PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO NÚI THÀNH
TRƯỜNG TIỂU HỌC TRẦN ĐẠI NGHĨA
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP
LỊCH SỬ & ĐỊA LÍ LỚP 4 CUỐI KÌ II
Năm học: 2010-2011
NGƯỜI BIÊN SOẠN: PHẠM VIẾT PHÚ SANG
1
Năm học 2010-2011
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN LỊCH SỬ & ĐỊA LÍ LỚP 4 NĂM HỌC 2010-2011
I/ Phần Lịch sử:
CÁC BÀI ĐÃ GIỚI HẠN
Bài 15: NƯỚC TA CUỐI THỜI TRẦN
Câu 1 : Em hãy trình bày tình hình nước ta cuối thời Trần:
Từ giữa thế kỉ thứ XIV tình hình đất nước ngày càng xấu đi.
- Vua quan ăn chơi sa đọa.
- Những kẻ có quyền thế vơ vét của cải của nhân dân làm giàu.
- Cuộc sông nhân dân cơ cực.
- Nông dân và nô tì nổi dậy đấu tranh.
- Nguy cơ ngoại xâm đang đe dọa
Câu 2: Do đâu nhà Hồ không chống nổi quân xâm lược:- Do Hồ Quí Ly không đoàn
kết được toàn dân để tiến hành kháng chiến mà chỉ dựa vào quân đội.
Câu 3: Ai đã dâng sớ chém 7 tên quan đã lấn át quyền Vua:TL - Chu Văn An
Câu 4: Hồ Quí Ly đã làm gì để thay đổi tình hình đất nước:- thực hiện nhiều cải cách
Câu 5: Hồ Quí Ly truất ngôi vua Trần trong thời gian nào? Kinh đô đóng ở đâu?
Tên nước là gì?- Năm 1400, Hồ Quí Ly truất ngôi vua Trần và đóng đô ở Tây Đô( Vĩnh
Lộc, Thanh Hóa), tên nước là Đại Ngu.
Bài 16: CHIẾN THẮNG CHI LĂNG
Câu 1: Tại sao quân ta chọn ải Chi Lăng làm trận địa đánh địch?
- Vì Ải Chi Lăng là vùng núi đá hiểm trở, đường nhỏ, hẹp, khe sâu, rừng cây um tùm
rất thuận lợi để bố trí trận địa mai phục.
Câu 2 : Em hãy kể lại trận mai phục của quân ta tại ải Chi Lăng:
Liễu Thăng cầm đầu một đạo quân đánh vào Lạng Sơn. Mờ sáng, chúng đến cửa Ải Chi
Lăng . Kị binh của ta ra nghênh chiến rồi quay đầu giả vờ thua để nhử Liễu Thăng cùng
đám kị binh của Liễu Thăng ham đuổi nên bỏ ra hàng vạn quân bộ ở phía sau đang lũ lượt
chạy . khi ngựa chúng đang bì bõm qua đầm lầy, thì bỗng nhiên một loạt pháo hiệu nổ như
sấm dậy. . Lập tức hai bên sườn núi , những chùm tên lao vun vút phóng xuống. Lọt vào
giữa trận địa “ mưa tên” Liễu Thăng và đám kị binh tối tăm mặt mũi. Liễu Thăng bị giết.
quân bộ theo sau cũng bị mai phục của ta từ hai bên sườn núi và lòng khe nhất tề xông ra
tấn công. Quân địch hoản loạn, lại nghe Liễu Thăng bị giết cang khiếp sợ. hàng vạn quân
Minh bị giết, số còn lại rút chạy.
Câu 3: Chiến thắng Chi Lăng có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc kháng chiến chông
quân Minh xâm lược?
- Chiến thắng Chi Lăng góp phần quyết định thẵng lợi của cuộc kháng chiến chống
quân Minh xâm lược của nghĩa quân Lam Sơn.
Câu 4: Quân Lê Lợi đã dùng mưu gì để diệt giặc?
- Kị binh ta ra nghênh chiến rồi giả vờ thua để nhử Liễu Thăng cùng đám kị binh vào ải.
Câu 5: Lê lợi lên ngôi hoàng đế vào thời gian nào, lấy niên hiệu là gì? mở đầu thời đại
nào?- 1428 Lê Lợi lên ngôi hoàng đế lấy niên hiệu là Lê Thái Tổ và mở đầu thời Hậu Lê.
2
Bài 17: NHÀ HẬU LÊ VÀ VIỆC TỔ CHỨC QUẢN LÍ ĐẤT NƯỚC
Câu 1: Những sự việc nào thể hiện quyền tối cao của nhà vua?
Đó là: - Vua có quyền tuyệt đối.
- Mọi quyền hành đều tập trung vào tay vua.
- Vua trực tiếp chỉ huy quân đội.
Câu 2: bộ luật Hồng Đức có những nội dung cơ bản nào?
- Bảo vệ quyền lợi của vua, quan, địa chủ.
- Bảo vệ chủ quyền quốc gia.
- Khuyến kích phát triển kinh tế.
- Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- Bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ.
Câu 3: Năm 1428 Lê Lợi lên ngôi hoàng đế đóng đô ở đâu? Tên nước là gì?
- Năm 1428 Lê Lợi lên ngôi hoàng đế đóng đô ở Thăng Long, tên nước là Đại Việt.
Câu 4: Thời Hậu Lê trải qua các đời vua nào? Đời vua nào phát triển cao nhất?
Các đời vua trải qua đó là: Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông, Lê Thánh Tông…
vv. Đời vua nào phát triển cao nhất là đời vua Lê Thánh Tông ( 1460- 1497)
Câu 5: Nhà hậu Lê đặc biệt là vua Lê Thánh Tông đã làm gì để quản lí đất nước?
Nhà Hậu Lê đã cho vẽ bản đồ Hồng Đức và soạn bộ luật Hồng Đức để bảo vệ chủ
quyền dân tộc và trật tự xã hội.
Câu 6 Điểm tiến bộ của bộ luật Hồng Đức ở chổ nào?
- Bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ.
Bài 21: TRỊNH- NGUYỄN PHÂN TRANH
Câu 1: Do đâu mà đầu thế kỉ XVI, nước ta đã lâm vào thời kì chia cắt?
Vào đầu thế kỉ XVI, nước ta đã lâm vào thời kì chia cắt vì:
- chính quyền nhà Lê suy yếu, các tập đoàn phong kiến đã cấu xé, tranh giành ngai
vàng.
Câu 2: Cuộc xung đột giữa các tập đoàn phong kiến đã gây ra những hậu quả gì?
Cuộc xung đột giữa các tập đoàn phong kiến đã gây ra những hậu quả là nhân dân lao
động cực khổ, đất nước bị chia cắt, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của đất nước.
Câu 3: Sông Gianh thuộc tỉnh nào?
- thuộc tỉnh Quảng Bình
Câu 4: Đàng Ngoài do họ nào cai trị và đàng trong do họ nào cai trị?
- Đàng Ngoài do họ Trịnh cai trị
- Đàng trong do họ Nguyễn cai trị
Bài 22: CUỘC KHẨN HOANG Ở ĐÀNG TRONG
Câu 1: Cuộc khẩn hoang ở Đàng trong diễn ra như thế nào?
- Từ cuối thế kỉ XVI công cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong xúc tiến mạnh mẽ. Nông
dân, quân lính được phép đem cả gia đình vào phía nam khẩn hoang , lập ấp. Những
người khẩn hoang được cấp lương thực trong nữa năm cùng một số nông cụ, rồi chia
thành từng đoàn đi khai phá đất hoang. Đoàn người khai hoang cứ dần dần tiến vào
nam từ vùng đất Phú Yên, Khánh Hòa, đến nam trung bộ, Tây Nguyên, đoàn người cứ
tiếp tục đi sâu vào vùng đồng bằng sông Cửu Long ngày nay. Đi đến đâu họ lập làng,
lập ấp mới đến đó
Câu 2: Tác dụng của cuộc khẩn hoang:
3
Cuộc khẩn hoang đã dần dần mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp, xóm làng hình
thành và phát triển. Tình đoàn kết giữa các dân tộc ngày càng bền chặt.
HỆ THỐNG KIẾN THỨC VỀ CÁC SỰ KIỆN LỊCH SỬ TIÊU BIỂU
TỪ BUỔI ĐẦU DỰNG NƯỚC ĐẾN THỜI NGUYỄN
1/ Nước Văn lang: ra đời khoảng 700 năm TCN, vua được gọi là Hùng Vương
2/ Nước Âu Lạc: ra đời cuối thế kỉ III TCN , vua là An Dương Vương, thành tựu đặc sắc:
Nông nghiệp phát triển, kĩ thuật chế tạo nỏ được nhiều mũi tên và xây dựng thành Cổ Loa.
3/ Khởi nghĩa Hai Bà Trưng: Đầu thế kỉ I, mùa xuân năm 40, đánh tan quân Hán.
4/ Chiến thắng Bạch Đằng: do Ngô Quyền lãnh đạo, đánh tan quân Nam Hán trên sông
Bạch Đằng năm 938. năm 939 Ngô Quyền lên ngôi vua xưng vương là Ngô Vương đóng
đô tại Cổ Loa.
Ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng: chiến thắng Bạch Đằng đã chấm dứt hơn 1000 năm
đô hộ của phong kiến phương Bắc, mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc.
5/ Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân: sau khi Ngô Quyền mất đất nước rơi vào cảnh
loạn lạc đất nước chia cắt thành 12 vùng đánh chiếm lẫn nhau. Năm 968 Đinh Bộ Lĩnh đã
tập nhân dân dẹp loạn , thống nhất đất nước.
6/ Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất( năm 981):
Năm 981 lợi dụng tình hình không ổn định của triều đình nhà Đinh, năm 981 quân Tống
đem quân xâm lược nước ta. Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất
( năm 981) do Lê Hoàn lãnh đạo đã chiến thắng quân Tống.
7/ Nhà Lý dời đô ra Thăng Long: Lý Công Uẩn ( Lý Thái Tổ) mùa thu năm 1010, nhà
Lý dời đô từ Hoa Lư về Đại La và đổi tên thành “Thăng Long” tên nước là Đại Việt.
8/ Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai ( năm 1075- 1077):
Năm 1068, nhà Tống ráo riết chuẩn bị xâm lược nước ta. Trước tình hình đó, Lý Thường
Kiệt, ông chủ trương “ Ngồi yên chờ giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn thế
mạnh của giặc”
9/ nhà Trần thành lập: Lý Huệ Tông không có con trai , truyền ngôi cho con gái là Lý
Chiêu Hoàng mới 7 tuổi, Trần Thủ Độ tìm cách để Chiêu Hoàng lấy Trần Cảnh, rồi
nhường ngôi cho chồng, đầu năm 1266 nhà Trần thành lập.
10/ Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên: ba lần quân Mông -
Nguyên xâm lược nước ta đều bị thất bại .
Lần thứ nhất chúng cắm cổ rút chạy không còn hung hăng cướp phá như lúc mới vào
xâm lược.
Lần thứ hai, tướng giặc Thoát Hoan phải chui vào ống đồng để thoát thân.
Lần thứ ba, quân ta chặn đường rút lui của giặc , dùng kế cắm cọc gỗ trên sông Bạch
Đằng tiêu diệt giặc.
11/ thời Hậu Lê: do Lê lợi lãnh đạo đánh tan quân Minh năm 1428 Lê Lợi lên ngôi vua
(Lê Thái Tổ) đóng đô ở Thăng Long, tên nước là Đại Việt,
12/ Trịnh- Nguyễn phân tranh: từ đầu thế kỉ XVI chính quyền nhà Lê suy yếu. các tập
đoàn phong kiến xâu xé nhau tranh giành ngai vàng.
13/ Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong: Cuối thế kỉ XVI các chúa Nguyễn rất quan tâm đên
việc khẩn hoang, cuộc khẩn hoang được xúc tiến mạnh mẻ…
14/ Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long: năm 1786 Nguyền Huệ tiến quân ra bắc
tiêu diệt họ Trịnh và thống nhất giang sơn.
4
15/ Quang Trung đại phá Quân Thanh: Năm 1788 Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế lấy
niên hiệu là Quang Trung , ông kéo quân ra Bắc đánh quân Thanh. Năm 1789 Quang
Trung đại phá quân Thanh.
16/ nhà Nguyễn thành lập: vua Quang Trung qua đời nhà Tây Sơn suy yếu , lợi dụng cơ
hội đó nguyễn Ánh lật đổ nhà Tây Sơn lập nên nhà Nguyễn năm 1802 ông lấy niên hiệu là
Gia Long, đóng đô tại Phú Xuân( Huế). Nhà Nguyễn trãi qua các đời vua: Gia Long, Minh
Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức…Nhà nguyễn lập bộ luật mới đó là bộ luật Gia Long.
BẢNG THỐNG KÊ CÁC SỰ KIỆN, NHÂN VẬT LỊCH SỨ TIÊU BIỂU
TỪ BUỔI ĐẦU DỰNG NƯỚC ĐÉN THỜI NGUYỄN
Thời Kì lịch sử Sự kiện tiêu biểu Nhân vật tiêu biểu
Buổi đầu dựng nước và giữ
nước ( khoảng 700 năm
TCN đến năm 179 TCN)
- Nước Văn Lang ra đời
- Nước Âu Lạc thành lập.
- Quân Triệu Đà chiếm Âu
Lạc
- Hùng Vương
- An Dương Vương
Hơn 1000 năm đấu tranh
giành độc lập ( từ năm 179
TCN đến năm 938)
- khởi nghĩa Hai bà Trưng.
- Chiến thắng Bạch Đằng.
- Hai bà Trưng
-
- Ngô Quyền
Buổi đầu độc lập ( từ năm
939 đến năm 1009)
- Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12
sứ quân, thống nhất đất
nước.
- Kháng chiến chống quân
Tống xâm lược lần thứ
nhất
- Đinh Bộ Lĩnh
- Lê Hoàn
Nước Đại Việt thời Lý( từ
năm 1009 đến năm 1226)
- Dời đô ra Đại la và đổi tên
thành Thăng Long.
- Kháng chiến chống quân
Tống xâm lược lần thứ hai
- Lý Thái Tổ.
- Lý Thường Kiệt
Nước Đại Việt thời Trần( từ
năm 1266 đến năm 1400)
-Kháng chiến chống quân
Mông- Nguyên.
- Trần Hưng Đạo.
Nước Đại Việt buổi đầu thời
Hậu Lê( thế kỉ XV)
- Chiến thắng Chi Lăng - Lê Lợi.
-Lê Thánh Tông
- Nguyễn Trãi.
Nước Đại Việt thế kỉ XVI-
XVIII
- Chiến tranh Nam- bắc
triều
- Chiến tranh Trịnh-
Nguyễn.
- Nghĩa quân Tây Sơn tiến
ra Bắc lật đổ chính quyền
họ Trịnh.
- Quang Trung đại phá
quân Thanh.
- Nguyễn Huệ
( Quang Trung)
Buổi đầu thời Nguyễn( từ
năm 1802- 1858)
- Nguyễn Ánh lật đổ triều
Tây Sơn.
- Nhà Nguyễn thành lập
- Gia Long
I/ Phần Địa Lí:
BÀI 17: ĐỒNG BĂNG NAM BỘ
5
Câu 1: Đồng bằng Nam bộ nằm ở phía nào của nước ta? Do phù sa các sông nào bồi
đắp nên?
- Đồng bằng Nam bộ nằm ở phía nam nước ta, do phù sa của hệ thống sông Mê Công
và sông Đồng Nai bồi đắp tạo nên.
Câu 2: Em hãy nêu một số đặc điểm tự nhiên của đồng bằng nam bộ?
- Là đồng bằng lớn nhất nước ta, diện lớn gấp ba lần diện tích đồng bằng Bắc Bộ.
- Phần tây nam bộ có nhiều đất trũng dễ bị ngập nước như đồng Tháp Mười,Kiên
Giang, Cà Mau.
- Có nhiều đất phèn, đất mặn cần phải cải tạo.
- Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, không có đê ven sông đẻ ngăn lũ như
Đồng bằng bắc bộ.
- Mùa khô kéo dài, đồng bằng rất thiếu nước ngọt.
Câu3: Tại sao gọi là sông Cửu Long : Vì nó đổ ra chín nhánh.
BÀI 24: DẢI ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG
Câu 1: Em hãy nêu thứ tự từ bắc đến nam các đồng bằng duyên hải miền Trung:
+ Các đồng bằng duyên hải miền Trung:
- ĐB Thanh Nghệ- Tĩnh
- ĐB Bình- Trị - Thiên
- ĐB Nam- Ngãi
- ĐB Bình Phú- Khánh Hòa
- ĐB Ninh Thuận- Bình Thuận.
Câu 2: Vì sao ĐBằng Duyên Hải Miền Trung nhỏ, hẹp?
Vì : - Các dãy núi ở đây lan ra sát biển và do các con sông ngắn tạo nên.
Câu 3: Em hãy nêu một số đặc điểm của đồng bằng duyên hải miền Trung:
- Diện tích nhỏ, hẹp.
- Ven biển thường có các cồn cát cao 20-30m, có các đầm phá.
- Đất kém màu mỡ hơn đồng bằng Bắc Bộ và Đồng bằng Nam Bộ.
Câu 4: Người dân ở Đồng Bằng duyên hải miền Trung trồng phi lao để làm gì?
Để: ngăn gió di chuyển các cồn cát ven biển vào sâu đất liền, phủ lấp lên nhà cửa, ruộng
vườn, đường sá.
Câu 5: hãy nêu đặc điểm khí hậu vùng duyên hải Miền Trung:
TL: - Phía bắc dãy Bạch Mã có mùa đông lạnh, Phía nam dãy Bạch Mã nóng quanh năm.
- Mùa hạ thường khô, nóng và bị hạn hán. Cuối năm thường có mưa lớn và dễ gây
ngập lụt.
NHỮNG NÉT ĐẶC TRƯNG CỦA CÁC THÀNH PHỐ
A. Thành phố Hồ Chí Minh:
1/ Đặc điểm, vị trí :
- Ở phía Đông bắc của đồng bằng Nam Bộ.
- Giáp biển đông và các tỉnh: Bà Rịa, vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh,
Long An, Tiền Giang.
- Từ thành phố Hồ Chí Minh đi đến các tỉnh khác bằng đường Ô tô, đường sắt, đường
sông, đường biển, đường không.
2/ Hãy kể tên các ngành công nghiệp chính ở thành phố Hồ Chí Minh:
- Điện, luyện kim, cơ khí, điện tử, hóa chất, dệt may, chế biến thực phẩm, vật liệu xây
dựng.
3/ Một số nơi vui chơi giải trí ở thành phố Hồ Chí Minh:
6
- Thảo Cầm Viên, Đầm Sen, Suối Tiên….vv
4/ Thành phố Sài Gòn được mang tên Bác năm nào? - Năm 1976
5/ Thành phố Hồ Chí Minh nằm bên con sông nào? - sông Sài Gòn
6/ Vì sao nói Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, khoa học, văn hóa lớn:
Vì: - Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều ngành công nghiệp đa dạng như điện, điện tử, hóa
chất…Hoạt động thương mại rất phát triển, nhiều chợ và siêu thị lớn, có sân bay quốc tế
Tân Sơn Nhất, cảng Sài Gòn và cảng biển lớn bậc nhất cả nước.
- Có nhiều viện nghiên cứu, trường Đại học,có nhiều khu vui chơi giải trí hấp dẫn như:
Đầm sen, suối Tiên…vv
B.thành phố Hải Phòng :
Câu 1: thành phố Hải Phòng nằm ở phía nào của đồng bằng bắc bộ? Giáp với tỉnh
nào?
- Thành phố Hải Phòng nằm ở Đông bắc đồng bằng Bắc Bộ.
- Giáp với Quảng Ninh, Hải Dương, Thái Bình
Câu 2: Em hãy kể các cửa sông ở Hải Phòng:
- Cửa Nam Triệu, cửa Cấm, cửa Lạch Tray, cửa văn Ức, cửa Thái Bình.
Câu 3: hãy nêu điều kiện để thành phố Hải Phòng trở thành một cảng biển, một
trung tâm du lịch lớn cả nước.
- Hải Phòng có cảng biển lớn do nằm bên bờ sông Cấm, cách biển khoảng 20 km thuận
tiện cho việc ra vào, neo đậu của tàu biển.
- Có những cầu tàu lớn để cập bến, có bãi rộng và nhà kho chứa hàng và nhiều phương
tiện cho việc bốc dỡ hàng hóa dễ dàng, nhanh chóng.
+ là trung tâm du lịch vì:
- Có bãi biển đẹp; Đồ Sơn, đảo Cát Bà với nhiều phong đẹp và hang động kì thú, các di
tích Lịch sử…
- các lễ hội như: Hội chọi trâu, hội Đua thuyền trên biển…
- Hệ thộng khách sạn, nhà nghỉ đầy đủ tiện nghi.
Câu 4: Em hãy nêu tên các nhà máy đóng tàu ở Hải Phòng và các sản phẩm của các
nhà máy trên?
- các nhà máy : Bạch Đằng, Cơ khí Hạ Long, Cơ khí Hải Phòng.
- Các sản phẩm: đóng mới và sửa chữa các loại sà lan, ca nô, tàu đánh cá, tàu du lịch,
tàu chở khách trên sông và trên biển, tàu vận tải hàng vạn tấn…
C. thành phố Cần Thơ:
Câu 1: nêu đặc điểm vị trí thành phố Cần Thơ:
- Ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, nằm bên bờ sông Hậu.
- Giáp các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long.
- Có giao thông thuận lợi với nhiều tỉnh khác bằng đường ô tô, đường sông, đường biển
và đường không.
-
Câu 2: Hãy nêu các dẫn chứng cho thấy thành phố Cần Thơ là trung tâm kinh tế,
văn hóa và khoa học quan trọng của đồng bằng sông Cửu Long?
- là nơi tiếp nhận các hàng nông sản, thủy sản của vùng đồng bằng sông cửu Long,
Xuất đi các nơi khác ở trong nước và thế giới.
- là nơi sản xuất máy nông nghiệp, phân bón, thuốc trừ sâu, …tạo ra nhiều giống lúa
mới cho đồng bằng sông Cửu Long.
7
- Trường Đại học Cần Thơ và các trường khác đang góp phần đào tạo cán bộ khoa học
kĩ thuật, lao động cho các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
D. Thành phố Đà Nẵng:
Câu 1: Vị trí của thành phố Đà Nẵng có đặc điểm gì nổi bật? Đặc điểm trên có thuận
lợi như thế nào đối với thành Đà Nẵng?
- Vị trí của thành phố Đà Nẵng có đặc điểm nổi bật:
Nằm trên trục giao thông Bắc Nam của nước ta: đường sắt thống nhất, quốc lộ 1A, đương
biển Hải Phòng- thành phố Hồ chí Minh, đường không Nội Bài- Tân Sơn Nhất.
- Giáp vùng biển giàu tiềm năng du lịch, khai thác và nuôi trồng thủy sản, giao thông
đường biển.
+ Thuận lợi : - Giao thông thuận lợi trong và ngoài nước.
- có điều kiện phát triển các ngành: nuôi và khai thác thủy sản, du lịch biển, giao thông
vận tải biển, đóng và sửa chữa tàu.
Câu 2: Em hãy nêu các ngành công nghiệp quan trọng và các điểm du lịch nổi tiếng ở
Đà Nẵng?
- các ngành công nghiệp quan trọng: sản xuất hàng tiêu dùng, may mặc,chế biến thực
phẩm, đóng tàu, sản xuất vật liệu xây dựng.
Các điểm du lịch nổi tiếng: - bãi tắm Mĩ Khê, Bãi tắm Non Nước, Ngũ Hành Sơn, bán đảo
Sơn Trà, bảo tàng Chăm…
Câu 3: Đà nẵng có con sông nào chảy qua ? - sông Hàn
Câu 4: Đà nẵng có những cảng biển nào? - cảng trên sông Hàn và cảng Tiên sa
8