Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

tiểu luận HV báo chí và tuyên truyền đề tài Quản lí của nhà nước về thương mại nội địa tại Đồng Nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.69 MB, 63 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.S Mai Nguyên Thanh
SVTH : Lê Văn Cường - KS7D.013 1
PHẦN I. BÁO CÁO CHUNG VỀ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP
1. Quá trình thực tập
1.1. Những quy định chung và nội dung thực tập.
1.1.1. Những quy định chung.
- Thực hiện Quyết định số 1918/ QĐ-HVHCQG ngày 30 tháng 12 năm
2005 của Giám đốc Học viện Hành chính về việc ban hành quy chế tổ chức thực
tập cho sinh viên Đại học hành chính hệ chính quy.
- Theo kế hoạch thực tập của Phòng đào tạo Học viện Hành chính.
1.1.2. Nội dung thực tập.
- Nắm được cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ của cơ
quan thực tập.
- Nắm vững quy trình công vụ trong cơ quan QLHCNN nơi thực tập.
- Nắm được TTHC của cơ quan nơi thực tập, thể chế hành chính liên quan
đến cơ quan nơi thực tập.
- Thực hành các kỹ năng hành chính đúng với vai trò của một công chức
trong CQHCNN, với yêu cầu cụ thể mà cơ quan thực tập giao cho.
1.2. Mục đích thực tập.
Thực tập là khoảng thời gian mà sinh viên được tiếp xúc trực tiếp với
những công việc thực tế trong QLNN. Do đó, trong suốt quá trình thực tập tôi cố
gắng lắng nghe, học hỏi kinh nghiệm thực tế của các cán bộ công chức trong
QLNN. Nắm bắt các tác phong trong công sở, các tình huống xử lý công việc.
Ngoài ra, tôi cố gắng vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế để xác định được
những điều mình còn thiếu sót về kiến thức chuyên môn cũng như những kiến thức
thực tế. Đảm bảo sau này, khi tốt nghiệp ra trường thì có khả năng nắm bắt và
thích nghi tốt hơn với môi trường làm việc thật sự khi đi làm không chỉ các cơ
quan nhà nước mà còn ở các tổ chức tư nhân.
1.3. Quá trình thực tập.
1.3.1. Địa điểm thực tập.
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.S Mai Nguyên Thanh


SVTH : Lê Văn Cường - KS7D.013 2
Phòng quản lý TM Sở Công Thương Tỉnh Đồng Nai.
1.3.2. Thời gian thực tập.
Thực tập 02 tháng : Từ 15/3/2010 đến 15/5/2010.
1.3.3. Nhật ký thực tập (Phụ lục Sổ nhật ký thực tập)
Thời gian
Nội dung công việc được giao
Tuần 1
- Học tập quy chế và nội quy cơ quan. Rèn luyện tác phong
công sở.
Tuần 2
- Tham gia cùng đoàn thanh niên Sở làm công tác chuẩn bị cho
Đại hội Đoàn Sở.
- Đọc các báo cáo tổng kết tình hình kinh tế xã hội của tỉnh qua
các năm.
Tuần 3
- Tiếp tục tham gia vào công tác chuẩn bị cho Đại hội Đoàn.
- Nghiên cứu các báo cáo để hoàn thành đề cương báo cáo thực
tập.
- Tham gia cung đoàn vận động viên Sở tham dự hội thao Chào
mừng Đại hội đại biểu các cấp, Hội nghị Điển hình tiên tiến Cụm
7.
Tuần 4
- Tiếp tục nghiên cứu các báo cáo để nộp đề cương báo cáo
thực tập vào đầu tuần sau.
- Tham gia đi thực tế các chợ trên địa bàn TP.Biên Hòa với CB
chuyên trách của Phòng.
Tuần 5
- Tiếp tục nghiên cứu các báo cáo để thu thập thông tin.
- Tham gia đi thực tế trên địa bàn TP.Biên Hòa với CB chuyên

trách của Phòng.
Tuần 6
- Cùng cán bộ trong CQ tham gia đi thực tế việc thực hiện
chương trình XTTM nông thôn ở địa bàn Huyện Trảng bom.
- Tham quan mô hình hoạt động của một số HTX ở TP.Biên
Hòa.
Tuần 7
- Cùng cán bộ trong CQ tham gia đi thực tế việc thực hiện
chương trình XTTM nông thôn ở địa bàn Huyện Trảng bom.
Tham quan mô hình hoạt động của một số HTX ở TP.Biên Hòa.
Tuần 8
- Hoàn thành báo cáo thực tập và các giấy tờ có liên quan để
kết thúc đợt thực tập.
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.S Mai Nguyên Thanh
SVTH : Lê Văn Cường - KS7D.013 3
1.4. Kết quả đạt được.
Qua thời gian 02 tháng thực tập tại Sở Công Thương đã giúp tôi có được
một hệ thống kiến thức chuyên sâu hơn về hoạt động QLNN đối với hoạt động
thương mại. Nắm bắt và hiểu rỏ hơn các quy tắc, cách thức trong các hoạt động
quản lý. Bên cạnh đó, thông qua quá trình thực tập, giúp tôi biết được thêm những
kiến thức mình còn thiếu sót, các kiến thức và cách thức mà mình áp dụng các kiến
thức từ lý luận đến thực tiễn. Đã ứng dụng được một số kiến thức trong các môn
như: QLNN về kinh tế, Tài chính công, Tâm lý học quản lý,…
1.5. Những bài học kinh nghiệm.
Thông qua quá trình thực tập đã giúp tôi có được một số kinh nghiệm sau :
+ Trong cách thức giải quyết công việc nên có tinh thần cầu tiến. Phải
luôn khiêm tốn, có tinh thần học hỏi không ngừng để nâng cao kiến thức trong
công việc và trong cuộc sống. Phải luôn hòa đồng, chan hòa và giúp đỡ mọi người
xung quanh.
+ Cần linh hoạt trong việc áp dụng các kiến thức, không áp dụng một

cách máy móc những kiến thức được học trong trường vào thực tế vì nó còn phụ
thuộc vào tình hình cụ thể của mỗi địa phương, mỗi cơ quan, mỗi ngành.
+ Cần thiết phải tìm hiểu, cập nhật các VB pháp luật mới của nhà nước
vì QLNN chủ yếu thực hiện qua các VB quy phạm pháp luật của Nhà nước.
1.6. Một số kiến nghị cụ thể.
Qua thời gian thực tập thực tế lại Sở Công Thương Đồng Nai, tôi đã học
hỏi được nhiều kiến thức, kinh nghiệm cũng như biết được những thiếu sót trong
quá trình học tập ở trường. Do đó, tôi có một số kiến nghị với nhà trường để giúp
cho các sinh viên sau này có thể tránh được những khó khăn trong quá trình thực
tập:
+ Với nội dung đào tạo cần thiết phải chia ra thành các ngành, để giúp
sinh viên có kiến thức QLNN và kiến thức chuyên môn cần thiết cho quá trình thực
hiện công tác quản lý tốt hơn.
+ Trong quá trình giảng dạy, nhà trường cần khuyến khích và có các tiết
học ngoại khóa để sinh viên nắm được những hoạt động thực tế của công tác
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.S Mai Nguyên Thanh
SVTH : Lê Văn Cường - KS7D.013 4
QLNN. Từ đó biết được cách áp dụng các kiến thức đã học vào thực tế QLNN.
+ Tạo tác phong công sở cho các sinh viên ngày từ khi còn ở giảng đường
đại học.
+ Nhà trường cần đưa bộ môn Phân tích chính sách vào giảng dạy cho
sinh viên.
2. Cơ cấu tổ chức của UBND tỉnh Đồng Nai
2.1 Vị trí, vai trò
- UBND tỉnh Đồng Nai là cơ quan hành chính nhà nước ở Đồng Nai và
chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước HĐND cùng cấp và Chính phủ.
- UBND tỉnh Đồng Nai thực hiện các chức năng quản lý nhà nước ở tỉnh
Đồng Nai, góp phần đảm bảo sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong cơ quan hành
chính nhà nước.
2.2 Lãnh đạo UBND Tỉnh Đồng Nai

Theo luật tổ chức HĐND và UBND số 11/2003/QH11 ngày 26 tháng 11
năm 2003 thì UBND tỉnh Đồng Nai có từ 9 đến 11 thành viên :
+ 01 Chủ tịch UBND ;
+ 05 Phó Chủ tịch : 01 phó chủ tịch phụ trách lĩnh vực Công Thương
và Đô thị ; 01 phó chủ tịch phụ trách kinh tế NN và phát triển nông thôn ; 01 phó
chủ tịch phụ trách văn hóa – xã hội; 01 phó chủ tịch phụ trách giao thông vận tải,
thông tin,khoa học công nghệ và công tác an toàn giao thông; 01 phó chủ tịch phụ
trách tài chính tiền tệ;
Phụ
trách
kinh tế
nông
nghiệp
và phát
triển
nông
thôn
Phụ
trách
văn
hóa xã
hội
Phụ
trách
lĩnh
vực
Công
thương
và Đô
thị

Phụ
trách
giao
thông
vận tải,
thông
tin
KHCN
Phụ
trách
tài
chính
tiền tệ
Phụ
Trách
về tài
chính
Phụ
trách
văn
hóa
xã hội
Phụ
trách về
tổ chức
chính
quyền
Phụ
trách
về

công
an
Phụ
trách
về kế
hoạch
và đầu

CHỦ TỊCH
5 PHÓ CHỦ TỊCH
5 ỦY VIÊN
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.S Mai Nguyên Thanh
SVTH : Lê Văn Cường - KS7D.013 5
+ 05 Ủy viên : ủy viên phụ trách về Quân sự, uỷ viên phụ trách về
công an, ủy viên phụ trách về tài chính, ủy viên phụ trách về tổ chức chính quyền,
uỷ viên phụ trách về kế hoạch và đầu tư.
2.3 Các sở, ban ngành.
Tỉnh Đồng Nai hiện có 23 Sở, Ban, Ngành.
3. Giới thiệu về sở Công Thương
3.1. Vị trí, chức năng
3.1.1. Vị trí
Sở Công Thương là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đồng Nai.
BAN QUẢN LÝ CÁC
KCN
SỞ LĐTB VÀ XÃ HỘI
SỞ TÀI CHÍNH
SỞ NGOẠI VỤ
SỞ THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG
SỞ NN & PTNN

SỞ CÔNG THƯƠNG
SỞ NỘI VỤ
SỞ TƯ PHÁP
SỞ TN VÀ MT
SỞ XÂY DỰNG
SỞ KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ
CỤC THUẾ
BAN TÔN GIÁO DÂN TỘC
CỤC THỐNG KÊ
CỤC HẢI QUAN
KHO BẠC NHÀ NƯỚC
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
SỞ Y TẾ
SỞ GTVT
SỞ VH TT VÀ DL
SỞ KH VÀ CN
SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TỈNH ĐỘI ĐỒNG NAI
CÔNG AN ĐỒNG NAI
TP BIÊN HÒA
THỊ XÃ LONG KHÁNH
HUYỆN NHƠN TRẠCH
HUYỆN LONG THÀNH
HUYỆN TRẢNG BOM
HUYỆN THỐNG NHẤT
HUYỆN CẨM MỸ
HUYỆN TÂN PHÚ
HUYỆN ĐỊNH QUÁN
HUYỆN VĨNH CỬU
HUYỆN XUÂN LỘC

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN ĐỒNG NAI
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.S Mai Nguyên Thanh
SVTH : Lê Văn Cường - KS7D.013 6
Sở Công Thương có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu
sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND tỉnh Đồng Nai,
đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ
Công Thương.
3.1.2. Chức năng
Sở Công Thương là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đồng Nai, có
chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng QLNN về Công
Thương, bao gồm: cơ khí; luyện kim; điện; năng lượng mới; năng lượng tái tạo;
dầu khí (nếu có); hóa chất; vật liệu nổ công nghiệp; công nghiệp khai thác mỏ và
chế biến khoáng sản; công nghiệp tiêu dùng; công nghiệp thực phẩm; công nghiệp
chế biến khác; lưu thông hàng hoá trên địa bàn tỉnh; xuất khẩu; nhập khẩu; quản lý
thị trường; quản lý cạnh tranh; xúc tiến thương mại; kiểm soát độc quyền; chống
bán phá giá; chống trợ cấp, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; thương mại điện tử;
dịch vụ thương mại; hội nhập kinh tế; quản lý cụm, điểm công nghiệp trên địa bàn;
các hoạt động khuyến công; các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Sở.
3.2. Cơ cấu tổ chức và biên chế
Cơ cấu tổ chức của Sở Công Thương gồm có :
- 01 Giám đốc.
- 02 phó Giám đốc.
- 7 Phòng ban chuyên môn và 4 đơn vị trực thuộc.
Sơ đồ tổ chức bộ máy Sở Công Thương Đồng Nai.
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.S Mai Nguyên Thanh
SVTH : Lê Văn Cường - KS7D.013 7
3.3. Giới thiệu chung về phòng Quản lý Thương mại
3.3.1. Vị trí, chức năng.
Phòng Quản lý Thương mại là phòng chuyên môn thuộc Sở Công Thương.

Thực hiện chức năng QLNN về kinh tế đối với hoạt động thương mại trong địa bàn
tỉnh. Chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của Lãnh đạo Sở.
3.3.2. Nhiệm vụ, quyền hạn.
Với các nội dung quản lý cơ bản sau:
+ Nghiên cứu các chủ trương, chính sách, pháp luật liên quan, dự thảo,
góp ý các VB quy phạm pháp luật liên quan chính sách thương nhân, chính sách
thị trường, chính sách mặt hàng. Đề xuất, phối hợp xây dựng, hướng dẫn và tổ
chức triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách phát triển mạng
lưới kết cấu hạ tầng thương mại bán buôn, bán lẻ.
+ Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn, triển khai
thực hiện cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh và
đời sống đối với đồng bào dân tộc miền núi, vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh.
+ Hướng dẫn, giúp đỡ thương nhân tìm hiểu, phát triển thị trường.
Phòng K
ế hoạch

Tài ch
í
nh
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.S Mai Nguyên Thanh
SVTH : Lê Văn Cường - KS7D.013 8
+ Thực hiện QLNN đối với hoạt động thương mại điện tử, các hoạt động
xúc tiến thương mại trên địa bàn tỉnh; thực hiện và kiểm tra, giám sát việc đăng ký
tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại, khuyến mại cho các thương nhân.
+ Phối hợp với các ngành, các địa phương hướng dẫn, kiểm tra việc thực
hiện pháp luật trong lĩnh vực thương mại của các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên
địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
+ Tham mưu giúp Giám đốc Sở tổ chức thực hiện công tác phát triển,
quản lý thị trường trên địa bàn tỉnh theo hướng lành mạnh, văn minh.
+ Giúp Lãnh đạo Sở tham mưu cho UBND tỉnh QLNN đối với các doanh

nghiệp, tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân theo quy định của pháp luật.
+ Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực thương mại đối với
các Phòng Công Thương, Phòng Kinh tế thuộc UBND cấp huyện trong tỉnh. Giúp
các Phòng Công Thương, Kinh tế hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn cho công
chức không chuyên trách theo dõi thương mại cấp xã.
+ Đề xuất và thực hiện chương trình cải cách hành chính của Sở theo mục
tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính của UBND tỉnh.
+ Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình
thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án phát triển lĩnh vực thương mại tại địa
phương theo quy định của UBND tỉnh và Bộ Công Thương.
+ Thực hiện nhiệm vụ các Ban Chỉ đạo và các nhiệm vụ khác do Lãnh
đạo Sở giao.
Trong đó, các chức danh có các chức năng nhiệm vụ cụ thể như sau:
 Trưởng phòng là người chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở về toàn bộ
hoạt động của Phòng, đồng thời chịu trách nhiệm trước các Giám đốc Sở, Ngành
kinh tế trong việc chỉ đạo và hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của các Sở,
Ngành đó. Trực tiếp phụ trách công tác tổ chức bộ máy, công tác cán bộ, công tác
xây dựng ngành, xây dựng quy hoạch, kế hoạch kiểm tra, khiếu nại tố cáo và đề
xuất xử lý các vi phạm hành chính các hoạt động trên lĩnh vực kinh tế. Trưởng
phòng có trách nhiệm xây dựng mô hình tổ chức, phương án hoạt động, quy trình
giải quyết công việc của phòng, đồng thời phân công nhiệm vụ và bố trí công việc
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.S Mai Nguyên Thanh
SVTH : Lê Văn Cường - KS7D.013 9
cho các Phó trưởng phòng và các CBCC của phòng nhằm đảm bảo hoàn thành
nhiệm vụ, nâng cao hiệu quả công việc và tinh gọn bộ máy.
 Phó trưởng phòng giúp việc cho Trưởng phòng về một số lĩnh vực liên
quan đến ngành mình, được Trưởng phòng phân công phụ trách thêm một số công
việc của phòng, liên đới chịu trách nhiệm với cấp trên về những phần việc được
phân công phụ trách. Phó trưởng phòng thay mặt Trưởng phòng điều hành công
việc cơ quan và được ủy quyền bằng văn bản thực hiện một số công việc cụ thể khi

Trưởng phòng đi vắng.
Ngoài ra, còn có các cơ quan chuyên môn khác làm công tác quản lý
chuyên ngành đối với các hoạt động của ngành thương mại.
Các phòng ban như Chi cục Quản lý thị trường, Phòng Kỹ thuật, An toàn –
Môi trường, Trung tâm khuyến công Đồng Nai, Phòng Kế hoạch, Thanh tra sở,
Trung tâm Xúc tiến Thương mại Đồng Nai… là các phòng ban chuyên môn của Sở
phối hợp quản lý hoạt động theo chức năng cơ quan mình. Ngoài các chức năng
nhiệm vụ của mình thì các phòng ban thương xuyên phối hợp và đề xuất ý kiến cho
Phòng Quản lý Thương Mại nhằm đảm bảo cho việc quản lý nhà nước về thương
mại được toàn diện, hiệu quả.
3.3.3. Cơ cấu tổ chức và biên chế.
Cơ cấu tổ chức của phòng quản lý TM gồm có:
+ 01 trưởng phòng;
+ 02 phó phòng;
+ 09 chuyên viên.
Hiện nay Phòng Quản lý Thương mại có 12 cán bộ công chức có độ tuổi và
trình độ của các CBCC được thể hiện qua bảng sau:
Số lượng
Trình độ
Độ tuổi
12
Trung cấp
ĐH
Sau ĐH
< 35
35 - 50
> 50
-
11
01

5
6
1
Thông qua bảng thống kê trên, chúng ta có thể thấy lực lượng cán bộ công
chức của Phòng Quản lý Thương mại còn khá trẻ, với năng lực và trình độ đại học
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.S Mai Nguyên Thanh
SVTH : Lê Văn Cường - KS7D.013 10
và trên đại học, phù hợp với chủ trương trẻ tuổi hóa lực lượng cán bộ công chức
trong quản lý nhà nước. Đây cũng là thuận lợi và cũng là khó khăn đối với hoạt
động của phòng nói riêng và hoạt động quản lý nhà nước về thương mại nói chung.
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.S Mai Nguyên Thanh
SVTH : Lê Văn Cường - KS7D.013 11
PHẦN II. BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quá trình chuyển đổi nền kinh tế nước ta từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập
trung sang nền kinh tế thị trường đã và đang tiếp tục đặt ra những yêu cầu cải cách
và đổi mới toàn diện nền kinh tế, đặc biệt là khi Việt Nam gia nhập WTO. Quan
niệm TM là khâu trung gian, không tạo ra sản phẩm hàng hoá, không cần khuyến
khích đầu tư là không còn phù hợp. Với những thách thức trong thời kỳ hội nhập,
sự canh tranh ngày càng khốc liệt trên thị trường thế giới, thì việc phát triển thị
trường trong nước là một lựa chọn tốt cho các thương nhân. Việc bỏ ngỏ thị trường
trong nước trước đây với các lý do về nhận thức, chạy đua theo lợi nhuận… đã dẫn
đến lựa chọn sai trong phát triển của các doanh nghiệp thương mại nước ta cũng
như trong công tác QLNN về kinh tế thương mại.
Nghị quyết 12-NQ/TW ngày 03/01/1996 của Đảng ta về tiếp tục đổi mới tổ
chức và hoạt động thương nghiệp, phát triển thị trường theo định hướng xã hội chủ
nghĩa và thực hiện chiến lược phát triển thương mại nội địa 2006 – 2010 và định
hướng đến năm 2015 và 2020 của Chính phủ đã mở đường, tạo điều kiện cho
thương mại nói chung và thương mại nội địa phát triển. Bộ Thương Mại cũng đã

xác định “Chiến lược phát triển Thương mại nội địa 2006- 2010, định hướng đến
năm 2015 và 2020”, trong đó: kích cầu tiêu dùng, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá sản
xuất trong nước, mở rộng và khai thác thị trường nội địa.
Để hiện thực hóa Nghị quyết của Đảng Tỉnh ủy Đồng Nai đã ban hành Chỉ
thị số 03-CT/TU ngày 10/9/1996 về việc triển khai thực hiện Nghị quyết 12/NQ-
TW, Đồng Nai đã có các chương trình hành động nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế
thương mại, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh theo hướng Dịch vụ, Công
nghiệp và Nông nghiệp. Tỷ trọng ngành thương nghiệp được nâng cao trong thời
gian qua và đóng góp rất lớn cho sự phát triển kinh tế của tỉnh, tạo một nguồn thu
ngân sách lớn cho đất nước.
Trong giai đoạn hiện nay, tỉnh đã và đang thực hiện kế hoạch 10 năm thực
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.S Mai Nguyên Thanh
SVTH : Lê Văn Cường - KS7D.013 12
hiện nghị quyết 12-NQ/TW Hội nghị TW Đảng khóa VII. Thương mại của tỉnh đã
đạt được những thành tựu to lớn, nền kinh tế phát triển nhanh, hoạt động mua bán,
trao đổi hàng hóa sôi động và ngày càng tăng lên về quy mô lẫn chất lượng. Tuy
nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì công tác quản lý còn thể hiện nhiều
vấn đề bất cập, chưa phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế nói chung và kinh tế
thương mại nói riêng. Trước những yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn, việc xác định
nội dung, giải pháp phát triển đồng bộ nền kinh tế theo hướng hội nhập kinh tế
quốc tế của thời kỳ 2006- 2010 có ý nghĩa chiến lược cực kỳ quan trọng.
Do đó, qua quá trình tìm hiểu thực tiễn hoạt động thương mại nội địa trên
địa bàn tỉnh và các hoạt động QLNN về thương mại, tôi quyết định chọn đề tài
“QLNN đối với hoạt động thương mại nội địa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Thưc
trạng(2005 – 2009) và giải pháp định hướng (2010 – 2015)” làm chuyên đề để
nghiên cứu trong đợt thực tập của mình.
Do thời gian có hạn, nên tôi chỉ đề cập đến các hoạt động lưu thông và các
cơ sở phân phối hàng hóa trong tổng thể hoạt động kinh tế TMNĐ của Tỉnh.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận về thương mại nội địa, thực tiễn hoạt

động thương mại nội địa và QLNN đối với hoạt động thương mại nội địa nhằm
đưa ra các giải pháp, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động QLNN đối với hoạt
động thương mại nội địa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
3. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian nghiên cứu: Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Về thời gian nghiên cứu: Giai đoạn từ 2005 – 2009. Giai đoạn Luật
Thương mại và Luật Doanh nghiệp mới có hiệu lực.
4. Đối tượng nghiên cứu
Do một số hạn chế nhất định về thời gian và trình độ nên trong báo cáo
chuyên đề của mình tôi chỉ tập trung nghiên cứu hoạt động mua bán, trao đổi, lưu
thông hàng hóa và các cơ sở hạ tầng kỹ thuật thương mại trong tổng thể các hoạt
động kinh tế thương mại nội địa trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2005 - 2009 và
định hướng giai đoạn 2010 – 2015. Ơ
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.S Mai Nguyên Thanh
SVTH : Lê Văn Cường - KS7D.013 13
5. Phương pháp nghiên cứu
Báo cáo chuyên đề sử dụng những phương pháp nghiên cứu truyền thống
như phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử kết hợp
với các quan điểm, đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước ta về
kinh tế thương mại.
Báo cáo chuyên đề còn sử dụng phương pháp phân tích kinh tế, mô hình
hóa, quy nạp và diễn giải, phương pháp so sánh, điều tra thống kê, thu thập thông
tin tài liệu, phân tích đánh giá,….
6. Đóng góp của chuyên đề báo cáo
Đề tài này được hình thành qua việc nghiên cứu, tìm hiểu về quá trình hoạt
động, thực trạng phát triển của hoạt động thương mại nội địa cũng như về công tác
QLNN đối với hoạt động thương mại nội địa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Kết quả
nghiên cứu bước đầu đóng góp vào việc nâng cao hiệu quả QLNN đối với hoạt
động thương mại nội địa trên địa bàn tỉnh. Trong phạm vi nghiên cứu, sinh viên đề
xuất một số đóng góp như sau:

- Phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại nội
địa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
- Đề xuất các giải pháp để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản lý nhà
nước đối với hoạt động thương mại nội địa trên địa bàn tỉnh, cụ thể:
+ Hoàn thiện thể chế, chính sách;
+ Tạo cơ chế hỗ trợ kích cầu tiêu dùng, phát triển thương mại nội địa;
+ Xây dựng hệ thống thông tin thương mại, xúc tiến thương mại;
+ Phát triển các kênh phân phối hàng hóa;
+ …
- Báo cáo có thể dùng làm tài liệu tham khảo đối với một số vấn đề nghiên
cứu liên quan.
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.S Mai Nguyên Thanh
SVTH : Lê Văn Cường - KS7D.013 14
7. Kết cấu chuyên đề báo cáo
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung của luận văn được kết cấu gồm 3 chương:
CHƯƠNG I: Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động
thương mại nội địa.
CHƯƠNG II: Thực trạng quản lý nhà nước về thương mại nội địa trên
địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2005 – 2009.
CHƯƠNG III: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước
đối với hoạt động thương mại nội địa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn
2010 – 2015.
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.S Mai Nguyên Thanh
SVTH : Lê Văn Cường - KS7D.013 15
NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THƯƠNG MẠI
NỘI ĐỊA
1. Lý luận chung về thương mại nội địa
1.1 Lý luận về thương mại.

1.1.1. Khái niệm thương mại
Theo nghĩa rộng, thương mại là toàn bộ các hoạt động kinh doanh trên thị
trường. Thương mại đồng nghĩa với kinh doanh được hiểu là các hoạt động kinh tế
nhằm mục tiêu sinh lợi của các chủ thể kinh doanh trên thị trường. Theo pháp lệnh
trọng tài thương mại ngày 25 tháng 5 năm 2003 thì hoạt động thương mại là việc
thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại của cá nhân, tổ chức kinh doanh, bao
gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, phân phối, đại diện, đại lý thương mại;
ký gửi; thuê, cho thuê; thuê mua; xây dựng; tư vấn; kỹ thuật; li-xăng; đầu tư; tài
chính, ngân hàng; bảo hiểm; thăm dò khai thác; vận chuyển hàng hóa, khách hàng
bằng đường hàng không, đường biển, đường sắt, đường bộ và các hành vi thương
mại khác theo quy định của pháp luật.
Theo nghĩa hẹp, thương mại là quá trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên thị
trường, là lĩnh vực phân phối và lưu thông hàng hóa. Nếu hoạt động trao đổi hàng
hóa vượt ra khỏi biên giới thì gọi đó là ngoại thương.
Theo Luật Thương Mại Việt nam năm 2005, là văn bản pháp luật có hiệu lực
cao nhất điều chỉnh các hoạt động kinh tế thuộc lĩnh vực thương mại thì “ Hoạt
động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lời, bao gồm mua bán hàng
hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư; xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục
đích sinh lời khác”.
1.1.2. Phân loại các hoạt động thương mại.
Trên thực tế, thương mại có thể được phân chia theo nhiều tiêu thức khác
nhau:
+ Theo phạm vi hoạt động có: Thương mại nội địa (nội thương),
Thương mại quốc tế (ngoại thương), Thương mại khu vực, Thương mại thành phố,
nông thôn, Thương mại nội bộ ngành,…
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.S Mai Nguyên Thanh
SVTH : Lê Văn Cường - KS7D.013 16
+ Theo đặc điểm và tính chất của sản phẩm trong quá trình tái sản
xuất xã hội có: Thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, thương mại hàng tư
liệu sản xuất, thương mại hàng tiêu dùng,…

+ Theo các khâu của quá trình lưu thông có: thương mại bán buôn,
thương mại bán lẻ,…
+ Theo mức độ can thiệp của Nhà nước vào quá trình TM có:
thương mại tự do hay mậu dịch tự do và thương mại có sự bảo hộ.
+ Theo kỹ thuật giao dịch có: Thương mại truyền thống và thương
mại điện tử.
Vì vậy, việc xem xét thương mại theo các góc độ như vậy tuy mang tính
chất tương đối nhưng có ý nghĩa rất lớn cả về mặt lý luận và thực tiễn, đặc biệt
trong việc hình thành các chính sách và biện pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển toàn
diện, bền vững của hoạt động thương mại.
1.2 Lý luận về thương mại nội địa
1.2.1. Khái niệm thương mại nội địa
Thương mại là một hoạt động kinh tế đa dạng và phong phú các loại hình
hoạt động. Do đó, để phát triển kinh tế thương mại, tùy thuộc vào mục đích, yêu
cầu của việc quản lý mà chúng ta có thể phân chia ngành kinh tế thương mại theo
các tiêu chí khác nhau.
Ở đây, nền thương mại nội địa là một hình thức phân chia thương mại theo
phạm vi hoạt động của ngành thương mại. Điều này đáp ứng yêu cầu của việc quản
lý, nắm bắt tổng quát mọi sự thay đổi, phát triển của ngành kinh tế thương mại
trong nước. Giúp cho các nhà quản lý có cái nhìn tổng hợp các yếu tố tác động, các
hoạt động của thương mại trong nước từ đó có nhận xét, chính sách phù hợp với
điều kiện cụ thể của đất nước.
Vì vậy, khái niệm thương mại nội địa được hiểu là “Hoạt động thương mại
nội địa là hoạt động nhằm mục đích sinh lời bao gồm lĩnh vực phân phối và lưu
thông hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư; xúc tiến thương mại trong phạm vi
lãnh thổ một quốc gia”.
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.S Mai Nguyên Thanh
SVTH : Lê Văn Cường - KS7D.013 17
1.2.2. Vai trò của thương mại nội địa trong phát triển kinh tế - xã
hội.

Là một ngành của nền kinh tế quốc dân, thương mại có vai trò quan
trọng trong nền kinh tế của bất kỳ một quốc gia nào. Xác định rõ vai trò của
thương mại và đặc biệt là TMNĐ cho phép nhà nước tác động đúng hướng và tạo
ra những điều kiện cho thương mại nói chung và TMNĐ nói riêng phát triển. Do
đó, đã xác định được vai trò của thương mại thể hiện ở nhiều khía cạnh sau đây:
Một là, TMNĐ là điều kiện thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển. Thông
qua hoạt động thương mại trên thi trường, các chủ thể kinh doanh mua bán được
các hàng hóa dịch vụ. Điều đó, đảm bảo cho quá trình tái sản xuất được tiến hành
bình thường, lưu thông hàng hóa, dịch vụ được thông suốt. Vì vậy, không có hoạt
động thương mại phát triển thì sản xuất hàng hóa không thể phát triển được.
Thứ hai, thông qua việc mua bán hàng hóa, dịch vụ trên thị trường, thương
mại có vai trò quan trọng trong việc mở rộng khả năng tiêu dùng, nâng cao mức
hưởng thụ của các cá nhân và doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy sản xuất và mở
rộng phân công lao động xã hội, thực hiện cách mạng khoa học công nghệ trong
các ngành của nền kinh tế quốc dân.
Thứ ba, trong xu thế quốc tế hoá đời sống kinh tế diển ra mạnh mẽ, thị
trường trong nước là một phân khúc thị trường lớn, quan trọng. Nhu cầu tiêu dùng
của nhân dân ngày càng tăng, khối lượng hàng hóa tiêu thụ ngày càng lớn. Do đó,
TMNĐ sẽ đảm bảo sự gắn kết giữa các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa với các cá
nhân, tổ chức tiêu dùng. Đảm bảo các yếu tố đầu vào cũng như đầu ra của thị
trường trong nước, đảm bào cân bằng cung cầu trong nước. Vì vậy, TMNĐ có vai
trò gắn kết sản xuất với tiêu dùng, người sản xuất với người tiêu dùng.
Thứ tư, khi nói đến TMNĐ là nói đến sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
trên thị trường trong hoạt động mua bán, dịch vụ. Quan hệ giữa các chủ thể kinh
doanh là quan hệ bình đẳng, thuận mua vừa bán, nói cách khác, là các quan hệ đó
được tiền tệ hóa. Vì vậy, trong hoạt động thương mại nói chung và TMNĐ nói
riêng đòi hỏi các doanh nghiệp tính năng động sáng tạo trong sản xuất kinh doanh,
thúc đẩy cải tiến, phát huy sáng kiến để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng
hóa, dịch vụ trên thị trường. Điều đó góp phần thúc đẩy lực lượng sản xuất phát
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.S Mai Nguyên Thanh

SVTH : Lê Văn Cường - KS7D.013 18
triển nhanh chóng, giúp các doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong môi trường
cạnh tranh gay gắt hiện nay.
2. Lý luận Quản lý nhà nước về thương mại nội địa
2.1. Quản lý nhà nước về thương mại nội địa
2.1.1 Khái niệm quản lý nhà nước về thương mại nội địa.
Quản lý nhà nước là sự chỉ huy, điều hành để thực thi quyền lực Nhà nước,
là tổng thể về thể chế, pháp luật, quy tắc tổ chức và cán bộ của bộ máy Nhà nước,
có trách nhiệm quản lý các công việc của nhà nước do các cơ quan nhà nước tiến
hành bằng các văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn mà nhà nước đã giao cho trong công việc tổ chức và điều chỉnh các
quan hệ xã hội và hành vi của công dân.
Do đó “Quản lý nhà nước về hoạt động thương mại nội địa là một chức
năng quản lý về kinh tế của nhà nước. Nhà nước thực hiện việc tổ chức và quản lý
toàn diện ngành thương mại ở tầm vĩ mô. Trong đó, nhà nước tiến hành điều tiết
tổng thể các mối quan hệ về trao đổi, mua bán và lưu thông hàng hóa trong nội tại
nền kinh tế quốc dân. Thông qua các công cụ, hình thức và biện pháp quản lý
nhằm tác động có định hướng, tạo khuôn khổ chung cho hoạt động thương mại của
các chủ thể nhằm tạo sự thống nhất quản lý trên toàn lãnh thổ, đảm bảo hạn chế
các khuyết tật của nền kinh tế thị trường và nâng cao hiệu quả hoạt động thương
mại”.
2.1.2 Nội dung quản lý nhà nước về thương mại nội địa.
Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước đóng vai trò người định hướng, dẫn
dắt sự phát triển kinh tế, bảo đảm thống nhất các lợi ích cơ bản trong toàn xã
hội.Vì vậy, thương mại là một ngành kinh tế trong nền kinh tế quốc dân, Nhà nước
cần có các chính sách, quản lý nhằm đảm bảo hài hoà các lợi ích với sự cạnh tranh
công bằng đối với các thành phần kinh tế.
Với các nội dung cơ bản sau:
 Ban hành các văn bản pháp luật về thương mại, xây dựng chính sách,
chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển thương mại.

 Tổ chức đăng ký đủ điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực thương mại.
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.S Mai Nguyên Thanh
SVTH : Lê Văn Cường - KS7D.013 19
 Tổ chức thu thập, xử lý, cung cấp thông tin; dự báo và định hướng về
các thị trường trong nước.
 Hướng dẫn tiêu dùng hợp lý, tiết kiệm.
 Điều tiết lưu thông hàng hóa theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội
của Nhà nước và theo quy định của Pháp luật.
 Quản lý chất lượng hàng hóa lưu thông trong nước và hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu.
 Tổ chức, hướng dẫn các hoạt động xúc tiến thương mại.
 Tổ chức và quản lý công tác nghiên cứu khoa học thương mại.
 Đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ hoạt động thương mại.
 Ký kết hoặc tham gia các điều ước quốc tế về thương mại.
 Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, quy hoạch, kế
hoạch phát triển thương mại và việc chấp hành pháp luật về thương mại; xử lý vi
phạm pháp luật về thương mại; tổ chức việc đấu tranh chống buôn lậu, buôn bán
hàng cấm, buôn bán hàng giả, đầu cơ lũng đoạn thị trường, kinh doanh trái phép và
các hành vi khác vi phạm pháp luật Việt Nam.
2.2. Sự cần thiết khách quan và vai trò của quản lý Nhà nước về hoạt
động thương mại.
QLNN về hoạt động thương mại nội địa trong nền kinh tế thị trường là cần
thiết khách quan. Một mặt do những khuyết tật và hạn chế của cơ chế thị trường
gây nên. Mặt khác, do nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, thể hiện ở
việc định hướng phát triển kinh tế xã hội nói chung, cũng như thương mại nội địa
nói riêng trong từng thời kỳ. Nhà nước cần điều tiết, can thiệp vào kinh tế và thị
trường, vào các quan hệ thương mại dịch vụ nội địa nhằm đảm bảo sự ổn định kinh
tế vĩ mô, ổn định thị trường giá cảu và quá trình lưu thông hàng hóa
Để giải quyết các mâu thuẫn trong nền kinh tế thị trường, duy trì sự ổn định
thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, thực tiễn đã chỉ ra rằng bản thân cơ

chế thị trường không thể tự điều chỉnh trong mọi trường hợp, mà cần thiết phải có
vai trò quản lý của Nhà nước về kinh tế, thương mại, thương mại nội địa.
QLNN về thương mại tạo ra sự thống nhất trong tổ chức và phối hợp các
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.S Mai Nguyên Thanh
SVTH : Lê Văn Cường - KS7D.013 20
hoạt động của cơ quan QLNN về thương mại mới giúp cho lưu thông hàng hóa
thông suốt trong phạm vi thị trường nội địa, mở rộng trao đổi dịch vụ giữa các địa
phương, vừa khai thác thế mạnh của từng vùng, vừa phát huy lợi thế so sánh, tiềm
năng của quốc gia.
2.2.1. Chức năng QLNN về kinh tế.
Một là, đảm bảo sự ổn định chính trị, xã hội và thiết lập khuôn khổ luật
pháp để tạo ra những điều kiện cần thiết cho hoạt động kinh tế.
Hai là, điều tiết kinh tế để đảm bào cho nền kinh tế thị trường phát triển ổn
định.
Ba là, đảm bảo cho nền kinh tế hoạt động có hiệu quả.
Bốn là, đảm bảo tính hiệu quả, nhà nước phải sản xuất ra hàng hóa công
cộng, đảm bảo xây dựng kết cấu hạ tầng cho nền kinh tế, thực hiện công bằng xa
hội.
Nhà nước quản lý toàn diện kinh tế, văn hóa, xã hội. Trong đó, vấn đề
QLNN về kinh tế là một vấn đề quan trọng đặc biệt. Do đó, chức năng QLNN về
kinh tế là chức năng quan trọng nhất của nhà nước ta hiện nay. Lãnh đạo quản lý
nền kinh tế phát triển theo mục tiêu CNH – HĐH và không bị tụt hậu so với khu
vực và quốc tế là mục tiêu xuyên suốt giai đoạn 2010 – 2015.
2.2.2 Vai trò quản lý nhà nước về thương mại nội địa.
Là một ngành trong nền kinh tế quốc dân, thương mại có vai trò quan trọng
trong nền kinh tế thị trường ở nước ta. Do đó, nhà nước có vai trò rất quan trọng
nhằm đảm bảo phát huy tối đa vai trò của ngành thương mại và đặc biệt là các
chính sách về thị trường thương mại nội địa, một phân khúc thị trường quan trọng
mà Nhà nước và các doanh nghiệp nước ta đang bỏ ngỏ. Vì vậy, trong hoạt động
thương mại, Nhà nước thể hiện các vai trò cơ bản gồm cả về lý luận lẫn thực tiễn:

Một là, Nhà nước tạo môi trường và điều kiện cho thương mại phát triển.
Nhà nước thực thi cơ chế, chính sách, xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo lập môi trương
cạnh tranh bình đẳng, môi trường vĩ mô phù hợp với xu hướng phát triển của
thương mại trong cơ chế thị trường.
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.S Mai Nguyên Thanh
SVTH : Lê Văn Cường - KS7D.013 21
Hai là, nhà nước định hướng cho sự phát triển của thương mại. Định hướng,
dẫn dắt sự phát triển của thương mại còn được bảm đảm bằng hệ thống chính sách,
sự tác động của hệ thống tổ chức quản lý thương mại từ Trung ương đến địa
phương.
Ba là, Nhà nước điều tiết và can thiệp vào quá trình hoạt động thương mại
của nền kinh tế quốc dân. Nhà nước có vai trò cũng cố, bảo đảm dân chủ, công
bằng xã hội cho mọi người, mọi thành phần kinh tế hoạt động thương mại trên thị
trường.
Bốn là, quản lý trực tiếp khu vực kinh tế Nhà nước. Nhà nước quy định rỏ
ràng những bộ phận, những ngành then chốt, những nguồn lực và tài sản mà Nhà
nước trực tiếp quản lý. Ở đây, Nhà nước phải quản lý và kiểm soát việc sử dụng tài
sản quốc gia nhằm bảo tồn và phát triển các tài sản đó.
Thành phần kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong công cuộc xây dựng
và phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thầnh phần ở nước ta. Vai trò chủ đạo của
Nhà nước là một nội dung quan trọng trong định hướng xã hội chủ nghĩa. Thông
qua thành phần kinh tế nhà nước, nhà nước nắm và điều tiết một bộ phận lớn các
hàng hóa - dịch vụ chủ yếu có ý nghĩa quan trọng và then cốt của nền kinh tế quốc
dân. Bảo đảm cho nền kinh tế hoạt động nhịp nhàng và phát triển cân đối với nhịp
độ cao.
2.3. Các tiêu chí đánh giá hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước đối
với hoạt động thương mại nội địa.
Theo từ điển Hành Chính, hiệu quả được hiểu là “Mục tiêu chủ yếu của
QLNN, là sự so sánh giữa các tiêu chí đầu vào với các giá trị của đầu ra, sự tăng
tối đa lợi nhuận và giảm tối thiểu chi phí, là mối tương quan giữa sử dụng nguồn

lực và tỉ lệ đầu ra – đầu vào. Hiệu quả phản ánh giá trị của các nguồn lực đã chi
dùng”.
Thông qua các yếu tố tác động đến hiệu quả của kinh tế thương mại thì
chúng ta có thể đưa ra các tiêu chí để đánh giá hiệu quả QLNN về hoạt động
thương mại như sau:
 Hệ thống thể chế.
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.S Mai Nguyên Thanh
SVTH : Lê Văn Cường - KS7D.013 22
 Hệ thống tổ chức quản lý thương mại.
 Cơ chế thực hiện.
 Các yếu tố hổ trợ: Tài chính, trang thiết bị, cơ sở vật chất, mức độ ứng
dụng công nghệ.
Bên cạnh các tiêu chí mang tính định tính thì để đánh giá hiệu quả của hoạt
động QLNN cũng cần thiết có những tiêu chí mang tính định lượng để đảm bảo
tính khách quan tổng thể trong hoạt động đánh giá, thông qua một số công thức
liên quan đến tỉ lệ giữ các cán bộ công chức tham gia vào các hoạt động QLNN về
thương mại với các yếu tố đầu ra của hoạt động thương mại nội địa như: Tổng số
hộ, doanh nghiệp kinh doang thương mại; doanh thu của hoạt động thương mại nội
địa; tổng số lao động làm việc trong lĩnh vực thương mại nội địa;…
II. THỰC TRẠNG QLNN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI NỘI
ĐỊA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐỌAN 2005 - 2009
1. Tổng quan về Đồng Nai.
1.1. Đặc điểm tự nhiên.
Đồng Nai là tỉnh thuộc Miền Đông
Nam Bộ nước Cộng hòa Xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, có diện tích 5.903,940
km
2
, chiếm 1,76% diện tích tự nhiên cả
nước và chiếm 25,5% diện tích tự nhiên

của vùng Đông Nam Bộ.
Là một tỉnh nằm trong vùng phát
triển kinh tế trọng điểm phía Nam Đồng
Nai tiếp giáp với các vùng sau:
 Đông giáp tỉnh Bình Thuận.
 Đông Bắc giáp tỉnh Lâm
Đồng.
 Tây Bắc giáp tỉnh Bình Dương
và tỉnh Bình Phước.
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.S Mai Nguyên Thanh
SVTH : Lê Văn Cường - KS7D.013 23
 Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
 Tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh.
Nằm ở trung tâm Đông Nam bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Đồng
Nai đã tận dụng được những lợi thế so sánh của vùng và của tỉnh về vị trí địa lý, hệ
thống giao thông, nguồn tài nguyên đất thuận lợi cho việc xây dựng hạ tầng kỹ
thuật và nguồn nước dồi dào.
1.2.Tình hình kinh tế - xã hội.
1.2.1. Xã hội
Tỉnh có 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm:
 Thành phố Biên Hòa - là trung tâm chính trị kinh tế văn hóa của tỉnh
(nằm cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 30km về phía đông bắc theo quốc lộ
1A); Thị xã Long Khánh
 9 huyện: Long Thành; Nhơn Trạch; Trảng Bom; Thống Nhất; Cẩm Mỹ;
Vĩnh Cửu; Xuân Lộc; Định Quán; Tân Phú.
Tổng dân số tỉnh Đồng Nai tính đến đầu năm 2009 là: 2.483.211 người.
- Trong đó:
+ Phân theo khu vực thành thị - nông thôn là: Thành thị là: 825.335
người; Nông thôn là: 1.657.876 người.
+ Phân theo giới tính: Nam: 1.232.182 người; Nữ: 1.251.029 người.

Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Đồng Nai đã tận dụng được
những lợi thế so sánh của vùng và của tỉnh trong công cuộc đổi mới.
Cơ sở hạ tầng:
Là một tỉnh nằm ở trung tâm Đông Nam bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía
Nam, Đồng Nai đã tận dụng được những lợi thế so sánh của vùng và của tỉnh về vị
trí địa lý, hệ thống giao thông, nguồn tài nguyên đất thuận lợi cho việc xây dựng hạ
tầng kỹ thuật và nguồn nước dồi dào.
Là một tỉnh có hệ thống giao thông thuận tiện với nhiều tuyến đường huyết
mạch quốc gia đi qua. Hệ thống quốc lộ với tổng chiều dài 244,5 km đã và đang
được nâng cấp mở rộng thành tiêu chuẩn đường cấp I, II đồng bằng (Quốc lộ 1,
Quốc lộ 51), cấp III đồng bằng như Quốc lộ 20. Xây dựng mới và nâng cấp 3.112
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.S Mai Nguyên Thanh
SVTH : Lê Văn Cường - KS7D.013 24
km đường nhựa và bê tông nhựa. Hệ thống đường bộ trong tỉnh có chiều dài 3.339
km, trong đó gần 700km đường nhựa. Ngoài ra, hệ thống đường phường xã quản
lý, đường các nông lâm trường, khu công nghiệp tạo nên 1 mạng lưới liên hoàn
đến cơ sở, 100% xã phường đã có đường ô-tô đến trung tâm. Cùng với tuyến
đường sắt Bắc – Nam với tổng chiều dài là 87,5 km với 12 ga: Gia Huynh, Trảng
Táo, Gia Ray, Bảo Chánh, Xuân Lộc, An Lộc, Dầu Giây, Bàu Cá, Trảng Bom,
Long Lạc, Hố Nai và Biên Hoà.
Gần cảng Sài Gòn và với hệ thống cảng như Cảng Gò Dầu A; Cảng Gò Dầu;
Cảng Phước Thái, Cảng Supe Lân Long Thành , sân bay Long Thành theo tiêu
chuẩn quốc tế trở thành sân bay lớn nhất phía Nam và cả nước, gần sân bay quốc tế
Tân Sơn Nhất đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế trong vùng cũng
như giao thương với cả nước đồng thời có vai trò gắn kết vùng Đông Nam Bộ với
Tây Nguyên.
Đồng Nai có nhiều di tích lịch sử, văn hoá và các điểm du lịch có tiềm năng:
Khu Văn miếu Trấn Biên, đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh, khu du lịch Bửu Long, khu
du lịch ven sông Đồng Nai, Vườn quốc gia Nam Cát Tiên, làng bưởi Tân Triều,
Thác Mai - hồ nước nóng, Đảo Ó

Giáo dục đào tạo
Số trường phổ thông năm học 2008 là: 523 trường với 12575 lớp học và
9253 phòng học.
Số học sinh phổ thông năm học 2008 là: 439.000 học sinh.
Số giáo viên phổ thông năm học 2008 là: 19.107 giáo viên.
Theo thống kê sơ bộ năm 2008 thì tổng số học sinh toàn tỉnh đang theo học
tại các bậc (Tiểu học, THCS, THPT) phổ thông: 439.000 học sinh.
Tổng số học viên, sinh viên đang theo học các trường Đại học là: 12.152
người; Cao đẳng là: 23.890 người; Trung cấp chuyên nghiệp là: 18.936 người.
Số trường Đại học là 01, cao đẳng là 05 và trung cấp chuyên nghiệp là 07.
Y tế
Số cơ sở y tế sơ bộ năm 2008 là: 202 cơ sở.
Số giường bệnh sơ bộ năm 2008 là: 4.575 giường.
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: Th.S Mai Nguyên Thanh
SVTH : Lê Văn Cường - KS7D.013 25
Số cán bộ ngành y sơ bộ năm 2008 là: 3.394 người.
Cán bộ ngành dược: 372
Trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin trong năm 2008
đạt tỷ lệ 115,03%.
1.2.2. Kinh tế
Trong năm 2009, kinh tế Đồng Nai tiếp tục tăng trưởng ổn định, công
nghiệp và dịch vụ tăng nhanh, nên đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2009 đạt 9,3% so với năm 2008 (cả nước
5,32%).
Sản xuất Công nghiệp
Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh năm 2009 đạt 83.952 tỷ đồng,
tăng 10% so năm 2008. Đây là mức tăng trưởng thấp nhất trong thời gian qua: năm
2006 tăng 22,04%; năm 2007 tăng 21,22%; năm 2008 tăng 21,3%.
Bình quân giai đoạn 2006- 2009 tăng 18,53%/năm (mục tiêu nghị quyết giai
đoạn 2006 – 2010 tăng 18- 20%/năm; theo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

2006 – 2010 tăng 18,4%/năm).
Sản xuất nông nghiệp
Ngành nông nghiệp năm 2008 tăng trưởng 6% so với năm 2007, chiếm
10,6% trong cơ cấu GDP toàn tỉnh. Chiếm 9,9% cơ cấu GDP toàn tỉnh.
Nông nghiệp tỉnh Đồng Nai với diện tích 292.000ha đất trồng trọt với gần
1,4 triệu dân số, lao động cần cù, chịu khó và có nhiều kinh nghiệm cả trồng trọt
và chăn nuôi nên là một thị trường tiềm năng cả về tiêu thụ và nguyên liệu rộng
lớn của công nghiệp. Mặt khác nông nghiệp của tỉnh Đồng Nai phát triển theo
hướng tập trung chuyên canh nên có khối lượng nông sản, hàng hoá lớn và cây
công nghiệp có thể đáp ứng cho nhu cầu công nghiệp chế biến như : cà phê, cao su,
mía, bông, khoai mỳ, bắp, đậu nành, thuốc lá, điều, cây ăn quả
Dịch vụ
GDP khu vực dịch vụ năm 2009 dạt 7.702 tỷ đồng (theo gía so sánh), tiếp
tục đạt mức tăng trường cảo nhất 11,92% so với công nghiệp 9,3% và nông nghiệp

×