Tải bản đầy đủ (.doc) (109 trang)

Giải nghĩa từ ngữ trong văn bản “Sông nước Cà Mau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (469.01 KB, 109 trang )

Bài tập tốt nghiệp
LỜI CẢM ƠN!
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài này chúng tôi đã nhận
được sự giúp đỡ của các thầy cô trong khoa Xã hội trường ĐHSP Hà Nội,
đặc biệt là sự chỉ đạo hướng dẫn tận tình của Thạc sĩ - Giảng viên chính
Đinh Văn Thiện. Chúng tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất tới
thầy.

Do thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài này có hạn, nên không
tránh khỏi những thiếu sót; chúng tôi rất mong nhận được nhiều ý kiến chỉ
bảo của các thầy, các cô cùng các ý kiến đóng góp của các bạn đồng
nghiệp, các bạn yêu tiếng Việt.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hưng Yên, ngày 20 tháng 6 năm 2009
Người thực hiện đề tài :

Nguyễn Thị Trung Thành

Người thực hiện:Nguyễn Thị Trung Thành
1
Bài tập tốt nghiệp
MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn 1
Phần mở đầu
I. Lí do chọn đề tài 3
II. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4
III. Ý nghĩa của đề tài 4
IV. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
V. Phương pháp nghiên cứu 5
VI. Bố cục bài tập 5


Chương I : Cơ sở lí thuyết của đề tài
I. Từ và từ tiếng Việt 6
II. Nghĩa của từ 7
III. Hiện tượng nhiều nghĩa. Các phương thức chuyển nghĩa 11
IV. Thành ngữ 17
V. Các cách giải nghĩa từ ngữ 19
Chương II : Văn bản “Sông nước Cà Mau” - Giải nghĩa từ ngữ
I. Văn bản “Sông nước Cà Mau” 41
II.Nghĩa của các từ ngữ trong văn bản “Sông nước Cà Mau” 43
Kết luận. 104
Tài liệu tham khảo 105


Người thực hiện:Nguyễn Thị Trung Thành
2
Bài tập tốt nghiệp
PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Từ ngữ là đơn vị quan trọng của ngôn ngữ. Sự tồn tại của từ ngữ là
biểu hiện của sự tồn tại ngôn ngữ, số lượng từ ngữ là minh chứng cho khả
năng diễn đạt của ngôn ngữ. Do đó, khi nghiên cứu ngôn ngữ rất nhiều nhà
khoa học chọn xuất phát điểm là từ ngữ và dành cho những một sự quan tâm
thích đáng. Có thể kể đến những công trình nghiên cứu về từ ngữ Tiếng Việt
của các tác giả như: Nguyễn Văn Tu, Hoàng Văn Hành, Đỗ Hữu Châu,
Nguyễn Giáp, Hồ Lê…
Tuy nhiên, những nghiên cứu trên đây mới tập trung làm rõ những đặc
điểm khái quát về cấu tạo, về nghĩa… của từ ngữ Tiếng Việt. Chưa có một
công trình nào tập trung làm rõ nghĩa của từ ở một văn bản cụ thể, đặc biệt
là văn bản: “Sông nước Cà Mau ” trong SGK ngữ văn lớp 6 tập II.
2. Việc giảng dạy văn bản đọc- hiểu ở trường THCS không thể thực

hiện hiệu quả nếu giáo viên và học sinh không nắm được nghĩa của từng từ
ngữ cụ thể trong văn bản đó.
3. Xu hướng tích hợp trong giảng dạy buộc người giáo viên phải biết
vận dụng những kiến thức liên ngành, mà cụ thể trong ngôn ngữ văn là biết
vận dụng các kiến thức của phân môn Tiếng Việt vào giảng dạy trong văn
bản đọc hiểu và giảng dạy Tập làm văn. Nắm được nghĩa của các từ ngữ cụ
thể sẽ là điều kiện để học sinh làm giàu vốn từ.
4. Hơn nữa, nghĩa của từ ngữ tồn tại ở hai dạng: Tĩnh và động.
Nghĩa của từ ngữ ở trạng thái tĩnh được hiểu là nghĩa tiềm năng của từ
ngữ khi chưa được đem ra sử dụng.
Đối lập với trạng thái tĩnh là nghĩa của từ ở trạng thái động. Đó chính
là nghĩa của từ được hiện thực hoá trong hoàn cảnh sử dụng cụ thể. Do vậy
sẽ là thiếu đầy đủ nếu chỉ nghiên cứu một trạng thái nào đó trong nghĩa của từ.

Người thực hiện:Nguyễn Thị Trung Thành
3
Bài tập tốt nghiệp
Từ những lí do trên đây, chúng tôi chọn đề tài : Giải nghĩa từ ngữ trong
văn bản “Sông nước Cà Mau” làm đối tượng nghiên cứu của bài tập tốt
nghiệp này.
II. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
1. Mục đích nghiên cứu.
Thực hiện đề tài này chúng tôi làm rõ các đặc điểm về nghĩa của từ,
mối quan hệ giữa nghĩa của từ ở trạng thái tĩnh với nghĩa của từ ở trạng thái
động.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Để đạt được mục đích trên chúng tôi đặt ra các nhiệm vụ sau:
- Đọc các tài liệu có liên quan về nghĩa của từ ngữ để xây dựng cơ sở lí luận
cho đề tài.
- Thống kê các từ có trong văn bản : “Sông nước Cà Mau”.

- Tham khảo từ điển Tiếng Việt để xác định nghĩa của từ ngữ ở trạng thái tĩnh.
- Dựa vào hoàn cảnh sử dụng cụ thể xác định nghĩa của từ ngữ ở trạng thái động.
III. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI:
1. Ý nghĩa lí luận:
Những kết quả nghiên cứu của đề tài này sẽ góp phần làm sáng tỏ
những đặc điểm về nghĩa của từ: nhất là mối quan hệ giữa nghĩa của từ
ngữ ở trạng thái tĩnh với nghĩa của từ ngữ ở trạng thái động.
2. Ý nghĩa thực tiễn:
Các kết quả nghiên cứu của đề tài này có thể được sử dụng để
giảng dạy một số bài trong phân môn Tiếng Việt như: Nghĩa của từ, thành
ngữ, từ địa phương, thuật ngữ, các biện pháp tu từ như: ẩn dụ, hoán dụ…
đồng thời chúng cũng có thể được sử dụng khi giảng dạy các bài đọc- hiểu,
giảng dạy các bài tập làm văn.

Người thực hiện:Nguyễn Thị Trung Thành
4
Bài tập tốt nghiệp
IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
1. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của bài tập này là nghĩa của từ ngữ ở cả trạng
thái tĩnh và động.
2. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ của một bài tập tốt nghiệp chúng tôi hạn chế nghĩa
của từ ngữ chỉ ở một văn bản, cụ thể là văn bản “Sông nước Cà Mau”
Mặt khác, chúng tôi chỉ nghiên cứu nghĩa của danh từ chung, động từ,
tính từ và thành ngữ.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thực hiện đề tài này chúng tôi thực hiện những phương pháp và thủ
pháp sau:
- Phương pháp diễn dịch,

- Phương pháp tổng hợp,
- Phương pháp phân tích ngữ nghĩa,
- Phương pháp phân tích ngữ cảnh,
- Phương pháp thống kê
VI. BỐ CỤC BÀI TẬP
Bài tập này ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, được
triển khai thành hai chương:
Chương I: Cơ sở lí thuyết
Chương II: Văn bản "Sông nước Cà Mau" - Nghĩa các từ ngữ có
trong văn bản "Sông nước Cà Mau"

Người thực hiện:Nguyễn Thị Trung Thành
5
Bài tập tốt nghiệp
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI
I. TỪ VÀ TỪ TIẾNG VIỆT
1. Từ
Theo giáo trình của thầy Đỗ Hữu Châu, từ được hiểu như sau: “Từ là
đơn vị lớn nhất của hệ thống ngôn ngữ… nhưng nó lại là đơn vị nhỏ nhất ở
trong câu, là đơn vị trực tiếp để tạo câu”. Nó là những đơn vị thực tại hiển
nhiên của ngôn ngữ, có tính sẵn có cố định bắt buộc, nó có các hình thức
ngữ âm và các ý nghĩa.
Ví dụ: Nhà, đường, sáng
2. Từ Tiếng Việt.
“Từ của Tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố định, bất biến, mang
những đặc điểm ngữ pháp nhất định, nằm trong những kiểu cấu tạo nhất
định, tất cả ứng với một kiểu ý nghĩa nhất định lớn nhất trong Tiếng Việt
và nhỏ nhất để tạo câu”(Đỗ Hữu Châu – từ vựng ngữ nghĩa Tiếng Việt/ trang
16)
Từ Tiếng Việt có các đặc điểm về ngữ âm, ngữ pháp như sau:

Về ngữ âm: Hình thức âm thanh của từ Tiếng Việt cố định bất biến ở mọi
vị trí, mọi quan hệ và các chức năng trong câu.
- Tính cố định, bất biến về âm thanh là điều kiện hết sức thuận lợi giúp
chúng ta nhận diện được từ khá dễ dàng.
- Tính cố định, bất biến có quan hệ mật thiết với tính độc tương đối cao
của từ tiếng Việt đối với câu, với ngôn cảnh.
Về ngữ pháp: Nó không biểu hiện trong nội bộ từ mà biểu hiện chủ yếu ở
ngoài từ, trong tương quan của nó với các từ khác trong câu.
Từ Tiếng Việt có khả năng kết hợp giữa từ đang được xét với những
từ nhân chứng : có ý nghĩa khái quát, ý nghĩa quan hệ hay tình thái, thường
chỉ kết hợp với những từ thuộc một loại nhất định. Sự kết hợp này có thể là

Người thực hiện:Nguyễn Thị Trung Thành
6
Bài tập tốt nghiệp
trực tiếp hay gián tiếp… Nó có khả năng làm các thành phần trong câu như
chủ ngữ, vị ngữ, khả năng chi phối các thành phần phụ trong cụm từ, trong câu.
Đặc điểm ngữ pháp của từ không hoàn toàn độc lập với nghĩa.Đặc
điểm ngữ pháp của từ chính là những biểu hiện ở khả năng tạo câu của một
ý nghĩa nào đó của từ. Ý nghĩa của từ là cơ sở của đặc điểm ngữ pháp.
Ngược lại, đặc điểm ngữ pháp là cái khuôn hình thức để nhận định một ý nghĩa.
Vì vậy, các đặc điểm ngữ pháp thường là căn cứ khách quan để xác
định các ý nghĩa khác nhau của một hình thức ngữ âm.
Đơn vị cấu tạo của từ là hình vị ( còn gọi là từ tố, tiếng)
Có 3 phương thức cấu tạo từ đó là: Từ hoá hình vị, ghép và láy
II. NGHĨA CỦA TỪ
Theo sgk ngữ văn lớp 6 tập 1( NXB – GD ) ta có khái niệm về nghĩa
của từ như sau: Nghĩa của từ là nội dung ( sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ )
mà từ biểu thị.
Theo thầy Đỗ Hữu Châu từ có những thành phần ý nghĩa sau:

- Ý nghĩa biểu vật ứng với chức năng biểu vật.
- Ý nghĩa biểu niệm ứng với năng biểu niệm.
- Ý nghĩa biểu thái ứng với chức năng biểu thái.
1. Nghĩa biểu vật
“Ý nghĩa biểu vật là sự phản ánh sự vật hiện tượng trong thực tế vào
ngôn ngữ. Đó là những mẩu, những mảnh, những đoạn cắt của thực tế,
nhưng không hoàn toàn trùng với thực tế”.(Từ vựng ngữ nghĩa – Tiếng Việt)
Trong từ vựng của tất cả các ngôn ngữ có một bộ phận lớn các từ mà ý
nghĩa biểu vật của chúng trùng với sự vật, biểu vật, biểu tượng, tính chất
ngoài ngôn ngữ. Nhưng đối với các từ thông thường thì khác.
a. Sự chia cắt thực tế khách quan khác nhau trong ngôn ngữ và ý nghĩa
biểu vật. Thực tế khách quan về cơ bản đồng nhất đối với mọi dân tộc, đối
với mọi ngôn ngữ. Song mỗi ngôn ngữ lại có những tên gọi ứng với những

Người thực hiện:Nguyễn Thị Trung Thành
7
Bài tập tốt nghiệp
bộ phận không đồng đều, ứng với những đoạn cắt không trùng danh giới
của thực tế.
Chẳng hạn như: Để chỉ hoạt động “ dùng nước làm cho sạch”ở tiếng
Việt có các từ : Rửa, dội, giặt, vo…, ở tiếng Anh chỉ có một từ: To wash
(làm sạch). Như thế số lượng từ của ngôn ngữ này ứng với một phạm vi sự
vật, hiện tượng khách quan có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn so với số lượng
từ ngữ ở ngôn ngữ kia.
Ý nghĩa biểu vật không phải là sự vật, hiện tượng y như chúng có
trong thực tế khách quan . Chúng chỉ bắt nguồn từ đó mà thôi.
b. Tính cá thể, cụ thể của sự vật, hiện tượng trong thực tế và tính khái
quát của các ý nghĩa biểu vật.
Trong thực tế khách quan, sự vật, hiện tượng bao giờ tồn tại chỉ trong dạng cá thể .
Hơn thế nữa, sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan gắn bó

chặt chẽ với nhau trong tính cụ thể của chúng. Do tính khái quát mà ý nghĩa
biểu vật không trùng với sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan vốn có
các đặc trưng là cá thể và cụ thể.
Ý nghĩa biểu vật của từ trong ngôn ngữ có tính khái quát, nhưng cách
khái quát không giống nhau. Sự khác nhau này thể hiện:
- Phạm vi rộng hẹp của các loại mà từ biểu thị.
- “Quan niệm” riêng của từng ngôn ngữ trong việc khái quát các ý
nghĩa biểu vật thành các loại khác nhau.Ý nghĩa biểu vật cũng không phải là
sự vật hiện tượng trong thực tế khách quan, bởi nó có tính khái quát (khái
quát rộng hoặc hẹp hơn).
Ví dụ: Từ “Củ” trong “củ sắn, củ khoai” (bao gồm dễ). Nhưng “củ su
hào” lại bao gồm thân.
c. Ý nghĩa biểu vật và hệ thống cấu tạo từ: Mỗi ngôn ngữ có các kiểu
cấu tạo từ và hệ thống hình vị cấu tạo không giống nhau, cho nên mỗi ngôn
ngữ có những kiểu ý nghĩa cấu tạo khác nhau. Chúng có thể là điều kiện

Người thực hiện:Nguyễn Thị Trung Thành
8
Bài tập tốt nghiệp
thuận lợi làm xuất hiện ý nghĩa biểu vật này hoặc cản trở sự xuất hiện ý nghĩa
biểu vật kia trong một ngôn ngữ nào đấy.
2. Ý nghĩa biểu niệm
“Ý nghĩa biểu niệm của từ là tập hợp một số nét, nghĩa chung và riêng, khái
quát và cụ thể theo một tổ chức, một trật tự nhất định. Giữa các nét những có
những quan hệ nhất định. Giữa các nét nghĩa có những quan hệ nhất định. Tập
hợp này ứng với một hoặc mộy số ý nghĩa biểu vật của từ". (Trang 119- Từ
vựng- ngữ nghĩa Tiếng Việt).
Như thế sự vật, hiện tượng, tính chất phản ánh vào tư duy của con
người thành các khái niệm, khái niệm được yên ngữ hoá thành ý nghĩa biểu
niệm của từ.

Ví dụ: “Bàn” (đồ dùng), (có mặt phẳng), (chân cứng) (dùng để đặt các
đồ vật, hay làm việc), (làm bằng gỗ, đá) . (Đồ dùng) chính là nét nghĩa
chung khái quát các nét nghĩa còn lại ( có mặt phẳng, chân cứng ) chính là
ý nghĩa biểu niệm.
Nghĩa biểu niệm là một tập các nét nghĩa phạm trù , khái quát chung
có nhiều từ nên có gọi nó là cấu trúc biểu niệm.
Tập hợp một số nét nghĩa thành ý nghĩa biểu niệm là một tập hợp có
quy tắc, giữa các nét nghĩa có những quan hệ nhất định. Các từ thuộc các từ
loại khác nhau,có cách tổ chức các nét nghĩa khác nhau.Còn các ý nghĩa
biểu niệm của những từ trong một từ loại có tổ chức giống nhau.
Ví dụ: cắt, chặt, lành, hiền từng đôi một có tổ chức ý nghĩa biểu
niệm giống nhau.
So sánh nét nghĩa của các từ trong cặp chúng ta thấy có những nét
nghĩa chung cho nhiều từ và những nét nghĩa riêng cho từng từ.
Ví dụ: (Đồ dùng) là nét chung cho các từ (bàn, ghế, giường, tủ.)
Tính chất chung , riêng của các nét nghĩa chỉ là tương đối. Có tính
chất chung rộng, có tính chất chung hẹp.

Người thực hiện:Nguyễn Thị Trung Thành
9
Bài tập tốt nghiệp
Các nét nghĩa còn khác nhau ở tính chất khái quát và cụ thể. Một nét
nghĩa khái quát khi nó có thể được phân chia thành những nét nghĩa nhỏ hơn
nằm trong nó.
Tính chất khái quát ,cụ thể cũng là tương đối: nét nghĩa này so với nét
nghĩa bao trùm nó là nét nghĩa cụ thể, nhưng so với nét nghĩa hẹp hơn, do
nó phân hoá ra, lại là nét nghĩa khái quát.
Nhưng các nét nghĩa khái quát không thể đưa về nét nghĩa khái quát hơn
mà chỉ có thể phân hoá về các nét nghĩa cụ thể (Nét nghĩa phạm trù hay phạm
trù ngữ nghĩa).

Vậy làm cách nào để phát hiện ra các nét nghĩa? Chúng ta cần phải tìm
ra nhũng nét nghĩa chung, đồng nhất trong nhiều từ rồi lại đối lập những từ
có nét nghĩa cụ thể hơn, cứ như vậy cho đến khi gặp những nét nghĩa chỉ có
riêng trong một từ.
3. Ý nghĩa biểu thái
Thuộc phạm vi ý nghĩa biểu thái của từ là những nhân tố đánh giá
(to- nhỏ, tốt – xấu, ngắn – dài ) nhân tố cảm xúc ( dễ chịu – khó chịu, vui
buồn- sợ hãi ) nhân tố thái độ ( yêu, ghét, trọng, khinh…).
Sự vật, hiện tượng được biểu thị trong ngôn ngữ đều là những sự vật,
hiện tượng đã được nhận thức, được thể nghiệm bởi con người . Do đó,
cùng với tên gọi, con người thường gửi kèm những cách đánh giá của mình
( núi gợi ra cái gì to lớn; biển gợi ra cái mênh mông, mẹ gợi ra sự âu yếm,
dịu dàng ).
Đối với nhân tố cảm xúc, thái độ cũng vậy. Có những từ khi phát âm
lên gợi ra cho chúng ta những cảm xúc sợ hãi ( ma quái, tàn sát ), hoặc gợi
ra sự ghê tởm (đờm, dãi, mửa, đĩ thoã ). Có những từ gợi sự khoan khoái,
dễ chịu ( thanh thoát, êm ái, quê hương ). Có những từ giúp ta bộc lộ sự
khinh bỉ ( đê tiện, hèn hạ, thô bỉ ). Lại có những từ giúp ta bày tỏ lòng tôn
trọng (cao quý, ca ngợi, doàng hoàng, thẳng thắn ) hay sự thiết tha ( khẩn
thiết, ân cần, vồn vã ).

Người thực hiện:Nguyễn Thị Trung Thành
10
Bài tập tốt nghiệp
Tóm lại, từ là một thể thống nhất, cho nên mỗi thành phần ý nghĩa
chẳng qua chỉ là những phương diện khác nhau của cái thể thống nhất đó.
Sự hiểu biết đầy đủ về ý nghĩa của từ phải là sự hiểu biết thấu đáo từng mặt
nội dung nhưng cũng là sự hiểu biết tổng quát về những mối liên hệ quy
định lẫn nhau giữa chúng.
III. HIỆN TƯỢNG NHIỀU NGHĨA

1. Khái niệm
Trong quá trình phát triển lịch sử xã hội nảy sinh nhiều sự vật hiện
tượng mới. Để làm tròn chức năng là công cụ giao tiếp và tư duy của mình,
ngôn ngữ phải sáng tạo thêm những từ mới để biểu thị những sự vật hiện
tượng mới có 2 con đường để sáng tạo thêm từ đó là: tạo từ mới với những
hình thức âm thanh mới và tạo ý nghĩa mới cho những từ có sẵn để chỉ
những sự vật hiện tượng mới. Đó chính là hiện tượng nhiều nghĩa của từ
Tiếng Việt.
Hiện tượng nhiều nghĩa có thể xảy ra cả với ý nghĩa biểu vật, cả với ý
nghĩa biểu niệm và ý nghĩa biểu thái.
Ở đây, chúng ta chỉ bàn tới những trường hợp nhiều nghĩa biểu vật và
nhiều nghĩa biểu thái.
a. Hiện tượng nhiều nghĩa biểu vật
Một từ nhưng biểu thị nhiều sự vật hiện tượng khác nhau.
Ví dụ: Mũi:
1. Bộ phận của cơ quan hô hấp.
2. Bộ phận nhọn của vũ khí: Mũi dao, mũi sáng.
3. Phần trước của tàu thuyền: Mũi tàu, mũi thuyền.
4. Phần đất nhô ngoài biển: Mũi đất, mũi Cà Mau.
5. Năng lực cảm giác về mũi: Con chó có cái mũi rất thính .
6. Đơn vị quân đội: Mũi quân bên trái.
Ví dụ : Chín:
1. Quả, cây đã đến thời kì phát triển cao nhất: quả chín, lúa chín.

Người thực hiện:Nguyễn Thị Trung Thành
11
Bài tập tốt nghiệp
2. Nấu thức ăn đến lúc ăn được: cơm chín, thịt chín.
3. Có dùng lửa: vá chín.
4. Suy nghĩ kĩ, đầy đủ: nghĩ đã chín mới nói.

5. Thành thục: tài năng đã chín.
6. Phát triển đến cao độ cần phải giải quyết: tình hình đã chín lắm rồi.
7. Trang thái hổ thẹn cao độ, làm da mặt đỏ rực: ngượng chín cả người.
Căn cứ chủ yếu để xác định tính nhiều nghĩa biểu vật là các phạm vi,
các lĩnh vực sự vật, hiện tượng thực tế khác nhau ứng với từ.Có những
nghĩa biểu vật đã cố định ( hiện tượng nhiều nghĩa ngôn ngữ) và có những
nghĩa biểu vật xuất hiện trong ngôn bản, không cố định ( hiện tượng nhiều
nghĩa lời nói ).
Căn cứ để tách các nghĩa biểu vật là phạm vi sự vật, hiện tượng khác
nhau, ứng với từ, nhưng trong thực tế, việc xác định ranh giới thật dứt
khoát giữa các nghĩa biểu vật không dễ dàng.
b. Hiện tượng nhiều nghĩa biểu niệm
Một từ nhưng có khả năng diễn đạt nhiều khái niệm.
Mỗi ý nghĩa là một cấu trúc tương đối độc lập với nhau.
Ví dụ: Đứng:
1. (Ở tư thế) (thân thẳng góc với mặt nền) (trên hai chân đứng nghiêm. )
2. (Hoạt động) (tự tác động làm cho mình dừng lại): Đang đi bỗng đứng lại.
3. (Đặc điểm) (không nghiêng lệch, thẳng tắp): Áo này may rất đứng.
Để xác định nhiều nghĩa biểu niệm của từ, có thể căn cứ vào ý nghĩa
từ loại và những đặc điểm ngữ pháp: Một hình thức ngữ âm có thể hoạt
động trong bao nhiêu đặc điểm ngữ pháp và có bao nhiêu ý nghĩa từ loại
khác nhau thì có bấy nhiêu ý nghĩa biểu niệm khác nhau.
Ví dụ: “Muối” có hai ý nghĩa biểu niệm bởi nó có hai đặc điểm ngữ pháp:
- Danh từ:chỉ (Sự vật : chất liệu) (lấy từ nước biển bốc hơi) (có
vị mặn). Một kilô muối.

Người thực hiện:Nguyễn Thị Trung Thành
12
Bài tập tốt nghiệp
- Động từ: (hoạt động) (tác động thực phẩm tươi ) (làm cho chúng

lên men hoặc không bị hư thối trong một thời gian) (muối làm nguyên liệu).
Muối dưa.
Đặc điểm ngữ pháp và đi kèm chúng là các ý nghĩa ngữ pháp
của các từ loại nhỏ trong một từ loại lớn. Một hình thức ngữ âm, tuy cùng
thuộc một từ loại lớn nhưng có thể hoạt động trong những đặc điểm ngữ
pháp khác nhau của các tiểu lọai trong từ loại lớn đó thì cũng là một từ có
nhiều nghĩa biểu hiện.
Tính đồng nhất giữa các nghĩa biểu niệm được tách ra trong một
từ với ý nghĩa biểu niệm của từ khác. Nghĩa là từ tách một ý nghĩa nào đó
của từ thành một ý nghĩa biểu niệm tương đối độc lập với các ý nghĩa biểu
niệm khác khi nó có cấu trúc biểu niệm chung với một số từ khác trong từ
vựng.
Ví dụ: Che:
- Có cấu trúc biểu niệm ( đậy, phủ, bịt, bảo vệ) (hoạt động) (tác
động đến một vật nào đó) (để bảo vệ chống tác động khác của vật
bên ngoài).
- Có cấu trúc biểu niệm: (ngăn, cản, chống) che đạn, che mưa
(hoạt động) (tác động đến vật khác ) (hạn chế tác động của vật đó đến vật
khác cần bảo vệ).
Như vậy, có hiện tượng nhiều nghĩa là kết quả của sự chuyển biến ý nghĩa
của từ. Trong sự chuyển biến ý nghĩa có khi nghĩa biểu vật đầu tiên không còn
nữa. Nhưng thường thì cả nghĩa đầu tiên và các nghĩa mới đều cùng tồn tại,
cùng hoạt động.
Sự chuyển ý nghĩa cũng là một phương thức để tạo thêm từ mới bên
cạnh các phương thức ghép hoặc láy.
2. Các phương thức chuyển nghĩa.
Hai phương thức chuyển nghĩa phổ biến là ẩn dụ và hoán dụ :
a. Ẩn dụ (Biện pháp so sánh ngầm).

Người thực hiện:Nguyễn Thị Trung Thành

13
Bài tập tốt nghiệp
Là cách chuyển đổi tên gọi sự vật, hiện tưọng này sang tên gọi sự vật,
hiện tượng khác trên cơ sở thừa nhận ngầm những nét giống nhau của
những sự vật đó để tạo ra hiệu quả tu từ.
Ví dụ:
“Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”
Cho A là một hình thức ngữ âm, x và y là những ý nghĩa biểu vật: A
vốn là tên gọi của X.
Tuỳ theo các sự vật x và y tức là sự vật chính và sự vật nhận tên gọi ẩn
dụ là các sự vật cụ thể, cảm nhận được bằng giác quan hay là các sự vật
trừu tượng mà ẩn dụ chia thành ẩn dụ cụ thể – cụ thể và ẩn dụ cụ thể – trừu
tượng.
Ví dụ: Nghĩa của từ “chân” trong (chân bàn, chân núi, chân tường…)
là các ẩn dụ cụ thể – cụ thể “Khối kiến thức” Nắm nội dung của tác phẩm”
đó là các ẩn dụ cụ thể – trừu tượng.
Ta cũng có thể quy các ẩn dụ về những phạm trù nhất định:
- Ẩn dụ hình thức: ẩn dụ dựa trên sự giống nhau về hình thức giữa các sự vật.
Ví dụ:
"Về thăm nhà Bác làng Sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng"
(Nguyễn Đức Mậu)
Ẩn dụ cách thức: Ẩn dụ dựa vào sự giống nhau về cách thức thực hiện
giữa hai hoạt động, hiện tượng.
- Chẳng hạn khi ta nói “ Cắt hộ khẩu” là chúng ta chỉ rõ cách thức “
chuyển hộ khẩu” giống như cách thức chúng ta cắt một sự vật vật lí, cụ thể
nào đó.
Có những ẩn dụ kết quả tức là những ẩn dụ dựa vào sự giống nhau về
tác động của các sự vật đối với con người. Trong ẩn dụ kết quả có những

ẩn dụ dùng tên gọi của những cảm giác thuộc giác quan này để gọi tên

Người thực hiện:Nguyễn Thị Trung Thành
14
Bài tập tốt nghiệp
những cảm giác của giác quan khác hay những “cảm giác” của trí tuệ tình
cảm.
Ví dụ: “Nắng giòn tan”, “lời nói ngọt ngào”…
Sự phân loại các ẩn dụ theo cơ chế nét nghĩa đồng nhất không phải
bao giờ cũng tách bạch, dứt khoát. Trong nhiều ẩn dụ không phải chỉ một
mà thường là một số nét nghĩa cùng tác động.
Nắm được cơ chế ẩn dụ nhất là cơ chế các nét nghĩa là rất cần thiết để
hiểu sâu sắc ý nghĩa của từ và hiểu các hàm ý.
b. Hoán dụ.
Là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện
tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình,
gợi cảm cho sự diễn đạt.
Ví dụ:
Áo nâu liền với áo xanh
Nông thôn cùng với thị thành đứng lên.
Trong Tiếng Việt phương thức hoán dụ có các cơ chế sau:
- Hoán dụ dựa trên quan hệ bộ phận- toàn thể giữa hai ý nghĩa biểu vật
x và y, x là bộ phận của y hoặc x là toàn thể, y là bộ phận.
Cơ chế này có các dạng nhỏ :
+ Lấy tên gọi của bộ phận cơ thể thay cho cả cơ thể, cho cả
người, hay cho cả toàn thể.
Ví dụ: “Chân ” là tên gọ bộ phận cơ thể, nhưng “chân” trong “có chân
trong đội bóng đá” thì lại chỉ cả người, cả cơ thể trọn vẹn.
Trường hợp: “Trước sân trồng mấy gốc cau” thì “gốc” dùng thay
“cây”. Đây là hoán dụ bộ phận gọi thay toàn bộ.

+Lấy tên gọi của tiếng kêu, của đặc điểm hình dáng để
gọi tên con vật
Ví dụ: Con mèo, con quạ
+Lấy tên gọi của đơn vị thời gian nhỏ gọi tên đơn vị thời gian .

Người thực hiện:Nguyễn Thị Trung Thành
15
Bài tập tốt nghiệp
Ví dụ: Xuân, thu, đông… có thể dụng để chỉ “năm”.
+Tên riêng được dùng thay cho tên gọi của loại.
+Lấy tên gọi của một số nhỏ để chỉ một số lớn, không
đếm hết hoặc lấy tên gọi của một số cụ thể để chỉ một số không xác định.
+Có những hoán dụ lấy tên gọi của toàn bộ để gọi tên bộ phận.
Ví dụ: “Một đêm văn nghệ”
- Một loại hoán dụ nữa dựa trên quan hệ vật chứa – vật bị chứa.
Ví dụ: “Nhà” là “công trình kiến trúc… để ở", tức là “vật chứa”.
Nhưng trong “Một nhà sum họp túc mai” thì “nhà” là những người trong
gia đình, tức những người được chứa đựng trong cái nhà”.
- Hoán dụ dựa trên quan hệ nguyên liệu và sản phẩm được chế tạo từ nguyên
liệu.
Ví dụ: “Thau” vốn là hợp kim đồng và thiếc . “Cái thau” thì nó lại chỉ
đồ vật được làm ra từ hợp kim đó.
- Hoán dụ dựa trên quan hệ đồ dùng, dụng cụ với người sử dụng .
- Hoán dụ dựa trên quan hệ dụng cụ – ngành nghề.
- Hoán dụ dựa trên quan hệ cơ quan chức năng và chức năng; quan hệ
giữa tư thế cụ thể và nguyên nhân của tư thế; dựa vào âm thanh để gọi tên
động tác.
Ví dụ: Đét (đánh bằng roi).
- Hoán dụ dựa vào quan hệ giữa hoạt động và công cụ.
- Hoán dụ dựa vào quan hệ giữa hoạt động và sản phẩm.

- Hoán dụ dựa vào quan hệ giữa động tác tiêu biểu và toàn bộ quá trình sản xuất .
- Hoán dụ dựa vào quan hệ giữa nguyên liệu và hoạt động dùng nguyên liệu đó.
Ví dụ: “Muối dưa” – “Muối” là các nguyên liệu, chúng được chuyển
nghĩa để gọi tên các hoạt động.
- Ngoài ra còn có hoán dụ, dựa vào quan hệ sự vật và màu sắc; dựa
vào quan hệ giữa tíng chất của sự vật và bản thân sự vật.
Ví dụ: da lươn, da cam…

Người thực hiện:Nguyễn Thị Trung Thành
16
Bài tập tốt nghiệp
* Phương thức ẩn dụ và hoán dụ có thể ở ngay trong một từ
Ví dụ: Màn:
1. Tấm vải rộng dùng để che, chắn.
2. Vải thừa khâu để chống muỗi
3. Phần của vở kịch, vở tuồng
4.Một cảnh đời, nói một cách hài hước.
Các nghĩa 2,3 là những nghĩa phụ theo phương thức hoán dụ. Nghĩa 4
là nghĩa ẩn dụ từ nghĩa 3.
IV. THÀNH NGỮ
1. Khái niệm
Thành ngữ là những cụm từ cố định về nghĩa và chức năng có tính
chặt chẽ sẵn có bắt buộc dùng để diễn đạt một khái niệm; có tính xã hội
như từ:
Ví dụ: Ăn sổi ở thì, Mẹ tròn con vuông.
Già kén kẹn hom. , Đầu trâu mặt ngựa
2. Đặc điểm của thành ngữ
Thành ngữ có các đặc điểm bề mặt ngữ nghĩa như tính biểu trưng ;tính
dân tộc ; tính hình tượng và tính cụ thể ; tính biểu thái.
a. Tính biểu trưng

Thành ngữ nó là những bức tranh nho nhỏ về những vật thực, việc
thực, cụ thể, riêng lẻ, được nâng lên để nói về cái phổ biến, khái quát, trừu
tượng. Chúng là các ẩn dụ, so sánh, hay các hoán dụ.
Thành ngữ lấy những vật thực, việc thực để biểu trưng cho những đặc
điểm, tính chất hoạt động, tình thế phổ biến khái quát. Đặc biệt nó biểu thị
các tình thế có tính chất biểu trưng rất cao.
Ví dụ: “Chuột chạy cùng sào” thành ngữ này nói về tình thế của những
kẻ hèn kém bị dồn vào bước đường cùng, không lối thoát mặc dù đã xoay
xở hết cách.

Người thực hiện:Nguyễn Thị Trung Thành
17
Bài tập tốt nghiệp
Như vậy, biểu trưng là cơ chế tất yếu mà thành ngữ sử dụng để ghi
nhận, diễn đạt những nội dung phức tạp hơn một khái niệm đơn.
b. Tính dân tộc
Tính dân tộc của thành ngữ thể hiện ở chính nội dung của chúng. Các
thành ngữ phản ánh các biểu hiện, các sắc thái khác nhau của sự vật, hiện
tượng… đã có tên gọi hoặc chưa có tên gọi. Thấy được biểu hiện nào, sắc
thái nào đáng chú ý đẻ ghi giữ chúng lại, điều này tuỳ thuộc vào đời sống,
kinh nghiệm và cách nhìn của từng dân tộc.
Mặt khác nó được thể hiện ở các tài liệu, tức là các vật thực, việc
thực… mà thành ngữ đã dùng biểu trưng cho nội dung chúng.
Ví dụ: Con mèo, cái khố, sự bám dai của con đỉa… là những tài liệu
mang đậm màu sắc Việt Nam trong xã hội nông nghiệp xưa được quan sát
tài tình, liên hệ một cách độc đáo mà đúng đắn, tinh tế… với những hiện
tượng nhân sinh. Điều đó khiến thành ngữ Việt Nam không thể lẫn với các
thành ngữ của các dân tộc khác.
c. Tính hình tượng và tính cụ thể
Tính hình tượng của thành ngữ là kết quả tất yêu scủa tính biểu trưng.

Tài liệu của thành ngữ là sự vật, sự kiện cảm giác được quan sát được cho
nên nhắc đến một thành ngữ trước hết là tái hiện lại chính những hình ảnh
về các sự vật hiện tượng ở tài liệu đó.
Nhờ tính hình tượng mà thành ngữ thường gây ấn tượng mạnh mẽ đột
ngột, đậm đà sâu sắc thú vị. Nó mang tính chất của các sáng tác văn học, đã
cố định hoá thành phương tiện giao tiếp.
Do có tính hình tượng nên thành ngữ có tính cụ thể. Tính phổ biến,
khái quát của ý nghĩa các thành ngữ bị chi phối bởi tính cụ thể, tính cụ thể
lại gắn liền tính hình tượng.
Tính cụ thể hiện ở tính bị quy định về phạm vi sử dụng. Nó có tính
phổ biến khái quát, song các thành ngữ không phải có thể dùng cho bất cứ
sự vật hiện tượng nào miễn là nó có tính chất hay đặc điểm mà ngữ biểu thị.

Người thực hiện:Nguyễn Thị Trung Thành
18
Bài tập tốt nghiệp
Tính bị quy định về sắc thái làm cho nghĩa của các thành ngữ hẹp lại, do
đó tính cụ thể tăng lên.
d. Tính biểu thái
Các thành ngữ thường kèm theo thái độ, cảm xúc, sự đánh giá, có thể
nói lên hoặc lòng kính trọng, hoặc sự ái ngại, lòng khinh bỉ, thái độ chê
bai… của chúng ta đối với vật hay việc được nói tới.
Như vậy tất cả các đặc điểm trên của thành ngữ tạo nên giá trị của nó.
Thành ngữ ngắn gọn mà hàm súc, cô đọng.
V. CÁC CÁCH GIẢI NGHĨA TỪ NGỮ
Theo thầy Đỗ Hữu Châu : Trung tâm của việc dạy từ vựng là dạy từ .
Thông qua việc dạy từ mà giáo viên truyền đạt luôn những tri thức cần thiết
khác về từ vựng ngữ nghĩa, nhằm làm cho học sinh không những, hiểu
được và sử dụng đúng từ ấy mà còn làm cho họ nắm bắt được những cái
tinh tế chứa đựng trong đó, hiểu được những đặc sắc của ngôn ngữ dân tộc,

tôn trọng ngôn ngữ dân tộc, có thói quen cân nhắc, lựa chọn, khai thác triệt
để cái hay cái đẹp trong từ.
Dạy từ không chỉ thu hẹp trong việc giảng nghĩa từ. Một từ là một hợp
thể giữa những thành phần ý nghĩa và hình thức. Mỗi hợp thể tuỳ theo từng
phần hay bộ phận của từng thành phần mà nằm trong hàng loạt quan hệ với
các từ quan hệ với các từ khác trong từ vựng. Đó là quan hệ dọc với các từ
trong trường quan hệ dọc với các từ khác trong những hệ thống phi ngữ
nghĩa. Làm cho học sinh nắm được tất cả những thành phần, những quan hệ
đó là nội dung của việc dạy từ.
Muốn làm được điều đó trước hết phải làm cho học sinh hiểu thật thấu
đáo ý nghĩa biểu niệm của từ, làm cho học sinh nắm được các nét chính
nghĩa chung và riêng, rộng và hẹp cùng các quan hệ giữa chúng. Từ ý nghĩa
biểu niệm, người giảng sẽ hướng dẫn học sinh phát hiện các thành phần ý
nghĩa khác và quan hệ ngữ nghĩa giữa từ với các từ liên quan trong một ngữ
cảnh nhất định…

Người thực hiện:Nguyễn Thị Trung Thành
19
Bài tập tốt nghiệp
Khi giải nghĩa từ ngữ người ta thường sử dụng các cách sau đây:
1. Giải nghĩa theo cách định nghĩa khái niệm
2. Giải nghĩa theo lối so sánh từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa.
3. Giải nghĩa theo cách miêu tả.
1.Giải nghĩa của từ theo cách định nghĩa khái niệm
Là liệt kê các nét nghĩa với sự sắp xếp nét nghĩa khái quát, cũng tức là
các nét nghĩa từ loại lên trước và các nét nghĩa càng hẹp, càng riêng thì
càng ở sau:
VD: Da: lớp bọc ngoài cơ thể hay động vật, ở trạng thái tự nhiên hay
đã tách khỏi cơ thể dùng như vật liệu.
Trấn áp: Dùng sức mạnh của quyền lực hay vũ lực để ngăn chặn,

không cho một sức chống đối của một lực lượng xã hội, thường là một lực
lượng phản động, bộc lộ ra.
2.Giải nghĩa theo lối so sánh từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa
Là cách giải nghĩa một từ bằng cách quy nó về những từ đã biết.
Nhất thiết các từ dùng để quy chiếu đó phải được tìm hiểu kĩ.
VD: Ngắn: Trái nghĩa với dài.
Cam tâm: cũng như cam lòng.
Vì từ đồng nghĩa thường khác nhau về sắc thái, cho nên cách giảng
theo lối so sánh chỉ áp dụng cho những từ đồng nghĩa tuyệt đối. Đối với từ
đồng nghĩa khác nên kết hợp giải nghĩa theo lối so sánh với giải nghĩa theo
khái niệm.
Đó là cách chọn một từ đồng nghĩa khái quát, chung nhất để giải nghĩa
rồi bổ sung thêm những nét nghĩa chung tuỳ theo từng từ.
3.Giải nghĩa theo cách miêu tả
Cách này có hai dạng.
+Thứ nhất : là dạng dẫn tính chất, hiện tượng thường gặp để giúp
cho học sinh lĩnh hội ý nghĩa của từ.
VD:

Người thực hiện:Nguyễn Thị Trung Thành
20
Bài tập tốt nghiệp
Đỏ : chỉ màu như màu của máu tươi.
Vui : ở trạng thái tâm lí tích cực, không hướng tới đối
tượng bên ngoài, khi gặp một điều gì tốt đẹp, có lợi hoặc được thoả mãn
một mong ước
+ Thứ hai, đối với các từ có chức năng biểu hiện cao như từ láy sắc
thái hoá chẳng hạn, một mặt vừa phải kết cách giải nghĩa theo khái niệm,
mặt khác vừa phải dùng lối miêu tả. Để miêu tả, chúng ta có thể lấy một sự
vật, hoạt động cụ thể làm chỗ dựa rồi miêu tả sự vật, hoạt động đó sao cho

nổi bật nên các nét nghĩa có trong từ. VD: Có thể giảng từ “vật vờ” như
sau: “Vật vờ” lay động nhẹ, yếu ớt như không có sức mạnh chống đỡ tự
bên trong, mặc cho một sức bên ngoài kéo đi, lôi lại như một lá cỏ dài chưa
rời khỏi rễ lay động trong làn nước chảy nhẹ.
* Khi giảng nghĩa của từ cần chú ý
- Yêu cầu có tính chất lí tưởng là lời giảng nghĩa có thể thay thế được
từ trong câu văn. Cụm từ đầu tiên chỉ nét nghĩa khái quát rộng nhất phải
cùng từ loại của từ được giảng. Không nên mở đầu bằng một cụm danh từ
để giảng động từ, tính từ
- Diễn đạt lời giảng sao cho ngắn gọn, súc tích, đầy đủ. Vì vậy, phải
biết khai thác triệt để những kiếu thức cấu tạo từ để giảng nghĩa từ.
- Giảng nghĩa từ thực chất là lấy từ này giảng nghĩa cho từ khác - Yêu
cầu của lời giảng là khái quát càng cao càng tốt, lời giảng phải đầy đủ,
tránh khuyết điểm chỉ đúng với một bộ phận ý nghĩa biểu vật này mà không
đúng với bộ phận ý nghĩa biểu vật kia.
- Từ nằm trong các trường nghĩa dọc, cho nên muốn phát hiện chính
xác ý nghĩa biểu niệm nhất thiết phải đối chiếu từ đương giảng với các từ
khác nhất là từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa.
- Tách các nghĩa trong các từ nhiều nghĩa cần chú ý cấu trúc biểu niệm
khác nhau ứng với từ đó để dồn các ý nghĩa biểu vật ứng với từng ý nghĩa
biểu niệm về thành một nhóm

Người thực hiện:Nguyễn Thị Trung Thành
21
Bài tập tốt nghiệp
- Không lẫn lộn ý nghĩa của từ với ý nghĩa của ngữ hoặc của một từ
ghép mà từ đang giảng là một bộ phận.
* Trong khi giải nghĩa từ ngữ việc phân tích từ ngữ cũng rất quan
trọng
1. Đối tượng của việc phân tích từ ngữ trong giảng văn bao gồm cả

từ, ngữ cố định, cụm từ tự do, thậm chí cả câu, nếu như các đơn vị lời nói
này tương đương với một loại hình ảnh ngôn ngữ. Thường thường đây là
những ẩn dụ hay hoán dụ có hình thức diễn đạt trên từ. Thí dụ câu “cành
táo đầu hè rung rinh quả ngọt” (Tỗ Hữu) và cụm từ "quả ngọt" trong đó đ-
ược xem như một đơn vị từ ngữ, ngữ cố định, đúng cho cả việc phân tích
các đơn vị trên.
2. Việc phân tích từ ngữ phải đạt hai yêu cầu chủ yếu bao quát: yêu
cầu phát hiện được tư tưởng, tình cảm…của tác giả gửi gắm trong từ ngữ
và yêu cầu phát hiện ra các giá trị nghệ thuật của nó. Hai yêu cầu này tuy
khác nhau nhng thực ra lại quyện vào nhau: từ ngữ có giá trị nghệ thuật là
từ ngữ bộc lộ một cách sinh động, lôi cuốn điều tác giả muốn nói. Giá trị
nghệ thuật đầu tiên, quyết định của từ ngữ (và các phơng tiện nghệ thuật
khác được sử dụng trong tác phẩm nói chung) là ở chỗ nó bộc lộ được tư
tưởng, tình cảm. Mức độ của giá trị nghệ thuật trong từ ngữ được đánh giá
trước tiên ở mức độ truyền cảm, lôi cuốn (tức của hiệu quả giao tiếp) của
cái nội dung mà từ ngữ đó diễn đạt.
a. Để phát hiện đúng đắn nội dung của các từ ngữ , sự hiểu biết về nội
dung của toàn bộ tác phẩm, của ý chính từng đoạn, từng câu… là rất quan
trọng (không kể những hiểu biết văn học khác ngoài tác phẩm đang giảng).
Nói rõ hơn, việc phân tích từng từ một về nội dung không thể là một việc
làm cô lập mà phải đặt trong khuôn khổ chung của toàn tác phẩm (thậm
chí trong khuôn khổ một thời đại sáng tác và cả lịch sử của nền văn học
Việt Nam). Nghĩa là phải từ chung đến riêng. Song cũng phải nói rằng sự

Người thực hiện:Nguyễn Thị Trung Thành
22
Bài tập tốt nghiệp
hiểu biết đúng đắn, không suy diễn quá xa ý nghĩa từng từ một cũng góp
phần hiểu đúng đắn hơn ý nghĩa của toàn bộ tác phẩm.
b. Căn cứ để bình giá trị nghệ thuật của từ ngữ chính là những yêu

cầu của việc dùng từ. Yêu cầu đó là dùng phải chính xác, gợi hình ảnh, biểu
thị được cảm xúc, thái độ và hàm súc.
Từ dùng chính xác là từ phù hợp nhất với sự vật, hiện tượng… được
nói tới, bày tỏ được chính xác nhất hiểu biết , tư tưởng… của người viết,
phù hợp nhất với ngữ cảnh.
Từ dùng gợi hình ảnh là từ có tính biểu hiện, tái hiện đợc sự vật, hiện
tượng…trong tính cụ thể sinh động của nó.
Từ biểu thị được cảm xúc, thái độ là những từ qua chúng người đọc,
người nghe nhận biết được tình cảm, cách đánh giá…của người đối với sự
vật, sự việc. Đó cũng là những từ có khả năng làm sống dạy trong người
đọc, người nghe những tình cảm, cảm xúc, thái độ mà ngời viết, ngời nói
đã từng cảm thấy và muốn bày tỏ ra.
Tất cả những yêu cầu trên lại phải đợc thể hiện một cách hàm súc, tức
là phải đợc thể hiện bằng một số yếu tố ngôn ngữ ít nhất. Vì lẽ đó, khi
viết người biết phải biết lựa chọn trong kho những từ vựng những từ hoặc
ngữ thích hợp sao cho với một hoặc một vài từ mà thoả mãn được các yêu
cầu trên. Cũng vì thế mà một trong tác phẩm thường là kết quả của sự
điều chỉnh lẫn nhau giữa các yêu cầu đó. Vì vậy, một nguyên tắc phát hiện
ra giá trị nghệ thuật của từ ngữ là tái hiện một cách giả định quá trình
dùng từ, tức là tái hiện giả định sự lựa chọn của các tác giả.
Ví dụ: Đối với từ "rũ" ở câu thơ:
…Rũ sạch cô đơn, riêng lẻ, bần cùng
(Tố Hữu - Bài ca mùa xuân 61)
Chúng ta giả định trước khi đi đến từ đó, tác giả đã dùng các từ xoá,
quét, gột, rửa…So sánh từ rũ với các từ này, chúng ta sẽ thấy được những
giá trị tư tưởng và nghệ thuật nằm trong đó.

Người thực hiện:Nguyễn Thị Trung Thành
23
Bài tập tốt nghiệp

Tất nhiên, không phải để viết được bất cứ từ nào trong tác phẩm, tác
giả cũng đều phải “mang nặng đẻ đau” nh thế cả. Thường thì từ ngữ tự đến
với tư tưởng và cảm xúc, nhất là ở những tác giả đã vững kỹ thuật. Song,
những quá trình như vậy không phải là không xảy ra. Nhà thơ Huy Cận
trước khi dừng lại ở những từ ngữ trong hai câu:
“Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa”
đã băn khoăn giữa các từ: cục và hòn, dài và cài
“Mặt trời xuống biển như cục lửa
Sóng đẩy then dài, đêm sập cửa”
c. Trước khi nói đến nội dung và cái hay, cái đẹp về mặt nghệ thuật
của tác phẩm, phải hiểu thật đúng đắn ý nghĩa của câu văn, câu thơ. Rất tiếc
là trong cách giảng văn hiện nay nhiều thày giáo, cô giáo quên cái bước
đầu tiên này, do đó đã bình giá trị trên cơ sở cách hiểu không đầy đủ, thậm
chí sai lầm ý nghĩa của câu.
Bài thơ “Giải đi sớm” của Hồ Chủ tịch được dịch như sau:
‘‘Gà gáy một lần đêm chửa tan
Chòm sao đưa nguyệt vượt lên ngàn
Người đi cất bước trên đường thẳm
Rát mặt đêm thu trận gió hàn.’’
Hai câu ba, bốn của bài dịch gợi ra nỗi ngậm ngùi, pha đôi chút rên
xiết, do các từ cất bước, đường thẳm, rát mặt mà có.
Nguyên văn chữ Hán như sau:
“Nhất thứ kê đề dạ vị lan
Quần tinh ủng nguyệt thướng thu san
Chinh nhân dĩ tại chinh đồ thượng
Nghênh diện thu phong trận trận hàn.”
Người dịch không chú ý đầy đủ đến các từ "chinh nhân", "chinh đồ",
"dĩ tại". Chinh nhân là ngời đi trên đường xa. Nhưng chinh cũng gợi liên


Người thực hiện:Nguyễn Thị Trung Thành
24
Bài tập tốt nghiệp
tưởng đến “Chinh phu”, “chinh phụ”, “chinh chiến”. "Chinh đồ" là con đ-
ường xa. Mà cũng có thể gợi liên tưởng đến con đường “chinh chiến” chiến
đấu. Nghĩa là mặc dầu là người tù, bị giải đến nhà lao nọ sang nhà lao kia,
nhưng Bác không quên mình là người đang đi trên con đường xa vì một cái
gì lớn lao đó. Bị giam cũng là chiến đấu, con đường chuyển lao cũng là một
đoạn trên con đường chiến đấu Bác đã đi. "Dĩ tại" là “đã ở”. Có nghĩa là
khi gà gáy lần đầu tiên thì Bác đã ở trên con đường rồi, không phải lúc
đó mới ra đi như có thể hiểu trong bài dịch. Như thế, câu thứ ba của bài
dịch đã không thể hiện được dù rất kín đáo cái khí phách đó. Người dịch
chỉ thấy có việc bị tù. Vì vậy mới “cảm thông” nỗi cực nhọc của ngời tù
mà thêm định ngữ "thẳm" cho đường, thêm từ "rát" cho "mặt" ở câu cuối.
Định ngữ thẳm tạo nên cảm xúc xa vời, vô vọng của con đường, một điều
mà không hề có trong tất cả các bài thơ của Bác. Vả chăng, đã nói "đường
thẳm" thì làm sao đoạn thứ hai rực lên cả một màu sáng tơi: “Phương đông
màu trắng chuyển thành hồng, bóng tối đêm tàn quét sạch không” được?
Nỗi ngậm ngùi, tự thương cảm trong nguyên tác ẩn trong các tứ thơ, chỉ lộ
rõ trong mỗi đoạn từ "hàn" và đôi chút trong thu phong và trận trận (từng
trận). Trong bài dịch, các tứ thơ vẫn không đổi, những nối xót xa tăng đậm
lên, trải ra trong 5 từ ngữ: cất bước (rất nặng nề), thẳm, rát, đêm thu, hàn.
Đoạn thơ dịch bỏ qua phần cơ bản trong nội dung.Để hiểu đúng đắn ý
nghĩa của câu văn , câu thơ, không chỉ hiểu đúng đắn ý nghĩa của từ, ngữ.
Các quan hệ cú pháp góp phần quan trọng vào việc xác định ý nghĩa. Và ở
đây, do đặc điểm cú pháp thơ ca, không ít những câu thơ có thể hiểu một
cách khác nhau. (Như có người cho “Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng” có
nghĩa là: “cháo bẹ rau măng khi nào cũng có sắn, đã có sẵn”; có người cho
là: “tuy ăn cháo bẹ rau măng nhưng tinh thần bao giờ cũng sẵn sàng”. Còn
ngữ: “tiếng gươm khua” trong câu thơ “Tiếng gươm khua, tiếng thơ kêu xé

lòng” của Tố Hữu được hiểu là tíêng gươm chém đầu Nguyễn Trãi, hoặc

Người thực hiện:Nguyễn Thị Trung Thành
25

×