Đề cương ôn tập sử 7
1-Các mốc lịch sử
a)Lịch sử Việt Nam
stt Năm Sự kiện
1 938 Chiến thắng Bạch Đằng
2 939 Ngô Quyền lên ngôi vua
3 944 Ngô Quyền mất
4 950
Ngô Xương Văn lật đổ Dương Tam Kha giành lại ngôi vua
5 965 Ngô Xương Văn chết
6 968 loạn 12 sứ quân
7 968 Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước, lên
ngôi vua
8 Mùa xuân 970 Vua Đinh đặt niên hiệu là Thái Bình
9 979 Lê Hoàn lên ngôi vua
10 981 Lê Hoàn đánh bại quân xâm lược Tống
11 1005 Lê Hoàn mất Lê Long Lĩnh lên ngôi
12 1009 Nhà Lý thành lập
13 1010 Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long
14 1042 Nhà Lý ban hành bộ luật Hình Thư
15 1054 Nhà LÝ đổi tên nước là Đại Việt
16 1070 Nhà Lý lập Văn Miếu thờ Khổng Tử
17 1075 Nhà Lý mở khoa thi đầu tiên; Giai đoạn 1 kháng chiến
chống Tống
18 1076 Lập Quốc Tử Giám ở kinh đô
19 1076-1077 Giai đoạn 2 kháng chiến chống Tống
20 Mùa xuân
1077
Lý Thường Kiệt lãnh đạo kháng chiến chống Tống thắng
lợi
21 1226 Trần Cảnh lên ngôi vua
22 1230 Ban hành Quốc triều hình luật
23 1400 Nhà Trần thành lập
36
2-Các trận đánh lớn
a) Kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn
Năm 981, Hầu Nhân Bảo chỉ huy 2 đạo quân tiến đánh nước ta. Lê Hoàn
trực tiếp chỉ huy cuộc kháng chiến. Ông cho đóng cọc ở cửa sông Bạch Đằng,
tổ chức trận đánh ở đó và đánh bại quân thuỷ. Do không kết hợp được với
quân thuỷ nên quân bộ bị tổn thất nặng , bị ta chặn đánh quyết liệt nên chúng
buộc phai rút lui. Cuộc kháng chiến giành thắng lợi.
Đây là cuộc kháng chiến ngoại xâm của chính quyền non trẻ. Thắng lơi
này không những biểu thị ý chí quyết tâm chống ngoại xâm của nhân dân ta,
mà còn chứng tỏ một bước phát triển của đất nước và khả năng bảo vệ độc lập
dân tộc của Đai Cồ Việt.
b) Kháng chiến chống Tống của Lý Thường Kiệt
+ Giai đoạn 1
Tháng 10 – 1975, Lý Thường Kiệt và Tông Đản chỉ huy hơn 10 vạn quân
chia làm 2 đạo quân tấn công vào đất Tống.Quân bộ đánh vào Ung Châu, quân
thuỷ đánh vào Khâm Châu, Liêm Châu. Cuộc chiến đấu ở Ung Châu là ác liệt
nhất.Sau khi tiêu diệt các căn cứ tập kết quân, phá các kho tàng của giặc Lý
Thường Kiệt cho quân bao vây thành Ung Châu rồi rút quân chuẩn bị phòng
tuyến chặn địch ở trong nước
Trận tập kích này đã đánh môt đòn phủ đầu, làm hoang mang quân Tống,
đẩy chúng vào thế bị động.
+ Giai đoạn 2
Tháng 1- 1077,quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy tiến đánh nước ta.Quân
nhà Lý đánh những trận nhỏ nhằm cản bước tiến của chúng. Khi tiến đến bờ
Bắc sông Như Nguyệt chúng bị chặn lại bởi phòng tuyến vững chắc của ta.
Quách Quỳ hạ lệnh đóng quân bên bờ Bắc chờ quân thuỷ đến.
Đợi mãi không thấy quân thuỷ đến, quân Tống bắc cầu phao, đóng bè lớn
đánh vào phòng tuyến của ta. Quân ta kịp thời phản công mãnh liệt đẩy chúng
về bờ Bắc.Thất vọng, Quách Quỳ chuyển sang phòng ngự,quân sĩ ngày một
chán nản.Cuối xuân 1077,Lý Thường Kiệt cho tấn công địch. Đang đêm ta bất
ngờ tấn công vào trại giặc.Quân Tống thua to lâm vào tình thế khó khăn.
Ý nghĩa:-Bảo vệ nền độc lập dân tộc
-Đập tan âm mưu quân Tống
- Là thắng lợi vẻ vang, tuyệt vời trong lịch sử chống ngoại xâm
c)Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên
+ Lần thứ nhất
• Âm mưu xâm lược Đại Việt của Mông Cổ
Đầu Tkỉ XII nhà nước Mông Cổ thành lập đã tiến hành
xâm lược nhiều nước
Quân Mông Cổ quyết định tấn công nước Nam Tống
Chúng tấn công Đại Việt để làm bàn đạp để đánh chiếm Nam Tống
Chúng cho sứ giả đưa thư đe doạ và dụ vua Trần hàng
• Nhà Trần chuẩn bị kháng chiến
Ban lệnh cả nước sắm sửa vũ khí, thành lập đội dân binh ngày đêm
luyện tập sẵn sàng đánh giặc
• Diễn biến
-1-1258, 3 vạn quân Mông Cổ do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy tiến
vào xâm lược nước ta
-TA chặn đánh địch ở vùng biên giới , đặc biệt là trân ở Bình Lệ
Nguyên sau đó lui quân về kinh thành Thăng Long rồi lui về Thiên Mạc
- Nhân dân Thăng Long thực hiên “Vườn không nhà trống”
- Quân giặc gặp khó khăn vì thiếu lương thực
- Quân đội nhà Trần mở cuộc phản công lớn ở Đông Bộ Đầu
- 29 – 1- 1258,quân Mông Cổ rút ra khỏi THăng Long, quân ta tổ
chức truy kích, đặc biệt là trận đánh ở Tuy Hoá (Lào Cai)
Cuộc kháng chiến giành thắng lợi
+ Lần thứ hai
• Âm mưu xâm lược Champa và Đại Việt của nhà Nguyên
-Thôn tính các nước ở phía nam Trung Quốc
- Chúng xâm lược Champa trước
-1283, quân Nguyên do Toa Đô chỉ huy tấn công Champa
- Toa Đô chiếm được phía bắc Champa
• Nhà Trần chuẩn bị kháng chiến
- Triêu tập hội nghị Bình Than để bàn kế đánh giặc
- Cử Trần Quốc Tuấn làm tổng chỉ huy cuộc kháng chiến
- Đầu 1228, mở hội nghị Diên Hồng
- Nhà Trần tổ chức cuọc tập trận lớn, cả nước sẵn sàng đánh
giặc. Quân sĩ thích vào tay hai chữ “Sát thát”
• Diễn biến và kết quả
-Cuối tháng 1-1258, 50 vạn quân Nguyên do Thoán Hoan chỉ
huy tấn công Đai Việt
- Ta tổ chức lui quân về Van Kiếp
→
Thăng Long
→
Thiên Trường
- Nhân dân Thăng Long thực hiên “Vườn không nhà trống”
- Quân đội nhà Trần rơi vào tình thế khó khăn, Trần Quốc Tuấn
rút lui để củng cố lực lượng
- Quân giặc lầm vào tình thế khó khăn vì thiếu lương thực
- 5-1285,quân Trần tổ chức phản công, thắng lớn ở Tây Kết,
Hàm Tử,Chương Dương
- Ta tổ chức chặn đánh địch ở nhiều nơi
Cuộc kháng chiến giành thắng lợi
+ Lần thứ ba
• Âm mưu và kế hoạch của nhà Nguyên
- Đình chỉ cuộc xâm lược Nhật Bản, tập trung lực lượng xâm
lược Đại Việt
- Huy động 30 vạn quân nhiều danh tướng,hàng trăm chiến
thuyền, 1 vạn thuyền lương
Nhà Trần khẩn trương chuẩn bị đánh giặc
• Diễn biến
- 12/1287, quân Nguyên tiến vào xâm lược nước ta. Quân
bộ do Thoát Hoan chỉ huy đánh vào Lạng Sơn, Bắc Giang
→
chiếm đóng ở Vạn Kiếp
- Đoàn thuyền chiến do Ô Mã Nhi chỉ huy theo đường biển
ngược sông Bạch Đằng kéo đến Vạn Kiếp
→
hội quân
• Trận Vân Đồn
***Hoàn cảnh
- Đoàn thuyền chiến của giặc tiến vào Vạn Kiếp. Đoàn
thuyền lương vẫn ở vùng cửa biển.
- Trần khánh Dư tổ chức bố trí mai phục ở Vân Đồn
***Diễn biến, kết quả
- Đoàn thuyền lương của giặc tiến qua Vân Đồn đã bị quân
của Trần Khánh Dư đổ ra đánh dữ dội, phần lớn thuyền nị
đắm , số còn lại bị quân Trần chiếm.
• Chiến thắng Bạch Đằng
- Cuối tháng 1/1285, quân giặc tiến vào chiếm ddongs
Thăng Long
- Nhân dân Thăng Long thực hiên “Vườn không nhà trống”
- Nhân dân tổ chức đánh giặc ở nhiều nơi làm cho quân giặc
rơi vào tình thế cạn kiệt lương thực
- Nhà Trần quyết định mở cuộc phản công và tiến hành mai
phục ở cửa sông Bạch Đằng
- 4-1288, đoàn thuyền chiến của giặc rút về nước theo
đường thuỷ ra cửa Bạch Đằng tiến gần bãi cọc
- Ta nhử quân địch vào trân địa khi nước thuỷ triều rút ta bắt
đầu xông ra tiêu diệt giặc
Ta đã tiêu diệt toàn bộ cánh quân thuỷ. Ô Mã Nhi bị bắt sống.
Quân bộ của giặc cũng bị ta tổ chức truy kích
d)Nguyên nhân thắng lợi
- Tất cả các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia kháng chiến
- Nhà Trần chuẩn bị chu đáo về mọi mặt cho các cuộc kháng chiến.
Quan tâm chăm lo tới nhân dân, giải quyêt những mối bất hoà trong nội bộ
triều đình xây dựng khối đoàn kết
- Sự chỉ huy tài giỏi triều đình, đặc biệt là vai trò của Trần Quốc Tuấn
- Chiến lược chiến thuật đúng đắn,sáng tạo của bộ chỉ huy
- Tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân đặc biệt là
của quân đội
e) Ý nghĩa lịch sử
- Đập tan tham vọng và âm mưu xâm lược Đại Việt của quân Mông
Nguyên
- Bảo vệ được độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ dân tộc
- Khẳng định sức mạnh nâng cao lòng tự hào dân tộc
- Góp phần xây đắp truyền thống dân tộc
- Để lại bài học vô cùng quý giá về sự củng cố khối đoàn kết toàn dân,
sự quan tâm của nhà nước đối với toàn dân
- Thắng lơi đã ngăn chặn cuộc xâm lược của quân Nguyên đối với Nhật
Bản và các nước phương nam
3-Lịch sử Việt Nam
Nhà Đinh - Tiền Lê
☻Nhà Đinh xây dựng đất nước
٭Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế (Đinh Tiên Hoàng). Đặt
tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư (Ninh Binh).Niên hiệu là Thái
Bình.Sai sứ sang giao hảo với nhà Tống
٭Phong vương cho các con, cử các tướng lĩnh nắm giữ các chức vụ
chủ chốt. Xây dựng cung điện, đúc tiền, dùng hình phạt khắc nghiệt đối với
những kẻ phạm tội
☻Tổ chức chính quyền thời Tiền Lê
♣Sự thành lập nhà Tiền Lê
٭Năm 979, Đinh Tiên Hoàng bị ám hại.Triều đình rối loạn
٭Nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta
٭CÁc tướng lĩnh suy tôn Lê Hoàn lên làm vua
☻Sơ đồ bộ máy triều đình trung ương
Vua
Thái sư Đại sư
Quan văn Quan võ
☻Hành chính
10 lộ
Phủ Châu
☻Quân đội
10 đạo: gồm hai bộ phận là - Cấm quân
- Quân địa phương
☻Nông nghiệp
- Ruộng đất thuộc sở hữu của làng xã, nhân dân chia ruộng đều cho
nhau để cày cấy,nộp thuế, đi lính và làm lao dịch
- Vua tổ chức lễ cày tịch điền
Tác dụng; + khuyến khích nông nghiệp
+ đề cao nông nghiệp
+ cầu mưa thuận gió hoà
- Khai khẩn đất hoang được mở rộng
- Đào vét kênh ngòi
● Kết quả: Nông nghiệp ngày càng ổn định và bước đầu phát triển
☻Thủ công nghiệp
- Xây dựng một số xưởng thủ công nhà nước, tập trung nhiều thợ
khéo tay trong nước
- Các nghề thủ công cổ truyền vẫn tiếp tục phát triển
☻Thương nghiệp
- Đúc tiền đồng để lưu thông trong nước
- Thuyền buôn nước ngoài đến Đại Cồ Việt buôn bán
- Nhiều trung tâm buôn bán và chợ làng quê được hình thành
- Quan hệ Việt - Tống được thiết lập
☻ Xã hội
- Giai cấp thống trị: vua, quan văn, quan võ, một số nhà sư
- Giai cấp bị trị: nông dân, thợ thủ công, người làm buôn bán nhỏ,
một số ít địa chủ và nô tì
☻Văn hoá
- Giáo dục chưa phát triển
- Một số nhà sư mở lớp trong chùa
- Đạo phật được truyền bá rộng rãi. Các nhà sư được nhà nước và
nhân dân quý trọng
- Chùa được xây đựng ở nhiều nơi
- Vă hoá dân gian tiếp tục phát triển
Nhà Lý
☻Sự thành lập nhà Lý
- Năm 1009, Lê Long lĩnh mất.Triều đình tôn Lý Công Uẩn lên làm vua
- Năm 1010, Lý Công Uẩn dời đô tư Hoa Lư về Đại La và đổi tên là
Thăng Long
- Kinh đô Thăng Long phát triển thành đô thị sầm uất
- Năm 1054, nhà Lý đổi tên nước là Đại Việt
☻Tổ chức chính quyền trung ương
Vua
Các đại thần
Quan văn Quan võ
☻Hành chính
24 lộ
↓
Phủ
↓
Huyện
↓
Hương,xã
☻Luật pháp
Năm 1042, nhà Lý ban hành bộ luật hình thư. Đây là bộ luật thành văn
đầu tiên của nước ta
☻Quân đội
♣ Gồm hai bộ phận:+ Cấm quân
+ Quân địa phương
♣Thi hành chính sách “ Ngụ binh ư nông ”
♣ Quân độ gồm: + Bộ binh
+ Thuỷ binh
được huấn luyện chu đáo
♣ Ban chức tước gả công chúa cho các tù trưởng dân tộc
→
xây
dựng khối đoàn kết dân tộc
♣ Quan hệ bình đẳng với các nước láng giềng
☻Sự chuyển biến của nghành nông nghiệp
♣ Ruộng đất thuộc sở hữu của nhà vua, do nông dân canh tác
Hằng năm vua Lý về các địa phương tổ chức lễ cày tịch điền
♣ Những chính sách đối với nông nghiệp:
+ Khuyến khích khai hoang
+ Tích cực làm thuỷ lợi
+ Ban hành luật cấm giết hại trâu bò
♣ Kết quả
Nhiều năm mùa mang bội thu
☻Thủ công nghiệp
+ Nghề chăn tằm, ươm tơ, dệt lụa, làm đồ gốm, xây dựng phát triển
+ Nghề làm đồ gốm, trang sức, làm giấy, nghề in, đúc đồng, rèn sắt,
được mở rộng
+ Có những công trình nổi tiếng; Chuông Quy Điền, Vạc Phổ
Minh,Tháp Báo Thiên…
☻Thương nghiệp
+ Trao đổi trong và ngoài nước được mở mang
+ Trung tâm buôn bán với người nước ngoài là cảng Vân Đồn
+ Lập nhiều khu chợ ở biên giới
☻Giai cấp thống trị: Vua, quan, địa chủ, hoảng tử, công chúa,
☻ Giai cấp bị trị:
+ Nông dân chiếm số đông trong xã hội, là lượng sản xuất chủ yếu
của xã hội. Họ phải đóng nộp tô thuế.
+ Thợ thủ công và người buôn bán: có nghĩa vụ nộp thuế cho vua
+ Nô tì là tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội
☻ Giáo dục
+ Năm 1070, nhà Lý xây dựng Văn Miếu
Năm 1075, Nhà lý mở khoa thi đầu tiên
Năm 1076, Quốc tử giám xây dựng-Trường đại học đầu tiên của VN
+ Nhà Lý quan tâm đến việc giáo dục nhưng chế độ thi chưa nề nếp,
qui củ,chỉ khi nào nhà nước cần tuyển chọn nhân tài mới mở khoa thi
☻Văn hoá
+ Văn học chữ Hán bắt đầu phát triển
♣ Đạo phật được sùng bái
♣ Văn hoá dângian phát triển mạnh
♣ Kiến trúc điêu khắc có nhiều công trình độc đáo, kinh đô lớn: Chùa
Một Cột, Tháp Báo Thiên,,,,
♣ Trình độ điêu khắc tinh xảo,phong cách nghệ thuật độc đáo,linh
hoạt đã xây dựng một nền văn hoá riêng biệt của Thăng Long
Nhà Trần
☻ Nhà Trần thành lập
+ Cuối thế kỉ Xll, nhà Lý ngày càng suy yếu, chính quyền không chăm
lo đến đời sống nhân dân
+ Lụt lội, hạn hán mất mùa thường xuyên xảy ra
→
dân chúng cực khổ
+ ở nhiều nơi, dân nghèo nổi dậy dấu tranh, một số thế lực phong
kiến địa phương nổi dậy quậy phá
+ Nhà Lý dựa vào thế lực họ Trần. Đấu năm 1226, Trần Cảnh lên ngôi
vua
→
Nhà Trần thành lập
☻Tổ chức chính quyền
+ Tổ chức theo chế độ quân chủ trung ương tâp quyền
+ Đứng đầu nhà nước là vua, thực hiện chế độ Thái Thương Hoàng
Vua
Đại thần
Quan văn Quan võ
Khuyến nông sứ, hà đê sứ, đồn điền sứ
+ Đặt thêm một số cơ quan; Quốc sử viện, Thái y viện, Tôn thân phủ
☻Hành chính và chính quyền địa phương
12 lộ ( chánh, phó An phủ sứ)
↓
Phủ ( tri phủ)
↓
Châu, huyện(tri châu, tri huyện)
↓
Xã (xã quan)
☻Pháp luật thời Trần
- Ban hành bộ luật Quôc triều hình luật
- Cơ bản pháp luật giống thời Lý nhưng được bổ sung thêm: Xác
nhận và bảo vệ quyền tư hữu tài sản
- Đặt cơ quan Thẩm hình viện.Nhà vua để chuông lớn ở thềm điện
Long Trì để cho dân đến kêu oan
Stt Tên cuộc khởi nghĩa Thời gian Địa điểm
1 Ngô Bệ Đầu 1344 Hải Dương
2 Ng Thanh Ng Kị 1379 Thanh Hoá
3 Phạm Sư Ôn 1390 Quốc OAi
4 Ng Nhữ Cái 1399 Sơn Tây
5 Nguyễn Bổ 1374 Bắc Giang
Những cải cách của Hồ Quý Ly