Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Thực tiễn xét xử và pháp luật thực định nên được điều chỉnh để xét xử có hiệu quả các tội liên quan tới đưa người di cư trái phép

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.22 KB, 6 trang )

Thực tiễn xét xử và pháp luật thực định nên được điều chỉnh để xét xử
có hiệu quả các tội liên quan tới đưa người di cư trái phép
10:47' 19/12/2009
I- Khái niệm về các tội liên quan tới đưa người di cư trái phép theo
pháp luật Việt Nam.
Pháp luật Việt Nam hiện hành không đưa ra khái niệm cụ thể về hành vi đưa
người di cư trái phép. Thuật ngữ này cũng chưa được sử dụng trong các văn bản
pháp luật. Tuy nhiên, theo cách hiểu của chúng tôi thì các tội liên quan tới đưa
người di cư trái phép được quy định trong pháp luật hình sự Việt Nam bao gồm các
hành vi như: tổ chức hoặc cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước
ngoài trái phép; xuất cảnh, nhập cảnh trái phép, ở lại nước ngoài hoặc ở lại Việt
Nam trái phép. Như vậy khái niệm đưa người di cư trái phép có phạm vi hẹp hơn
so với các hành vi được hình sự hoá nêu trên của pháp luật Việt Nam.
Pháp luật hình sự Việt Nam quy định các tội liên quan đến đưa người di cư
trái phép rất cụ thể và rõ ràng. Đó là:
- Điều 274 Bộ luật hình sự:
"Người nào xuất cảnh, nhập cảnh trái phép hoặc ở lại nước ngoài, ở lại Việt
Nam trái phép, đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị
phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc bị phạt tù từ ba tháng
đến hai năm".
Như vậy Điều 274 Bộ luật hình sự là một tội ghép của nhiều tội là: xuất cảnh
trái phép, nhập cảnh trái phép, ở lại nước ngoài trái phép, ở lại Việt Nam trái phép.
- Điều 275 Bộ luật hình sự quy định "Tội tổ chức, cưỡng ép người khác trốn
đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép".
1) Người nào tổ chức, cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại
nước ngoài trái phép nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 91 của Bộ luật
này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
2) Phạm tội nhiều lần hoặc gây hậu quả nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng,
thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.
3) Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười hai
năm đến hai mươi năm.


Như vậy, đây cũng là một tội ghép của bốn hành vi phạm tội khác nhau
trong một điều luật, đó là: tội tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài; tội tổ
chức cho người khác ở lại nước ngoài trái phép; tội cưỡng ép người khác trốn đi
nước ngoài trái phép và tội cưỡng ép người khác ở lại nước ngoài trái phép.
Liên quan đến đưa người di cư trái phép có thể có một số hành vi như sửa
chữa, sử dụng giấy chứng nhận của cơ quan, tổ chức; làm giả con dấu, tài liệu của
cơ quan, tổ chức; chiếm đoạt, mua bán, tiêu huỷ con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ
chức. Các hành vi này có thể trở thành tội phạm tương ứng quy định tại các Điều
266, 267 và 268 Bộ luật hình sự. Nói là có thể trở thành tội phạm vì không phải bất
cứ trường hợp nào có hành vi nêu trên là bị truy cứu trách nhiệm hình sự bởi còn
phải xét đến tính chất, mức độ, tính nguy hiểm của hành vi đó.
II- Thực tiễn xét xử các tội phạm liên quan đến đưa người di cư trái
phép.
Theo số liệu thống kê của ngành Toà án nhân dân thì trong 6 năm 2001-
2006, các Toà án đã thụ lý 330 vụ với 760 bị cáo phạm các tội quy định tại Điều
274 và 275 Bộ luật hình sự. Như vậy số các vụ án phạm các tội nêu trên chiếm tỷ
lệ không nhiều 0,11% trong tổng số các vụ án hình sự mà Toà án đã thụ lý và giải
quyết. Mặt khác, loại tội này tăng, giảm không nhiều (2001 = 31 vụ; 2002 = 52 vụ;
2003 = 37 vụ; 2004 = 49 vụ; 2005 = 49 vụ; 2006 = 42 vụ). Trong số 580 bị cáo đã
bị xét xử thì có 433 bị cáo bị phạt tù giam, bằng 74,6%, 133 bị cáo bị phạt tù
nhưng cho hưởng án treo, bằng 23%; 1 bị cáo bị áp dụng hình phạt tiền.
Sở dĩ loại tội phạm này không tăng (tức là tình hình di cư trái pháp luật)
không phát triển mạnh vì nền kinh tế đất nước ta ngày càng phát triển, đời sống
nhân dân ngày càng được cải thiện cả về vật chất và tinh thần, tình trạng nghèo, đói
ngày càng bị đẩy lùi và tiến tới xoá bỏ, quyền tự do dân chủ ngày càng được đề
cao, tình hình chính trị ổn định nhất thế giới- một đất nước bình yên, an toàn. Mặt
khác tâm lý người Việt Nam không muốn xa quê hương, tổ quốc, vạn bất đắc dĩ họ
mới phải rời bỏ quê hương.
Trong tình hình hiện nay, việc tổ chức trốn đi nước ngoài trái phép theo kiểu
lên thuyền vượt biên ít xảy ra mà được thực hiện bằng các thủ đoạn tinh vi hơn, có

tính hợp pháp hơn thông qua việc đi du lịch, thăm người thân, xuất khẩu lao
động…
Cũng không loại trừ một số trường hợp sử dụng giấy tờ giả mạo để xuất,
nhập cảnh trái phép…
Do Bộ luật hình sự quy định chỉ có hai điều Luật trực tiếp liên quan đến đưa
người di cư trái phép mà đó lại là các điều luật ghép của rất nhiều tội khác nhau,
trong khi đó các mẫu thống kê của ngành Toà án nhân dân không có các tiêu chí
thống kê cụ thể từng loại tội danh nên không thể phân tích rõ là có bao nhiêu tội tổ
chức người khác trốn đi nước ngoài, ở lại nước ngoài, cưỡng ép người khác đi
nước ngoài… (8 tội cụ thể).
Mặt khác các trường hợp sửa chữa, sử dụng giấy chứng nhận của cơ quan tổ
chức, làm giả con dấu, tài liệu, chiếm đoạt, mua bán, tiêu huỷ con dấu… có liên
quan đến đưa người di cư trái phép lại là các hành vi quy định trong các tội phạm
cụ thể, trong các điều luật cụ thể và tách rời hoàn toàn với các điều luật trực tiếp
liên quan tới đưa người di cư trái pháp luật. Do đó Toà án cũng không thống kê
được có trường hợp nào bị xử phạt cùng với các tội quy định ở Điều 274, 275 Bộ
luật hình sự không.
III- Một số đề xuất, kiến nghị:
1) Về pháp luật thực định.
Như đã nêu ở phần trên, một số hành vi như làm giả giấy chứng nhận của
cơ quan, tổ chức, làm giả con dấu… được quy định thành các tội danh riêng biệt để
xử lý với tất cả các hành vi tương ứng mà không phân biệt mục đích làm giả, sử
dụng dấu giả… để làm gì. Chính vì vậy cũng có những quan điểm trái ngược nhau
về việc có truy tố, xét xử đối với các hành vi "làm giả, sử dụng dấu giả…" trong
các tội liên quan tới đưa người di cư trái phép không? Trong thực tiễn xét xử thì
nếu việc làm giả giấy chứng nhận của cơ quan, tổ chức, làm giả con dấu hay sử
dụng các giấy tờ giả mạo làm phương tiện, điều kiện để thực hiện hành vi trốn đi
nước ngoài, trốn ở lại nước ngoài… thì chỉ xử lý về tội tổ chức cho người khác
trốn đi nước ngoài… (tức là chỉ xử lý một hành vi mà thôi).
Như vậy, các hành vi làm giả, sử dụng giấy tờ giả… không bị xử lý là

không công bằng. Do vậy, theo chúng tôi cần bổ sung vào các Điều 274, 275 các
hành vi này như là các tình tiết tăng nặng của khung hình phạt. Nếu điều này được
chấp nhận thì đương nhiên, Điều 274 Bộ luật hình sự sẽ không thể cơ cấu thành
một cấu thành cơ bản như hiện nay mà có thể sẽ được cấu thành thêm một khoản
nữa để quy định những tình tiết tăng nặng cho các tội của Điều luật này.
2) Theo pháp luật hiện hành thì các Điều 274, 275 Bộ luật hình sự là
những điều luật ghép của nhiều tội danh khác nhau. Về kỹ thuật làm luật có thể đạt
được mục đích là gọn nhưng trong thực tiễn áp dụng cũng nẩy sinh nhiều vướng
mắc. Chẳng hạn như Viện kiểm sát truy tố thường trích cả Điều luật (4 tội) tức là
truy tố cả bốn tội. Khi Toà án xét xử cũng không ít trường hợp tuyên bị cáo phạm
cả 4 tội nhưng chỉ có một hình phạt (không tuyên từng tội, không tổng hợp hình
phạt). Thực chất thì bị cáo chỉ phạm một tội trong các tội ghép mà thôi. Về mặt
nguyên tắc thì cả truy tố và xét xử như vậy đều không đúng. Mặt khác tuy trong
cùng một điều luật nhưng cấu thành của các tội phạm lại khác nhau về chủ quan,
khách quan nên cũng dễ nhầm lẫn khi xác định tội danh (mặc dù cùng một chế tài)
về mặt thống kê tội phạm cũng gặp khó khăn khi không tách riêng từng tội phạm
cụ thể mà gộp chung trong một điều luật.
Để khắc phục tình trạng này, theo chúng tôi nên tách riêng từng tội danh cụ
thể và có thể nghiên cứu để có những tình tiết tăng nặng, các chế tài tương xứng
với hành vi phạm tội.
3) Trong khi chưa thể sửa đổi được pháp luật hình sự (Bộ luật hình sự)
theo chúng tôi cũng cần ban hành một số văn bản để hướng dẫn thực hiện (áp
dụng) một số quy định của Bộ luật hình sự. Ví dụ như các tình tiết "hậu quả
nghiêm trọng", "hậu quả rất nghiêm trọng", "hậu quả đặc biệt nghiêm trọng" quy
định tại Điều 275 Bộ luật hình sự.
Theo Thông tư số 09/2006/TTLT/BLĐTBXH-BCA-VKSNDTC-TANDTC
ngày 04-8-2006 hướng dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình sự người có hành vi vi
phạm pháp luật trong lĩnh vực xuất khẩu lao động ở nước ngoài thì các tình tiết gây
hậu quả nghiêm trọng, gây hậu quả rất nghiêm trọng, gây hậu quả đặc biệt nghiêm
trọng được hướng dẫn chỉ áp dụng cho các hành vi phạm tội tổ chức hoặc cưỡng ép

người lao động ở lại nước ngoài trái phép (tức là chỉ trong lĩnh vực xuất khẩu lao

×