Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Giáo trình mđ05 sửa chữa bảo quản lưới vây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.35 MB, 85 trang )


BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN







GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN
SỬA CHỮA VÀ BẢO QUẢN LƯỚI VÂY
Mã số: MĐ05
NGHỀ: ĐÁNH BẮT HẢI SẢN BẰNG LƯỚI VÂY

Trình độ: Sơ cấp nghề











1


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN


Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham
khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
MÃ TÀI LIỆU: MĐ 05




2


LỜI GIỚI THIỆU

Ở nước ta hiện nay nghề khai thác, đánh bắt hải sản đóng một vai trò hết
sức quan trọng trong sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Để đáp ứng nhu
cầu phát triển ngày càng cao của khoa học kỹ thuật, nhiệm vụ sửa chữa, bảo
quản lưới vây có tính chất quyết định đến hiệu quả khai thác, đánh bắt hải sản
bằng lưới vây. Vì vậy ở các địa phương cũng như các cơ sở đào tạo cần thiết
phải đào tạo lực lượng lao động có tay nghề sửa chữa, bảo quản lưới vây thành
thạo, nhằm đáp ứng với tình hình thực tế của nghề cá.
Dựa trên cơ sở đề án: “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm
2020 của Thủ tướng Chính phủ”. Chương trình dạy nghề “Đánh bắt hải sản
bằng lưới vây”do tập thể giáo viên ngành Khai thác hàng hải Thủy sản thuộc
khoa Công nghệ Thủy sản, trường Cao đẳng nghề Thủy sản Miền Bắc biên
soạn. Chương trình đào tạo đã tổ hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của
nghề thành 6 mô đun trên cơ sở sơ đồ phân tích nghề DACUM và bộ phiếu
phân tích công việc.
Bộ giáo trình đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề, cập

nhật những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và thực tế sản xuất trên biển tại các
địa phương. Bộ giáo trình gồm 6 quyển:
1) Giáo trình mô đun Chuẩn bị chuyến biển
2) Giáo trình mô đun Phát hiện và tập trung đàn cá bằng phương pháp thủ
công
3) Giáo trình mô đun Thực hiện quy trình đánh bắt hải sản bằng lưới vây
4) Giáo trình mô đun Bảo quản sản phẩm hải sản
5) Giáo trình mô đun Sửa chữa và bảo quản lưới
6) Giáo trình mô đun Thực hành an toàn lao động trên tàu cá
Giáo trình mô đun Sửa chữa và bảo quản lưới vây giới thiệu khái quát về
sửa chữa, bảo quản vàng lưới vây đảm bảo kỹ thuật. Nội dung được phân bổ
giảng dạy trong thời gian 80 giờ và bao gồm 7 bài:
Bài 1: Chuẩn bị
Bài 2: Sửa chữa áo lưới
Bài 3: Sửa chữa dây giềng
Bài 4: Sửa chữa, thay thế phao chì
Bài 5: Sửa chữa thay thế vòng khuyên


3


Bài 6: Nghiệm thu sau sửa chữa
Bài 7: Bảo quản lưới
Để hoàn thiện bộ giáo trình này chúng tôi đã nhận được sự chỉ đạo, hướng
dẫn của Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT; Tổng cục dạy nghề -
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Sự hợp tác, giúp đỡ của Trung tâm
Khuyến ngư Quốc gia, Chi cục bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản Hải phòng, Viện
nghiên cưú Hải sản Hải phòng và một số đơn vị khác v.v Đồng thời chúng tôi
cũng nhận được các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật của

các Viện, Trường, cơ sở nghề cá, Ban Giám Hiệu và các thầy cô giáo Trường
Cao đẳng nghề thuỷ sản Miền Bắc. Chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Vụ
Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục dạy nghề, Ban lãnh đạo
các Viện, Trường, các cơ sở sản xuất, các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật,
các thầy cô giáo đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện
thuận lợi để hoàn thành bộ giáo trình này.
Bộ giáo trình là cơ sở cho các giáo viên soạn bài giảng để giảng dạy, là tài
liệu nghiên cứu và học tập của học viên học nghề “Đánh bắt hải sản bằng lưới
vây”. Các thông tin trong bộ giáo trình có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết kế
và tổ chức giảng dạy các mô đun một cách hợp lý. Giáo viên có thể vận dụng
cho phù hợp với điều kiện và bối cảnh thực tế trong quá trình dạy học.
Bộ giáo trình chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, Ban chủ nhiệm và
các tác giả mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các
cán bộ kỹ thuật, các đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

Tham gia biên soạn:
1. Đỗ Ngọc Thắng (Chủ biên)
2. Đỗ văn nhuận
3. Lê Văn Hướng
4. Phạm Sĩ Tấn
5. Nguyễn Duy Bân


4


MỤC LỤC
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN: 1
LỜI GIỚI THIỆU 2

MỤC LỤC 4
MÔ ĐUN SỬA CHỮA VÀ BẢO QUẢN LƯỚI VÂY 8
Bài 1: Chuẩn bị 9
A. Nội dung: 9
1. Nhận kế hoạch sửa chữa lưới 9
1.1. Ý nghĩa 9
1.2. Quy trình nhận kế hoạch sửa chữa lưới 9
2. Chuẩn bị vị trí sửa chữa lưới vây 9
2.1. Ý nghĩa 9
2.2. Quy trình chuẩn bị vị trí sửa chữa lưới vây 9
3. Chuẩn bị dụng cụ sửa chữa 11
3.1. Ý nghĩa 11
3.2. Quy trình chuẩn bị dụng cụ sửa chữa 11
4. Chuẩn bị bản vẽ kỹ thuật lưới vây 13
4.1. Bản vẽ kỹ thuật của lưới vây 13
4.2. Quy trình đọc bản vẽ kỹ thuật lưới vây 16
5. Chuẩn bị lưới tấm, dây giềng thay thế 20
5.1. Ý nghĩa 20
5.2. Quy trình chuẩn bị lưới tấm, dây giềng thay thế 22
6. Chuẩn bị phao, chì, phụ tùng thay thế 23
6.1. Ý nghĩa 23
6.2. Quy trình chuẩn bị phao, chì, phụ tùng thay thế 23
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 24
1. Các câu hỏi : 24
2. Các bài thực hành: 24
C. Ghi nhớ 24
Bài 2: Sửa chữa áo lưới 25
A. Nội dung: 25
1. Kiểm tra phát hiện hư hỏng áo lưới vây 25
1.1. Ý nghĩa 25

1.2.Các phương pháp kiểm tra 25
1.3. Quy trình kiểm tra phát hiện hư hỏng áo lưới vây 25
1.4. Những chú ý khi kiểm tra: 26
2. Liệt kê những hư hỏng của áo lưới 26
2.1. Ý nghĩa 26
2.2. Các bước liệt kê những hư hỏng của áo lưới 26
3. Chọn tấm lưới và chỉ vá lưới 27
3.1. Ý nghĩa 27
3.2. Quy trình chọn tấm lưới và chỉ vá lưới 27
4. Sửa chữa hư hỏng của áo lưới 27


5


4.1. Ý nghĩa 27
4.2. Quy trình sửa chữa hư hỏng của áo lưới 27
B. Câu hỏi và bài tập: 33
1. Các câu hỏi : 33
2. Các bài thực hành: 33
C. Ghi nhớ 33
Bài 3: Sửa chữa dây giềng 34
A. Nội dung: 34
1. Kiểm tra dụng cụ sửa chữa, dây giềng và chỉ ghép 34
1.1. Ý nghĩa 34
1.2. Các bước kiểm tra dụng cụ sửa chữa, dây giềng và chỉ ghép 34
2. Liệt kê những dây giềng hư hỏng cần thay thế 35
2.1. Ý nghĩa 35
2.2. Quy trình liệt kê những dây giềng hư hỏng cần thay thế 35
3. Sửa chữa, thay thế những dây giềng hư hỏng 35

3.1. Ý nghĩa 35
3.2. Phương pháp sửa chữa, thay thế những dây giềng hư hỏng 35
3.3. Các bước sửa chữa, thay thế những dây giềng hư hỏng 37
4. Kiểm tra dây giềng sau khi sửa chữa 37
4.1. Ý nghĩa 37
4.2. Quy trình kiểm tra sau khi sửa chữa 37
B. Câu hỏi và bài tập: 38
1. Các câu hỏi: 38
2. Các bài thực hành: 38
C. Ghi nhớ 38
Bài 4: Sửa chữa, thay thế phao chì 39
A. Nội dung: 39
1. Kiểm tra phao chì 39
1.1. Ý nghĩa 39
1.2. Quy trình kiểm tra phao chì 40
2. Liệt kê phao chì hỏng cần thay thế 40
2.1. Ý nghĩa 40
2.2. Quy trình liệt kê phao chì hỏng cần thay thế 40
3. Thay thế phao, chì 41
3.1. Ý nghĩa 41
3.2. Quy trình thay thế phao, chì 41
B. Câu hỏi và bài tập: 43
1. Các câu hỏi: 43
2. Các bài thực hành: 43
C. Ghi nhớ 43
Bài 5: Sửa chữa, thay thế vòng khuyên 44
1. Kiểm tra vòng khuyên 44
1.1. Ý nghĩa 44



6


1.2. Quy trình kiểm tra vòng khuyên 44
2. Liệt kê vòng khuyên hỏng cần thay thế 45
2.1. Ý nghĩa 45
2.2. Quy trình liệt kê vòng khuyên hỏng cần thay thế 45
3. Thay thế vòng khuyên 45
3.1. Ý nghĩa 45
3.2. Quy trình thay thế vòng khuyên 45
B. Câu hỏi và bài tập: 46
1. Các câu hỏi : 46
2. Các bài thực hành: 46
C. Ghi nhớ 46
Bài 6: Kiểm tra sau khi sửa chữa 47
1. Kiểm tra áo lưới 47
1.1. Ý nghĩa 47
1.2. Quy trình kiểm tra áo lưới 47
2. Kiểm tra dây giềng 47
2.1. Ý nghĩa 47
2.2. Quy trình kiểm tra dây giềng 48
3. Kiểm tra phao chì 48
3.1. Ý nghĩa 48
3.2. Quy trình kiểm tra phao chì 48
4. Kiểm tra vòng khuyên 48
4.1. Ý nghĩa 48
4.2. Quy trình kiểm tra vòng khuyên 48
5. Kiểm tra các phụ tùng khác 48
5.1. Ý nghĩa 48
5.2. Quy trình kiểm tra các phụ tùng khác 48

B. Câu hỏi và bài tập: 49
1. Các câu hỏi : 49
2. Các bài thực hành: 49
C. Ghi nhớ 49
Bài 7: Bảo quản lưới vây 50
1. Giặt và phơi khô lưới 50
1.1. Ý nghĩa 50
1.2. Quy trình Giặt và phơi khô lưới 50
2. Xếp lưới 50
2.1. Ý nghĩa 50
2.2. Quy trình xếp lưới 50
2.3. Những chú ý khi xếp lưới 52
B. Câu hỏi và bài tập: 52
1. Các câu hỏi : 52
2. Các bài thực hành: 52
C. Ghi nhớ 52


7


HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 53
I. Vị trí, tính chất của mô đun 53
II. Mục tiêu 53
III. Nội dung chính của mô đun 53
IV. Hướng dẫn đánh giá kết quả học tập 55
V. Tài liệu tham khảo 62
Phụ lục 63
DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, 84
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU 84




8


MÔ ĐUN SỬA CHỮA VÀ BẢO QUẢN LƯỚI VÂY
Mã mô đun: MĐ05
Giới thiệu mô đun:
Mô đun Sửa chữa và bảo quản lưới vây là mô đun chuyên môn nghề,
mang tính tích hợp giữa kiển thức và kỹ năng thực hành sửa chữa và bảo quản
lưới vây. Nội dung mô đun này trình bày khái quát về thực hành sửa chữa và
bảo quản lưới vây đang sử dụng hiện nay. Mô đun được kết cấu qua các bài dạy
tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, chủ yếu là thực hành.
Học xong mô đun này, người học có khả năng đọc được bản vẽ kỹ thuật
lưới vây, liệt kê vật tư sửa chữa lưới vây, chuẩn bị dụng cụ sửa chữa lưới vây,
hiểu được các điều kiện của mặt bằng sửa chữa lưới vây, đồng thời sửa chữa
các bộ phận của lưới vây theo bản vẽ kỹ thuật, kiểm tra lưới vây sau khi sửa
chữa, bảo quản lưới vây.























9


Bài 1: Chuẩn bị
Mã bài: MĐ05-01
Mục tiêu:
- Nhận kế hoạch sửa chữa lưới;
- Chọn được vị trí sửa chữa lưới;
- Chuẩn bị được dụng cụ sửa chữa;
- Liệt kê được vật tư sửa chữa lưới vây;
- Tuân thủ các nguyên tắc, thận trọng, chú ý tới điều kiện môi trường xung
quanh nơi sửa chữa.
A. Nội dung:
1. Nhận kế hoạch sửa chữa lưới
1.1. Ý nghĩa
Việc nhận kế hoạch sửa chữa từ cán bộ tàu giúp cho các thủy thủ nhận biết
được cụ thể công việc sẽ làm khi sửa chữa lưới vây.
1.2. Quy trình nhận kế hoạch sửa chữa lưới
Theo các bước sau:

- Tập trung các thủy thủ
- Nhận phân công nhân lực
- Nhận kế hoạch sửa chữa
2. Chuẩn bị vị trí sửa chữa lưới vây
2.1. Ý nghĩa
Tùy theo công việc sửa chữa lớn hay nhỏ hoặc nhiều hay ít và theo sự
phân công của cán bộ tàu mà thủy thủ sẽ được phân công chuẩn bị vị trí sửa
chữa của lưới vây ở ngoài trời hay ở trong nhà xưởng.
2.2. Quy trình chuẩn bị vị trí sửa chữa lưới vây
2.2.1. Chuẩn bị mặt bằng ngoài trời
- Mặt bằng ngoài trời phải thoả mãn về chiều dài và chiều rộng để có thể
lắp ráp những vàng lưới vây có chiều dài lớn;
- Mặt bằng ngoài trời chỉ thực hiện được khi thời tiết bình thường, không
có mưa, gió lớn, không ảnh hưởng tới sức khoẻ người lao động.



10



Hình 5.1.1. Chuẩn bị mặt bằng ngoài trời
2.2.2. Chuẩn bị mặt bằng trong nhà xưởng
- Mặt bằng trong nhà xưởng phải thoả mãn về diện tích tối thiểu là 30 m
2

đến 60 m
2
để có thể sửa chữa được lưới vây.
- Nền nhà xưởng phải cao ráo, trám xi măng hoặc lát gạch, có độ dốc để

thoát nước.
- Nhà xưởng phải lợp bằng ngói, có cửa sổ thông gió, có hệ thống quạt và
đủ ánh sáng…
- Có diện tích thoả mãn vị trí để sắp xếp các thiết bị và dụng cụ trong nhà
xưởng, đồng thời đáp ứng đủ chỗ làm việc cho người lao động
- Đảm bảo điều kiện làm việc an toàn cho người lao động
- Thuận tiện cho việc vận chuyển vật tư và giao nhận sản phẩm
- Có hệ thống phòng chống cháy nổ theo tiêu chuẩn
- Không gây ô nhiễm môi trường

Hình 5.1.2.Chuẩn bị mặt bằng trong nhà xưởng


11


2.2.3. Sử dụng mặt boong tàu để thi công, sửa chữa ngư cụ.
- Dọn mặt bằng sạch sẽ, bằng phẳng, không có chướng ngại vật, có mái
che mưa, nắng.
- Bố trí nơi thi công ngư cụ, nơi để vật liệu, dụng cụ, đưa dụng cụ cần
dùng vào vị trí làm việc.
- Phân công các vị trí làm việc để thuận tiện theo trình tự hợp lý.
Trường hợp tàu đang hoạt động trên biển khi thi công sửa chữa ngư cụ cần
phải chọn nơi neo đậu an toàn ít bị tác động bởi sóng gió, dòng chảy.


Hình 5.1.3. Chuẩn bị mặt bằng trên tàu
3. Chuẩn bị dụng cụ sửa chữa
3.1. Ý nghĩa
Để tiến hành sửa chữa lưới vây ta cần phải chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ

cần thiết tối thiểu cho số người tham gia sửa chữa và dụng cụ dự phòng khi hư
hỏng, mất mát.
3.2. Quy trình chuẩn bị dụng cụ sửa chữa
3.2.1. Chuẩn bị dụng cụ sửa chữa dây giềng
Dụng cụ sửa chữa dây giềng bao gồm các loại búa gỗ, dao, kéo và dùi gỗ.




Hình 5.1.4. Búa gỗ và dao, kéo
Hình 5.1.5. Dùi gỗ đấu dây thừng


12


3.1.2. Chuẩn bị dụng cụ sửa lưới
Dụng cụ làm lưới thường được chuẩn bị đầy đủ, đa dạng về kích cỡ, đáp
ứng thoả mãn cho các công việc của các bản vẽ thiết kế ngư cụ, đồng thời đảm
bảo đủ cho số người lao động hiện có và dự phòng hư hỏng. Dụng cụ làm lưới
bao gồm: ghim, cữ, dao, kéo, thước đo và cân theo các hình vẽ dưới đây:

Hình 5.1.6. Ghim đan lưới các loại



Hình 5.1.7. Dao, kéo các loại để làm lưới







Hình 5.1.8. Thước đo đường kính và thước đo chiều dài dây



13




Trong quá trình dự trù vật tư để
sửa chữa lưới vây ta cần phải tính toán
đúng và đủ lượng tiêu hao vật tư cần
thiết.


Hình 5.1.9. Cân để cân vật tư
3.1.3. Sắp xếp dụng cụ
Tất cả các dụng cụ làm lưới, làm dây nói trên cần được sắp xếp một cách
có thứ tự, thuận tiện trong quá trình sử dụng và bảo quản. Vì thế mà dụng cụ
phải được đặt trên các kệ gỗ hoặc giá cố định trên tàu hoặc trong nhà xưởng.
4. Chuẩn bị bản vẽ kỹ thuật lưới vây
4.1. Bản vẽ kỹ thuật của lưới vây
Bản vẽ kỹ thuật là các thông tin kỹ thuật được trình bày theo các quy tắc
thống nhất. Trong sản xuất, bản vẽ kỹ thuật được dùng để chế tạo, lắp ráp, sửa
chữa lưới. Bản vẽ kỹ thuật còn giúp cho người sử dụng sản phẩm đúng cách,
hiệu quả.
Bản vẽ kỹ thuật của vàng lưới vây do các kỹ sư hoặc các nhà chuyên môn

thiết kế (vẽ ra). Người thi công căn cứ vào bản vẽ kỹ thuật này để thi công, sửa
chữa vàng lưới vây đúng kích thước, vật liệu, yêu cầu về kỹ thuật
Thông thường một bản vẽ vàng lưới vây có 3 phần chính:
- Bản vẽ khai triển áo lưới:
Thể hiện hình dạng, kích thước các phần áo lưới, vật liệu lưới, màu sắc chỉ
lưới, các loại dây giềng quy cách, hệ số lắp đặt
- Bản vẽ chi tiết:
Bản vẽ chi tiết thể hiện nội dung hướng dẫn quy cách vật tư, thiết bị và kỹ
thuật lắp ráp các bộ phận lưới như lắp ráp dây giềng, lắp ráp phao, chì chi tiết
liên kết đầu lưới dây giềng thiết bị
- Bản vẽ tổng thể:
Bản vẽ tổng thể cho phép người đọc hình dung được hình dạng của vàng lưới
khi đang hoạt động trong nước, liên kết của lưới với tàu trong quá trình khai
thác
Vàng lưới vây hiện nay ở nước ta thường có hai loại sau:


14


- Lưới vây có hai cánh lưới
- Lưới vây có 1 cánh lưới
4.1.1. Bản vẽ kỹ thuật lưới vây có 1 cánh lưới

1.500
PAØ8
260
300
1.654 FP 220x80x50
2 x 65,00 PP8

22 Cu 60d10
Phao xèp
Ch× èng
220
80
50
65
30
10
1.400
PA
210D/15
PA210D/18
30mm
25
21.733
25
25
25
PE380D/6x3 - 40mm
2.200
PE380D/6x3 - 40mm
2.400
38
2 x 430,00 PP10
E = 0,66
3 x 462,00 PP8
E = 0,71
2 x 65,00 PP8
2 x 65,00 PP8

6.000
260
100,00 PP10
1.540 Pb 220g
2 Pb 30Kg
77 Pb 6,5kg
100,00 COMB24
150,00 COMB40
PA 210D/6
4.200
24mm
2.083
4.200
2.083
200
200
21.670
PA210D/9
100,00 COMB 24
PA 210D/6
2.083
24mm
2.083
3.800
3.800
24mm
PA 210D/6
2.083
3.400
3.400

2.083
30mm
PA 210D/6
1.667
3.000
3.000
1.667
2.083
24mm
PA 210D/6
3.800
2.083
PA 210D/6
24mm
3.400
2.083
2.083
3.800
3.400
2.083
24mm
24mm
1.600
2.083
PA
210D/9
30mm
40mm
16.300
PE380D/6x3

38
1.500
PAØ8

Hình 5.1.10. Bản vẽ kỹ thuật của lưới vây có 1 cánh lưới

4.1.2. Bản vẽ kỹ thuật lưới vây có 2 cánh lưới


15


24mm
3.731
3.888
PA
210D/6
24mm
3.731
4.444
PA
210D/6
5.000
PA
210D/6
5.000
6.218
24mm
PA
210D/6

4.444
3.731
24mm
PA
210D/6
3.888
3.371
24mm
2.666
PA
210D/9
20mm
4.477
4.000
25
E = 0,67
2 x 460,00 PA  10(S +Z)
CEM 25kg
CEM 25kg
12 BR 240 + 148BR 180
600,00 PA 
1.840 FP100
12 BR 60
75,00 PA20
PA10
1.200
2.870
2 x60,00 PA 12
2 x60,00 PA 12
E = 0,67

2 x 460,00 PA  12(S +Z)
111
30mm
22.923
PA210D/12
PA210D/12
22.923
30mm
9
3.333
3.731
24mm
PA
210D/6
PA 210D/12-24mm
2.000

6

60

35

240

180

20



100

Hình 5.1.11. Bản vẽ kỹ thuật của lưới vây có 2 cánh lưới

4.1.3. Ý nghĩa các ký hiệu được dùng trong bản vẽ kỹ thuật ngư cụ.


-->

×