Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh phú thọ, giai đoạn 2015 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (315.36 KB, 58 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I
NGUYỄN TIẾN LƯƠNG
NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH PHÚ THỌ, GIAI ĐOẠN 2015 - 2020
ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
HÀ NỘI, THÁNG 5 NĂM 2015
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I
ĐỀ ÁN
NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ, GIAI ĐOẠN 2015-2020
Người thực hiện: Nguyễn Tiến Lương
Lớp: B3 - 14
Chức vụ: Trưởng phòng Quản lý chất lượng công trình xây dựng
Đơn vị công tác: Sở Xây dựng Phú Thọ
Người hướng dẫn khoa học: ThS. Nguyễn Hồng Phong
HÀ NỘI, THÁNG 5 NĂM 2015
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập tại Học viện và thực hiện Đề án này, tôi đã
nhận được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo ThS.Nguyễn Hồng Phong -
Phó Trưởng khoa Kinh tế, Học viện Chính trị khu vực I, cùng nhận được sự
giảng dạy, truyền đạt kiến thức quý báu, những ý kiến chỉ bảo của các thầy, cô
giáo Học viện Chính trị khu vực I. Qua đây, Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân
thành và sâu sắc nhất tới thầy giáo ThS.Nguyễn Hồng Phong và các thầy, cô
giáo Học viện Chính trị khu vực I đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và
hoàn thành Đề án này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Sở Xây dựng Phú Thọ, Ban Tổ
chức Tỉnh ủy Phú Thọ, cùng các bạn bè, đồng nghiệp và đặc biệt là gia đình


đã hết lòng tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi về tinh thần và vật chất
trong suốt quá trình học tập và thực hiện Đề án này.
Mặc dù có nhiều cố gắng, xong với vốn kính nghiệm còn ít, thời gian
thu thập tài liệu và tìm hiểu không dài, Đề án khó tránh khỏi những thiếu sót
nhất định. Tôi rất mong được sự đóng góp chân thành từ quý các thầy, cô
giáo, các bạn học viên và quý độc giả để Đề án được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn./.
i
MỤC LỤC
- Đối với cơ quan quản lý nhà nước 25
ii
A. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề án
Trong thời gian qua, công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng
trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được quan tâm chỉ đạo thực hiện tuân thủ các quy
định của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng; nhiều công
trình đã được chủ đầu tư nghiệm thu đưa vào khai thác sử dụng đảm bảo chất
lượng, kỹ mỹ thuật, đáp ứng được yêu cầu thiết kế đề ra góp phần tích cực
vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Phú Thọ.
Tuy nhiên, qua kiểm tra, rà soát thực tế trên địa bàn, bên cạnh những
kết quả đạt được, công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng ở một số
dự án trên địa bàn còn có những tồn tại, hạn chế, một số công trình chất lượng
xây dựng còn thấp, để xảy ra tồn tại phải xử lý kỹ thuật mà nguyên nhân
chính là do những hạn chế, thiết sót ở các bước: khảo sát, thiết kế, thẩm tra,
thẩm định hồ sơ, nhất là thi công xây dựng, giám sát thi công; các chủ thể
tham gia hoạt động xây dựng chưa tuân thủ đúng các quy định của pháp luật
hiện hành về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
Một số ngành, địa phương, nhất là các chủ đầu tư chưa nhận thức đầy
đủ, chưa quan tâm thấu đáo đến công tác quản lý chất lượng công trình xây
dựng; có nơi, có lúc còn buông lỏng, thiếu kiểm tra, đôn đốc trong quản lý

chất lượng; xử lý không nghiêm, thiếu kiên quyết các hành vi vi phạm về chất
lượng công trình. Công tác quản lý chất lượng vật liệu xây dựng, cấu kiện xây
dựng, thiết bị tại một số công trình chưa được chặt chẽ dẫn tới sử dụng vật
liệu xây dựng, cấu kiện xây dựng, thiết bị chưa đảm bảo chất lượng, không
đúng phẩm cấp,… Quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật trong thi công
xây dựng công trình chưa được tuân thủ nghiêm túc, chưa được quản lý chặt
1
chẽ. Chủ đầu tư chưa quản lý, giám sát chặt chẽ các nhà thầu xây dựng theo
quy định và theo hợp đồng ký kết. Tư vấn giám sát thực hiện nhiệm vụ còn
lỏng lẻo, thiếu trách nhiệm, chưa thường xuyên liên tục. Một số nhà thầu thi
công chưa thực hiện đầy đủ các quy định về quản lý chất lượng công trình, thi
công xây dựng công trình còn để xảy ra sai sót. Năng lực của một số chủ đầu
tư, ban quản lý dự án, đơn vị tư vấn, nhà thầu thi công xây dựng còn có mặt
hạn chế, chưa được quan tâm kiện toàn; công tác nắm bắt về tình hình chất
lượng, báo cáo về chất lượng của các chủ đầu tư, Ban quản lý dự án còn hình
thức chưa kịp thời, chưa đảm bảo yêu cầu quy định.
Để còn xảy ra các tồn tại, hạn chế nêu trên thiết nghĩ có phần trách
nhiệm thuộc về cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng
trên địa bàn tỉnh. Vì vậy, nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế, nâng cao
chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới, tác giả
chọn đề án “Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về chất lượng công trình
xây dựng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, giai đoạn 2015-2020” để nghiên cứu
2. Mục tiêu của đề án
2.1 Mục tiêu chung
Nhằm nâng hiệu quả quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây
dựng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, từ đó góp phần tạo ra nhiều sản phẩm, tác
phẩm xây dựng có chất lượng, nâng cao hiệu quả đầu tư, phục vụ đắc lực hơn
cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
3.2. Mục tiêu cụ thể
Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác quản lý chất lượng công trình

xây dựng trên địa bàn, tìm ra những hạn chế yếu kém; nguyên nhân của
những hạn chế yếu kém; từ đó đề ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản
lý về chất lượng công trình xây dựng, hạn chế thất thoát, lãng phí vốn đầu tư
2
xây dựng cơ bản, nâng cao chất lượng, tuổi thọ công trình, sử dụng có hiệu
quả nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản, giai đoạn 2015 - 2020.
Kiện toàn tổ chức, tăng cường nhân lực cho Phòng chuyên môn về
quản lý chất lượng công trình xây dựng của Sở Xây dựng
Tuyên truyền giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức thượng tôn pháp luật
của các chủ thể liên quan về quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa
bàn; nâng cáo ý thức trách nhiệm của các chủ thể, đặc biệt là tính tự giác, uy
tín, trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng.
Tăng cường kiểm tra các khâu trong quá trình đầu tư của cơ quan quản
lý nhà nước về chất lương công trình xây dựng, xử lý nghiêm các hành vi vi
phạm.
3. Giới hạn của đề án
3.1. Đối tượng và phạm vi đề án
Đối tượng của đề tài là công tác quản lý nhà nước về chất lượng công
trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
Phạm vi của đề tài là nghiên cứu những vấn đề liên quan đến công tác
quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Phú
Thọ đối với các công trình, dự án có sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước;
về quản lý an toàn, giải quyết sự cố trong thi công xây dựng, khai thác và sử
dụng công trình xây dựng; về bảo hành công trình xây dựng.
Không gian đề án: các công trình thuộc thẩm quyền kiểm tra của Sở
Xây dựng
1
, bao gồm: công trình nhà máy xi măng cấp II, cấp III; Nhà chung
cư cấp II, cấp III; Công trình công cộng cấp II, cấp III; Công trình hạ tầng kỹ
1

Quy định tại Nghị định số 15/2013/NĐ-CP
3
thuật: cấp II, cấp III; Các công trình xử lý chất thải rắn độc hại không phân
biệt cấp (trừ cấp I và đặc biệt);
3.2 Thời gian thực hiện đề án.
Thời gian thực hiện đề án từ năm 2015 đến hết năm 2020.
4
B. NỘI DUNG
1. Cơ sở xây dựng đề án
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm quản lý và quản lý nhà nước
- Quản lý là tác động có ý thức của chủ thể quản lý lên đối tượng
quản lý nhằm chỉ huy, điều hành, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành
vi của cá nhân hướng đến mục đích hoạt động chung và phù hợp với quy
luật khách quan.
- Quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam là một vấn đề lớn cả trong lý luận và thực tiễn. Trong
lý luận, có thể hiểu:
Khái niệm quản lý nhà nước theo nghĩa rộng: Là hoạt động tổ chức, điều
hành của cả bộ máy nhà nước, nghĩa là bao hàm cả sự tác động, tổ chức của
quyền lực Nhà nước trên các phương diện lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Theo cách hiểu này, Quản lý nhà nước được đặt trong cơ chế "Đảng lãnh đạo,
Nhà nước quản lý, nhân dân lao động làm chủ"
Theo nghĩa hẹp, Quản lý nhà nước chủ yếu là quá trình tổ chức, điều
hành của hệ thống cơ quan hành chính Nhà nước đối với các quá trình xã hội
và hành vi hoạt động của con người theo pháp luật nhằm đạt được những mục
tiêu yêu cầu nhiệm vụ quản lý Nhà nước. Đồng thời, các cơ quan nhà nước
nói chung còn thực hiện các hoạt động có tính chất chấp hành, điều hành, tính
chất hành chính Nhà nước nhằm xây dựng tổ chức bộ máy và củng cố chế độ
công tác nội bộ của mình. Chẳng hạn như ra quyết định thành lập, chia tách,

sát nhập các đơn vị tổ chức thuộc bộ máy của mình; đề bạt, khen thưởng, kỷ
luật cán bộ, công chức, ban hành quy chế làm việc nội bộ
5
Quản lý nhà nước theo nghĩa hẹp này còn đồng nghĩa với khái niệm
quản lý hành chính Nhà nước là hoạt động tổ chức và điều hành để thực hiện
quyền lực của Nhà nước.
1.1.2. Các khái niệm cơ bản về chất lượng và quản lý nhà nước về chất
lượng công trình xây dựng
- Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn ISO 9000-2000 đưa ra khái niệm:
Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực thể, tạo cho thực thể đó
khả năng thỏa mãn những nhu cầu đã được công bố hay còn tiềm ẩn. Nói cách
khác, chất lượng là mức độ đáp ứng các yêu cầu của một tập hợp các đặc tính
vốn có.
- Theo Quyết định số 17/2000/QĐ-BXD ngày 02/8/2000 ban hành quy
định quản lý chất lượng công trình:
+ Chất lượng công trình xây dựng là những yêu cầu tổng hợp đối với
đặc tính về an toàn, bền vững, kỹ thuật và mỹ thuật của công trình phù hợp
với Quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn kỹ thuật, phù hợp với hợp đồng kinh tế
và pháp luật hiện hành của Nhà nước.
+ Quản lý chất lượng công trình xây dựng là tập hợp những hoạt động
của cơ quan có chức năng quản lý thông qua các biện pháp như lập kế hoạch
chất lượng, kiểm tra chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng
công trình.
- Quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng là hoạt động can
thiệp gián tiếp thông qua công cụ pháp luật tác động vào công tác quản lý sản
xuất hàng ngày giữa người đặt hàng (chủ đầu tư) và người bán hàng (các nhà
thầu) để làm ra sản phẩm xây dựng - một loại sản phẩm có tính đơn chiếc và
không cho phép có phế phẩm.
6
- Bản chất quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng: Bản

chất của hoạt động quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng là
mang tính vĩ mô, tính định hướng, tính hỗ trợ và tính cưỡng chế của cơ quan
công quyền. Các cơ quan quản lý nhà nước chịu trách nhiệm về tình hình chất
lượng công trình xây dựng trên địa bàn được phân cấp quản lý chứ không
phải là chất lượng cụ thể của từng công trình.
Để có được chất lượng công trình xây dựng như mong muốn, có nhiều
yếu tố ảnh hưởng, trong đó có yếu tố cơ bản nhất là năng lực quản lý (của nhà
nước, của chủ đầu tư) và năng lực của các nhà thầu tham gia các quá trình
hình thành sản phẩm xây dựng.
1.1.3. Vai trò và mục đích quản lý nhà nước về chất lượng công trình
xây dựng
- Việc quản lý nhà nước đảm bảo việc xây dựng đúng quy hoạch, đảm
bảo an toàn trong xây dựng, tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng xây dựng và
kiến trúc chung, hạn chế việc tác động xấu đến môi trường… bên cạnh đó
việc Nhà nước quản lý chặt chẽ chất lượng các công trình, dự án xây dựng để
ngăn ngừa hiện tượng tiêu cực như hiện tượng tham nhũng, bòn rút công
trình,… Đây là vai trò quan trọng nhất trong công tác quản lý Nhà nước về
chất lượng công trình xây dựng nói riêng và trong lĩnh vực xây dựng cơ bản
nói chung; Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về chất lượng công
trình xây dựng sẽ góp phần hạn chế thất thoát, đẩy nhanh tiến độ các dự án
trên địa bàn.
Do đặc tính mỗi công trình xây dựng như: đặc điểm phân bố công trình,
các chỉ tiêu kết cấu, cấu trúc công trình … sẽ có ý nghĩa về mặt kinh tế chính
trị, quốc phòng an ninh, xã hội… một cách sâu sắc. Do vậy Nhà nước cần tiến
hành quản lý.
7
- Mục đích của quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng là
hoạt động nhằm đảm bảo cho dự án, công trình xây dựng đạt được mục tiêu
đề ra, đảm bảo chất lượng dự án đúng như yêu cầu theo quy chuẩn và tiêu
chuẩn xây dựng, các quy định trong văn bản quy phạm pháp luật có liên quan

và hợp đồng giao nhận thầu xây dựng. Việc quản lý chất lượng dự án, công
trình xây dựng bao gồm nhiều tiêu chí, được thực hiện trong suốt chu kỳ của
dự án đầu tư xây dựng bắt đầu từ giai đoạn hình thành cho đến giai đoạn kết
thúc, hoàn thành dự án, công trình xây dựng và đưa vào khai thác, vận hành.
Hình 1.1: Sở đồ vị trí cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây
dựng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Chủ đầu tư
Xây dựng công
trình
Nhà thầu tư
vấn khảo sát
lập dự án, thiết
kế
Nhà thầu tư
vấn giám sát
Các Nhà thầu
tư vấn khác,
Nhà thầu thi
công xây dựng
công trình
8
Cơ quan quản lý nhà nước về chất
lượng công trình xây dựng
(Sở Xây dựng)
Cấp quyết định đầu tư
(UBND tỉnh, )
Công trình xây dựng
(Sản phẩm kết quả đầu tư xây dựng)
Sở quản lý công
trình xây dựng

chuyên ngành
Phòng chuyên môn
về xây dựng thuộc
UBND cấp huyện
Cấp quyết định đầu
tư (UBND cấp
huyện)
1.1.4. Nội dung quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng
- Tập trung xây dựng văn bản quy phạm pháp luật để tạo hành lang pháp
lý điều chỉnh hành vi và mối quan hệ của các chủ thể tham gia hoạt động xây
dựng hướng tới việc hình thành công trình có chất lượng cao làm thoả mãn
nhu cầu của khách hàng.
- Sau khi đã tạo được môi trường pháp lý và kỹ thuật, Nhà nước phải tổ
chức hướng dẫn việc thực thi trong thực tế. Việc kiểm tra phải được thực hiện
theo đúng nội dung và thẩm quyền nhằm cưỡng chế các chủ thể thực hiện đầy
đủ về nội dung và trình tự quy định trong công tác bảo đảm chất lượng công
trình xây dựng.
Hình 1.2: Các giai đoạn cần quản lý chất lượng của một dự án
Hình 1.3: Quy trình quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dưng.
9
Xác định nội dung cần kiểm tra chất lượng
Thành lập đoàn kiểm tra
Xây dựng nội dung, kế hoạch và dự toán
kiểm tra.
Kiểm tra tài liệu pháp lý và hồ sơ chất
lượng
Báo cáo kết quả đánh giá chất lượng hồ sơ.
Kiểm tra công trình
Công trình đã hoàn thành
xây dựng.

Công trình bắt đầu khởi
công xây dựng
Kiểm tra xác suất.
Kiểm tra không thường
xuyên theo kế hoạch
Kiểm tra lại việc khắc phục các tồn
tại
Dự thảo kết luận đáng giá chất
lượng công trình xây dựng
Thông báo kết luận kiểm tra chất
lượng công trình
Thông báo cho chủ đầu tư để yêu
cầu nhà thầu khắc phục tồn tại
1.1.5. Trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây
dựng của Sở Xây dựng
Sở Xây dựng là cơ quan đầu mối giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thống
nhất quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn, thực
hiện các việc sau:
10
- Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành các văn bản hướng
dẫn triển khai các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng công
trình xây dựng trên địa bàn;
- Hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện, các tổ chức và cá nhân tham
gia xây dựng công trình thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý chất
lượng công trình xây dựng.
- Kiểm tra thường xuyên, định kỳ theo kế hoạch và kiểm tra đột xuất
công tác quản lý chất lượng của các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia xây
dựng công trình và chất lượng các công trình xây dựng trên địa bàn;
- Phối hợp với Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành kiểm
tra việc tuân thủ quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng

chuyên ngành;
- Thẩm định thiết kế xây dựng công trình chuyên ngành do Sở quản lý;
- Giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức giám định chất lượng công
trình xây dựng khi được yêu cầu và tổ chức giám định nguyên nhân sự cố
theo quy định; theo dõi, tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về tình
hình sự cố trên địa bàn;
- Kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng đối với công trình
chuyên ngành do Sở quản lý;
- Báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh định kỳ, đột xuất về việc tuân thủ
quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng và tình hình chất lượng
công trình xây dựng trên địa bàn;
- Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh tổng hợp và báo cáo Bộ Xây dựng về tình
hình chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn định kỳ hằng năm và đột
11
xuất; báo cáo danh sách các nhà thầu vi phạm quy định về quản lý chất lượng
công trình khi tham gia các hoạt động xây dựng trên địa bàn.
1.1.6. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về
chất lượng công trình xây dựng
- Đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế của địa phương.
Sản phẩm đầu ra của các dự án đầu tư xây dựng công trình là các công
trình vật chất phục vụ đời sống của người dân, là công trình phục vụ cho sản
xuất, hay là các công trình thuộc kết cấu hạ tầng. Mục tiêu của các công trình
xây dựng này thỏa mãn nhu cầu bức thiết nhất trong mở rộng sản xuất, phục
vụ nhân dân hay nói cách khác đó là những công trình có mức độ phục vụ cao
cho các mục tiêu kinh tế xã hội. Sản phẩm của dự án đầu tư xây dựng tạo ra
động lực cho phát triển kinh tế. Đồng thời, nó cũng phải đảm bảo rằng chất
lượng xây dựng tốt, được thi công đúng tiến độ, đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật,
nằm ở vị trí phù hợp với quy hoạch trung và các yêu cầu về bảo vệ môi
trường.
Nền kinh tế hiện nay ngày càng phát triển. Quá trình công nghiệp hóa

được đẩy mạnh, kéo theo quá trình đô thị hóa càng nhanh. Các công trình đô
thị phải được xây dựng đúng ranh giới, chỉ giới, lối kiến trúc của công trình
phải hài hòa phù hợp với yêu cầu định hướng kiến trúc của khu vực đó. Việc
đáp ứng các yêu cầu này sẽ tạo ra hình ảnh đô thị có không gian kiến trúc đẹp.
Ngược lại, nếu quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng
nơi lỏng, có những chính sách chủ trương không phù hợp, hay năng lực quản
lý yếu kém, dẫn đến làm giảm hiệu quả đóng góp của các tiềm năng trong nền
kinh tế. Có thể xuất hiện tiêu cực trong đầu tư xây dựng. Vấn đề tiêu cực ở
đây chính là việc thi công không đúng thiết kế, không đúng quy hoạch, ảnh
12
hưởng đến kiến trúc chung, còn để lại vấn đề về môi trường… đây là điều
không tốt cho phát triển kinh tế địa phương
- Tính chủ động sáng tạo và thống nhất trong hoạt động quản lý
nhà nước.
Thực chất của hoạt động quản lý nhà nước là tổ chức thực hiện pháp
luật và các chủ trương chính sách của chính quyền cấp trên vào cuộc sống.
Đây là một chuỗi hoạt động kế tiếp nhau rất phức tạp từ khâu nắm bắt tình
hình, lên kế hoạch hoạt động, tổ chức lực lượng, giao nhiệm vụ cho từng bộ
phận, đến việc chỉ đạo thực hiện, điều hòa phối hợp hoạt động và kiểm tra
tiến độ thực hiện. Tính hiệu quả được đánh giá bằng các tiêu chí định tính
như: trong việc nắm bắt tình hình thực tế có kịp thời, bao quát các vấn đề và
dự báo được xu hướng trong tương lai; cách tổ chức bố trí lực lượng đầy đủ,
khoa học tức là phát huy được lợi thế của mỗi nhân viên; tính đúng đắn của
các chỉ đạo từ cấp trên tức là các chỉ đạo phải nhằm mục đính giải quyết triệt
để vấn đề đang phát sinh và tiến hành việc kiểm tra đồng bộ. Tư duy sáng tạo
thể hiện trong việc phán đoán xu hướng và vận dụng vào điều kiện thực tế địa
phương, các sáng kiến hoặc cách tổ chức bộ máy khoa học, phân công nhiệm
vụ cụ thể.
Tiêu chí này được đánh giá thông qua số lượng các sáng kiến tạo bước
phát triển đột phá của các cấp quản lý.

- Đảm bảo tính kinh tế của hoạt động quản lý.
Đó là những chi phí tối thiểu hoặc có thể chấp nhận được về ngân sách,
thời gian, lực lượng tham gia và những chi phí khác có liên quan đến quản lý
nhà nước.
- Chống thất thoát, lãng phí.
13
Vốn đầu tư thất thoát diễn ra từ khâu chuẩn bị dự án, thẩm định và phê
duyệt dự án đầu tư đến khâu thực hiện đầu tư và thi công xây dựng. thực trạng
quản lý chất lượng công trình từ khâu khảo sát nghiên cứu thiếu tính đồng bộ,
không đáp ứng các chỉ tiêu kinh tế, khả năng tài chính, nguồn nguyên liệu,
bảo vệ môi trường, điều tra thăm dò thị trường không kỹ; chủ trương đầu tư
không đáp ứng đúng khi xem xét, phê duyệt dự án đầu tư. Việc thẩm định và
phê duyệt chỉ quan tâm tới tổng mức nguồn vốn đầu tư, không quan tâm tới
hiệu quả, điều kiện vận hành của dự án, nên nhiều dự án sau khi hoàn thành
và đưa vào sử dụng không phát huy tác dụng, gây lãng phí lớn.
Ngoài ra, do năng lực quản lý điều hành kém, trách nhiệm không cao
của chủ đầu tư, các ban quản lý dự án, các tổ chức tư vấn cũng gây ra thất
thoát, lãng phí vốn đầu tư.
Nguyên nhân chính, tổng quát của hiện tượng lãng phí và thất thoát
nằm ở chính những chính sách, cơ chế kiểm soát hiện có, vừa cồng kềnh, vừa
chồng chéo nhau, làm cho quá nhiều người có thẩm quyền can thiệp vào công
trình nhưng việc xác định trách nhiệm thuộc về ai lại không rõ ràng, do đó
việc quản lý không hiệu quả.
Để giảm lãng phí, thất thoát, trong hoạt động quản lý phải được quản lý
một các đồng bộ tức là quản lý hết các lĩnh vực có trách nhiệm quản lý. Từ
việc cải cách thủ tục hành chính đến quản lý các khâu của quản lý chất lượng
công trình xây dựng,… đến việc thanh tra kiểm tra cũng phải đặt dưới sự quản
lý một cách khoa học.
- Hiệu quả thực thi các quy định của Nhà nước.
Một hình thức hoạt động quan trọng của Quản lý nhà nước là ban hành

các quy định quản lý nhà nước nhằm đưa ra các chủ trương, biện pháp, đặt ra
các quy tắc ứng xử sự hoặc áp dụng các quy tắc đó giải quyết một công việc
14
cụ thể trong đời sống xã hội. Suy đến cùng, các quy định của quản lý nhà
nước chỉ thực sự có ý nghĩa khi được thực hiện một cách có hiệu quả đời sống
xã hội. Việc thực hiện có hiệu quả các quy định quản lý nhà nước là yếu tố rất
quan trọng để thực hiện hóa ý chí của nhà quản lý thành những hành động
thực tiễn. Điều này chỉ đạt được khi tổ chức thực hiện khoa học, hợp lý, đúng
lúc, kịp thời, đáp ứng đòi hỏi bức xúc của đời sống xã hội. Quá trình tổ chức
thực hiện không hợp lý, không kịp thời không thể mang lại kết quả như mong
muốn và hơn thế nữa có thể làm giảm sút uy quyền của cơ quan quản lý.
Để tăng hiệu quả thực thi các quy định của Nhà nước cần có một cơ sở
pháp lý rõ ràng, tức là quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm của các đối tượng
quản lý. Bên cạnh đó, bộ máy chức năng cũng phải được trang bị sẵn sàng cả
về vật chất, tinh thần và nghiệp vụ để thực hiện nhiệm vụ.
Ngoài ra, việc ban hành các chế tài xử phạt thích đáng, có tính răn đe
các chủ thể quản lý sẽ làm tăng hiệu quả thực thi các quy định của Nhà nước.
1.2. Cơ sở pháp lý
Các chủ trương, chính sách của Nhà nước về quản lý chất lượng công
trình xây dựng, cụ thể là các văn bản sau đây:
Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014
Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18/6/2014
Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2013
Luật Ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH11, ngày 16/12/2002.
Nghị định 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về quản lý
chất lượng công trình xây dựng.
15
Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 của Chính Phủ về quản
lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày
15/10/2009 về sửa đổi, bổ sung một số điều nghị định số 12/2009/NĐ-CP.

Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính Phủ về
quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
Nghị định 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu.
Nghị định số 113/2009/NĐ-CP ngày 15/12/2009 của Chính Phủ về
giám sát và đánh giá đầu tư.
Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ Quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước.
Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013 của Bộ Xây dựng quy
định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng
Thông tư số 13/2013/TT-BXD ngày 15/8/2013 của Bộ Xây dựng quy
định thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng công trình
Thông tư số 09/2014/TT-BXD ngày 10/7/2014 của Bộ Xây dựng sửa
đổi, bổ sung một số điều tại các Thông tư hướng dẫn Nghị định số
15/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ về quản lý chất
lượng công trình xây dựng
Văn bản số 2605/UBND-KT6 ngày 24/6/2014 của UBND tỉnh Phú Thọ
về việc tiếp tục tăng cường công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng
trên địa bàn tỉnh.
Các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản khác của nhà nước về
quản lý chất lượng công trình xây dựng.
1.3. Cơ sở thực tiễn
16
Thực trạng công tác quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây
dựng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Hằng năm số lượng và quy mô công trình, dự án được đầu tư xây dựng
trên địa bàn nhìn chung ổn định, quy mô có xu hướng mở rộng, công năng
hiện đại hơn trước. Nhiều công trình, dự án hoàn thành đưa vào khai thác, sử
dụng có chất lượng tốt đã phát huy được hiệu quả góp phần chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của các tầng lớp, nhân dân

trong tỉnh. Tuy nhiên, còn nhiều công trình, dự án sau khi đưa vào khai thác
sử dụng có chất lượng thấp, còn để xảy ra tình trạng thất thoát, lãng phí, kém
hiệu quả trong đầu tư xây dựng. Điều đó phản ánh trong thời gian qua công
tác quản lý của các chủ thể có trách nhiệm trong hoạt động đầu tư xây dựng
nói chung và quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng nói riêng
vẫn còn những hạn chế, khuyết điểm. Do vậy việc nâng cao hiệu quả quản lý
nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ là việc
làm quan trọng, cần thiết, để từ đó điều chỉnh hành vi, nâng cao tinh thần
trách nhiệm của các chủ thể liên quan trong quá trình tạo lập sản phẩm công
trình, dự án xây dựng.
2. Nội dung thực hiện của đề án
2.1. Bối cảnh thực hiện đề án
Đặc điểm của tỉnh Phú Thọ có ảnh hưởng đến công tác quản lý chất
lượng công trình xây dựng
Phú Thọ là tỉnh thuộc vùng đông bắc Việt Nam. Phía Bắc giáp tỉnh
Tuyên Quang và Yên Bái, phía đông giáp tỉnh Vĩnh Phúc, phía đông giáp
huyện Ba Vì - thành phố Hà Nội, phía tây giáp tỉnh Sơn La, phía nam giáp
tỉnh Hòa Bình. Phú Thọ là tỉnh nằm trong quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội.
Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh 3.532,9493 km², chiếm 1,5% diện tích cả
17
nước; được chia làm 01 thành phố, 01 thị xã và 11 huyện. Dân số có
1.313.926 người
2
với mật độ dân số 373 người/km². Tỷ lệ dân số sống tại
nông thôn, vùng núi khoảng 85% và tại thành thị khoảng 15%. Thu nhập bình
quân GDP/người đạt trên 1321USD/người
Về địa hình, Phú Thọ là tỉnh miền núi, trung du nên địa hình bị chia cắt,
được chia thành tiểu vùng chủ yếu. Tiểu vùng núi cao phía tây và phía nam
của Phú Thọ, tuy gặp một số khó khăn về việc đi lại, giao lưu song ở vùng
này lại có nhiều tiềm năng phát triển lâm nghiệp, khai thác khoáng sản và

phát triển kinh tế trang trại. Tiểu vùng gò, đồi thấp bị chia cắt nhiều, xen kẽ là
đồng ruộng và dải đồng bằng ven sông Hồng, hữu Lô, tả Đáy. Vùng này
thuận lợi cho việc trồng các loại cây công nghiệp, phát triển cây lương thực
và chăn nuôi. Địa hình của tỉnh chủ yếu là đồi núi, những vùng đất bằng
phẳng rải rác trong tỉnh. Thành phố Việt Trì là điểm đầu của tam giác châu
Bắc Bộ. Vùng núi chiếm 79% diện tích tự nhiên toàn tỉnh; vùng trung du
chiếm 14,35% diện tích; vùng đồng bằng chiếm 6,65% diện tích. Ðiểm cao
nhất có độ cao 1.200m so với mực nước biển, điểm thấp nhất cao 30m; độ cao
trung bình là 250m so với mực nước biển.
Về xây dựng và đầu tư phát triển: Năm 2014, tỉnh Phú Thọ đã có nhiều
cố gắng huy động nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đã tranh
thủ sự ủng hộ giúp đỡ của Trung ương trong bố trí kế hoạch các nguồn vốn:
hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương, trái phiếu Chính phủ, đối ứng
ODA, vốn tín dụng đầu tư, vay vốn nhàn rỗi của kho bạc nhà nước Trung
ương; ứng trước kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ, ngân sách Trung ương để
đẩy nhanh tiến độ một số dự án cấp bách. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm
2014 ước đạt 14.222 tỷ đồng, bằng 104,8% kế hoạch, tăng 5,7% so với năm
2013, trong đó: vốn đầu tư qua ngân sách tỉnh 4.412 tỷ đồng, tăng 7,2%; vốn
2
Theo số liệu điều tra dân số ngày 01/04/2009
18
đầu tư bộ ngành, Doanh nghiệp nhà nước 3.245,2 tỷ đồng, tăng 4,3%; vốn đầu
tư của tư nhân, dân cư 5.760 tỷ đồng, tăng 6,8%; vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài 805,7 tỷ đồng, giảm 4,1% so với năm 2013.
Ngày 18/6/2014, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật xây dựng 2014
(gồm 10 chương, 168 điều, có hiệu lực từ 01/01/2015). Theo đó, Luật quy
định về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân; về quản
lý nhà nước trong hoạt động đầu tư xây dựng.
Luật Xây dựng 2014 với nhiều điểm mới sẽ tăng cường kiểm soát, quản
lý chất lượng xây dựng ở tất cả các khâu trong quá trình đầu tư xây dựng đảm

bảo dự án đầu tư xây dựng đúng mục tiêu, chất lượng, hiệu quả, nâng cao vai
trò quản lý của Nhà nước về xây dựng.
Luật cũng tập trung vào vấn đề đổi mới kiểm soát, quản lý chất lượng
xây dựng ở tất cả các khâu của quá trình đầu tư. Trong đó, yêu cầu cơ quan
chuyên môn về xây dựng phải tăng cường kiểm soát quá trình xây dựng trong
tất cả các khâu nhằm chống thất thoát lãng phí, nâng cao chất lượng công
trình xây dựng; việc xác lập quan hệ bình đẳng, phân định rõ trách nhiệm giữa
các chủ thể tham gia nhằm nâng cao chất lượng xây dựng, khắc phục tình
trạng thất thoát lãng phí, hiệu quả thấp, đồng thời tạo thuận lợi cho các tổ
chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng… Tăng
cường kiểm soát, quản lý chất lượng xây dựng ở tất cả các khâu của quá trình
đầu tư xây dựng;
Trước đó Chính phủ đã ban hành Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày
02 tháng 6 năm 2013 về quản lý chất lượng công trình xây dựng và Bộ Xây
dựng đã có Thông tư số 10/2013/TT-BXD quy định chi tiết một số nội dung
về quản lý chất lượng công trình xây dựng. Theo đó việc kiểm tra, nghiệm thu
đưa công trình vào sử dụng của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng; phân
19
định rõ ràng về trách nhiệm của các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng;
quy định chi tiết một số thủ tục về nghiệm thu, phân cấp công trình phục vụ
công tác quản lý chất lượng, phân cấp sự cố, về xử lý vi phạm trong quản lý
chất lượng công trình xây dựng và một số nội dung khác như chỉ dẫn kỹ thuật,
quy chuẩn, tiêu chuẩn, Ngoài ra, thẩm quyền và trách nhiệm của các cơ
quan chuyên môn về xây dựng ở Trung ương và địa phương trong các công
tác quản lý chất lượng công trình xây dựng cũng được định rõ; quy định về
việc tổng hợp, báo cáo tình hình chất lượng công trình, trong đó có các tiêu
chí, các nội dung cụ thể, có định lượng để giúp cơ quan quản lý nhà nước về
xây dựng nắm bắt thông tin đầy đủ về tình hình quản lý chất lượng công trình
xây dựng trên địa bàn.
Kiểm tra công tác nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công

trình xây dựng vào sử dụng là một công tác để tăng cường hiệu lực quản lý
nhà nước về chất lượng công trình xây dựng; kiểm soát chất lượng công trình
xây dựng, nhất là các công trình có ảnh hưởng đến an toàn cộng đồng, khi đưa
vào sử dụng phải đảm bảo yêu cầu về chất lượng, an toàn khai thác, sử dụng.
Luật Xây dựng và Nghị định 15/2013/NĐ-CP đã quy định tương đối rõ về
việc kiểm tra công tác nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình
xây dựng vào sử dụng. Qua đó đã hướng dẫn các chủ thể tham gia hoạt động
xây dựng từ các cơ quan quản lý nhà nước, các chủ đầu tư, các nhà thầu tham
gia hoạt động xây dựng hiểu rõ thẩm quyền, trách nhiệm, nội dung và trình tự
thực hiện công tác quản lý chất lượng một cách rõ ràng để đảm bảo yêu cầu
về chất lượng, an toàn khai thác, sử dụng.
Như vậy thể thực hiện và hoàn thành tốt vai trò quản lý nhà nước về
chất lượng công trình xây dựng trong tình hình mới, đòi hỏi cơ quan quản lý
nhà nước phải nâng cao hiệu quả quản lý thông qua việc tự củng cố về tổ
20

×