Nhà thờ họ Phan Đình một di tích lịch sử văn hóa quan
trọng của tỉnh Nghệ An
Nhà thờ họ Phan Đình tọa lạc ở xóm Phú Tập, xã Khánh Thành, huyện Yên Thành,
tỉnh Nghệ An, cách trung tâm thành phố Vinh 65km về phía Tây Bắc, cách huyện
lỵ Yên Thành 15km về phía Nam, là nơi thờ phụng các bậc tiên tổ của họ Phan
Đình, tiêu biểu là các vị Phan Hàm Hạnh, Phan Hàm Hy, Phan Hàm Cảnh và Phan
Hàm Mậu. Đây là một nhà thờ đẹp, cổ kính có nhà Hạ điện, Trung điện, Thượng
điện và nhà tiếp tân, có 114 hiện vật, trong đó có 16 hiện vật cổ giá trị như đôi
ngựa, long ngai, bài vị, tranh gỗ, biểu, đại tự, câu đối và đôi đũa ngà do Vua ban
cho ông Phan Hàm Mậu.
Nhà thờ họ Phan Đình tọa lạc ở xóm Phú Tập, xã Khánh Thành, huyện Yên
Thành, tỉnh Nghệ An, cách trung tâm thành phố Vinh 65km về phía Tây Bắc, cách
huyện lỵ Yên Thành 15km về phía Nam, là nơi thờ phụng các bậc tiên tổ của họ
Phan Đình, tiêu biểu là các vị Phan Hàm Hạnh, Phan Hàm Hy, Phan Hàm Cảnh và
Phan Hàm Mậu. Đây là một nhà thờ đẹp, cổ kính có nhà Hạ điện, Trung điện,
Thượng điện và nhà tiếp tân, có 114 hiện vật, trong đó có 16 hiện vật cổ giá trị
như đôi ngựa, long ngai, bài vị, tranh gỗ, biểu, đại tự, câu đối và đôi đũa ngà do
Vua ban cho ông Phan Hàm Mậu.
Đức Thái thủy tổ có tên là Phan Hàm Hạnh sinh ra ở làng Văn Tập (nay thuộc
Diễn Bình, Diễn Châu, Nghệ An) vào cuối đời vua Trần Dụ Tông (1341-1369), tự
là Đạo Hạnh, hiệu là Bút Xuyên tiên sinh, đậu sinh đồ (Tú tài) năm 20 tuổi. Nhà
Trần lúc đó vào buổi suy tàn, loạn lạc nên ông chọn con đường dạy học, nổi tiếng
là thầy đồ uyên bác. Nghe tiếng thầy giỏi, nhân dân vùng đất Hạ Thành (Hoa
Thành, Yên Thành) mời thầy về giảng dạy cho con em.
Tại đây, thầy lấy người con gái họ Nguyễn và sinh được một người con trai là
Phan Hàm Hy.
Phan Hàm Hy sinh năm Mậu Thìn (1388) - vào cuối đời vua Trần Phế Đế, có tự
Phổ Chiêu, thụy Minh Quang, đậu hai bằng tú tài. Năm 30 tuổi (1418), ông đưa cả
gia đình về sinh sống tại Vân Tụ (cách Hạ Thành 8km về phía Tây Nam). Tại đây,
ông theo nghề nghiệp của cha, mở lớp dạy học rồi trở thành ông tổ họ Phan Đình ở
Vân Tụ.
Phan Hàm Hy có người con trai tên là Phan Hàm Cảnh, tự Minh Đạo, sinh năm
1420. Lớn lên, Phan Hàm Cảnh đã chiêu tập nhiều người khai phá một cánh đồng
rộng lớn hàng trăm mẫu, đặt tên là Đồng Chùa rồi mở rộng ra thành làng Phú Ninh.
Ông còn cho khai phá thêm hàng trăm mẫu nữa đặt tên là Đồng Kỵ, Hai Vạt, Cồn
Vàng, Đồng Nhìn, Đập Chưng, Lèn Dưới, Cây Quýt, Đồng Chợ, Đồng Lèn, Đồng
Rân, Lăng Nậy, Bán Than, Cầu Tre, Nương Địa. Những địa danh đó còn giữ mãi
đến ngày nay. Gia phả họ Phan Đình viết: “Vào đời Lê Thành Tông, hiệu Quang
Thuận, Phan Hàm Cảnh về Vân Tụ khai hoang, chiêu dân lập ấp kết thành một
đơn vị hành chính cấp cơ sở gọi là làng Phú Ninh, tổng Vân Tụ”. Phan Hàm Cảnh
được nhân dân suy tôn là người khai canh, sáng lập ra làng Phú Ninh, tổng Vân Tụ.
Ông giữ chức Phó trưởng tổng thời Lê.
Phan Hàm Mậu là con Phan Hàm Cảnh, sinh năm 1440 ở xóm Đồng Chùa (nay
là Phú Tập), làng Phú Ninh, là hậu duệ đời thứ tư của Bút Xuyên tiên sinh Phan
Hàm Hạnh, có sức khỏe hơn người, thông minh, võ nghệ cao cường. Năm 18 tuổi
(1485), ông được tuyển vào đội lính cận vệ, bảo vệ cung vua thời Lê Nhân Tông.
Vua Lê Nhân Tông có người anh là Lạng vương Lê Nghi Dân, trước đã được
làm thái tử, sau vì có mẹ phạm tội nặng nên phải bỏ trốn. Đến năm Kỷ Mão (1459),
Lê Nghi Dân đồng mưu với Phạm Đồn, Phan Ban nửa đêm trèo vào thành giết vua
Lê Nhân Tông và Hoàng thái hậu rồi tự xưng làm vua. Lê Nghi Dân cướp ngôi,
không được lòng dân, bị nhiều người oán ghét. Đến ngày 6 tháng 6 năm Canh
Thìn (1460), các quan đại thần Nguyễn Xí, Đinh Liệt bố trí chém Phạm Đồn và
Phan Ban giữa nghị sự đường, rồi bắt vua Lê Nghi Dân giết đi, đưa người con thứ
tư của vua Lê Thái Tông là Bình Nguyên vương Tư Thành lên làm vua, tức vua Lê
Thánh Tông.
Tham gia sự kiện quan trọng này còn có một số lính cận vệ, trong đó có Phan
Hàm Mậu. Sau đó, Phan Hàm Mậu được vua Lê Thánh Tông khen thưởng, cho
làm tướng chỉ huy trong quân đội. Phan Hàm Mậu đem quân đi dẹp giặc Lão Qua,
Bồn Man, Chiêm Thành, đánh 18 trận, lập công xuất sắc, được vua Lê Thánh
Tông tặng bằng sắc “Tán trị công thần đặc tiến phụ quốc thượng tướng quân, tước
Dương xuân hầu”.
Năm 1498, vua Lê Hiển Tông (1498-1504) giao Phan Hàm Mậu nhiệm vụ trấn
thủ Hoan Châu. Lúc đó có giặc Lão Qua xâm phạm bờ cõi, ông đem quân đi đánh
dẹp, nhưng thế giặc quá mạnh, khiến ông bị thương. Ông được đưa về quê cứu
chữa nhưng vì vết thương quá nặng nên đã mất vào ngày 15/3 năm Canh Thân
(1500). Nhân dân làng Phú Ninh lập đền thờ gọi là đền Đệ Nhất. Xưa đền rất uy
nghi, được tạo dựng trên khuôn viên đất rộng gồm hai tòa, ngoảnh mặt ra sông Vụ
Giang. Quanh năm, nhân dân hương khói và làm giỗ rất trọng thể vào ngày 15/3
âm lịch. Năm 1962, đền Đệ Nhất bị dỡ, các đồ tế khí được tập trung về Đình Đông.
Năm 1973, con cháu trong dòng họ rước các đồ tế khí về hợp tự tại nhà thờ họ
Phan Đình. Lăng mộ của ông hiện ở gia đình ông Nguyễn Xuân Đình, xóm Phú
Khánh (xã Khánh Thành - Yên Thành).
Sở dĩ nhà thờ lấy tên Phan Đình là vì ông Phan Hàm Mậu là người có công với
triều đình nhà Lê, để tránh sự bức hại của nhà Mạc, nhà Trịnh, nhà Nguyễn đối với
đời sau nên con cháu đã đổi tên lót từ Phan Hàm (đời thứ nhất đến đời thứ 6) sang
Phan Sỹ (đời thứ 7 đến đời thứ 10) và từ đời thứ 11 đến nay lấy tên là Phan Đình.
Hàng năm đến ngày tế tổ (18/1 âm lịch) và ngày giỗ Phan Hàm Mậu (15/3 âm
lịch), con cháu lại hội tụ về đây để tỏ lòng thành kính tưởng niệm bậc tiền nhân
theo nghi lễ cổ truyền gồm có lễ khai quang, lễ yết cáo, lễ tế tiến cúng các lễ vật:
cỗ xôi gà, hoa quả, ban hành lễ với nghi thức long trọng, trang nghiêm như dâng
ba tuần rượu, đọc chúc văn ôn lại truyền thống của dòng họ, công lao của các bậc
thủy tổ. Phần hội có tổ chức các trò chơi dân gian giữa các chi trong họ như chọi
gà, đấu vật, cờ tướng…
Nhà thờ họ Phan Đình ở xóm Phú Tập (xã Khánh Thành, huyện Yên Thành) là
nơi thờ phụng, tưởng niệm các vị Phan Hàm Hạnh, Phan Hàm Hy, Phan Hàm
Cảnh, Phan Hàm Mậu cùng các hậu duệ, những người có nhiều công lao trong
việc dạy học, khai cơ lập ấp, xây dựng và bảo vệ quê hương. Trong cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, đây còn là nơi chứng kiến
những bước thăng trầm của lịch sử địa phương gắn liền với lịch sử dân tộc và đã
có những đóng góp nhất định cho cách mạng Việt Nam: Trước Cách mạng tháng
Tám năm 1945 là nơi hội họp của các tổ chức cách mạng trong vùng; Sau Cách
mạng tháng Tám đến năm 1953 là nơi làm việc của UBND xã Vân Tụ; Năm 1962-
1965 là nơi làm việc của bộ đội đường dây 559; Năm 1965-1968 là kho chứa
lương thực (sơ tán từ kho Vân Tụ về); Năm 1969-1970 là nơi làm việc của UBND
xã Vân Thành (nay là hai xã Khánh Thành và Bảo Thành); Năm 1974-1976 là nơi
làm việc của Ban chỉ huy đào kênh vách Nam thuộc hệ thống sông Bùng.
Để ghi nhận và tôn vinh sự đóng góp của nhà thờ họ Phan Đình trong sự nghiệp
cách mạng của dân tộc, Đảng và Nhà nước ta đã tặng Bằng khen (ngày 31/9/2009)
cho nhà thờ. UBND tỉnh Nghệ An công nhận nhà thờ họ Phan Đình là Di tích lịch
sử - văn hóa cấp Tỉnh. Ngày 28/2/2011, xã Khánh Thành và họ Phan Đình đã tổ
chức trọng thể Lễ đón nhận bằng Di tích lịch sử - văn hóa của nhà thờ họ Phan
Đình./.