Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

bài tập về chất hóa học 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.65 KB, 3 trang )

BÀI 1: CHẤT
Bài 1: Chọn dãy cụm từ đúng trong dãy các cụm từ sau để chỉ dãy các chất :
A. Chất dẻo, thước kẻ, than chì.
B. Ấm nhôm, đồng, dây điện.
C. Bút chì, nước, túi nilon.
D. Muối ăn, kẽm, đường.
Bài 2: Hãy lấy thí dụ về vai trò của hoá học trong các lĩnh vực :
a. đời sống ; c. sản xuất công nghiệp ;
b. sản xuất nông nghiệp ; d. chế biến thực phẩm.
Bài 3: Hỗn hợp nào sau đây có thể tách riêng các chất thành phần bằng cách cho hỗn hợp
vào nước, sau đó khuấy đều và lọc?
A. Bột đá vôi và muối ăn B. Bột than và bột sắt
C. Đường và muối D. Giấm và rượu
Bài 4: Tính chất nào của chất trong số các chất sau đây có thể biết được bằng cách quan sát
trực tiếp mà không phải dùng dụng cụ đo hay làm thí nghiệm?
A. Màu sắc B. Tính tan trong nước
C. Khối lượng riêng D. Nhiệt độ nóng chảy
Bài 5: Dựa vào tính chất nào dưới đây mà ta khẳng định được trong chất lỏng là tinh khiết?
A. Không màu, không mùi B. Không tan trong nước
C. Lọc được qua giấy lọc D. Có nhiệt độ sôi nhất định
Bài 6: Cách hợp lí nhất để tách muối từ nước biển là:
A. Lọc B. Chưng cất
C. Bay hơi D. Để yên để muối lắng xuống gạn đi
Bài 7: Rượu etylic( cồn) sôi ở 78,3
0
nước sôi ở 100
0
C. Muốn tách rượu ra khỏi hỗn hợp
nước có thể dùng cách nào trong số các cách cho dưới đây?
A. Lọc B. Bay hơi
C. Chưng cất ở nhiệt độ khoảng 80


0
D. Không tách được
Bài 8: Trong số các câu sau, câu nào đúng nhất khi nói về khoa học hóa học?
A. Hóa học là khoa học nghiên cứu tính chất vật lí của chất
B. Hóa học là khoa học nghiên cứu tính chất hóa học của chất
C. Hóa học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi và ứng dụng của chúng
D. Hóa học là khoa học nghiên cứu tính chất và ứng dụng của chất
Bài 9: Những chất nào trong dãy những chất dưới đây chỉ chứa những chất tinh khiết?
A. Nước biển, đường kính, muối ăn
B. Nước sông, nước đá, nước chanh
C. Vòng bạc, nước cất, đường kính
D. Khí tự nhiên, gang, dầu hoả
Bài 10: Trong cuộc sống xung quanh, vật thể được tạo nên từ các chất như kim loại, gỗ, thuỷ
tinh, chất dẻo, giấy,
Hãy lấy thí dụ vật thể tạo nên từ các chất trên.
Bài 11: Trong các ý sau, từ nào chỉ vật thể, từ nào chỉ chất:
a. Dây điện bằng đồng hoặc nhôm
b. Lưỡi dao bằng sắt, cán dao bằng nhựa
c. Xe đạp được chế tạo từ sắt, nhôm, cao su
d. Nước biển gồm nước, muối và một số chất khác
Bài 12: Hãy cho thí dụ về:
a. Một vật thể được tạo ra bởi nhiều chất.
b. Một chất được dùng để tạo ra nhiều vật thể.
Bài 13: Các vật thể sau có thể được làm bằng những chất nào( ứng với mỗi vật thể, hãy nêu hai
chất):
a. Cái chai b. cái chìa khóa c. ấm đun nước
Bài 14: Các chất sau được dùng để chế tạo ra những vật thể nào:
a. Sắt b. Nhôm c. Đồng d. Thủy tinh e. Chất dẻo(nhựa)
Ứng với mỗi chất, hãy cho 3 ví dụ.
Bài 15: Hãy viết chữ “Đ” cho câu đúng và “S” cho câu sai :

Một trong các tính chất của chất là :
A. hình dạng
B. nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi
C. màu sắc
D. kích thước
E. tính tan
Bài 16: Căn cứ vào tính chất nào mà:
a. Đồng, nhôm được dùng làm ruột day điện , còn cao su được dùng làm vỏ dây điện?
b. Bạc dùng để tráng gương?
c. Nhôm được dùng làm soong nồi?
d. Than được dùng để đốt lò?
Bài 17: Thay vì phải dùng nồi đất nồi đồng để đun nấu như ngày xưa, giờ người ta dùng nồi
nhôm. Phải chăng nồi nhôm có ưu điểm hơn?
Bài 18: Để xác định tính chất của một chất, người ta dùng các phương pháp thích hợp. Hãy ghép
những phương pháp ở cột II sao cho phù hợp với tính chất của chất cần xác định ở cột I.
Tính chất của chất (I) Phương pháp xác định (II)
A. Màu sắc 1. Cân
B. Khối lượng riêng 2. Đo thể tích
C. Nhiệt độ nóng chảy,
nhiệt độ sôi
3. Làm thí nghiệm
D. Tính chất hoá học 4. Quan sát
5. Dùng ampe kế
6. Dùng nhiệt kế
Bài 19: Nước muối bão hoà được dùng làm chất “tải lạnh” trong sản xuất nước đá. Người ta
ngâm các khay đựng nước sạch trong bể đựng nước muối bão hoà rồi làm lạnh nước muối bão
hoà, nước trong khay sẽ chuyển thành nước đá, còn nước muối thì không. Hãy giải thích.
Bài 20: Hãy chọn câu đúng trong các câu sau : Ở áp suất khí quyển :
A. Nước cất sôi ở 100
o

C.
B. Nước muối có nhiệt độ sôi nhỏ hơn 100
o
C.
C. Nước đường đông đặc ở nhiệt độ lớn hơn 0
o
C.
D. Nước cất đông đặc ở nhiệt độ nhỏ hơn 0
o
C.
Bài 21: Có hai cốc đựng 2 chất lỏng trong suốt : nước cất và nước muối. Hãy nêu 5 cách
khác nhau để phân biệt 2 cốc đựng 2 chất lỏng trên
Bài 22: Trong các chất dưới đây, hãy xếp riêng một bên là chất tinh khiết, một bên là hỗn
hợp.
Sữa đậu nành, xenlulozơ, sắt, nhôm, axit, nước biển, nước muối, khí oxi, đồng, không khí, nước
tự nhiên, hơi nước, đường.
Bài 23:
a. Vì sao nói không khí và nước chanh là những hỗn hợp? Có thể thay đổi độ chua của nước
chanh bằng cách nào?
b. Người ta trộn rất cẩn thận bột sắt và bột lưu huỳnh rất mịn, thu được một loại bột màu đen. Có
thể xem bột đó là hỗn hợp không?
Bài 24:
Rượu để uống là một chất hay hỗn hợp? Vì sao?

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×