Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học cho đội ngũ giáo viên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐAM RÔNG
Trường Tiểu học Dơng Jri
Giải pháp hữu ích
Một số giải pháp nhằm
“Nâng cao chất đội ngũ giáo viên”
Tại trường tiểu học Dơng Jri
Người thực hiện: Nguyễn Hồng Dự
Hiệu trưởng trường tiểu học Dơng Jri
Đạ M’Rông, tháng 01 năm 2010
Người thực hiện: Nguyễn Hồng Dự - Hiệu trưởng trường tiểu học Dơng Jri
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học cho đội ngũ giáo viên
MỤC LỤC
A / PHẦN MỞ ĐẦU
1/ Lý do chọn Giải pháp hữu ích :
2/ Mục đích – Nhiệm vụ – Phạm vi:
3/ Kế hoạch nghiên cứu:
4/ Phương pháp nghiên cứu :
B/ NỘI DUNG
I/ THỰC TRẠNG
1/ Tình hình chung.
2/ Thuận lợi.
3/ Khó khăn.
II. NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN.
1/ Cơ sở pháp lý :
2/ Cơ sở thực tiễn:
3/ Xây dựng Kế hoạch – Kế hoạch hóa.
4/ Các nguyên tắc trong xây dựng và thực hiện kế hoạch.
III/ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN.
1/ Đổi mới công tác quản lí, chỉ đạo.
2/Đổi mới công tác bồi dưỡng và đào tạo đội ngũ.
3/ Công tác phối hợp.
IV/ MỘT SỐ CHỈ TIÊU THỰC HIỆN
1/ Chỉ tiêu hạnh kiểm.
2/ Chỉ tiêu giao chất lượng
3/ Chỉ tiêu thi đua.
C/ KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ.
1/ Kết quả.
2/ Kết luận.
3/ Kiến nghị.
Người thực hiện: Nguyễn Hồng Dự - Hiệu trưởng trường tiểu học Dơng Jri
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học cho đội ngũ giáo viên
A / PHẦN MỞ ĐẦU
1/ Lý do chọn Giải pháp hữu ích:
Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã dạy “Nhiệm vụ giáo dục rất quan
trọng và vẻ vang vì nếu không có thầy giáo thì không có giáo dục, không
có giáo dục, không có cán bộ thì không nói gì đến kinh tế, văn hóa”. Giáo
dục - Đào tạo giữ vai trò chủ yếu trong việc giữ gìn, phát triển và lưu
truyền nền văn hóa nhân loại. Trong thời đại của cuộc cách mạng khoa học,
công nghệ hiện nay, khi mà tiềm năng trí tuệ là động lực chính của sự tăng
tốc, phát triển thì giáo dục được coi là nhân tố quyết định sự thành bại của
một quốc gia trong cạnh tranh quốc tế và sự thành đạt của mỗi người trong
cuộc sống của mình. Chính vì vậy Đảng, chính phủ ta đánh giá vai trò của
giáo dục và quan tâm đến việc hoạch định chiến lược phát triển giáo dục.
Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII đã nêu “Giáo dục -
Đào tạo là quốc sách hàng đầu. Đẩy mạnh phát triển của sự nghiệp Giáo
dục – Đào tạo, khoa học công nghệ, coi đó là quốc sách hàng đầu để phát
huy nhân tố con người, động lực trực tiếp của sự phát triển”.
“Giáo dục tiểu học là nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân”.
Mục tiêu của giáo dục là : Giúp cho học sinh hình thành những cơ sở ban
đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về thể chất, đạo đức, trí tuệ, thẩm
mỹ và các kỹ năng cơ bản để tiếp tục học lên cấp trên.
Để phát triển sự nghiệp Giáo dục – Đào tạo thực hiện tốt mục tiêu
giáo dục tiểu học thì công tác dạy và học của đội ngũ đóng vai trò nòng cốt.
Năm học 2009 – 2010, với chủ đề: “Đổi mới quản lý và nâng cao chất
lượng giáo dục”. Năm học tiếp tục thực hiện các cuộc vận động và phong
trào lớn do ngành và cấp trên phát động.
Căn cứ công văn số 101/CV-PGD&ĐT ngày 24/8/2009 về việc
hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2009 – 2010 của Phòng Giáo dục
và Đào tạo huyện Đam Rông.
Căn cứ vào kết quả kiểm điểm việc thực hiện nhiệm vụ năm học
2008 – 2009 và điều kiện thực tế của địa phương, nhằm phát huy những
mặt tích cực, khắc phục những yếu kém, tồn tại. Với tầm quan trọng của
việc thực hiện kế hoạch trong năm học, trên cơ sở công tác quản lí và
những kinh nghiệm ít ỏi của bản thân, tôi muốn chia sẻ với đồng nghiệp
Một số giải pháp nhằm năng cao chất lượng dạy và học cho đội ngũ giáo
viên nhà trường nhằm đưa chất lượng giáo dục của trường ngày càng đạt
kết quả cao hơn.
2/ Mục đích – Nhiệm vụ – Phạm vi:
Nghiên cứu những vấn đề lí luận liên quan đến thực hiện.
Tìm hiểu thực trạng chung.
Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện trong đơn vị.
3/ Kế hoạch nghiên cứu:
Người thực hiện: Nguyễn Hồng Dự - Hiệu trưởng trường tiểu học Dơng Jri
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học cho đội ngũ giáo viên
Thu thập số liệu từ tháng 08/2009 đến tháng 12/2009.
Xây dựng đề cương tháng 12/2009.
Hoàn thành Giải pháp hữu ích tháng 01/2010.
4/ Phương pháp nghiên cứu :
Để thực hiện nhiệm vụ đã nêu trên, trong Giải pháp hữu ích này tôi
đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp quan sát - thực tiễn: Mục đích để nắm bắt tình hình,
điều kiện của giáo viên, học sinh, cơ sở vật chất của nhà trường.
Phương pháp phát vấn điều tra: Mục đích thu thập thông tin về
công tác chuyên môn, những kinh nghiệm hay, ý kiến có giá trị ở đồng
nghiệp.
Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Mục đích thông qua
chất lượng giáo dục của từng khối - lớp, hiểu được phần nào khả năng của
giáo viên.
Phương pháp lý luận: Đây là tên chung cho các phương pháp tư
duy, so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát, … : Mục đích dực vào phương
pháp này để có thể nhận định tình hình thực tế của trường, tìm ra giải pháp
tối ưu.
B/ NỘI DUNG
I. THỰC TRẠNG.
1/ Tình hình chung :
Trường tiểu học Dơng Jri được thành lập vào tháng 9/2003 trên cơ
sở tách ra từ trường tiểu học Đạ M’rông.
Trường có diện tích 1420 m
2
và nằm ở thôn Liêng Krắc II. Cơ sở
vật chất nhà trường còn thiếu nhiều. Đội ngũ CB-GV-CNV khi mới thành
lập là 10 Đ/c với 8 lớp/253 học sinh.
Tới nay trường đã được nhà nước quan tâm đầu tư xây dựng tại
điểm mới (Thôn Đạ tế) với 8 phòng học nhà cấp 4 trên diện tích khoảng
7500 m
2
. Năm học 2009-2010 nhà trường có 15 CB-GV-CNV và 193 học
sinh/ 8 lớp.
2/ Thuận lợi :
Về cơ bản giáo viên đã chấp hành nghiêm chỉnh các chỉ thị, Nghị
quyết, chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước, của ngành. Giáo viên cơ
bản không vi phạm pháp luật, quy chế chuyên môn.
Trường chỉ có một điểm trường chính đóng trên địa bàn 2 thôn,
thuận lợi cho công tác huy động học sinh ra lớp.
Hội cha mẹ học sinh hoạt động tích cực, khuyến khích tinh thần
dạy và học của giáo viên và học sinh trong trường.
3/ Khó khăn :
Người thực hiện: Nguyễn Hồng Dự - Hiệu trưởng trường tiểu học Dơng Jri
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học cho đội ngũ giáo viên
Cơ sở vật chất nhà trường tuy được nhà nước đầu tư xây dựng mới
tuy nhiên còn thiếu (đường, sân, hàng rào, …).
Đời sống của nhân dân địa phương còn gặp nhiều khó khăn, công
tác giáo dục cho con em chưa được chú trọng thường xuyên. Số học sinh
theo cha mẹ đi làm ăn xa và chuyển trường đột xuất gây khó khăn cho công
tác duy trì sĩ số nhà trường.
Ban giám hiệu nhà trường còn mỏng, chưa có kinh nghiệm nhiều
trong công tác quản lý, công việc còn chồng chéo nên việc kiểm tra chưa
thường xuyên, kịp thời…
Quản lý hướng trọng tâm về phần lý thuyết, chưa tạo sự công bằng
trong việc cùng quản lý nhà trường.
Các yếu tố về tuổi đời, tuổi nghề, hệ đào tạo, hòan cảnh gia đình
cũng tác động trực tiếp đến trình độ chuyên môn của giáo viên.
Việc phấn đấu vươn lên của một số giáo viên còn chậm chạp, dẫn
đến chất lượng giờ dạy thấp, tỷ lệ học sinh đạt khá giỏi chưa cao.
Công tác luân chuyển hàng năm : Một số giáo viên có tay nghề đạt
khá – tốt chuyển ra vùng thuận lợi, một số giáo viên trái ngành chuyển về
trường
*/ Với cương vị là cán bộ quản lý nhà trường, bản thân tôi cũng đã
nhận thức được rất sâu sắc về vai trò, trách nhiệm của mình trong việc nâng
cao chất lượng dạy và học trong đội ngũ nhà trường.
II/ NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN.
1/ Cơ sở pháp lý :
Hệ thống quan điểm chính trị.
Điều lệ trường Tiểu học, các văn bản qui định của các cấp lãnh đạo.
Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2006 – 2010 và giai đoạn
tiếp theo.
Kế hoạch năm học 2009 – 2010 của Phòng GD&ĐT Đam Rông.
Tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Mục tiêu định hướng trước mắt và lâu dài của đơn vị.
Kế hoạch năm học, học kỳ của đơn vị.
2/ Cơ sở thực tiễn :
Chất lượng tập thể sư phạm.
Tình hình học sinh.
Công tác quản lý chuyên môn.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện có.
Mối quan hệ của các lực lượng trong và ngoài nhà trường.
3/ Xây dựng kế hoạch – Kế hoạch hóa.
Kế hoạch là một bản thiết kế nói chung những điều đã vạch ra một
cánh có hệ thống về những công việc dự định làm trong một thời gian nhất
định với cách thức, trình tự và thời hạn tiến hành công việc ấy. Kế hoạch là
một công cụ trung tâm của hệ thống quản lý giáo dục nhà trường.
Người thực hiện: Nguyễn Hồng Dự - Hiệu trưởng trường tiểu học Dơng Jri
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học cho đội ngũ giáo viên
Kế hoạch hoá là biến kế hoạch thành hiện thực, là quá trình tổ chức
chỉ đạo công việc theo kế hoạch làm cho mọi hoạt động của đơn vị, cá nhân
phù hợp theo kế hoạch chung, thống nhất một cách khoa học. Kế hoạch hoá
là một chức năng quản lý quan trọng trong chu trình:
4/ Các nguyên tắc trong quá trình xây dựng, thực hiện kế hoạch.
Đảm bảo tính Đảng: thể hiện nguyên lý và mục tiêu giáo dục của
Đảng, chi bộ.
Đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ : thể hiện sự bàn bạc thảo
luận về nhiệm vụ chuyên môn trong năm học ( từ cá nhân, tổ khối đến hội
đồng ) để thống nhất chỉ tiêu.
Đảm bảo tính toàn diện cân đối và có trọng tâm : thể hiện rõ nhiệm
vụ của các thành viên trong nhà trường có như vậy mới tạo động lực mạnh
và nâng cao hiệu quả giáo dục.
Đảm bảo tính kế thừa và phát triển : trên cơ sở kết quả năm học
trước, cần phải rút kinh nghiệm , khắc phục những tồn tại và phấn đấu để
kết quả năm học này đạt cao hơn.
Đảm bảo tính pháp lệnh : thể hiện rõ trong quá trình tổ chức phân
công trách nhiệm của giáo viên, tổ trưởng, chuyên môn và được hiệu
trưởng phê duyệt.
Tính cụ thể, thiết thực : kế hoạch phải rõ ràng, cụ thể ở từng nội
dung, nhiệm vụ và thời gian thực hiện .
III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN.
1/ Đổi mới công tác quản lý, lãnh đạo:
Bản thân tôi cần phải trao dồi, học hỏi để nâng cao năng lực quản lý.
Thường xuyên biết lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp, đội ngũ GV-
NV nhà trường, học sinh và nhân dân địa phương.
Tăng cường công tác gắn kết khối đoàn kết nội bộ nhà trường.
Giảm tối đa hình thức họp hành, lý thuyết sáo rỗng, tăng cường nội
dung văn bản, chỉ đạo – góp ý trực tiếp.
Nắm chắc năng lực, sở trường của từng cá nhân đội ngũ mình quản
lý để phân công công việc và trao đổi, góp ý, rút kinh nghiệm …
2/ Đổi mới công tác bồi dưỡng và đào tạo đội ngũ:
2.1/ Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ giáo viên.
Căn vứ vào xây dựng kế hoạch, đặc điểm tình hình đội ngũ của nhà
trường và mối quan hệ với địa phương nơi trường đóng.
Căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ, chỉ thị của cấp trên và công tác bồi
dưỡng đội ngũ: căn cứ vào các văn bản, tổng kết năm học của trường,
phòng giáo dục.
2.2/ Nội dung và chỉ tiêu bồi dưỡng.
Bồi dưỡng về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, nâng cao năng lực
tư tưởng, đạo đức, lối sống phấn đấu 100% giáo viên có phẩm chất chính
trị tốt, đạo đức lối sống tốt.
Người thực hiện: Nguyễn Hồng Dự - Hiệu trưởng trường tiểu học Dơng Jri
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học cho đội ngũ giáo viên
Bồi dưỡng, phấn đấu để đội ngũ có năng lực sư phạm vững vàng với
100% giáo viên đạt trình độ chuẩn. Nâng cao tỷ lệ giáo viên trên chuẩn ứng
với việc dạy học thực tế nhà trường.
2.3/ Biện pháp bồi dưỡng
*/ Tổ chức các hoạt động bồi dưỡng tổ chuyên môn.
Mỗi năm học phải tổ chức các hoạt động sau.
Cải tiến nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn có chuyên đề cho từng
khối lớp giảm bớt sinh hoạt hành chính sự vụ: Ví dụ: Chuyên đề một bài
giảng khó, một bài tóan khó, một ý kiến khúc mắc cần sự chỉ đạo.
Với hoạt động này đòi hỏi người tổ trưởng phải suy nghĩ và giải
quyết trong buổi sinh hoạt chuyên môn phục vụ thiết thực trong công tác
bồi dưỡng, người tổ trưởng đóng vai trò trọng tài trong công tác chuyên
môn.
Cách tổ chức một chuyên đề :
+ Có một báo cáo để dẫn.
+ Có một người trình bài lý luận, lý thuyết của chuyên đề.
+ Chọn người giảng dạy
+ Trao đổi rút kinh nghiệm, rút ra bài học, mô hình bài giảng, cách
giảng. Tăng cường hoạt động chuyên môn trong tổ, dự giờ, soạn giáo án
mẫu, dạy mẫu, rút kinh nghiệm dự giờ.
Mỗi tháng ít nhất 2 lần sinh hoạt tổ chuyên môn có sóay sâu vào nội
dung giảng dạy và phụ đạo học sinh yếu.
Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn phải theo kế hoạch của Ban giám
hiệu.
Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn phải thiết thực và hiệu quả, có tác
dụng giúp đỡ nhau về chuyên môn.
Muốn vậy: BGH, TKCM phải chỉ đạo nội dung cụ thể, lên kế hoạch,
phân công và dự với tổ chuyên môn – giáo viên sau đó đánh giá, rút kinh
nghiệm đề ra hướng khắc phục sau từng chuyên đề.
*/ Chỉ đạo phương pháp dạy học:
Cung cấp đủ tài liệu cho học sinh.
Tổ chức dạy thử nghiệm.
Rút ra bài học.
Sau mỗi giờ dự giáo viên và người dự trả lời được câu hỏi. Dạy như
thế đã đổi mới chưa ? Đổi mới ở chỗ nào ? Phần nào chưa đổi mới ? Phải
dạy như thế nào mới là đổi mới ?
*/ Tổ chức giao lưu, học hỏi.
Các giáo viên cần trao đổi chuyên môn như:
Kinh nghiệm soạn bài, làm ĐDDH, hồ sơ có chất lượng.
Kinh nghiệm chỉ đạo một buổi chuyên môn của tổ.
Kinh nghiệm đổi mới phương pháp dạy học.
Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu- kém.
Người thực hiện: Nguyễn Hồng Dự - Hiệu trưởng trường tiểu học Dơng Jri
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học cho đội ngũ giáo viên
Tổ chức cho giáo viên đi dự giờ trường bạn.
Tổ chức chuyên đề trao đổi các kiến thức tự nhiên- xã hội.
*/ Tổ chức kiểm tra đánh giá.
Không kiểm tra coi như không lãnh đạo, người quản lý phải tổ chức
kiểm tra, kiểm tra toàn diện, đánh giá và xếp loại giáo viên công khai,
chính xác. Các hình thức kiểm tra như:
Kiểm tra định kỳ.
Kiểm tra đột xuất.
Kiểm tra tòan diện.
Kiểm tra chuyên đề.
Kiểm tra xong phải lập hồ sơ theo quy định, nhận xét rút kinh
nghiệm và tư vấn cho giáo viên về hồ sơ, bài soạn, bài giảng.
*/ Tham mưu với phòng giáo dục cử người đi học nâng cao trình
độ.
Ngòai những biện pháp để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệm vụ,
cần phải tiến hành nâng cao trình độ chung bằng hình thức đi học các lớp
tại chức, tập chung.
Thông qua nghị quyết ở đại hội công nhân viên chức, giáo viên cần
phải học thêm các lớp cao Đẳng, đại học. Nhà trường tạo mọi điều kiện cho
giáo viên có nguyện vọng nâng cao trình độ được đi học.
*/ Đẩy mạnh công tác tự học, tự bồi dưỡng.
Nhà trường phải có kết hoạch và quy hoạch cụ thể và tự học là tự
học cái gì ? Nội dung và hình thức. Nhà trường phải quy định, mỗi giáo
viên phải có sổ tự học. Hàng năm tổ chức thi hai lần về dự toán, làm văn,
tin học, thi tìm hiểu về các kiến thức xã hội.
*/ Chăm lo đến đời sống vật chất tinh thần cho đội ngũ.
Giải quyết chế độ chính sách cho giáo viên, cần đảm bảo yêu cầu
đúng đắn, chính xác, kịp thời, vận dụng một cách mềm dẻo, như chế độ
hưởng thụ phụ cấp lương cho giáo viên , tăng treo. Chế độ bảo hiểm xã hội
và các chế độ khác.
Xây dựng truyền thống tập thể được kết tinh nhiều năm qua phấn
đấu và trưởng thành. Xây dựng bầu không khí tập thể lành mạnh tốt đẹp, là
không gian chứa đựng các mối quan hệ trong nhà trường, bắt đầu là không
khí làm việc của Ban giám hiệu tới đội ngũ giáo viên, nhân viên.
*/ Thi đua khen thưởng
Việc khen thưởng động viên thi đua phải chính xác, kịp thời, công
khai, dân chủ mới phát huy được tác dụng tích cực.
3/ Công tác phối hợp :
3.1/ Phối hợp với các lực lượng ngoài nhà trường :
Tham mưu với Đảng ủy, chính quyền địa phương về việc huy động
học sinh ra lớp đúng độ tuổi, chống nghỉ học, bỏ học.
Người thực hiện: Nguyễn Hồng Dự - Hiệu trưởng trường tiểu học Dơng Jri
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học cho đội ngũ giáo viên
Đề xuất với các đoàn thể như hội phụ nữ, chính quyền thôn - buôn,
… đóng trên địa bàn xã Đạ M’rông, Kêu gọi sự giúp đỡ của các trường học
có điều kiện ngoài thành phố như trường tiểu học Trưng Vương, trường
tiểu học thực nghiệm Lê Quý Đôn – TP Đà Lạt giao lưu, phát quần áo, sách
vở, truyện, phát thuốc và chữa bệnh cho học sinh và nhân dân địa
phương… đây cũng là một động lực lớn giúp các em có nhiều có điều kiện
đến trường đều hơn. Thúc đẩy mọi hoạt động học tập của học sinh ở nhà.
Thường xuyên tổ chức các trò chơi dân gian, bài nhạc, công tác
đoàn - đội, giao lưu với trường bạn trong cụm xã Đạ M’rông… nhằm thu
hút học sinh cùng đến trường, các em đến trường để được chơi và giao lưu.
Xuống gia đình học sinh để cùng tìm hiểu tập quán, cũng như thăm
nắm tình hình, hoàn cảnh của từng nhà để có biện pháp giúp đỡ.
Kết hợp với Đoàn thanh niên quản lý, giáo dục học sinh trong hè,
trong thời gian nghỉ tại nơi cư trú có bàn giao và kết quả nhật xét cuối mỗi
đợt, nhà trường lấy kết quả đó để xét các trường hợp cần rèn luyện thêm
trong hè.
Kết hợp với đại diện Hội cựu chiến binh nói chuyện truyền thống
vào các ngày lễ lớn trong năm.
3.2/ Với các đoàn thể trong nhà trường.
Tổ chức các chuyên đề, hội thảo cho giáo viên thực hiện tốt công
tác duy trì sĩ số học sinh, có sổ tay theo dõi học sinh hay nghỉ học, học yếu
để có biện pháp giú đỡ …
Dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng.
Kết hợp với công đoàn trong công tác thi đua khen thưởng, trong
các phong trào chuyên môn : tiết dạy tốt, tuần học tốt, làm đồ dùng dạy
học, thao giảng, thi GV giỏi, HS giỏi … và các chuyên đề đổi mới phương
pháp, giúp đỡ nhau trong cuộc sống và chuyên môn.
Kết hợp với phong trào Đội, Sao theo dõi thi đua các lớp, phong
trào “ xóa điểm 5, vượt điểm 7, dành điểm 10”, phong trào “Đôi bạn cùng
tiến”, đồ dùng, vở sạch chữ đẹp, rèn đạo đức học sinh thông quá các phong
trào rèn luyện đội viên … tạo đà cho các em nắm chắc kiến thức đảm bảo
nâng cao chất lượng. Khen thưởng kịp thời các em có tiến bộ hàng tháng,
kì và năm học
3.3. Công tác quản lý – chỉ đạo :
3.3.1/Hiệu trưởng:
Thực hiện tốt nề nếp, quản lý theo kế hoạch, chỉ đạo hoạt động
chuyên môn ở tổ theo yêu cầu, nhiệm vụ của từng thời kì.
Tổ chức tốt công tác thông tin hai chiều hai – ba chiều, …
Thường xuyên ra văn bản chỉ đạo, giảm bớt họp hành, sự vụ hành
chính.
Xây dựng kế hoạch chuyên môn hợp lý, có hệ thống, lôgic theo thời
điểm tránh chồng chéo.
Người thực hiện: Nguyễn Hồng Dự - Hiệu trưởng trường tiểu học Dơng Jri
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học cho đội ngũ giáo viên
Thường xuyên dự giờ thăm lớp nhằm đánh giá việc truyền thụ kiến
thức của giáo viên cho học sinh ở các mặt nội dung, phương pháp, hiệu
quả. Có biện pháp giúp đỡ, góp ý động viên để giáo viên kịp thời bổ sung.
Kiểm tra hồ sơ giáo viên 1 lần/tháng và kiểm tra đột xuất để đánh
giá chính xác và nhắc nhở kịp thời.
Kiểm tra các hoạt động của tổ khối chuyên môn, việc thực hiện quy
định về hồ sơ, nề nếp sinh hoạt 1 lần/ tháng.
Phối hợp kịp thời với các ban ngành, đoàn thể, chính quyền địa
phương và gia đình học sinh khi cần thiết.
3.3.2/Các tổ chuyên môn :
Chọn tổ trưởng là người có năng lực, uy tín, trách nhiệm.
Thực hiện sinh hoạt đều đặng 2 lần/ tháng, sinh hoạt chuyên môn
đột xuất khi có công việc cần.
Lập đủ các loại hồ sơ tổ khối theo qui định.
Xây dựng kế hoạch cụ thể, sát với nội dung chuyên môn và các
hoạt động tại lớp, có chỉ tiêu, biện pháp cụ thể.
Tổ trưởng chuyên môn phải điều hành các thành viên trong tổ trong
việc thực hiện các nội dung chuyên môn như chuyên đề, thao giảng, làm đồ
dùng dạy học, kiểm tra hồ sơ, tay nghề, dự giờ trao đổi kinh nghiệm, việc
thực hiện chương trình. Nhất là có kế hoạch bồi dưỡng kịp thời đối với giáo
viên và cùng giáo viên ra đề khảo sát hàng tháng, tổ chức kiểm tra và báo
cáo chất lượng trong khối. Có kế hoạch phụ đạo học sinh yếu và bồi dưỡng
học sinh giỏi.
Tổ chức bình bầu thi đua giai đoạn, học kỳ và năm học đảm bảo
công khai, công bằng, thành tích đến đâu khen đến đó.
VI/ MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐỂ THỰC HIỆN.
*/ Chỉ tiêu về hạnh kiểm :
Thực hiện đầy đủ 5 nhiệm vụ người học sinh : 100%.
*/ Danh sách giao chỉ tiêu đào tạo cho GVCN từng lớp.
Họ và tên GVCN CN LỚP TSHS
Duy trì
sĩ số
Chỉ tiêu lên lớp thẳng
Ghi
chú
Lơ Mu K’ Huế 1A 22 100% 22/22 HS = 100%
Lơ Mu K’ Hai 1B 21 100% 21/21 HS = 100%
Phạm Thị Hằng
2A
20 100%
20/20 HS = 100%
Tạ Văn Cương 2B 21 100% 21/21 HS = 100%
Nguyễn Thế Kỷ
3A
34 100%
33/34 HS = 97%
Võ Thị Huệ
4A
35 100%
34/35 HS = 97,1%
Hoàng Thị Hà 5A 20 100% 20/20 HS = 100%
Nguyễn Thị T. Hoàn
5B
20 100%
20/20 HS = 100%
*/ CHỈ TIÊU THI ĐUA
1/ Chỉ tiêu về hoạt động chuyên môn :
Người thực hiện: Nguyễn Hồng Dự - Hiệu trưởng trường tiểu học Dơng Jri
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học cho đội ngũ giáo viên
Dự giờ: Giáo viên yếu, giáo viên mới dự giờ 6 tiết/ tháng; 4 tiết/
tháng đối với giáo viên còn lại. Tiết dạy, buổi dạy tốt : Một giáo viên 1 tiết/
tháng có ứng dụng CNTT trong soạn giảng.
Tổ chức chuyên đề mỗi khối 1-2 chuyên đề/ năm.
2/ Chất lượng giáo viên :
Giáo viên giỏi cấp tỉnh : 0 giáo viên.
Giáo viên giỏi cấp cơ sở : 1-2 giáo viên.
Giáo viên giỏi cấp trường : 5 giáo viên.
3/ Danh hiệu tập thể :
Danh hiệu lao động tiên tiến : 1 tổ.
4/ Danh hiệu cá nhân :
Chiến sĩ thi đua : 1 đồng chí.
Lao động tiên tiến : 7 đồng chí.
C/ KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
1/ Kết quả :
Qua một học kỳ thực hiện, tuy chỉ tiêu về nâng cao chất lượng đội
ngũ chưa chuyển biến rõ nét, vì thời gian để thay đổi cũng như nâng cao về
chuyên môn nghiệp vụ là một quá trình dài. Tuy nhiên về chất lượng học
kỳ I năm học 2009 – 2010, đơn vị cũng có kết quả cao hơn so với cùng kỳ
các năm trước, cụ thể như:
- 100% giáo viên đã mạnh dạn dạy học có ứng dụng CNTT.
- Không còn giáo viên vi phạm quy chế.
- 100% học sinh ra lớp dầy đủ, không có trường hợp họ sinh bỏ học.
- Tỷ lệ học sinh có học lực từ trung bình trở lên trong học kỳ I là
176/193 Học sinh đạt 91,1%.
2/ Kết luận.
Trên đây là một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học
cho đội ngũ của bản thân tôi, chắc chắn sẽ còn nhiều những giải pháp khác
nữa và tôi mong rằng với thực tế của từng đơn vị và địa phương để các nhà
trường áp dụng nhằm góp phần đưa chất lượng giáo dục của huyện nhà
vững bước phát triển vươn lên, sánh ngang với mặt bằng chung của tỉnh
nhà.
Để làm tốt công tác, nhiệm vụ được giao, thì đội ngũ CBQL- GV
phải luôn luôn tu dưỡng phẩm chất, ham học hỏi, rèn luyện để nâng cao
trình độ chuyên môn trình độ quản lý. Biết nhìn xa trông rộng để xây dựng
bản thiết kế có tính khả thi.
3/ Kiến nghị :
Và để đạt được kết quả tốt nhất trong công tác giáo dục, tôi cũng
mạnh dạn có một số đề xuất với các Quý cấp như sau:
Với cấp trên và chính quyền địa phương :
Người thực hiện: Nguyễn Hồng Dự - Hiệu trưởng trường tiểu học Dơng Jri
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học cho đội ngũ giáo viên
Thường xuyên hỗ trợ nhà trường trong công tác tuyên truyền, vận
động học sinh ra lớp.
Mở các lớp đào tạo về công tác quản lý, và chuyên môn nghiệp vụ
cho đội ngũ GV-NV.
Có chính sách ưu đãi đối với đội ngũ GV-NV vùng sâu, vùng xa:
việc xét biên chế, chính sách đãi ngộ cùng với những chế tài nhằm tránh sự
luân chuyển đội ngũ hàng năm.
Quan tâm đầu tư hơn nữa về cơ sở hạ tầng, nhà công vụ cho các
trường vùng 3 xã Đạ M’rông, Đạ Tông, Đạ Long.
Các đơn vị thường xuyên giao lưu, học hỏi về chuyên môn, các hoạt
động ngoài giờ nhằm tạo sân chơi lành mạnh cho giáo viên – học sinh…
Ngành hỗ trợ trang thiết bị, đồ dùng dạy học phục vụ dạy và học.
Đạ M’rông , ngày 30 tháng 01 năm 2010.
Người viết
Nguyễn Hồng Dự
Người thực hiện: Nguyễn Hồng Dự - Hiệu trưởng trường tiểu học Dơng Jri