Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Phân tích thực trạng công tác quản lý chi trả các chế độ BHXH tại cơ quan BHXH tỉnh hà tĩnh giai đoạn 2007 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.92 KB, 29 trang )

DANH MỤC VIẾT TẮT
BHXH: Bảo hiểm xã hội:
BHXHBB: Bảo hiểm xã hội bắt buộc
BHYT: Bảo hiểm y tế
HCSN: Hành chính sự nghiệp
NSDLĐ: Người sử dụng lao động
SDLĐ: Sử dụng lao động
NLĐ: Người lao động
NDSPHSK: Nghỉ dưỡng sức phục hồi tức khỏe
NSNN: Ngân sách nhà nước
KCB: Khám chữa bệnh
1
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng 1: Cơ cấu chi trả cho các chế độ ngắn và các chế độ dài trong tổng chi
trả các chế độ BHXH ở BHXH Hà Tĩnh giai đoạn 2007-
2011……………
Bảng 2: Tình hình chi trả 3 chế độ ngắn ở BHXH Hà Tĩnh giai đoạn 2007-
2011……………………………………………………………………
…….
Bảng 3: Tổng số tiền chi trả cho các chế độ dài hạn ở BHXH Hà Tĩnh trong
giai đoạn 2007-
2011……………………………………………………
Bảng 4: Tình hình thực hiện công tác chi trả các chế độ BHXH dài hạn ở
BHXH tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2007-
2011……………………………….
Bảng 5: số tiền chi trả các chế độ BHXH thường xuyên ở BHXH Hà Tĩnh giai
đoạn 2007-2011………………………………………………………….
2
LỜI MỞ ĐẦU
Bảo hiểm xã hội (BHXH) là một trong những loại hình bảo hiểm ra đời
khá sớm, phát triển theo quá trình phát triển của xã hội và đến này đối với bất


cứ một quốc gia nào thì BHXH cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối
với người lao động. BHXH có vai trò thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập
cho người lao động tham gia BHXH khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do mất
việc làm.
Cũng chính vì vậy công tác chi trả các chế độ BHXH có vai trò vô cùng
quan trọng, nó là khâu cuối cùng trong việc thực hiện các chế độ BHXH và
liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người lao động. Bởi vậy, thực hiện tốt
công tác chi trả mới có thể đảm bảo được đời sống vật chất và tinh thần của
người lao động, đảm bảo được quyền lợi của họ từ đó mới phát huy được hết
vai trò của chính sách BHXH. Công tác chi trả các chế độ BHXH phản ánh
chất lượng của dịch vụ BHXH và trong một chừng mực nào đó nó còn thể
hiện tính ưu việt của chế độ xã hội. Hơn nữa tỉnh Hà Tĩnh là địa bàn có số đố
tượng tham gia và thụ hưởng trợ cấp BHXH rất lớn, với số tiền chi trả hàng
năm lên tới hàng trăm tỷ đồng, bởi vậy công tác chi trả các chế độ BHXH
đang ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của hàng nghìn người lao động trên
địa bàn, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội
của tỉnh.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác chi trả các chế độ BHXH
nên trong thời gian thực tập ở BHXH tỉnh Hà Tĩnh, em đã tìm hiểu và chọn đề
tài: “Phân tích thực trạng công tác quản lý chi trả các chế độ BHXH tại
3
cơ quan BHXH tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2007-2011” cho chuyên đề chi của
mình.
Nội dung đề tài bao gồm có 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về BHXH và công tác chi trả các chế
độ BHXH
Chương 2: Thực trạng chi trả các chế độ BHXH ở BHXH tỉnh Hà Tĩnh
Chương 3: Một số kiến nghị nhằm thực hiện tốt công tác chi trả các
chế độ BHXH ở BHXH tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian tới.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo và thầy cô trong khoa bảo hiểm đã

tận tình và giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình hoàn
thành chuyên đề này.
4
Chương I: Những vấn đề cơ bản về BHXH và công tác chi trả
các chế độ BHXH
1.1. Vai trò của công tác chi trả các chế độ BHXH
Chi trả BHXH là việc cơ quan BHXH trích ra một khoản tiền theo quy
định từ quỹ BHXH để chi trả cho người lao động và gia đình họ khi họ bị
giảm hoặc mất thu nhập do bị giảm hoặc mất khả năng lao động hay mất việc
làm và có đủ các điều kiện quy định.
Hiện nay, ở hầu hết các nước trên thế giới, chi trả các chế độ BHXH
luôn được coi là trọng tâm của công tác chi trả BHXH. Bởi lẽ việc chi trả các
chế độ BHXH này liên quan trực tiếp đến cuộc sống của nhóm đối tượng
nhạy cảm nhất trong xã hội. Đa số họ đều là những người đã cống hiến rất
nhiều cho đất nước trong khi đang công tác. Và sau cả cuộc đời làm việc, họ
sống chủ yếu dựa vào khoản tiền trợ cấp BHXH. Vì vậy, công tác chi trả các
chế độ BHXH có một vai trò rất quan trọng; ngoài việc nó chính là hoạt động
cụ thể, thiết thực nhất nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động, nó còn
thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với sự cống hiến của họ cho xã hội.
Ngoài ra công tác chi trả các chế độ BHXH còn có các vai trò khác, cụ thể
như:
Chi trả BHXH là khâu cuối cùng trong việc thực hiện các chế độ
BHXH. Vì vậy, tổ chức chi trả BHXH chính là thực hiện các chế độ BHXH,
đảm bảo cho chính sách BHXH của quốc gia được thực thi; đáp ứng được nhu
cầu, nguyện vọng của người lao động và mục đích của chính sách BHXH, của
Nhà nước. Bởi suy cho cùng, mục đích cuối cùng của bất kỳ một Nhà nước
nào khi thực hiện chính sách BHXH cũng là chi trả, trợ cấp cho người lao
động khi họ gặp phải những sự kiện bảo hiểm, góp phần đảm bảo cuộc sống
cho người lao động và gia đình họ.
5

Công tác chi trả các chế độ BHXH không những có ý nghĩa về mặt vật
chất mà nó còn có ý nghĩa về mặt tinh thần. Vì việc chi trả các chế độ BHXH
là chi trả cho những rủi ro, những sự kiện bảo hiểm xảy ra với người lao động
và gây ra khó khăn nhất định đối với người lao động từ đó giúp họ vượt qua
được khó khăn và an tâm trong cuộc sống.
Chi trả các chế độ BHXH có thể được chi trả một lần hoặc được tiến
hành thường xuyên vì vậy nó góp phần đảm bảo cuộc sống cho người lao
động và gia đình họ khi gặp khó khăn. Đồng thời quá trình thụ hưởng thường
liên quan chặt chẽ với quá trình đóng góp trước đó. Vì vậy việc thực hiện chi
trả các chế độ BHXH có tác dụng rất lớn đối với cả người lao động, người sử
dụng lao động và Nhà nước. Người lao động được hưởng trợ cấp BHXH sẽ an
tâm hơn trong cuộc sống từ đó tích cực lao động sáng tạo nhằm nâng cao
năng suất, chất lượng sản phẩm, tạo thêm nhiều sản phẩm cho người sử dụng
lao động, làm tăng của cải cho xã hội, góp phần phát triển kinh tế đất nước.
Còn người lao động khi được hưởng trợ cấp BHXH sẽ có được cuộc sống ấm
no, ổn định, càng thêm tin tưởng vào chính sách BHXH của Nhà nước.
Chi trả các chế độ BHXH chính là nội dung và cũng là mục đích hoạt
động của quỹ BHXH. Nó còn đảm bảo cho quỹ BHXH được cân đối, có thu
thì phải có chi.
Với những vai trò quan trọng như vậy, công tác chi trả các chế độ
BHXH cần phải được tiến hành một cách cẩn trọng, chặt chẽ, đúng quy định
của pháp luật. Nhưng đồng thời cũng cần phải đảm bảo cho quỹ BHXH
không bị thâm hụt, muốn vậy việc chi trả trợ cấp cũng cần phải dựa trên
những cơ sở khoa học, hợp lý, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của từng địa
phương, từng quốc gia.
1.2. Cơ sở xác định mức chi trả các chế độ BHXH
Thứ nhất: những nhu cầu tối thiểu cần thiết. Bởi vì mục tiêu của BHXH
là nhằm thoả mãn những nhu cầu thiết yếu của người lao động trong trường
6
hợp bị giảm hoặc mất thu nhập, mất việc làm. Vì vậy để xác định mức trợ cấp

BHXH hợp lý thì đầu tiên cần dựa vào các nhu cầu tối thiểu cần thiết để làm
căn cứ. Mức trợ cấp phải đảm bảo được các nhu cầu: nhu cầu về ăn, ở, đi lại,
nhu cầu khám chữa bệnh Đối với mỗi chế độ khác nhau thì phải chú trọng
những nhu cầu khác nhau. Ví dụ như chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao
động và bệnh nghề nghiệp thì cần quan tâm đến những nhu cầu: chăm sóc y
tế, dinh dưỡng và những nhu cầu cơ bản khác. Đối với chế độ hưu trí cần
quan tâm đến những nhu cầu: ăn ở, đi lại, khám chữa bệnh, giải trí Đối với
chế độ tử tuất thì phải để ý đến những nhu cầu: mai táng phí cho người qua
đời, hỗ trợ cho thân nhân người lao động.
Thứ hai: tính chất công việc và đặc điểm nơi làm việc. Đây là hai yếu
tố có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ cũng như mức độ suy giảm khả năng
lao động của người lao động. Vì vậy, khi xác định mức chi trả căn cứ vào tính
chất công việc (bình thường, nặng nhọc, độc hại ); đặc điểm và môi trường
nơi làm việc ( thành thị hay vùng sâu vùng xa, không khí bình thường hay ô
nhiễm độc hại ) để có thể đưa ra mức trợ cấp hợp lý.
Thứ ba: Mức đóng và thời gian đóng BHXH. Đây là một trong những
cơ sở quan trọng nhất để xác định mức trợ cấp BHXH. Nó thể hiện trách
nhiệm của người lao động trong việc tham gia BHXH và từ đó có thể xác
định mức trợ cấp hợp lý theo nguyên tắc “có đóng – có hưởng, đóng ít -
hưởng ít, đóng nhiều - hưởng nhiều” của BHXH. Đồng thời cũng nhằm đảm
bảo cân đối thu – chi cho quỹ BHXH, cơ chế tài chính BHXH được bảo đảm.
Thứ tư: Điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước. Bởi vì khi kinh tế xã
hội càng phát triển thì đời sống vật chất và tinh thần của người dân càng cao,
vì vậy mức trợ cấp BHXH phải được điều chỉnh sao cho phù hợp với mức thu
nhập chung của nền kinh tế quốc dân và các trợ cấp xã hội khác.
7
1.3. Nguyên tắc chi trả các chế độ BHXH
Để bảo vệ quyền lợi cho người lao động khi tham gia BHXH và để
công tác chi trả đạt hiệu quả cao thì trong quá trình thực hiện cần phải tuân
theo một số nguyên tắc sau:

Đảm bảo chi trả đúng đối tượng, đúng chế độ chính sách của Nhà
nước. Đây là nguyên tắc có thể được coi là quan trọng nhất trong công tác chi
trả chế độ BHXH, bởi vì nếu chi trả sai đối tượng thì mục đích của việc chi
trả sẽ không được đảm bảo, không thực hiện được chính sách của Nhà nước
về BHXH đồng thời việc chi trả sai dẫn đến nguồn quỹ BHXH không được
đảm bảo. Thực hiện đúng nguyên tắc này sẽ tạo nên sự công bằng tin tưởng từ
phía người tham gia vào Nhà nước vào chính sách BHXH. Từ đó góp phần
làm cho đất nước ổn định, người dân phấn khởi hăng hái sản xuất, tích cực
tham gia BHXH. Để đảm bảo chi trả đúng phải xem xét các công tác từ khâu
xét duyệt đến chi trả, quản lý biến động đối tượng hưởng BHXH.
Đảm bảo chi trả đầy đủ, kịp thời. Có nghĩa là chi đúng số tiền đối
tượng được hưởng, chi đúng lịch trình kế hoạch đề ra, không gây phiền hà
cho đối tượng. Nguyên tắc này đảm bảo khoản tiền chi trả đến tay đối tượng
hưởng kịp thời và đầy đủ nhằm giúp người lao động có thể nhanh chóng ổn
định cuộc sống, trách xảy ra các hiện tượng tiêu cực. Để thực hiện nguyên tắc
này, trong công tác chi trả các chế độ BHXH cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa
cơ quan BHXH các cấp và các ngành có liên quan. Đồng thời công tác chi trả
cũng cần được kiểm tra, kiểm soát thường xuyên.
Đảm bảo an toàn tiền mặt, công tác chi trả các chế độ BHXH thường
liên quan tới tiền mặt nên thường xảy ra hiện tượng mất mát, thất thoát Vì
vậy công tác chi trả cần đảm bảo an toàn tiền mặt. Mức độ an toàn tiền mặt nó
phụ thuộc vào quy định phương thức chi trả của nhà nước.
Tuân thủ các nguyên tắc kế toán và nguyên tắc thống kê theo quy định
của Nhà nước.
8
Trên đây là những nguyên tắc cơ bản trong việc thực hiện chi trả các
chế độ BHXH, nó đảm bảo cho công tác chi trả được thực hiện đúng theo chủ
trương, chỉ đạo của nhà nước đồng thời đảm bảo công bằng xã hội. Tuy nhiên
để công tác chi trả được thực hiện có hiệu quả thì công tác quản lý chi trả các
chế độ BHXH cần phải được tiến hành một cách thường xuyên, liên tục, chặt

chẽ từ Trung ương đến địa phương.
1 4. Phân cấp quản lý chi trả và quy trình chi trả các chế độ BHXH
1.4.1 Phân cấp quản lý chi trả các chế độ BHXH
Công tác chi trả BHXH được quản lý theo phân cấp. Theo đó cơ quan
BHXH cấp trên có nhiệm vụ hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc chi trả
BHXH của cơ quan BHXH cấp dưới, của đại diện chi trả và của chủ sử dụng
lao động theo quy định. Ngược lại cơ quan BHXH cấp dưới có trách nhiệm
chi trả trợ cấp, báo cáo lên cơ quan BHXH cấp trên theo quy định. Công tác
quản lý chi trả các chế độ BHXH được phân thành 3 cấp quản lý:
Cấp trung ương: Đây là tổ chức quản lý BHXH cấp cao nhất và có bộ
máy hoàn chỉnh nhất. Nhiệm vụ ở cấp này là phải bao quát toàn bộ hoạt động
chi trả trong toàn hệ thống, đồng thời giải quyết các tranh chấp và vi phạm
lớn xảy ra trong công tác chi trả. Để quản lý hoạt động chi trả, cấp trung ương
thường hình thành ban quản lý chi trả.
Cấp khu vực: Tại bất kỳ một nước nào khi triển khai thực hiện chính
sách BHXH cho người lao động cũng phải có cơ quan BHXH cấp khu vực
hay còn gọi là cấp tỉnh. Ở cấp này thường có phòng quản lý chi trả để quản lý
hoạt động chi trả trong toàn khu vực. Đối với công tác chi trả, nhiệm vụ của
cơ quan BHXH cấp khu vực là:
Đối với các khu vực có cơ quan BHXH cấp địa phương: cơ quan
BHXH cấp khu vực có nhiệm vụ bao quát chung, quản lý, điều hành, kiểm
tra, kiểm soát việc chi trả ở các cơ quan BHXH cấp địa phương; trực tiếp
tham gia chi trả trong những trường hợp không thuộc thẩm quyền của cơ quan
9
BHXH cấp địa phương; tư vấn, hỗ trợ, giúp đỡ các cơ quan BHXH cấp địa
phương trong công tác chi trả.
Đối với các khu vực không có cơ quan BHXH cấp địa phương (Mô
hình 2 cấp): ngoài chức năng và nhiệm vụ của mình, cơ quan BHXH cấp khu
vực còn phải hoạt động như một cơ quan BHXH cấp địa phương. Nó phải
thực hiện quản lý nghiệp vụ đối với tất cả các đối tượng trong khu vực, tổ

chức công tác chi trả trợ cấp cho đối tượng hưởng.
- Cấp địa phương: Đây là cấp cuối cùng trong bộ máy quản lý chi trả
BHXH từ trung ương tới địa phương. Nhiệm vụ của cấp này là thực hiện chi
trả các chế độ BHXH cho đối tượng hưởng; có trách nhiệm đảm bảo thực hiện
đúng các nguyên tắc chi trả, quản lý chặt chẽ tình hình tăng giảm đối tượng
hưởng BHXH và số tiền chi trả theo đúng quy định của Nhà nước và hệ thống
BHXH. BHXH cấp địa phương thường tổ chức bộ phận chi trả để thực hiện
công tác chi trả cho các đối tượng trên địa bàn.
1.4.2 Quy trình chi trả các chế độ BHXH
Với việc phân cấp chi trả như trên thì quy trình chi trả các chế độ
BHXH thường được tiến hành như sau:
Ở cấp Trung ương: Căn cứ vào các quy định của Nhà nước, hàng năm
cơ quan BHXH cấp Trunh ương hướng dẫn, tổ chức xét duyệt và thông báo
dự toán kinh phí chi các chế độ BHXH dài hạn cho BHXH cấp khu vực. Tiến
hành lập dự toán chi các chế độ BHXH cho toàn bộ hệ thống trên cơ sở tổng
hợp dự toán chi của các cơ quan BHXH cấp khu vực.Sau khi dự toán kinh phí
chi được cơ quan Nhà nước cấp trên phê duyệt, BHXH cấp Trung ương tổ
chức cấp kinh phí cho các cơ quan BHXH cáp khu vực, tiến hành hướng dẫn,
kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện chi trả của BHXH cấp khu vực và báo cáo
tình hình cho cơ quan Nhà nước cấp trên.
Ở cấp khu vực: Hàng năm, cơ quan BHXH cấp khu vực tiến hành lập
dự toán kinh phí chi trả các chế độ BHXH cho đối tượng trên địa bàn mình
10
quản lý. Đồng thời hướng dẫn BHXH địa phương lập dự toán, xét duyệt và
thông báo dự toán chi các chế độ BHXH cho BHXH địa phương. Tổ chức
nhận quản lý và cấp kinh phí cho BHXH địa phương để tiến hành chi trả cho
đối tượng. Đồng thời trực tiếp chi trả cho đối tượng thuộc điạ bàn mình quản
lý.
Ở cấp điạ phương: Theo hướng dẫn của BHXH cấp khu vực, hàng năm
BHXH địa phương lập dự toán kinh phí chi các chế độ BHXH cho cả năm gửi

lên BHXH cấp khu vực. Tiếp nhận kinh phí cùng danh sách các đối tượng
được hưởng trợ cấp BHXH và tiến hành chi trả cho các đối tượng theo danh
sách trên.
1.5 Phương thức và phương tiện chi trả các chế độ BHXH
1.5.1 Phương thức chi trả các chế độ BHXH
Việc chi trả các chế độ BHXH thường do cơ quan BHXH cấp địa
phương thực hiện và có nhiều phương thức chi trả khác nhau :
Chi trả trực tiếp qua cán bộ BHXH chuyên trách: Cơ quan BHXH sẽ
trực tiếp chi trả cho đối tượng hưởng ngay tại văn phòng cơ quan BHXH hoặc
cơ quan BHXH cử cán bộ xuống địa bàn quản lý để tiến hành chi trả trợ cấp.
Phương thức này thường được áp dụng đối với chi trả trợ cấp định kỳ. Nó có
ưu điểm cơ quan BHXH có thể nắm bắt nhanh các thông tin về đối tượng
hưởng, về những yêu cầu hoặc là những vướng mắc của người được hưởng để
kịp thời giải quyết. Tuy nhiên nó cũng có nhược điểm là mức độ an toàn về
tiền mặt không cao và đòi hỏi lượng cán bộ BHXH lớn làm tăng chi phí về
nhân sự
Chi trả trực tiếp qua tài khoản ngân hàng: thường được áp dụng đối
với chi trả trợ cấp định kỳ. Nó có ưu điểm là an toàn, nhanh chóng và tiết
kiệm chi phí nên đem lại hiệu quả chi trả cao. Nhưng nó đòi hỏi cơ sở hạ tầng
cũng như hệ thống ngân hàng tài chính phát triển và khả năng quản lý của cơ
quan quản lý BHXH phải theo mô hình hiện đại.
11
Chi trả gián tiếp qua các đại lý hoặc đại diện chi trả: Đây là phương
thức chi trả truyền thống, theo đó cơ quan BHXH uỷ quyền cho đại lý, đại
diện chi trả trên cơ sở các hợp đồng đã ký kết với các điều kiện ràng buộc
trách nhiệm của mỗi bên. Nó có ưu điểm là tiết kiệm chi phí, đạt hiệu quả cao
trong việc chi trả nhưng nhựơc điểm là cơ quan BHXH sẽ khó nắm bắt tình
hình thực tế của quá trình chi trả, không nắm bắt được biến động của đối
tượng một cách kịp thời dẫn đến một số tình trạng trục lợi và làm thất thoát
nguồn quỹ BHXH

Mỗi một hệ thống BHXH có thể áp dụng các phương thức chi trả khác
nhau phụ thuộc vào các điều kiện thuận lợi có được khi áp dụng phương thức
thanh toán đó, miễn là phương thức đó sẽ mang lại hiệu quả cao nhất. Nhìn
chung khi lựa chọn phương thức thanh toán phải cân nhắc một số nhân tố:
Điều kiện cơ sở hạ tầng của khu vực, sự thuận tiện đối với cơ quan BHXH và
người nhận trợ cấp, chi phí sử dụng phương thức đó và độ an toàn khi sử
dụng phương thức đó
1.5.2 Phương tiện chi trả các chế độ BHXH
Việc chi trả trợ cấp BHXH có thể sử dụng nhiều phương tiện khác
nhau: tiền mặt, séc, chuyển khoản, hiện vật hay dịch vụ Trong đó các
phương tiện như tiền mặt, hiện vật và dịch vụ là những phương tiện được sử
dụng chủ yếu đối với các chế độ BHXH ngắn hạn, còn đối với các chế độ
BHXH dài hạn thì thường sử dụng các phương tiện như tiền mặt và chuyển
khoản. Việc sử dụng phương tiện nào còn phụ thuộc vào việc sử dụng phương
thức chi trả nào.
12
Chương II: Thực trạng chi trả các chế độ BHXH ở BHXH tỉnh
Tĩnh 2007-2011
2.1. Thực trạng công tác chi trả các chế độ BHXH ở BHXH tỉnh Hà Tĩnh
giai đoạn 2007-2011
Chi trả các chế độ BHXH một trong những động lực quan trọng thúc
đẩy sự phát triển của BHXH, góp phần thực hiện an sinh, đảm bảo an toàn xã
hội. Xác định rõ được tầm quan trọng của công tác này nên BHXH Hà Tĩnh
luôn đạt ra mục tiêu thực hiện chi trả đầy đủ, kịp thời, đúng chế độ chính
sách, thuận tiện cho người tham gia và thụ hưởng BHXH. Vì vậy trong những
năm qua công tác chi trả các chế độ BHXH đã được BHXH Hà tĩnh không
ngừng cải tiến và ngày càng hoàn thiện nhằm phục vụ tốt hơn những người
tham gia và thu hưởng chính sách BHXH. .
Bảng 1: Cơ cấu chi trả cho các chế độ ngắn và các chế độ dài trong tổng
chi trả các chế độ BHXH ở BHXH Hà Tĩnh giai đoạn 2007-2011

chỉ tiêu
năm
Tổng số tiền chi
trả (đồng)
Chi các chế độ ngắn Chi các chế độ dài
Số tiền (đồng) % Số tiền (đồng) %
2007 349.729.504.88
0
6.304.380.030 1,8 343.425.124.800 98,2
2008 383.414.725.70
0
10.579.906.390 2,76 372.834.819.300 97,24
2009 437.526.662.80
0
7.630.758.592 1,75 429.895.904.200 98,25
2010 663.086.422.80
0
11.257.790.740 1,7 651.828.632.100 98,3
2011 821.164.299.60
0
15.317.611.450 1,87 805.846.688.200 98,13
( Nguồn :BHXH tỉnh Hà Tĩnh )
13
Ta thấy trong công tác chi trả các chế độ BHXH, chi trả cho các chế độ
dài hạn luôn chiếm trọng rất lớn và là những khoản chi chủ yếu. Ở BHXH Hà
Tĩnh trong thời gian qua chi trả cho các chế độ dài hạn luôn chiếm trên 97 %
so với tổng chi trả cho các chế độ BHXH. Chi trả cho các chế độ ngắn chỉ
chiếm một phần rất nhỏ trong tổng chi, năm 2008 là năm số tiền chi trả cho
các chế độ ngắn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi trong năm năm nhưng
cũng chỉ chiếm có 2,76 %. Điều đó là do số lượng đối tượng hưởng các chế

độ dài hạn lớn hơn rất nhiều so với các chế độ ngắn hạn. Để thấy rõ hơn kết
quả của công tác chi trả các chế độ BHXH ở BHXH Hà Tĩnh ta xem xét
những kết quả cụ thể trong việc chi trả các chế độ ngắn và chế độ dài như sau:
- Các chế độ BHXH ngắn hạn: Bao gồm Ốm đau, thai sản, nghĩ DS-
PHSK. Số tiền chi trả cho các chế độ ngắn hạn được lấy từ nguồn Quỹ
BHXH. Ta có thể thấy được kết quả cụ thể qua bảng số liệu sau:
Bảng 2: Tình hình chi trả 3 chế độ ngắn ở BHXH Hà Tĩnh giai đoạn 2007-
2011
chỉ tiêu
Năm
Tổng
SN
Tổng số tiền
(1000đ)
Ốm đau
(1000đ)
Thai sản
(1000đ)
DS-PHSK
(1000đ)
2007 2042 6.304.380 1.441.540 3.825.681 1.037.159
2008 3426 10.579.906 2.118.081 6.029.575 2.432.250
2009 2471 7.630.758 2.795.868 3.497.153 1.337.737
2010 3646 11.257.790 3.033.516 6.364.819 1.859.455
2011 4959 15.317.611 2.874.689 11.246.667 1.196.255
Tổng 16.544 51.090.445 12.263.694 30.963.895 7.862.856
( Nguồn : BHXH tỉnh Hà Tĩnh )
Qua bảng số liệu ta thấy, trong 5 năm qua ở BHXH Hà Tĩnh có 16.544
người hưởng chế độ BHXH ngắn hạn, với tổng số tiền chi trả trên 51 tỷ đồng.
14

Trong đó chi trợ cấp thai sản trên 30 tỷ chiếm trên 58,8 %, chi trợ cấp ốm đau
trên 12 tỷ đồng chiếm 23,53 %, chi cho DS-PHSK trên 7 tỷ đồng chiếm 13,73
%.
Hàng năm BHXH Hà Tĩnh đã chi trả trợ cấp ốm đau, thai sản, nghỉ DS-
PHSK cho hơn 2000 lượt người với số tiền chi trả bình quân là trên 10 tỷ
đồng mỗi năm. Tổng số tiền chi trả các chế độ ngắn biến động thất thường
qua các năm, có năm tăng có năm giảm, thực tế là năm 2008 số tiền chi trả
cao hơn so với năm 2007 nhưng năm 2009 số tiền chi trả lại ít hơn so với năm
2008, xu hướng biến động của số tiền chi trả rất lớn, chính vì vậy rất khó cho
việc xây dựng dự báo số tiền chi trả trong năm tiếp theo.
Qua bảng số liệu ta cũng thấy trong 5 năm qua BHXH Hà Tĩnh đã chi
trả trợ cấp ốm đau với tổng số tiền 12.263 triệu đồng, như vậy bình quân mỗi
năm chi trả hơn 2.452 triệu đồng; chi trợ cấp thai sản với tổng số tiền là
30.963 triệu đồng tương ứng với mỗi năm chi trả khoảng 6.192,6 triệu đồng,
trong đó số tiền chi trả tăng mạnh trong năm 2011 với số tiền chi trả lên tới
11.246 triệu đồng, tăng lên so với năm 2010 là 76,7 %. Chi trợ cấp DS-PHSK
là khoản chi chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng chi ngắn hạn, số tiền chi trả
trung bình mỗi năm là 1.572 triệu đồng. Nhìn chung số tiền chi trả cho từng
chế độ trong mỗi năm thay đổi thất thường, năm cao năm thấp do nó phụ
thuộc vào số người bị ốm đau, nghĩ đẻ và nghỉ DS-PHSK trong năm đó và
mức trợ cấp bình quân mỗi người.
- Chi trả các chế độ BHXH dài hạn là khoản chi chủ yếu trong tổng chi
trả cho các chế độ BHXH (luôn chiếm trên 97%) vì vậy mà thời gian qua
BHXH Hà Tĩnh luôn xác định chi trả các chế độ BHXH dài hạn là trọng tâm
của công tác chi trả các chế độ BHXH, BHXH tỉnh Hà Tĩnh đã luôn tập trung
làm tốt công tác này và đã thu được những kết quả đáng kể như sau:
15
Bảng 3: Tổng số tiền chi trả cho các chế độ dài hạn ở BHXH Hà Tĩnh
trong giai đoạn 2007-2011
Chỉtiêu

Năm
Tổng số tiền
(tr. đồng)
Quỹ BHXH NSNN
ST
(tr.đồng)
Tốc độ tăng
của ST (%)
ST
(tr.đồng)
Tốc độ tăng
của ST (%)
2007 343.425,1 43.484,5 _ 299.940,6 _
2008 372.834,8 60.818,7 39,86 312.016,1 4,03
2009 429.895,9 88.338,3 45,25 341.557,6 9,47
2010 651.828,6 154.256,4 74,62 497.572,2 45,68
2011 805.846,7 218.835,
6
41,86 587.011,
1
17,98
(nguồn: BHXH tỉnh Hà Tĩnh )
Qua bảng số liệu trên ta thấy, số tiền chi trả các chế độ dài hạn được lấy
từ 2 nguồn là Quỹ BHXH và NSNN. Hàng năm BHXH tỉnh Hà Tĩnh chi trả
cho các chế độ dài hạn với số tiền rất lớn, trung bình mỗi năm chi trả hơn 520
tỷ đồng trong đó chi trả từ NSNN luôn chiếm tỷ trọng rất lớn. Số tiền chi trả
không ngừng tăng lên qua các năm do số tiền chi trả ở cả 2 nguồn đều tăng
lên, nhưng tốc độ tăng của quỹ BHXH nhanh hơn so với NSNN.Có lẽ đây
chính là nguyên nhân làm cho tỷ trọng của quỹ so với tổng chi ngày càng tăng
còn tỷ trọng chi từ NSNN thì giảm đi. Từ bảng số liệu ta cũng thấy số tiền chi

trả của năm 2010 tăng rõ rệt so với năm 2009 tốc độ tăng của số tiền chi trả ở
cả 2 nguồn đều rất lớn:quỹ BHXH tăng 74,62 %, còn NSNN tăng 45,68%,
đây là 1 trong những lý do làm cho tổng số tiền chi trả các chế độ BHXH ở
Hà Tĩnh trong năm 2010 tăng lên đột biến như ta đã thấy ở bảng 2.
Chi trả dài hạn ở BHXH Hà Tĩnh bao gồm 2 khoản chi lớn: chi thường
xuyên và chi BHXH một lần, ta có thể thấy những kết quả cụ thể qua bảng
sau:
16
Bảng 4: Tình hình thực hiện công tác chi trả các chế độ BHXH dài hạn ở
BHXH tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2007-2011
Chỉ tiêu
Năm
Tổng số tiền
(tr.đồng)
thường xuyên BHXH 1 lần
số tiền
(tr.đồng)
tỷ trọng
(%)
Số tiền
(tr.đồng)
tỷ trọng
(%)
2007 343.425,1 337.973,8 98,41 5.451,3 1,59
2008 372.834,8 362.993,2 97,36 9.841,6 2,64
2009 429.895,9 415.988,5 96,76 13.907,4 3,24
2010 651.828,6 633.973.4 97,26 17.855,2 2,74
2011 805.846,7 781.269,6 96,95 24.577,1 3,05
( Nguồn: BHXH tỉnh Hà Tĩnh )
Thời gian qua, ở cơ quan BHXH Hà Tĩnh số tiền chi trả trong tất cả các

chế độ BHXH dài hạn đều có xu hướng tăng lên làm cho tổng số tiền chi trả
cho các chế độ BHXH dài hạn cũng liên tục tăng qua các năm. Trong đó chi
thường xuyên luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất (luôn chiếm trên 95% trong tổng
chi dài hạn) và có xu hướng ngày càng lớn hơn. Để thấy rõ hơn tình hình trên
chúng ta xem xét tình hình chi trả 2 khoản chi trên:
+ Chi trả các chế độ thường xuyên: hàng năm BHXH Hà Tĩnh đang
thực hiện chi trả cho hàng nghìn đối tượng thường xuyên, số tiền được chi trả
được lấy từ cả 2 nguồn Quỹ BHXH và NSNN. Các chế độ thường xuyên bao
gồm: hưu trí, trợ cấp công nhân cao su, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp 91,
trợ cấp TNLĐ-BNN, trợ cấp tuất. Kết quả tình hình chi trả các chế độ thường
xuyên được phản ánh trong bảng sau:
17
Bảng 5: số tiền chi trả các chế độ BHXH thường xuyên ở BHXH Hà Tĩnh
giai đoạn 2007-2011
Đơn vị: triệu đồng
chỉ tiêu
năm
Hưu trí Tuất CN
cao su
MSLĐ TNLĐ
BNN
2007 317.120,
8
7.638,2 101,4 11.254,5 1.825,1
2008 342.883,
4
7.223,6 108,9 10.998,7 1.742,4
2009 392.984,3 8.070,2 124,8 11.439,7 2.079,9
2010 603.986,5 10.143,6 265,6 16.800,3 2.726,1
2011 746.514,1 12.187,8 312,5 19.219,2 2.968,8

(Nguồn: BHXH tỉnh Hà Tĩnh)
Số liệu ở bảng cho thấy, thời gian qua ở BHXH tỉnh Hà Tĩnh số tiền chi
trả trong tất cả các chế độ BHXH thường xuyên đều tăng lên. Trong đó số tiền
chi trả cho chế độ hưu trí, tuất, được lấy từ cả 2 nguồn là Quỹ BHXH và
NSNN; còn trợ cấp công nhân cao su, MSLĐ, TC 91 chỉ do nguồn NSNN
đảm bảo do 2 chế độ này chỉ được áp dụng trước ngày 01/01/1995, sau ngày
01/01/1995 BHXH Việt Nam không tổ chức thực hiện 2 chế độ này nữa. Bởi
vậy số đối tượng hưởng trợ cấp 2 chế độ này trên địa bàn có xu hướng giảm
xuống do chết hoặc chuỷên đi nơi khác.
Chế độ TNLĐ-BNN thì chỉ do quỹ BHXH đảm bảo chi trả, số tiền chi
trả hàng năm cho chế độ này không lớn lắm, bình quân mỗi năm 2.268 triệu
đồng, có lẻ một phần do trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh không có nhiều khu công
nghiệp và các ngành công nghiệp nặng mà chủ yếu là công nghiệp nhẹ và chế
biến hơn nữa việc đảm bảo an toàn cho người lao động rất được chú trọng nên
tỷ lệ người bị TNLĐ-BNN hàng năm không nhiều, tuy nhiên số tiền chi trả
vẫn tăng lên do tiền lương tối thiểu tăng lên. Chiếm tỷ trọng lớn nhất là chi
18
cho chế độ Hưu trí (hưu quân đội, hưu cán bộ, hưu xã phường) luôn chiếm
trên 90% so với tổng chi thường xuyên, với số tiền chi trả bình quân mỗi năm
là 480.697,8 triệu đồng, trong đó tỷ trọng chi trả của quỹ BHXH so với tổng
chi nhỏ hơn so với NSNN, tuy nhiên có xu hướng tăng lên do số đối tượng
hưởng lương hưu từ nguồn NSNN có xu hướng giảm dần qua các năm, ngược
lại số đối tượng hưởng lương hưu từ nguồn Quỹ BHXH lại có xu hướng tăng
nhanh, bởi vì NSNN chỉ chi trả cho những đối tượng về hưu trước ngày
01/01/1995 nên cùng với thời gian số đối tượng chỉ có giảm đi do các nguyên
nhân như chết hoặc chuyển đi chứ không tăng lên, trong khi đó số người về
hưu sau ngày 01/01/1995 lại ngày càng tăng lên. Mặc dù vậy số tiền chi trả
lương hưu thường xuyên của NSNN vẫn rất lớn vì số đối tượng hưởng lương
hưu thuộc NSNN đảm bảo hiện vẫn tương đối đông.
+ Chi trả các chế độ BHXH một lần: hiện nay BHXH tỉnh Hà Tĩnh

đang thực hiện chi trả một lần cho các chế độ: hưu trí (Theo điều 54, 55 Luật
BHXH), tuất, TNLĐ-BNN, mai táng phí. Trong đó chế độ hưu trí một lần,
TNLĐ-BNN một lần do quỹ BHXH đảm bảo chi trả; còn trợ cấp tuất một lần
và MTP thì do cả 2 nguồn Quỹ BHXH và NSNN chi trả. Với những kết quả
cụ thể dưới đây:
19
Bảng 6: Tình hình chi trả các chế độ BHXH một lần ở BHXH tỉnh Hà
Tĩnh giai đoạn 2007-2011
chỉ tiêu
năm
Quỹ BHXH NSNN Tổng 1 lần
số tiền
chi trả
bình
quân
(tr.đ/ng)
SN
(người)
ST
(tr.đồng)
SN
(người)
ST
(tr.đồng)
SN
(người)
ST
(tr.đồng)
2007 950 3.660,1 875 1.791,2 1.825 5.451,3 2,99
2008 1.692 7.714,2 1.178 2.127,4 2.870 9.841,6 3,43

2009 2.053 11.257,5 1.036 1.649,9 3.089 13.907,4 4,5
2010 8.060 13.479,7 3.881 4.375,5 11.941 17.855,2 1,5
2011 2.541 20.194,8 1.189 4.382,3 3.730 24.577,1 6,59
(Nguồn: BHXH tỉnh Hà Tĩnh)
Qua bảng số liệu trên ta thấy, hàng năm BHXH Hà Tĩnh chi trả cho
trung bình 4.691 người với số tiền bình quân mỗi năm là 14.326 triệu đồng, số
tiền chi trả không ngừng tăng lên: năm 2007 số tiền chi trả là 5.451 triệu đến
năm 2011 là 24.577 triệu đồng (gấp 4,5 lần), mặc dù năm 2010 số đối tượng
hưởng trợ cấp một lần là 11.941 trong khi năm 2011 chỉ có 3.730 tuy nhiên
tổng số tiền chi trả của năm 2011 vẫn lớn hơn so với năm 2010: năm 2011 là
24.577 triệu còn năm 2010 là 17.855 triệu đồng, điều đó do số tiền chi trả
bình quân mỗi người năm 2011 là 6,59 triệu đồng/người trong khi năm 2010
chỉ là 1,5 tr. đ/người. Việc chi trả được đảm bảo bởi cả nguồn Quỹ BHXH và
NSNN, nhưng khác với chi trả các chế độ thường xuyên, chi trả một lần từ
nguồn Quỹ BHXH lại chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng chi một lần so với
chi từ NSNN: năm 2007 chi từ Quỹ là 3.660 triệu đồng nhưng từ NSNN chỉ
có 1.791 triệu đồng, những năm sau đó tình hình cũng tương tự và đến năm
2011 thì chi từ quỹ đã là 20.194 triệu đồng thì chi từ NSNN mới chỉ là 4.382
triệu đồng. Lý do vì số đối tượng hưởng một lần từ nguồn Quỹ BHXH lớn
hơn so với từ nguồn NSNN. Số đối tượng ở cả 2 nguồn đều có xu hướng tăng
20
lên, trong đó năm 2011 là năm mà số đối tượng ở cả 2 nguồn đều tăng mạnh,
tăng gần gấp 4 lần so với năm 2009, bởi vậy cho nên mặc dù số tiền chi trả
bình quân mỗi người của năm 2010 ít hơn rất nhiều so với năm 2009(năm
2009 là 4,5 tr. đ/người gấp 3 lần so với năm 2010) nhưng tổng số tiền chi trả
năm 2010 vẫn tăng lên. Còn năm 2011 số đối tượng ở cả 2 nguồn đều giảm
rất nhiều so với năm 2010, nhưng tổng số tiền chi trả vẫn tăng đặc biệt là chi
từ nguồn Quỹ BHXH, tăng so với năm 2010 gần 50%, điều này có lẽ do trong
năm 2011 đa số những người về hưu một lần đều có số năm đóng BHXH
tương đối nhiều cho nên số tiền chi trả trợ cấp hưu trí một lần tương đối cao.

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy năm 2010 là năm tình hình chi trả một lần ở
BHXH Hà Tĩnh có sự biến động lớn nhất: Số đối tượng hưởng tăng cao nhất
nhưng mức hưởng bình quân mỗi người lại ở mức thấp nhất trong cả thời kỳ,
nguyên nhân khiến cho số tiền chi trả một lần bình quân của mỗi người năm
2010 rất thấp có lẻ là do số đối tượng hưởng trợ cấp một lần trong năm 2010
đều có mức hưởng thấp vì số năm đóng BHXH không nhiều dẫn đến mức
hưởng lương hưu một lần thấp hay tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do
TNLĐ-BNN thấp nên mức trợ cấp thấp…
2.2. Những vấn đề còn tồn tại trong công tác chi trả các chế độ BHXH ở
BHXH tỉnh Hà Tĩnh
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác chi trả các chế độ BHXH ở
BHXH tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian qua vẫn còn tồn tại một số hạn chế:
- Về phương thức chi trả: với việc sử dụng 2 phương thức chi trả ( chi
trả trực tiếp và chi trả gián tiếp thông qua đại diện chi trả) thì bên cạnh những
ưu điểm mà nó đã mang lại thì cũng bộc lộ một số nhược điểm: Với hình thức
chi trả trực tiếp có hạn chế về mức độ an toàn tiền mặt do phương tiện vận
chuyển tiền mặt của ngành trang bị cho các huyện chưa có, vận chuyển chủ
yếu bằng phương tiện đi làm của cá nhân( xe đạp, xe máy). Còn hình thức chi
trả gián tiếp gây khó khăn cho cơ quan BHXH trong việc quản lý đối tượng.
21
- Về quản lý đối tượng: Việc quản lý đối tượng hưởng các chế độ
BHXH nhất là những đối tượng nhận trợ cấp hàng tháng tại các phường xã
hiện nay vẫn còn lỏng lẻo, để xảy ra các tình trạng gian lận làm thất thoát quỹ
BHXH : người hưởng chế độ đã chết nhưng không khai báo để hưởng chế độ
tiếp, làm giả giấy tờ hồ sơ để được hưởng chế độ đặc biệt là các chế độ ốm
đau, tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp ,những hiện tượng đó gây tâm lý
hoang mang mất lòng tin ở những người tham gia và thụ hưởng chế độ
BHXH.
- Việc để lại 2% kinh phí cho đơn vị sử dụng lao động chi trả trợ cấp
ốm đau, thai sản, nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khoẻ cho người lao động đã

làm cho các đơn vị sử dụng lao động lúng túng trong quá trình thực hiện. Một
số đơn vị có số lao động ít, không đủ nguồn, nên chi trả cho người hưởng trợ
cấp không kịp thời.
- Sự phối kết hợp với các ngành trong việc thực hiện các chế độ chính
sách BHXH tuy đã có nhưng chưa mạnh, chưa thường xuyên, chưa có những
giải pháp cụ thể đồng nhất. Cấp uỷ chính quyền địa phương chưa có các giải
pháp xử lý những tồn đọng, vi phạm trong việc thực hiện chế độ chính sách
cho người lao động và các đối tượng hưởng và tham gia BHXH cũng như vi
phạm của chính những người được hưởng nên chưa thật sự mang lại hiệu quả,
chưa góp phần tích cực trong việc thực hiện công tác chi trả trên địa bàn tỉnh.
22
Chương III: Một số kiến nghị nhằm thực hiện tốt công tác chi
trả các chế độ BHXH ở BHXH tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian
tới
3.1. Phương hướng, nhiệm vụ của BHXH tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian
tới
- Đảm bảo chi trả đúng, đủ, kịp thời, tránh xảy ra sai sót, gian lận.
Nhằm đảm bảo công bằng cho người thụ hưởng đồng thời không để thất thoát
quỹ.
- Xây dựng kế hoạch chi từ đầu năm, tham mưu cho lãnh đạo có
phương án tiết kiệm kinh phí chi quản lý bộ máy để có nguồn chi lương bổ
sung cho cán bộ và bổ sung trích lập qũy khen thưởng phúc lợi.
- Xây dựng kế hoạch chi cho các đơn vị cấp dưới, tiến hành cấp phát
kinh phí đúng, đủ, kịp thời.
- Tiếp tục chỉ đạo chi trả trợ cấp BHXH ở cấp huyện bằng hình thức chi
trả trực tiếp và thúc đẩy BHXH huyện đi kiểm tra chi trợ cấp ốm đau, thai
sản, nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khoẻ ở các đơn vị sử dụng lao động.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát sử dụng các nguồn kinh phí ở
BHXH các huyện, thị xã và đơn vị sử dụng lao động tỉnh quản lý.
- Tiếp tục hướng dẫn cho BHXH các huyện, thị xã sử dụng máy vi tính

phục vụ công tác quản lý đối tượng, quản lý chi.
- Tổ chức tập huấn và hướng dẫn nghiệp vụ cho BHXH các huyện, thị
xã.
23
3.2. Một số kiến nghị nhằm thực hiện tốt công tác chi trả các chế độ
BHXH tại BHXH tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian tới
3.2.1. Đối với BHXH Việt Nam
BHXH Việt Nam là cấp cao nhất trong bộ máy quản lý chi trả các chế
độ BHXH từ Trung ương đến địa phương, có nhiệm vụ tổ chức bộ máy thực
hiện, hướng dẫn việc thực hiện, tiến hành thanh tra, kiểm tra, giám sát quá
trình thực hiện công tác chi trả các chế độ BHXH tại các cơ quan BHXH tỉnh,
huyện. Ngoài ra BHXH Việt Nam cũng là cơ quan ban hành các văn bản điều
chỉnh, hướng dẫn quá trình chi trả các chế độ BHXH ở các cơ quan BHXH
cấp dưới. Bởi vậy để taọ điều kiện cho cơ quan BHXH Hà Tĩnh nói riêng và
những địa phương khác nói chung có thể làm tốt công tác chi trả các chế độ
BHXH thì BHXH Việt Nam cần:
- Hoàn thiện các chính sách, văn bản pháp luật về BHXH: Chính sách
BHXH của Nhà nước càng hoàn thiện sẽ giúp cho công tác triển khai và thực
hiện được thống nhất, đồng bộ và có hiệu quả. Hiện nay luật BHXH đã đi vào
hoạt động nhưng xung quanh các văn bản hướng dẫn thực hiện vẫn cần phải
tiếp tục hoàn thiện cho phù hợp với tình hình thực tế.
- Tiếp tục cũng cố hoàn thiện bộ máy quản lý chi trả các chế độ BHXH
từ trung ương đến địa phương, phân cấp chi trả rõ ràng, thiết lập quy trình chi
trả chặt chẽ, khoa học, thống nhất trên toàn quốc.
- NSNN đến nay vẫn phải đảm bảo chi trả cho một số lượng lớn đối
tượng hưởng các chế độ BHXH do đó BHXH Việt Nam cần có các biện pháp
khắc phục để giảm gánh nặng cho NSNN. Bên cạnh đó, nguồn thu của quỹ
BHXH có xu hướng không đáp ứng đủ để chi trả cho các chế độ BHXH trong
thời gian tới, trong khi đối tượng hưởng ngày càng tăng lên. Muốn công tác
chi trả được thực hiện tốt hơn và để đảm bảo khả năng chi trả thì phải có các

biện pháp bảo tồn và tăng trưởng quỹ BHXH. Muốn vậy BHXH Việt Nam
cần sử dụng có hiệu qủa và tiết kiệm quỹ, cần tăng nguồn thu, chi đúng mục
24
đích, đúng đối tượng và tăng cường công tác kiểm tra sử dụng quỹ để tránh
các hiện tượng tiêu cực, móc ngoặc làm thất thoát nguồn quỹ BHXH.
- Tiếp tục cải cách hành chính, giảm bớt các thủ tục mẫu biểu báo cáo
về các ban, tăng cường chỉ đạo và có biện pháp đối với BHXH các tỉnh, thành
phố trong việc trả lời giám định hộ và thông báo chi phí thanh toán đa tuyến
còn chậm thiếu chính xác, không đúng quy định làm ảnh hưởng đến công tác
chi trả.
- Khi phân bổ dự toán thu chi hàng năm cho BHXH các tỉnh, thành phố
cần căn cứ vào tình hình cụ thể của từng địa phương để giao phù hợp. Điều
chỉnh tăng kinh phí tuyên truyền và có kế hoạch chỉ đạo về tuyên truyền cho
các tỉnh trong năm đầu thực hiện chế độ BHXH tự nguyện theo Luật BHXH.
3.2.2.Đối với BHXH tỉnh Hà Tĩnh
- BHXH Hà Tĩnh cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ với UBND xã phường
thị trấn để lựa chọn những người có đủ tiêu chuẩn, nhiệt tình làm đại diện chi
trả, đồng thời có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao hiểu biết và kỹ năng
cần thiết cho CBCNV, xây dựng cơ chế đảm bảo hài hoà giữa nghĩa vụ và
quyền lợi nhằm tạo sự gắn kết giữa đại diện chi trả với cơ quan BHXH. Ngoài
yêu cầu thực hiện chi trả đảm bảo an toàn tiền mặt, đại diện chi trả phải nắm
bắt cụ việc tăng, giảm người thụ hưởng nhằm chi đúng người, đúng chế độ.
- Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chi trả:
số đối tượng tham gia ngày càng đông, số tiền chi trả hàng năm là rất lớn bởi
vậy việc quản lý đối tượng thụ hưởng, quản lý số tiền chi trả không thể dừng
lại ở các phương tiện thủ công mà phải áp dụng kỹ thuật tiên tiến, phải sử
dụng công nghệ thông tin, phải được thực hiện trên máy tính. Vì vậy trong
thời gian tới BHXH Hà Tĩnh cần tiếp tục ứng dụng có hiệu quả các chương
trình phần mềm của Trung tâm công nghệ thông tin-BHXH Việt Nam, và các
chương trình phần mềm chuyên dụng phục vụ cho công tác chi trả đang ứng

dụng tại BHXH Hà Tĩnh.
25

×