Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Phan Đình Giót, To Vinh Dien, la Van Cau, Ba Van Dan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.22 KB, 7 trang )

Phan Đình Giót (1922-13/3/1954), là anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam.
Là Tiểu đội phó bộ binh Đại đội 58, Tiểu đoàn 428, Trung đoàn 141, Đại đoàn 312, Đảng
viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
[1][2]
Mục lục
[ẩn]
• 1 Tiểu sử
• 2 Tham gia trận Điện Biên Phủ
• 3 Khen thưởng
• 4 Chú thích
[sửa] Tiểu sử
Phan Đình Giót sinh ở làng Tam Quang, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh
[2]
, trong một gia
đình nghèo. Bố bị chết đói. Phải đi ở từ năm 13 tuổi cực nhọc, vất vả.
[3]
Cách mạng tháng
Tám thành công, Phan Đình Giót tham gia tự vệ chiến đấu.
Đến năm 1950, Phan Đình Giót xung phong đi bộ đội chủ lực. Phan Đình Giót đã tham
gia nhiều chiến dịch lớn như: Trung Du, Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên Phủ.
[sửa] Tham gia trận Điện Biên Phủ
Mùa đông năm 1953, đơn vị được lệnh tham gia chiến dịch lịch sử trận Điện Biên Phủ.
Hành quân gần 500km, vượt qua nhiều đèo dốc, mang vác nặng nhưng theo lời kể, ông
vẫn kiên trì, giúp đồng đội về tới đích.
Chiều ngày 13 tháng 3 năm 1954, đơn vị của ông nổ súng tiêu diệt Him Lam.
Bộ đội đại đội 58 lao lên mở đường, đã liên tiếp đánh đến quả bộc phá thứ tám. Phan
Đình Giót đánh quả thứ chín thì bị thương vào đùi nhưng vẫn xung phong đánh tiếp quả
thứ mười. Quân Pháp tập trung hỏa lực trút đạn như mưa xuống trận địa. Bộ đội bị
thương vong nhiều.
[3]
Sau đó, Phan Đình Giót đánh liên tiếp hai quả nữa, phá hàng rào cuối cùng, mở thông


đường để quân đội lên đánh lô cốt đầu cầu. Quân Pháp hoang mang, vận dụng thời cơ,
Phan Đình Giót vọt tiến công lô cốt số 2, ném thủ pháo, bắn kiềm chế cho đơn vị tiến lên.
Trong đợt này, Phan Đình Giót bị thương vào vai, mất máu nhiều.
Bất ngờ, hỏa điểm lô cốt số 3 của lính Pháp bắn mạnh. Lực lượng xung kích Việt Nam bị
ùn lại, Phan Đình Giót đến lô cốt số 3 với ý nghĩ là dập tắt ngay lô cốt này. Phan Đình
Giót đã dùng sức (khi đã bị thương, mất máu) nâng tiểu liên bắn vào lỗ châu mai, miệng
hô to:
[3]

" Quyết hy sinh… vì Đảng… vì dân
"

Rồi sau đó, Phan Đình Giót lao cả thân mình vào bịt kín lỗ châu mai. Hỏa điểm bị dập
tắt, bộ đội Việt Nam tiếp tục xung phong tiêu diệt gọn cứ điểm Him Lam, giành thắng lợi
trong trận đánh mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ.
[3]
[sửa] Khen thưởng
Trước khi hy sinh, Phan Đình Giót đã được Tiểu đoàn, Đại đoàn khen thưởng 4 lần.
Ngày 31 tháng 3, 1955, Phan Đình Giót được truy tặng Danh hiệu anh hùng lực lượng vũ
trang nhân dân. Sau được truy tặng Huân chương Quân công hạng Nhì.
[1][2]
Ngày nay có những con đường và trường học mang tên ông.
[3][4][5]
Bế Văn Đàn (1931 – 1954)
Bế Văn Đàn (1931 – 1954).
Đồng chí Bế Văn Đàn, sinh năm 1931, dân tộc Tày, quê ở xã Quang Vinh (nay là xã Triệu Ẩu),
huyện Phục Hoà, tỉnh Cao Bằng. Xuất thân trong một gia đình nghèo có truyền thống cách mạng,
cha làm thợ mỏ, mẹ mất sớm, lớn lên đồng chí tham gia hoạt động du kích. Tháng l năm 1948
đồng chí xung phong vào bộ đội và tham gia nhiều chiến dịch, đồng chí luôn nêu cao tinh thần
dũng cảm, tích cực vượt qua mọi khó khăn ác liệt, kiên quyết chấp hành mọi chỉ thị mệnh lệnh

nghiêm túc, chính xác kịp thời, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Cuộc kháng chiến chống thực đân Pháp đang ở giai đoạn quyết liệt, Đảng ta quyết định mở
chiến dịch Đông Xuân năm 1953 - 1954, đơn vị hành quân đi chiến dịch, đồng chí Bế Văn Đàn
làm liên lạc tiểu đoàn. Một đại đội của tiểu đoàn được giao nhiệm vụ bao vây giữ địch ở Mường
Pồn. Lúc đó, khi thấy lực lượng ta ít, địch tập trung hai đại đội có phi pháo yểm trợ liên tiếp phản
kích, nhưng cả hai lần chúng đều bị quân ta đánh bật. Cuộc chiến đấu diễn ra căng thẳng và
quyết liệt. Địch liều chết xông lên. Ta kiên quyết ngăn chặn, chốt giữ. Cần có lệnh cho đại đội
quyết tâm giữ ở Mường Pồn bằng bất cứ giá nào, để các đơn vị khác triển khai lực lượng, thực
hiện các chủ trương của chiến dịch. Mặc dù đồng chí vừa đi công tác về nhưng khi thấy chỉ huy
thông báo đồng chí đã xung phong lên đường làm nhiệm vụ. Mặc cho bom rơi, đạn nổ, đồng chí
đã dũng cảm vượt qua lưới đạn dày đặc của địch, xuống truyền đạt mệnh lệnh cho đại đội kịp
thời, chính xác. Trong khi đó, trận chiến đấu diễn ra ngày càng ác liệt hơn, đồng chí được lệnh ở
lại đại đội chiến đấu. Địch phản kích lần thứ ba, chúng điên cuồng mở đường tiến, đại đội bị
thương vong nhiều, chỉ còn 17 người, bản thân Bế Văn Đàn cũng bị thương, nhưng đồng chí vẫn
tiếp tục chiến đấu. Một khẩu trung liên của đơn vị không bắn được vì xạ thủ hy sinh. Khẩu trung
liên của Chu Văn Pù cũng chưa bắn được vì không có chỗ đặt súng, tình thế hết sức khẩn
trương, không ngần ngại Bế Văn Đàn chạy lại cầm 2 khẩu trung liên đặt lên vai mình và hô bạn
bắn. Đồng chí Pù còn do dự thì Bế Văn Đàn đã nói: ''Kẻ thù trước mặt, đồng chí có thương tôi thì
bắn chết chúng nó đi''. Đồng chí Pù nghiến răng nổ súng vào đội hình quân địch quật ngã hàng
chục tên. Địch hoảng hốt bỏ chạy, đợt phản kích này của chúng bị bẻ gãy. Trong lúc lấy thân
mình làm giá súng, đồng chí Bế Văn Đàn bị hai vết thương nữa và đã anh dũng hy sinh, hai tay
vẫn còn ghì chặt súng trên vai mình. Tấm gương dũng cảm của đồng chí đã cổ vũ cán bộ, chiến
sĩ trên toàn mặt trận hăng hái thi đua giết giặc lập công, góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên
Phủ chấn động địa cầu
Đồng chí Bế Văn Đàn lúc hy sinh là tiểu đội phó, Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Tấm
gương chiến đấu dũng cảm, chấp hành nghiêm mệnh lệnh của cấp trên hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ được giao. Do đó, trong đại hội mừng công của đơn vị, đồng chí Bế Văn Đàn được truy
tặng Huân chương chiến công hạng nhất và được bình bầu là chiến sĩ thi đua số một của tiểu
đoàn. Với những thành tích đặc biệt xuất sắc, ngày 31/8/1955, đồng chí được Quốc hội truy tặng
danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và Huân chương quân công hạng nhì.

Đồng chí Bế Văn Đàn là một người anh hùng liệt sĩ cùng hàng ngàn các anh hùng liệt sĩ đã ngã
xuống lúc tuổi đôi mươi, góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ ''nên vành hoa đỏ, nên
thiên sử vàng'' và đến Đại thắng mùa xuân năm 1975 lịch sử. Với những cống hiến đó, đồng chí
không những là một tấm gương, một niềm tự hào của nhân dân các dân tộc Cao Bằng mà còn là
niềm tự hào của nhân dân cả nước.
Tô Vĩnh Diện (1924 - 1953) là một Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Việt
Nam.
Tô Vĩnh Diện quê ở xã Nông Trường, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá; nhập ngũ năm
1949, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Khi hy sinh anh là khẩu đội trưởng pháo
phòng không, đại đội 827, tiểu đoàn 394, trung đoàn 367. Để phục vụ cho chiến dịch
Điện Biên Phủ, tháng 3 năm 1953, Tô Vĩnh Diện và đồng đội kéo pháo ra đến đoạn Dốc
Chuối. Lúc đó, anh và pháo thủ Ty xung phong cầm càng lái pháo. Khi dây tời chính bị
đứt, pháo lao nhanh và khó điều khiển, pháo thủ Ty bị càng pháo đánh bật ra, Tô Vĩnh
Diện vẫn bám lấy càng, điều khiển hướng lao của pháo, bất chấp nguy hiểm lấy thân
mình đẩy càng pháo vào vách núi cho pháo dừng lại, Tô Vĩnh Diện hy sinh. Anh được
trao tặng Huân chương quân công hạng nhì, Huân chương chiến công hạng nhất và được
truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 1956.
La Văn Cầu (sinh năm 1932) là một sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam. Ông được
phong danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân vào năm 1952.
Ông là người dân tộc Tày, quê xã Phong Nậm, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng
[1]
.
Năm 1948, ông gia nhập Đại đội 671, một đơn vị địa phương Cao Bằng của quân đội
Việt Minh (khi đó gọi là Quân đội Quốc gia Việt Nam, từ năm 1950 gọi là Quân đội
Nhân dân Việt Nam), được kết nạp Đảng Cộng sản năm 1950.
Trong kháng chiến chống Pháp, từ năm 1948 đến năm 1952, ông tham gia chiến đấu 29
trận. Trận phục kích trên đường Bông Lau - Lũng Phầy (Cao Bằng năm 1949), ông đã
cùng đồng đội xung phong, một mình bắn chết lính pháp trên xe tăng rồi nhảy lên xe
dùng súng trên xe diệt thêm 10 tên lính Pháp nữa. Trong Trận Đông Khê (Chiến dịch
biên giới năm 1950), khi đang chỉ huy tổ bộc phá hàng rào để đơn vị tiến công đồn, ông

bị thương gẫy nát cánh tay, và đã nhờ đồng đội chặt đứt để khỏi vướng, dùng tay trái ôm
bọc phá đánh mở đường, tạo thời cơ cho đơn vị đánh chiếm đồn địch
[2]
.
Do thành tích trong chiến đấu, ngày 19 tháng 5 năm 1952, ông được Chủ tịch nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, khi đang
là tiểu đội phó thuộc Trung đoàn 174, Đại đoàn 316. Cùng năm đó, ông được trao tặng
danh hiệu Anh hùng thi đua ái quốc theo Sắc lệnh số 107-SL ngày 10 tháng 8 năm 1952.
Ông được phong hàm Đại tá từ năm 1985, và được tặng Huân chương quân công, hạng
nhì, hạng ba và Huân chương kháng chiến hạng nhất.
Ông từng là Ủy viên trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Tên ông được đặt cho một con đường tại phường 2, thành phố Vũng Tàu, một con phố ở
Nam Định và một khu phố ở thị trấn Nam Sách, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.
Anh hùng La Văn Cầu
21:39, 27/12/2009 Con người - Nhân vật & Sự kiện
La Văn Cầu sinh năm 1932, Anh hùng quân đội (1951), dân tộc Tày, quê xã
Phong Nậm, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Gia nhập bộ đội từ 1948, đại tá
(1982), đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam (1950). Trong trận Bông Lau 1949,
La Văn Cầu nhảy lên xe tăng cướp súng địch diệt địch. Trong trận Đông Khê
(Chiến dịch Biên giới 1950), bị thương nát tay phải, La Văn Cầu nhờ đồng đội
chặt đứt để khỏi vướng, rồi tiếp tục đánh bộc phá mở đường cho đơn vị xung
phong. La Văn Cầu được tuyên dương là lá cờ đầu trong phong trào thi đua yêu
nước thời kì Kháng chiến chống Pháp.
Anh sinh ra và lớn lên trong một gia đình vốn có mối thù sâu sắc với đế quốc,
phong kiến. Khi còn bé, anh chứng kiến cái chết uất ức của cha, hậu quả của
những trận đòn tra tấn đánh đập dã man, kiệt sức rồi qua đời. Cuộc đời lam lũ
cực khổ như đè nặng lên đôi vai nhỏ bé của anh từ thuở thiếu thời.
Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công, được nhiều cán bộ tuyên truyền
giác ngộ, anh càng hiểu rõ nguồn gốc sự cực khổ của người nghèo và người
dân mất nước, nên hăng hái tham gia vào công cuộc kháng chiến ở quê hương.

Với khát khao được cầm súng giết giặc giải phóng đất nước, La Văn Cầu mới 16
tuổi đã khai tăng lên 18 tuổi để được vào bộ đội. Lúc đó là năm 1948, thời kỳ
đầu của cuộc kháng Pháp vô cùng gian khổ, thiếu thốn. Nhưng niềm vui và ý chí
đã giúp anh vượt qua khó khăn, vươn lên rèn luyện thành một chiến sĩ gương
mẫu, giàu lòng nhân ái, nên được anh em đồng đội rất quí mến. Anh đã tham gia
chiến đấu 29 trận trong các cương vị chiến sĩ và chỉ huy.
Trong trận phục kích ở đèo Bông Lau năm 1949, anh xung phong vào tổ xung
kích đột phá trận đánh. Khi nổ súng, có lệnh xung phong, anh dũng cảm xông
lên, phát hiện một tên Pháp ngồi trên xe tăng anh đã bắn hạ, rồi lao lên xe cướp
súng. Ngoảnh lại sau, thấy 3 tên Pháp chạy tới, anh liền dùng khẩu súng vừa
cướp được, bắn chết cả 3 tên, quyết không để bọn giặc chạy thoát, anh nhảy
xuống xe, tiếp tục truy lùng diệt thêm 6 tên nữa.
Trong chiến dịch Biên Giới năm 1950, quân ta đánh đồn Đông Khê lần thứ nhất,
anh bị đau chân vẫn kiên quyết xin đi chiến đấu. Trận đánh gặp khó khăn, đơn vị
bạn bị thương vong nhiều, anh động viên anh em trong tiểu đội (hầu hết là tân
binh), băng bó và cõng hết thương binh về nơi an toàn. Trên đường rút về căn
cứ, địch nhảy dù phản kích, mặc dù chân đau và đuối sức, anh vẫn vác khẩu
pháo 12 ly 7 thu được của địch, về tới đơn vị.
Trận đánh đồn Đông Khê lần thứ hai (1950), La Văn Cầu được phân công chỉ
huy tổ bộc phá làm nhiệm vụ phá hàng rào và đánh lô cốt đầu cầu (cửa mở trận
đánh). Phá được hai hàng rào thì hai đồng chí xung kích bị thương. Địch tập
trung hỏa lực dữ dội và cửa mở, phá hủy mất của ta một số bộc phá ống. anh
nghĩ ngay phải dành bộc phá đánh lô cốt, nên động viên anh em trong tổ gỡ mìn
của địch và dũng cảm xông lên dùng mìn phá nốt hai hàng rào cuối cùng. Song
tình huống diễn ra càng phức tạp hơn, khi tiến đánh lô cốt thì anh em đã bị
thương tất cả, chỉ còn lại một mình anh. Không ngần ngại, anh ôm bộc phá xông
tới lô cốt đầu cầu quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ “đột phá khẩu” của tổ. Nhưng
khi vượt rào đến được giao thông hào thứ ba thì anh bị thương, ngất đi. Tỉnh
dậy, thấy cánh tay phải của mình bị địch bắn gãy nát, nghĩ đến trọng trách chưa
hoàn thành, anh quay trở lại khẩn thiết yêu cầu đồng đội chặt đứt cánh tay cho

khỏi vướng víu, rồi tiếp tục xông lên đánh tan lô cốt đầu cầu, mở đường cho đơn
vị xung phong diệt gọn đồn địch, kết thúc thắng lợi trận Đông Khê.
Tấm gương của La Văn Cầu đã cổ vũ phong trào thi đua giết giặc lập công trong
toàn đại đoàn và trở thành lá cờ đầu trong phong trào thi đua sử dụng bộc phá
công đồn, một hình thức chiến thuật mới của quân đội ta mở ra từ chiến dịch
Biên Giới năm 1950.
La Văn Cầu được tặng thưởng một Huân chương Quân công hạng ba, Huân
chương kháng chiến hạng nhất, phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ
trang nhân dân. Đại tá La Văn Cầu đã nghỉ hưu, trở về với đời thường, nhưng
phẩm chất của người anh hùng mãi mãi là tấm gương sáng cho các thế hệ trẻ
Việt Nam.
(CaoBangPro.Com tổng hợp từ internet)

×