-
HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA
BỘ CÔNG THƯƠNG VỀ CÔNG TÁC BẢO VỆ
QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH: THƯƠNG MẠI.
MÃ SỐ: 62.34.10.01
GVHD 1: PGS.TS. LÊ TRỊNH MINH CHÂU
2: TS. VŨ THỊ BẠCH NGA.
HÀ NỘI, 2015
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Về lý luận
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là vấn đề mới, liên quan đến nhiều ngành,
nhiều lĩnh vực. Thời gian qua, tại Việt Nam chưa có nhiều công trình khoa học
nghiên cứu về lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đặc biệt chưa có công
trình khoa học nào nghiên cứu về quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng của Bộ Công Thương. Nhằm tìm kiếm các giải pháp có luận cứ khoa học về
quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng như đề xuất
giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
tác giả lựa chọn đề tài “Hoàn thiện quản lý nhà nước của Bộ Công Thương về công
tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam” để nghiên cứu.
1.2. Về thực tiễn
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là vấn đề mới không chỉ tại Việt Nam. Vấn
đề này chính thức được Đảng và Nhà nước quan tâm từ năm 1999 bằng việc Ủy ban
thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh số 13/1999/PL-UBTVQH10 ngày 27
tháng 4 năm 1999[7]. Pháp lệnh quy định rõ các quyền, nghĩa vụ của người tiêu
dùng, trách nhiệm của tổ chức cá nhân kinh doanh hàng hóa dịch vụ, các quyền
khiếu nại, tố cáo của người tiêu dùng và gần đây Quốc hội khóa XII kỳ họp thứ 8 đã
thông qua Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ngày 17 tháng 11 năm 2011.
Việt Nam bắt đầu mở cửa nền kinh tế theo nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa từ năm 1986, từ đó đến nay nền kinh tế Việt Nam luôn
đạt tốc độ tăng trưởng cao, sản phẩm sản xuất ra không chỉ đáp ứng nhu cầu
trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài. Bên cạnh những tích cực nền kinh
tế thị trường cũng xuất hiện những mặt trái như: tình trạng kinh doanh hàng nhái,
hàng giả, hàng kém chất lượng, không đủ điều kiện về tiêu chuẩn, quy chuẩn.
Tình trạng này đã xuất hiện tại hầu hết các địa phương trong cả nước vi phạm
đến quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng, đồng thời cũng gây hại cho doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh chân chính. Thời gian gần đây các phương tiện thông
2
tin đại chúng đã đưa ra công luận rất nhiều vụ việc vi phạm nghiêm trọng quyền
lợi người tiêu dùng như: Vụ xăng pha acetone, Vụ nước tương nhiễm chất 3-
MCPD- Vụ việc phở nhiễm phormol, Xe máy Honda loạn giá, Vụ việc Công ty
Vedan thả nước thải ra Sông Thị Vải và gần đây là vụ Công ty cổ phần thanh toán
điện tử Vietpay đã dùng mạng di động Mobiphone để lừa đảo người tiêu dùng hàng
tỉ đồng. Đây chỉ là minh họa của một số vụ việc điển hình xâm hại quyền và lợi ích
hợp pháp của người tiêu dùng. Có thể nói rằng, người tiêu dùng Việt Nam đang phải
sống trong một môi trường không an toàn, quyền và lợi ích hợp pháp bị vi phạm
nghiêm trọng.
Để quyền lợi người tiêu dùng được bảo vệ tốt hơn cần có sự phối hợp đồng bộ
của các thành phần tham gia như: cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức xã hội về bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng hóa và dịch vụ,
cơ quan truyền thông báo chí và chính người tiêu dùng. Trong đó, cơ quan quản lý nhà
nước giữ vai trò chủ đạo, vừa định hướng, vừa quyết định các bộ phận khác trong xã
hội thực hiện. Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nước về bảo vệ người tiêu dùng
chưa được quan tâm đúng mức, chưa huy động được sức mạnh của toàn xã hội
tham gia vào công tác bảo vệ người tiêu dùng. Tại nhiều địa phương việc thành
lập tổ chức bảo vệ người tiêu dùng chưa được triển khai, hoặc kết quả còn nhiều
hạn chế.
Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được ban hành là hành lang pháp lý quan
trọng để bảo vệ tốt hơn quyền lợi người tiêu dùng. Đây là bước tiến lớn trong việc luật
hóa các quy định nhằm đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng. Mặc dù, Luật bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng đã có nhiều bước tiến mới so với pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng, tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề hạn chế mà tại thời điểm ban hành luật, do
nhận thức chung của toàn xã hội cũng như điều kiện phát triển kinh tế đất nước chưa
thể hoàn thiện để đưa vào luật. Dưới góc độ khoa học, tác giả đi nghiên cứu thực tiễn
trên thế giới, đặc biệt thực tiễn của một số nước có tổ chức quản lý nhà nước tốt nhất
trên thế giới như Nhật Bản, Malaysia, Hà Lan để làm cơ sở định hướng đề xuất kiến
nghị cho Việt Nam. Theo Luật BVQLNTD, Bộ Công Thương là cơ quan quản lý nhà
3
nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ,
ngành, tổ chức, cá nhân khác để thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về
BVQLNTD. Trong quá trình thực thi nhiệm vụ này của Bộ Công Thương đã bộc lộ
một số hạn chế.
Đề tài sẽ làm rõ về vị trí, chức năng, vai trò, nhiệm vụ và những nội dung quản
lý nhà nước của Bộ Công Thương trong triển khai công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng để thấy được những đóng góp của Bộ Công Thương trong thời gian qua, những
hạn chế cần khắc phục, đồng thời đề xuất các giải pháp thực thi tốt hơn các nội dung
quản lý trong thời gian tới.
Hơn nữa, cuối năm 2015, cộng đồng kinh tế ASEAN sẽ được thành lập, theo lộ
trình hội nhập kinh tế khu vực ASEAN, Ủy ban bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của
ASEAN sẽ ban hành luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong khu vực. Do vậy, việc
hoàn thiện quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Bộ Công Thương
là một tất yếu khách quan nhằm đáp ứng yêu cầu và lộ trình của quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế trong khu vực và trên thế giới.
Vì vậy, việc nghiên cứu tìm các giải pháp có cơ sở thực tiễn để hoàn thiện quản
lý nhà nước của Bộ Công Thương về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam là
cần thiết, góp phần bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ngày càng tốt hơn. Với những lý
do trên, tôi lựa chọn đề tài “Hoàn thiện quản lý nhà nước của Bộ Công Thương về
công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam” để làm đề tài nghiên cứu
luận án Tiến sĩ kinh tế.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu:
Tìm kiếm các giải pháp có luận cứ khoa học và thực tiễn nhằm đề xuất các
giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước của Bộ Công Thương về bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng ở Việt Nam.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, luận án tập trung thực hiện những nhiệm
vụ chủ yếu sau:
4
- Tổng quan các công trình khoa học đã thực hiện liên quan đến quản lý nhà
nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, những vấn đề đã được nghiên cứu, xác
định những vấn đề chưa được nghiên cứu, hoặc nghiên cứu chưa sâu để tập trung
nghiên cứu.
- Hệ thống hóa và tìm kiếm giải pháp có luận cứ khoa học về quản lý nhà
nước nói chung và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nói riêng nền kinh tế.
- Đánh giá thực tiễn thực thi nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ người tiêu
dùng của Bộ Công Thương, những thành công, tồn tại, nguyên nhân và những vấn
đề đặt ra cần giải quyết theo quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
- Nghiên cứu kinh nghiệm quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng trên thế giới, rút ra bài học kinh nghiệm có thể tham khảo vận dụng cho Việt
Nam.
- Trên cơ sở lý luận và thực tiễn của những dự báo về xu hướng xâm phạm
quyền lợi người tiêu dùng, những định hướng hoàn thiện công tác bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng, tác giả sẽ kiến nghị các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà
nước của Bộ Công Thương về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Những vấn đề về lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước của Bộ Công
Thương đối với bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung:
Đề tài tập trung nghiên cứu lý luận về quản lý nhà nước đối với bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng; Nghiên cứu thực tiễn triển khai các nội dung quản lý nhà nước
của Bộ Công Thương về BVQLNTD với tư cách là cơ quan dược Chính phủ giao
thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo luật BVNTD
ở Việt Nam, và đề xuất các giải pháp hoàn thiện.
- Thời gian nghiên cứu:
5
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng công tác quản lý nhà nước về bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng của Bộ Công Thương từ năm 2007 đến nay và đề xuất
các giải pháp áp dụng đến năm 2025.
- Không gian nghiên cứu:
Trên lãnh thổ Việt Nam, tập trung khảo sát ở một số địa phương điển hình,
nghiên cứu kinh nghiệm ở một số nước trên thế giới có mô hình tương đồng và có
hiệu quả để định hướng cho Việt Nam.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để hoàn thành công trình nghiên cứu của mình, tác giả sử dụng các phương
pháp nghiên cứu sau:
4.1. Phƣơng pháp nghiên cứu thu thập dữ liệu sơ cấp
Bên cạnh việc nghiên cứu lý luận tại bàn về các vấn đề liên quan đến công
tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tác giả còn tiến hành khảo sát điều tra thực tế
như: trao đổi với chuyên gia trong và ngoài nước hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng và trực tiếp trao đổi những cán bộ thực thi công tác bảo
vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Trung ương, địa phương, các Hội Bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng, tiến hành điều tra xã hội học với đối tượng là các Sở Công Thương
và Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, cụ thể như:
Trao đổi trực tiếp với các chuyên gia và cán bộ thực thi công tác bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng tại các địa phương
- Trao đổi trực tiếp với các chuyên gia của tổ chức JICA của Nhật Bản về
kinh nghiệm triển khai công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Đối tượng trao đổi: Chuyên gia thường trú của Nhật Bản tại Cục Quản lý
cạnh tranh, Bộ Công Thương.
Câu hỏi là: Để công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đạt hiệu quả cao
cơ quan bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cần được hoàn thiện theo hướng nào? Cơ
quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại địa phương có vai
trò như thế nào với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
6
Kết quả: Để công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có hiệu quả thì cơ
quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng phải có quyền lực, có
tính độc lập cao, phải thành lập hệ thống xuyên suốt từ Trung ương đến địa phương.
Bên cạnh cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Trung
ương, cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại các địa
phương có vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng chính sách và thực thi chính
sách tại các địa phương.
- Trao đổi trực tiếp với các chuyên gia hoạt động ở trong nước trong lĩnh vực
bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng như TS.Vũ Thị Bạch Nga – Trưởng Ban Bảo vệ
người tiêu dùng, Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương, PGS.TS.Bùi Nguyên
Khánh – Viện phó Viện Nhà nước và Pháp luật, Ông Đỗ Gia Phan- Nguyên Tổng
Thư ký, Phó chủ tịch Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam
Nội dung câu hỏi:
Khó khăn lớn nhất trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Việt
Nam hiện nay là gì?
Giải pháp hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng tại Việt Nam là gì?
Kết quả:
Nhận thức của toàn xã hội về công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng chưa
cao, cần thành lập hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng từ Trung ương đến địa phương, trao thêm thẩm quyền cho cơ quan này,
cần bổ sung nguồn nhân lực và vật lực cho hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng.
- Điều tra, khảo sát cán bộ thực thi công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
và hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại các địa phương như: Hà Nội, Hải
Phòng, Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Ninh, Ninh Bình, Thái Bình, Nam Định, Hà
Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An,
Hà Tĩnh, Khánh Hòa, Đak Lak, Gia Lai, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh, Long An, Tây
Ninh, Bến Tre, Cà Mau, Tây Ninh, Bình Dương, Vũng Tầu, Lai Châu, Điện Biên
7
Đối tượng trao đổi: Cán bộ trực tiếp triển khai công tác bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng tại Sở Công Thương và Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Nội dung câu hỏi: Khó khăn của địa phương trong triển khai công tác bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng là gì? Có đề xuất gì để nâng cao hiệu quả công tác này?
Kết quả:
Chưa có bộ phận chuyên trách về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, chưa
nhận được sự quan tâm đúng mức của lãnh đạo địa phương, thiếu kinh phí hoạt
động cho các hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Kiến nghị là Bộ Công Thương cần phối hợp với Bộ Nội vụ sớm ban hành
thông tư liên tịch quy định rõ con người, đơn vị chịu trách nhiệm thực thi công tác
bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại các Sở Công Thương. Cần có cơ chế chính
sách hỗ trợ kinh phí, cơ sở vật chất cho các hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
các địa phương hoạt động.
Điều tra xã hội học
Đối tƣợng khảo sát: Phát 230 phiếu điều tra tới cán bộ của 45 Hội bảo vệ
người tiêu dùng, cán bộ của 63 Sở Công Thương các tỉnh/thành phố trong cả nước.
Nội dung câu hỏi và kết quả khảo sát:
Sau khi thu thập các phiếu điều tra tác giả đã tổng hợp, phân tích và đánh giá
các dữ liệu thông qua máy tính để đưa ra các nhận định theo từng nội dung khảo sát
thu được kết quả như sau:
-Tại cơ quan anh chị có những hoạt động nào nhằm bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng?
Kết quả thu được là thành lập văn phòng giải quyết khiếu nại; Tuyên truyền
phổ biến pháp luật; Kiểm tra chất lượng hàng hóa, dịch vụ; Tư vấn cho người tiêu
dùng.
- Khó khăn của các cơ quan tổ chức trong việc triển khai công tác bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng là gì?
8
Kết quả thu được là: Nhận thức của người tiêu dùng còn hạn chế; Ý thức của
doanh nghiệp chưa tốt; Thiếu sự hỗ trợ từ cơ quan quản lý nhà nước; Thiếu cơ sở
pháp lý để thực hiện; Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chưa tốt.
- Nhiệm vụ nào là nhiệm vụ trọng tâm khi triển khai công tác bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng?
Kết quả thu được là tuyên truyền phổ biến pháp luật bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng.
- Người tiêu dùng hay bị vi phạm trong lĩnh vực nào là nhiều nhất?
Kết quả thu được theo thứ tự là: An toàn vệ sinh thực phẩm; hàng hóa, dịch
vụ kém chất lượng; Hàng nhái, hàng giả; Cung cấp thông tin sai sự thật cho người
tiêu dùng; Trách nhiệm bảo hành sản phẩm.
- Có nên thành lập bộ phận chuyên trách và giao thêm thẩm quyền cho cơ
quan này ở Bộ Công Thương và Sở Công Thương các tỉnh hay không?
Hơn 90 % ý kiến cho rằng nên thành lập và nên trao thêm thẩm quyền cho cơ
quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
- Thực trạng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan thực thi công tác bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng như thế nào?
Kết quả cho thấy chưa có cơ chế phối hợp hiệu quả, rõ ràng, việc phối hợp
chỉ mang tính hình thức, kém hiệu quả.
- Khó khăn của các hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đang gặp phải là
gì?
Kết quả cho thấy là chưa nhận được sự quan tâm của toàn xã hội và thiếu
kinh phí, nguồn lực cho hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
4.2. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Tác giả thu thập các văn bản pháp luật, các công trình khoa học, đề tài, bài
báo, sách, thông tin liên quan đến quản lý nhà nước nói chung và quản lý nhà nước
trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nói riêng để nghiên cứu:
- Phƣơng pháp điều tra chéo
9
Nhằm kiểm chứng tính chính xác của thông tin được thu thập, tác giả đã sử
dụng phương pháp điều tra chéo để đưa ra số liệu, thông tin được sát thực với thực
tế.
- Chọn lọc, phân tích, đánh giá và tổng hợp
Lựa chọn nguồn số liệu và điều tra trong số các đối tượng được khảo sát để
tiến hành phân tích, đánh giá, tổng hợp nhằm đưa ra các nhận định, đánh giá và đề
xuất giải pháp.
- Phƣơng pháp mô tả thống kê
Căn cứ trên báo cáo của các địa phương, các hội bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng tác giả đã đưa ra các tiêu chí và tổng hợp số liệu làm cơ sở cho các nhận định
và đề xuất các giải pháp cho đề tài.
10
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1. Các nghiên cứu của nƣớc ngoài
Http://www.answers.com/Q/What_is_the_Role_of_government_in_consume
r_protection[73]. Tại trang web nêu trên, đã nêu vai trò của Chính phủ trong bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng như là: Ban hành các quy định pháp luật để điều chỉnh
những hành vi cạnh tranh không lành mạnh nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Ngoài ra, Chính phủ còn tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng về
quyền lợi chính đáng của họ.
Tại website của cơ quan bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Canada:
/>00264 [100] đã nêu Chính phủ chịu trách nhiệm tạo ra môi trường kinh doanh lành
mạnh, hiệu quả và cạnh tranh bình đẳng giữa nhà sản xuất, đơn vị kinh doanh và
người tiêu dùng. Chính phủ cũng phải chịu trách nhiệm về an toàn của sản phẩm.
Vấn đề an toàn bao gồm cả dán nhãn và quảng cáo sản phẩm. Chính phủ tiến hành
kiểm tra an toàn không chỉ thực phẩm, mà còn cả thực vật và động vật tại biên giới
của Canada. Nhiệm vụ này Chính phủ giao cho Cục kiểm dịch thực phẩm Canada.
Chính quyền địa phương chịu trách nhiệm về các vấn đề kinh doanh tại các
địa phương, điều kiện về cấp phép kinh doanh cũng như các vấn đề về an toàn công
cộng. Những dịch vụ được cung cấp trên địa bàn của địa phương sẽ do cơ quan
quản lý địa phương quy định về điều kiện kinh doanh.
IOCU (1992), Cunsumers and the Environment, published by International
Organization of Consumers Unions Penang, Malaysia [70]. Đây là cuốn sách viết về
cách thức tiêu dùng để bảo vệ môi trường, do tổ chức quốc tế về bảo vệ người tiêu
dùng Malaysia xuất bản. Cuốn sách nêu nên tầm quan trọng của ý thức người tiêu
dùng trong việc bảo vệ môi trường, cách thức thay đổi thói quen nhằm bảo vệ môi
trường trong điều kiện các nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt. Muốn
vậy cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng cần:
Tăng cường giáo dục cho người tiêu dùng về tiêu dùng bền vững, thay đổi
quan điểm và lựa chọn sản phẩm năng lượng tự nhiên như gió, ánh sáng mặt trời.
11
Cung cấp thông tin đầy đủ và kịp thời cho người tiêu dùng về hàng hóa dịch
vụ sử dụng năng lượng thay thế, cũng như các cách thức để quảng bá, nhân rộng đối
tượng sử dụng sản phẩm này.
Chỉ ra những lợi ích của người tiêu dùng có được khi tiêu dùng hướng tới
môi trường ở các hội thảo quốc gia và quốc tế.
Ban hành chính sách khuyến khích về thuế để hưởng ứng và hỗ trợ việc sản
xuất và tiêu dùng các sản phẩm dịch vụ vì môi trường.
Sẵn sàng phối hợp với các doanh nghiệp hoạt động vì sự phát triển của xã
hội, môi trường bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu.
Chính phủ cần phối hợp với các doanh nghiệp, các cơ quan tổ chức có liên
quan để đảm bảo việc cung cấp hàng hóa dịch vụ nhằm đảm bảo phát triển bền
vững, bảo vệ môi trường.
- Richard M.Alderman (2006), Know your rights, Taylor Trade Publishing
Lanham, New York, Boulder, Toronto, Oxford [71]. Đây là cuốn sách viết về quyền
của người tiêu dùng gồm 19 chương. Cuốn sách viết về các lĩnh vực khác nhau như
cho vay vốn, di cư, khiếu nại tại tòa án rút gọn, thủ tục li hôn, trình tự bắt đầu kinh
doanh, luật tiêu dùng, quyền và nghĩa vụ của người cho thuê nhà và người thuê nhà.
Cuốn sách nhấn mạnh và đề cao vai trò của luật sư trong việc giúp đỡ người tiêu
dùng trong các hợp đồng ký kết với các đơn vị sản xuất kinh doanh, nơi mà pháp
luật được thực hiện rất tốt như Mỹ, Anh, Canada.
- CUTS (2004), Is it really safe, CUTS Publications, India [68]. Cuốn sách
“nó có thực sự an toàn” do tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Ấn Độ viết
vào năm 2004 gồm 6 chương, hướng dẫn người tiêu dùng sử dụng hàng hóa, dịch
vụ an toàn: Từ các đồ chơi trẻ em, đồ mỹ phẩm đến sử dụng dịch vụ chăm sóc sức
khỏe, sử dụng thực phẩm, di chuyển trên các phương tiện giao thông. Cuốn sách
đưa ra các chỉ dẫn cho người tiêu dùng sử dụng các hàng hóa, dịch vụ trong cuộc
sống sao cho an toàn và đạt được mục tiêu sử dụng.
- Mudah Murah & Cepat (2008), Tribunal for consumer claims, Published by
Tribunal for consumer claims, Malaysia [69]. Cuốn sách giới thiệu về phương thức
12
giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp nhanh chóng và tốn ít
chi phí đó là tòa án rút gọn tại Malaysia. Đồng thời cuốn sách cũng hướng dẫn
người tiêu dùng cách thức viết đơn khiếu nại, trình tự thủ tục giải quyết khiếu nại,
thủ tục điều trần, các phán quyết của tòa án rút gọn.
Nội dung các trang web, các cuốn sách, bài viết đều khẳng định vai trò Chính
phủ trong việc banh hành chính sách và thực thi chính sách, tạo lập môi trường cạnh
tranh lành mạnh, an toàn nhằm đảm bảo quyền lợi của cả doanh nghiệp và người
tiêu dùng hướng tới phát triển ổn định và bền vững của xã hội, điều đó cũng hoàn
toàn tương đồng với các quy định pháp luật của Việt Nam. Ở một số quốc gia phát
triển đã có nhiều cuốn sách, công trình nghiên cứu, thậm chí có các luật sư chuyên
nghiên cứu và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
2. Các nghiên cứu ở trong nƣớc
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ mã số 97-78-082 (1999), Luận cứ khoa
học của tổ chức thị trường và lưu thông một số mặt hàng thiết yếu theo yêu cầu bảo
hộ sản xuất trong nước và bảo vệ người tiêu dùng, do PGS.TS Đinh Văn Thành,
Viện Nghiên cứu Thương mại làm chủ nhiệm đề tài [12].
Đề tài được thực hiện năm 1999 tập trung vào tổ chức và lưu thông mặt hàng
thiết yếu nhằm bảo hộ sản xuất trong nước và bảo vệ người tiêu dùng. Đây là đề tài
khoa học cấp bộ đầu tiên đề cập đến vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Vấn
đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong đề tài này được đặt trong mối quan hệ
với bảo hộ sản xuất trong nước. Đề tài đã đề cập đến một số vấn đề ảnh hưởng đến
quyền lợi người tiêu dùng như: chống nâng giá, ép giá, được sử dụng hàng hóa có
chất lượng, được bảo hành, được cung cấp đầy đủ thông tin về công dụng, quy cách
phẩm chất của hàng hóa, dịch vụ do mình mua.
Đề tài được tiến hành trong khi vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở
Việt Nam vẫn rất mới, hoàn toàn sơ khai, khuôn khổ pháp lý chưa được hoàn thiện,
bởi trong thời gian này Bộ Khoa học, công nghệ và môi trường đang xây dựng Pháp
lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
13
- Đoàn Văn Trường (2002), Nghiên cứu người tiêu dùng - những vấn đề về
việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà
Nội [33].
Đây là một trong những cuốn sách đầu tiên viết về bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng, cuốn sách được xuất bản ngay sau khi Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng được ban hành năm 1999. Tác giả đã đưa ra được những vấn đề chung
nhất về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng như: Khái niệm về người tiêu dùng, các
yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của người tiêu dùng; Các quyền cơ bản của người
tiêu dùng theo hướng dẫn của Liên hiệp quốc; Giới thiệu về hoạt động bảo vệ người
tiêu dùng của một số nước trên thế giới như Úc, Pháp, Mỹ, Đài Loan, Hồng Kông,
Nhật Bản, Ấn Độ, Thái Lan; Vai trò của Chính phủ trong việc bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng; Các hoạt động thương mại thường gây thiệt hại đến quyền lợi và
lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, cuối cùng là tác giả đưa ra một số giải pháp
chính sách để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam.
Đây là một cuốn sách mô tả tương đối khái quát về các vấn đề bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng Việt Nam, là một cuốn sách hữu ích với người tiêu dùng Việt
Nam. Tác giả đã vẽ ra một bức tranh khái quát về người tiêu dùng, về các quyền của
người tiêu dùng, những hành vi gây hại đến quyền lợi người tiêu dùng, vai trò của
Chính phủ, của Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam.
- Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Thương mại (2006), Sổ tay công tác bảo vệ
người tiêu dùng, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội [17].
Cuốn sách tập trung vào ba phần, phần I giới thiệu khái quát về sự cần thiết
phải bảo vệ người tiêu dùng, hoạt động bảo vệ người tiêu dùng trên thế giới, lịch sử
ngày Quyền của người tiêu dùng trên thế giới, các hoạt động bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng của cơ quan quản lý nhà nước, của các tổ chức xã hội, một số vấn đề đặt
ra. Phần II của cuốn sách giới thiệu về hướng dẫn của Liên hiệp quốc về công tác
bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Phần III cuốn sách giới thiệu về các văn bản pháp
luật hiện hành liên quan đến công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
14
Cuốn sổ tay công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã cung cấp cho
người đọc những kiến thức cơ bản về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo hướng
dẫn của Liên hiệp quốc và các văn bản pháp luật có liên quan.
- TS. Đinh Thị Mỹ Loan (2007), Hỏi – đáp về quyền lợi người tiêu dùng,
Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, Hà Nội [28].
Đây là cuốn sách được soạn thảo công phu với các câu hỏi và trả lời về
những nhóm đối tượng trực tiếp liên quan đế công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng như quyền, trách nhiệm của người tiêu dùng, trách nhiệm của các tổ chức, cá
nhân sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà
nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, giải quyết khiếu nại và xử lý vi phạm
trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ mã số 2006-78-013 (2007), Hoàn thiện
pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở VN trong bối cảnh hội nhập kinh tế
quốc tế, do TS. Đinh Thị Mỹ Loan - Cục Quản lý cạnh tranh làm chủ nhiệm đề tài,
Hà Nội [10].
Đề tài đã tập trung làm rõ các vấn đề sau: lý thuyết về NTD và sự cần thiết
phải bảo vệ quyền lợi NTD trong nền kinh tế thị trường và bối cảnh hội nhập kinh
tế quốc tế; Đánh giá khách quan thực trạng pháp luật và thực thi pháp luật bảo vệ
quyền lợi NTD, nêu bật những bất cập và nguyên nhân của những bất cập này; Tìm
hiểu kinh nghiệm xây dựng pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD một số nước và rút ra
bài học kinh nghiệm cho Việt Nam; Đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện
pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Đây là đề tài tương đối công phu, nghiên cứu về sự bất cập của các văn bản
pháp luật hiện hành về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trước thực tiễn phát triển
kinh tế của đất nước, tác giả đã phân tích kinh nghiệm xây dựng của các nước tiên
tiến trên thế giới để đề xuất xây dựng luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng
như những nội dung cần đạt được trong luật.
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ mã số 048.RD/HĐ-KHCN (2009),
Nghiên cứu giải pháp bảo vệ người tiêu dùng trong nền kinh tế thị trường, do ThS
15
Hoàng Thanh Tùng – Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ Công Thương Trung ương
làm chủ nhiệm đề tài, Hà Nội [13].
Đề tài tập trung vào ba nhóm vấn đề chính là: Tổng quan các vấn đề bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng trong nền kinh tế thị trường; Thực trạng bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng của Việt Nam những vấn đề đặt ra; Các giải pháp và kiến nghị về
các biện pháp bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam trong nền kinh tế thị trường.
Tại phần tổng quan các vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tác giả đã
khái quát về quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng trong bối cảnh hội nhập kinh tế
thế giới, các quy định pháp luật của Việt Nam và Thế giới về bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng, kinh nghiệm một số nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Tuy nhiên, trong phần này tác giả chưa đề cập đến các vấn đề như các hình thức
giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức cá nhân kinh doanh hàng hóa
dịch vụ, cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, các tổ chức
xã hội về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh
doanh hàng hóa dịch vụ.
Trong phần thực trạng bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tác giả đã đưa ra
việc quyền lợi người tiêu dùng đang bị xâm hại nghiêm trọng, thực trạng trong
tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, thực
trạng của hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
và cuối cùng là những vấn đề đặt ra.
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ (2009), Trách nhiệm sản phẩm của
doanh nghiệp – công cụ pháp lý bảo vệ người tiêu dùng, do GS.TS Lê Hồng Hạnh,
Viện Khoa học pháp lý làm chủ nhiệm đề tài, Hà Nội [9].
Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề: Tổng quan về trách nhiệm sản phẩm
của doanh nghiệp với người tiêu dùng; Kinh nghiệm xây dựng và áp dụng pháp luật
về trách nhiệm sản phẩm của một số hệ thống pháp luật trên thế giới về bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng, thực trạng pháp luật về chế định trách nhiệm sản phẩm ở
Việt Nam và tình hình thực thi trách nhiệm sản phẩm của doanh nghiệp. Trên cơ sở
16
các phân tích trên tác giả đưa ra giải pháp hoàn thiện cơ chế pháp lý về trách nhiệm
sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam.
Đề tài đã tập trung nghiên cứu về một trong bốn nhóm đối tượng mà luật bảo
vệ quyền lợi người tiêu dùng đưa ra, đó là trách nhiệm sản phẩm của doanh nghiệp
với người tiêu dùng. Trong đó, tác giả đã khái quát các quy định của pháp luật Việt
Nam và thế giới của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng, những kẽ hở pháp luật
cần hoàn chỉnh để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng.
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường mã số LH-2010-03/ĐHL-HN
(2011), Nghiên cứu vai trò của hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong việc bảo
vệ người tiêu dùng ở Việt Nam, do TS. Nguyễn Thị Vân Anh – Giảng viên đại học
Luật làm chủ nhiệm đề tài, Hà Nội [8].
Đề tài phân tích khái quát về các hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt
Nam, những nhiệm vụ của hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (như tuyên truyền
phổ biến pháp luật bảo vệ người tiêu dùng, tư vấn, giải quyết khiếu nại người tiêu
dùng, thực hiện chức năng phản biện với các quyết định, chủ trương chính sách của
nhà nước, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng), những
khó khăn, tồn tại mà các hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng gặp phải, đề xuất để
các tổ chức xã hội hoạt động tốt hơn.
Đề tài là công trình khoa học nghiên cứu về các hội bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng tại Việt Nam, trong đó đã chỉ ra đầy đủ chức năng nhiệm vụ của các hội
bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, các hoạt động của hội trong thời gian qua, những
khó khăn, tồn tại cũng như đề xuất để hội phát huy vai trò trong thời gian tới.
- Đề tài cấp Bộ mã số 24.12.RD/HĐ-KHCN (2012), Nghiên cứu các phương
thức giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và cá nhân, tổ chức kinh doanh để
thực thi luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, do TS. Vũ Thị Bạch Nga, Cục Quản
lý cạnh tranh làm chủ nhiệm đề tài, Hà Nội [11].
Đề tài tập trung nghiên cứu các phương thức giải quyết khiếu nại của người
tiêu dùng tại Việt Nam, thực trạng giải quyết khiếu nại tại Việt Nam những tồn tại
vướng mắc. Đồng thời, đề tài cũng nghiên cứu một số mô hình giải quyết khiếu nại
17
hiệu quả trên thế giới để áp dụng tại Việt Nam. Trên cơ sở thực tiễn tại Việt Nam,
kinh nghiệm thế giới và quy định của luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tác giả
đưa ra các đề xuất để giải quyết tốt hơn khiếu nại của người tiêu dùng trong thời
gian tới.
3. Những vấn đề đã đƣợc nghiên cứu, khoảng trống chƣa đƣợc nghiên
cứu
Những vấn đề đã đƣợc nghiên cứu
Theo quy định trong Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nay là luật
bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có 4 nhóm đối tượng được điều chỉnh là: Người
tiêu dùng; tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ; cơ quan quản lý
nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; các phương thức giải quyết khiếu nại
về người tiêu dùng; Các bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Tại Việt Nam từ đầu những năm 90 của thế kỷ 20 đã có những đề tài công
trình đề cập đến công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nhưng chỉ đến năm 2000
trở đi mới có công trình khoa học thực sự nghiên cứu chuyên sâu về các đối tượng
tham gia vào công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng như: Hội bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng, trách nhiệm bảo hành sản phẩm của các tổ chức cá nhân kinh
doanh hàng hóa dịch vụ, các phương thức giải quyết tranh chấp người tiêu dùng,
hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Về người tiêu dùng, các đề tài trước đây đã nêu ra những quyền theo quy
định của Liên hiệp quốc cũng như giải thích nội dung của những quyền đó là gì. Do
các đề tài này được nghiên cứu trước khi luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nên
chưa đề cập đến nghĩa vụ của người tiêu dùng.
Về nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa dịch vụ đã được
nghiên cứu dưới góc độ là trách nhiệm bảo hành sản phẩm, tuy nhiên đây chỉ là một
trong những trách nhiệm của tổ chức kinh doanh hàng hóa dịch vụ. Theo quy định
của luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa
dịch vụ có rất nhiều trách nhiệm như trách nhiệm cung cấp thông tin, trách nhiệm
18
bảo hành, trách nhiệm thu hồi hàng hóa có khuyết tật, trách nhiệm bồi thường hàng
hóa có khuyết tật gây ra…
Về các tổ chức xã hội về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã được nghiên
cứu dưới góc độ các hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Về khía cạnh các hội
được nghiên cứu khá kỹ, tuy nhiên chưa đề cập đến các tổ chức xã hội khác không
phải là hội nhưng cũng tham gia vào công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng như
câu lạc bộ tiêu dùng nữ, các tổ chức xã hội về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
được thành lập tại các đài truyền hình, báo, các doanh nghiệp.
Về các hình thức giải quyết khiếu nại, đây là Đề tài nghiên cứu của Cục
Quản lý cạnh tranh. Đề tài đã khái quát các phương thức giải quyết khiếu nại của
người tiêu dùng, những tồn tại, kết quả trong công tác giải quyết khiếu nại của
người tiêu dùng, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm giúp người tiêu dùng
trong quá trình giải quyết tranh chấp với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa
được hiệu quả hơn.
Các đề tài, tài liệu trên đây mặc dù không trực tiếp viết về hoàn thiện quản lý
nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Bộ Công Thương, nhưng đều
viết về các đối tượng tham gia công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Việt
Nam. Do vậy các kết quả nghiên cứu của các đề tài, tài liệu nêu trên đều là những
tài liệu tham khảo hữu ích cho nghiên cứu đề tài luận án và có thể kế thừa phát triển
thêm các kết quả nghiên cứu đã có.
Khoảng trống chƣa đƣợc nghiên cứu
- Kinh nghiệm thế giới trong việc xây dựng cơ quan quản lý nhà nước về bảo
vệ quyền lợi người tiêu dùng, hiện nay trên thế giới có các loại mô hình nào, ưu
điểm nhược điểm của từng loại mô hình, mô hình nào có thể áp dụng cho Việt Nam
trong quá trình xây dựng phát triển nền kinh tế đất nước trong quá trình hội nhập
nền kinh tế thế giới;
- Quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam trong
thời gian qua, cần đưa ra cái nhìn tổng quan về quản lý nhà nước, nội dung quản lý
nhà nước, mục tiêu và vai trò của quản lý nhà nước nói chung và lĩnh vực bảo vệ
19
quyền lợi người tiêu dùng nói riêng. Vị trí, vai trò của Bộ Công Thương trong việc
thực hiện chức năng là cơ quan được Chính phủ giao thống nhất quản lý nhà nước
về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên phạm vi cả nước, những kết quả đã đạt
được, hạn chế, tồn tại cần khắc phục. Từ thực trạng thực thi các nội dung quản lý
nhà nước cần đưa ra dự báo tình hình vi phạm quyền lợi người tiêu dùng, định
hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thời
gian tới về nội dung quản lý, về tổ chức quản lý, về cơ chế phối hợp các Bộ ngành,
về giải pháp nâng cao trách nhiệm của các doanh nghiệp và ý thức tự bảo vệ chính
mình của người tiêu dùng cũng như đề xuất kiến nghị với Chính phủ để nâng cao
hiệu quả công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thời gian tới.
4. Các câu hỏi nghiên cứu của luận án
1. Tại sao quản lý nhà nước là quan trọng đối với công tác bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng? Những mục tiêu, nội dung, công cụ và tổ chức quản lý nhà nước
về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là gì?
2. Trong triển khai các nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng thời gian qua có kết quả, tồn tại và nguyên nhân là gì? Từ đó những vấn
đề đặt ra cần giải quyết là gì?
3. Các mô hình tổ chức quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng trên thế giới có những ưu điểm, nhược điểm gì, bài học kinh nghiệm có thể áp
dụng cho Việt Nam?
4. Định hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng của Bộ Công Thương như thế nào?
20
PHẦN NỘI DUNG, KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƢƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUỐC TẾ CỦA QUẢN
LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƢỜI TIÊU DÙNG TRONG
NỀN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG
1.1. Sự cần thiết của việc bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng trong nền
kinh tế thị trƣờng
1.1.1. Khái niệm ngƣời tiêu dùng, quyền và nghĩa vụ của ngƣời tiêu
dùng
1.1.1.1. Khái niệm ngƣời tiêu dùng
Người tiêu dùng là bất cứ ai trong chúng ta khi mua hàng hóa dịch vụ hoặc
được cho, tặng hàng hóa dịch vụ để sử dụng vì mục đích tiêu dùng cho cá nhân hoặc
hộ gia đình. Trên thế giới luật bảo vệ người tiêu dùng của các quốc gia cũng đều
quy định người tiêu dùng với những nội dung cơ bản như: “Người tiêu dùng là cá
nhân mua sử dụng hàng hóa dịch vụ, không vì mục đích kinh doanh”
Theo Chỉ thị số 1999/44/EC của nghị viện Châu Âu và Hội đồng Châu Âu
ngày 25/5/1999 định nghĩa người tiêu dùng như sau:
Người tiêu dùng là bất kỳ người nào thực hiện việc mua hàng theo hợp đồng
được quy định bởi Chỉ thị này, thực hiện vì mục tiêu không liên quan đến thương
mại, kinh doanh hay nghề nghiệp.
Theo luật bảo vệ người tiêu dùng Malaysia năm 1999 thì người tiêu dùng
được định nghĩa như sau:
Người tiêu dùng là người nhận hàng hóa hoặc dịch vụ để sử dụng cho mục
đích cá nhân, sử dụng trong hộ gia đình, sử dụng hoặc tiêu dùng và không sử dụng
hàng hóa hoặc dịch vụ vào mục đích thương mại, tiêu dùng cho quá trình sản xuất.
Theo luật bảo vệ người tiêu dùng của Singapore hay luật thương mại bình
đẳng của Singapore năm 2003, người tiêu dùng được định nghĩa như sau:
“Người tiêu dùng là cá nhân nhận hoặc có quyền nhận hàng hóa và dịch vụ
từ người cung cấp hoặc có nghĩa vụ thanh toán cho người cung cấp đối với hàng
21
hóa, dịch vụ mình đã mua tặng cho cá nhân khác và các hoạt động tiêu dùng đó
không nhằm mục đích kinh doanh”.
Theo quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam, người
tiêu dùng được hiểu như sau:
Người tiêu dùng là người mua, sử dụng hàng hóa dịch vụ cho mục đích
tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức.
Như vậy, người tiêu dùng không chỉ là các cá nhân mà còn là tổ chức mua,
sử dụng hàng hóa, dịch vụ mà không nhằm mục đích bán lại hoặc cho thuê. Người
tiêu dùng là các tổ chức có“vị trí yếu thế” hơn so với các tổ chức cá nhân kinh
doanh hàng hóa dịch vụ về tài chính, thông tin, tính chuyên nghiệp nên việc bảo vệ
các tổ chức với tư cách là người tiêu dùng cũng là cần thiết.
1.1.1.2. Quyền và nghĩa vụ của ngƣời tiêu dùng
Quyền của ngƣời tiêu dùng
Nhằm tạo ra một sự thống nhất cho các nước trên thế giới trong việc bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng, ngày 9 tháng 4 năm 1985, Đại hội đồng Liên hợp quốc
phê chuẩn bản hướng dẫn của liên hợp quốc về bảo vệ người tiêu dùng, công nhận
ngày 15 tháng 3 hàng năm là ngày người tiêu dùng Thế giới. Bản hướng dẫn là kết
quả của nhiều thập kỷ đấu tranh, thuyết phục của Quốc tế người tiêu dùng và các tổ
chức người tiêu dùng toàn thế giới. Bản hướng dẫn đưa ra nguyên tắc 8 quyền của
người tiêu dùng và vạch ra những nguyên tắc khung để tăng cường các chính sách
bảo vệ người tiêu dùng của các quốc gia.
Việc phê chuẩn này đã khẳng định quyền của người tiêu dùng đã được đưa
lên vị trí hợp pháp và được quốc tế thừa nhận. Ngày nay, 8 quyền cơ bản của người
tiêu dùng đã được liên hợp quốc, cộng đồng quốc tế và Chính phủ các nước thừa
nhận và đưa vào các văn bản pháp luật của mình để bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng.
8 quyền của người tiêu dùng theo quy định của Liên hiệp quốc là:
- Quyền được thỏa mãn những nhu cầu cơ bản;
- Quyền được an toàn;
22
- Quyền được thông tin;
- Quyền được lựa chọn;
- Quyền được lắng nghe;
- Quyền được khiếu nại bồi thường;
- Quyền được giáo dục, đào tạo về tiêu dùng;
- Quyền được có môi trường sống lành mạnh và bền vững.
Những quyền này là cơ sở để các nước xây dựng chính sách bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng cũng như hoạt động của các tổ chức quốc tế về bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng.
Tại Việt Nam, trên tinh thần tiếp thu và học hỏi những tiến bộ trên thế giới
và đúc kết kinh nghiệm sau hơn 10 năm thực thi pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng, ngày 17 tháng 11 năm 2011, Quốc hội khoá XII kỳ họp thứ 8 đã thông
qua Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng [5], trong đó tại Điều 8 quy định các
quyền của người tiêu dùng như sau:
Trong 8 quyền theo bản hướng dẫn của liên hiệp quốc có quyền được thỏa
mãn những nhu cầu cơ bản và quyền được có môi trường sống lành mạnh và bền
vững đã được quy định cụ thể trong Bộ Luật dân sự năm 2005, và Hiến pháp năm
1992 sửa đổi và bổ sung năm 2013, nên Luật này không quy định thêm mà cụ thể 6
quyền còn lại thành 8 quyền sau:
- Được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ, tài sản và các quyền, lợi ích
hợp pháp khác khi tham gia giao dịch, sử dụng hàng hoá, dịch vụ do tổ chức, cá
nhân kinh doanh hàng hóa dịch vụ cung cấp;
- Được cung cấp các thông tin chính xác và đầy đủ;
- Được Lựa chọn hàng hoá, dịch vụ;
- Được góp ý kiến với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ;
- Được tham gia xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật về BVQLNTD;
- Được yêu cầu bồi thường thiệt hại;
- Được khiếu nại, tố cáo, khởi kiện;
- Được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn kiến thức về tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ.
23
Như vậy, theo quy định tại Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì người
tiêu dùng Việt Nam cũng có những quyền như những người tiêu dùng tại các quốc
gia khác trên thế giới.
Lợi ích hợp pháp của ngƣời tiêu dùng
Theo quy định của pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, ngoài việc
được bảo vệ 8 quyền nêu trên, người tiêu dùng còn được bảo vệ lợi ích hợp pháp
trong giao dịch với các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trên lãnh thổ
Việt Nam.
Lợi ích hợp pháp của ngƣời tiêu dùng là gì? Lợi ích hợp pháp của người
tiêu dùng được hiểu là lợi ích có được trong giao dịch với các tổ chức, cá nhân kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ đúng quy định pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa dịch vụ theo quy định tại khoản 2
Điều 3, của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là tổ chức, cá nhân thực hiện
một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ
hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm:
- Thương nhân theo quy định của Luật Thương mại;
- Cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên, không phải đăng ký
kinh doanh.
Cá nhân, tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ ở đây được hiểu là các
thương nhân theo quy định của luật thương mại, các cá nhân hoạt động thương mại
độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh. Như vậy, tất cả các cá nhân,
tổ chức tham gia vào quá trình kinh doanh hàng hóa dịch vụ bao gồm nhà sản xuất,
nhà nhập khẩu, người bán buôn, người bán lẻ khi tham gia cung ứng hàng hóa, dịch
vụ trên thị trường đều chịu sự điều chỉnh của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng.
Lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng là lợi ích có được khi giao dịch với các
tổ chức, kinh doanh hàng hóa dịch vụ. Việc bảo vệ lợi ích hợp pháp đó đồng nghĩa
với việc bảo vệ người tiêu dùng trong các giao dịch với các tổ chức, cá nhân kinh
doanh thông qua việc yêu cầu các tổ chức cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
24
thực hiện đúng các quy định pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng như
các tiêu chuẩn, quy chuẩn của đơn vị đó đã công bố.
Trách nhiệm của tố chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa dịch vụ theo quy
định của luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bao gồm: Trách nhiệm bảo vệ thông
tin của người tiêu dùng; Trách nhiệm cung cấp thông tin cho người tiêu dùng (về
giá, nhãn mác, cảnh báo khả năng nguy hiểm, linh phụ kiện thay thế, điều kiện bảo
hành, hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung); Trách nhiệm liên đới của bên
thứ ba; Trách nhiệm bồi thường thiệt hại; Trách nhiệm thu hồi hàng hóa có khuyết
tật
Trong trường hợp các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không
thực hiện đúng các trách nhiệm trên gây ảnh hưởng đến lợi ích hợp pháp của người
tiêu dùng, thì người tiêu dùng được pháp luật bảo vệ.
Nghĩa vụ của ngƣời tiêu dùng
Bảo vệ người tiêu dùng là cần thiết, vì sự phát triển, tiến bộ của xã hội tuy
nhiên không phải vậy mà bảo vệ người tiêu dùng thái quá gây ảnh hưởng đến doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh chân chính. Với quan điểm như trên, trong Luật Bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng đã đưa ra những nghĩa vụ bắt buộc với người tiêu dùng.
Người tiêu dùng phải có trách nhiệm với chính bản thân mình, phải tự bảo vệ mình,
phải có kiến thức khi tiêu dùng, phải có trách nhiệm tố giác hành vi sai trái ảnh
hưởng đến người tiêu dùng, không được lợi dụng pháp luật về bảo vệ người tiêu
dùng để làm ảnh hưởng đến uy tín danh dự của các tổ chức cá nhân kinh doanh
chân chính cũng như quyền và lợi ích chính đáng của nhà nước. Người tiêu dùng có
các trách nhiệm như sau:
- Người tiêu dùng không được lợi dụng các quy định về bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng để xâm hại quyền và lợi ích chính đáng của Nhà nước và các tổ chức, cá
nhân khác.
- Người tiêu dùng phải tự bảo vệ mình trong việc tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ;
thực hiện đúng và đầy đủ các hướng dẫn về phương pháp sử dụng hàng hóa, dịch vụ;