Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

đánh giá nghèo có sự tham gia của cộng đồng tại Hà Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (772.42 KB, 58 trang )


i
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Đánh giá nghèo
có sự tham gia của cộng đồng tại
Hà Giang




















 
Tháng 8 năm 2003 
Đánh giá nghèo có sự tham gia của cộng đồng tại Hà Giang

ii
 

iii
Lời nói đầu của
Nhóm hành động chống đói nghèo
 
Tháng 5 năm 2002, Chính phủ Việt Nam đã hoàn thành Chiến lược toàn diện về tăng 
trưởng  và  xoá đói  giảm  nghèo  (CPRGS)  và  bắt đầu  quá  trình  triển  khai  thực  hiện 
CPRGS ở cấp địa phương. Thông qua các chiến dịch thông tin và hàng loạt các hội 
thảo vùng, cán bộ của các bộ ngành chủ chốt đã giải thích cho đại diện của các chính 
quyền địa phương về các phương
 pháp sao cho các quy trình lập kế hoạch của địa 
phương có thể được thực hiện theo định hướng vì người nghèo hơn, dựa trên số liệu 
thực tế hơn, chú trọng vào kết 
quả hơn, cân đối tốt hơn trong các quyết định phân bổ 
nguồn lực và được giám sát tốt hơn.  
 
Năm 2003 Nhóm hành động chống đói nghèo (PTF) đã hỗ trợ thực hiện cho các đánh 

giá 
nghèo có sự tham gia của cộng đồng (PPAs) ở 12 tỉnh của Việt Nam. Những đánh 
giá nghèo này đã sử dụng khung nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu chung để 
tìm hiểu những vấn đề nghèo đói mà
 các số liệu định lượng đã không mô tả được hết. 
Mục đích của việc làm này là đưa ra một nghiên cứu có thể sử dụng cùng với số liệu 
của Điều tra mức số
ng hộ gia đình Việt Nam để cung cấp thông tin cho Ban thư ký 
CPRGS về tiến độ thực hiện CPRGS cho tới nay. Đánh giá nghèo cũng được thiết kế 
để cung cấp thông tin cho các nghiên cứu mới 
về nghèo đói ở các vùng và trên toàn 
quốc và các nghiên cứu này cũng đã được công bố riêng. Các đánh giá nghèo theo 
vùng sẽ được sử dụng như những công cụ xây dựng năng lực cho các quy trình l
ập kế 
hoạch với định hướng vì người nghèo ở các cấp chính quyền địa phương.  
 
Tám nhà tài trợ đã đóng góp nguồn lực tài chính và nhân lực để hỗ trợ cho các đánh 
giá nghèo có sự tham gia
 của cộng đồng, là cơ sở cho việc xây dựng báo cáo này và 
các đánh giá nghèo theo vùng bổ sung. Các nhà tài trợ bao gồm ADB, AusAID, DFID, 
GTZ, JICA, SCUK, UNDP và Ngân hàng Thế giới. Mỗi nhà tài 
trợ đóng vai trò chính ở 
một vùng của Việt Nam. Việc phân bố các vùng giữa các nhà tài trợ được tóm tắt ở 
Bảng A, và dựa trên định hướng hoạt động của các nhà tài trợ trong từng
 lĩnh vực. 
Bằng cách lựa chọn vùng  nào mình thấy quen thuộc  nhất, thông  qua các dự án và 
hoạt động hỗ trợ kỹ thuật, các nhà tài trợ có thể tận dụng hoàn toàn được những 
hiểu 
biết tích luỹ được khi đã làm việc tại vùng đó.  
 

Các nhóm nghiên cứu đã tiến hành đánh giá nghèo có sự tham gia của cộng đồng ở 43 
xã rải rác trên toàn quốc. Trong số đó có 
hai tổ chức phi chính phủ quốc tế (Action 
Aid và SCUK), các tổ chức phi chính phủ và các cơ quan nghiên cứu của Việt Nam, 
bao gồm Trung tâm phát triển nông thôn, Viện xã hội học (IOS),
 Trung tâm Chăm sóc 
sức  khoẻ  ban đầu  Long  An,  Trung  tâm  dịch  vụ  phát  triển  nông  thôn  (RDSC)  và 
Vietnam Solutions.  Ngoài ra, có hai nhà tài trợ đã tiến hành nghiên cứu bằng cách lập 
các nhóm nghiên cứu 
gồm các chuyên gia trong nước dưới sự quản lý trực tiếp của 
nhà  tài  trợ.  Kiến  thức  và  kinh  nghiệm  của  các  tổ  chức  phi  chính  phủ  và  cơ  quan 
nghiên cứu đóng vai trò then
 chốt đối với chất lượng của công tác này. Một cơ chế 
phối hợp đã được hình thành cho công tác đánh giá nghèo có sự tham gia của cộng 
đồng. Các thành viên của hầu hết
 các nhóm nghiên cứu đã tham gia xây dựng khung 
Đánh giá nghèo có sự tham gia của cộng đồng tại Hà Giang

iv
nghiên cứu và đi đến thống nhất về mục tiêu cần đạt được trong công tác nghiên cứu 
thực địa. Công tác thực địa đã được một số nhóm tiến hành thí điểm, và đề cương 
nghiên cứu c
ũng được chỉnh sửa cho phù hợp với những bài học kinh nghiệm được 
rút ra. Khuôn khổ nghiên cứu  cuối cùng  bao quát những lĩnh vực nghiên cứu như 
sau: 

• Nhận thức về nghèo đói và xu hướng nghèo, nguyên nhân dẫn tới nghèo và 
khả năng dễ bị tổn thương; 
• Tiến bộ trong công tác tăng cường dân chủ ở cấp cơ sở, đặc biệt
 là mức độ các 

hộ nghèo có thể tham gia một cách có ý nghĩa vào các quy trình xây dựng kế 
hoạch và lập ngân sách; 
• Những thách thức trong việc cung cấp các dịch vụ cơ bả
n, tập trung vào sự 
tương tác của các hộ gia đình nghèo với các nhà cung cấp dịch vụ và các hộ 
nghèo có thể được tăng cường quyền lực như thế nào để có thể yêu cầu quyền
 
lợi được cung cấp các dịch vụ cơ bản một cách hiệu quả hơn; 
• Các cơ chế trợ cấp xã hội hiện nay (liên quan tới công tác xác định đối tượng 
ưu tiên ở trên) và cách
 thức cải thiện các cơ chế này;  
• Tình hình cải cách hành chính công ở các cấp chính quyền địa phương; 
• Những thách thức trong vấn đề di dân và mối liên hệ giữa sự di chuyển 
của 
hộ gia đình, nghèo đói và tiếp cận với dịch vụ; và, 
• Thông tin về môi  trường đối với người nghèo và sự thay đổi của tình hình 
này. 
 
Những Đánh giá nghèo có sự tham gia c
ủa cộng đồng hiện nay đang được công bố 
thành bộ. Một báo cáo tổng hợp các kết quả của cả 43 xã và phân tích một cách tổng 
hợp hơn các chủ đề này cũng sẽ được 
công bố. Cũng sẽ có một báo cáo khác tóm tắt 
phương  pháp  tiếp cận,  phương  pháp  nghiên  cứu được  sử  dụng  và những  câu  hỏi 
nghiên cứu chi tiết.  
 
Báo cáo “Đánh giá nghèo 
có sự tham gia của cộng đồng tại Hà Giang” là kết quả của tập 
thể nhóm nghiên cứu gồm các cán bộ tổ chức AAV và cán bộ địa phương. Nội dung 
của báo cáo xoay quanh 

7 chủ đề đã nêu trên.  Các thông tin để viết báo cáo này lấy từ 
kết  quả phỏng  vấn  các đối tượng  rộng  rãi  gồm  cán  bộ lãnh đạo  chính  quyền,  ban 
ngành đoàn thể từ cấp tỉnh tới c
ấp xã và thôn bản; các nhóm dân (nam và nữ), nhóm 
giáo viên, trẻ em và hộ gia đình; từ sự quan sát trong quá trình nghiên cứu. Nguồn 
thông tin thứ hai là từ các báo cáo của UBND và các ban ngành 
các cấp, từ các số liệu 
thống kê của tỉnh Hà Giang, hai huyện Vị Xuyên và Đồng Văn giai đoạn từ 1996 đến 
2003. 
 
 






v
Bảng A: Quan hệ đối tác trong Đánh giá nghèo theo vùng

Đánh giá nghèo có sự tham gia của người dân Vùng Những tỉnh trong
vùng
Các nhà tài trợ chịu
trách nhiệm về đánh
giá nghèo cấp vùng
Tỉnh Huyện Xã
Nhóm nghiên cứu chịu
trách nhiệm đánh giá nghèo
có sự tham gia
Bảo Thắng


Bản Cầm
Phong Niên

Lào Cai
Mường Khương Pha Long
Tả Gia Khâu

Tư vấn Ageless
(tài trợ của DFID)
Vị Xuyên

Cao Bồ
Thuận Hoá

Miền núi Đông Bắc

Hà Giang , Cao Bằng,
Lào Cai, Bắc Kạn,
Lạng Sơn,
Tuyên Quang,
Yên Bái, Thái Nguyên,
Phú Thọ, Vĩnh Phúc,
Bắc Giang, Bắc Ninh,
Quảng Ninh
Miền núi Tây Bắc Lai Châu, Sơn La,
Hòa Bình




DFID

UNDP

Hà Giang
Đồng Văn Sang Tung
Thai Pin Tung

Action Aid
(tài trợ của UNDP)
Hải Dương Nam Sách Nam Sách
Nam Trung
Đan Phượng Thọ An
Liên Hà

Đồng bằng
Sông Hồng

Hà Nội, Hải Phòng,
Hà Tây, Hải Dương,
Hưng Yên, Hà Nam,
Nam Định, Thái Bình,
Ninh Bình



WB


Hà Tây

Mỹ Đức Tế Tiêu
Phúc Lâm


RDSC
(tài trợ của WB)
Nghi Lộc Nghi Thái
Nghệ An
Tương Dương Tam Đinh
Viện Xã hội học
(tài trợ của JICA)
Hải Lăng Hải Sơn
Hải An
Bắc Trung bộ
Thanh Hóa, Nghệ An,
Hà Tinh, Quảng Bình,
Quảng Trị,
Thừa Thiên Huế


GTZ

JICA

Quảng Trị
Gio Linh Gio Thành
Linh Thường
Nhóm nghiên cứu gồm Bộ
LĐTBXH, Viện KHLĐXH, và các
nhà nghiên cứu độc lập

(tài trợ của GTZ)
Sơn Hà

Sơn Bá
Sơn Cao
Duyên hải miền Trung
Đà Nẵng,
Quảng Nam,
Quảng Ngãi,
Bình Định, Phú Yên,
Khánh Hòa

ADB

Quảng Ngãi
Tứ Nghĩa Nghĩa Thọ
Nghĩa An
Giải pháp Việt Nam
(tài trợ của ADB)

Đánh giá nghèo có sự tham gia của cộng đồng tại Hà Giang

vi
Bảng A: Quan hệ đối tác trong Đánh giá nghèo theo vùng (tiếp theo)

Đánh giá nghèo có sự tham gia Vùng Những tỉnh trong
vùng
Các nhà tài trợ chịu
trách nhiệm về đánh
giá nghèo cấp vùng

Tỉnh Huyện Xã
Nhóm nghiên cứu chịu
trách nhiệm đánh giá
nghèo có sự tham gia
của người dân
EaHleo Eaheo
Ea Ral
Dacrlap Đao Nghĩa
Quang Tân
Tây Nguyên Kon Tum, Gia Lai, Đak Lak


ADB
Đak Lak
Thành phố Buôn Ma
Thuột
Thị trấn Ea Tam
Action Aid
(tài trợ của ADB)
Huyện Bình Chánh Thị xã An Lạc
Tân Tạo

TP Hồ Chí Minh
Quận 8 Phường 4
Phường 5
Quỹ cứu trợ nhi đồng Anh
(tự tài trợ)
Ninh Phước Phước Hải
Phước Dinh
Đông Nam bộ TP Hồ Chí Minh, Lâm Đồng,

Ninh Thuận, Bình Phước,
Tây Ninh, Bình Dương,
Đồng Nai, Bình Thuận,
Bà Rịa - Vũng Tàu



Ngân hàng Thế giới

Ninh Thuận
Ninh Sơn Lương Sơn
Mỹ Sơn
Trung tâm phát triển
nông thôn
(tài trợ của
Ngân hàng Thế giới)
Tam Nông Phú Hiệp
Phú Thọ

Đồng Tháp
Tháp Mười Thanh Lợi
Thanh Phú

Mỹ Hưng
Thới Thanh

Đồng bằng
Sông Cửu Long
Long An, Đồng Tháp,
An Giang, Tiền Giang,

Vĩnh Long, Bến Tre,
Kiên Giang, Cần Thơ,
Trà Vinh, Sóc Trang,
Bạc Liêu, Cà Mau


UNDP và AusAid


Bến Tre
Mỏ Cày Thành Thới
Trung tâm chăm sóc sức
khoẻ ban đầu Long An
(tài trợ của UNDP và
AusAid)

Tổng quan


vii
Từ và cụm từ viết tắt
 
AAV   ActionAid Việt Nam 
ADB   Ngân hàng phát triển châu Á 
AusAID  Cơ quan phát triển quốc tế Ôxtralia 
CBKN   Cán bộ khuyến nông 
CN‐XD   Công nghiệp‐Xây dựng 
CPRGS   Chiến lược toàn diện về tăng trưởng 
và xoá đói giảm nghèo 
CTĐ    Chữ thập đỏ 

DCCS   Dân chủ cơ sở 
DFID   Bộ phát triển quốc tế vương quốc Anh 
DSKHHGĐ  Dân số & Kế hoạch hoá gia đình 
GDP   Tổng sản phẩm quốc nội 
HĐND
   Hội đồng nhân dân 
HPM   Chương trình giúp đỡ đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Hà Giang 
HPN   Hội Phụ nữ 
HTCS   Hạ tầng cơ sở 
IFAD   Quỹ Phát triển nông nghiệp quốc tế 
JICA   Cơ quan hợp tác 
quốc tế Nhật Bản 
KHKT   Khoa học kỹ thuật 
KN/KL/TY  Khuyến nông/Khuyến lâm/Thú y 
KT‐XH   Kinh tế ‐ Xã hội 
LĐTB&XH  Lao động, Thương binh và Xã hội 
MTTQ   Mặt trận Tổ Quốc 
NN&PTNT  Nông nghiệp
 & Phát triển Nông thôn 
PPA   Đánh giá nghèo đói có sự tham gia   
REFLECT  Chương trình xoá mù chữ kết hợp với phát triển cộng đồng 
SIDA   Cơ quan phát triển quốc tế Thuỵ Điển 
TCLĐTB&XH  Tổ chứ
c, Lao động, Thương binh và Xã hội  
TM‐DV   Thương mại‐ Dịch vụ 
TƯ    Trung ương 
TV   Ti vi 
UBND   Uỷ ban nhân dân 
UNDP   Chương trình Phát triển Liên hợp quốc 
UNICEF  Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc

 
VHLSS   Khảo sát mức sống hộ gia đình ở Việt Nam 
VH‐XH   Văn hoá ‐ Xã hội 
XĐGN   Xoá đói giảm nghèo






Đánh giá nghèo có sự tham gia của cộng đồng tại Hà Giang

viii






Tổng quan


ix
Lời cảm ơn

Xin chân thành cảm ơn UBND tỉnh, Sở LĐTB&XH, Sở KH&ĐT, Sở NN&PTNT, Sở Y 
tế, Sở GD&ĐT, Mặt trận tổ quốc và Hội phụ nữ tỉnh, Tỉnh đoàn Hà Giang; UBND và 
các phòng TCLĐTB&XH, Phòng KH&
ĐT, Phòng GD&ĐT, Phòng NN&PTNT, Trung 
tâm Y tế, Trạm Khuyến nông, Hội phụ nữ hai huyện Vị Xuyên và Đồng Văn; UBND, 

giáo viên trường tiểu học các xã Thuận Hoà và Cao Bồ (huyện Vị Xuyên), 
Sảng Tủng 
và Thài Phìn Tủng (huyện Đồng Văn); cán bộ và nhân dân các thôn Lũng Buông, Hoà 
Bắc và Lũng Rầy (xã Thuận Hoà); Thác Tậu và Chất Tiền (xã Cao Bồ); Tả Lủng
 A và 
Lùng Thàng (xã Sảng Tủng); Nhèo Lủng và Tả Lủng Chứ (xã Thài Phìn Tủng); nhóm 
trẻ em thôn Hoà Bắc (xã Thuận Hoà), Chất Tiền (xã Cao Bồ), nhóm trẻ nội trú‐phổ cập 
tiể
u học  trường  Sảng Tủng  về thời  gian, lòng  mến khách  và sự giúp đỡ nhiệt  tình 
dành cho nhóm nghiên cứu trong thời gian làm việc tại tỉnh Hà Giang. 
 
Đặc biệt, chúng tôi xin cảm ơ
n bà Nguyễn Kim Hà, phó Giám đốc và ông Phạm Ngọc 
Dũng, Trưởng Phòng Bảo trợ Xã hội Sở LĐTB&XH Hà Giang Sở LĐTB&XH về sự hỗ 
trợ và những ý kiến đóng góp cho bản báo cáo;
 các ông Đặng Văn Thi và Phạm Văn 
Thuỷ, phó Phòng TCLĐTB&XH huyện Vị Xuyên và Đồng Văn về sự hợp tác và hỗ trợ 
rất hiệu quả cho nhóm nghiên cứu; các cán bộ của tỉnh 
Hà Giang: bà Đinh Thị Tuyến, 
bà Bế Vân Anh, ông Nguyễn Ngọc Hà, ông Vương Đức Thiết, ông Trần Đức Truyền, 
ông Nguyễn Đình Dự, bà Nguyễn Thị Tươi, bà Mao Xuân Thu, ông Mai Tuấn, ông Đỗ 
Anh
 Tuấn, bà Hoàng Lan Hương, ông Nguyễn Văn Hưng, ông Vũ Thái Hà, tuy bận 
công tác, nhưng đã nhiệt tình tham gia khoá tập huấn và cùng nhóm nghiên cứu đi hiện 
trường thu thập 
thông tin; chị Sùng Thị Máy và chị Xuyến (HPN Đồng Văn) đã làm 
phiên dịch cho nhóm trong thời gian làm việc với bà con HMông tại huyện Đồng Văn. 
 
Cuộc đánh giá nghèo có sự tham gia của
 cộng đồng tại Hà Giang, do UNDP tài trợ, và 

do một nhóm cán bộ của tổ chức ActionAid Việt Nam (AAV) ‐ Lê Văn Định, Phan Lệ 
Thuý, Nguyễn Thu Hiền, Lò Thị Hương, Phạm Đức Uy, Nguyễ
n Đình Thiệu, do các 
ông Nguyễn Tất Quân và Vũ Ngọc Anh chỉ đạo.  Hai cán bộ sau cùng cũng chịu trách 
nhiệm viết báo cáo. Các ông Koos Neefjes, Hoàng Xuân Thanh và bà Nguyễn Thục 
Quyên đã có
 những ý kiến đóng góp có giá trị vào bản thảo của báo cáo. Chúng tôi 
xin cảm ơn DFI D đã tài trợ và Ngân hàng Thế giới, bà Carrie Turk và Thanh Hoa đã 
hỗ trợ dàn xếp cho việ
c in Báo cáo này. 
 
Hà Nội, tháng 8 năm 2003. 





Đánh giá nghèo có sự tham gia của cộng đồng tại Hà Giang

x

Tổng quan


xi
Mục lục


Lời nói đầu của Nhóm hành động chống đói nghèo......................................................iii 
Từ và cụm từ viết tắt............................................................................................................ vii 

Lời cảm ơn ...............................................................................................................................ix 
Tổng quan ................................................................................................................................ 1 
Tỉnh Hà Giang.......................................................................................................1 
Mục tiêu của cuộc nghiên cứu: ...........................................................................2 
Phương pháp nghiên cứu:...................................................................................3
 
Địa điểm nghiên cứu:...........................................................................................3 
Những điểm chính của cuộc nghiên cứu: .........................................................4 
Một số phát hiện: ..................................................................................................4 
Khuyến nghị:.........................................................................................................7 
Hiểu biết về nghèo................................................................................................................ 10 
Xu thế:...................................................................................................................10 
Biểu hiện: .............................................................................................................12 
Nguyên nhân:......................................................................................................13 
Sự khác biệt về mức
 độ cải thiện:.....................................................................16 
Sự khác biệt về quan điểm:................................................................................18 
Sự khác biệt giữa tiêu chuẩn về nghèo của người nghèo                                
và tiêu chuẩn của Nhà nước:.............................................................................19 
Khuyến nghị:.......................................................................................................20 
Sự tham gia vào việc ra quyết đị
nh ở địa phương và tạo quyền cho các hộ nghèo..21 
Khuyến nghị:.......................................................................................................23 
Cung cấp các dịch vụ cơ bản tới người nghèo .................................................................24 
Giáo dục:..............................................................................................................24 
Khuyến nghị:.......................................................................................................26 
Y tế: .......................................................................................................................26 
Khuyến nghị:.......................................................................................................27 
Khuyến nông/khuyến lâm/thú
 y: .....................................................................27 

Khuyến nghị:.......................................................................................................29 
Chất lượng và hiệu quả của các chương trình hỗ trợ xã hội ......................................... 30 
Thực trạng:...........................................................................................................30 
Khuyến nghị:.......................................................................................................30 
Cải cách hành chính công....................................................................................................31 
Thực trạng:...........................................................................................................31 
Khuyến nghị:.......................................................................................................32 
Môi trường .............................................................................................................................33 
Môi
 trường‐cách hiểu theo từng cấp độ:.........................................................33 
Xu hướng: ............................................................................................................33 
Những lo ngại: ....................................................................................................34 
Khuyến nghị/giải pháp: .....................................................................................35 
Di dân......................................................................................................................................36 
Di dân tự do:........................................................................................................36 
Di dân có tổ chức: ...............................................................................................37 
Đánh giá nghèo có sự tham gia của cộng đồng tại Hà Giang

xii
Khuyến nghị:.......................................................................................................37 
Phụ lục 1: Danh sách nhóm nghiên cứu Hà Giang.........................................................38 
Phụ lục 2: Những thuận lợi và khó khăn .........................................................................39 
Phụ lục 3: Các xã trong địa bàn nghiên cứu .....................................................................41 
Xã Thuận Hòa, huyện Vị Xuyên:......................................................................41 

 Cao Bồ, huyện Vị Xuyên: .............................................................................41 
Xã Sảng Tủng, huyện Đồng Văn: .....................................................................42 
Xã Thài Phìn Tủng, huyện Đồng Văn:.............................................................42 
Phụ lục 4: “9 Chính sách và 7 dự án” XĐGN của tỉnh Hà Giang.................................43 
9 Chính sách: .......................................................................................................43 

Các 
dự án: ............................................................................................................43 
Phụ lục 5: Những hỗ trợ của Nhà nước/chính quyền  địa phương..............................45 

Tổng quan


1
Tổng quan

Tỉnh Hà Giang:

Hà Giang là một tỉnh miền núi nằm ở cực bắc Việt Nam ‐ phía bắc giáp Trung Quốc 
(với đường biên giới dài trên  274 km  và cửa khẩu  quốc tế Thanh  Thuỷ), phía nam 
giáp t
ỉnh Tuyên Quang, phía đông giáp tỉnh Cao Bằng, phía tây giáp 2 tỉnh Lào Cai và 
Yên Bái. Diện tích tự nhiên của tỉnh là 7.884 km2, tổng dân số là 632.500 người (50,4% 
nữ) thuộc 22 dân tộ
c khác nhau. Năm cộng đồng dân cư lớn nhất là HMông (chiếm 
30,75% tổng dân số), Tày (24,94%), Dao (15,16%), Kinh (12,13%) và Nùng (9,69%). Về 
hành chính, Hà Giang chia thành 9 huyện và 1 thị xã với 191 xã/ph
ường. Hơn 88% 
người dân sống ở vùng nông thôn
1
. Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2002 là 1,81%. Do 
đặc điểm về địa hình, thời tiết và đất đai, Hà Giang được chia thành 3 tiểu vùng: 
 
Vùng 1:
 vùng cao núi đá phía bắc gồm 4 huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Quản Bạ và Yên 
Minh. Diện tích tự nhiên 2.221 km2, dân số 21,3 vạn người. Đây là 4 trong số 9 huyện

 
được đánh giá là khó khăn nhất Việt Nam
. Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, thích hợp 
với các cây ôn đới, trong đó ngô là cây lương thực chính; chăn nuôi chủ yếu là bò, 
ngựa, dê và gia cầm. 
 
Vùng 2:
 vùng cao núi đất phía tây gồm 2 huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần với diện 
tích 1.453 km2, dân số 10,8 vạn người. Địa hình tự nhiên chia cắt mạnh, độ dốc lớn 
thích hợp cho việ
c trồng các loại cây ôn đới, cây công nghiệp lâu năm như chè (ở đây 
có giống chè San Tuyết nổi tiếng), thông nhựa, trẩu. Cây lương thực chính là lúa nước 
(thường chỉ trồng
 được 1 vụ) và ngô; chăn nuôi chủ yếu là trâu, ngựa, dê và gia cầm. 
 
Vùng 3:
  vùng  núi  thấp  gồm  3  huyện  Bắc  Quang,  Vị  Xuyên,  Bắc  Mê  và  thị  xã  Hà 
Giang. Diện tích tự nhiên 4.174 km2, dân số 30,6 vạn người. Điều kiện tự nhiên thích 
hợp với các loại 
cây nhiệt đới và rừng; các loại cây ăn quả có múi như cam, chanh, 
quít; cây công nghiệp như trẩu, chè. Cây lương thực chính là lúa nước, chăn nuôi chủ 
yếu là trâu, bò, dê, cá, gia cầm
2

 
Về kinh tế, trong giai đoạn 1996‐2002 Hà Giang duy trì được tốc độ tăng GDP khá cao 
(khoảng 10%/năm). GDP bình quân đầu người năm 2002 là 2,14 triệu đồng (năm 2000 
là 1,7 triệu đồng). Theo 
thống kê năm 2001 tỉ trọng GDP của nông‐lâm nghiệp và thuỷ 
sản là 48,06%, của công nghiệp‐xây dựng là 21,28% và của dịch vụ là 30,66%

3
. các tỉ lệ 
tương ứng  của  năm  1995  là  61,8%;  17,1%  và  21,1%
4
. Điều  này  cho  thấy  tỉnh đang 
chuyển  dịch  cơ  cấu  kinh  tế  theo  hướng  tăng  mạnh  dịch  vụ‐thương  mại  và  công 
nghiệp‐xây  dựng,  giảm  phần đóng  góp  của  nông  –  lâm
  nghiệp  và  thuỷ  sản.  Tuy 
nhiên, các cơ sở công nghiệp còn nhỏ bé và đến nay Hà Giang vẫn chưa có khu vực 

1
 Theo Niên giám thống kê Hà Giang năm 2002 
2
 Báo cáo chuyên đề của Sở KH&ĐT Hà Giang tại cuộc Hội thảo KH “Hà Giang với sự nghiệp 
phát triển con người”, tháng 3/2003. 
3
 Theo Niên giám thống kê Hà Giang năm 2002 
4
 Theo Niên giám thống kê Hà Giang năm 1996 
Đánh giá nghèo có sự tham gia của cộng đồng tại Hà Giang

2
kinh tế đầu tư nước ngoài. Nguồn ngân sách của tỉnh chủ yếu do trung ương cấp ‐ 
năm 2002 Hà Giang mới tự lo được khoảng 18% trong tổng ngân sách 953 tỷ đồng
5
.  
 
Tỉ lệ hộ nghèo năm 1996 của Hà Giang (theo tiêu chí cũ của Bộ LĐTB&XH) là 35,07% 
(trong đó  24,2%  hộ  đói).  Cuộc  phân  loại  lần đầu  tiên  theo  tiêu  chí  mới  của  Bộ 
LĐTB&XH được tiến hành

 năm 2001 cho thấy tỉ lệ hộ nghèo của tỉnh là 25,7%. Năm 
2002, tỉ lệ này còn 18% và không còn hộ đói (Báo cáo của Sở LĐTB&XH). Theo địa bàn, 
thị xã Hà Giang là nơi có tỉ lệ 
hộ nghèo thấp nhất trong khi Mèo Vạc là huyện nghèo 
nhất. Theo dân tộc, HMông là cộng đồng nghèo nhất (chiếm 50% số hộ nghèo năm 
2001), trong khi 2 cộng đồng Tày và Kinh được đánh giá là
 năng động và phát triển 
nhất trong tỉnh. Có 142 xã của Hà Giang nằm trong danh sách 1.870 xã nghèo đói của 
Việt Nam  và được  hưởng chương  trình  135 từ  năm 1999.  Những  huyện có 
tỉ lệ  xã 
được chương trình 135 cao nhất là Xín Mần (20/20 xã và thị trấn), Đồng Văn (19/19 xã 
và thị trấn) và Mèo Vạc (16/16 xã và thị trấn); tiếp theo là Hoàng Su Phì (26/27), Bắc 
Mê (12/13), Yên Minh (16/18) và Quản Bạ (11/13). 
Các xã nghiên cứu:
Bốn xã được lựa chọn làm địa bàn nghiên cứu PPA bao gồm các xã Thuận Hoà và Cao 
Bồ (huyện Vị Xuyên), Sảng Tủng và Thài Phìn Tủng (huyện Đồng Văn). Cả bốn xã 
này đều n
ằm trong danh sách các địa bàn đã tiến hành thu thập thông tin định lượng 
trước đây (VHLSS ‐ chi tiết về 4 xã xem Phụ lục 3). Chúng cũng được lựa chọn để đại 
diện cho các khu vực 
với điều kiện địa lý tự nhiên và xã hội khác nhau của Hà Giang. 
Các xã Thuận Hoà và Cao Bồ có thể đại diện cho Vùng 2 và Vùng 3, trong đó Cao Bồ 
đại diện cho vùng núi đất 
cao, độ dốc lớn, địa hình chia cắt và Thuận Hoà đại diện 
cho vùng núi thấp. Hai xã Sảng Tủng và Thài Phìn Tủng là đại diện cho Vùng 1 ‐ khu 
vực núi đá của huyện Đồng V
ăn. Sự khác biệt về địa lý và xã hội đã tạo ra sự đa dạng 
trong phương thức kiếm sống – với các xã Sảng Tủng và Thài Phìn Tủng thì trồng ngô 
và chăn 
nuôi bò/dê/lợn là những phương thức chính, còn với Thuận Hoà và Cao Bồ là 

trồng lúa nước, chăn nuôi trâu, bò, lợn. 
 
Về dân tộc, địa  bàn nghiên cứu đã bao  gồm các nhóm  dân tộc
 chính của  tỉnh như 
HMông, Tày, Dao... Bốn xã được lựa chọn đều thuộc loại những xã đặc biệt khó khăn 
và được hưởng chương trình 135. Các xã đều có đường ô tô đến trung tâm dù 
chất 
lượng đường còn hạn chế. Hai xã (Thài Phìn Tủng và Thuận Hoà) nằm bên quốc lộ 
4C, hai xã (Cao Bồ và Sảng Tủng) thì nằm cách đường quốc lộ khoảng 1 tiếng đi xe.
 
Cơ sở hạ tầng của các xã như trường học, trạm xã, bưu điện đã được xây dựng bởi 
chương trình 135, riêng Thài Phìn Tủng chưa có điện lưới đến trung tâm xã. 
Mục tiêu của cuộc nghiên cứu:
• Thu thập những thông tin mới nhất về tình hình nghèo, những khía cạnh/vấn đề 
cụ thể liên quan đến nghèo và công tác XĐGN tại tỉnh Hà Giang; 
• Viết Báo cáo đánh giá nghèo có sự tham gia
 tại tỉnh Hà Giang; cung cấp thông tin cho 
xây dựng Báo  cáo đánh  giá tình  hình nghèo  tại khu vực  miền núi  phía bắc  Việt Nam; 
đóng góp vào các cuộc đối thoại về chính sách c
ấp quốc gia và cấp vùng; và đóng 

5
 Báo cáo 2002 của UBND tỉnh 
Tổng quan


3
góp vào Báo cáo đánh giá nghèo có sự tham gia tại Việt Nam của Nhóm công tác.  
• Giúp ActionAid Việt Nam và đối tác xây dựng Chiến lược dài hạn cho vùng phát 
triển số 7 giai đoạn 2003

‐2007.  
• Giúp cán bộ ActionAid và cán bộ của tỉnh, huyện có liên quan nâng cao năng lực 
và hiểu biết về về nhiều lĩnh vực liên quan đến nghèo và XĐGN. 
Thành phần tham gia:
23 người gồm 21 trực tiếp và 2 điều phối và/hoặc hỗ trợ (xem phụ lục I). 
Thời gian:
  từ 9 đến 29 tháng 7 năm 2003. 
Phương pháp nghiên cứu:
1. Phỏng vấn bán cấu trúc các sở ban ngành liên quan cấp tỉnh; các phòng ban liên 
quan cấp huyện; lãnh đạo chủ chốt và đầu ngành các xã và thôn được lựa chọn. 
2. Phỏng vấn bán
 cấu trúc các nhóm chủ hộ nam, chủ hộ nữ, nhóm trẻ em, nhóm 
giáo viên, hộ gia đình (nghèo, trung bình và khá) ở các xã/thôn được lựa chọn. 
3. Sử dụng các công cụ nghiên cứu (phân loại kinh tế hộ theo 
thôn bản, biểu đồ xu 
hướng, phân tích cặp, ma trận so sánh, cây nhân quả, lịch 24 giờ, quan sát v.v.). 
4. Thu thập thông tin thứ cấp (các báo cáo, tài liệu thống kê giai đoạn 1995
‐2000 và 
hiện nay của tỉnh, 2 huyện và 4 xã được chọn).  
Địa điểm nghiên cứu:
1.
Tỉnh Hà Giang:
 Sở LĐTB&XH, Sở KH&ĐT, Sở NN&PTNT, Sở GD&ĐT, Sở Y tế, 
Mặt trận tổ quốc tỉnh và Hội phụ nữ tỉnh. 
2. Huyện  Vị  Xuyên  (đại  diện  vùng  núi  thấp):  Phòng  TCLĐTB&XH,  Phòng  KH&ĐT, 
Phòng NN&PTNT, Phòng GD&ĐT, Hội phụ nữ huyện;  
Xã  Thuận  Hoà  (xã  vùng  thấp): thôn Hoà Bắc (thôn lớn  gần đường quốc  lộ), thôn 
Lũng Rầy (thôn nghèo, vùng cao)  
Xã  Cao  Bồ  (xã  vùng  cao): 
thôn Thác  Tậu (thôn  xa trung  tâm xã), thôn  Chất  Tiền 

(thôn gần đường) 
3. Huyện Đồng Văn  (vùng  núi đá  cao): Phòng TCLĐTB&XH, Phòng KH&ĐT, Phòng 
NN&PTNT, Phòng GD&ĐT, TT Y tế huyện, Hội phụ nữ huyện;  
Xã Sảng  Tủng  (xã  nghèo xa đường giao thông): thôn Tả Lủng A (thôn gần đường), 
thôn Lùng Thàng (xa TT xã);  
Xã Thài Phìn Tủng (xã nghèo gần đường giao thông): thôn Nhèo Lủng (gần đường và 
TT xã) và thôn 
Tả Lủng Chứ (xa TT xã). 
Tổng cộng, đoàn đã tiến hành 
104 cuộc phỏng vấn,
 trong đó:7 cuộc phỏng vấn các sở 
ban ngành cấp tỉnh12 cuộc phỏng vấn các phòng ban ngành cấp huyện8 cuộc 
phỏng vấn cán bộ lãnh đạo xã 
• 8 cuộc phỏng vấn cán 
bộ lãnh đạo thôn 
• 4 nhóm trẻ em và 4 nhóm giáo viên 20 cuộc phỏng vấn nhóm chủ hộ gia đình 
(nam riêng, nữ riêng) 
• 41 cuộc phỏng vấn hộ gia đình                                                                                                                       
     

Đánh giá nghèo có sự tham gia của cộng đồng tại Hà Giang

4
Những điểm chính của cuộc nghiên cứu:
• Nghiên cứu này chủ yếu mang tính định tính, báo cáo của nghiên cứu nên được 
đọc cùng các nghiên cứu định lượng do Ngân hàng Thế giới tiến hành. 
• Đợt nghiên cứu được tiến hành trong mùa mưa là mùa khó khăn cho việc đi
 lại, 
nhưng lại là mùa thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt của người dân, đặc biệt dân 
vùng núi đá cao. Thông tin thu được có thể sẽ phản ánh xu thế thuận lợi 

hơn là 
khó khăn

• Tất cả các xã được khảo sát đều là những xã vùng 3 (vùng đặc biệt khó khăn) 
đang được hưởng chương trình 135 cũng như các CT/DA hỗ trợ khác của tỉnh và 
huyện cũng 
như của các tổ chức quốc tế (IFAD, SIDA, UNICEF ...) trong nhiều 
năm, do đó những phát hiện có thể bị hạn chế về tính đại diện

• Yêu cầu tìm hiểu về Cải cách hành chính công
 đến sau khi đã triển khai nghiên 
cứu, nên thông tin thu thập không đầy đủ,  
Một số phát hiện:
1.
Trong 10 năm qua,
 đặc biệt là 5 năm gần đây, chính quyền và đồng bào các dân 
tộc tỉnh Hà Giang đã nỗ lực vượt bậc, kết hợp nội lực với sự giúp đỡ của chính 
phủ và các
 tổ chức quốc tế và đạt được những kết quả rất đáng khích lệ trong các lĩnh 
vực phát triển kinh tế, VH, XH và XĐGN: tốc độ phát triển kinh tế hàng năm cao; 
cơ cấu
 kinh tế đang chuyển dịch từ thuần nông sang đa dạng, tỉ trọng CN‐XD và 
TM‐DV trong GDP ngày càng tăng. Tuy nhiên Hà Giang vẫn là 1 tỉnh nghèo, GDP 
bình quân đầu người năm 2002 là 
2,14 triệu đồng, dưới mức trung bình của cả 
nước (khoảng 6 triệu đồng); vẫn còn một số tiềm năng chưa được khai thác hiệu quả 
(thương mại, lâm nghiệp, du lịch ...). 
 
2.
Đời sống

 của tuyệt đại đa số người dân, kể cả người nghèo và đồng bào các vùng 
sâu vùng xa đã được cải thiện: tỉ lệ hộ khá tăng, tỉ lệ hộ nghèo giảm; trình độ văn 
hoá,  năng  lực  áp 
dụng  những  kiến  thức  KHKT  của đồng  bào được  nâng  cao; 
lương thực và gia súc nhiều hơn; nhà cửa và tài sản được cải thiện, nhiều hộ mua 
được xe máy, TV,  máy  xay sát...; 
phụ nữ và trẻ em mặc đẹp hơn, nhu cầu sinh 
hoạt văn hoá tinh thần cao hơn; tệ nạn xã hội giảm v.v. Tuy nhiên, có sự khác biệt 
trong mức độ cải thiện giữa các
 nhóm dân cư (nhóm doanh nghiệp tư nhân và 
nhóm cán bộ có thu nhập cao với nhóm cán bộ công nhân viên bình thường và 
nông dân) và giữa các cộng đồng dân tộc (người Tày và người Kinh vớ
i người 
HMông và một số cộng đồng nghèo khác). Vẫn còn một bộ phận nhỏ người dân bị 
nghèo đi hoặc có cuộc sống ít được cải thiện. Tính bền vững của sự thay đổi
 còn 
chưa cao. 
 
3.
Công tác
 XĐGN được tỉnh coi là một hoạt động trọng tâm, được đầu tư lớn và đã 
đạt được những kết quả rất khả quan. Theo báo cáo của UBND tỉnh tỉ lệ hộ nghèo 
(theo chuẩn mới
 của Bộ LĐTB&XH) giảm đáng kể: từ 25,7% năm 2001 xuống 18% 
năm 2002, không còn hộ đói. Có nơi đã xuống dưới 10% (thị xã Hà Giang, huyện 
Bắc Quang, huyện Vị Xuyên). Tuy nhiên, kế
t quả phân loại của cán bộ cơ sở và 
người dân ở những nơi đoàn đến khảo sát (theo tiêu chí của người dân ở từng 
thôn bản) thì tỉ lệ hộ nghèo, đặc biệt ở những  vùng sâu, vùng xa
 còn khá cao. Ví dụ: 

thôn Lũng Rầy (xã Thuận Hoà) 32,4%; thôn Chất Tiền (xã Cao Bồ) 38,89%; thôn Tà 
Tổng quan


5
Lủng Chứ (xã Thài Phìn Tủng) 73,47%. Theo quan điểm của người dân vẫn còn hộ 
đói (mỗi năm số hộ này thiếu ăn từ 4 đến 6 tháng).  Tính bền vững của hoạt động 
XĐGN 
là thấp do nó phụ thuộc quá nhiều vào sự hỗ trợ từ cấp trên (TƯ, tỉnh và 
huyện).  
 
4.
Cơ sở hạ tầng
 (điện, điện thoại, đường giao thông, trường học, trạm y tế, kênh 
mương  thuỷ lợi,  nước  sinh  hoạt  v.v.) ở Hà  Giang, đặc  biệt ở những vùng  cao, 
vùng sâu, vùng xa đã được cải thiện 
cơ bản và góp phần  vô cùng  quan trọng vào 
việc phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, cải thiện cuộc sống của người dân và công 
tác  XĐGN.  Chính  quyền  và  nhân  dân
  các  vùng  sâu,  vùng  xa  vẫn  mong  muốn 
được cấp trên (TƯ, tỉnh và huyện) tiếp tục hỗ trợ xây dựng và nâng cấp hệ thống 
giao thông (đường, cầu cống) và mở rộng l
ưới điện quốc gia tới các thôn bản để 
bà con có cơ hội cải thiện cuộc sống.  
 
5.
Hệ thống giáo dục
 đã được củng cố và phát huy tác dụng: trong 3 năm qua, hàng 
trăm trường học và điểm trường kiên cố đã được xây dựng góp phần nâng cao 
chất lượng dạy và học; s

ự quan tâm hơn của gia đình và xã hội đến giáo dục cũng 
tăng lên, kết quả là tỉ lệ trẻ em đến trường tăng, số trẻ bỏ học giảm cơ bản. Tuy 
nhiên, tỷ lệ trẻ được đế
n nhà trẻ, mẫu giáo và cấp 3 còn khá thấp, đặc biệt là ở 
những vùng sâu vùng xa; tỉ lệ người lớn 35 tuổi trở lên, đặc biệt là phụ nữ bị mù 
chữ còn khá cao (có vùng trên
 50%). Việc phân loại người biết chữ theo lứa tuổi 
của Hà Giang khác với bản câu hỏi – cụ thể là 6‐14 và 15‐25. Lứa tuổi trên 25 là rất 
quan trọng vì 
họ thường là chủ gia đình, nhưng lại không được quan tâm về giáo 
dục. 
 
6.
Các chương trình y tế
 cũng có những đóng góp hết sức to lớn trong việc cải thiện 
sức khoẻ của người dân, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em ‐ từ năm 1997 nhiều người 
dân, đặc biệt 
là người nghèo, đã tiếp cận được các DV y tế miễn phí; tỉ lệ người 
dân đến khám chữa bệnh/sinh đẻ tại các trạm y tế xã tăng nhiều; tỉnh đã xây dựng 
các trạm y t
ế ở tất cả các xã, đội ngũ y tế viên thôn bản khá đầy đủ về số lượng; tỉ 
lệ sinh giảm ... Tuy nhiên, mới chỉ có 50% số bác sỹ và 1/5 số cán bộ y tế xã là 
người Hà Giang, chất 
lượng đội ngũ cán bộ y tế cũng còn hạn chế. Điều này đặt 
dấu hỏi về tính ổn định và bền vững của hệ thống y tế cơ sở, đồng thời cho thấy 
nhu cầu
 cấp thiết về đào tạo cán bộ y tế là người địa phương. Quyết định 139 bắt 
đầu được triển khai và các địa phương đang tập hợp danh sách hộ nghèo. Mới chỉ 
có cán bộ (t
ới cấp thôn bản) được phổ biến, còn người dân còn chưa biết gì về 

quyết định này.  
 
7.
Hệ thống khuyến nông/thú y
 đã được củng cố, phát triển và phát huy tác dụng 
của mình đến phát triển sản xuất nông nghiệp (áp dụng giống mới năng suất cao, 
chăn nuôi phát triển v.v.) và được 
người dân đánh giá cao. Công tác khuyến lâm đã 
làm nâng cao ý thức bảo vệ rừng trong nhân dân và tăng độ che phủ của rừng lên 
trên 39%. Người dân mong muốn cấp trên tiếp tục
 hoàn thiện hệ thống, nâng cao 
chất lượng đội ngũ cán bộ KN/KL/thú y cơ sở; tiếp tục trợ giá giống cây con, hỗ 
trợ vốn vay, cung cấp trực tiếp và kịp thời các thông 
tin cần thiết về sản xuất và 
thị trường tới người dân... ý thức đầu tư vào rừng của người dân nhìn chung còn 
yếu (ở những xã được khảo sát), đa số diện tích r
ừng là rừng tạp và rừng tái sinh, 
Đánh giá nghèo có sự tham gia của cộng đồng tại Hà Giang

6
giá trị kinh tế thấp. Quyết định 80 của thủ tướng chưa được triển khai, các nhà 
khoa học vẫn đứng ngoài cuộc. 
 
8.
Sự tham gia của người dân
 vào quản lý địa phương còn hạn chế, nhìn chung mới 
dừng ở mức đóng góp các quĩ và thực hiện nghĩa vụ công dân (như lao động công 
ích). Các chỉ thị, nghị quyết của cấp 
trên – kể cả NĐ 29 về Dân chủ cơ sở, mới đến 
được cán bộ và đảng viên cấp thôn bản. Còn người dân chỉ được nghe phổ biến 

về chúng tại các cuộc họp thôn, nên việc hiể
u và áp dụng còn hạn chế. Cán bộ từ 
cấp huyện trở xuống, đặc biệt là cấp cơ sở, phải dự quá nhiều cuộc họp, nghe phổ 
biến  quá  nhiều  chính  sách/chỉ  thị/nghị  quy
ết  mà  không  kịp  quán  triệt  và  triển 
khai xuống dân. Chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng có nguồn kinh phí đầu tư rất 
lớn, nhưng tình trạng chung là các BQL DA cấp huyệ
n triển khai các công trình 
lớn qua các nhà thầu, các xã chỉ được nhận bàn giao công trình mà ít được tham 
gia  bàn  bạc,  xây  dựng.  Việc  tiếp  cận  tới  các  thông  tin  của  người  dân
  vùng 
sâu/vùng xa, còn rất hạn chế (có điểm bưu điện thị trấn huyện không có báo chí 
hàng ngày để bán mà chỉ phân phát báo chí đặt cho các phòng ban). Điều này hạn 
chế sự tuyên truyền các 
chủ trương chính sách nhà nước tới đồng bào dân tộc ít 
người, đặc biệt là đồng bào nghèo, cũng như sự phát triển của họ. 
 
9.
Các chương trình hỗ trợ xã hội
 thường xuyên và đột xuất (như hỗ trợ các gia đình 
chính sách, các hộ gặp hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, cứu trợ mất mùa, hoả hoạn, 
thiên tai v.v.) nhìn chung được triển khai tương đối tố
t và công khai tại các địa 
phương; đã huy động được  nhiều nguồn lực, góp  phần giúp các hộ khắc phục 
khó khăn, cải thiện cuộc sống. Tuy nhiên, chúng mới giúp người dân được
 một 
phần rất nhỏ. Trợ cấp thường xuyên là dành riêng cho các hộ nghèo và khó khăn 
trong khi trợ cấp đột xuất không phân biệt hộ khá và hộ nghèo. Có ý kiến phát 
biểu rằ
ng sự hỗ trợ (khẩn cấp) đôi khi đến chậm, còn tình trạng hộ nghèo đi do 

gặp rủi ro. Chương trình hỗ trợ thường xuyên hướng tới nhóm đối tượng nghèo 
và khó khăn khá rõ ràng, trong
 khi các chương trình cứu trợ khẩn cấp là dành cho 
mọi đối tượng bị ảnh hưởng, không phân biệt giàu nghèo. 
 
10.
Trật tự xã hội tương đối tốt và tệ nạn xã hội thấp:
 những nơi nhóm nghiên cứu 
đến  cán  bộ  và  người  dân  phản ảnh  rằng  các  tệ  nạn  như  hút  chích,  mại  dâm, 
HIV/AIDS hầu như không có ở địa phương họ. Đây là một điểm mạnh c
ủa Hà 
Giang, 1 tỉnh biên giới với nhiều dân tộc và nó cũng đóng góp vào sự nghiệp phát 
triển KT‐XH và  XĐGN của tỉnh.  Tuy nhiên, tình trạng  uống rượu còn  khá phổ 
biến ở Hà Giang, gây ra những hậu quả không hay như giảm năng suất làm việc, 
gây bạo lực gia đình v.v. do đó cần được coi như 1 tệ nạn xã hội. 
 
11.
Về cải cách hành chính công,
 đang có sự chênh lệch rõ ràng về trình độ và năng 
lực giữa cán bộ cấp xã/thôn bản vùng thấp và vùng cao, giữa cán bộ cơ sở người 
dân tộc ít người (có xã vùng cao không tự 
lập được kế hoạch và ngân sách mà 
phải nhờ tài chính huyện giúp). Điều này làm cản trở tính hữu hiệu của bộ máy 
hành  chính  nhà  nước.  Công  tác  chuẩn  hoá đội  ngũ  công  chức  mới
  triển  khai 
xuống cấp huyện. Cán bộ cấp xã chưa được chuẩn hoá mặc dù đây là cấp cơ sở 
cực  kỳ  quan  trọng.  Tỉnh đã  có  nhiều  cố  gắng  (chính  sách  luân  chuyển cán 
bộ, 
phân công cán bộ phụ trách các mảng hoạt động và địa phương cần hỗ trợ). Tuy 
nhiên, kết quả đạt được mới  chỉ là bước đầu. Cán bộ cáp thôn bản, tuy có vai trò 

Tổng quan


7
rất quan trọng trong việc triển khai các chủ trương chính sách của nhà nước và 
giải quyết các vấn đề của người dân, nhưng trình độ và năng lực còn yếu. 
 
12.
Phụ nữ
 là người lao động chủ yếu trong gia đình. Vai trò của người phụ nữ đã 
được cải thiện tuy còn chậm; hiểu biết của họ về kinh tế, xã hội và văn hoá được 
nâng cao,
 chất lượng cuộc sống (sức khoẻ, ăn, mặc, ở, đi lại, hưởng thụ văn hoá) 
được cải thiện, phụ nữ ngày nay đẻ ít hơn; họ bắt đầu tham gia nhiều hơn vào các 
sinh
 hoạt cộng đồng (phụ nữ Tày, Dao). HPN được đánh giá là 1 tổ chức quần 
chúng hoạt động khá hiệu quả ở cơ sở. Vẫn còn khá nhiều phong tục tập quán lạc 
hậu cản trở 
sự tiến  bộ  của phụ nữ:  nam  giới vẫn “giành”  quyền tham gia  sinh 
hoạt cộng đồng, phụ nữ vẫn là người phải gánh vác quá nhiều công việc sx và nội 
trợ, vẫn còn
 tình trạng chồng (đặc biệt là khi uống rượu) đánh đập vợ, công tác 
giới chưa được triển khai rộng ở Hà Giang, tỉ lệ phụ nữ bị mù hay tái mù chữ còn 
khá cao. 
 
13.
Về
môi trường:
 các chủ trương bảo vệ và khôi phục rừng, giao đất giao rừng cho 
dân đã được Hà Giang làm từ đầu những năm 1990 và mang lại hiệu quả rõ rệt ‐ ý 

thức bảo vệ rừng 
của người dân tăng lên, việc đốt phá rừng làm rẫy giảm hẳn, độ 
che phủ rừng tăng, hạn chế được xói mòn, môi trường được cải thiện. Tuy nhiên, 
hiểu biết của cán b
ộ, đặc biệt là cán bộ cơ sở, và người dân về môi trường cũng 
như tầm quan trọng của nó với cuộc sống còn hạn chế, vẫn còn nhiều diện tích đất 
trố
ng đồi trọc, người dân ít đầu tư vào rừng, chưa khai thác được nguồn lợi từ 
rừng để cải thiện đời sống, chưa biết cách giữ gìn vệ sinh nguồn nước. 
 
14. Tình trạng 
di dân

tự do xảy ra mấy năm trước ở Hà Giang (chủ yếu trong cộng 
đồng HMông đi miền Nam do tuyên truyền tôn giáo) nay đã giảm cơ bản, có nơi 
chấm dứt hẳn. Tỉnh và 
một số huyện đang triển khai kế hoạch di dân có tổ chức, 
hạ sơn. Tuy nhiên, công tác này khá khó khăn đòi hỏi nhiều công sức, thời gian 
cũng như sự phối hợp chặt
 chẽ của nhiều ban ngành liên quan. Di dân đến chủ 
yếu là thợ làm nghề tự do (xây dựng, làm đường, dịch vụ buôn bán nhỏ) từ dưới 
xuôi lên. 
 
15.
Nền kinh tế thị trường còn kém phát triển,
 ít doanh nghiệp tư nhân ở Hà Giang. 
Các dịch vụ tư nhân, đặc biệt là trong cộng đồng dân tộc thiểu số (sửa chữa, may 
vá, mua bán vật tư ...) còn kém phát triển thường chỉ có ở các
 xã vùng thấp, không 
có ở nhiều xã vùng cao, mặc dù có nhu cầu. Bà con thường phải ra thị trấn hoặc 

xuống chợ mới tiếp cận được các DV này. 
Khuyến nghị:
Đinh hướng chung:
• Nếu trong giai đoạn 1 Hà Giang đầu tư mạnh vào CSHT thì giai đoạn tiếp theo 
tỉnh cần ưu tiên đầu tư vào con người: cả cán bộ và người dân ‐ đào tạo cán bộ, 
đặc biệ
t là cán bộ tại chỗ và cán bộ dân tộc, đồng thời nâng cao trình độ văn 
hoá và năng lực làm kinh tế cho người dân. 
 
• Kết hợp khai thác các tiềm năng và thế mạnh 
của tỉnh để tăng tính bền vững 
của phát triển, tranh thủ sự hỗ trợ của TƯ và quốc tế đầu tư tập trung vào các 
Đánh giá nghèo có sự tham gia của cộng đồng tại Hà Giang

8
ngành lâm nghiệp (qui hoạch, trồng và khai thác gỗ công nghiệp), chăn nuôi và 
du lịch (cột cờ Lũng Cú, chợ tình Khâu Vai.v.v), thương mại (khai thác khu cửa 
khẩu quốc tế Thanh Thuỷ) .v.v.
 
 
Các khuyến nghị cụ thể:
1. Tỉnh tiếp tục triển khai các hoạt động XĐGN với qui mô như hiện nay – ưu tiên 
vùng sâu vùng xa, chú ý kết hợp các nguồn lực và nâng cao tính năng động của
 
địa phương; hỗ trợ xây dựng và khuyến khích các mô hình làm ăn/XĐGN giỏi; 
chuyển đổi/đa dạng hoá cơ cấu cây trồng, vật nuôi; sản xuất thực phẩm sạch; giới 
thiệu
 các công nghệ bảo quản và chế biến lương thực đơn giản (ngô, hoa quả) cho 
các hộ đồng bào dân tộc v.v. 
 

2. Tỉnh cần có các chính sách/chiến lược cụ thể nhằm nâng cao tính
 tích cực tự chủ, 
giảm  bớt tính ỷ lại, thụ  động của  cán bộ  và  người  dân địa  phương, đặc  biệt ở 
những vùng sâu/vùng xa. 
Coi chiến lược đầu tư, qui hoạch và sử dụng cán bộ
người dân tộc là một trọng tâm chiến lược quan trọng và lâu dài.
 Quan tâm bồi 
dưỡng về số lượng và năng lực cho cán bộ cấp xã và thôn. Tổ chức đánh giá rút 
kinh nghiệm công tác luân chuyển cán bộ và sử dụng cán bộ tăng cường.  
 
3.
Cần quan tâm đầy đủ đến 
tính bền vững
 của công tác XĐGN và phát triển của Hà 
Giang, giảm bớt sự lệ thuộc vào hỗ trợ từ trung ương và bên ngoài, tăng cường 
phát huy nội lực và xây dựng năng lực. Tỉ
nh nên tổ chức đánh giá các sáng kiến, 
mô hình XĐGN hay để rút ra được những kinh nghiệm và bài học cần thiết, tránh 
bệnh thành tích .  
 
4. Tiếp tục đầu tư hoàn thiện các công trình
 hạ tầng cơ sở (đường giao thông, điện, 
điện thoại, phủ sóng truyền hình v.v.) cho các vùng sâu, vùng xa. Xây dựng các 
giải pháp duy tu bảo dưỡng để các công trình HTCS phát huy được hiệu qu
ả lâu 
dài.  
 
5.
Về y tế
 tỉnh cần có kế hoạch đào tạo cán bộ địa phương (bác sỹ, y sỹ, y tá) nhằm 

bảo đảm tính bền vững của ngành y tế. Tiếp tục áp dụng chế đọ khám chữ
a bệnh 
miễn phí cho người nghèo, người dân vùng khó khăn. Học hỏi kinh nghiệm các 
tỉnh đã  triển  khai  Quyết định  139 để lường  trước  và  xử  lý được  những  phát 
sinh/khó khăn. 
 
6.
Về giáo dục
:
 tiếp tục những hỗ trợ hiện nay đối với người nghèo, người dân tộc 
vùng sâu vùng xa và con em họ (học miễn phí và hỗ trợ đồ dùng học tập). Trong 
giáo dục nên coi trọ
ng chất lượng,  hiệu quả, tránh bệnh hình thức thi đua. Mở 
thêm trường nội trú, tăng khả năng tiếp nhận học sinh; cải tiến nội dung đào tạo 
bảo đảm có 
chất lượng, chuyên sâu về nội dung
 để các em trở thành nguồn cán 
bộ kế cận có năng lực. Quan tâm đến công tác giáo dục cho người lớn tuổi (trên 25 
tuổi) thông qua giáo dục phi chính quy, áp dụng mô hình REFLECT cho 
xoá mù. 
Xem xét khả năng dạy và học bằng tiếng dân tộc. 
 
7.
Về khuyến nông:
 tiếp tục củng cố và hoàn thiện các hệ thống KN/KL/TY, đặc biệt 
là nâng cao chất lượng và bổ sung đội ngũ cán bộ cơ sở, bổ sung cán bộ KN/TY 
cho những bản chưa có. Triể
n khai Quyết định 80 của Thủ tướng Chính phủ đưa 
Tổng quan



9
các nhà khoa học vào công cuộc phát triển kinh tế và XĐGN: cung cấp trực tiếp 
các thông tin về thị trường giúp người dân biết trồng cây gì, nuôi con gì; cải thiện 
việc cung
 cấp vật tư nông nghiệp tới người nông dân; cải thiện chất lượng và hiệu 
quả bộ giống cây trồng/vật nuôi; giúp bà con khắc phục những khó khăn khi áp 
dụng 
bộ giống mới. Tiếp tục trợ giá giống và phân bón, hướng dẫn phòng chống 
sâu bệnh, hướng dẫn nông dân bảo quản sản phẩm sau thu hoạch... Qui hoạch và 
hướng d
ẫn/khuyến khích người dân đầu tư vào lâm nghiệp, tăng giá trị của rừng. 
Hỗ trợ đồng bào HMông phát triển chăn nuôi (bò, dê) để nâng cao thu nhập của 
họ.  
 
8.
Về trợ cấp xã hội
 cần cải thiện khâu thông tin giữa huyện và xã, giữa xã và thôn 
để cập nhật danh sách người hưởng lợi. Xem xét việc lập quỹ cứu trợ cấp xã hoặc 
thôn giao cho
 Hội chữ thập đỏ hay MTTQ quản lý, UBND xã giám sát. Sửa đổi 
chính sách để chương trình hỗ trợ khẩn cấp cũng ưu tiên các hộ nghèo. 
 
9.
Về môi trường
:
 Thể chế hoá các chủ chương, chính sách, luật pháp về bảo vệ môi 
trường thành các chương trình hành động cụ thể và phù hợp với điều kiện của 
từng vùng. Tăng cường vai trò quả
n lý của nhà nước, huy động các nguồn lực để 

bảo vệ môi trường. Tăng cường công tác kiểm tra và giám sát việc tuân thủ luật 
pháp và các qui định về môi trường. Tiếp tục
 tăng cường nhận thức của cán bộ và 
người dân trong việc bảo vệ môi trường; xử lý thật nghiêm các vụ vi phạm (khai 
thác gỗ trái phép, làm ô nhiễm nguồn nước...); tiếp 
tục khuyến khích và hỗ trợ 
giống cây để dân có điều kiện trồng rừng (ví dụ: chương trình trồng 3 vạn cây sa 
mộc); lồng ghép các chương trình để đảm bảo phát triển kinh t
ế kết hợp bảo vệ 
môi trường và giải quyết vấn đề xã hội.  
 
10. Tiếp tục triển khai chương trình định canh định cư do Ban định canh định cư tỉnh 
và các cấp chịu trách 
nhiệm. Cần triển khai một cách khoa học, thận trọng, có sự 
tham gia cao của chính quyền và người dân nơi đi cũng như nơi đến, vừa làm vừa 
rút kinh nghiệm tránh b
ệnh thành tích; phát huy những mô hình hay trong tỉnh, 
học tập những kinh nghiệm của tỉnh bạn; kết hợp qui hoạch địa bàn với qui tụ 
dân cư; tranh thủ sự hỗ trợ củ
a trung ương và quốc tế. 
 
11. Có các giải pháp hữu hiệu và hợp lý để  giúp đỡ các cộng đồng khó khăn nhất hội 
nhập với cộng đồng phát triển hơn – Xoá đói về thông
 tin bằng cách đổi mới và đa 
dạng hoá phương pháp truyền thông và loại  hình thông tin (Ví dụ:  kết hợp sử 
dụng tờ  rơi,  tranh, ảnh,  công nghệ  thông tin  v.v.  với các  cuộc  họ
p/họp nhóm), 
giúp họ tăng sự tiếp cận tới các phương tiện thông tin đại chúng (điện thoại, đài, 
TV, phim ảnh, sinh hoạt văn hoá), kết hợp tuyên truyền vận động với các
 biện 

pháp hành chính, yêu cầu cán bộ đảng viên đi trước làm gương, tuyên truyền sâu 
rộng trong thanh thiếu niên v.v. 
 
12. Coi việc nâng cao vị trí của người phụ nữ là một công tác quan 
trọng không chỉ 
của HPN mà của các cấp chính quyền và đoàn thể. Tổ chức tập huấn về giới cho 
cán bộ lãnh đạo chính quyền và tất cả các ban ngành đoàn thể; bồi d
ưỡng cán bộ 
nữ có năng lực vào các cương vị lãnh đạo các cấp, đặc biệt là cấp xã/thôn. 
 
Đánh giá nghèo có sự tham gia của cộng đồng tại Hà Giang

10
Hiểu biết về Nghèo
Xu thế:
Tuyệt đại đa số các đối tượng phỏng vấn, kể cả các hộ nghèo, trả lời rằng trong 5 năm 
vừa qua cuộc sống của họ đã thay đổi theo hướng tích cực. Số hộ khá và 
trung bình tăng, 
số hộ nghèo đói giảm rõ rệt ở mọi cấp ‐ tỉnh, huyện, xã, thôn bản. Các bảng dưới đây 
minh hoạ xu thế phát triển tích cực của Hà Giang trong XĐGN. Bảng 1.1
 cho ta thấy 
tốc độ giảm nghèo của Hà Giang là khá nhanh, đặc biệt trong giai đoạn từ 2000 đến 
nay. 
Bảng 1.1 Sự thay đổ về tỉ lệ hộ nghèo đói ở Hà Giang (báo cáo của chính quyền):
Năm 1996 1998 2000 2001 2002
Tỉ lệ hộ nghèo (%)
35,07 28,03 20,00 25,7 18
(Nguồn: Báo cáo tổng kết 1996‐2000 và Báo cáo 2002 của Ban chỉ đạo XĐGN Hà Giang) 
Bảng 1.2 Sự thay đổ về tỉ lệ hộ nghèo đói ở Hà Giang (đánh giá của người dân theo
cấp thôn bản):

1998 (%) 2003 (%) 5 năm sau (%)
Nhóm/thôn
bản/năm
Hộ nghèo
đói
Hộ khá
Hộ nghèo
đói
Hộ khá
Hộ nghèo
đói
Hộ khá
Nhóm nữ thôn Lũng
Rầy, xã Thuận Hoà,
huyện Vị Xuyên

81,2

9,4

32,4

32,4

Nhóm nữ thôn Hoà
Bắc, xã Thuận Hoà,
huyện Vị Xuyên

63,16


5,3

23,4

19

Nhóm nam thôn Chất
Tiền, xã Cao Bồ, huyện
Vị Xuyên

32

6

21

31

Nhóm nam thôn Thác
Tậu, xã Cao Bồ,
Vị Xuyên

86

0

21

28


Nhóm nam thôn Tả
Lủng A, xã Sảng Tủng,
huyện Đồng Văn

70,9

10,9


40,58

34,78




Nhóm nam thôn Lùng
Thàng, xã Sảng Tủng,
huyện Đồng Văn

92

0

39,28

7,14




Nhóm nam thôn Tả
Lủng Chứ, xã Thài Phìn
Tủng, huyện Đồng Văn

75,86

10,34

51,02

18,37

Nhóm nam thôn Nhèo
Lủng, xã Thài Phìn
Tủng, huyện Đồng Văn

89,47

7,9

54,35

13,04

21,43

16,07
(Nguồn: Biên bản phỏng vấn các nhóm) 

Qua đánh giá của người dân trong bảng 1.2, ta  thấy tốc độ XĐGN trong giai đoạn 

1998‐2003 là khá  cao, đặc biệt  là ở những địa  phương  nghèo hơn.  Có thể là  do tác 
động của chủ trươ
ng “9 chương trình và 7 dự án” của tỉnh. Mặt khác, tốc độ XĐGN 
Hiểu biết về Nghèo


11
của nhóm đồng bào HMông ở Đồng Văn, tuy khả quan, nhưng vẫn chậm hơn so với 
nhóm đồng bào dân tộc Tày và Dao. Điều này có thể liên quan đến sự nghèo nàn về 
tài nguyên thiên nhiên (đất đai
 và nước) của môi trường, khả năng hạn chế trong nắm 
bắt cơ hội/tận dụng các chương trình XĐGN của đồng bào HMông. 
Bảng 1.3 Xu thế phát triển (Nhóm nam nghèo thôn Tả Lủng Chứ, xã Thài Phìn Tủng)
Loại hộ/thời gian 1998 2003
Khá 3 9
Trung bình 4 15
Nghèo 5 13
Đói 17 12
Tổng cộng 29 49

Bảng 1.3 cho thấy xu thế đi lên là rõ ràng, đặc biệt trong nhóm hộ khá và trung bình. 
Tuy nhiên, số hộ  có  cuộc sống ít được cải thiện hay  xấu đi vẫn  còn đáng kể trong 
nhóm hộ đói.
 Đa số người được phỏng vấn cũng nói là họ tin rằng cuộc sống của họ 
sẽ tiếp tục được cải thiện theo 2 mục tiêu nêu trong bản CPRGS. 
Bảng 1.4 Tổng hợp ý kiến về 2 mục tiêu của bản CPRGS
Mục tiêu Giải pháp





Giảm tỉ lệ hộ nghèo
xuống dưới 10%


• Nhà nước tiếp tục các chính sách đầu tư , hỗ trợ về hạ tầng cơ sở (nâng
cấp đường tới TT xã, làm thêm cầu, cống), giống, phân bón, cho vay vốn
ưu đãi.
• Đào tạo nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ cơ sở.
• Tiếp tục hỗ trợ về giáo dục, y tế (học và khám chữa bệnh miễn phí)
• Đưa điện lưới quốc gia về tới các thôn bản, phủ sóng TV các vùng sâu vùng
xa
• Triển khai tốt các chương trình XĐGN của tỉnh (nuôi bò, dê) và nghị quyết
của HĐND tỉnh
• Trợ giá nhiều hơn giống ngô, phân bón cho đồng bào HMông




Tăng gấp đôi thu nhập


• Trang bị kiến thức KHKT (giống cây con mới) cho bà con
• Tăng diện tích trồng cây lương thực
• Phát triển chăn nuôi (bò, dê), hỗ trợ trồng cỏ
• Đa dạng hoá sx, chuyển đổi cơ cấu cây trồng/vật nuôi
• Xây dựng mô hình làm ăn giỏi, giúp địa phương có hướng đi đúng
• Qui hoạch tạo vùng sx hàng hoá, cây CN (chè, đậu tương..)
• Giúp người dân tiêu thụ sản phẩm, cung cấp thông tin về thị trường
• Mở các dịch vụ vật tư NN tại xã

• Được vay vốn không lãi

Qua  bảng  1.4  ta  thấy để đạt được 2  mục  tiêu  trên,  các  yêu  cầu  quan  trọng  là  [địa 
phương, và người dân] tiếp tục được cấp trên [trung ương, quốc tế và tỉnh] hỗ trợ, 
đồng 
thời đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ cơ sở, xây dựng CSHT và 
phát triển các dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp.  
 
Về việc giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới
 10% vào năm 2005, đa số nhóm cán bộ được 
hỏi ý kiến cho rằng mục tiêu này có tính khả thi, nhưng nhóm cán bộ và người dân 
các địa phương nghèo nói khó đạt mục tiêu tăng gấ
p đôi thu nhập. Cán bộ HMông 
nói họ chỉ tăng  thu nhập thêm 30‐50%  do kinh tế  chủ  yếu dựa vào  cây ngô giá  trị 
thấp, thiếu đất đai trồng trọt, đầu tư vào giống và phân bón cao.
 
 
Đánh giá nghèo có sự tham gia của cộng đồng tại Hà Giang

12
Những kết quả đạt được hiện nay chủ yếu do sự hỗ trợ của trung ương và tỉnh thông 
qua các chính sách/dự án. Có cán bộ cơ sở phát biểu: “nếu cấp trên cắt sự hỗ trợ hiện 
nay 
thì số hộ nghèo ở địa phương chắc sẽ tăng lên nhiều.” Điều này đặt câu hỏi cho tính bền 
vững của sự cải thiện. Nếu sự cải thiện là do chính quyền địa phươ
ng và người dân 
huy động nội lực cùng một ít sự giúp đỡ từ bên ngoài, thì nó sẽ rất bền vững. Nhưng 
nếu  nó xảy  ra  chủ yếu nhờ  sự  giúp đỡ từ  bên ngoài  thì  tính  bền v
ững sẽ  giảm đi 
nhiều.  

Biểu hiện:
Qua phỏng vấn, các biểu hiện sau được tất cả các nhóm nêu lên:  
Cơ sở hạ tầng được cải thiện cơ bản
:
 100% các xã có đường ô tô vào đến trung tâm, 
nhiều thôn có đường ô tô tạo điều kiện cho bà con giao lưu với bên ngoài; hàng trăm 
km kênh mương bê tông được xây dựng cải thiệ
n cơ bản tình hình tưới tiêu, tăng vụ 
(ở những vùng trồng lúa), hàng trăm trường học, trạm y tế, trụ sở UBND mới được 
xây khang trang 2 tầng, nhiều nơi có điện l
ưới quốc gia.v.v.  

Theo Báo cáo 2002 của UBND tỉnh

đến cuối 2002 Hà Giang đã xây được:
• 114 trụ sở UBND xã 2 tầng;  
• 890 trụ sở thôn/bản;  
• 90 trạm xá 2 tầng;  
• 285 trường học 2 tầng; 890 điểm trường thôn/bản; 66 nhà lưu trú cho giáo viên 
và học sinh;  
• 360,7 km đường bê tông nông thôn;  
• 565,6 km kênh mương bê tông;  
• điện lưới quốc gia đã về tới 140/191 xã phường, 45% dân được sử dụng điện 
lưới. 

Sản xuất phát triển
:

năng suất cây trồng (như lúa, ngô) tăng hơn so với trước, dân có 
nhiều lương thực để ăn; chăn nuôi được nhiều gia súc, gia cầm hơn trước, thu nhập từ 

cây ăn quả (xoài,
 nhãn, mận...), từ cây công nghiệp (chè, lạc, đậu tương.v.v.) tăng lên. 
Thu nhập bình quân tính theo đầu người đạt 2,14 triệu đồng (năm 2000 là 1,75 triệu 
và năm 1996 là 946.000đồng). Bình quân lương 
thực theo đầu người của Hà Giang đã 
tăng từ 274 kg năm 1998 lên 350 kg năm 2002 (Báo cáo 2002 của UBND tỉnh). 
 
Điều kiện sinh hoạt của người dân được cải thiện
:
 nhà cửa khang trang hơn (mái lợp 
ngói, sàn và tường bằng gỗ...); có thêm tài sản/tiện nghi đắt tiền như xe máy, TV, máy 
xay sát; các hộ nghèo được nhà nước hỗ trợ tấm lợp fibro 
xi măng, địa phương hỗ trợ 
khung nhà nên điều kiện ở của họ đã được cải thiện đáng kể; phụ nữ và trẻ em mặc 
đẹp hơn; chất lượng bữa ăn được cải thiện (ă
n no hơn và ngon hơn); nhiều hộ nghèo 
được hỗ trợ xây bể nước ăn ... Tỉnh đã đầu tư trên 40 tỷ đồng xây dựng 19 công trình 
cấp nước, lắp đặt 166km đường ống dẫn nước 
các loại và xây 27.195 bể chứa nước ăn 
cho các hộ gia đình. (Báo cáo của Sở KH&ĐT về tình hình KT‐XH và XĐGN của Hà Giang 
từ khi đổi mới đến nay, 3/2003). Ngoài ra, tỉnh còn huy
 động các nguồn lực hỗ trợ 31.000 
hộ nghèo xoá được nhà tạm, hỗ trợ tấm lợp cho 26.025 hộ (Báo cáo của Sở LĐTB&XH). 
 
Hiểu biết về Nghèo


13
Trình độ của người dân được nâng cao:
 đời sống văn hoá tinh thần của người dân, kể 

cả người nghèo, được nâng cao hơn trước (họ được xem TV, nghe đài, được nghe cán 
bộ thôn phổ biến các kiến thức KHKT mới), phụ n
ữ đẻ ít hơn, trẻ em được chăm sóc 
tốt hơn... Tình trạng các hộ nghèo chỉ có 1‐2 con ở Hà Giang là khá phổ biến, kể cả đối 
với các hộ người Dao và HMông. 
 
Các dịch vụ xã hội cơ bản như

giáo dục và y tế
 được cải thiện rõ ràng về cả số lượng 
và chất lượng: tỉ lệ trẻ được đi học tăng cao (trong độ tuổi 6‐14 là trên 96%), tỉ lệ người 
mù chữ giảm; sức khoẻ của người
 dân, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em khá hơn do được 
hưởng chế độ khám chữa bệnh miễn phí, do tuyên truyền về chăm sóc sức khoẻ và 
KHHGĐ... Các xã vùng cao nghèo (như Sảng Tủng 
và Thài Phìn Tủng) trước kia có tỉ 
lệ mù chữ rất cao (có xã chỉ có ông Chủ tịch HĐND biết chữ) nay đang phấn đấu phổ 
cập cấp 1, các xã vùng thấp thuận lợi (nh
ư Thuận Hoà và Cao Bồ) đang phấn đấu phổ 
cập cấp 2. Người dân mỗi khi đau ốm/sinh nở ra trạm y tế xã khám lấy thuốc, nếu 
bệnh nặng hơn thì đi bệnh việ
n tuyến trên được chữa bệnh miễn phí. Công tác tuyên 
truyền DSKHHGĐ được đẩy mạnh, tỉ lệ tăng dân số giảm (năm 2002 là 1,8%); hầu 
như không còn bệnh sốt rét. 
 
Tệ nạn xã hội giảm
:
 cán bộ và người dân địa phương ở những nơi nhóm nghiên cứu 
đến đều phản ánh tệ nạn xã hội như trộm cắp, trồng cây và hút thuốc phiện, mại dâm, 
tiêm chích ma tuý, nhi

ễm HIV/AIDS hầu như không có, chỉ có tình trạng uống rượu là 
vẫn còn phổ biến. 
 
Đời sống của phụ nữ
 cũng được cải thiện: trình độ, nhận thức về KHKT (do được đi 
học, đi tập huấn hay tham gia trồng các giống cây mới, nuôi con mới), sức khoẻ tốt 
hơn, đẻ ít hơn, ă
n mặc đẹp hơn, nhiều phụ nữ đã bắt đầu tham gia nhiều hơn vào các 
sinh hoạt cộng đồng, nam giới nói phụ nữ được đối xử bình đẳng hơn (ít bị chồng 
đánh khi say rượu). 
Phụ nữ HMông không phải thức đêm xay ngô do đã có điện và 
máy xay xát... Hội phụ nữ được đánh giá là tổ chức quần chúng hoạt động khá tốt ở 
cơ sở, tuy nhiên còn sinh hoạt chưa
 đều đặn (có nơi chị em nói 1 tháng 1 lần, có nơi 2 
hoặc hơn 2 tháng 1 lần) ...  
 
Phụ nữ vẫn là lao động chính trong gia đình,
 họ là người thức dậy đầu tiên và đi ngủ 
sau cùng, làm tất cả công việc trong nhà và sản xuất. Tỉ lệ phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ 
trên 35 tuổi, bị mù chữ hay tái mù 
còn cao (ở những vùng thuần đồng bào Dao hay 
HMông có thể lên tới trên 50%). Vẫn còn tình trạng tảo hôn làm các em gái phải bỏ 
học và sớm lo việc gia đình. Tỉ lệ phụ nữ tham
 gia chính quyền còn rất thấp, tại 4 xã 
đoàn đến làm việc không xã nào có cán bộ phụ nữ tham gia lãnh đạo cấp xã và thôn. 
Nguyên nhân:
Những nguyên nhân sau được các nhóm cho là đã mang lại sự thay đổi trong cuộc 
sống của địa phương và người dân Hà Giang: 
 
Sự trợ giúp của nhà nước

 (trung ương và địa phương) và quốc tế thông qua các chủ 
trương chính sách hỗ trợ người nghèo, các dự án/chương trình được triển khai như: 
Xây  dựng  cơ  sở  hạ  tầng  (CT  135,  Giao  thông  nông  thôn,  HPM);  Tậ
p  huấn,  tuyên 
truyền  KHKT;  Trợ  giá  giống  cây/con;  Hỗ  trợ  hộ  nghèo  nuôi  dê;  Cho  vay  vốn ưu 

×