạy và học tập gặp nhiều khó khăn hơn . Nó đòi hỏi người dạy không
ngừng đổi mới, cải tiến phương pháp giảng dạy nhằm làm cho người học cảm thấy
ham học, thích học. Từ đó thích thú học tập và học tập một cách tích cực, năng
động, sáng tạo hơn, xứng đáng là chủ thể của qúa trình dạy và học. Nếu như trước
đây, mục tiêu chính của dạy học môn Tiếng Anh ở trường THCS là giúp học sinh có
được vốn từ vựng, ngữ pháp để có thể viết, đọc thành thạo thì đối với chương trình
1
cải cách hiện nay, người dạy dạy theo chuẩn kiến thức, kỹ năng và hướng dẫn người
học chú ý tiếp thu bài sau mỗi kỹ năng người học tự vẽ được bản đồ tư duy để phát
triển thêm kỹ năng đọc hiểu cho người học.
2. Qúa trình thực hiện
- Đối với môn Tiếng Anh để giúp học sinh hứng thú, đòi hỏi giáo viên phải tạo cho
học sinh lòng đam mê học và một không khí thoải mái, vui chơi trong giờ học. Giáo
viên cần tìm các tranh ảnh có liên quan đến nội dung bài, áp dụng các thủ thuật:
“Slap the board, What and where, Matching, True / False predictions, Ask and
answer, Guessing game, Gap filling……………”để làm sao truyền đạt cho học sinh nắm
được những mẫu câu, ngữ pháp mới dễ dàng nghe được và hiểu được nội dung, thông
tin trong bài nghe.
- Để hoàn thiện một bài dạy kỹ năng đọc, giáo viên cần thực hiện các bước sau:
- Warm up: Đây là bước khởi động, giáo viên tạo không khí vui chơi như :
Brainstorming, Wordsquare, Noughts and crosses, Guessing game……… có liên quan
đến tiết dạy, nhằm kích thích sự hứng thú học tập của học sinh để học sinh dễ dàng
tiếp thu nội dung bài học.
- Pre – reading : Giáo viên đưa ra tình huống, tranh ảnh…… . Để gợi mở cho
học sinh biết mình sẽ nghe về vấn đề gì hoặc giáo viên có thể sử dụng thủ thuật :
Open prediction, Picture drill, True / false predictions……… . Học sinh làm việc
theo cặp và lên bảng ghi phần dự đoán của mình.
-While - reading : Giáo viên mở máy cho học sinh nghe đoạn văn được yêu cầu.
Giáo viên phải bao quát lớp và giúp đỡ các em trong lúc các em gặp khó khăn. Cho
các em so sánh câu trả lời với bạn. Một vài học sinh đưa ra câu trả lời trước lớp.

Giáo viên đưa ra đáp án đúng.
-Post – reading: Sau khi đọc song , giáo viên phát huy khả năng tính sáng tạo
của học sinh, khuyến khích, động viên các em luyện tập theo cặp hoặc theo nhóm,
miêu tả một cái gì đó một cách tự do. Giáo viên nhận xét và sửa lỗi nếu cần thiết. Có
thể sử dụng các thủ thuật: Brainstorming, Guessing game.
-Trên đây là phần trình bày các bước giảng dạy cũng như phương pháp thủ thuật
để thực hiện tiết dạy đọc Tiếng Anh cho học sinh. Sau đây là tiến trình bài dạy cụ
thể:

ENGLISH 8 : Unit4 :Our past
Period: 23 : Lesson 4 : Read / P 41
1.Warm up:
- Giáo viên chia lớp thành hai nhóm cho các em chơi trò “ Brainstorming”.
Nhóm nào kể nhiều tên truyện cổ tích, nhóm đó chiến thắng.
Tam Cam The frog Prince
One hundred sectionbamboo
Snow White and 7 dwarfs
2. Pre-reading
- Giáo viên dùng tranh để giới thiệu từ mới.
2
The folk tales
- Newwords:
Cruel (a)
Upset (a)
Fairy (n)
Magical (a)
Rag (n)
Immediately (adv)
- Giáo viên dùng tranh giới thiệu câu truyện “ The lost shoe. Sau đó giáo viên
gián bảng phụ trên bảng ,“True / False predictions” cho học sinh làm việc

theo cặp và đoán những thông tin trong bài đọc và sau đó học sinh ghi dự đoán
của mình lên bảng.
3. While-reading
- Cho học sinh nghe băng, sau đó so sánh câu trả lời với bạn của mình. Giáo
viên gọi một số bạn trình bày câu trả lời lên bảng . Giáo viên sửa lỗi và đưa ra
đáp án đúng
4. Post-reading
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm hoặc cặp “Gap filling” để
hoàn thành câu sử dụng từ trong câu truyện.
5. Homework
- Giáo viên yêu cầu học sinh học từ mới và chuẩn bò Unit 4: Lesson 5:
Write/ page 42.
III. KẾT LUẬN
Để thực hiện và áp dụng thành công một tiết dạy đọc hiểu không phải là dễ.
Trách nhiệm của chúng ta, những giáo viên dạy ngoại ngữ là phải tìm hiểu kỹ yêu
cầu của mỗi bài để vận dụng các thủ thuật, tổ chức các hoạt động dạy sao cho
phù hợp để tiết dạy có hiệu qủa. Người giáo viên giỏi là người luôn tạo được cơ hội
cho học sinh, khuyến khích các em nghe trong tất cả các tình huống, giúp các em
có thể đọc , hiểu cũng như nghe và giao tiếp được một cách dễ dàng và thoải mái,
để việc đọc hiểu ngoại ngữ không phải là một gánh nặng trên vai người học.
3

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×