Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Tiểu luận HÌNH ẢNH VÀ VAI TRÒ CỦA HÌNH ẢNH TRONG TÁC PHẨM TRUYỀN HÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.73 KB, 18 trang )

ĐỀ TÀI : HÌNH ẢNH VÀ VAI TRÒ CỦA HÌNH
ẢNH TRONG TÁC PHẨM TRUYỀN HÌNH.
A NHẬP MÔN TRUYỀN HÌNH
I. HÌNH ẢNH
1, Khái niệm về hình ảnh
Hình ảnh là những gì chúng ta thấy được thông qua thị giác rồi sau đó
chuyển về não giúp ta cảm nhận nhận hình ảnh đó một cách chân thực nhất
từ đó đưa ra những phản xạ,cảm nhận về hình ảnh mà ta vừa thu nhận
2, Hình ảnh xuất hiện như thế nào ?
Khi loài người chưa có chữ viết ,con người đã biết dung lối vẽ làm
phương tiện thông tin.Trong các hang động cổ xưa có nhiều bức tranh động
vật được khắc lên vách đá ,họ thông báo cho nhau những điều cần biết .Từ
tranh chuyển sang chữ viết là một quá trình trừu tượng hoá;sau dần người ta
lược bỏ các chi tiết cụ thể ,phức tạp ,dung các đường nét đơn giản làm kí
hiệu ghi lại ngôn ngữ ,mở rộng thông tin cho con người .
Cùng với chữ viết ,tranh vẽ dần dần được phổ biến . Điều này thật dễ
hiểu ,bởi con người cần thiết phải sử dụng giác quan để tìm hiểu thực tại và
mở rộng tri thức .Nhưng” trăm nghe không bằng một thấy “ảnh đã ra đời để
đáp ứng nhu cầu này .Không bằng lòng với những tấm ảnh bình thường con
người muón những hình ảnh đó phải thực sự sống động ghi lại những hành
độnợ việc,hiện tượng sự kiện diễn ra một cách thực tế nhất.Từ đây hình ảnh
đã bắt đầu ra đời.Nó đã đáp ứngmột phần không nhỏ yêu cầu nhìn,quan sát
của loài người.Như vậy,hình ảnh đã trở thành một loại hình ngôn ngữ -ngôn
ngữ hình ảnh .Nó có khả năng thông tin chính xác một nội dung mang tính
vật chất nhất định.Khả năng thông tin bằng hình ảnh đã mở rộng tầm nhìn
của con mắt người,giúp con người hiểu mình đầy đủ hơn,chin xác hơn và
sâu sắc hơn.Truyền hình sử dụng hình ảnh làm phương tiện thông tin,miêu
tả,bình luận cũng là vì tính xác thực trực tiếp và tính nhanh chóng của nó.
Lịch sử phát triển của hình ảnh đã ghi nhận:Hình ảnh chuyển động lần
đầu tiên mà mọi người nhìn thấy đều hết sức ngạc nhiên. Đó là vào năm
1895 khi anh em nhà Luymiê cho chiếu bộ phim “Chuýên xe lửa đến ga”


hình ảnh đoàn tàu chuyển động khiến cho người xem tưởng đó là đoàn tàu
thật sự và hốt hoảng chạy ra khỏi chỗ ngồi.
II.ĐẶC ĐIỂM CỦA HÌNH ẢNH
Hình ảnh có những ưu thế đặc biệt, đó là tính ghi thực trực tiếp,ra đời
nhanh và gây ấn tượng sâu sắc.Tận dụng đặc điểm này nghành truyền hình
và những người làm báo hình đã sử dụng chiếc máy quay như một phương
tiện đắ lực và hữu hiệu .Bên cạnh những đặc điểm chung của nghệ thuật tạo
cảnh thì hình ảnh còn màng những đặc điểm riêng.
1.Hình ảnh là thông tin là sự gắn kết giữa yếu tố thông tin
và yếu tố nghị luận.
Trong tất cả các loại hình sử dụng hình ảnh thì có lẽ hình ảnh được sử
dụng trong báo truyền hình là mang tính thông tin nhiều nhất.Nhưng bên
cạnh đó nó cũng mang yếu tố nghị luận và cả yếu tố thông tin ở đây cũng
được biểu hiện một cách chặt chẽ.Với loại hình ảnh sang tác vì mục đích đầu
tiên là miêu tả cái đẹp trên một bình diện nào của đối tượng,hoặc là cái đẹp
về hình thức,hoặc khai thác giá trị nhân văn của đối tượng,vì vậy”người
nghệ sĩ” có quyền dàn dựng,bài trí để tạo ra một mẫu hình ảnh mang tính
khái quát trừu tượng.Xét về bản chất”hình ảnh sáng tác “không nhấn mạnh
về thông tin, nhưng xem hình ảnh người ta lại có thể dẫn dắt đến yếu tố ý
tưởng nào đó khá độc đáo,ta bảo hình ảnh đó mang tính nghị luận nhất
định;dù nó không bao hàm tính tài liệu.Còn với hình ảnh trên báo truyền
hình,do tính mục đích của sự phản ánh,nên hai yếu tố thông tin và nghị luận
luôn gắn kết chặt chẽ ngay trong bản than sự kiện,sự vật,hiện tượng.
Yếu tố thông tin theo cách hiểu phổ thông và đơn giản chính là sự
tổng hợp các chi tiết cấu thành đối tượng,sự kiện,sự việc có chứa đựng
những nội dung cần thông báo đén người đọc người xem.Nói cách khác,yếu
tố thông tin mang đến cho công chúng và độc giả những thông số,sự nhận
biết,những cứ liệu xác địnhvề cuộc sống con ngưòi,sự kiện,sự việc dang diễn
ra trước sự chứng kiến của người cầm máy và nó được tái hiện bằng hình
ảnh trong tác phẩm.Lượng thông tin trong hình ảnh được chuyển tải qua nội

dunghình ảnh lẫn hình thức thể hiện của nó;qua cả phần hình ảnh và phần lời
nói của một tác phẩm.
Với hình ảnh dù bất kì thể loại nào:Tin,phóng sự,tường thuật,tài
liệu,thậm chí cả thể loại hình ảnh bình luận thì yếu tố thông tin cũng là cáí
có trước;nó mang tính trực tiếpvà thể hiện ngay tầng nhận thức thứ nhất.Xét
trên một khía cạnh nào đó,nó được”bày ra”trước mắt độc giảthông qua các
chi tiết được mô tả trong hình ảnh và những lời bình luận. Đây là điểm mạnh
riêng biệt mà chỉ có hình ảnh mới có.Và,nếu hàm lượng thông tin ấy mang
đến cho người xem càng nhiều thông điệp,càng giải đáp được nhiều câu hỏi
của độc giả thì hình ảnh đó càng có giá trị.
Những thông tin trong hình ảnh và chú thích được tác giả phản ánh
một cách trung thực khách quan,bản chấtthể hiện đúng thao tác đặc
trưng,thời điểm điển hình của đối tượng,sự việc,hiện thực.
Vì thông tin là tính thứ nhất,cái có trước nên hình ảnh không có thông
tin không phải là hình ảnh đúng nghĩa.Nhưng nếu chỉ thuần tuý thông tin
thôi thì chưa đủ mà vấn đề đặt ra đằng sau hình ảnh đó là vấn đề chúng ta
phải quan tâm. Đó chính là thông tin mang tính định hướng-thông tin mang
tính lập luận.
Yếu tố nghị luận chính là”tầng nhận thức thứ hai”những thông tin
mang tính triết luận. Đó là yếu tố lí tính nó phản ánh “tư duy chiều sâu” của
người cầm máy và tác phẩm. Đây là yếu tố mang màu sắc duy lý.Nó chính là
kết quả của quan điểm tư tưởng,là lập trường,thái độ của người phóng viên
trước các sự kiện,sự việc,hiện tượng trong đời sống xã hội.
Hình ảnh là hiện thực cuộc sống được miêu tả thông qua một lát cắt,
nhưng cái quyết định cho một lát cắt đó có ý nghĩa không phải làlà chiếc
máy mà là lý trí,tình cảm,sự lay động tâm hồncủa con người trước hiện thực
được phản ánh .
Yếu tố nghị luận không phải chỉ biểu hiện thông qua ngôn ngữ viết,lời
bình trong tác phẩm,mà thông qua cả cách thức thể hiện hình ảnh;cấu trúc
của nội dung thông tiígự lựa chọn hình ảnh và việc sử dụng các yếu tố hình

hoạkhác như; ánh sang,máu sắc, đường nét,sự tương phản…
Như vậy yếu tố nghị luận một mặt mang đếncho người xem sự nhận
định,thái độ của họ về sự kiệnhiện tượng bao hàm trong hình ảnh.Mặt
khácnó giúp người xemnhận biết được thé gới quan,nhân sinh quan của
người làm truyền hình.
Trong các tác phaamr truyền hình thì yếu tố thông tin và yếu tố nghị
luận luôn thống nhất biện chứng không tách rời.Nếu thiếu vắng yếu tố thông
tin như đã nói ở trênthì hình ảnh sẽ không còn nguyên giá trị của nó
nữa.Nhưng nếu xem thường yếu tố nghị luận-yếu tố mang đến cho người
xem những giá trị tiềm ẩn của và chiều sâu tư tởng của tác phẩm –hình ảnh
chỉ còn là những lát căt tầm thườngvà nó vô cùng tẻ nhạt sớm bị lãng
quên.Ngược lại,nếu quá nhấn mạnh hoặc chỉ chú trong yếu tố nghị luận
không xem xét đến hàm lượng thông tin cần thiết,bức ảnh mang nặng tính áp
đặt,dàn dựng theo ý tưởng riêng chắc chắn nó sẽ mất đi độ tin cậy,tính
thuyết phục;không phản ánh đúng hơi thở của cuộc sống.
Yếu tố thông tin,mục dích trước nhất là trang bị cho độc giả một khối
lượng thông tin,tri thức,sự nhận biếtnhất định về đối tượng sự kiện.Còn yếu
tó nghị luận chính làthông qua sự nhận thức lý tính để định hướng tưởng,
định hướng cách nhìn,cách nghĩ,cách hành động đối với bạn đọc;hoặc làm
chuyển đổi nhận thức cũ thành nhận thức mớiđầy đủ hơn, đúng đắn hơnvề
vần đề mà phản ánh.
Tóm lại có thể khẳng định:Thực chất hình ảnh trong tác phẩm truyền
hình không là cái gì khầc mà là thông qua những hình ảnh xác thực,ghi lại
những cảnh tiêu biểu của hiện thực cuộc sống,với độ chính xác cao về mọi
phương diện,nó cung cấp cho người xem một lượng thông tin,một giá trị tư
tưởng một sự nhận định về một sự kiện.một vấn đề xảy ra,cần được thông
báo.
2.Hình ảnh có sự tác động tương hỗ giữa ngôn ngữ hình ảnh và
phát thanh
Với báo in để thông tin về một con người,sự kiện, hiện tượng,người

viết thường phải mô tả lại toàn bộ những gì cần thông báo thông qua các chi
tiết được cấu trúc trong bài viết.Như vậy,dù bài báo viết có ngắn đến đâu,cô
đọng và hấp dẫn đến đâu độc giả với những trình độ nhận thức khác nhau rất
có thể hình dung ra sự việc khác nhau. Điều này thật dễ hiểu bởi ngôn ngữ
văn tự-ngôn ngữ viết bản thân nó vẫn mang tính trừu tượng,buộc độc giả
phải vừa đọc vừa liên tưởng để két nối các mối liên hệ mà hiện thực của bài
báo phản ánh.Với truyền hình thì hoàn toàn khác.Ngôn ngữ trong tác phẩm
là ngôn ngữ hình ảnh. Đã là ngôn ngữ hình ảnh thì người xem tin tưởng ở
hình ảnh của tác phẩm.Sự tiếp nhận nội dung thông tin qua tác phẩm chủ
yếu ởphần hình ảnh.Do vậy phần hình ảnh ở đây phải phản ánh đúngcác
thực trạng của hiện thực,các mối liên hệ của đối tượng,sự kiện thông qua
những lát cắt tiêu biểu,chân thực sinh động,diễn ra trong khoảng thời gian
không gian được xác định.Nhờ vào những hình ảnh đómà người xem dù
không trực tiếp chứng kiến sự kiện,hiện tượng,vẫn dễ dàng nhận biết
đượcđối tượng đang làm gì và làm như thế nào, đúng với nội dung mà hình
ảnh thông bảôtng tác phẩm.
Tuy nhiên xét về mặt cấu trúc thông tin,mỗi tác phẩm dù là hình ảnh
được quay trong một thời gian ngắn hay dài thông thường bao gồm hai thành
phần; đó là phần hình ảnh và phần phát thanh để làm rõ hơn cho phần hình
ảnh.Hình ảnh làm nhiệm vụ cung cấp thông tin chính,thông tin cơ bản còn
phát thanh làm nhiệm vụ gọi tên con người,sự kiện,sự việc tránh hiểu
lầm.Mặt khác nó bổ sung những thông tin mà hình ảnh không thể truyền đạt
được .Lời phát thanh còn có nhiệm vụ giải thích,bình luận xây dựng mối liên
hệ giữa hình ảnh và phát thanh cho chặt chẽ,giúp người xem hiểu một cách
đúng nhất về hình ảnh.
“Hình ảnh sáng tạo” với chức năng cơ bản là thẩm mỹ,nên để đạt
được mục đích “ngưới đạo diễn “có thể dàn dựng, bài trí bằng những thủ
pháp riêng.Họ không nhất thiết phải giải thích tính đa nghĩa của hình ảnh
bằng ngôn ngữ văn tự hay ngôn ngữ phát thanh, điều này hoàn toàn phụ
thuộc vào khả năng cảm nhận cái đẹp của độc giả.Nhưng với ảnh truyền

hình thì ngược lại nếu hình ảnh đưa lên mà không đúng thì không tạo được
niềm tin cho người xem.
Như vậy có thể nói với đặc trưng vốn có,hình ảnh truyền hình bao giờ
cũng có tác động trực tiếp qua con mắt người xem.Hình ảnh là một loại
thông tin đặc biệt,sinh động,dễ hiểu và gây ấn tượng mạnh đói với độc giả
bởi”trăm nghe không bằng một thấy”.Chính đặc điểm này là một trong
những yếu tố làm tăng giá trị và mức độ tác động của hình ảnh đối với công
chúng.Và vì thế nó làm quá trình thu nhận thông tin của công chúng đạt hiệu
quả cao hơn,có niềm tin hơn.
3.Hình ảnh phản ánh con người,sự kiện,sự việc,hiện tượng
trong trạng thái động.
Hành động là trung tâm phương pháp luận của hình ảnh.Nếu tĩnh sẽ
làm thiếu đầy đủ yếu tố thông tin.Nhưng làm thế nào để hình ảnh quay được
một cách chân thực sống động nhất mang giá trị biểu cảm nhất. Điều này lại
hoàn toàn phụ thuộc vào cách nhìn,cách thể hiện của người cầm máy.Bởi
thông thường trước khi bấm máy quay thì người cầm máy phải động não tư
duy đến cao độ trước hàng trăm hành nghìn cảnh để nối lại với nhau mà
những hình ảnh đó cứ lần lượt xuất hiện.Thế nhưng giá trị đích thực của vấn
đề mà người cầm máy quan tâm đôi khio lại chỉ diễn ra trong khoảnh khắc
nhất định;khoảnh khắc mà bộc lộ cái thần của đói tượng,sự kiện,hiện
tượng.Nếu không quay đúng lúc đúng chỗ thì sảm phẩm thu được sẽ chỉ là
những bức ảnh vô hồn gượng ép và nhạt nhẽo.Như vậy hình ảnh chính là
một tài liệu sống vè hiện thực.Nó tác động rất mạnh mẽ và sâu sắc đến nhận
thức lý trí và tình cảm của người xem.
Thực tế đã cho thấy có rất nhiều tác phẩm mà hình ảnh được ghi lại
trong một thời gian ngắn nhưng mang giá trị lớn.Nói đến hình ảnh sống
động cũng chính là nói cái chuyển động thực của cuộc sống thành hình ảnh
mang giá trị cao trên tác phẩm.Thông qua những hình ảnh đó đã giúp người
xem nhận thức những hoạt động kế tiếp nhau,liên tục của sự kiện,hiện
tượng. Đây cũng chính là khoảnh khắc thẩm mỹ khác hẳn hang ngàn,hang

vạn những giây phút ngẫu nhiên khác của đối tượng,hiện thực.
Những hình ảnh mà tác phẩm đem lại cho người xem đòi hỏi phải có
tính chân thực cao.Vì bất cứ lí do gì mà người cầm máy can thiệp vào hình
ảnh thì sẽ không còn nguyên gá trị nữa nó sẽ làm mất long tin của công
chúng vào hình ảnh vì thế thông tin sẽ kém thuyết phục.
Vì vậy để diễn tả được những diễn biến của thực tiễn cuộc sống thông
qua những cảnh quay đòi hỏi người cầm máy phải kết hợp rất linh hoậtccs
yếu tố hình hoạ trong tự nhiên như ánh sang,màu sắc, đường nét,góc độ,bố
cục…nó còn đòi hỏi cao hơn người cầm máy năng lực tư duy để tìm ra đâu
là khía cạnh bản chất, đâu là thao tác cầm máy và đâu là giây phút bấm máy
quay tốt nhất.
4. Hình ảnh mang tính chất tài liệu xác thực.
Với đặc trưng ghi thực,trực tiếp và tạo hình ảnh tốt nhất trong cuộc
sống.Hình ảnh trong truyền hình có độ tin cậy cao và có sức thuyết phục đối
với đọc giả.Nếu như nhìn nhận một cách thật nghiêm túc thì bản thân các
phương tiện kỹ thuật dù tối tân đến mấy cũng không thể thay thế được con
người trong việc phân tích,lựa chọn đối tượng cần phản ánh.Cũng như việc
xác đinh các thao tác đặc trưng thời điểm ghi hình nhằm thể hiện rõ nhất ý
nghĩa của sự kiện.
Xét trên mọi phương diện,tónh tài liệu của hình ảnh báo chí phụ thuộc
rất lớn vào con mắt chính trị, ý thức giai cấpvà kĩ năng thể hiện của người
làm truyền hình .Do có đặc điiểm này mà một số thế lực thù địch lợi dụng để
bôi nhọ hoặc vu cáo các nhà chính trị hoặc thế lực đối lập.
Một tác phẩm truyền hình được đánh giá là một tài liệu,văn bản minh
chứng của lịch sử khi nó phản ánh đúng,trúng,phản ánh trung thực và chính
xác hiện thực khách quảntong quá trìng vận động và phát triểncủa đối
tượng,sự kiện và ngược lạikhi hình ảnh làm biến đổi hoặc xuyên tạc bản chất
của hiện thực đó thì tác hại của nó cũng rất lớn.Nó có thể gây hậu quả khôn
lường.
Tính chất biên bản và tính ghi thực trực tiếp và tính tài liệu xác thực

của hình ảnh được nhiều nghành khoa học sử dụng, đồng thời coi đó là cơ
sở,làm tài liệu chủ yếu phục vụ công tác nghiên cứu.
Tính tài liệu xác thực -đứng trên góc độ của nội dung thông tin là một
Nguyên tắc tối thượng của truyền hình.Tuy nhiên, để nâng cao giá trị tài liệu
của hình ảnh.Cho nên người cầm máy phải có quan niệm chính trị
đúng,nghiệp vụ đúng;phải biết phát hiện vấn đề, đề tài có ý nghĩa tin tức và
ý nghĩa xã hội sâu sắc mà hơn thế cần phải xác định rõ chủ đề tư tưởng, ý
nghĩa của sự kiện,sự việc cần phản ánh.
Hình ảnh mang tính tài liệu xác thực chính là hạt nhân bẩn chất của sự
kiện,hiện tượng.Thiếu vắng hình ảnh thì truyền hình hay điện ảnh đều chẳng
có nghĩa lí gì mà cũng chỉ như phát thanh.Nhưng để có thể cảm hoá long
người làm rung động trái tim độc giả,tính tài liệu cũng cần được xem xét
trong mối quan hệ biện chứng và thẩm mĩ.Tính tài liệu và tính hiện thực
không tách rời hay đối lập nhau mà hoà quện vào nhau bổ sung cho nhau.
III.TRUYỀN HÌNH
1. Khái niệm
Truyền hình là kênh chuỳen thông truyền tải thông điệp bằng hình ảnh
độnh với đầy đủ sắc màu vốn có từ cuộc sống cùng với lời nói, âm nhạc,
tiếng động
2.Sự ra đời và phát triển của truyền hình
Truyền hình là kênh truyền thông đại chúng ra đời sau,kế thừa được các
thế mạnh của các kênh trước đó như:báo in,phát thanh, điện ảnh …Nhờ thế
truyền hình đem lại cho công chúng bức tranh sống động với cảm giác như
đang trực tiếp tiếp xúc và cảm thụ. Đó là bức tranh về cuộc sống thật nhưng
dược thu nhỏ,”rút gọn”, được “làm giàu thêm về ý nghĩa,làm sang rõ hơn về
hình thức”và làm phonh phú hơn về giá trị tinh thần giúp người xem cảm
nhận rõ hơn, đúng hơn,trúng hơn,gần gũi và sinh động hơnvề những sự kiện
và vấn đề của cuộc sống.
Những phát minh khoa học -kỹ thuật cuói thế kỉ XIX đầu thế kỷ XXđã
tạo điêù kiện cho truyền hình ra đời và phát triển.Năm 1927,chương trình

truyền hình thử nghiệm qua dây dẫn đầu tiên được thực hiện thành công tại
Mỹ,giữa hai thành phố Washington vàNew York cách nhau 250 dặm.Năm
1936 lần đầu tiên trên thế giới đài BBC bắt đầu phát chương trình truyền
hình dều đặn.
Cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai đã làm ngưng trệ tốc độ phát triển
của truyền hình.Mãi tới cuối những năm 40,nhất là những năm 50 của thế kỷ
XX truyền hình mới tiếp tục có bước phát triẻn và bùng nổ với sự đón dợi
của công chúng và thị trường.Châu Âu,châu Mỹ,nhất là Bắc Mỹ,rồi Nhật
Bản là những nơi phát triển mạnh truyền hình.Với tốc độ tăng trưởng kinh tế
bình quân 14% hang năm,những năm 50 của thế kỷ XX,Nhật Bản đầu tư
mạnh vào công nghệ sản xuất truyền hình màu và trở thành một trong những
cường quốc về công nghệ truyền thông.
Ở Việt Nam truyền hình ra đời muộn .Tại miền Nam dưới sự kiểm soat
của Mỹ -nguỵ từ 1962trung tâm truyền hình theo hệ FCCđược xây dựng và
băt đầu hoạt động từ năm 1966. Đến trước 1975 Mỹ đã đầu tư xây dựng các
đài truyền hình khu vực Cần Thơ,Nha Trang, Đà Lạt,Buôn Mê Thuật,Quy
Nhơn,Đà Nẵng và Huế.Ngay sau ngày minền Nam giải phóng các cơ sở này
được tiếp quảnvà đi vào hoạt động phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước.
Ở miền Bắc 7-9-1970 đã phát chương trình truyền hình thử nghiệm tại 58
phố Quán Sứ, Hà Nội do các cán bộ đài phát thanh dược cử đi đào tạo tại
Cuba đảm nhiệm. Từ ngày 27/1/1971, phát thử nghiệm 3 chương trình mỗi
tuần, chủ yếu trong khu vực Hà Nội. Sau đó, các chương trình chuyên đề lần
lượt ra đời, như vì an ninh tổ quốc(27/1/1973), Câu lạc bộ nghệ
thuật(21/2/1976), thể dục thể thao(26/5/1976)…Từ ngày (7/5/1976),truyền
hình Viết Nam chính thức phát hang ngày với thời lượng mỗi ngày 3-4
giờ.Tháng 9/1978,truyền hình Việt Nam thử nghiệm phát song truyền hình
màu vào các buổi sáng chủ nhật.Từ năm 1990 phát trên hai kênh
VTV1,VTV2,từ năm 1994 thêm VTV3 sau đó them VTV4,truyền hình cáp
chuyển đổi công nghệ sang truyền hình số …Trong những năm gần đây Đài
truyền hình Việt Nam không ngừng mở rộng kênh và tăng cường thời lượng

phát song, đổi mới công nghệ,cải tiến chương trình ngày càng phong phú
hấp dẫn công chúng xã hội.
Ngoài truyền hình Trung ương,các đài truyền hình khu vực,64 tỉnh thành
phố đều có đài truyền hình với đội ngũ cán bộ hang ngàn người có trình độ
chuyên môn ngày càng chuyên nghiệp hơn.
Truyền hình không chỉ là kênh báo chí -truyền thông.Truyền hình là sân
khấu,sân chơi của mọi người,là trường học ,là nhà văn hoá…truyền hình là
sự tổng hợp của tất cả mọi loại hình.
Xu hướng phát trine của truyền hình ngày càng gần gũi với đời sống,ngày
càng tiến tới xã hội hoá việc sản xuất chương trình.Mọi người,mọi nhà đều
có thể sản xuất chương trình nếu có nhu cầu và điều kiện.Mặt khác ngày
càng có nhiều hang truyền hình cùng phát song,cùng cạnh tranh; đòng thời
sẽ có ngày càng nhiều blog truyền hình được tải trên mạng Internet và hình
thành một xa lộ truyền hình trong xa lộ thông tin siêu tốc Internet.Vòn ở gia
đình và công sở,máy tính có thể thay thế máy thu hình …
a.Truyền hình có những thế mạnh riêng mà các kênh truyền
hình khác không có được :
Thứ nhất,việc chuyển tải thông điệp bằng hình ảnh với tất cả các màu sắc
vốn có của cuộc sống cùng với thé giới âm thanh sống động đã tạo nên tính
hấp dẫn vô song.Thế mạnh này bắt nguồn từ việc truyền hình tác động vào
cả hai giác quan quan trọng nhất của con người là thính giác và thị giác bằng
những chất liệu sinh động và tươi mới tạo cho người xem cảm giác như đang
tiếp xúc trực tiếp với người trong cuộc
Thứ hai,thông điệp trên truyền hình hấp dẫn nhưng lại rất dễ hiểu,thích
ứng cho cả nhóm công chúng có trình độ văn hoá thấp.
Thứ ba,truyền hình có thế mạnh trong việc hướng dẫn các hoạt động, các
thao tác đặc biệt có năng lực cổ vũ,kêu gọi hành dộng xã hội của đông đảo
quần chúng trong một thời điểm nhất định và trên diện rộng.
b.Hạn chế của truyền hình.
Thứ nhất, các tín hiệu truyền hình được truyền đi theo tuyến tính thời

gian làm cho đói tượng tiếp nhận hoàn toàn bị động về tốc dộ vả trình tự tiếp
nhận cũng phải tập trung vào màn hình.
Thứ hai, muốn tiếp nhận chương trình truyền hình phải có máy thu.Với
điều kiện kinh tế,mức ssống hiện nay không phảu gia đình nào cũng có điều
kiện mua máy thu hình nhất là một nước nghèo như Việt Nam,nông dân bà
con vùng sâu vùng xa càng khó khăn hơn.
Thứ ba, chi phí sản xuất truyền hình rất tốn kém .
Thứ tư, tính tư liệu thấp,khó lưu giữ thông tin cho số đông,mặc dù các
điều kiện băng đĩa ghi hình hiện đại hơn và đã được cải thiện.
Thứ năm,tính hai mặt của truyền hình là rõ rệt.Năng lực tác động rất
mạnh mẽ nhất là đối với lớp trẻ.Một cảnh quay hay một hình ảnh lên màn
hình có thể làm đảo lộn những bài giảng đạo đức trong các nhà trường.Trong
khi các chương trình truyền hình cho các thanh thiếu niên và chương trình
giảng dạy trong nhà trường chưa có sự phối hợp nhằm tạo nên sự cổng
hưởng tích cực tới muc tiêu giáo dục toàn diện.
3.Qui trình sản xuất chương trình truyền hình
Thứ nhất, nắm vững tình hình,bao gồm tình hình và yêu cầu công tác tư
tưởng,tình hình thực tiễn-những vấn đề đặt ra trong các lĩnh vực,tâm tư
nguyện vọng,những mong đợi của công chúng.Chủ thể truyền thông phải
sống với những vấn đề thời sự đã và đang diễn ra hiểu được từng mạch đi
nhịp thở của cuộc sống,cùng vui với nhân dân và cùng trăn trở với những
băn khoăn,lo nghĩ của người dân.Từ đó có thể thiết kế những thông điệp đáp
ứng mong đợi của công chúng.
Thứ hai, trên cơ sở nắm vững tình hình,hiểu rõ yêu cầu thông tin,chủ thể
truyền thôngphát hiện và lựa chợn kiệnvấn đề để có thể xã hội hoá; đồng
thời lựa chọn góc độ bài viết,góc độ tiếp cận là yếu tố quan trọng,thể hiện sự
tinh tế,nhạy cảm của người viết việc lựa chọn phụ thuộc vào nhiều yếu tố
chủ quan và khách quan.Nói cách khác, đây là bước xác định chủ đề và lựa
chọn đề tài trong tác phẩm.Chủ đề và dề tài có thể do toà soạn phân công
nhưng chủ yếu phải do phóng viên tự phát hiện, đề xuất trên cơ sở các cứ

liệu thực tế.
Thứ ba, là khai thác tài liệu phát hiện và lựa chọn chi tiết,số liệu cho bài
viết. Đối với phát thanh truyền hình trước khi khai thác tài liệu cần xây dựng
kịch bản (kịch bản sơ bôi và kịch bản chi tiết)sau đó tiến hành làm tiền kì
-tức là ghi hình,ghi âm,phỏng vấn…
Thứ tư, kiểm tra phân loại tư liệuvà viết hoặc làm hậu kì-dựng phim
dựng băng để hoàn chỉnh tác phẩm chuẩn bị lên hình,lên chương trình. Đây
là khâu hoàn thiện ấn phẩm đơn lẻ,chuẩn bị cho việc thiiết kế sản phẩm tổng
hợp để có thể xã hội hoá.
Thứ năm, trên cơ sở các ấn phẩm đơn lẻ,biên tập viên,thư kí trang,thư kí
toà soạn hay thư kí biên tập chương trình xây dựng chương trình truyền hình
(sản phẩm tổng hợp)theo kế hoạch phát song . Đây là công việc chính của
biên tập viên,thư kí toà soạn,thư kí chương trình.
Thứ sáu,in ấn và phát song cần có người kiểm thính theo dõi sản phẩm
trên song.
Thứ bảy,nghiên cứu phản hồi,theo dõi phản ứng của dư luận xã hội về
chương trình phát thanh-truyền hình hoặc tự toà soạn phát hiện những lỗi do
sơ xuất trong quá trình sản xuất để rút kinh nghiệm ngay trong ngày,trong
tuần.
Chương trình được thực hiện tốt là do yếu tố đoàn kết của tất cả mọi
thành viên.Cho nên tính tập thể được thể hiện rất cao trong việc thực hiện
công việc.
IV. VAI TRÒ CỦA HÌNH ẢNH TRONG TÁC PHẨM
TRUYỀN HÌNH
Hình ảnh có vai trò rất quan trọng trong truyền hình,truyền hình mà thiếu
hình ảnh thì truyền hình cũng chỉ đơn thuần như phát thanh.Hình ảnh trong
truyền hình làm cho người cảm nhận như mình đang sống giữa sự chuyển
đọng của cuộc sống .Tận mắt thấy rõ những hình ảnh sự việc, hiện tượng
xảy ra giúp người xem có cái nhìn chân thực nhất,giúp họ đưa ra những nhận
định hay phán xét, có những cảm nhận riêng.

Có những hình ảnh tuy ngắn ngủi diễn ra trong một khoảnh khắc ngắn
nhưng mang lại giá trị rất cao ví dụ như hình ảnh trong phim truyện “Tây Du
Kí” mặc dù những hình ảnh đó đã rất lâu rồi nhưng vẫn để lại cho người
xem hình ảnh đẹp về bộ phim,về nhân vật ,những cảnh quay,những thước
phim hay mà bây giờ vẫn còn nguyên giá trị .Hoặc hình ảnh con tàu Titanic
bị chìm khiến cho rất nhiều người bị thiệt mạng gây xúc động cho bao nhiêu
khan giả theo dõi trên màn ảnh nhỏ. Đây chỉ là hai ví dụ nhỏ về hình ảnh có
tác dụng vô cùng lớn trong một tác phẩm điện ảnh,tác phẩm truyền hình .
Do vậy mà trong truyền hình muốn có được những hình ảnh hay có chất
lượng thì đòi hỏi người cầm máy quay,người đạo diễn phải biết chon thời
điểm,khung cảnh sao cho tốt nhất đạt tính giá trị thẩm mỹ cao.Cách tạo dựng
hình ảnh khung hình mang lại cho người xem những nội dung thông tin
những xúc cảm,gợi cho người xem những suy nghĩ từ đó đua ra những ý
kiến của mình, đưa ra những đánh giá.
B.NHẬP MÔN PHÁT THANH
I.Khái niệm
Phát thanh là kênh truyền thông đại chúng sử dụng kỹ thuật song điện tử
vả hệ thống truyền dẫn đi âm thanh tác động trực tiếp vào thính giác người
tiếp nhận.chất liệu chính của phát thanh là nghệ thuật sử dụng lời nói,tiếng
ddoongj và âm nhạc trong việc phản ánh cuộc sống,Thông điệp được mã hoá
truyền qua kênh phát thanh và người nhận phải có máy thu thanh mới tiếp
nhận được âm thanh,thông điệp.Tuy nhiên phát thanh hiện đại –phát thanh
Internet hay ra đio online lại cần có định nghĩa khác
Vậy phát thanh là gì ? Theo Lois Baird tác giả cuốn”Hướng dẫn sản xuất
chương trình phát thanh”của trường phát thanh truyền hình và điện ảnh
Australia đã nêu ra và phân tích 11 đặc tình của phát thanh như sau:
Radio là hình ảnh
Radio là thân mật riêng tư
Radio dễ tiếp cận và dễ mang theo
Radio là trực tiếp

Radio có ngôn ngữ riêng của mình
Radio có tính tức thời
Radio không đắt tiền
Radio có tính lựa chọn
Radio gợi nên cảm xúc
Radio làm công việc thông tin và giáo dục
Radio là âm nhạc
II.Những bước phát triển của phát thanh
Sự phát triển của khoa học –công nghệ thế kỉ XIX vào đầu thế kỉ XX
đã tạo tiền đề phát triển nhảy vọt cho phát thanh.Bắt đầu từ ý tưởng của
Ambrose Fleming (cố vấn khoa học của nhà bác học Halia Marconi) là
truyền tin không cần dây.Tiếp đến là phát minh của Faraday,Maxwell về
song điện từ.Năm 1895 nhà bác học người Nga A.SPôpvđã phát minh ra
ăng ten vô tuyến điện.Ngày 7-5 năm đấy ông giới thiệu máy thu song
điện từ đầu tiên tại Saint Peterbourg.Cùng thời gian ấy nhà bác học người
Italia G.Marconi thực hiện thành công thí nghiệm truyền tín hiẹu vô
tuyến với khoảng cách 400 rồi 2.000m.
Năm 1912 những máy radio nghiệp dư bắt được tín hiệu kêu cứu
(SOS) của tàu chở khách Titanic phát đi.
Năm 1913 các máy thu thanh băng galen có thể nghe được những
chương trình truyền thanh ca nhạc hang tuần đầu tiên được phát từ lâu đài
Lácken ( Bỉ).
Năm 1915 nước Đức phát chương trình phát thanh quốc tế đầu
tiên,mỗi ngày một bản tin.
Năm 1917,người Nga sử dụng radio tác động đến thái độ của người
Đức trong cuộc đàm phán Hiệp ước Bust-Litovsk.
Năm 1920,thao diễn đầu tiên về radio ở Ustralia.Mùa thu năm ấy,Liên
Xô bắt đầu chương trình phát thanh ra nước ngoài.
Ngày 16/8/1992, đài Maxcowva phát đi chương trình phát thanh cho tất
cả các đài phát thanh Xô viết.Cũng năm này,chính phủ Canada đánh

thúê 1 đôla trên một máy thu thanh.
Tháng 10/1922,dài BBc thành lập 6 công ty lớn chia nhau 60% số vốn
còn lại cho 200 doanh nghiệp khác
Năm 1925 Liên hiệp quốc tế phát thanh được thành lập tại Giênvedo
Hội Quốc bảo hộ
Ngày 23/2/1927,ra đời đạo luật thứ hai tại Hoa Kỳ liên kết vấn đề phát
thanhvới bản bổ sung đầu tiên của hiến pháp và thành lập Uỷ ban Phát
triển Liên bang.Các cơ quan phát thanh muốn phát đi chương trình của
mình phải có giấy phép.
Tháng 10/1929, đài phát thanh quốc tế Maxcovabắt đầu phát song ngắn
bằng tiếng Đức,tiếng Pháp,tiếng Anhtheo đúng tiến độ ghi trong kế hoạch
năm năm lần thứ nhất
Năm 1937 quảng cáo thu lợi 70 triệu đô la cho các đài phát thanh
thương mại của Mỹ >Năm 1939 nước Đức phát thanh ra nước ngoài bằng
26 thứ tiếng
Tường thuật về vụ cháy “Lâu đài pha lê”tại London kèm theo lời bình
trực tiếp tại chỗ cùng với tiếng động xung quanh là các thông tin đặc biệt.
Đây là chương trình tường thuật trực tiếp đầu tiên của đài BBC.
Ngày 1đến ngày 5/6/1944,dầi BBCthông báo các bức điện mã hoá
nhằm thông báo Đồng minh đã đỏ bộ lên Normandie(Pháp)và phát tín
hiệu cho những người kháng chiến .
Ngày 15/8/1945,lần đầu tiên Hoàng đế Nhật Bản đích thân lên dài phát
thanh tuyên bố sự đâu hang của Nhật kết thúc Chiến tranh thế giới lần
thứ hai.
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới trong các năm 1929-1933đã góp
phần thúc đẩy phát thanh phát triển nhanh chóng.Số liệu thống kê cấp
phép radio sau đây cho thấy điều đó:
Năm Nước Đức Nước Anh Nước Pháp
1933 5.033.000 6.000.000 1.308.000
1939 13.711.000 8.900.000 4.992.000

Số máy thu thanh tính theo 1000 người dân vào năm 1936:

Algeria:7, Autralia:131,Mỹ
189,Pháp:162,Hungary:40,Italia:15Kenya:77New Zealand:147,Ba
Lan:20,Liên Xô;22
Phát thanh ra đời là điển hình của sự kết hợp chặt chẽ giữa các nhà
khâo học,kĩ sư chế tạo,nhà doanh nghiệp với công chúng truyền thông.
Thế kỉ XX chứng kiến hai bước phát triển nhảy vọt của kĩ thuật phát
thanh.
Thứ nhất những năm 40 phát thanh FM ra đời thay đổi về chất trong
phát song, chi phí đầu tư khai thác rẻ hơn,gọn nhẹ hơn.Kết hợp giữa song
trung ,song ngắn và cực ngắn
Thứ hai phát thanh DAB ra đời cuối thế kỉ XX.Với phát thanhkỹ thuật
số,chất lượng phát song có thể nói là hoàn hảo,khắc phục được các hiện
tượng can,nhiễu,méo,pha dính …nhất là mở ra giải tần rộng…
Vô tuyến truyền thanh chỉ mới trở thành công cụ ưu việt cho truyền
thông đại chúng tại các nước công nghiệp hoá vào cuối những năm 20và
nhất là những năm 30 của thế kỉ trước.”Con song ngầm mãnh liệt”này
vẫn bị xô đẩy bởi hai động lực trên trái đất là phát triển công nghiệp h oá
và việc tuyên truyền chính trị hoặc thương mại.Phát thanh không có được
cái già dặn như báo in, không hiện đại hấp dẫn như truyền hình nhưng nó
đòi hỏi phải được hiểu ngay tức khắc và can dự trực tiếp vào các sự kiện
chính trị nổi bật. Đài phát thanh Matxcơvâphts đi bức điện của
Khruschop thông báo cho Kennedi việc dỡ bỏ các căn cứ tên lửa của Nga
tại Cu Ba.Radio Bydapest mô tả từng giờ sự đè bẹp nổi dậy ở Hungary .
Đai` phát thanh séc theo dõi từng bước sự kiện mùa xuân Praha…
Phát thanh ra đời đã tạo ra cuộc bùng nổ truyền thông đại chúng lần
thứ hai.Bởi vì, thông tin trên phát thanh không bị giới hạn , ngăn cách bởi
hàng rào địa lý , hải quan ,biên phòng , thuế vụ , biên giới quốc gia , mà
ngay lập tứctác động đến hàng triệu người trên khắp hàng tinh :do tính

chất lợi hại này,năm 1939, nước Đức ban hành văn bản pháp luật cấm
người dân nghe đâi nước ngoài . Những năm dưới thời xô viết , Liên xô
Không sản xuất radio song ngắn -chỉ trên 25m để ngăn cản nhân dân
không cho nhân dân nghe đài phương tây.
Ơ Việt nam , phát thanh đươcj phát triển nhanh chóng từ sau khi dành
được độc lập năm 1945 ( trước cách mạng Tháng tám năm 1945, ở Việt
nam không có đài phát thanh với tư cách là tiếng nói quốc gia , mà chỉ có
đài phát thanh tư nhân thương mại , hoặc đài phát thanh thuộc pháp dung
đẻ phục vụ công cuộc cai chị ).
Ngày 7-9-1945, đài tiếng nói Việt nam ra đời . Đến nay , ngoài đài phát
thanh quốc gia ,4 đài khu vực , hệ thống phát thanh ,truyền thanh trong cả
nước đã lớn mạnh hoàn chỉnh với 64 đài phát thanh tỉnh , thàng phố trực
thuộc Trung ưong ;hơn 600 đài truyền thanh, phát thanh huyện cùng với
hàng ngàn đài truyền thanh cấp xã ,phường là mạng lưới rộng khắp
chuyển tải thông tin -truyền thông phục vụ nhu cầu dân sinh và phát
triển.Phát thanh Việt Nam có lịch sử vẻ vang, đóng góp to lớn vào thắng
lợi vĩ đại của hai cuộc kháng chiến chống Mỹ và chống Pháp xâm
lược,cũng như trong hoà bình xây dựng.Trong các cuộc chiến tranh giải
phóng dân tộc,phát thanh có ưu thế đặc biệt, là tiếng kèn xung trận thúc
giục các đoàn quân tiến lên giết giặc cứu nước, đồng thời là tiếng nói tâm
tình, đồng thời là lời động viên tạo nên sức mạnh tinh thần vô song cho
quân và dân ta mọi nơi,mọi lúc.
III.Những thế mạnh của phát thanh:
Phát thanh có những thế mạnh mả các phương tiện truyền thông trước
không có được:
Thứ nhất là tính toả khắp. Đó là sự quảng bá thông tin nhờ sự phủ
song điện từ trên phạm vi rộng lới với tốc độ của ánh sang xấp xỉ
300.000 km/s.Nhờ đặc tính này,cùng một lúc phát thanh tác động đền
hành triệu người,chi phối hang triệu người và thậm chí lũng đoạn hang
triệu người trên khắp hành tinh,không phân biệt biên giới,lãnh thổ,quốc

gia.
Thứ hai là thông tin nhanh,tiếp nhận đồng thời.Báo in chỉ cho phép
tiếp nhận từng người một, đơn lẻ,còn phát thanh thì hàng triệu người có
thể cùng nghe,cùng theo dõi,cùng phản ứng.Do đó phát thanh có sức
mạnh đặc biệt trong việc hình thành dư luận xã hội rộng khắp và tức
thì.Lời kêu gọi,lênh tổng động viên,thông điệp hàng năm…của những
người đứng đầu nhà nước đều được truyền qua song phát thanh đến mọi
miến đất nước.
Thứ ba là sống động,riêng tư.thân mật.Thế mạnh của phát thanh là sử
dụng thế gới âm thanh bao gồm lời nói,tiếng động, âm nhạc trong việc
phản ánh hiện thực và tạo dựng nên bức tranh sinh động,thu phục người
nghe.
Giọng nói có sức truyền cảm mạnh mẽ,nhờ chất giọng và kỹ năng nói
như cao độ,cường độ,tiết tấu ngữ điệu diễn cảm,Chương trình phát thanh
hướng tới số đông,nhưng người lại nghe radiovới tư cách cá nhân,từng
người một. Điều này đòi hỏi thiết kế thông điệp và trình bày như nói với
từng người.
Thứ tư là phát thanh là kênh truyền thông rẻ tiền.Với công nghệ hiện
nay một chiếc radio chỉ bán với giá vài chục nghìn đồng,hợp với túi tiền
của đại đa số người dân,lại nghe đủ loại chương trình.Do đó phát thanh
thích ứng với cộng đồng dân cư chủ yếu là nông dân với mức sống
thấpnhw nước ta.
Thứ năm là phát thanh có thể với làm việc khác,không phải tập trung
mọi giác quan vào việc tiếp nhận thông tin. Điều này rất có lợi cho nông
dân và chị em phụ nữ,vừa làm việc nhà vừa nghe phát thanh.
Thứ sáu là phát thanhn đến với mọi đối tượng,không phân biệt trình
độ văn hoá cao hay thấp,biết chữ hay không,chỉ cần có khả năng nghe.
Đồng thời phát thanh có khả năng phục vụ giải trí cho công chúng với
chất lượng cao qua các chương trình ca nhạc,văn nghệ.
Thứ bảy là phát thanh có lợi thế trong việc giữ gìn ngôn ngữ lời nói

của các dân tộc.Tại Nam Phi trong lúc phát thanh phát 11 loại ngôn ngữ
trên song phát thanh thì truyền hình vất vả lắm mới chuyển được 3 loại
ngôn ngữ trên song.Các điệu nhạc,lời ca,tiếng hát của các dân tộc,kể cả
nhạc dân gian,nhạc pop trên song phát thanhđến với nhân dân các vùng
xa xôi,hẻo lánh dễ dàng hơn.
Thứ tám là hệ thống phát thanh,truyền thanh lan toả, đến tận phường
xã. Các ấp dân cư và radio theo bà con lên rẫy là điêu mà truyền hình,
báo in, báo mạng điện tử không thể sánh kịp.
IV.Phát thanh cũng có những điểm hạn chế riêng:
Thứ nhất, do tác động theo tuyến tính thời gian nên có thể nghe đoạn
đầu mà bỏ mất đoạn cuối nếu không tập chung sự chú ý của thính giác liên
tục.
Thứ hai, thông tin tiếp nhận qua phát thanh dễ quên, khả năng lưu dữ
thông tin qua radio khó khăn và hạn chế, mặc dù hiện nay điều kiện ghi âm,
băng từ khá hiện đại. Nhưng khi đã lưu giữ được thì đó là bằng chứng sống
động không thể nguỵ tạo.
Thứ ba, trên song phát thanh khó có thể trình bày, phân tích những
vẫn đê phức tạp, nhất là việc phân tích những số liệu,bởi thế mạnh của phát
thanh là thông tin và cổ động.
Những hạn chế của phát thanh sẽ được khắc phục một cách cơ bản khi
radio internet ra đời – không phải nghe một lần, xem một lần ( truyền hình)
mà có thể xem, nghe bất kì lúc nào có thể. Bởi vì internet radio có những
đặc điểm vượt trội như:
Một là, internet radio là kênh truyền thông đa phương tiện
Hai là, khác với radio truyền thống, nó cho phép tăng tần suất và biên
độ tương tác với công chúng thính giả, kéo người nghe vào cuộc như những
cộng tác viên tích cực.
Ba là, cho phép phát triển các dịch vụ đa loại hình, kể cả dịch vụ gia
tăng, đáp ứng mọi nhu cầu của bạn nghe đài.
Bốn là, chương trình phát thanh có độ nén với hình thức giản lược,

tiện ích.
Năm là. khắc phục được các sự cố nhiễu do môi trường tự nhiên, đảm
bảo chất lượng thông điệp cao nhất …Mặt khác internetradio cũng sẽ làm
thay đổi mạnh mẽ tư duy, phong cách, yêu cầu từ nhà báo phát thanh – đòi
hỏi ở họ sức bật tư duy, đa năng, nhạy bén…
V.Xu hướng phát triển của phát thanh trong tương lai:
Phát thanh là một loại hình không thể thiếu được trong cuộc sống hiện
nay và sau này.Vì tầm quan trọng và ảnh hưởng của nó cho lên tương lai
phát triển của phát thanh là rất lớn.Cho nên mặc dù bị các loại hình khác
cạnh tranh nhưng với những ưu điểm của riêng loại hình này thì tôi tin rằng
phát thanh của thế giới nói chung và phát thanh của Việt Nam nói riêng sẽ
phát triển mạnh hơn trong thời gian ngắn.




MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu……………………………………………… 1
A. NHẬP MÔN TRUYỀN HÌNH……………………… 2

I. HÌNH ẢNH……………………………………… 2

II. ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH………………………… 3

III. TRUYỀN HÌNH……………………………………. 7
IV. VAI TRÒ CỦA HÌNH ẢNH TRONG
TÁC PHẨM TRUYỀN
HÌNH…………………………………………………… 11
B. NHẬP MÔN PHÁT THANH……………………… 12

I. KHÁI NIỆM…………………………………………… 12
II. NHỮNG BƯỚC PHÁT TRIỂN CỦA PHÁT THANH… 12
III. NHỮNG THẾ MẠNH CỦA PHÁT THANH………… 15
IV. HẠN CHẾ CỦA PHÁT THANH………………… 16
V.XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA PHÁT
THANH TRONG TƯƠNG LAI ……………… 17

×