Tải bản đầy đủ (.ppt) (20 trang)

Sinh truong thuc vat

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 20 trang )



MÔN: SINH HỌC 11
Giáo viên: Hồ Văn Hoàn
Trường THPT Bán Công Thanh Hà


Bài 34
CHƯƠNG III: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
A - SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT


I/ Khái niệm
Quan sát ví dụ về hiện tượng sinh trưởng ở thực
vật.


Sinh trưởng của sinh vật là quá trình tăng về
kích thước của cơ thể do tăng số lượng và kích
thước của tế bào.
Ví dụ: Cây mạ non cao 5 cm sau 1 tuần cao 15 cm.
Em hãy nhận xét
về sự thay đổi
kích thước của cây?
Sinh trưởng ở thực vật là gì ?


II/ Sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp
1. Các mô phân sinh





Mô phân sinh là gì ?
Có mấy loại mô phân sinh ? đó là những
loại nào ?


Mô phân
sinh đỉnh
Mô phân
sinh bên
Mô phân
sinh lóng
Vị trí
Chức
năng
Loại
thực vật
Phiếu học tập: Tìm hiểu các loại mô phân sinh


2. Sinh trưởng sơ cấp
∇ Quan sát hình 34.2 và chỉ rõ vị trí và kết quả của
quá trình sinh trưởng sơ cấp của thân?


∇ Sinh trưởng sơ cấp là gì?
Là quá trình sinh trưởng làm tăng chiều dài của
thân và rễ do hoạt động nguyên phân của mô phân
sinh đỉnh ở cây 1 lá mầm và cây 2 lá mầm.



3. Sinh trưởng thứ cấp
∇ Quan sát hình 34.3 và trả lời câu lệnh:
- Sinh trưởng thứ cấp là hoạt động của mô phân sinh
nào?
- Cây 1 lá mầm hay cây 2 lá mầm có sinh trưởng thứ
cấp và kết quả của kiểu sinh trưởng đó là gì?
- Lớp tế bào ngoài cùng (bần) của vỏ cây thân gỗ
được sinh ra từ đâu?


Cây thân gỗ lâu năm sinh trưởng thứ cấp tạo
ra một lượng lớn gỗ và các lớp bần bên ngoài gọi là
vỏ.
a. Khái niệm
Sinh trưởng thứ cấp là kết quả của sự phân
bào của các mô phân sinh bên làm gia tăng chu vi
của cây.
Hai mô phân sinh bên bao gồm tầng phát sinh
mạch và tầng phát sinh vỏ.


Vì sao những cây 1 lá mầm như ngô, lúa …
thân thường có tiết diện nhỏ ?
Vì sao những cây 1 lá mầm thường sinh
trưởng nhanh hơn cây 2 lá mầm ?


b. Cấu tạo cây thân gỗ

∇ Quan sát hình 34.4 SGK xác định thành phần vị trí
các lớp của cây thân gỗ ?
Chức năng của từng lớp ?
- Lớp bần (vỏ) bao quanh thân
- Gỗ lõi (ròng) màu sẫm nằm ở trung tâm của thân,
gồm các lớp tế bào mạch gỗ thứ cấp già, vận chuyển
nước và muối khoáng thời gian ngắn.
- Gỗ dác màu sáng nằm kế tiếp gỗ lõi gồm các lớp
mạch gỗ thứ cấp trẻ vận chuyển nước và ion khoáng
chủ yếu.


* Vòng gỗ hàng năm
Tại sao vòng gỗ hàng năm có màu sắc, độ dày
khác nhau ?
Vòng gỗ hàng năm cho ta biết được điều
gì ?
Vòng gỗ hàng năm là gì?


4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng
a. Nhân tố bên trong
- Đặc điểm di truyền
- Thời kỳ sinh trưởng
- Hoocmôn thực vật điều tiết tốc độ sinh trưởng của cây
b. Các nhân tố bên ngoài
- Nhiệt độ: ảnh hưởng nhiều tới sinh trưởng của thực
vật. Tuỳ từng loại cây có nhiệt độ thích hợp khác nhau.
- Hàm lượng nước: Sinh trưởng của thực vật phụ thuộc
vào độ no nước của các tế bào mô phân sinh.

- Ánh sáng: ảnh hưởng đến sinh trưởng qua quang hợp.
biến đổi hình thái.


CỦNG CỐ BÀI HỌC
Hoàn thành trắc nghiệm
1. Sinh trưởng sơ cấp là hình thức sinh trưởng của:
a. Mô phân sinh làm cho cây cao lên
b. Tầng sinh mạch làm cho cây tăng về chiều ngang
c. Tầng sinh mạch và tầng sinh bần
d. Tầng sinh bần


2. Sinh trưởng thứ cấp là do sự phân chia tế bào của:
b. Mô phân sinh bên để tăng chu vi của cây
a. Mô phân sinh đỉnh ở thân và rễ
c. Tầng sinh mạch
d. Tầng sinh bần


HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Học bài và trả lời các câu hỏi trong sách giáo
khoa
- Đọc mục “ em có biết ”
- Ôn tập lại kiến thức về hoocmôn.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×