Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Tập san tìm hiểu lĩnh vực y tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (278.96 KB, 11 trang )

Tập san công nghệ 10: Tìm hiểu lĩnh vực y tế
Đặt vấn đề
Ngày nay, do nhu cầu bảo vệ và chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng tăng
nhanh khiến cho ngành chăm sóc sức khỏe ngày càng thịnh hành. Một nghề tối quan
trọng trong ngành chăm sóc sức khỏe đó chính là nghề dược. Luôn bận rộn với những
viên thuốc, những chế phẩm dược học phục vụ cho sức khỏe con người, nghề dược luôn
là một nghề cao quý trong xã hội từ trước đến nay.
Tiề m năng của nghề dược khi nhu cầu chăm sức khỏe tăng nhanh
Thế kỷ XXI này trên thế giới đã chứng kiến sự phát triển rất mạnh của ngành dược.
Tại Việt Nam, đây cũng là một nghề đầy triển vọng. Tới năm 2010, nước ta phấn đấu
tăng gấp khoảng 2 lần số dược sĩ so với hiện nay. Do số trường đào tạo nghề dược ở nước
ta không nhiều nên bạn sẽ tránh được việc cạnh tranh quá gắt gao. Thu nhập trung bình
của dược sĩ tương đối cao, cơ hội làm việc phong phú. Đây là một nghề rất linh hoạt, có
nhiều cơ hội để tự khẳng định mình, phát triển khả năng kinh doanh, công việc nhẹ nhàng
và tao nhã.
Đa phần các công việc trong ngành dược khá nhẹ nhàng, dành nhiều thời gian trong
phòng thí nghiệm hoặc quầy thuốc, ít phải đi lại, khá phù hợp với phái nữ. Tuy nhiên,
cũng như trong ngành y, công việc trong ngành dược đòi hỏi chính xác cao độ. Sự nhầm
lẫn trong bất cứ giai đoạn nào đều rất nguy hiểm cho người sử dụng thuốc.Việc nghiên
cứu, sản xuất thuốc đòi hỏi thời gian lâu dài.
Nghề dược là gì?
Hiểu một cách đơn giản, nghề dược là nghề liên quan đến dược phẩm (thuốc), được
phân thành nhiều lĩnh vực như: nghiên cứu, sản xuất, lưu thông phân phối, đảm bảo chất
lượng, quản lý dược, hướng dẫn sử dụng thuốc cho mọi người… Dược học dựa trên
nhiều ngành khoa học khác nhau, trong đó cơ bản nhất là hóa học và sinh học - hai ngành
trọng yếu mà người ta dùng kiến thức của nó để bào chế ra các dược phẩm phục vụ cho
sức khỏe con người.
Công việc của dược sĩ:
• Phân phối thuốc theo đơn bác sỹ hay người hành nghề y kê và cung cấp thông
tin cho bệnh nhân về thuốc và cách dùng.
• Tư vấn cho bác sỹ và những người hành nghề y về sự lựa chọn, liều lượng, tác


dụng và tác dụng phụ của các loại thuốc. Đồng thời, giám sát tình trạng sức khỏe
và biến chuyển của bệnh nhân phản ứng với phương pháp điều trị dùng thuốc để
đảo đảm tính an toàn và hiệu quả trong việc sử dụng loại thuốc.
• Điều chế dược phẩm. Việc trộn lẫn các thành phần để tạo ra thuốc bột, thuốc
viên, thuốc con nhộng, thuốc mỡ, dung dịch là một phần nhỏ trong công việc của
người dược sỹ, vì hầu hết thuốc được sản xuất bởi các công ty dược phẩm với
một tiêu chuẩn nhất định về liều lượng và quy trình phân phối dược phẩm.
ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT
Thực hiện: Tổ 2 - Lớp 10A4 - Trường THPT Thạch Thất
Trang 1/11
Tập san công nghệ 10: Tìm hiểu lĩnh vực y tế
Phù hợp với doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm. Có thể quản lý được số lượng
thuốc nhập vào, xuất ra trong kỳ; theo dõi được chi tiết các loại thuốc theo lô, theo hạn sử
dụng, cảnh báo được thời hạn và chi tiết theo loại thuốc và hãng sản xuất. Theo dõi được
số lượng thuốc của từng loại, từng lô, từng hãng sản xuất tại thời điểm xuất bán còn tồn
bao nhiêu. Hệ thống xây dựng với kết cấu mở, có khả năng mở rộng, phát triển trong
tương lai. Cơ chế bảo mật tin cậy, phân quyền quản lý theo từng chức năng, tuỳ thuộc
vào mô hình quản lý của doanh nghiệp. Có thể thực hiện phân quyền tới từng nhân viên
quản lý.
Điều kiện thành lập công ty kinh doanh dược phẩm
1. Thuốc là một sản phẩm đặc biệt, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người, kinh
doanh dược phẩm thuốc loại hình kinh doanh có điều kiện; Vì vậy doanh nghiệp phải
thành lập công ty TNHH hoặc cổ phần, ngoài ra còn phải thực hiện các quy định của Luật
Dược năm 2005, Nghị định 79/ 2006/NĐ-CP ngày 9-8-2006 và thông tư, Quyết định chỉ
thị của Bộ y tế sẽ được cơ quan quản lý về y tế cấp tỉnh cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện
kinh doanh thuốc (GCNĐĐKKDT).
2. Điều kiện cấp giấy chứng nhận ĐĐKKDT.
• Người quản lý chuyên môn về dược là dược sỹ đại học đã được cơ quan y tế
có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề dược phù hợp với loại hình kinh doanh
được quyết định tại điều 15 Nghị định 79/2006/NĐ-CP.

• Cơ sở vật chất kỹ thuật và nhân sự phải đạt tiêu chuẩn thực hành tốt phân phối
thuốc (Good Distribution Practices) gọi tắt là GDP bao gồm 17 quy trình chuẩn
do Bộ Y tế quy định và được cơ quan quản lý Nhà nước cấp có thẩm quyền thẩm
định và chứng nhận được quy định tại điều 22 Nghị định 79/2006/NĐ-CP và
Quyết định 12/2007/ QĐ-BYT; Chỉ thị số 2313/QNĐ/CN của Bộ Y tế.
3. Trình tự - thủ tục.
• Hoàn chỉnh hồ sơ gửi Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh/thành phố để được thành lập
công ty và cấp đăng ký kinh doanh kèm theo con dấu mã số thuế.
• Hồ sơ gửi Sở Y tế tỉnh/thành phố đề nghị kiểm tra, thẩm định, cấp chứng
nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc và đạt tiêu chuẩn GDP, gồm: + 17 quy trình
chuẩn GDP. + Doanh mục kiểm tra “thực hành tốt phân phối thuốc”.
4. Để tìm hiểu chi tiết bạn có thể tra cứu trên các website của Bộ Y tế, Cục Quản lý
dược Việt Nam hoặc Văn phòng Luật sư chuyên sâu luật pháp về y tế sẽ được hướng dẫn
tư vấn đầy đủ.
HIỆN TRẠNG KINH DOANH THUỐC Ở VIỆT NAM
Hiện nay, cả nước ta có gần 40.000 cở sở bán lẻ thuốc, mỗi điểm trung bình phục vụ
2000 người dân và tập trung tại các thành phố lớn. Riêng TP.Hồ Chí Minh đã có gần
4000 nhà thuốc tư nhân và ở Hà Nội con số này là hơn 1000. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là
số lượng dược sĩ trong nước liệu có đủ để đứng ra kinh doanh bán lẻ như số lượng nhà
thuốc thống kê được?
Thực hiện: Tổ 2 - Lớp 10A4 - Trường THPT Thạch Thất
Trang 2/11
Tập san công nghệ 10: Tìm hiểu lĩnh vực y tế
Hay sự thật không ít hiệu thuốc mở ra nhưng người bán thuốc chỉ là dược tá, dược sĩ
trung học và tình trạng bán thuốc theo nhu cầu của người mua cũng hết sức phổ biến.
Thực tế khảo sát gần 80% người dân khi có bệnh sẽ đến hiệu thuốc bán lẻ bất kỳ kê khai
triệu chứng và yêu cầu mua thuốc điều trị mà không theo toa thuốc chỉ định nào của bác
sĩ. Việc tìm thấy các phòng mạch bác sĩ tư tự ý đứng ra bán thuốc cũng không phải là quá
khó dù qui định “Bác sĩ không được mở nhà thuốc cũng như dược sĩ không được mở
phòng mạch” thì ai cũng hiểu. Hiện tượng kinh doanh thuốc nhập lậu, không nguồn gốc,

không được phép lưu hành, v.v cũng rất phổ biến, phát sinh tiêu cực về mặt kinh tế,
không chỉ ngành dược mà còn ảnh hưởng đến toàn xã hội. Đó là câu chuyện của ngày
hôm qua.
Trước tình hình rối ren đó, những quy định chặt chẽ được đặt ra với định hướng đến
năm 2010, hệ thống sản xuất lưu thông phân phối thuốc của Việt nam phải đạt các tiêu
chuẩn thực hành tốt (GPS) nhằm “chữa trị” kịp thời các vấn nạn trong ngành. Riêng hệ
thống nhà thuốc trên cả nước phải đạt chuẩn GPP - “Thực hành tốt nhà thuốc” kể từ
01/01/2011 theo Quyết định số 11/2007/QĐ-BYT. Theo đó, GPP là tiêu chuẩn “Thực
hành tốt nhà thuốc”, bao gồm các nguyên tắc cơ bản về chuyên môn và đạo đức trong
thực hành nghề nghiệp tại nhà thuốc (nguyên tắc quản lý và tiêu chuẩn kỹ thuật) để bảo
đảm việc sử dụng thuốc được chất lượng, hiệu quả và an toàn. Người bệnh sẽ được mua
thuốc có nguồn gốc rõ ràng, đạt tiêu chuẩn chất lượng trong điều kiện bảo quản theo quy
định cũng như hưởng các dịch vụ chăm sóc: được tư vấn miễn phí, cung cấp thông tin
đầy đủ để sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả. Điều này sẽ từng bước khắc phục
thói quen tự kê đơn điều trị của người bệnh, rút ngắn thời gian điều trị và giảm thiểu chi
phí chữa bệnh. Việc áp dụng tiêu chuẩn GPP sẽ lặp lại trật tự kinh doanh, tạo sự công
bằng và kiện toàn hệ thống phân phối bán lẻ cũng như tăng cường khả năng chăm sóc sức
khỏe cộng đồng của ngành. Đó là câu chuyện của tương lai khi chúng ta cảm nhận được
những ích lợi mà chuẩn GPP mang lại cho hệ thống phân phối thuốc. Còn câu chuyện của
hôm nay, hàng nghìn nhà thuôc bán lẻ sẽ đi về đâu và cần làm gì trước những quy định
chặt chẽ của chuẩn GPP đối với nhà thuốc mà thời hạn thực hiện cũng chẳng còn nhiều?
Mặc dù theo số lượng thống kê, nhà thuốc đạt chuẩn đến nay còn ít, nhưng nói như
vậy không có nghĩa rằng việc thực thi chuẩn GPP là quá khó vì hiện nay cũng có tồn tại
một số chuỗi nhà thuốc GPP được thành lập một cách hệ thống như Eco, Vphano, Mỹ
Châu,v.v. nổi bật hơn cả là Công ty Dược Sài Gòn (Sapharco). Như một đầu tàu trong
Thực hiện: Tổ 2 - Lớp 10A4 - Trường THPT Thạch Thất
Trang 3/11
Tập san công nghệ 10: Tìm hiểu lĩnh vực y tế
ngành dược phẩm, Sapharco đã thành lập dự án SPG Pharmacy, hướng mục tiêu từ nay
đến năm 2019 sẽ hoàn thành chuỗi 3000 nhà thuốc đạt chuẩn GPP trên phạm vi toàn

quốc, tạo việc làm cho khoảng 18.000 lao động, góp phần ổn định việc cung ứng thuốc về
số lượng, chất lượng và giá cả. Khởi điểm là sự kiện giới thiệu dự án tại Trung tâm hội
nghị White Palace vào 8 giờ sáng ngày 12/08/2009 với chủ đề “SPG PHARMACY
ĐỒNG HÀNH & PHÁT TRIỂN”. Với định hướng phát triển là “nhà phân phối chuyên
nghiệp” và “hướng tới thị trường bán lẻ” có thể nói SPG Pharmacy của Sapharco như
một chiếc kim chỉ nam dẫn đường cho hàng nghìn nhà thuốc bán lẻ tham gia hoạt động
và đồng hành phát triển kinh doanh trong giai đoạn chạy nước rút hiện nay.
Tình trạng khan hiếm những thuốc thiết yếu hầu như không còn nữa. Ngày nay, người
có tiền có thể mua được tất cả những thuốc cần dùng, thậm chí có thể ra nước ngoài chữa
trị.
Song, hầu hết người dân chưa thể yên lòng, khi chỉ số giá tiêu dùng dược phẩm - y tế
hiện đã tăng gần 40% so với năm 2000, là mức tăng cao nhất so với tất cả các nhóm hàng
- dịch vụ khác, khi mỗi năm bình quân đầu người vẫn phải chi gần 5 USD để mua thuốc
ngoại, mặc dù thu nhập còn rất thấp.
Nhiều chuyên gia cho rằng, một khi đã thừa nhận giáo dục - đào tạo là quốc sách
hàng đầu, thì việc không ngừng hiện đại hoá và đẩy nhanh phát triển ngành y tế nói
chung, công nghiệp dược phẩm nói riêng không thể không là một trong những quốc sách
quan trọng khác. Bởi đi đôi với việc chăm lo về văn hoá và tinh thần, còn phải chăm lo về
thể chất của giống nòi.
Chính vì vậy, nghiên cứu và phát triển (R&D) và công nghiệp dược đã trở thành mũi
nhọn của nhiều quốc gia. Chừng nào tư duy được đổi mới theo tinh thần đó thì hoạt động
y tế, sản xuất dược phẩm ở nước ta mới chuyển biến mạnh mẽ, mới vươn lên ngang tầm
đòi hỏi của một quốc gia trên 83 triệu dân.
Không kể những năm đã quá xa, chỉ tính từ năm 2001 đến nay, các chỉ số thống kê
cho thấy, hoạt động của ngành công nghiệp dược đạt kết quả thấp. Trong khi dân số đã
tăng thêm gần 4,5 triệu người thì sản lượng thuốc ống 10 tháng đầu năm 2005 chỉ tăng
15,3% so với năm 2001; sản lượng thuốc viên cũng chỉ tăng chưa đầy 14% so với năm
2001. Đây là mức tăng trưởng thấp nhất so với các ngành công nghiệp khác.
Đáng chú ý là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (ĐTNN) hiện chỉ chiếm
1,4% tổng sản lượng thuốc ống và 4,3% tổng sản lượng thuốc viên của toàn ngành, chiếm

15-17% tổng doanh thu sản xuất dược phẩm của cả nước. Đây là hiện tượng khác biệt so
với nhiều ngành công nghiệp khác, ở đó về sản lượng, doanh nghiệp ĐTNN thường
chiếm tỷ trọng 20-30% trở lên, thậm chí chiếm 100% như ngành dầu khí.
Theo đánh giá mới đây của Bộ Y tế, hiện có 35 dự án ĐTNN trong lĩnh vực sản xuất
dược, với tổng vốn đầu tư đăng ký 240 triệu USD (năm 2002 mới có 16 dự án với tổng
vốn đăng ký 98,4 triệu USD), số vốn thực hiện mới đạt 42% tổng vốn đăng ký. Trong đó
mới có 17 dự án đã đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh ở các giai đoạn khác nhau, 3
dự án triển khai dịch vụ bảo quản thuốc, còn 15 dự án khác đang làm các thủ tục hoặc
chưa triển khai.
Nếu cộng với số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh dược tại Việt Nam, thì tính tới
cuối tháng 9 năm 2005, cả nước đã có 266 doanh nghiệp nước ngoài đăng ký hoạt động
Thực hiện: Tổ 2 - Lớp 10A4 - Trường THPT Thạch Thất
Trang 4/11
Tập san công nghệ 10: Tìm hiểu lĩnh vực y tế
(sản xuất hoặc kinh doanh) dược phẩm tại Việt Nam, chiếm tới 60% tổng giá trị thuốc
phục vụ phòng và chữa bệnh của người dân. Đó là những doanh nghiệp đến từ Ấn Độ,
Pháp, Hàn Quốc, Thụy Sĩ, Thái Lan, Singapore, Đức, Hồng Kông, Hungary, Mỹ, Anh
Số liệu nêu trên cho thấy, trong lĩnh vực dược phẩm, số doanh nghiệp nước ngoài
tham gia trực tiếp sản xuất dược phẩm chưa nhiều và chưa thực hiện hết công suất đã
đăng ký trong giấy phép.
Trong khi đó, số doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu thuốc, nhập khẩu nguyên liệu
dược và phân phối thuốc, phân phối nguyên liệu dược lại đông hơn, mặc dù số doanh
nghiệp đăng ký cả sản xuất lẫn kinh doanh chiếm tới 204 doanh nghiệp. Nghĩa là, nếu có
ấn tượng của ĐTNN trong lĩnh vực dược phẩm Việt Nam thì đó là ấn tượng ngược, ấn
tượng của nhà kinh doanh lớn hơn ấn tượng của nhà sản xuất.
Từ thực tế này, nhiều nhà chuyên môn rút ra nhận xét là, dường như chính sách và
cách quản lý của Nhà nước chưa tác động mạnh trong việc khuyến khích nhà đầu tư nước
ngoài đưa vốn và công nghệ tham gia trực tiếp sản xuất thuốc tại Việt Nam, thay vì chỉ
kinh doanh nhập khẩu, kinh doanh thuốc để lấy lời
Thủ tục và điều kiện mở cửa hàng thuốc tư nhân:

1. Nhà thuốc tư nhân phải có Giấy chứng nhận Đăng ký Kinh doanh dược phẩm (do
Phòng đăng ký kinh doanh-Sở Kế hoạch và đầu tư cấp tỉnh cấp) và đã được Sở Y tế tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề bán lẻ
thuốc.
2. Tiêu chuẩn chung của người hành nghề dược:
a. Có bằng cấp chuyên môn về dược và thời gian thực hành phù hợp với từng loại
hình hành nghề.
b. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có đủ sức khoẻ để hành nghề dược.
c. Không đang trong thời gian bị cấm hành nghề hoặc làm công việc liên quan đến y
tế theo quyết định của toà án, không dang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang
bị áp dụng biện pháp quản chế hành chính; không đang trong thời gian chấp hành án
phạt tù hoặc quyết định áp dụng biện pháp hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, đưa
vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc.
d. Hiểu biết và cam kết thực hiện Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân và các luật, quy
chế dược và các quy chế chuyên môn khác có liên quan đến lĩnh vực hành nghề dược.
3. Tiêu chuẩn chung của người phụ trách chuyên môn:
Đối với các cơ sở hành nghề dược đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp và các
Nghị định h|ớng dẫn thi hành Luật: Người phụ trách chuyên môn phải có chứng chỉ hành
nghề dược theo quy định tại Thông tư số 04/2002/TT-BYT ngày 29/5/2002 của Bộ Y tế
hướng dẫn việc xét cấp chứng chỉ hành nghề y dược.
4. Điều kiện về nơi bán thuốc và trang thiết bị:
a. Nơi bán thuốc
• Diện tích: Phải có diện tích đủ rộng phù hợp với quy mô kinh doanh, diện tích
mặt bằng tối thiểu là 10m2.
Thực hiện: Tổ 2 - Lớp 10A4 - Trường THPT Thạch Thất
Trang 5/11
Tập san công nghệ 10: Tìm hiểu lĩnh vực y tế
• Địa điểm: Riêng biệt, ổn định.
• Phải được xây dựng ở nơi cao ráo, sạch sẽ, đồng thời đáp ứng các yêu cầu về
mua, bán, bảo quản và đảm bảo chất lượng thuốc theo đúng quy chế dược hiện

hành.
• Trần nhà phải được bê tông hóa hoặc ít nhất phải có lớp trần chắc chắn để
tránh mưa, nắng, bụi từ mái nhà đồng thời tạo khoảng không chống nóng.
b. Trang thiết bị:
• Có đủ tủ, quầy chắc chắn, khay đếm thuốc, túi đựng thuốc và trang thiết bị
bảo quản thuốc theo đúng yêu cầu bảo quản ghi trên nhãn thuốc được bán
• Phải có tủ hoặc ngăn tủ riêng để bảo quản các thuốc gây nghiện, thuốc hướng
tâm thần, thuốc độc theo quy định của các quy chế liên quan.
• Thuốc sắp xếp trong tủ, quầy phải đảm bảo yêu cầu dễ thấy, dễ lấy, tránh
nhầm lẫn, thực hiện các nguyên tắc nhập trước - xuất trước và nguyên tắc hạn
dùng trước - xuất trước.
• Thuốc phỉ được bảo quản nơi khô, mát, tránh sánh sáng mặt trời.
• Phải đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ.
c. Tài liệu chuyên môn:
• Có các tài liệu chuyên môn thích hợp để tra cứu sử dụng thuốc.
• Có quy chế dược và các văn bản quy định về hành nghề dược.
• Có sổ sách ghi chép theo các nội dung: tên thuốc, hạn dùng và nguồn gốc mua
bán thuốc.
• Phải có nội quy, quy trình bán thuốc.
d. Đối với cơ sở có pha chế thuốc theo đơn:
• Người pha chế phải có bằng cấp chuyên môn về dược phù hợp với quy định
về quản lý các loại thuốc độc, thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và thuốc
thường.
• Phải có cơ sở, trang thiết bị đảm bảo yêu cầu pha chế thuốc.
• Cơ sở sạch sẽ, tránh ô nhiễm.
• Phải có sổ pha chế và lưu giữ đơn thuốc.
5. Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề đối với cơ sở bán lẻ, bán
buôn, sản xuất thuốc y học cổ truyền:
a. Đơn đề nghị cấp chứng nhận đủ điều kiện hành nghề dược
b. Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề dược của người phụ trách cơ sở gồm: Bản

sao hợp lệ văn bằng chuyên môn; sơ yếu lý lịch; phiếu khám sức khoẻ; giấy xác nhận
thời gian thực hành tại cơ sở dược hợp pháp.
c. Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dược phẩm.
Thực hiện: Tổ 2 - Lớp 10A4 - Trường THPT Thạch Thất
Trang 6/11
Tập san công nghệ 10: Tìm hiểu lĩnh vực y tế
d. Hồ sơ chuyên môn, kỹ thuật và tổ chức bộ máy làm việc của cơ sở hành nghề
dược phải có đầy đủ các nội dung:
• Tổ chức bộ máy (kèm sơ đồ): mô tả chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận,
của từng người phụ trách các bộ phận (ghi rõ bằng cấp chuyên môn).
• Bản diễn giải mô tả hệ thống cơ sở bán hàng, kho thuốc, cơ sở sản xuất, bộ
phận kiểm nghiệm theo quy định điều kiện tương ứng (kèm sơ đồ).
• Bản kê khai trang thiết bị chuyên môn, thiết bị và phương án đảm bảo an toàn
lao động, phòng cháy chữa cháy.
• Hồ sơ phải được sắp xếp gọn gàng theo từng mục và đựng trong túi hồ sơ ghi
rõ tên, địa chỉ, điện thoại của cơ sở hành nghề dược.
e. Tài liệu khác:
• Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp
tác xã hồ sơ có thêm điều lệ của công ty, điều lệ của hợp tác xã.
• Đối với đại lý bán lẻ thuốc hồ sơ có thêm bản hợp đồng kinh tế giữa doanh
nghiệp cho mở đại lý và chủ đại lý.
6. Để có được Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề dược đối với cơ sở hành nghề là
Nhà thuốc tư nhân, Đại lý bán lẻ thuốc và các đơn vị phụ thuộc bán buôn, bán lẻ thuốc
của doanh nghiệp, bạn phải nộp hồ sơ tại Sở Y Tế cấp tỉnh. Giấy chứng nhận đủ điều
kiện hành nghề dược do Sở Y tế tỉnh cấp có giá trị trong 03 năm.
QUY ĐỊNH VỀ VIỆC BÁN THUỐC TÂY
Hiện nay việc kinh doanh dược phẩm của Nhà nước cũng như hợp tác xã mua bán ngày
càng phát triển.
Để cho công tác này ngày càng tiến triển được tốt, dựa vào các nguyên tắc:
1. Bảo vệ sức khỏe của người bệnh, hướng việc phân phối thuốc đi đúng yêu cầu phòng

bệnh và chữa bệnh của ngành Y tế.
2. Làm cho việc phân phối thuốc được rộng rãi sát nhu cầu nhân dân và sử dụng các
thuốc men được hợp lý, tránh lãng phí.
3. Bộ quy định một số vấn đề sau đây để phù hợp với tình hình kinh doanh dược phẩm
hiện tại.
I. QUY ĐỊNH CÁC LOẠI THUỐC ĐƯỢC BÁN Ở CÁC CỬA HÀNG.
1. Các cửa hiệu, cửa hàng của Nhà nước có dược sĩ phụ trách:
Được bán đủ tất cả các dược liệu, hóa chất dùng trong ngành thuốc, các thuốc độc kể
cả các loại thuốc độc A, B, C không được miễn độc, các loại thuốc thường dưới các dạng
thành phẩm: viên, tiêm bột, dầu, mỡ, nước, y dược cụ, đồ băng bó v.v… nhưng cần theo
đúng quy chế về thuốc độc đã được ấn định.
Công ty dược phẩm hay hiệu thuốc tây của tỉnh có dược sĩ được bào chế thuốc theo
đơn và tuỳ theo nhu cầu được bào chế một số thuốc thông thường khác mà xí nghiệp
dược phẩm (Bộ Y tế) không sản xuất và đã được quy định như các lọ thuốc đỏ, đau mắt,
Thực hiện: Tổ 2 - Lớp 10A4 - Trường THPT Thạch Thất
Trang 7/11
Tập san công nghệ 10: Tìm hiểu lĩnh vực y tế
dầu tẩy giun, dung dịch Luy-gôn, thuốc mỡ, thuốc tím v.v… để bán tại chỗ hay bán lại
cho các cơ sở có bán thuốc tây trong địa phương mình hoặc khu vực lân cận.
2. Các cửa hàng bán lẻ ở tỉnh hay huyện của Công ty dược phẩm, hiệu thuốc tây, cửa
hàng bách hóa hay hợp tác xã mua bán huyện có bán thuốc tây:
a. Có dược tá chuyên trách được bán:
• Các thành phẩm dưới các dạng viên, tiêm, bột, dầu, mỡ, nước, bông, băng, và
y dược cụ thông thường.
• Các thành phẩm miễn độc A, B, C (thông tư số 16 ngày 17 tháng 4 năm 1957
và thông tư số 15 ngày 18-6-1959 của Bộ Y tế).
• Các loại nội tiết tố nhưng phải có đơn của y bác sĩ.
• Ngoài ra, tùy theo sự cần thiết như huyện ở xa thị xã có bệnh viện, bệnh xá,
công trường, xí nghiệp lớn v.v… Ủy ban hành chính và Khu, Sở hoặc Ty Y tế có
thể xét cho phép một số cửa hàng thuốc tây, bách hóa hoặc hợp tác xã mua bán có

thuốc tây, có dược tá khá về trình độ chuyên môn và đạo đức tốt được bán thêm
theo đơn y, bác sĩ các thuốc thành phẩm có thuốc độc A, B, C không được miễn
độc (trừ dược liệu nguyên chất).
b. Nếu các cửa hàng này không có dược tá chuyên trách và chỉ có mậu dịch viên bán
thuốc tây thì được bán các loại thuốc như đã quy định cho các cửa hàng hợp tác xã
mua bán liên xã và xã dưới đây.
3. Các cửa hàng hợp tác xã mua bán liên xã, xã có mậu dịch viên bán thuốc tây đã qua
một lớp huấn luyện chuyên môn:
Đối tượng cung cấp của các cửa hàng này là túi thuốc xã, xóm, hợp tác nông nghiệp,
cán bộ y tế xã, xóm và nhân dân ở nông thôn nên thuốc men cần thích hợp với trình độ
chuyên môn của mậu dịch viên bán thuốc tây hiện nay và hợp với yêu cầu thực tế ở nông
thôn.
Do đó cửa hàng này được bán:
• Các thuốc thành phẩm dưới các dạng viên, tiêm, bột, dầu mỡ, nước, bông,
băng, y cụ thông thường.
• Các thành phẩm có thuốc độc A, B, C được miễn độc.
• Không được bán các thuốc nội tiết tố và thuốc độc không ghi trong bản thuốc
miễn độc A, B, C nói ở thông tư số 16 ngày 17 tháng 4 năm 1957 của Bộ Y tế.
Các cửa hàng của dược sĩ tư và các kinh tiêu thuốc tây:
Được bào chế hoặc bán các thuốc thành phẩm như đã quy định ở quy chế tạm thời
hành nghề Y, Dược của Bộ (kèm theo công văn số 8209-BYT/TH ngày 10-12-1959).
II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHÁC CẦN ĐƯỢC THỰC HIỆN
1. Các dự trù thuốc thường kỳ của các Công ty dược phẩm, hiệu thuốc tây, các cửa hàng
thuốc tây hoặc cửa hàng bách hoá, hợp tác xã mua bán có thuốc tây trước khi gửi lên cấp
trên để mua thuốc cần được cơ quan lãnh đạo y tế cấp tương đương tham gia ý kiến,
Thực hiện: Tổ 2 - Lớp 10A4 - Trường THPT Thạch Thất
Trang 8/11
Tập san công nghệ 10: Tìm hiểu lĩnh vực y tế
nhưng các cơ quan Thương nghiệp hoặc các cửa hàng nói trên vẫn chịu trách nhiệm về
mặt số lượng của từng thứ thuốc.

2. Đối với các thuốc A, B nguyên chất hay thành phẩm không được miễn độc, các cơ
quan, công trường, xí nghiệp v.v… muốn mua thì cần làm thành dự trù riêng (1 bản cho
cơ quan y tế, 1 bản cho cửa hàng bán thuốc) và dự trù đó phải được cơ quan lãnh đạo y
tế cấp tương đương duyệt y. Sau đấy các cửa hàng mới được phép bán theo các dự trù đó.
3. Việc bán thuốc và bào chế thuốc còn phải thi hành các điều quy định về chuyên môn
đã ghi ở bản quy chế tạm thời hành nghề Y, Dược của Bộ (đính theo công văn số
8209/BYT/TH ngày 10 tháng 12 năm 1959).
4. Đối với các loại thuốc thành phẩm miễn độc (thông tư số 16 ngày 17-4-1957 và thông
tư số 15 ngày 18-6-1959 của Bộ) lúc bán cho từng cá nhân cũng không được bán quá
nhiều để tránh các lạm dụng có hại cho bệnh nhân. Ví dụ 1 người mua một lần 30 ống
Stric-nin 0,001 thì không được bán.
5. Mỗi một cửa hàng phải có một quyển sách hướng dẫn sử dụng các loại thuốc có bán ở
cửa hàng để cho nhân viên bán thuốc căn cứ vào đấy làm tài liệu hướng dẫn cho người
mua thuốc.
6. Tùy theo từng loại cửa hàng cần có đủ dược sĩ dược tá hay mậu dịch viên bán thuốc
tây đã được huấn luyện về chuyên môn; trường hợp đã có cán bộ nhưng chất lượng còn
kém, nhất là đối với mậu dịch viên bán thuốc tây hiện nay dù đã qua hay chưa qua lớp
huấn luyện chuyên môn các địa phương cần có kế hoạch bổ túc thêm chuyên môn cho họ.
Trường hợp một ít cửa hàng của Nhà nước hay hợp tác xã chưa có loại cán bộ này mà
trước đến nay vẫn có kinh doanh thuốc tây thì nay vẫn được tiếp tục kinh doanh nhưng
cần chỉnh đốn lại cho đúng theo như nội dung đã quy định ở trên và tối đa là đến hết quý
2 năm 1960 các địa phương đã đào tạo đủ các mậu dịch viên bán thuốc tây cho các cửa
hàng.
Kể từ ngày ra thông tư này, nơi nào chưa có cán bộ chuyên môn thì chưa được mở
thêm việc kinh doanh thuốc tây ở các cửa hàng khác; trường hợp có mậu dịch viên tuy
chưa qua lớp huấn luyện chuyên môn nhưng đã quen việc bán thuốc tây thì có thể điều
chỉnh số nhân viên đó để mở thêm các cửa hàng mới khác.
7. Tuỳ theo các thứ thuốc được bán đã quy định ở trên, các cơ quan Thương nghiệp và
các cửa hàng bán thuốc tây của ngành Thương nghiệp cần phối hợp với cơ quan y tế cùng
cấp để có kế hoạch dự trù đủ các thứ thuốc, kể cả thuốc độc A, B, C nguyên chất và thành

phẩm, tuy không hạn chế về số lượng nhưng cần bảo đảm có đủ số thuốc bán cho nhu cầu
nhân dân một mặt cần tránh ứ động lãng phí.
Qua sự kiểm tra của Bộ và của các địa phương thì nhận thấy hiện nay việc bán thuốc
tây so với các năm trước đã mở rộng hơn nhiều nhưng chưa được củng cố đúng mức nên
còn tồn tại một số khuyết điểm về mặt chuyên môn và có khi đã ảnh hưởng không tốt đến
sức khỏe hay tính mệnh của người bệnh. Vì vậy sau khi nhận được thông tư này, Bộ đề
nghị các Ủy ban và Sở, Ty sẽ đặt kế hoạch đến hết quý I năm 1960 chấn chỉnh xong việc
bán thuốc tây cho thấu suốt đến các cửa hàng huyện, xã, nhất là các cửa hàng hợp tác xã
mua bán có bán thuốc và sau đó cần tiếp tục kiểm tra giúp đỡ các cửa hàng làm tốt công
tác phân phối thuốc.
Thực hiện: Tổ 2 - Lớp 10A4 - Trường THPT Thạch Thất
Trang 9/11
Tập san công nghệ 10: Tìm hiểu lĩnh vực y tế
Trong lúc thi hành thông tư này, nếu thấy có chỗ nào chưa đầy đủ hay gặp khó khăn
gì. Bộ đề nghị các Ủy ban Khu, Sở, Ty báo cáo cho Bộ biết để nghiên cứu bổ sung hoặc
góp thêm ý kiến.
Giá thuốc nhiều biến động
Tuy nhiên, dù đã "khá" hơn so với nhận định của Cục Quản lý dược, song con số này
vẫn chưa phản ánh đúng thực tế. Trong vai người đi mua thuốc, chúng tôi đã khảo sát ở
những khu vực tập trung nhiều cửa hàng bán thuốc như Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Ngọc
Khánh, Quán Sứ thì thấy, thực tế số mặt hàng thuốc tăng giá còn nhiều hơn thế.
Các cơ quan quản lý Nhà nước lý giải giá thuốc tăng là do "sau khi Ngân hàng Nhà
nước điều chỉnh tăng tỷ giá giữa đồng đôla Mỹ và đồng Việt Nam cũng ảnh hưởng không
nhỏ tới giá thuốc trên thị trường", nhưng tỉ giá Nhà nước điều chỉnh chỉ có 9%, còn giá
thuốc lại tăng gấp nhiều lần. Điều này cho thấy, đang diễn ra tình trạng "té nước theo
mưa". Không âm thầm như trước, giờ đây, các nhà thuốc công khai tăng giá với tốc độ
chóng mặt, đủ thấy họ đã coi nhờn "thuốc điều trị" của cơ quan quản lý như thế nào!
Trong khi giá thuốc tăng "vù vù", nhà quản lý vẫn khẳng định "giá thuốc bình ổn".
Hoá ra, có điệp khúc này là bởi, giá thuốc dù tăng thêm vài chục phần trăm nữa, thì vẫn
chưa tới mức trần mà nhiều doanh nghiệp đã kê khai với Cục Quản lý dược, bởi "biện

pháp" kê khai… đón đầu.
Điều này có thể thấy rõ sau một đợt thanh tra của Sở Y tế Hà Nội mới đây, cũng như
sau vài ngày Cục Quản lý dược yêu cầu các doanh nghiệp kê khai lại giá: Đến ngày 25/3,
đã có 10 doanh nghiệp bị phát hiện có "một số mặt hàng sản xuất, nhập khẩu có giá kê
khai chưa phù hợp giá bán thực tế và chưa tiến hành giảm giá kê khai theo đề nghị của
Cục Quản lý dược"
Nhưng để được duyệt giá kê khai, có hẳn một hội đồng với đầy đủ các thành phần am
hiểu pháp luật duyệt. Vậy thì tại sao hội đồng này lại để cho các hãng dược có mức giá kê
khai "trên trời" như vậy? Dư luận có quyên đặt những câu hỏi nghi ngờ, đồng thời, đòi
hỏi Bộ Y tế làm rõ trách nhiệm về vấn đề này và công khai trước công luận, để tránh lặp
lại sai lầm, nhằm bảo vệ quyền lợi người dân
Thực hiện: Tổ 2 - Lớp 10A4 - Trường THPT Thạch Thất
Trang 10/11
Tập san công nghệ 10: Tìm hiểu lĩnh vực y tế
Theo dự báo của ông Phạm Văn Quân, Chủ tịch Hiệp hội SX&KDDPVN, thì trong
tháng tới, giá các mặt hàng nguyên liệu nhập khẩu có thể tăng và giá thành thuốc sản xuất
trong nước cũng sẽ tăng do các yếu tố đầu vào cho sản xuất đều tăng. Nếu không có các
biện pháp quản lý phù hợp, sẽ không ít cửa hàng tiếp tục lợi dụng tình hình để tăng giá
bất hợp lý, hình thành một mặt bằng giá mới đủ khiến người bệnh nghèo điêu đứng.
Đến đây, bài tìm hiểu về lĩnh vực kinh doanh dược của tổ 2, lớp
10A4 là kết thúc. Mặc dù đã cố gắng rất nhiều trong quá trình tìm hiểu và
biên soạn nhưng cuốn tập san không thể không tránh khỏi những sai sót.
Mong cô và các bạn góp ý để cuốn tập san hoàn thiện hơn. Mọi ý kiến
đóng góp xin gửi về: “Tổ 2, Lớp 10A4, Trường THPT Thạch Thất, Huyện
Thạch Thất, Thành phố Hà Nội”.
Nhóm thực hiện
Thực hiện: Tổ 2 - Lớp 10A4 - Trường THPT Thạch Thất
Trang 11/11
Nguyễn Chí Công
Đỗ Lập

Trần Thị Hiền Lương
Nguyễn Thị Khánh Ly
Phạm Hồng Nhung
Lê Minh Quyến
Nguyễn Văn Quyết
Dương Hoàng Sơn
Nguyễn Hữu Thái
Cấn Xuân Thành
Giang Thị Thảo
Vũ Huyền Trang

×