PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Với bờ biển dài trên 3.260 km tính trên phần lãnh thổ đất liền, Việt Nam có
diện tích rừng ngập mặn lớn đứng thứ hai thế giới, sau rừng ngập mặn ở cửa
sông Amazôn. Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, năm
1943 Việt Nam có trên 400 nghìn ha diện tích rừng ngập măn. Rừng ngập đóng
vai trò rât quan trọng đối với môi trường tự nhiên, kinh tế xã hội. Làm chậm
dòng chảy và phát tán rộng nước triều, làm giảm mạnh độ cao của sóng khi triều
cường, bảo vệ đê biển, hạn chế xâm nhập mặn và bảo vệ nước ngầm. Ngoài ra
RNM còn là nơi bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ các động vật khi nước triều
dâng và sóng lớn. Rừng ngập mặn mang lại các giá trị và dịch vụ to lớn cho đời
sống, là vườn ươm và phát triển của nhiều loài thủy hải sản, cung cấp dược liệu,
chất đốt, nguyên liệu cho công nghiệp, tạo cảnh quan cho du lịch và tham quan
học tập, là tấm lá chắn phòng hộ vùng ven biển và lá phổi xanh hấp thụ khí CO
2
điều tiết nhiệt độ và khí hậu [6].
Tuy nhiên, trải qua hơn 6 thập niên bị tàn phá do chiến tranh cộng với việc
khai thác và sử dụng rừng ngập mặn quá mức vào những mục đích khác nhau
làm cho thành phần các loài cây ngập mặn bị suy giảm và dần biến mất.
Có một thực tế đó là phá rừng ngập mặn thì dễ, nhưng phục hồi rất khó
khăn và tốn kém.
Tỉnh Thừa Thiên Huế là một trong những tỉnh có diện tích rừng ngập mặn
lớn của cả nước . Do đó vai trò của rừng ngập mặn đối với môi trường và con
người là rất lớn, rừng ngập mặn có vai trò trong việc thúc đẩy phát triển bền
vững kinh tế xã hội của địa phương. Tuy nhiên thời gian gần đây do nhiều yếu
tố khách quan hay chủ quan đã làm cho thành phần các loài cây ngập mặn bị suy
giảm một cách nhanh chóng. Vì vậy đã làm cho vai trò của rừng ngập mặn suy
giảm một cách đáng kể. Theo đó, các cơ hội sử dụng tài nguyên cũng như lợi ích
của rừng ngập mặn bị hạn chế và có thể dần mất đi trong tương lai . Do vậy việc
khôi phục các khu rừng ngập mặn vô cùng cần thiết. Việc tìm kiếm giải pháp
nhân giống để tái tạo lại rừng ngập mặn đang được các nhà khoa học, nhà quản
lí và người dân địa phương đặc biệt chú trọng.
Xuất phát từ cơ sở thực tiễn trên tôi tiến hành chọn đề tài: “ Tìm hiểu một
số đặc điểm sinh vật học và kỹ thuật gây trồng cây Mắm Biển (Avicennia
marina) tại Tỉnh Thừa Thiên Huế ”.
1
PHẦN 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Rừng ngập mặn
2.1.1. Khái niệm
Rừng ngập mặn là kiểu rừng phát triển trên vùng đất lầy, ngập nước mặn
vùng cửa sông, ven biển, dọc theo các song ngòi, kênh rạch có nước lợ do thủy
triều lên xuống hằng ngày. Thuật ngữ “ RNM’’ mô tả hệ sinh thái và các họ thực
vật có kiểu thích ứng đặc biệt với môi trường thủy triều [15].
2.1.2. Vai trò của rừng ngập mặn
2.1.2.1. Đối với tự nhiên
Rừng ngập mặn (RNM) là rừng nhiệt đới ven biển, có vai trò bảo vệ bờ
biển chống lại xói mòn do gió bão thường xảy ra ở vùng ven biển nhiệt đới, hỗ
trợ cho quá trình lấn biển [8]. Những nghiên cứu gần đây nhất cho thấy rằng
RNM góp phần gia tăng sản lượng của nhiều quần thể thủy sinh vật sống gần
dãy san hô ngầm (Mumby et al., 2004). RNM còn cung cấp chất hữu cơ và dinh
dưỡng như chất đạm và lân cho vùng ven biển từ sự phân hủy của vật rụng, từ
đây hình thành chuỗi thức ăn từ những mảnh vỡ vụn của vật rụng, và chuỗi thức
ăn này là nguồn dinh dưỡng quan trọng cho các loài thủy sản ven biển [19].
RNM có những vai trò quan trọng như :
RNM là “lá phổi xanh” rất quan trọng trong việc làm giảm thiểu ô nhiễm
môi trường, nó giúp tiêu thụ một lượng đáng kể các khí thải độc hại và làm tăng
lượng Oxi cho chúng ta. Nhằm giúp giảm bớt hiện tượng nóng lên của trái đất
và ngăn ngừa tình trạng dâng lên của nước biển gây ảnh hưởng đến đời sống của
những người dân ven biển [12].
Với việc biến đổi khí hậu được dự đoán là sẽ làm tăng mức độ xảy ra của những
hiện tượng thời tiết cực đoan như bão và lũ lụt, rừng ngập mặn sẽ trở nên đặc
biệt quan trọng để bảo vệ con người, nhà cửa và ruộng đồng khỏi những thiên
tai này. Rừng ngập mặn còn có tác dụng rất tốt trong việc loại thải khí nhà kính
(vốn là nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu) ra khỏi bầu khí quyển [2].
RNM đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu, cung cấp chất hữu cơ
để tăng năng suất nuôi trồng, phát triển kinh tế vùng ven biển.
2
Rừng ngập mặn cung cấp chỗ cư ngụ và nguồn thức ăn cho rất nhiều loại
cá, động vật có vỏ, chim và động vật có vú. Một vài động vật có thể được tìm
thấy trong rừng ngập mặn bao gồm: nhiều loại cá, chim, cua, sò huyết, nghêu,
hàu, tôm, ốc, chuột, dơi và khỉ. Rừng ngập mặn còn là khu vực kiếm ăn, nơi sinh
sản và nuôi dưỡng quan trọng của nhiều loài cá, động vật có vỏ và tôm. Lá và
thân cây ngập mặn, khi bị phân hủy sẽ cung cấp những vụn chất hữu cơ vốn là
nguồn thức ăn quan trọng cho các loài thủy sinh. Tương tự như vậy, các loại
động vật phù 16 du sống dưới rễ của các cây ngập mặn là nguồn thức ăn quan
trọng cho nhiều loài cá. Rừng ngập mặn đặc biệt quan trọng đối với các loài cá
đánh bắt thương mại, vốn có rất nhiều loài đã đẻ trứng trong rễ cây rừng ngập
mặn nhằm mục đích bảo vệ con của chúng. Quan trọng hơn, 75% các loài cá
đánh bắt thương mại ở vùng nhiệt đới trải qua một khoảng thời gian nào đó
trong vòng đời của mình tại các khu rừng ngập mặn [8].
Rừng ngập mặn ổn định bờ biển và thúc đẩy quá trình bồi đắp phù sa, phân
tán bớt năng lượng của sóng, gió và thuỷ triều. Giúp bảo vệ động vật khi nước
triều lên cao và sóng lớn ví dụ nhiều loài động vật sống trong hang hoặc trên
mặt bùn khi điều kiện thời tiết bất lợi, nước triều cao, sóng lớn đã trèo lên cây để
tránh sóng như cá Lác, các loại Còng, Cáy, Ốc. Giúp cho tính đa dạng trong hệ
sinh thái rừng ngập mặn tương đối ổn định.
Nhờ bộ rễ nó còn giúp cản các loài trầm tích lắng đọng, giữ hoa lá, cành
rụng trên mặt bùn và phân hủy tại chỗ giúp tăng chất dinh dưỡng cho đất [3].
Rừng ngập mặn có một hệ thống lớn các thân, cành và rễ giúp bảo vệ bờ biển
và đất đai khỏi xói lở và ảnh hưởng của sóng. Thường tại những khu vực bờ sông và
bờ biển nơi rừng ngập mặn đã bị tàn phá thì hiện tượng xói lở xảy ra rất mạnh. Hệ
thống lớn các thân, cành và rễ còn giúp cho quá trình lấn biển giúp tăng diện tích đất
bằng cách giữ lại và kết dính những vật liệu phù sa. Cũng bằng cách này mà cây
rừng ngập mặn tự xây cho mình môi trường sống thích hợp [8].
2.1.2.2. Đối với con người
Rừng ngập mặn đóng một vai trò quan trọng đối với cuộc sống của hàng
triệu người dân nghèo ven biển Việt Nam. Rừng ngập mặn (RNM) cung cấp cho
con người rất nhiều hàng hoá và dịch vụ môi trường. RNM được sử dụng làm
củi đốt, vật liệu làm nhà ở nông thôn, và quan trọng đây chính là nơi sinh sản,
nuôi dưỡng, và nó đem lại lợi nhuận kinh tế rất cao, cung cấp nguồn hải sản
phong phú để sử dụng trong nước và xuất khẩu [16]. Ngoài ra, ta có thể thu nhập
từ các nguồn khác như : nuôi ong lấy mật, bán cây giống, khai thác măng tre,
3
khai thác gỗ cốp pha từ cây phi lao và số lượng lớn than củi… Trong số 51 loại
cây rừng có 30 loài cung cấp gỗ, củi, than, 14 loại cung cấp tannin, 24 loài có
thể sử dụng làm phân xanh nông nghiệp, 15 loài có thể lam thuốc nam, 21 loài
có thể dùng nuôi ong và 1 loài có thể dùng làm đường, sáp [6].
Mặt khác, RNM là nguồn tài nguyên du lịch sinh thái hết sức quý giá.
Tại Việt Nam, những năm gần đây khách du lịch ngày càng có xu hướng tìm
đến tham quan, nghiên cứu các khu RNM, theo đó, nguồn lợi ngành Du lịch
thu được từ hệ sinh thái này cũng tăng lên. RNM thực sự trở thành đối tượng
tiềm năng đối với hoạt động khai thác phát triển du lịch nói riêng, kinh tế -
xã hội nói chung.
Sau đây là một số nguyên cứu nói lên vai trò RNM trên :
Theo báo cáo của Ủy ban Liên quốc gia thuộc Liên hợp quốc sự nóng lên
toàn cầu cho biết nhờ vai trò quan trọng của RNM như việc lọc sinh học trong
việc xử lý chất thải. Ngoài ra nó còn có tác dụng xử lý chất dinh dưỡng từ đất
liền và giữ vai trò vùng đệm chống lại các dòng chảy ô nhiễm, vì thế cho đến
nay các hiện tuợng biến đổi khí hậu như hiệu ứng nhà kính, băng tan đã giảm đi
một phần đáng kể .
Theo nhóm khảo sát của GS-TSKH Phan Nguyên Hồng cho thấy độ cao
sóng biển giảm mạnh khi đi qua dải RNM với mực biến đổi từ 75% đến 85% từ
1,3m xuống 0,2m - 0,3m. Tương tự, đợt sóng thần khủng khiếp ngày 26-12-
2004 hơn 2 triệu người ở 13 quốc gia Châu Á và Châu Phi bị thiệt mạng, môi
trường bị tàn phá nặng nề, nhưng kết quả khảo sát của IUCN và UNEP cùng
các nhà khoa học cho thấy, những làng xóm ở phía sau “bức tường xanh” RNM
với băng rừng rộng gần như còn nguyên vẹn vì năng lượng sóng đã được giảm
từ 50% đến 90%, nên thiệt hại về người rất thấp hoặc không bị tổn thất… Cụ
thể như RNM ở Ấn Độ, khoảng từ làng xóm ra bờ biển 1km so với nơi không có
rừng ngập mặn thiệt hại giảm 50%-80%.
Theo số liệu của Chi cục bảo vệ đê điều và phòng chống lụt bão thành phố
Hải Phòng, trước đây chi phí tu bổ đê điều trung bình hằng năm là 5 triệu đồng/
mét dài nhưng kể từ khi có rừng ngập mặn bảo vệ phía ngoài đê chi phí này đã
giảm xuống còn 1,2 triệu đồng/mét dài [12].
Rừng ngập mặn đóng một vai trò đặc biệt trong các hệ thống lưới thức ăn
phức tạp ( Hình 2.1). Điều này có nghĩa là sự phá hủy rừng ngập mặn có thể có
tác động rất xấu và rộng đến đời sống thủy sinh và đại dương.
4
Hình 2.1. Lưới thức ăn lien quan đến rừng ngập mặn
Nguồn: Theo Daniel G. Spelchan và Isabelle A. Nicoll (2004)
Sự suy kiệt của rừng ngập mặn là một nguyên nhân chính dẫn đến suy kiệt
đời sống thủy sinh vì rừng ngập mặn không còn để đóng vai trò như vườn ươm
hay chỗ kiếm ăn cho những sinh vật thủy sinh nhỏ. Kết quả là, trữ lượng thủy
sản không thể được tái tạo.Sản lượng cá, tôm, động vật có vỏ và cua sẽ giảm khi
diện tích rừng giảm.Không có các sinh vật thủy sinh nhỏ vào thời điểm này
nghĩa là không có nguồn cá để đánh bắt trong tương lai [8].
2.2. Rừng ngập mặn ở Việt Nam và Thế giới
2.2.1. Rừng ngập mặn ở Việt Nam
Ở nước ta, Phan Nguyên Hồng là người đầu tiên đã đề cập đến phân bố địa
lý và diễn thế các quần xã rừng ngập mặn, ngoài ra một số tác giả khác cũng đã
nghiên cứu vấn đề này như: Vũ Văn Cương, Nguyễn Ngọc Bình, Ngô Đình
5
Quế, Nguyễn Hoàng Trí, Phùng Trung Ngân và Châu Quang Hiển, Nguyễn Văn
Thôn và Lâm Bỉnh Lợi, Thái Văn Trừng.
Việt Nam là quốc gia có đường bờ biển kéo dài, có điều kiện tự nhiên phù
hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của các loài cây ngập mặn.Tổng diện tích
rừng ngập mặn của nước ta là 400.000 ha. Tuy nhiên, trong những năm qua do
nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan đã tác động vào hệ sinh thái RNM
làm cho diện tích RNM của nước ta bị suy giảm đáng kể [12].
Sự có mặt của một loài thực vật ngập mặn ở một vùng cụ thể nào đó tùy
thuộc vào điều kiện sinh thái khu vực. Ở nước ta, Phan Nguyên Hồng là người
đầu tiên đã đề cập đến phân bố địa lý và diễn thế các quần xã rừng ngập mặn,
ngoài ra một số tác giả khác cũng đã nghiên cứu vấn đề này như: Vũ Văn
Cương, Nguyễn Ngọc Bình, Ngô Đình Quế, Nguyễn Hoàng Trí, Phùng Trung
Ngân và Châu Quang Hiển, Nguyễn Văn Thôn và Lâm Bỉnh Lợi, Thái Văn Trừng,
v.v Theo các tác giả, rừng ngập mặn Việt Nam được chia thành 4 khu vực:
Khu vực I: Ven biển Đông Bắc, từ mũi Ngọc đến mũi Đồ Sơn
Bờ biển bị chia cắt phức tạp tạo nên các vịnh ven bờ và các cửa sông hình
phễu, có nhiều đảo bảo vệ, hạn chế gió bão. Các sông chính thường có độ dốc
lớn, dòng chảy mạnh chuyển phù sa ra bờ chỉ giữ lại trên thể nền đất bùn sét có
cát, tương đối phù hợp với sự sinh trưởng của cây ngập mặn. Lượng mưa hàng
năm khá lớn (trên dưới 2500mm), mùa mưa thường kéo dài từ tháng 4 đến tháng
11; mùa khô cũng có mưa (chiếm 20 – 25% lượng mưa/năm), nhờ đó mà cây
ngập mặn vẫn có một lượng nước phong phú và đồng đều. Độ mặn của nước
triều trong năm tương đối cao và ít thay đổi phù hợp với một số loài cây chịu
mặn cao.
Tuy thảm thực vật ngập mặn phân bố rộng khắp ở khu vực này nhưng cây
có kích thước bé, phần lớn là cây nhỏ, cây gỗ lùn hoặc dạng cây bụi do chịu tác
động của nhiệt độ thấp, gió mùa đông bắc và do đất nghèo chất dinh dưỡng, trừ
khu vực phía bắc có nhiều phù sa, lượng mưa lớn và ít chịu tác động của con
người. Các quần xã chủ yếu là:
Quần xã mắm biển (Avicennia marina) tiên phong với các loài cỏ gà, muối
biển (Suaeda maritima) trên các bãi mới bồi nhiều bùn cát, xa bờ, ngập triều
trung bình thấp.
Quần xã sú (Aegiceras corniculatum) ở gần bờ, có các loài phụ: mắm biển,
cỏ gấu biển (Cyperus stoloniferus), trên các bãi ngập triều trung bình thấp.
6
Quần xã hỗn hợp đâng (Rhizophora stylosa), trang (Kandelia candel), vẹt
dù (Bruguiera gymnorrhiza), sú trên đất ngập triều trung bình.
Quần xã vẹt dù ưu thế với các loài đâng, trang, sú ở trên đất chỉ ngập triều
cao trung bình trở lên.
Quần xã cây gỗ trên đất chỉ ngập triều thật cao: xu (Xylocarpus granatum),
cui biển (Heritiera littoralis), giá (Exoecaria agallocha), côi (Scyphiphora
hydrophyllacea), tra (Hibiscus tiliaeus), hếp (Scaevola taccada), mướp sát
(Cerbera odolans), vạng hôi (Clerodendron inerme).
Quần xã hỗn hợp gồm: mắm biển, bần chua (Sonneratia caseolaris), sú và
các loài phụ đâng, vẹt, trang ở ngoài đê biển vùng nước lợ phía Nam từ sông Đá
Bạc đến mũi Đồ Sơn.
Khu vực II: Ven biển đồng bằng Bắc Bộ, từ mũi Đồ Sơn đến cửa Lạch Trường:
Khu vực này nằm trong phạm vi bồi tụ của hệ thống sông Thái Bình, sông
Hồng và các phụ lưu, nên phù sa nhiều, giàu chất dinh dưỡng, biên độ triều lớn
3 – 4 m, bãi bồi rộng ở cả cửa sông và ven biển, nhưng chịu tác động của gió,
bão nên cây ngập mặn kém phát triển. Ở khu vực này tốc độ quai đê lấn biển
tương đối nhanh nên cây ngập mặn chỉ phân bố hẹp ngoài đê, ven các cửa sông.
Các quần xã chính là:
Quần xã cây bụi thấp: sú (A. corniculatum) và ô rô (Acanthus ilicifolius)
cằn cỗi trên nền cát bùn.
Quần xã cây nước lợ điển hình: bần chua ưu thế ở tầng cao; các loài cây
khác: ô rô, cói (Cyperus malaensis), sú phân bố trên bãi lầy có bùn sâu, trong
các cửa sông.
Từ cửa sông Văn Úc trở vào dọc bờ biển hầu như rất ít rừng ngập mặn tự
nhiên, trên các bãi lầy chỉ có một số loài chịu mặn như cỏ gấu biển, cỏ gà, đặc
biệt là cỏ ngạn (Scirpus sp.) phát triển mạnh, có khi che kín cả bãi, thu hút các
loài ngỗng, vịt trời đến kiếm ăn thành từng đàn như ở Giao Thủy (Nam Định) và
Kim Sơn (Ninh Bình). Từ lâu nhân dân ta đã trồng trang (Kendelia candel) và
sậy (Phragmites communis) để bảo vệ đê, tạo thành quần xã nhân tạo trang – sậy
với các loài cỏ mọc tự nhiên dài hàng chục cây số.Chỉ trong các cửa sông mới
có các quần xã cây ngập mặn tự nhiên với các loài cây chủ yếu là sú và ô rô. Do
nhân dân chặt quá mức nên rừng chỉ còn ở dạng cây bụi thấp, cằn cỗi.
7
Khu vực III: Ven biển miền Trung từ cửa Lạch Trường đến mũi Vũng Tàu:
Đây là dải đất hẹp, trừ một phần phía bắc từ Diễn Châu (Nghệ An) trở ra,
bờ biển song song với dãy Trường Sơn, sông ngắn, dốc, ít phù sa không thể bồi
đắp thành bãi lầy ven biển. Mặt khác, do bờ biển dốc, sâu nên không giữ được
lượng phù sa ít ỏi. Khu vực này cũng chịu tác động mạnh của gió bão và gió
mùa. Mưa tập trung nhiều vào thời kỳ bão, gây ra nước biển dâng và lũ lụt. Gió
mùa đông bắc ngoài tác động gây ra sóng lớn, nhiệt độ thấp, còn tạo ra các cồn
cát, đụn cát ven biển, làm cho địa hình phức tạp và cát bay làm thu hẹp các cửa
sông. Dọc bờ biển không có cây ngập mặn mà chỉ có ở phía trong các cửa sông
làm thành một số dải hẹp, phân bố không đều, do ảnh hưởng của địa hình, sóng
và tác động của các đụn cát. Các quần xã chủ yếu là:
Quần xã tiên phong mắm biển dọc các bãi lầy ở các cửa sông
Quần xã hỗn hợp đâng – trang với các loài khác là vẹt, sú.
Quần xã cây bụi thấp: sú ưu thế; các loài phụ: vẹt dù, mắm biển.
Quần xã cây nước lợ với bần chua ưu thế, dưới bần là ô rô, cói.
Từ mũi đèo Hải Vân trở vào, khí hậu thuận lợi do không còn chịu ảnh
hưởng của gió mùa đông bắc nên thành phần loài phong phú hơn.
Quần xã đưng (R. mucronata) tiên phong ở bờ biển phía tây các bán đảo.
Quần xã đưng và đước (R. apiculata) với các loài xu ổi, vẹt dù, vẹt tách (B.
parviflora).
Quần xã mắm quăn (A. lanata) và mắm lưỡi đòng (A. offcinalis) trên đất
ngập triều cao với các loài phụ: côi (Scyphiphora hydrophyllacea), cóc đỏ
(Lumnitzera littoralis), dà quánh (Ceriops decandra).
Quần xã hỗn hợp cây ít ngập triều: tra – xu – mướp sát – giá với các loài
vạng hôi, hếp, cui và chà là (Phoenixpaludosa).
Quần xã nước lợ: bần chua vẫn là loài ưu thế, ô rô gai, cói, ngoài ra còn có
mây nước (Flagellaria indica), cóc kèn (Derris trifoliata).
Khu vực IV: Ven biển Nam bộ, từ mũi Vũng Tàu đến Hà Tiên:
Khu vực này thuộc phạm vi bồi tụ của hệ thống sông Cửu Long và hệ thống
sông Đồng Nai. Địa hình bằng phẳng, thấp, sông và kênh rạch chằng chịt, nhiều
phù sa giàu chất dinh dưỡng, lượng nước ngọt về mùa mưa lớn, ít chịu tác động
của bão. Gió mùa tây nam và dòng chảy từ Ấn Độ Dương và biển Đông đã
chuyển hạt cây giống từ vùng xích đạo lên. Nói chung, điều kiện khá thuận lợi
8
cho cây ngập mặn sinh trưởng và phân bố rộng, các quần xã cũng phong phú
nhất, đặc biệt là các vùng ven biển Tây Nam Bộ và bán đảo Cà Mau. Khu vực
này có các tiểu vùng với các cây ngập mặn chính như sau:
Tiểu vùng 1: Từ cửa sông Soài Rạp đến cửa sông Mỹ Thanh (ven biển đồng
bằng sông Cửu Long): Mắm trắng (A. alba), bần trắng (Sonneratia alba), đưng
(R. mucronata), đước (R. apiculata), vẹt tách (Bruguiera paviflora), dà vôi
(Ceriops tagal), mắm biển (A. marina), mắm quăn (A. lantana), mắm đen (A.
officinalis), dà quánh (C. decandra), giá (Excoecaria agollocha), chà là
(Phoenix paludosa), bần chua (Sonneratia caseolaris), ô rô (Acanthus
ilicifolius), dừa nước (Nypa fruticans), tra(Hibiscus tiliaceus), tra biển
(Thespesia populnea), cóc vàng (Lumnitzera racemosa).
Tiểu vùng 2: Từ cửa sông Mỹ Thanh đến cửa sông Bảy Háp (tây nam bán
đảo Cà Mau): Mắm trắng (A. alba), mắm biển (A. marina), mắm đen (A.
officinalis), đưng (R. mucronata), đước (R. apiculata), dà vôi (Ceriops tagal),
dà quánh (C. decandra), giá (Excoecaria agollocha), ô rô (Acanthus ilicifolius),
dừa nước (Nypa fruticans), cóc vàng (Lumnitzera racemosa), vẹt tách
(Bruguiera sexangula).
Tiểu vùng 3: Từ cửa sông Bảy Háp (mũi Bà Quan) đến mũi Nãi - Hà Tiên
(bờ biển phía tây bán đảo Cà Mau): Mắm trắng (A. alba), mắm biển (A. marina),
mắm đen (A. officinalis), bần trắng (Sonneratia alba), đước (R. apiculata), dà
vôi (Ceriops tagal), vẹt dù (Bruguiera gymnorrhiza), giá (Excoecaria
agollocha), bần chua (Sonneratia caseolaris), dừa nước (Nypa fruticans), tra
biển (Thespesia populnea), cóc vàng (Lumnitzera racemosa) [6].
Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp&Phát triển Nông thôn (NN - PTNT) cho
thấy, năm 1943 diện tích RNM Việt Nam trên 400.000 ha, đến năm 1996 giảm
còn 290.000 ha và 279.000 ha vào năm 2006. Như vậy, diện tích RNM nước ta
bị suy giảm rất lớn gần 50 % [12].
Bảng 2.1. Diện tích RNM trên lãnh thổ Việt Nam
Phân bố các tỉnh,thành phố Diện tích RNM Tỷ lệ (%)
Ven biển Bắc Bộ 43.811 ha 28.1%
Ven biển Trung Bộ 3.000 ha 2%
Ven biển Nam Bộ 82.387 ha 53%
(Nguồn: Paul Maurand, 1943; Rollet, 1962; Viện điều tra Quy hoạch rừng,
1982, 1999)
9
Dưới đây là một số nghiên cứu về diện tích rừng ngập mặn ở các tỉnh thành
phố nước ta:
Hiện nay, Theo PGS-TS. Nguyễn Tác An, nguyên Viện trưởng Viện Hải
dương học Nha Trang cho biết, rừng ngập mặn huyện Núi Thành – tỉnh Quảng
Nam trước đây rộng khoảng trên 220 ha với các loài thực vật bậc cao như mắm,
bần, đước, dừa nước Do phong trào nuôi tôm phát triển mạnh, nên rừng ngập
mặn đã bị người dân chặt phá làm ao nuôi tôm. Đến năm 1997 chỉ còn lại
khoảng 63 ha và hiện nay chỉ còn khoảng 10 ha.Đặc biệt vẫn còn giữ được
khoảng gần 5 ha rừng dừa nước ở lưu vực sông Bến Đình, xã Tam Nghĩa. Rừng
dừa nước này xã đã giao cho các hộ gia đình quản lý và chỉ được phép khai thác
lá dừa và các loài thủy sản ở khu vực liền kề và có trách nhiệm bảo vệ và trồng
phục hồi rừng dừa nước .
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng
Ninh, tổng diện tích rừng ngập mặn hơn 22.810 ha vào năm 1998 đến năm
2004.
Do sự ô nhiễm môi trường nước từ việc thải trực tiếp xuống biển các
chất thải rắn, nước thải của các mỏ than đang khai thác chưa qua xử lý và
rác thải của nhiều tàu du lịch, lồng bè thuỷ sản, các điểm kinh doanh hải sản,
các khu dân cư nên diện tích rừng ngập mặn trên địa bàn tỉnh suy giảm chỉ
còn 19.000 ha.
Trên toàn tỉnh Nghệ An, diện tích rừng ngập mặn hiện có là 819,6 ha do
hiện tượng dắp bờ nhằm tăng diện tích đất sản xuất nông nghiệp và phong trào
nuôi tôm nổi lên rầm rộ khắp mọi nơi, nhiều cánh rừng ngập mặn bị tàn phá
nặng nề. Đến năm 1985 hầu như rừng ngập mặn bị phá gần hết và chỉ còn sót lại
cảnh rừng bần ở xã Hưng Hòa với diện tích khoảng gần 10 ha .
Rừng ngập mặn Cồn Chim nằm giữa đầm Thị Nại (Bình Định) trước đây có
tổng diện tích trên 480 ha, trước đây là một vùng có hệ sinh thái động, thực vật
phong phú và giàu tiềm năng nhưng trong nhiều năm qua, do việc khai thác
thiếu kế hoạch và khoa học đã làm cho hệ sinh thái ở đây đã bị phá vỡ và suy
giảm nghiêm trọng , gần đây đã bị gần 100 gia đình phá rừng để làm đầm tôm
nên diện tích rừng ngập mặn hiện nay chỉ còn 5ha .
Theo số liệu của ngành Nông nghiệp, đến năm 2000, toàn tỉnh Khánh Hoà
chỉ còn 11,5 ha rừng ngập mặn, trong đó huyện Vạn Ninh còn 11 ha, Cam
Ranh 0,5 ha. Hiện nay, diện tích rừng ngập mặn ở Khánh Hoà đã thu hẹp rất
10
nhiều. Chính tình trạng đào đất, thay đổi diện mạo địa hình, ngăn dòng chảy đã
triệt hạ hàng loạt khu rừng ngập mặn mà khả năng tái tạo cực kỳ khó. Sự việc
càng bi đát hơn khi việc nuôi tôm thất bát, hàng nghìn ha đất đìa bị bỏ hoang
khiến cả một vùng ven biển trước đây xanh tươi, trù phú bây giờ tiêu điều.
Ở Đầm Nại (Ninh Thuận) hơn 200ha rừng ngập mặn tạo vành đai rộng
hàng trăm mét bảo vệ cho đầm không bị xói lở, nay đã thay thế bằng các đầm
tôm bán thâm canh, chỉ còn lại vài vệt đước và mắm chưa đầy 2ha.
Rừng ngập mặn ở Cần Giờ thuộc huyện Cần Giờ thành phố Hồ Chí Minh.
Từ một vùng rừng ngập mặn trù phú với diện tích gần 40.000ha vào những năm
1940, do bị phá huỷ bằng thuốc diệt cỏ và chất làm rụng lá trong chiến tranh đã
trở thành một vùng đất hoang có diện tích 35.000ha và 4.500 ha chỉ toàn cây
dương xỉ (Acrostichum) sau năm 1970 (Dao. P.T.A. 2000).Bắt đầu từ năm 1978,
đã tiến hành trồng lại 20.000 ha rừng ngập mặn ở Cần Giờ và đến năm 1988
rừng ngập mặn ở đây đã phát triển tốt và có thể khai thác được.Tiếp đó, từ năm
1993 đến năm 2000, khoảng 64.000 ha rừng ngập mặn đã được trồng tại châu
thổ sông Hồng, chủ yếu là vùng ven biển các tỉnh Thái Bình, Nam Định và Hải
Phòng. Kết quả là đến năm 2000, UNESCO đã công nhận Rừng ngập mặn Cần
Giờ là Khu dự trữ sinh quyển, và đây cũng là Khu dự trữ sinh quyển đầu tiên ở
nước ta.
Ở Cà Mau, trong vòng 12 năm (1983-1995), đã có 66.000 ha rừng bị chặt
phá để chuyển sang nuôi tôm (Hồng, 1999). Năm 1998, có đến 120.000 ha ao
nuôi nằm trong khu vực đất rừng (Bửu, 2000).Năm 1999, Cà Mau có 130.000 ha
đất rừng, tuy nhiên chỉ có 58.285 ha đất được phủ rừng (Bình, 1999).
Tóm lại, diện tích rừng ngập mặn Việt Nam suy giảm rất đáng kể, hiện nay
rừng ngập mặn chỉ còn rải rác ở một số nơi như Huyện Cần Giờ - Thành phố Hồ
Chí Minh, Tỉnh Cà Mau. Do ý thức chủ quan và khách quan của người dân Việt
Nam và do lợi ích kinh tế trước mắt mà hàng ngàn diện tích rừng ngập mặn Việt
Nam suy giảm trầm trọng [12].
2.2.2. Rừng ngập mặn trên Thế giới
Rừng ngập mặn trên thế giới được phân bố ở giữa 30° bắc và nam của xích
đạo. Ở gần đường xích đạo, cây rừng ngập mặn sinh trưởng tốt, chiều cao của
cây cao, số lượng loài cũng nhiều hơn nơi xa vùng xích đạo.
Dựa theo sự phân bố địa lý của thế giới, Walsh (1974) trích dẫn từ tài liệu
của Viên Ngọc Nam (2005) đã phân chia thực vật rừng ngập mặn thành 2 vùng
chính: vùng Ấn Độ – Thái Bình Dương và vùng Tây Phi – châu Mỹ
11
Vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương gồm: Đông Phi, Biển Đỏ, Ấn Độ, Đông
Nam Á, phía nam Nhật Bản, Philippine, Úc, New Zealand và quần đảo Nam
Thái Bình Dương.
Vùng Tây Phi và châu Mỹ bao gồm bờ biển Atlantic của châu Phi và châu
Mỹ, bờ biển Thái Bình Dương của vùng nhiệt đới châu Mỹ và quần đảo
Galapagos.
Hình 2.2. Bản đồ phân bố rừng ngập mặn trên thế giới
(Nguồn: NASA/AUGS năm 2010)
Theo đánh giá của Hutchings và Saenger (1987), diện tích rừng ngập mặn
trên thế giới là 15.429.000ha, trong đó 6.246.000 nằm ở khu vực châu Á nhiệt
đới và châu Đại Dương. Còn 5.781.000ha nằm ở vùng châu Mỹ nhiệt đới và
3.402.000ha thuộc châu Phi [17].
Trong vài thập kỷ gần đây, rất nhiều khu vực ven biển này đã chịu sức ép
ngày càng tăng của việc phát triển đô thị và công nghiệp. Hơn 50% diện tích
rừng ngập mặn đã mất đi vì những nguyên nhân do con người gây ra. Rừng ngập
mặn đã bị khai thác quá mức hoặc chuyển sang nhiều dạng sử dụng đất khác
trong đó có nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối, trồng rừng trên cạn,
phát triển đô thị và công nghiệp. Đó là còn chưa kể hết rừng bị phá để làm
đường xây dựng đê, mương. Diện tích rừng ngập mặn đã bị giảm từ 20 đến 75%
ở nhiều nước châu Á đang phát triển và vùng biển Caribê .
Dựa vào việc tính toán trên bản đồ ảnh vệ tinh và các số liệu thu thập
được gần đây Spalding và cộng sự (1997) đã lập bảng thóng kê tổng diện tích
rừng ngập mặn các vùng trên thế giới là 181.077 km2 [20].
12
Bảng 2.2. Diện tích RNM trên thế giới
Vùng Diện tích rừng
ngập mặn(km2)
Tỷ lệ (%)
Nam và Đông Nam Á 75.173 41.5
Austrailia 18.789 10.4
Châu Mỹ 49.096 27.1
Tây Phi 27.999.5 15.5
Đông Phi và Trung Đông 10.024 5.5
Tổng cộng 181.077 100
(Nguồn: Spalding, Blasco, Field, 1997)
Qua bảng 2.2 ta thấy diện tích RNM ở mỗi vùng đều khác nhau. Trong
đó, diện tích ở vùng Nam và Đông Nam Á chiếm diện tích cao nhất.Sau đó, là
Châu Mỹ và Tây Phi.
Chỉ riêng khu vực Ấn Độ - Tây Thái Bình Dương, cho đến năm 1991 đã
có 1,2 triệu ha rừng ngập mặn chuyển thành ao nuôi tôm.
Ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, người ta ước tính tốc độ suy giảm
rừng ngập mặn khoảng 1%/năm (Ong, 1995). Trong đó, nguyên nhân chủ yếu là
do việc khai thác diện tích RNM để phục vụ cho mục đích nuôi tôm.
Ở Philippines, khoảng 50 % trong số 279.000 ha rừng ngập mặn bị mất đi
trong giai đoạn từ năm 1951 đến 1988 do phá rừng làm ao nuôi tôm và 95% các
ao nuôi tôm ở nước này trước đó là rừng ngập mặn (Primavera (1995).
Ở Thái Lan, trong giai đoạn 1961 đến 1993, có đến 54,7 % diện tích rừng
ngập mặn bị mất đi do nghề nuôi tôm ( Menasveta, 1997).
Tương tự ở Malaysia, 12% diện tích rừng bị mất trong 10 năm (1980-1990).
Ở cấp quốc gia, Madagascar, Indonesia, Mexico, Pakistan, Papua New
Guinea và Panama là những nước có diện tích rừng bị mất lớn nhất trong những
năm 1980. Tổng diện tích rừng bị mất ở năm nước này là khoảng 1 triệu ha,
tương đương với diện tích Jamaica.Nhưng trong những năm 1990, Pakistan và
Panama đã thành công trong việc giảm tỷ lệ mất rừng ngập mặn. Ngược lại,
Madagasca, Việt Nam và Malaysia lại trải qua thời kỳ phá rừng tăng lên và nằm
trong số năm quốc gia đứng đầu về diện tích rừng bị mất trong thập niên 1990
và giai đoạn 2000-2005. FAO (Tổ chức nông lương thế giới) chỉ ra rằng áp lực dân
số cao, sự chuyển đổi quy mô lớn một diện tích rừng ngập mặn sang nuôi trồng tôm
13
cá, nông nghiệp, cơ sở hạ tầng và du lịch, cũng như ô nhiễm và các thảm họa tự
nhiên là những nguyên nhân chính dẫn đến tàn phá rừng ngập mặn [12].
2.3. Đa dạng sinh học rừng ngập mặn tại tỉnh Thừa Thiên Huế
Với đường bờ dài khoảng 127km và trên 22 nghìn hecta mặt nước đầm
phá ven biển, Thừa Thiên Huế (TT-Huế) được xem là một trong những vùng đất
ngập nước ven biển có tính đa dạng sinh học cao của khu vực miền Trung.
Thảm thực vật ngập mặn ở Rú Chá - Hương Phong, khu du lịch Tân Mỹ ở phá
Tam Giang, cửa sông Bù Lu - Cảnh Dương và quanh đầm Lập An đã cấu thành
nên một hệ TVNM ở vùng ven biển TT. Huế cũng góp một phần vào sự đa dạng
sinh học đó. Tuy diện tích không lớn như ở các châu thổ sông Hồng và sông
Cửu Long nhưng chúng cũng đóng một vai trò lớn trong việc bảo vệ các cộng
đồng cư dân, hệ sinh thái nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản của các địa
phương ven biển. Thảm TVNM ở TT-Huế đã được một số tác giả quan tâm
nghiên cứu như Mai Văn Phô và Đoàn Ngọc Đính (1993), Nguyễn Khoa Lân
(1999), Lê Thị Trễ và Phan Trung Hiếu (2002), Phạm Minh Thư (2003), Hoàng
Công Tín, Mai Văn Phô, Tôn Thất Pháp (2010), Hoàng Công Tín (2011). Tuy
nhiên, đa số các công trình của các tác giả trên chủ yếu tập trung nghiên cứu
theo từng khu vực có TVNM phân bố nhất định như Rú Chá, cửa sông Bù Lu
hay đầm Lập An (Lăng Cô) theo từng giai đoạn khác nhau. Đến nay chưa có
công trình nghiên cứu nào công bố một cách đầy đủ về hiện trạng phân bố và
thành phần loài TVNM ở vùng ven biển Thừa Thiên Huế [1].
Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có những cánh rừng ngập mặn đã phát
huy hiệu quả bảo vệ cuộc sống và sản xuất cho cư dân sống ven biển. Tuy nhiên,
là một địa bàn thường xuyên chịu ảnh hưởng bởi thiên tai, chịu sự tác động sâu
rộng của Biến đổi khí hậu thì diện tích rừng ngập mặn trên địa bàn tỉnh đang bị
thu hẹp dần.
Các cánh rừng ngập mặn nằm trên các huyện Hương Trà, Phú Lộc, Phú
Vang của tỉnh Thừa Thiên Huế. Hàng chục năm qua những cây đước, cây sú,
cây vẹt đã kết thành thành lũy vững chắc đối diện trực tiếp với bão tố, sóng biển,
thủy triều để bảo vệ cho đất đai, làng mạc. Điều đó cũng đồng nghĩa cuộc sống,
sản xuất của người dân luôn được đảm bảo an toàn.
Diện tích đất ngập mặn vùng đầm phá ven biển Thừa Thiên-Huế có diện
tích rất lớn, nhưng hiện tại chỉ còn chưa đầy 8ha rừng ngập mặn, chủ yếu là
vùng rú chá Hương Phong (huyện Hương Trà); Cảnh Dương và đầm Lập An,
Lăng Cô (huyện Phú Lộc), Tân Mỹ (huyện Phú Vang).
14
Bên cạnh nguyên nhân do thiên tai hay quá trình trồng không dựa trên quy
hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, thì vấn đề đáng lưu ý, phần lớn
diện tích rừng ngập mặn chưa được chăm sóc, bảo vệ và khai thác nguồn lợi
kinh tế [13].
Hiện trạng diện tích phân bố và các quần xã TVNM ở TT-Huế TVNM ở
vùng ven biển Thừa Thiên Huế hiện tập trung thành 4 khu vực chính. Khu vực
Rú Chá và Tân Mỹ ở cửa sông Hương đối diện với cửa biển Thuận An, khu vực
cửa sông Bu Lu và ven đầm Lập An thuộc thị trấn Lăng Cô. Trong đó, diện tích
TVNM ở khu vực Rú Chá hiện có diện tích 2090 khoảng 11,25ha, khu vực Tân
Mỹ có diện tích khoảng 2,48ha, khu vực cửa sông Bu Lu có diện tích 3,2ha và
khu vực đầm Lập An hiện có diện tích TVNM khoảng 13,05ha với sự phân bố
tập trung thành nhiều vị trí khác nhau xung quanh đầm. Như vậy, dưới sự hỗ trợ
của công nghệ ảnh viễn thám và GIS đã xác định được tổng diện tích TVNM ở
vùng ven biển TT-Huế hiện có khoảng 29,98 ha (hình 2.3). Trong đó, các đặc
điểm chiều cao, tổ thành loài và loài ưu thế của mỗi quần xã TVNM ở TTHuế có
những đặc điểm phân bố khác nhau như sau: Ở khu vực Rú Chá là vùng đất cao
triều nằm bên trong đê bao quanh phá Tam Giang chỉ ngập nước vào mùa mưa
nên thảm thực vật ở đây đặc trưng của vùng đất cao triều. Quần xã TVNM gồm
những với loài cây thường gặp ở vùng đất cao triều, trong đó loài ưu thế nhất là
Giá (Excoecaria agallocha).Chiều cao của cây cao từ 4-7m.Dưới tán cây Giá là
các loài Sú (Aegiceras corniculatum), Ô rô (Acanthus ilicifolius), Ngọc nữ biển
(Clerodendrum inerme) và Ráng biển (Arcostichum aureum).Ở khu vực Tân
Mỹ, là vùng đất ngập nước thường xuyên ven phá Tam Giang.Quần xã TVNM
gồm các loài Cóc vàng (Lumnitzera racemosa), Sú (Aegiceras corniculatum) và
Vẹt khang (Bruguiera gymnorrhiza) là các loài chiếm ưu thế. Nhìn chung, thảm
thực vật ngập mặn ở đây không có sự phân tầng mà toàn bộ thảm được cấu
thành bởi một số loài thân gỗ nhỏ và cây bụi như Vẹt khang (Bruguiera
gymnorrhiza), Cóc vàng (Lumnitzera racemosa), Sú (Aegiceras corniculatum)
và Giá (Excoecaria agallocha) với chiều cao trung bình 1-3m.
15
Hình 2.3. Sơ đồ các khu vực phân bố thực vật ngập mặn ở vùng ven biển TT-Huế
Ở khu vực Bù Lu, là bãi đất bồi thuộc cửa sông Bù Lu thuộc thôn Cảnh
Dương, xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc. Quần xã TVN gồm các loài Đước vòi
(Rhizophora stylosa), Cóc vàng (Lumnitzera racemosa), Mắm biển (Avicennia
marina) chiếm ưu thế. Chiều cao trung bình 3-7m. Ngoài ra trên vùng đất cao
triều có các loài Giá (Excoecaria agallocha), Xu ổi (Xylocarpus moluccensis),
Mướp sát (Cerbera manghas). Ở khu vực ven đầm Lập An, TVNM hiện phân
bố rải rác, phân tán xung quanh đầm. Trong đó 2 khu vực có TVNM phân bố
điển hình ở đây là khu vực Hói Dừa và ở bãi đất bồi Mũi Doi.Ở khu vực Hói
Dừa, quần xã TVNM gồm những cây cao trung bình 1-3m.Cóc vàng
(Lumnitzera racemosa), Vẹt khang (Bruguiera gymnorrhiza), Giá (Excoecaria
agallocha) là những loài ưu thế.Dưới tán các cây gỗ là những loài như Ráng đại
(Acrostichum aureum) và Rau muống biển (Ipomoea pes-capre).Ngoài ra còn
gặp những loài tham gia khác như Tra (Hibicus tiliaceus), Quao (Dolichandrone
spathacea). Ở bãi đất bồi Mũi Doi gồm những cây gỗ nhỏ và bụi cao trung bình
1-3m, các loài chính 2091 thức như Đước (Rhizophora apiculata), Mắm
(Avicennia marina), Sú (Aegiceras corniculatum), Vẹt khang (Bruguiera
gymnorrhiza), Cóc vàng (Lumnitzera racemosa) chiếm ưu thế ở bờ phía Đông
và các loài Mắm (Avicennia marina) và Sú (Aegiceras corniculatum) chiếm ưu
thế ở bờ Tây của Mũi Doi [1].
16
Qua khảo sát thực địa tại các vùng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế cho thấy
đây là khu vực có số lượng phân bố 3 loài Mắm phát triển nhiều nhất là Mắm
biển, Mắm quăn và Mắm đen. Trong đó Mắm quăn là phổ biến nhất.Tuy nhiên
số lượng số lượng cá thể thuộc quần thể Mắm biển là rất cao và chúng thường
mọc ở các khu vực bùn lầy giống như các nơi khác ở Việt Nam.
2.3.1. Đặc điểm các loài chi Mắm (Avicennia sp.).
Đặc điểm hình thái
Tùy loài, cây mắm có thể đạt đường kính gốc và chiều cao khác nhau, có
loài đạt đường kính gốc 60 cm và chiều cao 30 m. Cây mắm trước đây dùng làm
ghe, thuyền, cất nhà và làm củi. Ngày nay mắm cũng cung cấp nguyên phẩm
cho việc biến chế dược liệu và cung cấp sắc tố cho công nghiệp thuộc da.
Đặc điểm của cây mắm là có rễ đất và rễ phổi.Rễ phổi (cặc mắm) có
nhiệm vụ hấp thụ dưỡng khí, là biện pháp sinh tồn khi nền đất ngập mặn. Rễ
phổi cũng là kiến trúc của thiên nhiên thích ứng để bảo vệ đất bồi.
Lá: Lá mọc cách, mặt dưới lá có lông
Hoa: Mắm ở Việt Nam có hoa 4 cánh, lớn 8–10 mm, màu vàng tới vàng cam.
Quả: Trái mắm có độ lớn tùy loại từ 1,5 cm đến 3,5 cm, một số trái có
hình tương tự như trái hạnh nhân, một số có trái hình trái tim hay hình trái xoài.
Trái một hột, mọc mầm trước khi rụng (vivipare, cây sinh con) cũng như một số
loại cây khác trong rừng ngập mặn.
2.3.2. Các loài cây trong khu vực nghiên cứu
Bần chua
Tên khoa học: Sonneratia caseolaris (L.) Engl.
Họ: Bần Sonneratiaceae
Bộ: Sim Myrtales
Mô tả:
Cây gỗ cao 10 - 15m, có khi cao tới 25m.Cành non màu đỏ, 4 cạnh, có đốt
phình to.Cây có nhiều rễ thở mọc thành từng khóm quanh gốc.
Lá đơn, mọc đối, dày, giòn, hơi mọng nước, hình bầu dục hoặc trái xoan,
đầu tròn, đôi khi nhọn, gốc hình nêm. Cuống và một phần gân chính màu đỏ,
gân giữa nổi rõ ở cả 2 mặt, cuống dài 0,5 - 1,5cm.
17
Cụm hoa ở đầu cành, có 2 - 3 hoa. Đài hợp ở gốc, có 6 thùy dày và dai,
mặt ngoài màu lục, mặt trong màu tím hồng. Cánh tràng 6, màu trắng đục, hình
dải, thuôn về hai đầu.Nhị có chỉ hình sợi, bao phấn hình thận.Bầu hình cầu dẹt,
vòi dài, đầu hơi tròn.
Quả mọng.đường kính 3 - 5cm, cao 1,5 - 2cm, gốc có thùy đài xòe ra. Hạt
nhiều, dẹt.
Phân bố:
Cây phân bố ở rừng ngập mặn Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Mianma,
Inđônêxia, Philippin, Bắc châu đại dương, Niughnia
Việt Nam cây mọc ở nước lợ gần các cửa sông ngập một mùa trong năm.
Cây thường mọc chung với các loài cây khác như Trang, sú, Giá, Nấm, Cóc Cũng
có khi mọc thành rừng gần như thuần loại như ở Hải Phòng, Nghệ An, Hà Tĩnh. Sự
phong phú của quần thụnày tùy theo mức nước lợ và chế độ thủy triều [18].
Cây trang
Tên khoa học: Kandelia obovata
Họ đước: Rhizophoraceae
Đặc điểm hình thái
Cây gỗ nhỏ có thể cao tới 5-7m, không có rễ khí sinh nhưng có bạnh gốc, vỏ
thân nhẵn, hơi xám. Lá đơn, mọc đối, hình bầu dục thon dài, đầu tròn, gốc hình nêm,
mép lá nguyên, thường uốn xuống phía lưng. Tụ tán lưỡng phân với 4 hoa hay nhiều
hơn ở nách lá, 5 hoặc 6 cánh hoa màu trắng, có nhiều sợi nhỏ dài giữa các thùy. Quả
thai sinh mang trụ mầm dài 15-40cm. Đài tồn tại cùng với quả. 5-6 cánh đài hình dải
cong vểnh lên. Ra hoa tháng 5-6, thu quả (trụ mầm) tháng 7-9.
Đặc điểm sinh thái
Cây mọc trên đất bùn cát dọc sông có độ mặn thay đổi, thường mọc hỗn
giao với đước, bần, sú. Cây trang có tính thích nghi tốt khi độ mặn của đất thay
đổi là do việc làm tăng khả năng chống lại ảnh hưởng của các ion muối trong
màng tế bào của lá.
Phân bố
Cây trang (Kandelia) là loài cây tương đối phổ biến trong hệ thống rừng
ngập mặn. Tuy nhiên, sự phân bố của các loài trang (gồm 2 loài: candel và
obovata) ở các nơi trên thế giới là khác nhau,trang phân bố chủ yếu ở
Bangladesh, Indonesia, Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam.
18
Cây Mắm quăn
Tên khoa học: Avicennia lantana Ridley
Đặc điểm hình thái
Mặt dưới phiến lá và chồi đầy long màu vàng. Hoa vàng cam, tạo thành
phát hoa ngắn gọn, hoa tứ phân với đài có rìa long, dính ở dưới, trên phân làm 5
tai, 4 cánh hoa, rụng sớm. Qủa cao 1-1,5m, lông dày, màu vàng. Cây gỗ nhỏ,
cao 5-10m với nhiều cành nhánh cong queo, rễ phổi đứng, hình đũa.
Đặc điểm sinh thái
Cây ưa sáng và chịu đất kiềm, mọc ở các khu vực đầm lầy ngập mặn.
Phân bố
Gặp ở rừng Vũng Tàu, Phan Rang, Thừa Thiên Huế với chiều cao đến
10m, hiếm gặp tại rừng sát Cà Mau.
19
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Mắm biển
Tên phổ thông: Mắm biển hay Mắm ổi.
Tên khoa học: Avicennia marina
Họ: Acanthaceae
Bộ: Lamiales
Địa bàn nghiên cứu: Tỉnh Thừa Thiên Huế
3.2. Mục tiêu nghiên cứu
3.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu kỹ thuật gây trồng loài cây Mắm biển (Avicennia marina) góp
phần hoàn thiện kỹ thuật gây trồng loài Mắm nhằm bổ sung vào đa dạng loài cây
và nâng cao diện tích rừng ngập mặn Thừa Thiên Huế.
3.2.2 .Mục tiêu cụ thể
- Xác định được nguồn cung cấp giống và kỹ thuật tạo giống loài Mắm
biển (Avicennia marina)
- Tìm hiểu kỹ thuật trồng của cây Mắm biển (Avicennia marina)
- Đánh giá được hiện trạng và sinh trưởng của cây Mắm biển (Avicennia
marina) ở Thừa Thiên Huế
- Phân loại, so sánh các đặc điểm của các loại Mắm
- Xác định được kỹ thuật gieo ươm hạt và giâm hom loài cây Mắm biển
(Avicennia marina)
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế
- Tìm hiểu các đặc điểm sinh vật hoc cây Mắm biển (Avicennia marina)
- Tìm hiểu kỹ thuật tạo cây con
- Nghiên cứu ảnh hưởng điều kiện sinh trưởng ( độ ngập, độ lún) của cây
Mắm biển (Avicennia marina)
- Tìm hiểu kỹ thuật trồng rừng loài cây Mắm biển (Avicennia marina)
20
- Đề xuất kỹ thuật tạo giống và gây trồng loài Mắm biển (Avicennia
marina)
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu
3.4.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp
Là các thông tin được thu thập từ các văn bản pháp luật, tài liệu thống kê
tại các phòng ban, sách, báo và các thông tin trên internet, các đề tài nghiên cứu
khoa học trước đây.
3.4.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp
Bằng cách tiến hành điều tra hiện trường tìm hiểu kỹ thuật gây trồng và
mô hình vị trí nghiên cứu.
3.4.2. Phương pháp điều tra, phân tích và xử lý số liệu
3.4.2.1. Điều tra
- Điều tra sinh trưởng rừng bằng các chỉ tiêu H
vn
, D
0
, H
dc
, H
rễ
, D
t
của loài
cần điều tra.
Phương pháo điều tra:
+ Xác định diện tích rừng trồng cùng mật độ, độ tuổi theo từng loài cây.
+ Lập ô tiêu chuẩn 100m2 để đo đếm các chỉ tiêu lâm học về H
vn
, D
0
, H
dc
, H
rễ
,
D
t
của cây Mắm có mật độ, năm trồng và kỹ thuật trồng, chăm sóc được áp dụng.
Mỗi loài đo đếm 3 ô tiêu chuẩn với số lượng tối đo đếm thiểu 30 cây/1ô
tiêu chuẩn.
Trường hợp trong 1 ô tiêu chuẩn không đủ 30 cây thì tiến hành mở rộng ô
để đo đếm bổ sung để đảm bảo số lượng mẫu ≥ 30.
3.4.2.2. Phân tích và xử lý số liệu
Tính toán, phân tích số liệu bằng phần mềm Excel và có thể sử dụng phần
mềm phân tích thống kê thích hợp để xử lý.
* Để đánh giá ảnh hưởng của nhân tố Độ ngập và Độ lún đến tỷ lệ sống ta
dùng tiêu chuẩn khi bình phương
2
t
χ
.
Giả thuyết H
0
: Các mẫu về chất thuần nhất.
Giả thuyết H
0
được kiểm tra bằng tiêu chuẩn phù hợp
21
−
×
=
∑
1*
2
2
ji
ij
t
TbTa
TS
f
χ
f
ij
2
là giá trị bình phương của các số hạng từ cấp i đến j
f
ij
=
TS
TT
bjai
×
Nếu
2
t
χ
≤
2
05
χ
tra bảng với k= (a-1)(b-1) bậc tự do thì giả thuyết H
0
được
tạm thời chấp nhận.
Ngược lại nếu
2
t
χ
>
2
05
χ
tra bảng với k= (a-1)(b-1) bậc tự do thì giả thuyết
H
0
bị bác bỏ, các mẫu về chất là không thuần nhất với nhau
* Để đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố lên các chỉ tiêu sinh trưởng H
vn
, D
0
,
H
dc
, H
rễ
, D
t
Bảng 3.2. Bố trí thí nghiệm
Nhân tố A được chia làm 3 CT (A1, A2, A3), nhân tố B được chia làm 3 CT
(B1, B2, B3)
- Tiến hành xử lý số liệu bằng phân tích phương sai hai nhân tố 1 lần lặp và
thông qua tiêu chuẩn t (Student) để tìm CT tốt nhất.
- Sử dụng tiêu chuẩn F của Fisher (với độ tin cậy 95% áp dụng trong lâm
nghiệp) để kiểm tra xem các công thức thí nghiệm khác nhau có ảnh hưởng khác
nhau đến kết quả thí nghiệm hay không.
So sánh với F
05
tra bảng, bậc tự do K
1
= a – 1, K
2
= (a – 1)(b – 1)
+ Nếu F
A
≤ F
05
thì giả thuyết H
0A
được chấp nhận, nhân tố A tác động đồng
đều lên kết quả thí nghiệm.
22
B1 B2 B3
A1 A1 A2
A2 A2 A3
A3 A3 A1
+ Nếu F
B
≤ F
05
thì giả thuyết H
0B
được chấp nhận, nhân tố B tác động đồng
đều lên kết quả thí nghiệm.
+ Nếu F
A
> F
05
thì nhân tố A tác động không đồng đều tới kết quả thí
nghiệm.
Nếu kết luận có ảnh hưởng khác nhau thì sẽ có công thức có ảnh hưởng
trội nhất. Để tìm ra công thức này, dùng tiêu chuẩn t của Student dựa vào hai số
trung bình lớn thứ nhất và thứ nhì (trường hợp F
B
> F
05
) theo công thức:
t
tính
=
)
11
(
21
2max1max
nnbn
V
N
xx
+
−
−
Với n
1
, n
2
lần lượt là dung lượng mẫu ứng với công thức thí nghiệm có trị
số trung bình lớn thứ nhất và thứ hai.
xx
2max1max
−
là cặp trị số trung bình lớn thứ nhất và thứ hai trong công
thức thí nghiệm.
+ Nếu |t
tính
| ≤ |t
05
| tra bảng, bậc tự do K = n-b, kết luận chưa có sai dị rõ rệt.
Như vậy 2 công thức thí nghiệm i và j đều có hiệu quả như nhau. Việc lựa chọn
công thức nào hiệu quả nhất dựa vào ý nghĩa kinh tế.
+ Nếu |t
tính
| >|t
05
| kết luận có sai dị rõ rệt, chọn công thức có trị số trung
bình lớn hơn là công thức hiệu quả nhất.
Kết quả phân tích phương sai 2 nhân tố 1 lần lặp:
So sánh F tính và F
(0,05)
để lựa chọn công thức tối ưu. Có thể dùng tiêu
chuẩn T để kiểm tra lại xem có sai khác với công thức nào còn lại để lựa chọn
công thức có hiệu quả nhất.
23
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Khái quát tự nhiên – Kinh tế - Xã hội của khu vực nghiên cứu
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Tỉnh Thừa Thiên Huế nằm ở duyên hải miền trung Việt Nam bao gồm phần
đất liền và phần lãnh hải thuộc thềm lục địa biển Đông. Phần đất liền Thừa
Thiên Huế có tọa độ địa lý như sau:
- Điểm cực Bắc: 16044'30'' vĩ Bắc và 107023'48'' kinh Đông tại thôn Giáp
Tây, xã Điền Hương, huyện Phong Điền.
- Điểm cực Nam: 15059'30'' vĩ Bắc và 107041'52'' kinh Đông ở đỉnh núi
cực nam, xã Thượng Nhật, huyện Nam Đông.
- Điểm cực Tây: 16022'45'' vĩ Bắc và 107000'56'' kinh Đông tại bản Paré,
xã Hồng Thủy, huyện A Lưới.
- Điểm cực Đông: 16013'18'' vĩ Bắc và 108012'57'' kinh Đông tại bờ phía
Đông đảo Sơn Chà, thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc.
Hình 4.1. Bản đồ hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế
24
4.1.1.2. Địa hình, đất đai
Địa hình
Dưới tác động của các quá trình thành tạo địa hình nội sinh và ngoại sinh
đối lập nhau, địa hình Thừa Thiên Huế bị biến đổi không ngừng trong lịch sử
tồn tại và phát triển kéo dài hàng trăm triệu năm, đặc biệt là trong giai đoạn tân
kiến tạo cho đến hiện tại. Xét về vị trí, địa hình hiện tại lãnh thổ Thừa Thiên
Huế được xem như là tận cùng phía Nam của dãy núi trung bình Trường Sơn
Bắc, phát triển theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Đến phía Nam tỉnh, kiến trúc
và định hướng Tây Bắc – Đông Nam của dãy Trường Sơn Bắc hoàn toàn bị biến
đổi do khối núi trung bình á vĩ tuyến đâm ngang ra biển Bạch Mã - Hải Vân xuất
hiện đột ngột. Đặc trưng chung về địa hình của dãy Trường Sơn Bắc là sườn
phía Tây thoải, thấp dần về phía sông Mêkông, còn sườn phía Đông khá dốc, bị
chia cắt mạnh thành các dãy núi trung bình, núi thấp, gò đồi và tiếp nối là đồng
bằng duyên hải, đầm phá, cồn đụn cát chắn bờ và biển Đông, trong đó khoảng
75,% tổng diện tích là núi đồi, 24,9% diện tích là đồng bằng duyên hải, đầm phá
và cồn đụn cát nội đồng và chắn bờ.
Đất đai
* Gới hạn, diện tích
Thừa Thiên Huế có chung ranh giới đất liền với tỉnh Quảng Trị, Quảng
Nam, thành phố Đà Nẵng, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (có 81 km biên
giới với Lào) và giáp biển Đông.
- Phía Bắc, từ Đông sang Tây, Thừa Thiên Huế trên đường biên dài
111,671 km tiếp giáp với các huyện Hải Lăng, Đakrông và Hướng Hóa,
tỉnh Quảng Trị.
- Từ mặt Nam, tỉnh có biên giới chung với huyện Hiên, tỉnh Quảng Nam
dài 56,66km, với huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng dài 55,82 km.
- Ở phía Tây, ranh giới tỉnh (cũng là biên giới quốc gia) kéo dài từ điểm
phía Bắc (ranh giới tỉnh Thừa Thiên Huế với tỉnh Quảng Trị và nước Cộng hòa
dân chủ nhân dân Lào) đến điểm phía Nam (ranh giới tỉnh Thừa Thiên Huế với
tỉnh Quảng Nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào) dài 87,97km.
- Phía Đông, tiếp giáp với biển Đông theo đường bờ biển dài 120km.
- Phần đất liền, Thừa Thiên Huế có diện tích 503.320,5 ha (theo niên giám
thống kê năm 2013), kéo dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, nơi dài nhất 120
25