Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Đưa trò chơi dân gian vào môn Anh Văn tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (245.31 KB, 6 trang )

Phòng GDĐT Hàm Thuận Bắc CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trường : TH Hàm Thắng 1 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Bài viết : SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài : Đưa trò chơi dân gian Việt Nam vào môn tiếng
Anh - Chương trình Let’s Go dùng cho bậc tiểu học
Người viết : Đỗ Trần Hòang Khải
Tổ : 4&5

NỘI DUNG:
I/ Những nội dung thực hiện :
1. Đặt vấn đề:
Đất nước ta trong thời kì đổi mới.Thế hệ trẻ đang lớn lên trong một thời đại mà
các nền văn hóa và kinh tế trở nên không biên giới.Giáo dục là một trong những
quốc sách hàng đầu của đất nước.Để đưa nền giáo dục nước nhà phát triển sánh
với các nước đang phát triển trong khu vực và thế giới.Giáo viên nói chung phải
làm một cuộc cách mạng trong phương pháp giảng dạy sao cho thích ứng với xu
hướng hiện nay.Mỗi giáo viên đều có kỹ năng riêng và cách tổ chức khác nhau
nhưng tất cả đều có chung qui các họat động đúng theo mục đích , yêu cầu và
lượng kiến thức cần truyền đạt do Bộ Giáo Dục đưa ra.
Môn Tiếng Anh nói chung.Tôi nhận thấy cách học lâu nay quá khô khan .Có lẽ
do yếu tố khách quan hay chủ quan nào đó .Chúng ta quá chú trọng vào ngữ pháp
và rất là academic từ đó làm mất đi sự hứng thú của học sinh nhất là các em ở
bậc tiểu học.Do đó học hỏi chuyên môn từ đồng nghiệp,tư liệu trong nước và
ngòai nước qua Internet để cập nhật cho chuyên môn mình là điều cần thiết Và
mục đích duy nhất là làm sao học sinh mình phát triển tối ưu về trí tuệ , tự giải
quyết, sáng tạo công việc ,tư duy độc lập và tự tin.Một trong những hoạt động
trên lớp về bộ môn tiếng Anh ở bậc tiểu học là kết hợp trò chơi trong quá trình
giảng dạy để tăng cường vốn từ vựng , luyện tập và củng cố kiến thức v.v.Xưa
nay ta vẫn quen sử dụng trò chơi dân gian của nước ngoài như : Bingo, Board
rade, Charades, Concentration,Beanbag Circle, Baseball,Tic Tac Toe…… Hiện


nay tất cả các trường đều đưa trò chơi dân gian Việt nam vào các hoạt động vui
chơi các em .Mục đích phát huy,lưu truyền nền văn hoá truyền thống của dân
tộc.Nhưng giáo viên Việt nam dạy tiếng Anh lại ít quan tâm sử dụng trò chơi dân
gian trẻ em nước mình áp dụng vào giảng dạy trên lớp.Cuộc sống vẫn vận hành
những bước đi cùa nó đến sự hiện đại và một ngày hiện đại hơn, nhưng điều đó
không có nghĩa là mọi giá trị truyền thống đã“ lỗi thời ”.Việt nam có trên 80 trò
chơi dân gian ,điều đó cũng đủ cơ sở đề giáo viên vận dụng vào giảng dạy tiếng
Anh ở bậc tiểu học.
2. Yêu cầu của Ngành :
- Để phát triển ngành giáo dục theo kịp các nước trong khu vực và thế giới
Bộ giáo dục đưa tiếng Anh vào bậc tiểu học ( từ lớp 3 – lớp 4 ) như một
môn tự chọn và tương lai gần nó sẽ là bô môn chính thức,làm nền tảng cho
những lớp học cao hơn
- Giáo viên phải mạnh dạng ứng dụng và sáng tạo những trò chơi phù hợp
từng tiết dạy trên lớp và từng bước nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn
tiếng Anh ở bậc tiểu học.
3. Thực trạng :
- Trò chơi dân gian đặc biệt gần gũi với các em và giúp hình thành nhân
cách cho các thế hệ các em.
- Giáo viên dễ hướng dẫn và học sinh dễ thực hiện
- Hiện nay tất cả các trường đều đưa trò chơi dân gian Việt nam vào các
hoạt động vui chơi là điều kiện tốt để thay một số trò chơi nước ngoài mà
vẫn phát huy tính tích cực của nó.
4. Vấn đề cần đề cập :
- Số lượng học sinh quá cao so với diện tích lớp nên khó khăn triển khai trò
chơi.
- Đa số giáo viên dạy tiếng Anh tiểu học hay ngại dùng trò chơi dân
gian,chưa nắm bắt tâm sinh lý trẻ ở lứa tuổi tiểu học.Nên các em dễ nhàm
chán.
- Tiếng Anh tiểu học là môn tự chọn .Các trường công chưa có sự đầu tư

thiết bị đầy đủ (ngoại trừ các trường tư thục hoặc trường quốc tế).
- Toàn quốc chưa thống nhất chương trình.

II/ Bài học kinh nghiệm :
1/ Kinh nghiệm cụ thể:
Chuẩn bị:
- Nắm các chức năng của từng loại bài luyện kỹ năng để sử dụng trò chơi
cho phù hợp.
- Nắm vững các loại hình trò chơi ( từ vựng, cấu trúc câu hay từ vựng và cấu
trúc câu ……)
- Dựa vào hướng dẫn 80trò chơi dân gian, giáo viên chế biến riêng của mình
để áp dụng cho từng mục đích,yêu cầu bài dạy như:
Trò chơi :Tăng cường vốn từ vựng
Luyện cấu trúc câu
Luyện hội thoại
Luyện sữ dụng mệnh lệnh v.v
Một số trò chơi dân gian đã ứng dụng :
Trò chơi ; CHIM BAY CÒ BAY áp dụng trong phần luyện tập mẩu câu
hỏi có động từ khiếm khuyết CAN
- Can the bird fly ?
Horse
Cat
Bee ……
Yes – vừa đồng thanh vừa nhảy bậc lên
No _ vừa đồng thanh vừa ra điệu bộ đứng yên và đưa tay ra sau
Học sinh nào sai sẽ làm quản trò.Nếu chậm hoặc không tìm từ được.Lớp sẽ
đồng thanh đếm giờ ngược five,four,three,two,one. Và sau đó người quản
trò kêu một tiếng kêu của một con vật và hỏi bất cứ bạn nào trong lớp “
What’s the voice of animal ?” Nếu không trã lời được thì lên thay thế.Cứ
thế tương tự.


Trò chơi :Em bé tập đi( úp mặt vào vách đếm 1,2,3 )áp dụng phần luyện
mệnh lệnh.
Giáo viên ghi lên bảng các lệnh đã học.Một học sinh lên bảng, mặt hướng
vào bảng và hô lệnh.Sau mỗi lần hô lệnh quay nhanh xuống để bắt ai làm
không kịp hoặc làm sai.Em đó phải lên thay thế. Dưới lớp làm theo lệnh và
làm sao di chuyển càng tới gần người hô lệnh mà không bị lỗi.Khi có một
em tới đích thì trở lại vạch xuất phát hoặc kết thúc trò chơi.

Trò chơi : “ Tung xúc xắc” trong tài liệu Let’s go có thể thay tung xúc
xắc bằng động tác trò chơi dân gian “ Oánh tù tì “Ai thắng đi một nước.
v,v,,,
Trò chơi : Câu cá ( thường tổ chức các hội chợ ).Gv áp dụng để học
sinh tìm từ ráp thành câu.v.v
Trên 80 trò chơi dân gian ta có thể chọn lọc cải biên.
2/ Kết quả thực hiện :
Quá trình giảng dạy của tôi từ đầu năm học 2009 đến nay .Tôi thấy kết quả
giảng dạy hiệu quả và học tập của các em đều nâng lên rõ rệt. Học sinh các khối
lớp nói chung càng ham mê , hào hứng trong các tiết học và là niềm vui của các
em mỗi ngày đến trường.
Khối
Đầu năm Học kỳ 1 Cuối năm
G K TB Y G K TB Y G K TB Y
Grade 3
64 21 12 65 17 15
71
19 7
66 21.6 12.4 67.0 17.5 15.5 73.2 19.6 7.2
Grade 4


54 40 11 55 31 18 1 76 20 9
51.4 38.1 10.5 52.4 29.5 17.1 0.1 72.4 19 8.6
Grade 5

65 22 7 74 14 6 75 12 7
69.1 23.4 7.4 78.7 14.9 6.4 79.8 12.8 7.4
- Học sinh có tự tin hơn khi trình bày quan điểm trước lớp
- Thích nói tiếng Anh khi chào hỏi ,yêu cầu , nhờ bạn một việc gì đó và xin
phép
- Phản ứng rất nhanh, nhớ từ nhiều.
- Hát thành thạo các bài tiếng Anh trong chương trình
- Số lượng tham gia xây dựng bài ngày càng tăng từ 50% - lên 90%
- 90% học sinh hiểu bài ngay tại lớp và khả năng thực hành tốt các yêu cầu
của giáo viên
- Giáo viên kiểm tra nhiều học sinh của lớp với sự cộng tác học sinh Khá và
Giỏi.
- Điểm thi Học Kì II vượt trội so với Học Kì I
3/ Kết luận chung và kiến nghị :
- Sự nhiệt tình của thầy và trò trong một tiết dạy hết sức quan trọng
- Giáo viên thật sự phải sáng tạo và chủ động
- Học sinh phải chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp
- Thái độ của giáo viên phải cởi mở,vui vẻ,chan hòa với học sinh
- Biết khích lê đúng lúc,tránh gây không khí gò bó nặng nề trong tiết dạy
- Giáo viên phải có những câu nói vui đúng lúc sẽ có hiệu quả cao hơn làm
các em giảm áp lực trong học tập.
- Giáo viên phải biết sáng tạo đồ dùng trò chơi và năng khiếu quản trò.
Kiến nghị :

- Cần thống nhất chung chương trình dạy tòan quốc và chọn tài liệu do
trường Quốc tế có uy tín biên sọan.

- Học sinh đi học buộc phải có sách giáo khoa riêng không phải mượn nhà
trường mỗi khi đến lớp.
- Số lượng học sinh quá lớn khó triển khai trò chơi . Dạy môn tiếng Anh ở
bậc tiểu học có hiệu quả chỉ 12 – 16 em /lớp.
- Phưong tiện nghe nhìn còn hạn chế.
- So với các nước đang phát triển môn tiếng Anh bậc tiểu học còn quá lạc
hậu (chỉ xem tiếng Anh là môn tự chọn hoặc tăng cường).
- Một điều không kém quan trọng đó là sự quan tâm đầu tư của BGH nhà
trường giúp giáo viên giảng dạy và hòan thành tốt công việc .
Hàm Thắng, ngày 20 tháng 05 năm 2010
Người viết

Đỗ Trần Hòang Khải
ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG
XẾP LOẠI :
Hàm thắng, ngày … tháng ……năm 2010
TM HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC HUYỆN
XẾP LOẠI :
Hàm thắng, ngày … tháng ……năm 2010
TM HỘI ĐỒNG KHOA HỌC

×