Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

nghiên cứu đặc điểm một số thảm thực vật thứ sinh phục hồi sau nương rẫy tại thị trấn việt lâm, huyện vị xuyên, tỉnh hà giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (918.79 KB, 124 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

i
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
*********

HỒ DUY KIÊN


NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ THẢM THỰC
VẬT THỨ SINH PHỤC HỒI SAU NƢƠNG RẪY TẠI
THỊ TRẤN VIỆT LÂM, HUYỆN VỊ XUYÊN, TỈNH
HÀ GIANG

Chuyên ngành: Sinh thái học
Mã số: 60.42.60.


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. LÊ NGỌC CÔNG




THÁI NGUYÊN - 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ii
LỜI CẢM ƠN


Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.
TS. Lê Ngọc Công – người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, động viên và giúp đỡ
tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS. TS Hoàng Chung đã tận tình giúp đỡ
tôi trong quá trình điều tra, khảo sát ngoài thực địa.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo, Ban Chủ nhiệm Khoa Sinh
- KTNN, các cán bộ Khoa Sau đại học trường Đại học Sư phạm – Đại học
Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình học tập tại trường.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm và giúp đỡ nhiệt tình của Sở Tài
nguyên Môi trường tỉnh Hà Giang,Trạm khí tượng thuỷ văn tỉnh Hà Giang,
Phòng thống kê huyện Vị Xuyên, Phòng địa chính huyện Vị Xuyên, Trạm kiểm
lâm huyện Vị Xuyên, Trường THPT Ðồng Văn đã tạo điều kiện thuận lợi cho
tôi tiến hành điều tra, nghiên cứu để hoàn thành luận văn.
Tôi xin được bày tỏ sự cảm ơn chân thành của mình tới bạn bè đồng
nghiệp, tới những người thân trong gia đình đã động viên, giúp đỡ tôi về mọi
mặt để tôi có thể hoàn thành khóa học và thực hiện luận văn này.
Thái Nguyên, tháng 02 năm 2012
Tác giả




Hồ Duy Kiên



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iii
Luận văn đã đƣợc chỉnh sửa theo góp ý của Hội đồng bảo vệ luận văn ngày

16/06/ năm 2012 tại Trƣờng Đại học Sƣ phạm Thái Nguyên

Trƣởng khoa Sinh – KTNN




PGS. TS Lê Ngọc Công

















Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iv
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn Thạc sĩ: “Nghiên cứu đặc điểm

một số thảm thực vật thứ sinh phục hồi sau nƣơng rẫy ở Thị trấn Việt
Lâm - huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang” là hoàn toàn của riêng tôi. Nếu
sai tôi chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Tác giả




Hồ Duy Kiên

























Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. Hvn : Chiều cao vút ngọn
2. KVNC : Khu vực nghiên cứu
3. ODB : Ô dạng bản
4. OTC : Ô tiêu chuẩn
5. TĐT : Tuyến điều tra
6. TTV : Thảm thực vật



















Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

vi
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Bảng đánh giá số loài thực vật đƣợc mô tả trên toàn thế giới
Bảng 2.1. Số liệu các yếu tố khí tƣợng thuỷ văn Hà Giang năm 2011
Bảng 4.1. Số lƣợng và sự phân bố các taxon thực vật ở KVNC
Bảng 4.2. Số lƣợng và tỷ lệ (%) các họ, chi, loài trong các trạng thái thảm
thực vật ở KVNC
Bảng 4.3. Thành phần dạng sống trong khu vực nghiên cứu
Bảng 4.4. Sự phân bố dạng sống thực vật trong các trạng thái TTV
Bảng 4.5. Cấu trúc hình thái của các trạng thái thảm thực vật ở KVNC
Bảng 4.6. Cấu trúc tổ thành, mật độ cây tái sinh ở hai TTV
Bảng 4.7. Mật độ cây tái sinh theo cấp chiều cao ở hai trạng thái TTV
Bảng 4.8. Phân bố cây theo mặt phẳng nằm ngang ở hai TTV
Bảng 4.9. Chất lƣợng và nguồn gốc cấy tái sinh ở KVNC













Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

vii
DANH LỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1. Sơ đồ trí OTC và ODB ở rừng thứ sinh và thảm cây bụi
Hình 4.1. Phân bố của các bậc taxon ở KVNC
Hình 4.3. Thành phần dạng sống trong khu vực nghiên cứu
Hình 4.4. Sự phân bố dạng sống thực vật trong các trạng thái TTV
Hình 4.5. Phổ dạng sống thực vật trong các kiểu thảm.
Hình 4.6. Phân bố số cây tái sinh theo cấp chiều cao ở hai trạng thái TTV





















Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

viii
Mục lục

MỞ ĐẦU 1
1.Lý do chọn đề tài 1
2.Mục tiêu nghiên cứu 3
3. Giới hạn nghiên cứu 3
3.1. Giới hạn về khu vực nghiên cứu 3
3.2 Giới hạn về đối tượng nghiên cứu 3
3.3. Giới hạn về nội dung nghiên cứu 3
4. Đóng góp mới của luận văn. 3
Chƣơng I 4
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
1.1. Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu 4
1.1.1. Khái niệm về thảm thực vật 4
1.1.2. Thảm thực vật thứ sinh 4
1.1.3. Khái niệm về rừng 4
1.1.4. Tái sinh rừng 5
1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 6
1.2.1. Trên thế giới 6
1.2.1.1. Những nghiên cứu về thảm thực vật 6
1.2.1.2. Những nghiên cứu về hệ thực vật 7
1.2.1.3. Những nghiên cứu về thành phần loài 9
1.2.1.4. Những nghiên cứu về thành phần dạng sống 10
1.2.1.5. Những nghiên cứu về cấu trúc rừng 12
1.2.1.6. Những nghiên cứu về tái sinh rừng 15

1.2.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam 20
1.2.2.1. Những nghiên cứu về thảm thực vật 20
1.2.2.2. Những nghiên cứu về hệ thực vật 22
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ix
1.2.2.3. Những nghiên cứu về thành phần dạng sống 26
1.2.2.4. Những nghiên cứu về cấu trúc rừng 28
1.2.2.5. Những nghiên cứu về tái sinh rừng 30
1.2.2.6. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài ở tỉnh Hà Giang 34
Chƣơng 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI VÙNG NGHIÊN CỨU 35
2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên vùng nghiên cứu 35
2.1.1. Vị trí địa lý, ranh giới hành chính 35
2.1.2. Địa hình 35
2.1.3.Đất đai 36
2.1.4. Khí hậu, thuỷ văn 37
2.1.5. Thảm thực vật 39
2.2. Điều kiện kinh tế xã hội vùng nghiên cứu 40
2.2.1. Dân số, dân tộc 40
2.2.2.Hoạt động nông lâm nghiệp 41
2.2.3. Giao thông, thuỷ lợi 42
2.2.4. Giáo dục, văn hoá, y tế 42
2.2.5. Trên lĩnh vực lao động và xã hội 43
Chƣơng 3 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 43
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu 43
3.2. Nội dung nghiên cứu 43
3.2.1. Xác định các trạng thái TTV thứ sinh tự nhiên trong khu vực
nghiên cứu 43
3.2.2. Nghiên cứu các đặc điểm chính của các trạng thái TTV thứ sinh
trong khu vực nghiên cứu 43

3.2.3 Xác định chiều hướng biến đổi của các trạng thái TTV và đề xuất
một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm phát triển nhanh TTV rừng
trong KVNC 44
3.3. Địa điểm nghiên cứu 44
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

x
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu 44
3.4.1. Phương pháp tuyến điều tra và ô tiêu chuẩn 44
3.4.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu 46
3.4.2.1. Trên tuyến điều tra: Quan sát thống kê tất cả các loài đã gặp
nhƣ tên loài (tê khoa học hay tên địa phƣơng). Thống kê thành phần
dạng sống theo Raunkiaer (1934). 46
3.4.2.2. Trong ô tiêu chuẩn (OTC) 46
3.4.2.3. Ô dạng bản (ODB) 48
3.4.3. Phƣơng pháp phân tích mẫu thực vật 48
3.4.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu…………………………………….48

Chƣơng 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 50
4.1. Các trạng thái đặc trƣng của thảm thực vật thứ sinh phục hồi sau nƣơng
rãy tại KVNC 50
4.2. Đặc điểm các trạng thái thảm thực vật thứ sinh tại KVNC 50
4.2.1. Sự phân bố các taxon thực vật trong các trạng thái nghiên cứu 50
4.2.2. Thành phần loài thực vật ở các trạng thái thảm thực vật nghiên
cứu 54
4.2.2.1. Trạng thái thảm cỏ 54
4.2.2.2. Trạng thái thảm cây bụi 55
4.2.2.3. Trạng thái rừng thứ sinh 59
4.2.3. Thành phần dạng sống tại các điểm nghiên cứu 62
4.2.3.1. Trạng thái thảm cỏ 68

4.2.3.2. Trạng thái thảm cây bụi 69
4.2.3.3. Trạng thái rừng thứ sinh 70
4.2.4. Đặc điểm cấu trúc hình thái thảm thực vật 72
4.2.4.1. Trạng thái thảm cỏ 74
4.2.4.2. Trạng thái thảm cây bụi 74
4.2.4.3. Trạng thái rừng thứ sinh 75
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

xi
4.2.5. Đặc điểm tái sinh tự nhiên trong các trạng thái thảm thực vật 76
4.2.5.1. Đặc điểm cấu trúc tổ thành, mật độ cây tái sinh 77
4.2.5.2. Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao 80
4.2.5.4. Chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh 84
4.3. Chiều hƣớng biến đổi của các trạng thái TTV và đề xuất một số biện
pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm phát triển nhanh thảm thực vật rừng trong
KVNC 86
4.3.1. Chiều hướng biến đổi của các trạng thái TTV trong KVNC 86
4.3.2. Đề xuất một số biện pháp lâm sinh nhằm phát triển nhanh thảm
thực vật rừng trong KVNC 86
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 88
Kết luận 88
Kiến nghị ………………………………………………………………87

TÀI LIỆU THAM KHẢO 90











Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1
MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Rừng đem lại cho con ngƣời những nguồn lợi vô cùng quý giá, cung cấp
gỗ và nhiều sản phẩm có giá trị. Rừng có vai trò to lớn trong việc bảo vệ môi
trƣờng, bảo vệ đất, giữ cân bằng sinh thái và sự phát triển bền vững của sự
sống trên trái đất. Ngoài ra, rừng còn là nơi bảo tồn cung cấp nguyên liệu về
mặt di truyền cho sự tiến hoá của sinh giới, đây là kho phát triển biến dị cho
sự phát triển của sinh vật.
Trong thời gian gần đây do tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của con
ngƣời cũng nhƣ biến đổi của thiên nhiên làm cho rừng ngày càng bị suy thoái.
Từ đó làm giảm diện tích rừng một cách nhanh chóng. Nếu trƣớc kia trên trái
đất diện tích rừng chiếm khoảng 6 tỷ ha thì nay đã giảm xuống còn 4.4 tỷ ha
vào năm 1958 và 3.8 tỷ ha vào năm 1973. Hiện nay diện tích rừng chỉ còn
khoảng 2.9 tỷ ha. Các nhà khoa học đã cảnh báo rằng hàng năm thế giới sẽ
mất đi trung bình 16.7 triệu ha rừng nếu tiếp tục đà này thì trong vòng 166
năm tới trên trái đất sẽ không còn rừng nữa.
Ở Việt Nam trong những năm qua do quá trình khai thác quá mức tài
nguyên rừng cùng với phong tục tập quán lạc hậu của địa phƣơng nhƣ: Du
canh du cƣ, đốt rừng làm nƣơng rẫy và sự phát triển của ngành chăn nuôi gia
súc đã làm cho diện tích rừng nƣớc ta ngày càng bị thu hẹp. Theo số liệu
thống kê năm 1943 độ che phủ rừng ở nƣớc ta là 43%, đến năm 1993 chỉ còn
26%. Mặc dù năm 1999 con số này đã tăng lên 33.2% nhƣng vẫn chƣa đảm
bảo mức an toàn sinh thái cho sự phát triển bền vững của đất nƣớc. Chính vì vậy

Đảng và Nhà nƣớc đã hết sức chú trọng tới vấn đề bảo vệ, phục hồi lại rừng nói
riêng và thảm thực vật nói chung.
Hà Giang là tỉnh miền núi cao nằm ở cực Bắc Tổ quốc, phía Bắc giáp với các
tỉnh Vân Nam và Quảng Tây – Trung Quốc, phía nam giáp tỉnh Tuyên Quang,
phía Đông giáp tỉnh Cao Bằng, phía Tây giáp tỉnh Yên Bái và Lào Cai.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2
Hà Giang có diện tích rừng tƣơng đối lớn, trong đó có diện tích rừng tự
nhiên là 262.957 ha, với nhiều sản vật quý hiếm. Động vật có: Gấu, Ngựa,
Sơn dƣơng, Voọc bạc má, Gà lôi, Đại bàng Cây dƣợc liệu có: Sa nhân,
Thảo quả, Quế, Huyền sâm, Đỗ trọng Gỗ quý có: Ngọc am, Pơ mu, Lát hoa,
Lát chun, Đinh, Nghiến, Chò chỉ, Rừng Hà Giang không những giữ vai trò
bảo vệ môi trƣờng sinh thái đầu nguồn cho vùng Đồng bằng Bắc Bộ mà còn
cung cấp những nguyên liệu phục vụ cho sản xuất công nghiệp, xây dựng, y tế
và sẽ là những điểm du lịch sinh thái lý tƣởng của tỉnh.
Hà Giang vẫn còn rừng nguyên sinh ít bị tác động bởi con ngƣời, môi
trƣờng sinh thái trong lành và chứa đựng nhiều tiềm ẩn kỳ thú. Các rừng đá
trập trùng, nhấp nhô ẩn hiện trong mây bạc, nhiều đỉnh núi cao trên 2000m
nhƣ Pu Ta Kha, Tây Côn Lĩnh; nhiều hang động đầy bí ẩn nhƣ Tùng Bá,
Lùng Má (Huyện Vị Xuyên), Tùng Vài (Quản Bạ), Hang Mây (Đồng Văn);
các danh thắng nhƣ núi Cô tiên, Cổng trời (Quản Bạ).
Vị Xuyên là Huyện vùng thấp của tỉnh Hà Giang, với tổng diện tích tự
nhiên là 1.479km
2
. Là huyện miền núi biên giới nằm bao quanh thị xã Hà
Giang, phía Bắc giáp với huyện Quản Bạ, phía Nam giáp huyện Bắc Quang,
phía đông nam giáp với huyện Na hang của tỉnh Tuyên Quang, phía đông giáp
với huyện Bắc Mê, phía tây giáp với huyện MaLiPho của tỉnh Vân nam –
Trung Quốc, phía tây nam giáp với huyện Hoàng su phì, Thị trấn Việt Lâm

cách thành phố Hà Giang 30 km. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau
nhƣ: Khai thác gỗ, săn bắt thú rừng, phá rừng làm rẫy… đã làm cho diện tích
và chất lƣợng rừng ở tỉnh Hà Giang nói chung và huyện Vị Xuyên nói riêng
ngày càng giảm sút.
Trƣớc thực tế đó, chúng tôi đã chọn đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm một
số thảm thực vật thứ sinh phục hồi sau nương rẫy tại Thị trấn Việt Lâm,
huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang”.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
2.Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định các trạng thái đặc trƣng của thảm thực vật tự nhiên tại khu
vực nghiên cứu.
- Xác định đƣợc đặc điểm về thành phần loài, thành phần dạng sống thực vật,
đặc điểm về cấu trúc hình thái và tái sinh tự nhiên trong các kiểu thảm thực
vật đƣợc chọn nghiên cứu. Từ đó xác định chiều hƣớng biến đổi của các trạng
thái thảm thực vật và đề xuất các biện pháp tác động thích hợp nhằm từng
bƣớc phục hồi thảm thực vật rừng.
3. Giới hạn nghiên cứu
3.1. Giới hạn về khu vực nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu là thị trấn Việt Lâm, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà
Giang đây là một xã vùng thấp nằm ở phía nam huyện Vị Xuyên.
3.2 Giới hạn về đối tượng nghiên cứu
Với ba trạng thái thảm thực vật phục hồi tự nhiên sau nƣơng rãy: Rừng thứ
sinh, thảm cây bụi, thảm cỏ ở thị trấn Việt Lâm, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.
3.3. Giới hạn về nội dung nghiên cứu
Vì điều kiện hạn chế về thời gian và kinh phí, đề tài chỉ tập trung nghiên
cứu một số đặc điểm thành phần loài, thành phần dạng sống thực vật, đặc
điểm về cấu trúc hình thái và đặc điểm tái sinh tự nhiên trong 3 trạng thái

thảm thực vật tại thị trấn Việt Lâm (Rừng thứ sinh, thảm cây bụi, thảm cỏ).
4. Đóng góp mới của luận văn
- Là công trình đầu tiên nghiên cứu về thành phần loài, thành phần dạng
sống, cấu trúc hình thái và đặc điểm tái sinh tự nhiên của ba trạng thái thảm
thực vật ở thị trấn Việt Lâm, Huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Qua đó thấy
đƣợc quy luật diễn thế của thảm thực vật tại khu vực nghiên cứu.
- Đề xuất một số biện pháp nhằm thúc đẩy quá trình tái sinh phục hồi
rừng ở địa phƣơng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4
Chƣơng I
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Khái niệm về thảm thực vật
Thảm thực vật (vegetation) là khái niệm rất quen thuộc, có nhiều nhà
khoa học trong và ngoài nƣớc đƣa ra các định nghĩa khác nhau. Theo
J.Schmithusen (1976) thì thảm thực vật là lớp thực bì của trái đất và các bộ
phận cấu thành khác nhau của nó. Thái văn Trừng (1978) [56] cho rằng thảm
thực vật là các quần hệ thực vật phủ trên mặt đất nhƣ một tấm thảm xanh.
Trần Đình Lý (1998) [38] cho rằng thảm thực vật là toàn bộ lớp phủ thực vật
ở một vùng cụ thể hay toàn bộ lớp phủ thực vật trên toàn bộ bề mặt trái đất.
Nhƣ vậy thảm thực vật là một khái niệm chƣa chỉ rõ đối tƣợng cụ thể
nào. Nó chỉ có ý nghĩa và giá trị cụ thể khi có định ngữ kèm theo nhƣ: Thảm
thực vật rừng ngập mặn, thảm thực vật cây bụi …
1.1.2. Thảm thực vật thứ sinh
Thảm thực vật thứ sinh là các trạng thái thái thảm thực vật xuất hiện sau
khi thảm thực vật nguyên sinh bị tác động làm thay đổi hoặc bị phá hoại.
Thảm thực vật thứ sinh bao gồm các trạng thái sau: Thảm cỏ, thảm cây bụi,

rừng tái sinh tự nhiên ở các giai đoạn khác nhau (rừng già, rừng trƣởng thành,
rừng non …). Nếu so sánh ta sẽ thấy thảm thực vật nguyên sinh sẽ khác biệt
so với thảm thực vật thứ sinh ở thành phần thực vật, năng lực phát triển, cấu
trúc tầng tán, sinh khối, hoàn cảnh rừng và nhiều yếu tố khác.
1.1.3. Khái niệm về rừng
Năm 1944, VN. Sukasốp đã phát triển học thuyết về rừng của G.F.
Môrôđốp đề xƣớng học thuyết sinh địa quần lạc. Theo ông “Rừng là một quần
lạc sinh địa”. Quần lạc sinh địa là tổng hợp trên bề mặt nhất định các hiện
tƣợng tự nhiên đồng nhất (khí quyển, thảm thực vật, đá mẹ, thế giới vi sinh
vật, thế giới động vật, đất và điều kiện thuỷ văn), có đặc thù riêng về tác động tƣơng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
hỗ của các bộ phận cấu thành và có kiểu trao đổi vật chất và năng lƣợng xác định
giữa chúng với nhau và với các hiện tƣợng tự nhiên khác là một thể thống nhất biện
chứng có mâu thuẫn nội tại đang ở trong sự vận động phát triển không ngừng (V.N.
Sukasốp, 1964). Nhƣ vậy, quần lạc sinh địa là một khái niệm rộng bao gồm quần
lạc sinh địa hoang mạc, quần lạc sinh địa rừng …).
V.N. Sukasốp (1964) đã định nghĩa: Sinh địa quần lạc rừng nên hiểu là
khoảnh rừng sinh trƣởng trên một khoảnh đất đai nhất định, có sự thuần nhất
về tổ thành, cấu trúc và đặc tính của các thành phần hợp thành, cả về mỗi
quan hệ lẫn nhau, nghĩa là thuần nhất về thảm thực vật, thế giới động vật, vi
sinh vật, lớp đá mẹ và điều kiện thuỷ văn, tiểu khí hậu và đất, về sự tác động
lẫn nhau giữa chúng, về kiểu trao đổi vật chất và năng lƣợng giữa các thành
phần hợp thành và với các hiện tƣợng tự nhiên khác.
Theo Trần Đình Lý (1992) cho rằng là sự có mặt của các loài cây gỗ có
chiều cao và độ lớn nhất định. Các thông số này đƣợc xác định tỷ lệ độ tàn
che của cây gỗ có chiều cao từ 3m trở lên và độ tàn che (k), khi k < 0,3 đất
chƣa có rừng, k = 0,3 – 0,6 rừng thƣa, k > 0,6 rừng kín [36].
1.1.4. Tái sinh rừng

Tái sinh (Regeneration) là một thuật ngữ dùng để chỉ khả năng tự tái tạo,
hay tự hồi sinh từ mức độ tế bào đến mức độ mô, cơ quan, cá thể và cả một
quần lạc sinh vật trong tự nhiên. Cùng với thuật ngữ này, còn có nhiều thuật
ngữ khác đang đƣợc sử dụng rộng rãi hiện nay. Các nhà khoa học Rordan,
Peter và Allan (1998) sử rụng thuật ngữ: “Restoration” để diễn tả sự hoàn trả,
sự lặp lại của toàn bộ quần xã sinh vật giống nhƣ nó đã xuất hiện trong tự
nhiên. Schereckenbeg, Hadley và Dyer (1990) đã sử dụng thuật ngữ:
“Rehadbitilation” để chỉ sự phục hồi lại bằng biện pháp quản lý, điều chế
rừng bị thoái hoá …
Tái sinh rừng (Foresty regeneration) là một thuật ngữ đƣợc nhiều nhà
khoa học sử dụng để mô tả sự tái tạo (phục hồi) của lớp cây con dƣới tán
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
rừng. Căn cứ vào nguồn sống ngƣời ta chia 3 mức độ tái sinh nhƣ sau:
- Tái sinh nhân tạo: Nguồn giống do con ngƣời tạo ra bằng cách gieo
giống trực tiếp.
- Tái sinh bán nhân tạo: Nguồn giống đƣợc con ngƣời tạo ra bằng cách
trồng bổ sung các cây giống, sau đó chính cây giống sẽ là tạo ra nguồn hạt
cho quá trình tái sinh.
- Tái sinh tự nhiên: Nguồn hạt (nguồn giống) hoàn toàn tự nhiên. Theo
Phùng Ngọc Lan (1986) [29], tái sinh đƣợc coi là quá trình sinh học mang
tính đặc thù của hệ sinh thái rừng. Biểu hiện đặc trƣng của tái sinh rừng là sự
xuất hiện một thế hệ cây con của những loài cây gỗ ở nơi còn hoàn cảnh rừng.
Theo ông vai trò lịch sử của thế hệ cây con là thay thế thế hệ cây gỗ già cỗi.
Vì vậy, tái sinh rừng hiểu theo nghĩa hẹp là quá trình phục hồi lại thành phần
cơ bản của rừng, chủ yếu là tầng cây gỗ. Ông cũng khảng định tái sinh rừng
có thể hiểu theo nghĩa rộng là sự tái sinh của một hệ sinh thái rừng.
Nhƣ vậy, tái sinh rừng là một khái niệm chỉ khả năng và quá trình thiết
lập lớp cây con dƣới tán rừng. Đặc điểm cơ bản của quá trình này là lớp cây

con đều có nguồn gốc từ hạt và chồi có sẵn, kể cả trong trƣờng hợp tái sinh
nhân tạo thì cây con cũng phải mọc từ nguồn hạt do con ngƣời gieo trƣớc đó.
Nó đƣợc phân biệt với các khái niệm khác (nhƣ trồng rừng) là sự thiết lập lớp
cây con bằng việc trồng cây giống đã đƣợc chuẩn bị trong vƣờn ƣơm. Vì đặc
trƣng đó nên tái sinh là một quá trình sinh học mang tính đặc thù của các hệ
sinh thái rừng.
1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.2.1. Trên thế giới
1.2.1.1. Những nghiên cứu về thảm thực vật
Trên thế giới, những công trình nghiên cứu về thảm thực vật đã đƣợc
công bố nhiều, trong đó tiêu biểu là các tác giả sau đây:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7
Thái Văn Trừng (1978), cho rằng hệ thống phân loại đầu tiên về thảm thực
vật rừng nhiệt đới là của A.F.Schimper (1898), ông đã chia thảm thực vật thành
3 quần hệ: Quần hệ thổ nhƣỡng, quần hệ khí hậu và quần hệ vùng núi [56].
H.G.Champion (1936) khi nghiên cứu các kiểu rừng Ấn Độ - Miến Điện
đã phân chia 4 kiểu thảm thực vật lớn theo nhiệt độ đó là: Nhiệt đới, á nhiệt
đới, ôn đới và núi cao
J.Beard (1938) đƣa ra hệ thống phân loại gồm 3 cấp (quần hợp, quần hệ và loạt
quần hệ rừng xanh từng mùa; loạt quần hệ khô thƣờng xanh; loạt quần hệ miền núi;
loạt quần hệ ngập từng mùa và loạt quần hệ ngập quanh năm.
Tuy nhiên, nhƣợc điểm lớn nhất của các hệ thống phân loại thảm thực vật
nói trên là còn quá sơ lƣợc hoặc là chƣa làm nổi bật mối quan hệ qua lại giữa
các nhân tố sinh thái với nhau.
Năm 1973, UNESCO đã công bố một khung phân loại thảm thực vật thế
giới dựa trên nguyên tắc ngoại mạo và cấu trúc, chia thảm thực vật thế giới
thành 5 lớp quần hệ (Lớp quần hệ rừng kín, lớp quần hệ rừng thƣa, lớp quần
hệ cây bụi, lớp quần hệ cây bụi lùn, lớp quần hệ cây thảo).

1.2.1.2. Những nghiên cứu về hệ thực vật
Trên thế giới, việc nghiên cứu về hệ thực vật đã đƣợc tiến hành từ rất
sớm. Tổng số loài thực vật hiện nay trên thế giới có nhiều biến động và chƣa
cụ thể, tuỳ từng tác giả do chƣa có sự nghiên cứu và điều tra đầy đủ. Các thực
vật học dự đoán số loài thực vật bậc cao hiện có trên thế giới vào khoảng
500.000 – 600.000 loài.
Năm 1965, Al. A. Phêđôrốp đã dự đoán trên thế giới có khoảng: 300.000
loài thực vật hạt kín; 5000 - 7000 thực vật hạt trần; 6000 - 10.000 loài quyết
thực vật; 14.000 - 18.000 loài rêu 19.000 - 40.000 loài tảo; 15.000 – 20.000
loài địa y; 85.000 – 100.000 loài nấm và các loài thực vật bậc thấp khác.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8
Năm 1962, G.N. Slucop đã đƣa ra số lƣợng loài thực vật hạt kín phân bố
ở các châu lục nhƣ sau:
Châu Mỹ có khoảng 97.000 loài trong đó: Hoa Kỳ + Canada: 25.000
loài; Mêhico + Trung Mỹ: 17.000 loài; Nam Mỹ 56.000 loài; Đất nửa + Nam
cực: 1.000 loài.
Châu Âu có khoảng 15.000 loài trong đó: Trung và Bắc Âu: 5.000 loài;
Nam Âu, vùng Ban căng và Capcasơ: 10.000 loài.
Châu Phi có khoảng 40.500 loài trong đó: Các vùng nhiệt đới ẩm:15.500
loài; Madagasca: 7000 loài; Nam phi: 6.500 loài; Bắc Phi, Angieri, Ma Rốc
và các vùng phụ cận khác: 4.500 loài; Abixini: 4.000 loài; Tuynidi và Aicập:
2.000 loài; Xomali và Eritrea: 1.000 loài.
Châu Á có khoảng 125.000 loài trong đó: Đông Nam Á: 80.000 loài; các
khu vực nhiệt đới Ấn Độ 26.000 loài; Tiểu Á: 8.000 loài; Viễn đông thuộc
Liên bang Nga, Triều Tiên, Đông bắc Trung Quốc: 6.000 loài; Xibêria thuộc
Liên bang Nga, Mông Cổ và Trung Á: 5000 loài.
Châu Úc có khoảng 21.000 loài trong đó: Đông Bắc Úc: 6.000 loài; Tây Nam
Úc: 5.500 loài; Lục địa Úc: 5.000 loài; Taxman và Tây tây Nam: 4.500 loài [19].

Lecointre và Guyader (2001) đã đƣa ra bảng đánh giá số loài thực vật bậc
cao đƣợc mô tả trên toàn thế giới nhƣ sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9
Bảng 1.1. Bảng đánh giá số loài thực vật đƣợc mô tả trên toàn thế giới
Bậc phân loại
Tên thƣờng gọi
Số loài mô tả
% số loài đã đƣợc
Mô tả
Fungi
Nấm
100.800
5,80
Bryophyta
Ngành Rêu
15.000
0,90
Lycopodiophyta
Ngành Thông đất
1.275
0,07
polypodiophyta
Ngành Dƣơng Xỉ
9.500
0,50
Pinophyta
Ngành Thông

601
0,03
Magnoliophyta
Ngành Ngọc Lan
233.885
13,40

Qua số liệu ở bảng 1.1. có thể thấy thực vật ngành Ngọc Lan có số loài đƣợc
mô tả nhiều nhất trên thế giới.
1.2.1.3. Những nghiên cứu về thành phần loài
Những nghiên cứu về thành phần loài là một trong những nội dung đƣợc
tiến hành từ lâu trên thế giới. Ở Liên Xô (cũ) có nhiều công trrình nghiên cứu
của Vƣsotxki (1915), Alokhin (1904), Craxit (1972), Sennhicốp (1933),
Creepva (1978)… Nói chung theo các tác giả thì mỗi vùng sinh thái sẽ hình
thành thảm thực vật đặc trƣng, sự khác biệt của thảm này so với thảm khác
biểu hiện bởi thành phần loài, thành phần dạng sống đó, là chỉ tiêu quan trọng
trong phân loại loại hình thảm thực vật.
Ramakrishman (1981 – 1992) nghiên cứu thảm thực vật sau nƣơng rẫy ở
vùng Tây Bắc Ấn Độ đã khẳng định: Chỉ số đa rạng loài rất thấp, chỉ số loài
ƣu thế đạt cao nhất ở pha đầu của quá trình diễn thế và giảm dần qua thời gian bỏ hoá.
Long Chun và cộng sự (1993), nghiên cứu về đa dạng thực vật ở hệ sinh
thái nƣơng rẫy tại Xishuang Bana tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) đã nhận xét:
Khi nƣơng rẫy bỏ hoá đƣợc 3 năm thì có 17 họ, 21 chi, 21 loài; bỏ hoá 19
năm thì có 60 họ, 134 chi và 167 loài [53].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10
Những dẫn liệu trên ta thấy những nghiên cứu về thành phần loài của các
tác giả trên thế giới đều tập trung nghiên cứu và đánh giá thành phần loài ở một
vùng và khu vực cụ thể, phản ánh hệ thực vật đặc trƣng trong mối tƣơng quan với

điều kiện địa hình và khí hậu. Tuy vậy, số lƣợng các công trình nghiên cứu còn
chƣa nhiều, cần có những nghiên cứu cụ thể đánh giá chính xác thành phần loài
thực vật đặc trƣng của một khu vực hoặc một quốc gia.
1.2.1.4. Những nghiên cứu về thành phần dạng sống
Dạng sống của thực vật là sự biểu hiện về hình thái cấu trúc cơ thể thực
vật thích nghi với điều kiện môi trƣờng của nó, nên đã đƣợc nhiều nhà khoa
học quan tâm nghiên cứu từ rất sớm.
I.K. Patsoxki (1915) chia thảm thực vật thành 6 nhóm: Thực vật thƣờng
xanh; thực vật rụng lá vào thời kỳ bất lợi trong năm; thực vật tàn lụi phần trên
mặt đất trong thời kỳ bất lợi; thực vật tàn lụi vào thời kỳ bất lợi; thực vật có
thời kỳ sinh trƣởng và phát triển ngắn; thực vật có thời kỳ sinh trƣởng và phát
triển lâu năm. G.N. Vƣxôxki (1915) chia thực vật thảo nguyên làm 2 lớp: Lớp
cây nhiều năm và lớp cây hàng năm [42]. Trần Ngũ Phƣơng
Braun – Blanquet (1951) đánh giá cách mọc của thực vật dựa vào tính
liên tục hay đơn độc của loài đã chia thành 5 thang: Mọc lẻ; mọc thành vạt;
mọc thành dải nhỏ; mọc thành vạt lớn và mọc thành khóm lớn [1].
Cho đến nay, khi phân tích bản chất sinh thái của mỗi hệ thực vật, nhất là
hệ thực vật vùng ôn đới, ngƣời ta vẫn dùng hệ thống của Raunkiaer (1934)
[11] để sắp xếp các loài của hệ thực vật nghiên cứu vào một trong các dạng
sống đó. Cơ sở phân chia dạng sống của ông là sự khác nhau về khả năng
thích nghi của thực vật qua thời gian bất lợi trong năm. Từ tổ hợp dấu hiệu
thích nghi; Raunkiaer chỉ chọn một dấu hiệu là vị trí của chồi nằm ở đâu trên
mặt đất trong suốt thời gian bất lợi trong năm.
Raunkiaer đã chia ra 5 nhóm dạng sống cơ bản:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11
1. Nhóm cây có chồi cao trên mặt đất : Phanerophytes (Ph)
2. Nhóm cây có chồi sát mặt đất : Chamactophytes (Ch)

3. Nhóm cây có chồi nửa ẩn : Hemicryptophytes (He)
4. Nhóm cây có chồi ẩn : Criptophytes (Cr)
5. Nhóm cây sống một năm : Theophytes (Th)
Ông đã xây dựng đƣợc phổ dạng sống tiêu chuẩn (SB)
SB = 46Ph + 9Ch + 26He + 6Cr + 13Th
Qua hệ thống phân chia dạng sống của Raunkiaer có ý nghĩa quan trọng,
đảm bảo tính khoa học, dễ áp dụng. Phân tích dạng sống của Raunkiaer dựa
trên những đặc điểm cơ bản của thực vật, đó là kết quả tác động tổng hợp của
các yếu tố môi trƣờng tạo nên. Thuộc về những đặc điểm này có hình dạng
ngoài của thực vật, đặc điểm qua đông, sinh sản … Vì thế, trong nghiên cứu
của mình, tôi cũng chọn lựa phân chia dạng sống này của Raunkiaer.
Xêrêbriacốp (1964) đƣa ra bảng phân loại dạng sống mang tính chất sinh
thái học hơn của Raunkiaer. Trong bảng phân loại này, ngoài những dấu hiệu
hình thái sinh thái Xêrêbriacốp sử dụng cả những dấu hiệu nhƣ quả nhiều lần
hay một lần trong cả đời của cá thể bao gồm: Ngành, kiểu, lớp và lớp phụ.
Trong bảng phân loại này ông cũng chia ra các đơn vị nhỏ hơn là nhóm,
nhóm phụ, tổ và các dạng đặc thù.
Bảng phân loại dạng sống cây thuộc thảo đã đƣợc lập ra lần đầu tiên bởi
Canon (1911), sau đó hàng loạt bảng đã đƣợc đƣa ra. Với cây thảo, đặc điểm
phần dƣới đất đóng vai trò rất quan trọng trong phân chia rạng sống, nó biểu
thị mức độ khắc nhiệt khác nhau của môi trƣờng sống, là phần sống lâu năm
của cây. Vì thế việc sử dụng phần dƣới đất để làm tiêu chuẩn phân chia dạng
sống sẽ giúp cho ta đánh giá đúng hơn kiểu thảm, những đặc điểm đặc trƣng
của môi trƣờng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12

1.2.1.5. Những nghiên cứu về cấu trúc rừng

Cấu trúc rừng là sự sắp xếp tổ chức nội bộ của các thành phần sinh vật
trong hệ sinh thái rừng mà qua đó các loài có đặc điểm sinh thái khác nhau có
thể chung sống hài hoà và đạt tới sự ổn định tƣơng đối trong một giai đoạn
phát triển nhất định của tự nhiên. Cấu trúc của rừng vừa là kết quả, vừa là sự
thể hiện quan hệ đấu tranh và thích ứng lẫn nhau giữa các sinh vật rừng với
môi trƣờng sinh thái và giữa các sinh vật với nhau. Cấu trúc rừng bao gồm
cấu trúc sinh thái, cấu trúc hình thái và cấu trúc tuổi.
- Về cơ sở sinh thái của cấu trúc rừng
Quy luật về cấu trúc rừng là cơ sở quan trọng để nghiên cứu cấu trúc sinh
thái học, sinh thái rừng và đặc biệt xây dựng những mô hình lâm sinh cho hiệu
quả sản xuất cao. Trong nghiên cứu cấu trúc rừng ngƣời ta chia ra làm 3 loại cấu
trúc là: Cấu trúc không gian, cấu trúc thời gian và cấu trúc sinh thái. Cấu trúc
thảm thực vật là kết quả quá trình đấu tranh sinh tồn giữa thực vật với thực vật
và giữa thực vật với hoàn cảnh sống. Trên quan điểm sinh thái thì cấu trúc rừng
chính là hình thức bên ngoài phản ánh nội dung bên trong của hệ sinh thái rừng,
thực tế cấu trúc rừng nó có tính quy luật và theo trật tự của quần xã.
Các nghiên cứu về cấu trúc sinh thái của rừng mƣa nhiệt đới đã đƣợc
P.W. Richards (1952), G.N. Baur (1964), E. P. Odum (1971)… tiến hành.
Những nghiên cứu này đã nêu lên quan điểm các khái niệm và mô tả định tính
về tổ thành, dạng sống và tầng phiến của rừng.
G. N. Baur (1964) đã nghiên cứu các vẫn đề về cơ sở sinh thái nói chung
và cơ sở sinh thái học trong kinh doanh rừng nói riêng, trong đó đi sâu nghiên cứu
cấu trúc rừng, các kiểu xử lý về mặt lâm sinh áp dụng cho rừng mƣa tự nhiên. Từ
đó tác giả đƣa ra các nguyên lý tác động xử lý lâm sinh cải thiện rừng.
P.Odum (1971) đã hoàn chỉnh học thuyết về hệ sinh thái trên cơ sở thuật
ngữ hệ sinh thái (ecosystem) của Tansley (1935). Khái niệm sinh thái học
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13
đƣợc làm sáng tỏ là cở sở để nghiên cứu các nhân tố cấu trúc trên quan điểm

sinh thái học.
Công trình nghiên cứu của R. Catinot (1965), J.Plaudy (1987) đã biểu
diễn cấu trúc hình thái rừng bằng các phẫu đồ rừng, nghiên cứu các cấu trúc
sinh thái thông qua mô tả phân loại theo các khái niệm dạng sống, tầng phiến.
- Về mô tả hình thái cấu trúc rừng
Hiện tƣợng thành tầng là sự sắp xếp không gian phân bố của các thành
phần sinh vật rừng trên cả mặt bằng và theo chiều thẳng đứng. Phƣơng pháp
vẽ biểu đồ mặt cắt đứng của rừng do P. W. Richards (1952) [68] đề xƣớng và
sử dụng lần đầu tiên ở Guam đến nay vẫn là phƣơng pháp có hiệu quả để
nghiên cứu cấu trúc tầng thứ của rừng. Tuy nhiên phƣơng pháp này có nhƣợc
điểm là chỉ minh họa đƣợc cách sắp xếp theo chiều thẳng đứng của các loài
cây gỗ trong diện tích có hạn. Cusen (1953) đã khắc phục bằng cách vẽ một
giải kề bên nhau và đƣa ra một hình tƣợng về không gian 3 chiều.
P. W. Rchards (1959, 1968, 1970) đã phân biệt tổ thành rừng mƣa nhiệt đới
làm hai loại là rừng mƣa đơn ƣu có tổ thành loài cây đơn giản. Cũng theo tác giả
thì rừng mƣa có nhiều tầng (thƣờng có 3 tầng, trừ tầng cây bụi và tầng cây cỏ).
Trong rừng mƣa nhiệt đới, ngoài cây gỗ lớn, cây bụi và các loài thân thảo còn có
nhiều loại dây leo cùng nhiều thực vật phụ sinh trên thân hoặc cành cây.
Hiện nay, nhiều hệ thống phân loại thảm thực vật rừng đã dựa vào các
đặc trƣng nhƣ cấu trúc và dạng sống, độ ƣu thế, kết cấu hệ thực vật hoặc năng
xuất thảm thực vật. Ngày từ nửa đầu thế kỷ 19, Humboldt và Grisebach đã sử
dụng dạng sinh trƣởng (toàn bộ hình thái hoặc cấu trúc và trạng thái của thảm
thực vật) của các loài cây ƣu thế và kiểu môi trƣờng sống của chúng để biểu
thị các nhóm thực vật. Phƣơng pháp hình thái 1904; Raunkiaer, 1934) tiếp tục
phát triển. Raunkier đã phân chia các loài cây hình thành thảm thực vật thành
các dạng sống và các phổ sinh học (phổ sinh học là tỷ lệ phần trăm các loài
cây trong một quần xã có các dạng sống khác nhau). Tuy nhiên, nhiều nhà
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14

sinh thái học cho rằng phân loại hình thái, các phổ dạng của Raunkiaer kém ý
nghĩa hơn các dạng sinh trƣởng của Humboldt và Grisebach. Trong các
phƣơng pháp phân loại rừng dựa theo cấu trúc và dạng sống của thảm thực
vật, phƣơng pháp dựa vào hình thái bên ngoài của thảm thực vật đƣợc sử
dụng nhiều nhất.
Kaft (1984) lần đầu tiên đƣa ra hệ thống phân cấp rừng, ông chia cây rừng
thành 5 cấp dựa vào khả năng sinh trƣởng, kích thƣớc và chất lƣợng cây rừng.
Phân cấp của Kaft phản ánh đƣợc tình hình phân hoá cây rừng, tiêu chuẩn
phân cấp rõ ràng, đơn giản và dễ áp dụng nhƣng chỉ phù hợp với rừng thuần
loài đều tuổi. Việc phân cấp cây rừng cho rừng tự nhiên hỗn loài nhiệt đới là
một vẫn đề phức tạp, cho đến nay vẫn chƣa có tác giả nào đƣa ra phƣơng án
phân cấp cây rừng cho rừng nhiệt đới tự nhiên đƣợc chấp nhận rộng rãi.
Nhƣ vậy, hầu hết các tác giả khi nghiên cứu về tầng thứ thƣờng đƣa ra
những nhận xét mang tính định tính, việc phân chia tầng thứ theo chiều cao
mang tính cơ giới nên chƣa phản ánh đƣợc sự phân tầng của rừng nhiệt đới.
- Nghiên cứu định lượng cấu trúc rừng
Việc nghiên cứu cấu trúc rừng đã có từ lâu và đƣợc chuyển dần từ mô tả
định tính sang định lƣợng với sự hỗ trợ của thống kê toán học và tin học,
trong đó việc mô hình hoá cấu trúc rừng, xác lập mối quan hệ giữa các nhân
tố cấu trúc rừng đã đƣợc nhiều tác giả nghiên cứu có kết quả. Vấn đề về cấu
trúc không gian và thời gian của rừng đƣợc các tác giả tập trung nghiên cứu
nhiều nhất. Có thể kể đến một số tác giả tiêu biểu nhƣ: Rollet B (1971), Brung
(1970), Loeth etal (1967)… rất nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu cấu trúc
không gian và thời gian của rừng theo hƣớng định lƣợng và dùng các mô hình
toán để mô phóng các quy luật cấu trúc (dẫn theo Trần Văn Con, 2001).
Rollet. B(1971) đã mô tả mối quan hệ giữa chiều cao và đƣờng kính bằng các
hàm hồi qui, phân bố đƣờng kính bằng các dạng phân bố xác suất. Nhiều tác

×