Tải bản đầy đủ (.docx) (55 trang)

Nghiên cứu tính đa dạng cây thuốc trong thảm thực vật thứ sinh phục hồi tự nhiên tại xã Thượng Cửu, Thanh Sơn, Phú Thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (480.05 KB, 55 trang )

Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2
ĐẶNG VIỆT CƯỜNG
NGHIÊN CỬU TÍNH ĐA DẠNG CẦY THUÓC TRONG
THẢM THỰC VẬT THỬ SINH PHỤC HÒI Tự NHIÊN • •
• • TẠI XÃ THƯỢNG CỬU, THANH SƠN, PHÚ THỌ
Chuyên ngành: Sinh thái học
Mã số: 60 42 01 20
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Đồng Tấn
HÀ NỘI, 2013 MỒ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thực vật với vai trò không chỉ là lá phổi xanh khổng lồ điều hoà khí hậu, là khâu
quan trọng trong chu trình tuần hoàn vật chất của tự nhiên, thảm thực vật rừng còn là
nguồn tài nguyên vô giá cung cấp nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp (gỗ, giấy,
1
dệt ), là thức ăn cho động vật nói chung, đặc biệt là nguồn dược liệu quý giá đối với
việc chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ của con người. Vì vậy, việc nghiên cứu đa dạng và
bảo tồn thực vật nhằm phục vụ yêu cầu xây dựng, quy hoạch, phát triển kinh tế, bảo vệ
nguồn gen, bảo vệ môi trường đã trỏ' thành một nhiệm vụ chiến lược nhu cầu cấp thiết
trên toàn thế giới. Và nguồn dược liệu từ thực vật ngày càng được ưa chuộng sử dụng do
tính chất ưu việt của nó như an toàn, ít tác dụng phụ, việc sử dụng tương đối dễ dàng,
chính điều này thúc đẩy mạnh hướng nghiên cứu về chúng.
Việt Nam nằm trong vành đai nội chí tuyến, lãnh thố trải dài trên nhiều vĩ độ, địa
hình phức tạp kết hợp với kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa tạo nên sự đa dạng về thiên
nhiên, cho nên hệ thực vật rất phong phú và được coi là một trong những trung tâm đa
dạng sinh vật có tính đa dạng sinh học cao trên thế giới với nhiều loài có giá trị khoa
học và kinh tế cao, loài đặc hữu, nhiều nguồn gen quỷ hiếm. Theo các tài liệu đã công
bố, Việt Nam có khoảng 17.000 loài thực vật, trong đó ngành Tảo có 2.200 loài, ngành
Rêu 480 loài, ngành Quyết lá thông 1 loài, ngành Thông đất 55 loài, ngành cỏ tháp bút 2
loài, ngành Dương xỉ 700 loài, ngành Hạt trần 70 loài và ngành Hạt kín 13.000 loài,
trong đó các loài thực vật đã cung cấp một nguồn dược liệu vô cùng quý giá. Tuy nhiên,


một thực trạng đáng lo ngại là việc khai thác sử dụng không hợp lý dẫn đến suy thoái
cạn kiệt nhanh chóng vốn tài nguyên ấy và sẽ cạn kiệt hoàn toàn nếu không có các biện
pháp hợp lý được đưa ra.
Huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ là một trong số những vùng được thiên nhiên ưu ái
ban tặng hệ thực vật phong phú, đa dạng. Trong đó nhiều loài đă và đang được sử dụng
làm thuốc ở các mức độ khác nhau, nhưng cho đến nay vẫn chưa có công trình nào
nghiên cứu một cách hệ thống về tài nguyên cây thuốc ở nơi đây. Xuất phát từ thực tế
nêu trên, chúng tôi đã chọn đề tài: “Nghiên cứu tỉnh đa dạng cây thuôc trong thảm thực
vật thử sinh phục hồi tự nhiên tại xã Thượng Cửu, Thanh
Sơn, Phủ Thọ”.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học: Góp phần bổ sung dẫn liệu khoa học về nguồn gen cây thuốc
trong các hệ sinh thái rừng tại xã Thượng Cửu, Thanh Sơn, Phú Thọ.
2
- Ý nghĩa thực tiễn: Ket quả của đề tài là cơ sở khoa học phục vụ cho việc quy
hoạch khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên cây thuốc tại xã Thượng
Cửu, Thanh Sơn, Phú Thọ.
2. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá hiện trạng và tiềm năng của nguồn tài nguyên cây thuốc làm cơ sở khoa
học cho việc khai thác, bảo vệ và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thực vật phục vụ
cho phát triển kinh tế - xã hội tại xã Thượng Cửu, Thanh Sơn, Phú Thọ.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu tính đa dạng loài cây thuốc trong các kiểu thảm thực vật thứ sinh
phục hồi tự nhiên tại xã Thượng Cửu, Thanh Sơn, Phú Thọ.
- Nghiên cứu đánh giá tiềm năng cây thuốc trong các kiểu thảm thực vật thứ sinh
phục hồi tự nhiên ở xã Thượng Cửu, Thanh Sơn, Phú Thọ.
- Nghiên cứu các nhân tố tác động đến sự suy thoái nguồn tài nguyên cây thuốc.
- Đe xuất giải pháp bảo vệ và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên cây thuốc.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Các loài cây có giá trị làm thuốc trong các kiểu thảm thực vật thứ

sinh phục hồi tự nhiên ở xã Thượng Cửu, Thanh Sơn, Phú Thọ.
- Phạm vi nghiên cứu: Tại xă Thượng Cửu, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đe nghiên cứu tính đa dạng cây thuốc trong thảm thực vật thứ sinh phục hồi tự
nhiên tại khu vực nghiên cứu, chúng tôi sử dụng các phương pháp phổ biến đã và đang
được áp dụng hiện nay theo cuốn Thực vật học dân tộc của Gary J. Martin (2002) và
Nguyễn Nghĩa Thìn (2007) [25,32]. Các bước tiến hành cụ thể như sau:
Phương pháp kế thừa: Ke thừa các kết quả về thông tin, số liệu và những tư liệu,
kết quả liên quan đến đề tài mà các công trình nghiên cứu đã công bố.
Phương pháp nghiên cứu tham dự (PRA, RRA): Thu hút sự tham gia của cộng
đồng những người có sự hiếu biết thấu đáo tường tận về y học dân tộc mà họ đã trải
nhiều đời chung sống với nó. Vì đây là những người giữ gìn nguồn gen bản địa, họ có
cả kho tàng rất phong phú về kiến thức truyền thống về cây thuốc mà đề tài cần nghiên
3
cứu khai thác (Việc nhân giống, kinh nghiệm chăm sóc, chống đỡ thiên tai, dịch bệnh,
khai thác, sử dụng sản phẩm của cây thuốc). Đồng thời họ là những người sẽ nhận
chuyển giao sản phẩm (Cây bảo tồn), kỹ thuật và sẽ đem công sức vào việc phát triển
cây thuốc sau này với mục tiêu phát triên kinh tế gia đình và giữ gìn một loài cây quí tại
địa phương.
Điều tra, thống kê, phân tích: Đánh giá thực trạng tình hình kinh tế - xã hội tác
động diễn biến sự phát triển cây thuốc ở nơi nghiên cứu.
Điều tra thực địa: Được thực hiện trong các chuyến đi thực địa nhằm thu thập các
dữ liệu về phân loại (Thu thập mẫu vật, chụp ảnh, quan sát và ghi chép các đặc điếm
của mẫu ở trạng thái tươi, và các đặc điểm khác); thu thập số liệu về đa dạng sinh học
(Số lượng, chất lượng, diễn biến về số lượng và chất lượng), tình trạng suy thoái trong
những vùng tiểu sinh thái cụ thể của các loài ở nơi nghiẽn cứu; phỏng vấn người dân về
thực trạng sử dụng cây thuốc tại địa phương.
Phân tích và xử lý số liệu: Được tiến hành trong phòng thí nghiệm, nhằm xây
dựng danh lục các loài, đánh giá về sự đa dạng, giá trị tài nguyên,
Đe tra cứu nhận biết các họ, chúng tôi căn cứ vào cẩm nang tra cứu và nhận biết

các họ thực vật Hạt kín ở Việt Nam của Nguyễn Tiến Bân (1997) [1] và cẩm nang
nghiên cứu đa dạng sinh vật của Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) [31].
Đe xác định tên khoa học các loài, chúng tôi căn cứ vào Cây cỏ Việt Nam của
Phạm Hoàng Hộ (1999-2001) [21]. Nếu vẫn còn nghi ngờ kết quả, chúng tôi tiến hành
thu mẫu để tham khảo ý kiến của các chuyên gia phân loại.
Đe chỉnh lý tên khoa học, chúng tôi căn cứ vào Danh lục các loài thực vật Việt
Nam do Nguyễn Tiến Bân làm chủ biên (2003, 2005) [2,3].
Đe đánh giá về giá trị tài nguyên (Giá trị khoa học và giá trị sử dụng), chúng tôi
căn cứ vào kết quả điều tra thực địa, thông tin phỏng vấn từ người dân trong vùng
nghiên cứu và các tài liệu Danh lục đỏ Việt Nam (2007) [8] và Sách đỏ Việt Nam (2007)
[9], Từ điển cây thuốc Việt Nam (1997) [12],
6. Điểm mới của đề tài
Góp phần bổ sung dẫn liệu khoa học về cây thuốc trong các
4
hệ sinh thái rừng tự nhiên tại xã Thượng Cửu, Thanh Sơn,
Phú Thọ.
NỘI DUNG CHƯƠNG 1. TÒNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.Nghiên cứu tài nguyên cây thuốc trên thế giới
Cách đây nhiều thập kỉ trước việc nghiên cứu thực vật trên thế giới đã được tiến
hành. Hầu hết các quốc gia đã biên soạn các chuyên khảo về cây thuốc trên quy mô toàn
quốc hoặc vùng lãnh thố. Nhiều công trình nghiên cứu cây thuốc của các nước được sử
dụng rộng rãi và có giá trị khoa học thực tiễn lớn. Điều tra, đánh giá nguồn tài nguyên
cây thuốc được coi là nhiệm vụ trọng tâm của tất cả các quốc gia [10].
Lịch sử nghiên cứu cây thuốc và vị thuốc đã xuất hiện cách đây hàng nghìn năm.
Nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới (Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Ân Độ,
Ai Cập, Hy Lạp, ) đã chú ý sử dụng cây thuốc trong phòng và chữa bệnh, đặc biệt phát
triển rộng rãi ở các nước phương Đông.
Cho đến nay, nhiều tài liệu quỷ ghi chép kinh nghiệm sử dụng của con người vẫn
còn lưu truyền tại Trung Quốc - quốc gia có truyền thống lâu đời trong việc sử dụng cây
cỏ trị bệnh. Trong tập “Thần nông bản thảo” có chỉ rõ khoảng 5.000 năm trước đây

người Trung Hoa cổ đại đã sử dụng 365 vị thuốc và cây thuốc đế phòng và chữa bệnh.
Vào thời nhà Hán (năm 168 trước công nguyên) trong cuốn sách “Thủ hậu cấp phương”,
tác giả đã thống kê 52 đơn thuốc trị bệnh từ các loài cây cỏ. Tới giữa thế kỷ XVI, Lý
Thời Trân thống kê 1.200 vị thuốc trong tập “Bản thảo mục cương” [17].
Năm 384-322 trước công nguyên, Aristote người Hy Lạp đã ghi chép và lưu giữ
sớm nhất về kiến thức cây cỏ ở nước này. Sau đó, năm 340 trước công nguyên
Theophraste với tác phẩm "Lịch sử thực vật" đã giới thiệu gần 480 loài cây cỏ và công
dụng của chúng. Tuy công trình của ông mới chỉ dừng lại ở mức mô tả, thống kê, song
nó mở đầu cho một giai đoạn tìm tòi, nghiên cứu sâu về lĩnh vực này [15].
Năm 79-24 trước công nguyên, nhà tự nhiên học người La Mă Plinus soạn thảo bộ
sách "Vạn vật học" gồm 37 tập giới thiệu 1.000 loài cây có ích [15].
Các nhà thực vật người Pháp được coi là những người đầu tiên của châu Âu nghiên
cứu về thực vật Đông Nam Á. Năm 1952, tác giả người Pháp A.Pétélot có công trình
5
"Les phantes de médicinales du Cambodye, du Laos et du Vietnam" gồm 4 tập nghiên
cứu về cây thuốc và sản phẩm làm thuốc từ thực vật ở Đông Dương [42].
Theo một hướng khác, nghiên cứu cây thuốc trên thế giới tập trung theo các mục
đích cụ thể. Nhiều công trình theo hướng này đã được công bố trong những năm gần
đây: Các cây chữa ung thư, các cây thuốc chữa bệnh tiểu đường, [26]. Tài nguyên cây
cỏ là đối tượng sàng lọc đế tìm các thuốc mới. Viện Ung thư quốc gia Mỹ đã đầu tư
nhiều tiền bạc để sàng lọc đến 35.000 trong số trên 250.000 loài cây cở trên khắp thế
giới để tìm thuốc chữa ung thư. Theo nguồn dữ liệu NAPRALERT, đến năm 1985 đã có
khoảng 3.500 cấu trúc hóa học mới có nguồn gốc từ thiên nhiên được phát hiện, trong đó
có 2.618 từ thực vật bậc cao, 512 từ thực vật bậc thấp và 372 từ các nguồn khác. Rõ
ràng là nguồn tài nguyên cây cỏ và tri thức sử dụng chúng để làm thuốc còn là một kho
tàng khổng lồ, trong đó phần đã khám phá còn quá ít ỏi [28].
Trải qua hàng nghìn năm, một số lượng lớn các loài thực vật bậc cao đã và đang
được con người sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Theo UNESCO năm 1992 thì ở
các vùng nông thôn của các nước đang phát triển, các sản phấm làm lương thực - thực
phẩm có nguồn gốc thực vật chiếm tỷ lệ 90-93%. Người ta ước tính có khoảng 35.000-

70.000 loài thực vật đã và đang được con người sử dụng vào mục đích chữa bệnh. Tại
Trung Quốc, trong tổng số 35.000 loài thực vật có tới 5.000 loài dùng làm dược liệu
trong y học cổ truyền, 80% bài thuốc cổ truyền có sử dụng các loài thực vật bậc cao. Sử
dụng thực vật làm thuốc khá phổ biến ở các nước châu Á như Hồng Kông, Hàn Quốc,
Inđônêxia, Malaixia cũng như Ãn Độ, Pakistan, Bangladesh, SriLanka và Nê Pan
(Husain, 1991). Tại Nhật Bản, có đến 42,7% dân số sử dụng thuốc cổ truyền trong các
hoạt động chữa bệnh với tổng giá trị của y học cổ truyền là 150 triệu USD/năm (1983).
Tại Ấn Độ, có 400 loài trong tổng số 7.500 loài cây thuốc thường xuyên được sử dụng
với lượng lớn ở các xưởng sản xuất thuốc nhỏ và khoảng 540 loài cây thuốc thường
được sừ dụng ở các bài thuốc khác nhau trong hệ thống y học Ayurveda, Unani và
Siddha. Xuất nhập khấu cây thuốc của Ân Độ tăng 3 lần, trong thập niên 90 của thế kỷ
XX; doanh thu từ hoạt động buôn bán dược thảo trong nước và xuất khẩu đạt 1 tỷ
USD/năm [41].
6
Như vậy, cùng với sự hình thành và phát triển của nhân loại quá trình nghiên cứu
dược liệu cũng ngày càng phát triển từ việc mô tả, thống kê và chỉ ra công dụng của
chúng, cho đến chỉ ra được cơ sở khoa học để chứng minh thành phần hoá học của
chúng có tồn tại trong đó và tham gia vào việc chữa bệnh như thế nào. Dược liệu đóng
vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người.
1.2.Nghiên cứu tài nguyên cây thuốc ở Việt Nam
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, do sự khác biệt lớn về khí
hậu từ vùng gần xích đạo tới giáp vùng cận nhiệt đới, cùng với sự đa dạng về địa hình
đã tạo nên sự đa dạng về thiên nhiên, cho nên hệ thực vật rất phong phú và được coi là
một trong những trung tâm đa dạng sinh vật có tính đa dạng sinh học cao trên thế giới
với nhiều loài có giá trị khoa học và kinh tế cao, loài đặc hữu, nhiều nguồn gen quý
hiếm. Chính điều này tạo nên một kho tàng về dược liệu cho chúng ta.
Chính nhờ sự phong phú ấy ngay từ thửa sơ khai tố tiên người Việt cổ đã biết tích
lũy kinh nghiệm sau những lần hái lượm về công dụng cũng như tác hại của các loài
thực vật từ đó sử dụng trong đời sống. Từ nền văn minh Văn Lang, Đại Việt những y lý
và y thuật dựa trên nền tảng của sự kết hợp lý luận y học Phương Đông (Đông y) với các

kinh nghiệm chữa bệnh của cộng đồng gồm 54 dân tộc Việt Nam, cùng với kinh nghiệm
sử dụng các nguồn dược liệu phong phú của đất nước trong vùng nhiệt đới tạo thành một
nền y học truyền thống.
Nen y học cổ truyền Việt Nam phát triển gắn liền với tên tuổi và sự nghiệp của các
danh y nổi tiếng mỗi thời đại như: Đời nhà Lý có nhà sư Nguyễn Minh Không; đời nhà
Trần có Phạm Ngũ Lăo, Phạm Công Bân, Tuệ Tĩnh với các bộ sách “Nam dược thần
hiệu”, “Tuệ Tĩnh y thư”, Thời Lê Dụ Tông có Hải Thượng Lãn Ông với cuốn “Lăn
Ồng tâm lĩnh”, ông được nhân dân mệnh danh là ông tổ của nghề thuốc Việt Nam [33].
Sau cách mạng tháng 8-1945, y dược học cô truyên đạt được những thành tựu to
lớn. Dưới sự lãnh đạo của Bộ Y tế cùng với sự phát triển của y học hiện đại, sức khoẻ
của người dân được quan tâm và chăm lo chu đáo hơn. Việc nghiên cứu cây thuốc ở
nước ta được quan tâm nhiều, có nhiều tác giả đi sâu nghiên cứu, tìm tòi và phát hiện
thêm nhiều loài cây thuốc mới.
7
Đỗ Tất Lợi (1957) cho xuất bản cuốn “Dược liệu học và các vị thuốc Việt Nam”
gồm 3 tập, năm 1962-1965 tiếp tục xuất bản cuốn “Những cây thuốc và vị thuốc Việt
Nam” gồm 6 tập [33]. Đây là những bộ sách có giá trị lớn về khoa học và thực tiễn, kết
hợp giữa khoa học dân gian với khoa học hiện đại.
Năm 1980, Đỗ Huy Bích, Bùi Xuân Chương đã giới thiệu 519 loài cây thuốc, trong
đó có 150 loài mới phát hiện trong “Sổ tay cây thuốc Việt Nam”. Viện Dược liệu (Bộ Y
tế) cùng với hệ thống trạm nghiên cứu dược liệu, điều tra ở 2.795 xã, phường, thuộc 351
huyện, thị xã của 47 tỉnh, thành phố trong cả nước đă có những đóng góp đáng kế trong
các điều tra sưu tầm nguồn tài nguyên cây thuốc và kinh nghiệm sử dụng cây thuốc
trong y học cổ truyền dân gian. Ket quả được đúc kết trong “Danh lục cây thuốc miền
Bắc Việt Nam”, “Danh lục cây thuốc Việt Nam”, tập “Atlas (bản đồ) cây thuốc”. Võ
Văn Chi (1976), trong luận án Phó tiến sĩ khoa học của mình ông đã thống kê 1.360 loài
cây thuốc thuộc 192 họ trong ngành Hạt kín miền Bắc. Đen năm 1991, trong một báo
cáo tham gia hội thảo quốc gia về cây thuốc lần thứ hai tố chức tại thành phố Hồ Chí
Minh, tác giả đã giới thiệu một danh sách các loài cây thuốc Việt Nam có 2.280 loài cây
thuốc bậc cao có mạch, thuộc 254 họ trong 8 ngành. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu

của mình và các tài liệu đă công bố, năm 1997 ông đã biên soạn và xuất bản “Từ điển
cây thuốc Việt Nam”. Có thể nói tài liệu này đã giới thiệu một số lượng loài cây thuốc
lớn nhất và đầy đủ nhất của nước ta cho tới nay, [29].
Trần Đình Lý (1995) đã xuất bản "1900 loài cây có ích" cho biết trong số các loài
thực vật bậc cao có mạch đã biết ở Việt Nam, có 76 loài cho nhựa thơm, 160 loài có tinh
dầu, 260 loài cho dầu béo, 600 loài chứa tanin, 50 loài cây gỗ có giá trị, 40 loài tre nứa,
40 loài song mây [24].
Lương y lão thành, thầy thuốc ưu tú Lê Trần Đức với tác phẩm "Cây thuốc Việt
Nam" (1995) đã mô tả hơn 830 loài cây thuốc và giới thiệu cách trồng, hái, chế biến, trị
bệnh ban đầu [20].
Trần Văn ơn (2003), trong luận án Tiến sĩ Dược học "Góp phần nghiên cứu bảo tồn
cây thuốc ở Vườn Quốc gia Ba Vì", ông đã điều tra được 503 loài cây thuốc được người
Dao sử dụng thuộc 321 chi, 11 8 họ của 5 ngành thực vật [27].
8
Lưu Đàm Cư, Trương Anh Thư, Hà Tuấn Anh (2005), đã điều tra việc sử dụng cây
thuốc hoang dại của người H'Mông ở xã SaPả (huyện SaPa, tỉnh Lào Cai) cho thấy, họ
thường xuyên thu hái và sử dụng 251 loài cây thuốc thuộc 148 chi, 72 họ để điều trị 86
chứng bệnh của 21 nhóm bệnh. Trong đó, các nhóm bệnh sử dụng nhiều loài cây thuốc
để điều trị gồm: bệnh về tiêu hóa (18 loài), các bệnh phụ nữ (18 loài), các bệnh tiết niệu
(15 loài), các bệnh cơ - xương (12 loài), Các tác giả còn xác nhận có 38 loài được ghi
trong Sách đỏ Việt Nam [19].
Lê Ngọc Công, Bùi Thị Dậu, Đinh Thị Phượng (2007), nghiên cứu sự đa dạng các
loài cây có ích ở Phú Lương (Thái Nguyên), trong đó nhóm cây làm thuốc có 296 loài,
90 họ thuộc 4 ngành thực vật bậc cao cỏ mạch [16].
Những năm gần đây, rất nhiều công trình mới nghiên cứu về cây thuốc và được đúc
rút thành những cuốn sách có giá trị. Cuốn "Cây thuốc, bài thuốc và biệt dược" của các
tác giả Phạm Thiệp, Lê Văn Thuần và Bùi Xuân Chương, xuất bản năm 2000, đề cập đến
327 cây thuốc thường dùng trong thực tế cùng với các bài thuốc kèm theo được sử dụng
[30]. Cuốn "Nghiên cứu thuốc từ thảo dược" Viện Dược liệu, năm 2006 [7]. Cùng năm,
cuốn "Cây có vị thuốc ở Việt Nam" của Phạm Hoàng Hộ đã góp phần quan trọng cho

việc điều tra về y dược thiên nhiên và y dược dân tộc của nước ta. Tào Duy cần và Trần
Sỹ Viên (2007) đã thống kê trên 500 vị thuốc Nam - Bắc thường dùng với hàng chục
ngàn bài thuốc trong cuốn "Cây thuốc, vị thuốc, bài thuốc Việt Nam" [4].
Bên cạnh những công trình nêu trên là các bài báo, sách chuyên khảo, các hội thảo
trong nước và quốc tế, nhiều công trình khác điều tra thành phần loài và kinh nghiệm sử
dụng cây thuốc của các dân tộc thiểu số ở nước ta đã được tiến hành trong những năm
vừa qua. Trong thời gian 1994-2005, phòng thực vật dân tộc học thuộc Viện Sinh thái và
Tài nguyên sinh vật đã triến khai nghiên cứu tại các cộng đồng dân tộc người H’Mông,
Dao, Tu Dí, Mường, Thái, Khơ Mú, Tày, Nùng, Hoa tại các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Sơn
La, Hòa Bình, Hà Giang [18].
Cùng với sự ra đời của các công trình nghiên cứu, nhiều tổ chức về y học dân tộc
được thành lập: Hội Đông y Việt Nam, Viện nghiên cứu Đông y Các tổ chức này đă
thành công trong việc điều tra, sưu tầm dược liệu: Sưu tầm được 1.863 loài cây thuốc
9
thuộc 238 họ thực vật, thu thập 8.000 tiêu bản của 1.296 loài [11].
Các công trình nói trên đều có một hướng nghiên cứu chung là mô tả các loài, nêu
thành phần hoá học, đặc biệt nói đến công dụng, cách chế biến và liều lượng. Nhờ đó
giúp cho người sử dụng có thêm hiểu biết cơ bản về loại dược liệu mình sử dụng, có độ
tin cậy cao. Tuy nhiên, hầu hết các tác giả chưa quan tâm chú ý đến việc mô tả từng loài
cây thuốc, nơi sống của chúng.
1.3. Những nghiên cứu tài nguyên cây thuốc trong các thảm thực vật ở xã
Thượng Cửu, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ
Các công trình nghiên cứu về cây thuốc trong các thảm thực vật xã Thượng Cửu,
huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ còn rất ít.
Tại đây đồng bào các dân tộc (Mường, Dao, ) ở xă Thượng Cửu từ lâu đời đã có
tập quán sử dụng thực vật để làm thuốc chữa bệnh. Do thói quen, điều kiện sống nên ít
được tiếp cận và sử dụng thuốc Tây, từ lẽ đó ngày càng có nhiều người sử dụng thực vật
để làm thuốc, chính vì vậy mà ở mỗi xóm đều có các ông lang, bà mế hành nghề cắt
thuốc trị các bệnh thông thường cho đến ngày nay. Các cây thuốc thường được sử dụng
để chữa các bệnh gồm: Bố máu, gan, thận, phụ nữ sau sinh,

Nhìn chung, nguồn dược liệu ở đây phong phú và đa dạng, có nhiều loài cây thuốc
quý hiếm được ghi trong Sách đỏ, tuy nhiên hiện tượng thu hái thực vật về làm thuốc là
thói quen trong nhân dân, lên rừng lấy về sử dụng mà không có kế hoạch trồng thêm hay
gìn giữ cho sau này, hiện tượng một bộ phận người dân thu hái cây thuốc về sơ chế và
đem bán cho thương lái diễn ra khá phố biến. Bên cạnh đó, thì những nghiên cứu chi tiết
nguồn tài nguyên thực vật (đặc biệt là nguồn tài nguyên cây thuốc) ở đây chưa được
quan tâm hoặc chưa có điều kiện triển khai. Vì vậy, cần có những nghiên cứu làm cơ sở
cho việc đề xuất các biện pháp nhằm bảo tồn và phát triển nguồn dược liệu quan trọng
này ở địa phương.
CHƯƠNG 2. ĐÓI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG, THỜI GIAN VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu
2.1.Đối tượng nghiên cứu
Các loài cây có giá trị làm thuốc trong các kiếu thảm thực vật thứ sinh phục hồi tự
1
0
nhiên ở xã Thượng Cửu, Thanh Sơn, Phú Thọ.
2.2.Phạm vi nghiên cứu
2.2.1. Vị trí địa lý [37].
Thượng Cửu là xã miền núi nằm cách trung tâm huyện Thanh Sơn 35 km về phía
Nam của huyện. Phía Bắc giáp xã Khả Cửu huyện Thanh Sơn, phía Đông giáp xã Tân
Lập huyện Thanh Sơn, phía Tây giáp Đông Cửu huyện Thanh Sơn, phía Nam giáp tỉnh
Hòa Bình. Độ cao trung bình là 400 m, mức độ chia cắt của địa hình sâu tạo nên nhiều
sườn đứng, khe sâu, độ dốc thường trên 30°, đặc biệt có khu vực lên đến 45°-50°. Tuyến
đường bộ mang tính chất độc đạo, không thông với các huyện tỉnh khác, chỉ có tuyến
đường nhựa dài 5 km, còn hệ thống giao thông giữa các khu, xóm trong xã còn rất khó
khăn do địa hình chia cắt bởi nhiều núi cao, suối, lạch. Vì vậy, việc trao đổi hàng hóa,
nâng cao dân trí và giao lưu văn hóa gặp nhiều khó khăn, hạn chế việc phát triển kinh tế
- xã hội.
2.2.2. Đất đai yà khoáng sản [37].
Xã Thượng Cửu có diện tích tự nhiên tương đối lớn với tổng diện tích tự nhiên

toàn xã là 7.235,75 ha. Trong đó, diện tích đất lâm nghiệp với 5.255,2 ha (chiếm 72,63%
tổng diện tích), đất rừng phòng hộ là 4.192,40 ha, đất rừng sản xuất là 1.062,80 ha. Tuy
nhiên, diện tích đất nông nghiệp chiếm tỉ lệ ít, khoảng 111,19 ha (chiếm 1,54% tống
diện tích), nên việc thực hiện an ninh lương thực tại chỗ gặp không ít khó khăn. Ngoài
ra, diện tích đất hoang hóa, chưa sử dụng hiện nay còn khá lớn khoảng 1.748,46 ha
(chiếm 24,16% tổng diện tích).
- Đất đai tại xã Thượng Cửu được chia làm 02 loại chính:
Đất Fearalit đỏ vàng: Phát triển trên GnaixenPecmatit, tập trung ở các gò đồi trên
địa bàn toàn xã, loại đất này chiếm khoảng 75% diện tích tự nhiên của xã, đất có chất
lượng trung bình, thành phần cơ giới trung bình, độ dày tầng đất từ 40-80 cm, loại đất
này thích hợp với trồng rừng, trồng cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả.
Đất dổc tụ và đất lầy: Được tích tụ lâu dài từ các loại đất trên đồi do quá trình rửa
trôi xuống các khe xen kẽ giữa các quả đồi, loại đất này có thành phần cơ giới, chất dinh
dưỡng trong đất ở mức trung bình, thích hợp trồng các loại cây ngắn ngày, cây lương
1
1
thực.
Có thế nói, Thượng Cửu có nhiều loại đất rất phù hợp với sản xuất nông lâm
nghiệp, nhất là với cây lâm nghiệp, cây công nghiệp và cây dược liệu.
- Khoáng sản: Trên địa bàn xã hiện có 05 mỏ sắt thuộc xóm Vì và xóm Mu, hiện
đang khai thác (Do một số công ty Gang thép CNVN, Thăng Long, Tân Liên
Thành).
2.2.3. Khí hậu thuỷ văn [37].
- Thượng Cửu mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm chia thành
hai mùa rõ rệt. Mùa hè trùng với gió Đông Nam từ tháng 4 đến tháng 10 (nhiệt
độ trung bình từ 22-23,2°c, trung bình tối cao là 28,4
()
c, tối thấp là 16,1
W
C), trời

nắng gắt, lượng mưa cao, cường độ mạnh, đôi khi có những đợt lốc xoáy cục bộ
và mưa đá. Mùa đông trùng với gió Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
Trời rét, ít mưa, nhiệt độ thấp, về mùa Đông thường có những đợt giỏ mùa tràn
về cách nhau từ nhau từ 6-10 ngày, giữa đợt có xen một số ngày nắng ấm. Trong
ba tháng 11, 12 và tháng 1 ẩm độ không khí thấp, nắng hanh đôi khi kèm theo
sương muối. Ám độ không khí trung bình trên năm khá cao (từ 84-86%), chênh
lệch giữa các tháng không lớn. Tông lượng mưa trung bình năm khoảng 1.641
mm, trong năm thì tháng có ngày mưa nhiều nhất thường diễn ra vào tháng 8 và
tháng ít nhất là tháng 1 1. Tính chất, cường độ và thời gian mưa phân bố không
đồng đều, các tháng mùa đông lượng mưa ít, chủ yếu là mưa phùn. Các tháng
mùa hè mưa nhiều, có những ngày lượng mưa đạt 600-700 mm, khả năng tiêu
úng và thoát lũ hạn chế vì vậy thường gây ngập lụt ảnh hưởng đến sản xuất và
đời sống của nhân dân.
- Nguồn nước phong phú, khí hậu ôn hoà, phù hợp cho việc thâm canh, tăng vụ và
phát triển nhiều loại cây trồng có năng suất cao.
+ Nguồn nước mặt: Diện tích sông suối và mặt nước chuyên dùng: 10,09 ha.
+ Nguồn nước ngầm: Hiện đang được khai thác sử dụng phục vụ đời sống sinh
hoạt của nhần dần thống qua các gỉểng khơỉ, giếng khoan, nhỉn chung nguổn nước ngầm
trên địa bàn xã có trữ lượng lớn, ở độ sâu từ 7-15 m, ít bị ô nhiễm, dễ khai thác.
1
2
2.2.4. Tình hình dân sinh, kỉnh tế [37]
Khu vực nghiên cứu nằm trên địa bàn xã Thượng Cửu. Xă được chia thành 10 khu
hành chính, dân số là 3.142 người, với 717 hộ, có 4 dân tộc cùng sinh sống bao gồm dân
tộc Mường, Dao, Kinh và Tày.
Năm 2012, thu nhập bình quân đầu người: 4,72 triệu đồng/người/năm, bình quân
lương thực đầu người: 284,3 kg/người, số hộ nghèo: 353 hộ (chiếm 49,23% tống số hộ
trong toàn xã), tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ước khoảng: 1,12%. Đời sống của người dân
còn gặp rất nhiều khó khăn, đây là một thách thức không nhỏ để tiến tới thu hẹp dần
khoảng cách phát triển so với cả nước.

Nông lâm nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo của xã (chiếm 95,53% tổng giá trị sản
xuất), với diện tích đất rừng sản xuất lớn vì thế nguồn lợi từ việc trồng rừng mang lại rất
lớn. Tuy nhiên, phát triến lâm nghiệp trên địa bàn xã vẫn còn một số hạn chế như: Công
tác quy hoạch đất lâm nghiệp còn chưa cụ thế trên thực tể, gây khỏ khãn trong quản lý
và sử dụng, rừng trông là các loài giông cũ cỏ năng suât thấp: Keo lá tràm, keo tai
tượng, bạch đàn úc; các mặt hàng lâm sản ngoài gỗ khai thác với quy mô nhỏ, sản phẩm
tiêu thụ chủ yếu dưới dạng nguyên liệu thô; trình độ sản xuất còn hạn chế, đa số hộ sản
xuất dựa trên kinh nghiệm cũ, chưa đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật đặt ra khi sản xuất
hàng hoá.
Cơ sở hạ tầng còn chưa được đầu tư đồng bộ, chưa đáp ứng được nhu cầu đời sống
của người dân cũng như sự phát triển của kinh tế - xã hội. Trên địa bàn xã có 2 trạm
biến thế nên một số khu xóm vẫn chưa có điện lưới quốc gia vẫn phải sử dụng điện nước
do người dân tự lắp. Tỷ lệ hộ dùng nước hợp vệ sinh đạt khoảng 60 %, người dân vẫn
chủ yếu sử dụng nước giếng khoan, giếng khơi, nước khe lạch.
2.3.Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 11/2011 - 5/2013.
2.4.Nội dung nghiên cứu
- Phân loại và đánh giá hiện trạng thảm thực vật.
- Nghiên cứu tính đa dạng loài cây thuốc.
- Hiện trạng và tiềm năng cây thuốc trong các kiếu thảm thực vật.
1
3
- Các yếu tố tác động đến nguồn gen cây thuốc.
- Đe xuất giải pháp bảo vệ, khai thác và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên cây
thuốc.
2.5.Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu tính đa dạng cây thuốc trong thảm thực vật thứ sinh phục hồi tự nhiên
tại xã Thượng Cửu huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ, chúng tôi dựa vào phương pháp
nghiên cứu của Gary J. Martin (2002) [25] và Nguyễn Nghĩa Thìn (2007) [32].
CÁC BƯỚC TIÉN HÀNH

Bước 1. Nghiên cứu tài liệu:
Nghiên cứu các tài liệu về cây thuốc, vị thuốc trên thế giới và Việt Nam. Nhất là
những nghiên cứu thảm thực vật và cây thuốc ở xã Thượng Cửu huyện Thanh Sơn tỉnh
Phú Thọ.
Tổng hợp, phân tích các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa
phương.
Ke thừa có chọn lọc kết quả nghiên cứu của các tác giả nghiên cứu trước đó, hiếu
rõ khu vực nghiên cứu, thành phần và tính chất hệ động thực vật khu vực nghiên cứu.
Trên cơ sở đó, xác định điểm và tuyến nghiên cứu phù hợp với việc nghiên cứu. Đây
được xem là cơ sở dữ liệu rất quan trọng.
Bước 2. Nghiên cửu thực địa:
Tham gia các chuyến điều tra, nghiên cứu thực địa để thu thập mẫu vật, phân tích
mẫu ở trạng thái tự nhiên của các thảm thực vật, tìm hiểu các thông tin về đặc điểm sinh
thái và các thông tin có liên quan khác.
Xác định địa điểm và tuyến thu mẫu: Đê thu mẫu đầy đủ và đại diện cho khu vực
nghiên cứu tiến hành xây dựng các tuyến điều tra, các ô tiêu chuẩn tại các thảm thực vật
để tiến hành điều tra thu thập mẫu vật, nghiên cứu và theo dõi đặc điểm sinh thái, vì
không thể đi hết các điếm. Tuyến đường đi phải xuyên qua các môi trường sống của khu
vực nghiên cứu, có thế chọn nhiều tuyến theo các hướng khác nhau cắt ngang các vùng
đại diện cho khu vực nghiên cứu. Tuyến thu mẫu được thiết lập phụ thuộc vào địa hình
khu vực nghiên cứu. Tùy yêu cầu của công tác nghiên cứu mà thu mẫu theo tuyến hoặc
1
4
theo ô tiêu chuẩn.
Trong thời gian nghiên cứu, chúng tôi tiến hành điều tra, nghiên cứu nhiều thực
địa nhiều đợt. Xây dựng 03 tuyến điều tra chính:
- Xóm Cảy (tọa độ: N 20° 59.582’- E 105° 09.223’) - xóm Sinh Tàn (tọa độ: N
20°57.761 ’ - E 105° 10.014’)
- Xóm Tu Chạn (tọa độ: N 20° 59.712’ - E 105° 07.589’) - xóm Mu, Đát hểu - dốc
nắng (tọa độ: 20° 58.086’ - E 105° 08.192’).

- Xóm Tân Liên Thành - xóm Mu, cửa suối vẹn (tọa độ: N 20° 57.561’ - E 105°
07.369’)
Dọc theo hai bên tuyến điều tra bố trí ô tiêu chuẩn 400 m
2
(20 X 20m) và các ô
dạng bản 4 m
2
(2 X 2 m) để thu thập số liệu ô tiêu chuẩn. Ô dạng bản được bố trí trên các
đường chéo, đường vuông góc và các cạnh của ô tiêu chuẩn. Tổng diện tích các ô dạng
bản phải đạt ít nhất là 1/3 diện tích ô tiêu chuẩn. Ngoài ra, dọc hai bên tuyến điều tra
cũng đặt thêm các ô dạng bản phụ để thu thập số liệu bố sung.
Phương pháp thu mẫu: Chất lượng mẫu đặc trưng cho từng loài, một mẫu vật đầy
đủ là mẫu vật có cả cơ quan dinh dưỡng (cành, lá, ) và cơ quan sinh sản (hoa, quả).
Dùng kéo cắt cành để thu mẫu, ở cây cao có thể trèo hoặc dùng kéo chuyên dụng
để cắt. Mỗi cây thu từ 3-10 tiêu bản hoặc nhiều hơn, cây có hoa đơn tính phải thu cả
cành mang hoa đực và cành mang hoa cái. Cùng một cây thu mẫu ở cả cành non và cành
già đế thấy được sự biến đối theo di truyền, cùng một loài thu ở nhiều địa điêm khác
nhau để thấy được sự biến đổi theo sinh thái.
Sau khi thu, mẫu được cắt tỉa sao cho mẫu đặt gọn trong 1 tờ báo có kích thước 40
X 30 cm (các vật đi kèm để bảo quản mẫu như kẹp mẫu, tủ sấy, tủ bảo quản, đều tuân
theo kích thước). Đối với mẫu có kích thước lớn, chỉ giữ lại phần đặc trưng nhất. Neu
mẫu quá lớn, phải cắt mẫu ra từng phần rồi đánh dấu đế sau dễ quan sát.
Sau khi cắt tỉa, mẫu được đeo nhãn, các mẫu trên cùng một cây được đánh cùng
một số hiệư mẫu.
Dùng bút chì hoặc bút chuyên dụng (không phai mực khi ngâm tẩm) ghi chép
những thông tin về đặc điểm của mẫu vật (kích thước cây, đặc điểm thân, cành, lá, màu
1
5
sắc và mùi vị hoa, quả, ), phân bố, tọa độ (dùng GPRS để xác định), sinh thái, dạng
sống (cây thân gỗ, thân bụi, thân thảo, thân leo), giá trị sử dụng, vào sổ lý lịch tiêu

bản và ghi các thông tin tóm tắt (nơi thu, người thu, ngày thu, số hiệu mẫu, các thông tin
khác) vào nhãn.
Trong quá trình thu mẫu chụp ảnh toàn bộ cây và mẫu vật.
Những loài cây chưa xác định được thông tin thì thu nhập mẫu về phân loại
sau.
Xử lý và bảo quản mẫu trong quá trình thực địa: Sau khi đeo nhãn, mẫu được cắt
tỉa và đặt gọn trong một tờ báo gấp tư, trên mỗi tiêu bản phải rõ các phần quan trọng cho
việc nhận biết: lá (mặt trên, mặt dưới), lá kèm, hoa, quả, sau đó xếp mẫu thành chồng
nhỏ và dùng cặp mắt cáo để ép chặt mẫu (mỗi kẹp khoảng 15-30 mẫu), các cặp mẫu được
sấy bằng tủ sấy ở nhiệt độ 70-80°C trong 3 ngày liên tục hoặc phơi nắng đến khô, trong
thời gian này, mỗi ngày nên thay báo mới đế mẫu chóng khô. Neu không có điều kiện đế
làm khô mẫu ngay thì các mẫu được bó chặt và cho vào túi polyetylen, sau đó đổ cồn
(50-70°) vừa đủ thấm vào các bó mẫu để bảo quản, thời gian bảo quản không nên quá
một tháng.
Bước 3. Xử lý mẫu vật và phân tích mẫu
Dụng cụ: Kính lúp (bao gồm kính lúp thông thường và kính lúp màn hình), kim
mổ, kẹp, khay mổ, thước đo kích thước mẫu, máy ảnh,
Phương pháp tiến hành: Mầu vật được phân tích từ tổng thể bên ngoài đến các chi
tiết bên trong, phân tích từ các đặc điểm hình thái lớn đến nhỏ. Đối với mẫu vật khô phải
làm cho hoa và quả cần phân tích trở lại trạng thái ban đầu bằng cách đun sôi hoặc ngâm
cồn pha loãng (khoảng 40°), sau đó dùng kim nhọn tách từng bộ phận đê quan sát.
Trong khi phân tích mẫu, phải ghi chép các đặc điếm, vẽ hình, chụp ảnh. Sau đó,
kết hợp với các tài liệu chuyên ngành (bản mô tả gốc, các chuyên khảo, thực vật chí, )
và mẫu vật chuẩn (typus) - nếu có để xác định tên khoa học của mẫu vật.
Bước 4. Phân loại
Sau khi đã phân tích mẫu, tiến hành xác định tên khoa học bằng cách tra khoá định
loại (dựa vào các tài liệu). Đe làm nhanh cần có các chuyên gia có kinh nghiệm về phân
1
6
loại bộ Bồ hòn để giảm nhẹ công việc và thời gian hoặc chúng ta theo bảng chỉ dẫn nhận

nhanh các họ của Nguyễn Nghĩa Thìn (1997).
Bước 5. Điều tra trong cộng đồng
Trong quá trình nghiên cứu cộng đồng, sử dụng hai phương pháp nghiên cứu là
RRA và PRA.
RRA (đánh giá nhanh nông thôn): Là quá trình nghiên cứu được coi như là điểm
bắt đầu cho sự hiểu biết về tình hình địa phương.
PRA (đánh giá nông thôn có sự tham gia): Là một loạt các cách và phương pháp
cho phép người dân nông thôn cùng chia sẻ, nâng cao và phân tích kiến thức của họ vè
đời sống và điều kiện nông thôn để lập kế hoạch và hành động. Một số kỹ thuật thường
được sử dụng:
- Phỏng vấn: Sử dụng một số câu hỏi cho những người được lựa chọn, thường là
những “ông lang”, “bà mế” (hoặc là “thầy lang”) hay là người biết cây thuốc,
người dân đi lấy thuốc, Có hai cách cung cấp thông tin đế cho người giới thiệu
cây thuốc lựa chọn:
Cách thứ nhất: Đen tận nhà báo trước cho người cung cấp thông tin đi lấy trước
những cây thuốc, sau đó giới thiệu lần lượt cho người điều tra ghi chép. Cách này
thường áp dụng cho những người già yếu, không đi thực địa được, họ bảo người nhà đi
lấy. Người điều tra hướng dẫn tỷ mỷ cách lấy thu mẫu sao cho có thể sử dụng làm tiêu
bản được.
Cách thứ hai: Người giới thiệu cây thuốc cùng đi thực địa, đưa cán bộđiều tra
đến nơi có cây thuốc để giới thiệu và thu thập tiêu bản.
- Thảo luận nhóm: Sau khi có kết quả bước đầu về tri thức, kinh nghiệm và mẫu
vật, đế kiểm tra độ chính xác cũng như có thêm các thông tin bổ sung, chúng tôi
tiến hành thảo luận nhóm. Nhóm thảo luận bao gồm cả những người tham gia và
không tham gia phỏng vấn trước đó. Trong khi thảo luận, các cán bộ nghiên cứu
lần lượt đưa ra những thông tin thu thập được ra đế mọi người cùng thảo luận,
nhiều kinh nghiệm của người dân đẵ được chỉnh lý và bố sung qua quá trình này.
Bước 6. Đe xuất giải pháp
1
7

Các giải pháp bảo vệ, khai thác và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên cây
thuốc được đề xuất theo hướng dẫn của tổ chức WHO, WWF và IUCN.
Bước 7. Viết báo cáo
Được tiến hành trên cơ sở tổng hợp kết quả nghiên cứu, từ đó lập danh sách các
loài, đánh giá đa dạng các loài cây thuốc trong các thảm thực vật phục hồi thứ sinh về
thành phần loài, về công dụng, về giá trị bảo tồn, về phân bố, và cuối cùng hoàn chỉnh
các nội dung khoa học khác theo quy định.
CHƯƠNG 3. KÉT QUẢ NGHIÊN cứu
3.1.Phân loại và đánh giá hiện trạng thảm thực vật
3.1.1. Phân loại các thảm thực vật
Tại xã Thưởng Cửu đă điều tra được 6 trạng thái thảm thực vật:
3.1.1.1. Rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới
Kiểu thảm này có diện tích 322 ha ở đai độ cao từ 200-800 m (so với mặt nước
biển). Nhiều loài phổ biến thường gặp rất đặc trưng cho hệ sinh thái này, đó là các loài:
Chò chỉ (Parashorea chinensis), Chò nâu (Dipterocarpus retusus), Côm (Elaeocapus
balansae), Trường mật (Pometia pinnata), Cò kén (Pavieasia annamensis), Gội (Aglaia
spectabilis), Cà lô (Caryodaphnopsỉs tonkinensis), Trâm vối {Syiygỉum cumỉnii)
3.1.1.2. Rừng thứ sinh phục hồi tự nhiên
Có diện tích khoảng 1.539 ha được phân bố rải rác. Thành phần loài thực vật và
cấu trúc rừng khá đơn giản. Rừng chỉ có một tầng cây gỗ và có tán đều nhưng khá thưa.
Tầng dưới tán rừng là thảm tươi phát triển mạnh, rậm rạp gồm các loài cỏ cao thuộc họ
Hoà thảo (Poaceae), họ Cói (Cyperaceae). Tầng trên (tầng cây gỗ) của rừng kín thường
xanh mưa ẩm phổ biến các loài: Hu đay (Trema orientalis), Bùng bụp (Mallotus
harhatus), Ba bét (M. panỉcuỉatus), Lá nến (Macarcmga denticuỉate), Thỉnh thoảng có
gặp một số loài của rừng nguyên sinh như Chò chỉ (Parashorea chinensỉs), Dưới tán
rừng đã thấy xuất hiện một số loài cây gỗ mọc trở lại của họ Long não (Lauraceae), họ
Dẻ (Fagaceae)
3.1.1.3. Thảm cây bụi
Kiểu thảm này chiếm diện tích tương đối lớn khoảng 3227,4 ha (44,60% diện tích
1

8
tự nhiên) và phân bố rải rác khắp khu vực. Một số thường thấy như: Mua thường
(Medinilla normale), cỏ chít (Thysanolaena maxima), cỏ cứt lợn (Ageratum conyzoides),
Đơn buốt (Bidens pilosa), Đại bi (Blumea balsanifera), Cúc chỉ thiên (Elephantopus
scaber),
3.1.1.4. Thảm cỏ
Chiếm tỷ lệ diện tích rất nhở, phân bố rải rác. Bao gồm các loài cỏ cao và một số
loài khác như: cỏ tranh (Imperata cylỉndrical), Lách (Saccharum spontaneum), Cỏ chít
Ợhysanolaena maxima), cỏ rác (Microstegium vagans), Mua bà (Medinilla
sangitỉneum), Ké hoa đào (Urena lobata),
3.1.1.5. Rừng trồng
Chiếm diện tích nhỏ 1.056 ha, chiếm 14,56% diện tích tự nhiên. Rừng mới được
trồng khoảng 10 năm trở lại đây, chủ yếu là cây keo tai tượng, bồ đề, sơn, Trong
những năm gần đây đã cho thu hoạch.
3.1.1.6. Các hệ thống cây trồng nông nghiệp
Chiếm một tỷ lệ rất nhỏ (19,88 ha), chiếm 0,28% diện tích tự nhiên của toàn xã,
phân bố rải rác quanh các bản làng, gồm ruộng lúa nước, ruộng lúa nương, nương rẫy
trồng hoa màu.
3.1.2. Hiện trạng thảm thực vật
Trong quá trình điều tra ngoài thực địa, do gặp nhiều khó khăn như: Thời gian
nghiên cứu hạn chế, địa hình phức tạp, độ cao của núi lớn Vì vậy chúng tôi chỉ tập
trung nghiên cứu ở 3 thảm thực vật. Đó là: rừng thứ sinh, thảm cây bụi, thảm cỏ. Qua
điều tra bước đầu đã thống kê được 281 loài thuộc 227 chi, 95 họ. Kết quả nghiên cứu
được trình bày ở bảng 3.1 và bảng 3.2.
Bảng 3.1. Sự phân bo các bậc taxon thực vật ở khu vực nghiên cứu.
T
T
Bậc phân loại Số họ Tỷ lệ
(%)
Số chi Tỷ

lệ
(%)
Số
loà
i
Tỷ
lệ
(%)
1.
Ngành Thông đất
Lycopodiophyta
1 1,05 2 0,88 2 0,7
1
1
9
2.
Ngành Dương xỉ
Polypodiophyta
7 7,37 9 3,96 10 3,5
6
3.
Ngành Thông Pinophyta
1 1,05 1 0,44 1 0,3
6
4. Ngành Ngọc lan 86 90,53 215 94,7
1
26
8
95,
37

Magnoliophyta
4.
ì.
Lớp Mộc lan
Magnoliopsida
70 73,6
8
159 70,0
4
206 73,
3 ỉ
4.
2.
Lớp Hành - Liliopsida J6 16,8
4
56 24,6
7
62 22,
06
Tổng 95 100 227 100 281 100
Qua số liệu bảng 3.1 cho thấy thành phần thực vật ở khu vực nghiên cứu là khá
phong phú và đa dạng. Sự phân bố của các bậc taxon cụ thể như sau: Trong 4 ngành
thực vật bậc cao có mạch. Đa số các taxons đều tập trung trong ngành Ngọc lan
(Magnoliophyta) có số họ, chi và loài phong phú nhất, gồm 86 họ (chiếm 90,53%),
215 chi (94,71%), 268 loài (95,37%). Các ngành còn lại chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ.
Trong ngành Ngọc lan (Magnoliophyta), lớp Mộc lan (Magnoliopsida) chiếm tỷ
lệ lớn với 70 họ (73,68%), 159 chi (70,04%) và 206 loài (73,31%). Tỷ lệ hai lớp trong
ngành Ngọc lan có sự phân hóa mạnh.
Bảng 3.2. So lượng và tỷ lệ (%) các họ, chi, loài thực vật trong các kiếu thảm
thực vật ở khu vực nghiên cứu.

T
T
Kỉếu thảm Ho
c
li Loài
SỐ
lượng
Tỷ lệ
(%)
SỐ
lượng
Tỷ lệ
(%)
SỐ
lượng
Tỷ lệ
(%)
1. Rừng thứ sinh 76 80 142 62,56 180 64,06
2. Thảm cây bụi 47 49,47 94 41,41 106 37,72
3. Thảm cỏ 23 24,21 56 24,67 69 24,56
Từ số liệu bảng 3.2 có thế thấy ở rừng thứ sinh tập trung số họ, chi và loài cao
nhất trong các kiểu thảm nghiên cứu với 76 họ (chiếm 80%), 142 chi (chiếm 62,56%)
và 180 loài (chiếm 64,06%). Ở các thảm còn lại số lượng đã giảm đi nhiều.
Bảng 3.3. Số loài trong các họ giàu nhât tại các kiêu thảm thực vật ở
2
0
khu vực nghiên cứu.
T
T
Tên họ

Rừng
thứ
Thảm
cây bụi
Thảm cỏ Tổng
1. Họ Hoà thảo - Poaceae 5 11 18 34
2. Họ Đậu - Fabaceae 12 12 9 33
3. Họ Cúc - Asteraceae 4 9 4 17
4.
Họ Thầu dầu
Euphorbiaceae
8 8 0 16
5. Họ Dâu tằm - Moraceae 11 1 0 12
6. Họ Cà phê - Rubiaceae 6 6 0 12
7. Họ Cói - Cyperaceae 1 1 6 8
8.
Họ Đơn nem -
Myrsinaceae
4 3 ] 8
9. Họ Ráy - Araceae 7 0 0 7
1
0.
Họ Vang
Caesalpiniaceae
5 2 0 6
1
1.
Họ Sim - Myrtaceae 2 5 0 6
Tổng 65 58 38 161
Qua bảng 3.3, chúng ta thấy số loài trong khu vực nghiên cứu là 281 loài, số loài

trong các họ giàu nhất tại các kiểu thảm thực vật ở khu vực nghiên cứu thống kê được là
161 loài (chiếm 57,3%) tống số loài nghiên cứu. Và thảm rừng thứ sinh có nhiều họ giàu
loài nhất với 65 loài và 9 họ có từ 3 loài trở lên, cho thấy sự đa dạng và phong phú
thành phần loài trong quá trình phục hồi rừng.
Sự phân bố các loài trong mỗi họ khá chênh lệch nhau. Một số họ giàu loài nhất
như: Họ Hòa thảo (Poaceae) 34 loài, họ Đậu (Fabaceae) 33 loài, họ Cúc (Asteraceae) 17
loài, nhưng cũng có tới 39 họ chỉ có 1 loài. Như vậy, hầu hết các họ đa dạng trên là
những họ giàu loài có phố biến trong hệ thực vật Việt Nam. Thường những họ có nhiều
loài thân thảo hoặc cây bụi ưa sáng, mọc nhanh, đều có số loài nhiều nhất, do các họ
này sinh trưởng và phát triển thích hợp trong môi trường có mức độ chiếu sáng lớn.
Bảng 3.4. Các loài thực vật có nguy cơ tuyệt chủng ở khu vực nghiên cứu.
2
1
T
T
Tên khoa học Tên Việt Nam Mức độ nguy cấp
1.
Markhamia stipuỉata (Wall.) Seem.ex
Schum.
Đinh VU
2. Canarỉum tramdenum Dai et Yakovl Trám đen VU
3. Dỉpterocarpus retusus Blume Chò nâu
vu
4. Lithocarpus cerebrinus A.Camus Dẻ phảng
vu
5. L.hemỉsphaerỉcus (Drake) Barnett Dẻ bán cầu
vu
6.
Annamoccirya sinensis (Dode)
J.Leroy

Chò đãi EN
7. Micheỉia balansae (DC.) Dandy Gioi lông VU
8.
Excentrodendron tonkinense
(Gegnep.) Chang
Nghiến EN
9. Anoectochilus calcareus Aver.
Kim tuyến đá
vôi
EN
Từ bảng 3.4 cho thấy trong tổng số loài thực vật tại khu vực nghiên cứu có 6 loài ở
mức sẽ nguy cấp (VU) và 3 loài ở mức nguy cấp (EN), nếu không có các biện pháp bảo
tồn kịp thời thì sẽ có nguy cơ bị tuyệt chủng trong thời gian không xa.
3.2.Nghiên cứu tính đa dạng loài cây thuốc
Đã tiến hành tập trung nghiên cứu thành phần loài cây thuốc trong 3 kiểu thảm
thực vật tại khu vực nghiên cứu: Rừng thứ sinh, thảm cây bụi và thảm cỏ. Ket quả được
trình bày ở bảng 3.5.
2
2
Bảng 3.5, Danh lục các ỉũài cây thuốc điều tra được trong khu vực nghiên cửu.
T
T
Tên khoa hoc Tên Viêt Nam Sinh cành Công dụng
Rừ
ng
th

Th
ăm
cây

bui
Thâm
co
A. LYCOPODIOPHYTA NGÀNH THÔNG ĐÁT
1. LYCOPOD1ACEAE HỤ THÔNG ĐẢT
1.
Lycopodium cernuua (L.) Pic. Serm
Thõng đất + + Có thc dùng làm thuốc.
B. POLYPODIOPHYTA NGÀNH DƯƠNG XỈ
2. ADIANTACEAE HỌ TÓC VỆ Nữ
2. Adianlum capilỉus-veneris L. Tóc thằn vệ nữ +
Thuốc lio long đừm dùng chu trc
em,
3. A, ßabellulatum L, D6n đen, vót +
3. GLEICHENIACEAE HỌ GUỘT
4.
Đicranopteris linearis (Burm.F.)
Undew
Guột + + Có thé dùng làm thuốc.
4. POLYPODIACEAE HỌ DƯƠNG XỈ
5.
Phymatosorus lanceolata (L.) Farw.
Thạch vĩ Urữí mác + Có the dùng làm thuốc.
23
5. SCHIZAEACEAE HỌ BÒNG BONG
6.
Lygiidium japonictim (Thunb.) Sw.
Bòng bong ré + Có thé dùng làrn thuốc.
c. PINOPHYTA
NGÀNH THÔNG

6. GNETACEAE HỌ DÂY GẮM
7. Gnetum montanum Markgf. Gắm núi +
Làm thuốc giáĩ độc như sơn ăn,
ngộ độc. Còn được dùng chùa sốt
vả sốt rét.
D. MAGNOLIOPIIYTA NGÀNH MỘC LAN
MAGNOLIOPSIDA LỚP MỘC LAN
7. ACANTHACEAE HỌ Ô RÔ
S. Justicia geniltirussa Burm, f. Thanh táo +
Lá hạ nhiệt, trị suyễn, đau bụng;
vò rễ, thân trù phong thấp, sái
chấn.
8. ACTINIDIACEAE HỌ DƯƠNG ĐÀO
9. Saurwiia trist\ia DC. Nóng +
Lá, võ trị sai khớp, rắn cắn. vỏ,
hạt trị viêm gỉin. đau răng.
9. AMARANTHACEAE HỌ RAU DÈN
24
1
0.
Ackyranthes aspera L. Có xước + +
Thân, rề sắc uống trị cám mạo,
phát sốt, sổ mũi, sốt rét, lị, quai
bị, thẩp khớp, tiểu buốt, đau bụng
kinh.
1
1.
Amaranthus ỉivỉdus L. Den cơm Trị ran cắn.
1
2.

A. spinosus L. Den gai +
Trị phù thùng, bệnh VC thận,
chừa lị và làm thuốc điều kinh.
10, ANACA RDIACEAE HỤ XOÀI
1
3.
Choerospotidias axiliaris (Roxb.)
Bum. & Hill.
Xoan nhừ + Có the dùng làm thuốc.
1
4.
Rhus ịavanica L. Muoi + Cỏ thé dùng làm thuốc.
1
5.
R.succedanea L. Sơn + Có the dùng làm thuốc.
11. ANNONACEAE HỌ NA
1
6.
Desmos chinensis Lour. Dẻ hoa thưm +
Dùng hoa sắc cho phụ nừ uống
chừa khó đè. Rễ phưì khô sắc
uống chừa lị, lợi thắp» giảm đau.
12. APIACEAE HỌ HOA TÁN
1
7.
Cenìeỉìa asiatìca (L.) Urb. Rau mũ + +
Có tảc dụng mau lành vểt thương,
lợi sừa, chừa mụn nhọt.
giải nhiệt, giải độc, chừa [ao.
25

×