Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

tiểu luận HV báo chí và tuyên truyền đề tài Ảnh báo chí với ảnh nghệ thuật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (965.49 KB, 21 trang )

Câu 1: Phân biệt ảnh báo chí với ảnh nghệ thuật?
1. Sơ lược về ảnh báo chí:
1.1. Khái niệm ảnh báo chí:
Ảnh báo chí là một trong những hình thức thông tin của báo
chí, thông qua việc phản ánh các hoạt động thực tiễn của đời sống
xã hội, bằng những hình ảnh cụ thể, chân thực và sinh động, nhằm
mang lại cho người xem một lượng thông tin, một giá trị tư tưởng
và thẩm mỹ nhất định
1.2. Các tính chất của ảnh báo chí:
1.2.1. Tính khuynh hướng:
Trong hoạt động truyền thông, tính khuynh hướng thể hiện
quan điểm, lập trường của chủ thể sáng tạo đối với một vấn đề,
một sự kiện, hiện tượng,…
1
1.2.2. Tính đại chúng:
Thông tin báo chí nói chung và báo ảnh nói riêng là để phục
vụ số đông. Đối tượng độc giả của ảnh báo chí luôn là số đông,
một tác phẩm ảnh không thể là ảnh báo chí nếu chỉ phục vụ một số
đông duy nhất.
1.2.3. Tính chân thật, khách quan:
- Chân thật: phản ánh đúng với bản chất của sự vật, sự việc, hiện
tượng,…
- Khách quan: hạn chế thấp nhất sự can thiệp của chủ thể sáng tạo
và quá trình diễn biến của sự vật, sự việc, hiện tượng,…
1.2.4. Tính thời sự:
- Quy đinh về tính thời gian từ lúc sự kiện, hiện tượng diễn ra đến
thời điểm được công bố trước công chúng càng ngắn thì tính thời
sự càng cao.
- Tính thời sự bị quy định bới tính định kỳ của các tác phẩm báo
chí.
2


- Tính thời sự còn bị ảnh hưởng hay quy địnhbowir mức độ quan
trọng và tầm ảnh hưởng của sự việc, sự kiện,…đối với đời sống xã
hội. Nếu mức độ quan trọng của sự vật, sự kiện càng lớn, càng ý
nghĩa thì tính thời sự càng cao.
1.2.5. Tính thẩm mỹ:
Ảnh báo chí phản ánh cái đẹp. Cái đẹp trên ảnh báo chí phải
thể hiện trên 2 mặt: hình thức và nội dung
- về hình thức: bố cục, ánh sáng, đường nét, thời cơ bấm máy,…
- về nội dung: hướng con người đến với những cảm xúc nhân bản,
tích cực, tiến bộ.
1.3. Đặc điểm của ảnh báo chí:
- Thông tin hình ảnh của ảnh báo chí kết hợp giữa yếu tố thông tin
và yếu tố nghị luận.
- Ảnh báo chí là tổng hợp của sự tác động , tương hỗ giữa ngôn
ngữ hình ảnh và ngôn ngữ văn tự.
- Ảnh báo chí phản ánh con người, sự kiện, sự việc,…trong trạng
thái vận động.
3
- Ảnh báo chí mang tính chất tài liệu xác thực.
1.4. Vai trò của ảnh báo chí:
- Ảnh báo chí – phương tiện nhận thức trực tiếp, hiệu quả.
- Ảnh báo chí tham gia hướng dẫn du lịch, định hướng tư tưởng.
- Ảnh báo chí phổ cập các giá trị văn hóa thẩm mỹ.
- Ảnh báo chí – vũ khí sắc bén trên mặt trận đấu tranh chính trị,
đấu tranh tư tưởng của Đảng.
- Ảnh báo chí lưu giữ tư liệu và làm minh chứng cho lịch sử.
- Ảnh báo chí làm tăng sức hấp dẫn, tạo sự thu hút đối với độc giả.
2. Sơ lược về ảnh nghệ thuật
2.1. Khái niệm ảnh nghệ thuật:
Ảnh nghệ thuật là những tác phẩm đạt đến đỉnh cao trong

“nghệ thuật nhiếp ảnh” nói chung và mỗi loại hình nhiếp ảnh cụ
thể nói riêng – Nó là hiển thị của tính từ, còn các loại hình nhiếp
ảnh bao gồm: ảnh sáng tác, ảnh báo chí, ảnh nghiên cứu khoa học,
4
ảnh sinh hoạt, dịch vụ lưu niệm… lại hiển thị về danh từ của khái
niệm đó.
2.2. Sơ đồ khái quát ảnh nghệ thuật:
2.3. Đặc điểm của ảnh nghệ thuật:
- Trước đây có người cho rằng nhiếp ảnh là một hoạt động máy
móc, sao chép thuần túy, người chụp ảnh chỉ cần bấm nút máy ảnh
trong tích tắc là giới hạn một mảnh cắt nào đó của hiện thưc.
NGHỆ THUẬT NHIẾP ẢNH
Ảnh sinh
hoạt, dịch
vụ, lưu
niệm
Ảnh nghiên
cứu khoa
học
(có nhiều
lĩnh vực cụ
thể)
Ảnh báo
chí
(có nhiều
thể loại)
Ảnh sáng
tác
(có nhiều
thể loại)

Nếu có nội dung tốt, hình thức đẹp, có giá trị biểu cảm, giá trị thẩm
mỹ.
ẢNH NGHỆ THUẬT
5
- Thông qua chiếc máy ảnh người nghệ sỹ không chỉ diễn tả hình
dáng bề ngòai mà còn có khả năng biểu đạt thế giới nội tâm của
con người, tạo nên những tác phẩm ảnh mang giá trị tài liệu đích
thực.
- Người xem cảm nhận các tác phẩm ảnh trước nhất là ở sự thưởng
thức cái đẹp - cả nội dung lẫn hình thức, ở sự chau chuốt giá trị
thẩm mỹ của bức ảnh. Cái đẹp ấy toát ra từ hình thức biểu hiện cụ
thể của các yếu tố hình họa.
2.4. Tính chất của ảnh nghệ thuật:
- Tính chất quyết định giá trị thẩm mỹ của bức ảnh là vấn đề bố
cục. Đó không đơn thuần là sự tổ chức sắp xếp các yếu tố cấu
thành của bức ảnh theo trật tự nhất định, mà là phương pháp tạo
hình rất giàu sức biểu hiện, sức truyền cảm
- Tôn trọng sự hài hòa, sự cân bằng về nhịp điệu nghệ thuật trong
bố cục.
- Ngoài ra tất cả những đường nét, những chi tiết sáng, tối nếu
được sắp đặt có sáng tạo sẽ dẫn dắt người xem chuyển từ chi tiết
6
này qua chi tiết khác, để rồi cuối cùng dừng lại ở phần chủ yếu làm
cho bức ảnh chuyển động có sức sống.
2.5. Vai trò của ảnh nghệ thuật:
Ảnh nghệ thuật đã trở thành một hoạt động không thể thiếu
đối voiứ con người. Ở đâu và thời điểm nào ảnh nghệ thuật cũng
như người bạn đồng hành của mọi lứa tuổi. Nhu cầu thưởng thức
cái đẹp của con người ngày một tăng. Đó là cái đẹp thiên nhiên,
của con người trong cuộc sống cộng đồng.

Đối với ảnh nghệ thuật, sự thay đổi tương quan giữa nội dung
và hình thức trong suốt quá trình sáng tác. Cụ thể ở giai đoạn chụp,
nhà nhiếp ảnh có thể tăng cường phần nào sức biểu hiện nghệ thuật
của đối tượng thông qua góc chụp, biến đổi ánh sáng, điểm nhìn…
Đến giai đoạn hậu kỳ, cũng cho phép nhà nghệ sĩ nâng cao hơn
nữa vai trò hình thức thông qua cắt cúp, màu sắc tô đậm nhạt… Ở
giai đoạn hai – giai đoạn hậu kỳ - không thể coi là mục đích duy
nhất, nhưng nó lại rất quan trọng, giúp ta giải quyết trọn vẹn vấn
7
đề tạo hình một cách hoàn chỉnh nhất, nhằm thổi bùng lên ở người
xem sự rung động, cảm xúc và sự liên tưởng.
3. Phân biệt ảnh báo chí với ảnh nghệ thuật:
Nói đến ảnh báo chí là nói đến sự kiện. Sự kiện là máu thịt, là
sức sống của ảnh báo chí. Đây còn là một đặc trưng hàng đầu của
ảnh báo chí. Nếu nó ranh giới (nếu có) giữa ảnh báo chí và ảnh
nghệ thuật thì đây là ranh giới mang chức năng và tính thời gian
của nghiệp vụ đặt ra. Sự kiện trong ảnh báo chí phải được thông tin
nhanh, kịp thời. Đối với ảnh nghệ thuật sự kiện được ghi lại không
bị ràng buộc bởi tính thời gian, mà phụ thuộc các cuộc thi có đề tài
thích hợp. Một ranh giới mang tính chức năng, nhiệm vụ của ảnh
nghệ thuật và ảnh báo chí là tính cụ thể ra ràng, chuẩn xác.
8
Câu 2: Nhận xét về tác phẩm “The Julie Project” trong
hạng mục story photo?
1. Câu chuyện bằng chuỗi hình ảnh:
9
Ngày 28 tháng 2 năm 1993
San Francisco, California, USA
Julie ngồi với Rachel, từ 3 tháng, trong tiền sảnh của khách
sạn, Đại sứ ở San Francisco, nơi cô sống với Jack, người như cô

ấy, bị HIV dương tính.
10
Julie và Rachel trong tiền sảnh của khách sạn Tây vào năm
1995. Sau khi chia tay với Jack trong năm 1994, Julie trôi dạt từ
khách sạn ở kế tiếp. Trong một năm, cô đã chuyển 12 lần.
Năm 1996, Julie với Tommy, tại khách sạn Hillsdale. Cha của em
bé mong muốn không liên quan đến với anh ta. Cuối năm đó, trong
khi Julie trong bệnh viện do sẩy thai. Cả hai đứa trẻ Tommy và
Rachel đã được đưa vào chăm sóc và Julie sẽ không bao giờ giành
lại được quyền nuôi
11
12
2008, Julie và Jason ở nhà với bé Elyssa. Lần đầu
tiên, Julie có một ngôi nhà, giường cũi, quần áo cho con và hỗ
trợ gia đình
13
Năm 2005, Julie chuyển đến Valdez, Alaska, được đoàn tụ với cha
mình, sau khi phản hồi với một tin nhắn trên internet đăng bởi chú
của cô, nhưng cô đã phải nhập viện chỉ một tuần sau khi thực
hiện chuyến đi
Julie phải vật lộn với việc từ bỏ thuốc lá. Ngay cả
mặc dù cô đang trên các bản vá nicotine, cô lẻn ra khỏi
bệnh viện để hút
14
28 Tháng 4, 2008, Anchorage, Alaska, Hoa Kỳ, Một bác
sĩ giữ bé sơ sinh Elyssa Julie.
15
Palmer, Alaska, Hoa Kỳ
Jason mắng Elyssa, khi Julie - cực kỳ suy yếu do các điều kiện liên
quan đến AIDS. Cô mất 35 viên mỗi ngày. Nhà mới nhất của

họ là 30 km từ thị trấn gần nhất và không có nướchoặc điện
Ngày 14 tháng 9 năm 2010, Palmer, Alaska, Hoa Kỳ
Julie nằm trong giường của riêng mình, sau khi trở về từ một nhà
tế bần Aids chết tại nhà.Elyssa, 2 tuổi, bò ở bên cạnh cô.
16
Ngày 21 tháng 9 năm 2010
Palmer, Alaska, Hoa Kỳ
Julie vươn xa khỏi giường đối với một ai đó người không còn ở đó.
17
Ngày 21 tháng 9 năm 2010
Palmer, Alaska, Hoa Kỳ
Jason keep Julie cho lần cuối cùng. Cô qua đời ngày 27 Tháng Chí
n 2010. Cô ấy 36.
18
2. Nhận xét:
2.1. Kỹ thuật:
- Các bức ảnh đều thể hiện sự thành công về kỹ thuật mà trước
hết là thành công một số nguyên tắc về bố cục:
+ Nguyên tắc bố cục về góc độ chụp: dường như tác giả rất
chuyên nghiệp trong việc chọn góc độ chụp cho phù hợp với
ánh sáng, với tư thế của nhân vật.
+ Nguyên tắc phối cảnh trong tạo hình nhiếp ảnh: Khi chụp
các bức ảnh này, tác giả đều cố tình đưa người vào trung tâm
bức ảnh.
+ Nguyên tắc cân bằng về nghệ thuật: Tất cả các hình ảnh để
ở chế độ đen trắng tạo nên màu sắc bi thương, ảm đảm đối với
cuộc đời một con người.
- Các bức ảnh đều chụp trực tiếp người nên tác giả đều đưa nhân
vật vào điểm mạnh của ống kính, làm cho phần nền rơi vào
điểm yếu sẽ bị mờ đi. Ví dụ như bức ảnh số 6 và số 7.

19
- Hình ảnh do tác giả chụp một cách tự nhiên, không hề có sự
sắp xếp. Bởi lẽ các tư thế của các nhân vật không cho ta thấy có
sự chuẩn bị. Dù thế thì nó vẫn tạo nên một cái thần riêng.
2.2. Nội dung:
Bộ ảnh nói về quãng đời của Julie kể từ khi cô 18 tuổi cho
đến khi cô qua đời, lúc đó cô mới 36 tuổi. Cuộc đời của cô đầy
sóng gió, năm cô 6 tuổi, cô bị cha dượng của mình hiếp, năm 14
tuổi cô trốn ra khỏi nhà và năm 15 tuổi cô nghiện ma túy. Cô
sống tại các ngõ hẻm, nơi hội tụ những gì không lành mạnh nhất
đối với một đứa trẻ như cô lúc ấy.
Tác giả Darcy Padilla đã miêu tả: “Đối với 18 năm qua tôi
đã chụp ảnh Julie Baird của câu chuyện phức tạp của những
ngôi nhà nhiều, AIDS, ma tuý , mối quan hệ lạm dụng, nghèo,
sinh, tử vong , sự mất mát và sự đoàn tụ. Sau Julie từ
backstreets của San Francisco đến vùng rừng hẻo lánh Alaska”.
Nếu chỉ xét về nội dung thì câu chuyện bằng ảnh trên mang
tính nhân văn sâu sắc. Nó lên án xã hội, sự loạn luân, các tệ nạn
20
xã hội, ma túy, HIV/AIDS,…Đồng thời cũng giáo dục con
người, từ thực tế trên mà rút ra được bài học, sống có ích. Đây
quả thực là câu chuyện bằng ảnh vô cùng sinh động mà ý nghĩa.
21

×