Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Nhận diện khía cạnh kinh tế của các mô hình sản xuất trong các dạng đê bao vùng phía bắc sông tiền, đồng tháp mười

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (310.74 KB, 12 trang )

NTTULIB
10
NHẬN DIỆN KHÍA CẠNH KINH TẾ CỦA CÁC MÔ HÌNH SẢN
XUẤT TRONG CÁC DẠNG ĐÊ BAO VÙNG PHÍA BẮC SÔNG
TIỀN, ĐỒNG THÁP MƯỜI
Thái Vũ Bình*, Lê Huy Bá**, Ung Văn Tuyền*

TÓM TẮT
Nghiên cứu này nhằm phân tích và xác định mối liên hệ giữa các yếu tố kinh tế kỹ thuật và
hiệu quả sản xuất của các mô hình sản xuất trong từng loại đê bao thuộc vùng phía Bắc sông Tiền.
Nghiên cứu được thực hiện chủ yếu bằng phương pháp tính hiệu quả kinh tế và hiệu quả sản xuất,
phương pháp điều tra các phiếu câu hỏi có số lượng 400 phiếu với chỉ tiêu điều tra được đặt ra đó là:1)
Kỹ thuật canh tác, 2) Chi phí đầu vào, 3) Chi phí đầu ra sản phẩm. Kết quả phân tích cho thấy rằng mô
hình nuôi cá tra, mô hình lúa - màu và mô hình lúa - tôm trong vùng có đê bao lửng năng suất cao hơn
vùng có đê bao triệt để và không đê bao. Mô hình lúa 2 vụ và lúa 3 vụ trong vùng có đê bao triệt để có
năng suất cao nhất. Ngoài ra, nghiên cứu còn chỉ ra rằng sản lượng mô hình lúa - màu cả 3 vụ là tương
đồng nhau, mô hình lúa 2 vụ: sản lượng vụ 1 lớn hơn vụ 2. Riêng đối với mô hình lúa 3 vụ: sản lượng vụ
1 lớn hơn vụ 2 và vụ 3, sản lượng vụ 2 và 3 là tương đồng nhau.
Từ khóa: lũ, đê bao lửng,đê bao triệt để, mô hình sản xuất, yếu tố kinh tế kỹ thuật
IDENTIFICATION ECONOMIC ASPECTS IN THE NORTHERN AREA OF TIEN RIVER,
DONG THAP MUOI WHERE THE PRODUCING MODELS APPLIED FOR DIKES
SUMMARY
The aim of study is to analyze and determine the relationship between technical, economic, and
producing efficiency factors in the northern area of Tien river where the producing models applied for
each dike. The study had carried out mainly by the calculating means of economic efficiency and
producing efficiency, the method of questionnaire survey with 400 votes adapted to the investigation
targets were that: 1) cultivated technique, 2) the cost of inputs, 3) the output cost of products. The
analysis results showed that fish farming, rice-fruit and rice-shrimp model in areas where the semi-
dikes were higher about yield than the full-dikes and have no dikes. The full-dikes had a highest yield
with the producing models for 2 crops and 3 crops. In addition, the study was also noted that the yield
of rice-fruit model are similar to all of 3 crops, for the rice model of 2 crops: yields of first crop was the


greater second crops. For the rice model of 3 crops: the yields of first crop was greater the second and
third crops, while the yields were similar in the second and third crops.
Keywords: Flood, semi-dike, full-dike, producing model, technical and economic factors
1. TỔNG QUAN
Mùa lũ ở đồng bằng sông Cửu Long
(ĐBSCL) thường kéo dài khoảng 6 tháng, từ
tháng 7 cho đến tháng 12 hàng năm. Lũ ĐBSCL
thường là lũ một đỉnh, đạt lớn nhất vào khoảng
cuối tháng 9 đến nửa đầu tháng 10. Tháng 8
cũng thường xuất hiện một “đỉnh phụ”, bởi sau
đỉnh này, vào đầu tháng 9, lũ bị hạ thấp đôi
chút, hoặc nằm ngang hay tăng chậm hơn so với
thời kỳ trước và sau đó. Tỷ lệ dòng chảy lũ từ
thượng lưu vào sông Tiền (khoảng 82-86%) và
vào sông Hậu (khoảng 14-18%). Tổng lưu
lượng đỉnh lũ trung bình cho cả hai sông, kể cả
tràn biên giới vào khoảng 38.000 m
3
/s.

*
Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý Môi trường – Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM
**
Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM
/>NTTULIB
T
ạp chí Đạ
i h

c Công nghi


p
11
Có thể nói rằng, đê bao và những vấn đề
liên quan đến đê bao cho đến nay vẫn được đầu
tư nghiên cứu và cần được đánh giá kỹ lưỡng có
cơ sở khoa học mới tìm ra được giải pháp thích
hợp phục vụ phát triển bền vững các vùng trong
đê bao nói riêng và các địa phương có đê bao
nói chung.
a. Đê bao lửng (còn gọi là đê bao tháng 8):
có mục đích là nâng dần cao trình các đường
giao thông nông thôn để bảo vệ lúa vụ 2. Loại
đê bao này có hai dạng:
Đê bao kiểm soát lũ tháng 8 theo quy mô
nhỏ: Quy mô các ô bao phổ biến hiện nay
khoảng 500 – 1000 ha.
Đê bao kiểm soát đầu vụ đến cuối vụ trên quy
mô lớn: Đây là tuyến kiểm soát lũ bằng hệ thống
đê cống, đập với mục đích hạ thấp mức nước lũ
cho giai đoạn đầu vụ (tháng 8) và giai đoạn cuối
vụ (từ tháng 11 – 12), chủ yếu dùng cho vùng
ngập sâu. Tuy nhiên, vẫn để lũ chính vụ tràn vào
đồng để tránh dâng nước ở thượng lưu.
b. Đê bao chống lũ triệt để (còn gọi là đê
bao kiểm soát lũ cả năm): là các đường đê
phối hợp giao thông có cao trình khá cao và
đỉnh lũ năm 2000 thường được chọn làm mốc
cho các công trình đê, nhằm bảo vệ sản xuất và
bảo vệ dân cư. Khu vực này có thể tăng vụ lúa

hoặc chuyển dịch cơ cấu kinh tế cây trồng, tăng
hiệu quả sản xuất nông nghiệp và có thể không
xả lũ.
Đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến mô
hình sản xuất, một số nghiên cứu đặc trưng có
thể kể đến như sau:
Đề tài “Nghiên cứu tác động đê bao đến đời
sống kinh tế - xã hội và môi trường tại một số
khu vực có đê bao ở tỉnh An Giang”, Đại học
An Giang năm 2004. Kết quả nghiên cứu cho
thấy ngay sau khi bao đê triệt để, nông dân có
thể tăng vụ (ba vụ lúa/năm) và tăng thu nhập.
Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian chi phí sản
xuất tăng cao nhưng năng suất lúa lại giảm, dẫn
đến lợi nhuận giảm.
Nhóm tác giả Phạm Lê Thông, Huỳnh Thị
Đan Xuân và Trần Thị Thu Duyên (2011), “So
sánh hiệu quả kinh tế của vụ lúa Hè Thu và Thu
Đông”, Tạp chí Khoa học 2011: 18a 267-276.
Kết quả cho thấy rằng hiệu quả kinh tế được
ước lượng từ hàm lợi nhuận biên ngẫu nhiên
Cobb-Douglas dựa trên số liệu sơ cấp được thu
thập từ 479 hộ ở ĐBSCL. Lợi nhuận trung bình
của các nông hộ trong vụ Hè Thu và Thu Đông
lần lượt là 7,8 và 6,3 triệu đồng/ha. Với cùng
lượng đầu vào và giá cả cho trước, lợi nhuận vụ
Hè Thu cao hơn vụ Thu Đông khoảng 17-19%.
Mức hiệu quả kinh tế đạt được trong hai vụ lần
lượt là 57% và 58%.
Nhóm tác giả Nguyễn Công Thành, Nguyễn

Văn Hảo, Lê Xuân Sinh và Đặng Thị Phượng
(2011), “Phân tích những rủi ro và hạn chế của
mô hình luân canh tôm lúa đang áp dụng trên
vùng bán đảo Cà Mau”. Kết quả cho thấy nuôi
tôm cần tới 75,40% tổng chi phí sản xuất mang
lại 82,05% tổng thu nhập và 97,44% tổng lợi
nhuận của toàn mô hình tôm - lúa. Khó khăn
chính đối với tôm nuôi trong mô hình này là: (1)
khó quản lý nhà nước, (2) dịch bệnh nhiều, (3)
chất lượng tôm giống chưa đảm bảo yêu cầu.
Đối với lúa, các trở ngại chính gồm: (1) đất
nhiễm mặn, (2) sức chịu mặn và khả năng kháng
bệnh chưa tốt của các giống lúa, (3) nguồn nước
tưới cho lúa phụ thuộc quá nhiều vào thời tiết.
Các công trình này chỉ đi sâu vào một hoặc
hai mô hình để nghiên cứu và chưa đánh giá
được ảnh hưởng của các dạng đê bao đến các mô
hình sản xuất. Chính vì vậy, xác định điều kiện
kinh tế kỹ thuật và hiệu quả của từng đê bao
trong các mô hình canh tác chủ yếu tại các huyện
ở phía Bắc sông Tiền vẫn còn khá mới mẻ.
2. THÔNG TIN ĐẦU VÀO VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thông tin
Mô hình canh tác tại các khu vực có đê bao.
Thông tin định tính – kỹ thuật canh tác:
đặc tính đất canh tác, phương thức canh tác –
/>NTTULIB
Nh


n di

n khía c

nh kinh t
ế
c

a các mô hình s

n xu

t…
12
chăm sóc, tình hình sử dụng phân bón và thuốc
bảo vệ thực vật, cách trồng (quy cách – mật độ),
thu hoạch (cách thu hoạch, bảo quản, vận
chuyển)…
Thông tin định lượng: Chi phí đầu vào
(giống, phân, thuốc, công lao động…) và đầu ra
sản phẩm (năng suất, thời điểm bán, giá bán).
Sổ theo dõi, ghi nhận quy trình kỹ thuật
trồng của nông hộ.
Phiếu điều tra nông hộ, các dụng cụ cần
thiết khác phục vụ cho công tác nghiên cứu đánh
giá nhanh hiện trường…
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp biên hội và tổng hợp các
tài liệu
Thu thập số liệu thứ cấp: Các số liệu về

điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội của vùng
nghiên cứu; các đề tài đã nghiên cứu trên địa bàn
có liên quan, các mô hình nghiên cứu có tính
tương đồng triển khai tại các địa phương khác.
Điều tra sơ bộ theo tuyến, điểm xác định
cụ thể vùng nghiên cứu trên bản đồ tỷ lệ
1/100.000.
Theo dõi và điều tra phỏng vấn với tổng
số phiếu điều tra là 400 phiếu:
- Đối tượng phỏng vấn: Cán bộ quản lý
tại địa phương và hoä dân cư thuộc cộng đồng
sống trong khu vực đê bao.
- Chỉ tiêu điều tra:
+ Kỹ thuật canh tác: đặc tính đất canh
tác, phương thức canh tác – chăm sóc, tình hình
sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, khả
năng kết hợp với các mô hình canh tác khác,
cách trồng (quy cách – mật độ), thu hoạch (cách
thu hoạch, bảo quản, vận chuyển).
+ Chi phí đầu vào (giống, phân, thuốc,
công lao động…).
+ Chi phí đầu ra sản phẩm (năng suất,
thời điểm bán, giá bán).
Xác định, theo dõi biến đổi sản lượng và
chất lượng của một số loại nông thủy sản (lúa,
màu, cá tôm…), so sánh với các vùng khác
nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng.
Phương pháp tính hiệu quả kinh tế và
hiệu quả sản xuất
Tổng thu = Sản lượng x Giá bán. Tổng

chi

= Vật tư + lao động + sức kéo [+ thủy lợi phí
+ thuế].
Lợi nhuận (Lãi ròng) = Tổng thu – tổng
chi. Giá thành sản xuất = Tổng chi/ Sản lượng
(đ/kg).
Hiệu quả đồng vốn = Tiền lời/ Tiền vốn.
Phương pháp PRA
Phỏng vấn nông hộ, cán bộ làm công tác
quản lý tại các khu vực có đê bao, cán bộ xã và
huyện theo các phiếu câu hỏi lập sẵn. Các mẫu
phiếu điều tra được thiết lập riêng cho từng đối
tượng phỏng vấn và với từng nhóm thông tin
khác nhau: Nhận thức của người dân về vấn đề
phát triển kinh tế trong vùng đê bao, sự tham gia
của người dân với công tác bảo vệ đê bao, các
tác động trong vùng có đê bao, mối quan tâm
giữa chính quyền địa phương với việc quản lý
các đê bao.
Phương pháp xử lý số liệu
Nhập, xử lý các số liệu phiếu điều tra,
các số liệu phân tích bằng phần mềm
Statgraphics Centurion XV (Version 5.1). Mục
tiêu sử dụng phần mềm này là:
Thiết lập phương trình hồi quy tuyến
tính thể hiện mối liên hệ giữa biến số phụ thuộc
(năng suất) và các biến số độc lập (kỹ thuật
canh tác, chi phí đầu vào, chi phí đầu ra) của
từng mô hình trong đê bao.

So sánh hiệu suất của các mô hình trong
vùng có đê bao.
So sánh mô hình sản xuất trong vùng có
đê bao theo thời vụ.
/>NTTULIB
T
ạp chí Đạ
i h

c Công nghi

p
13
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BIỆN LUẬN
3.1. Mô hình thâm canh cá tra
Đê bao triệt để
Multiple Regression - NANG SUAT
Dependent variable: NANG SUAT (tan/ha/vu)
Standard T
Parameter Estimate Error Statistic P-Value
CONSTANT 625,396 250,771 2,49389 0,000
DO AO SAU (m) -56,2891 81,3867 -0,691625 0,000
MAT DO NUOI (con/m
2
) -0,39224 1,55379 -0,252441 0,000
LUONG THUC AN CHO (tan/ha) -1,69069 3,94818 -0,42822 0,000

R-squared = 75,8274 percent, R-squared
(adjusted for d.f.) = 0,0 percent, Standard Error
of Est. = 53,7218, Durbin-Watson statistic =

1,01855 (P = 0,00769).
Kết quả phương trình hồi quy thể hiện
mối liên hệ giữa biến số phụ thuộc (năng suất)
và 3 biến số độc lập là:
NANG Suat = 625.396 - 56,2891 * DO AO
SAU - 0,39224 * MAT DO Nuôi - 1,69069 *
LUONG THUC AN
P – value = 0,000 < 0,05 có mối liên hệ
rõ rệt giữa các biến số ở mức độ tin cậy 95%.
R-square = 75,82% chứng tỏ mô hình
giải thích đúng cho 75,82% của sự biến thiên
đối với năng suất.
Qua đây cho thấy năng suất tỷ lệ nghịch
với độ sâu ao, mật độ nuôi và lượng thức ăn.
Phần đê bao lửng
Multiple Regression - NANG SUAT
Dependent variable: NANG SUAT (tan/ha/vu)
Standard T
Parameter Estimate Error Statistic P-Value
CONSTANT -271,429 250,425 2,49389 0,000
DO SAU AO (m) 92,8571 71,3869 -0,791625 0,000
LUONG THUC AN CHO (tan /ha) 14,2857 2,55379 -0,252441 0,000
MATDONUOI (con/m
2
) -18,5714 4,94818 -0,52822 0,000

R-squared = 100, 0 percent, R-squared (adjusted for d.f.) = 0,0 percent, Standard Error of
Est. = 0,0, Durbin-Watson statistic = 1,00742 (P=0,00269)
/>NTTULIB
Nh


n di

n khía c

nh kinh t
ế
c

a các mô hình s

n xu

t…
14
Kết quả phương trình hồi quy thể hiện
mối liên hệ giữa biến số phụ thuộc (Năng suất)
và 3 biến số độc lập là:
NANG SUAT = 271,429 - 92,8571* DO AO
SAU - 14,2857* MAT DO Nuôi - 18,5714*
LUONG THUC AN
P – value = 0,000 < 0,05 có mối liên hệ
rõ rệt giữa các biến số ở mức độ tin cậy 95%.
R-square = 100% chứng tỏ mô hình giải
thích đúng cho 100% của sự biến thiên đối với
năng suất.
Qua đây cho thấy năng suất tỷ lệ nghịch
với độ sâu ao, mật độ nuôi và lượng thức ăn.
Qua kết quả phân tích số liệu trên cho
thấy mô hình nuôi cá tra trong đê bao lửng có

năng suất cao hơn so với đê bao tri
ệt để.
3.2. Mô hình lúa – màu
3.2.1. So sánh mối liên hệ giữa các yếu tố kỹ thuật theo dạng đê bao
Phần đê bao triệt để
Multiple Regression - TONG NANG SUAT
Dependent variable: TONG NANG SUAT (tan/ha)
Standard T
Parameter Estimate Error Statistic P-Value
CONSTANT 56,5173 13,7453 4,11177 0,0012
CHIPHICHUANBIDAT (1000 d) -0,0193604 0,0117576 -1,64662 0,0012
CHIPHIGIEOSAVACAYDAM (1000 d) -0,0340993 0,0218124 -1,5633 0,0014
CHIPHIGIONG (1000 d) -0,0228785 0,0102208 -2,23843 0,0023

R-squared = 93,9825 percent, R-squared
(adjusted for d.f.) = 18,7477 percent, Standard
Error of Est. = 10,3715, Durbin-Watson statistic
= 1,7314 (P = 0,00147).
Kết quả phương trình hồi quy thể hiện
mối liên hệ giữa biến số phụ thuộc (năng suất)
và biến số độc lập là:
TONG NANG SUAT = 56,5173 +
0,0193604 * CHIPHICHUANBIDAT +
0,0340993 * CHIPHIGIEOSAVACAYDAM +
0,0228785 * CHIPHIGIONG
P – value = 0,001 < 0,05 có mối liên hệ
rõ rệt giữa các biến số ở mức độ tin cậy 95%.
R-square = 93,98% chứng tỏ mô hình
giải thích đúng cho 93,98% của sự biến thiên
đối với năng suất.

Qua đây cho thấy năng suất tỷ lệ thuận
với chi phí chuẩn bị đất, chi phí gieo sạ và cây
dăm, chi phí giống.
Phần đê bao lửng
Multiple Regression - TONGNANGSUAT
Dependent variable: TONGNANGSUAT (tan/ha)
Standard T
Parameter Estimate Error Statistic P-Value
CONSTANT 104,691 67,9296 1,54117 0,003
CHIPHICHUANBIDAT (1000 d) -0,540187 0,340026 -1,58866 0,003
CHIPHIGIEOSAVACAYDAM (1000 d) 0,268884 0,172433 1,55936 0,003
CHIPHIGIONG (1000 d) -0,0874375 0,0534033 -1,6373 0,003
/>NTTULIB
T
ạp chí Đạ
i h

c Công nghi

p
15
R-squared = 75,9673 percent, R-squared
(adjusted for d.f.) = 3,8692 percent, Standard
Error of Est. = 3,515, Durbin-Watson statistic =
2,41353 (P = 0,00147).
Kết quả phương trình hồi quy thể hiện
mối liên hệ giữa biến số phụ thuộc (năng suất)
và biến số độc lập là:
TONGNANGSUAT = 104,691+ 0,540187*
CHIPHICHUANBIDAT + 0,268884*

CHIPHIGIEOSAVACAYDAM - 0,0874375*
CHIPHIGIONG
P – value = 0,002 < 0,05 có mối liên hệ
rõ rệt giữa các biến số ở mức độ tin cậy 95%.
R-square = 75,96% chứng tỏ mô hình
giải thích đúng cho 75,96% của sự biến thiên
đối với năng suất.
Qua đây cho thấy năng suất tỷ lệ thuận
với chi phí chuẩn bị đất, chi phí gieo sạ và cây
dăm, chi phí giống.
Qua số liệu thống kê cho thấy mô hình
lúa màu trong đê bao lửng có hiệu suất cao hơn
đê bao triệt để.

3.2.2. So sánh theo thời vụ
Multiple-Sample Comparison
Sample 1: 10 values ranging from 5,22 to 324,0
Sample 2: 10 values ranging from 2,8 to 20,88
Sample 3: 10 values ranging from 2,54 to 24,0
ANOVA Table
Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value
Between groups 14961,8 2 7480,9 2,03 0,1504
Within groups 99296,4 27 3677,64
Total (Corr.) 114258, 29

Giá trị của các thử nghiệm F-P-Value >
0,05, không có một sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê giữa 3 biến ở mức độ tin cậy 95,0%.
Như vậy, hiệu suất mô hình lúa màu cả 3 vụ là
tương đồng nhau.

3.3. Mô hình lúa – tôm
Phần đê bao lửng
Multiple Regression - TONGNANGSUAT
Dependent variable: TONGNANGSUAT (tan/ha/vu)
Standard T
Parameter Estimate Error Statistic P-Value
CONSTANT 11,5009 3,32885 3,45492 0,0030
CHIPHIGIEOSA (1000 d/ha) -0,00181133 0,00599514 -0,302134 0,007
CHIPHILAMDAT (1000 d/ha) 0,000263804 0,000828296 0,31849 0,005
CHIPHIPHANBON (1000 d/ha) 0,0000639624 0,000233138 0,274354 0,002
CONG DAM (1000 d/ha) 0,0054121 0,00206033 2,62682 0,003
MATDOTOM (con/m
2
) -0,381908 0,261572 -1,46005 0,005
/>NTTULIB
Nh

n di

n khía c

nh kinh t
ế
c

a các mô hình s

n xu

t…

16
R-squared = 88,1027 percent, R-squared
(adjusted for d.f.) = 10,8976 percent, Durbin-
Watson statistic = 1,77155 (P = 0,002).
Kết quả phương trình hồi quy thể hiện
mối liên hệ giữa biến số phụ thuộc (năng suất)
và biến số độc lập là:
TONGNANGSUAT = 11,5009 - 0,00181133 *
CHIPHIGIEOSA + 0,000263804 *
CHIPHILAMDAT + 0,0000639624 *
CHIPHIPHANBON + 0,0054121 * CONG
DAM + 0,381908 * MATDOTOM
P – value = 0,001 < 0,05 có mối liên hệ
rõ rệt giữa các biến số ở mức độ tin cậy 95%.
R-square = 88,10% chứng tỏ mô hình
giải thích đúng cho 88,10% của sự biến thiên
đối với năng suất.
P = 0,0020 < 0,05 chứng tỏ có thể có
mối liên hệ.
Phần không đê bao
Multiple Regression –TONGNANGSUAT
Dependent variable: TONGNANGSUAT (tan/ha/vu)
Standard T
Parameter Estimate Error Statistic P-Value
CONSTANT 11,5009 3,32885 3,45492 0,0040
CHIPHIGIEOSA (1000 d/ha) -0,00181133 0,00599514 -0,302134 0,008
CHIPHILAMDAT (1000 d/ha) 0,000263804 0,000828296 0,31849 0,006
CHIPHIPHANBON (1000 d/ha) 0,0000639624 0,000233138 0,274354 0,003
CONG DAM (1000 d/ha) 0,0054121 0,00206033 2,62682 0,003
MATDOTOM (con/m

2
) -0,381908 0,261572 4 0,005

R-squared = 78,1030 percent, R-squared
(adjusted for d.f.) = 9,8976 percent, Durbin-
Watson statistic = 1,77155 (P = 0,004).
Kết quả phương trình hồi quy thể hiện
mối liên hệ giữa biến số phụ thuộc (năng suất)
và biến số độc lập là:
TONGNANGSUAT = 8,2003 - 0,00124421 *
CHIPHIGIEOSA + 0,000183206 *
CHIPHILAMDAT + 0,0000554113 *
CHIPHIPHANBON + 0,0043001 * CONG
DAM + 0,213789 * MATDOTOM
P – value = 0,002 < 0,05 có mối liên hệ
rõ rệt giữa các biến số ở mức độ tin cậy 95%.
R-square = 78,10% chứng tỏ mô hình
giải thích đúng cho 78,10% của sự biến thiên
đối với năng suất.
P = 0,004 < 0,05 chứng tỏ có thể có mối
liên hệ.
Qua số liệu thống kê cho thấy mô hình
lúa tôm trong đê bao lửng có hiệu suất cao hơn
không đê bao.
3.4. Mô hình lúa – lúa
3.4.1. So sánh mối liên hệ giữa các yếu tố kỹ thuật theo dạng đê bao
Phần đê bao triệt để
Multiple Regression - TONGNANGSUAT
/>NTTULIB
T

ạp chí Đạ
i h

c Công nghi

p
17
Dependent variable: TONGNANGSUAT (tan/ha)
Standard T
Parameter Estimate Error Statistic P-Value
CONSTANT 11,6615 0,846085 13,7829 0,0000
CHIPHIPHANBON (1000 d/ha) 0,000749478 0,000176361 4,24969 0,0017
CHIPHIPHUNTHUOCBVTV (1000 d/ha) 0,000536144 0,000444881 1,20514 0,0025
CONG DAM (1000 d/ha) -0,00705449 0,00144654 -4,8768 0,0006
CONG GIEO SA (1000 d/ha) -0,00176603 0,000573802 -3,07777 0,0017

R-squared = 83,2137 percent, R-squared
(adjusted for d.f.) = 22,4992 percent, Durbin-
Watson statistic = 2,30762 (P=0,002)
Kết quả phương trình hồi quy thể hiện
mối liên hệ giữa biến số phụ thuộc (Năng suất)
và biến số độc lập là:
TONGNANGSUAT = 11,6615 +
0,000749478 * CHIPHIPHANBON +
0,000536144 * CHIPHIPHUNTHUOCBVTV -
0,00705449 * CONG DAM - 0,00176603 *
CONG GIEO SA
P – value = 0,000 < 0,05 có mối liên hệ
rõ rệt giữa các biến số ở mức độ tin cậy 95%.
R-square = 83,21% chứng tỏ mô hình

giải thích đúng cho 83,21% của sự biến thiên
đối với năng suất.
P = 0,0020 < 0,05 chứng tỏ có thể có
mối liên hệ.

Phần đê bao lửng
Multiple Regression - TONGNANGSUAT
Dependent variable: TONGNANGSUAT (tan/ha)
Standard T
Parameter Estimate Error Statistic P-Value
CONSTANT 13,9512 1,20907 11,5388 0,0000
CONG DAM (1000 d/ha) -0,00269743 0,00167767 -1,60785 0,0012
CONG GIEO SA (1000 d/ha) 0,00303687 0,00566982 0,535619 0,0031
TONGCHIPHIPHANBON (1000 d/ha) 0,000160873 0,00024222 0,664162 0,0032
TONGCHIPHITHUOCBVTV (1000 d/ha)

-0,000826029 0,000461055 -1,79161 0,0008

R-squared = 75,2704 percent, R-squared
(adjusted for d.f.) = 8,14885 percent, Durbin-
Watson statistic = 1,3535 (P=0,0156)
Kết quả phương trình hồi quy thể hiện
mối liên hệ giữa biến số phụ thuộc (năng suất)
và biến số độc lập là:
TONGNANGSUAT = 13,9512 - 0,00269743 *
CONG DAM -0,00303687 * CONG GIEO SA
+ 0,000160873 * TONGCHIPHIPHANBON +
0,000826029 * TONGCHIPHITHUOCBVTV
P – value = 0,000 < 0,05 có mối liên hệ
rõ rệt giữa các biến số ở mức độ tin cậy 95%.

R-square = 75,27% chứng tỏ mô hình
giải thích đúng cho 75,27% của sự biến thiên
đối với năng suất.
P = 0,01 < 0,05 chứng tỏ có thể có mối
liên hệ.
Qua số liệu thống kê cho thấy mô hình
lúa lúa trong đê bao triệt để có hiệu suất cao hơn
đê bao lửng.
/>NTTULIB
Nh

n di

n khía c

nh kinh t
ế
c

a các mô hình s

n xu

t…
18
3.4.2. So sánh theo thời vụ
Multiple-Sample Comparison
Sample 1: 44 values ranging from 3,5 to 56,0 (TAN)
Sample 2: 44 values ranging from 2,5 to 38,5 (TAN)
ANOVA Table

Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value
Between groups 412,866 1 412,866 4,53 0,0363
Within groups 7845,82 86 91,2304
Total (Corr.) 8258,68 87
Giá trị P-Value = 0,03<0,05 cho thấy có một sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa của hai
biến ở mức độ tin cậy 95,0%.
Bước tiếp theo ta so sánh các giá trị trung bình của hai mẫu:
Multiple Range Tests
Method: 95,0 percent LSD
Count Mean Homogeneous Groups
SAN LUONG VU 2 44 12,1459
X
SAN LUONG VU 1 44 16,478
X
Contrast Sig. Difference +/- Limits
SAN LUONG VU 1 - SAN LUONG VU 2 * 4,33205 4,04819
* denotes a statistically significant difference.
Bảng kết quả cho thấy sự khác biệt của
cặp nghiệm thức. Các ký hiệu “chữ X” nằm trên
cùng một cột thẳng đứng thì không có sự khác
biệt, nằm trên hai cột khác nhau thì có sự khác
biệt. Trong thí nghiệm này cho thấy hiệu quả
sản xuất vụ 1 lớn hơn vụ 2.
3.5. Mô hình lúa - lúa - lúa
3.5.1. So sánh mối liên hệ các yếu tố kỹ thuật theo dạng đê bao
Phần đê bao triệt để
Multiple Regression - TONGNANG SUAT
Dependent variable: TONGNANG SUAT (tan/ha)
Standard T
Parameter Estimate Error Statistic P-Value


CONSTANT 20,0073 1,99567 10,0253 0,0000
TONGCHIPHIPHANBON (1000 d/ha) 0,000490658

0,000751859

0,652594 0,0031
TONGCHIPHITHUOCBVTV (1000 d/ha)

0,000843144

0,00125295 0,672928 0,0024
CONG DAM (1000 d/ha) -0,00730935

0,0131538 -0,555683

0,0026
CONG GIEO SA (1000 d/ha) -0,0190138 0,0199054 -0,955209

0,0024
/>NTTULIB
T
ạp chí Đạ
i h

c Công nghi

p
19
R-squared = 90,8448 percent, R-squared

(adjusted for d.f.) = 5,0 percent, Durbin-Watson
statistic = 0,865166 (P=0,0039)
Kết quả phương trình hồi quy thể hiện
mối liên hệ giữa biến số phụ thuộc (Năng suất)
và biến số độc lập là:
TONGNANGSUAT = 20,0073 + 0,000490658
* TONGCHIPHIPHANBON + 0,000843144 *
TONGCHIPHITHUOCBVTV - 0,00730935 *
CONG DAM - 0,0190138 *CONG GIEO SA
P – value = 0,000 < 0,05 có mối liên hệ
rõ rệt giữa các biến số ở mức độ tin cậy 95%.
R-square = 90,84% chứng tỏ mô hình
giải thích đúng cho 90,84% của sự biến thiên
đối với năng suất.
P = 0,0030 < 0,05 chứng tỏ có thể có
mối liên hệ.
Phần đê bao lửng
Kết quả chính thức
Analysis of Variance
Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value
Model 7,55688 4 1,88922 0,0002
Residual 0,0 0 0,0
Total (Corr.) 7,55688 4

R-squared = 75,0 percent, R-squared
(adjusted for d.f.) = 15,0 percent, Durbin-
Watson statistic = 0,745166 (P = 0,0041)
Kết quả phương trình hồi quy thể hiện
mối liên hệ giữa biến số phụ thuộc (Năng suất)
và biến số độc lập là:

TONGNANG Suat = 44.136 +
0,00322236 * TONGCHIPHIPHANBON +
0,012417 * TONGCHIPHITHUOCBVTV -
0,0548606 * CONG DAM - 0,0255985 *
CONG GIEO SA
P – value = 0,000 < 0,05 có mối liên hệ
rõ rệt giữa các biến số ở mức độ tin cậy 95%.
R-square = 75,00% chứng tỏ mô hình
giải thích đúng cho 75,00% của sự biến thiên
đối với năng suất.
P = 0,004 < 0,05 chứng tỏ có thể có mối
liên hệ.
Qua số liệu thống kê cho thấy mô hình
lúa lúa lúa trong đê bao triệt để có hiệu suất cao
hơn đê bao lửng.
3.5.2. So sánh theo thời vụ
Multiple-Sample Comparison
Sample 1: 20 values ranging from 18,5 to 321,6 (TAN)
Sample 2: 20 values ranging from 0,75 to 37,6 (TAN)
Sample 3: 20 values ranging from 1,2 to 76,0 (TAN)
ANOVA Table
Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value
Between groups 63386,3 2 31693,1 20,49 0,0000
Within groups 88164,9 57 1546,75
Total (Corr.) 151551, 59
/>NTTULIB
Nh

n di


n khía c

nh kinh t
ế
c

a các mô hình s

n xu

t…
20
Giá trị P-Value = 0,0000<0,05 cho thấy có một sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa của 3
biến ở mức độ tin cậy 95,0%. Bước tiếp theo, ta so sánh các giá trị trung bình của 3 mẫu:
Multiple Range Tests
Method: 95,0 percent LSD
Count Mean Homogeneous Groups
SL3LUA.X2 20 7,3155
X
SL3LUA.X3 20 11,8725
X
SL3LUA.X1 20 78,43
X
Contrast Sig. Difference +/- Limits
SL3LUA.X1 - SL3LUA.X2 * 71,1145 24,9044
SL3LUA.X1 - SL3LUA.X3 * 66,5575 24,9044
SL3LUA.X2 - SL3LUA.X3 -4,557 24,9044
* denotes a statistically significant difference.
Bảng kết quả cho thấy sự khác biệt của
cặp nghiệm thức. Các ký hiệu “chữ X” nằm trên

cùng một cột thẳng đứng thì không có sự khác
biệt, nằm trên hai cột khác nhau thì có sự khác
biệt. Trong thí nghiệm này cho thấy hiệu quả
sản xuất vụ 1 lớn hơn vụ 2 và vụ 3. Hiệu quả
sản xuất giữa vụ 2 và vụ 3 là tương đồng nhau.
4. KẾT LUẬN
Mô hình thâm canh cá tra: Qua kết
quả phân tích số liệu phương trình hồi quy tuyến
tính như trên cho thấy mô hình nuôi cá tra trong
đê bao lửng có năng suất cao hơn so với đê bao
triệt để.
Mô hình lúa - màu: Qua kết quả phân
tích số liệu phương trình hồi quy tuyến tính như
trên cho thấy mô hình lúa màu trong đê bao lửng
có hiệu suất cao hơn đê bao triệt để. Sản lượng
mô hình lúa màu cả 3 vụ là tương đồng nhau.
Mô hình lúa - tôm: Qua kết quả phân
tích số liệu phương trình hồi quy tuyến tính như
trên cho thấy mô hình lúa tôm trong đê bao lửng
có hiệu suất cao hơn không đê bao.
Mô hình lúa - lúa: Qua số liệu thống kê
cho thấy mô hình lúa - lúa trong đê bao triệt để
có hiệu suất cao hơn đê bao lửng. Sản lượng sản
xuất vụ 1 lớn hơn vụ 2.
Mô hình lúa - lúa - lúa: Qua số liệu
thống kê cho thấy mô hình lúa - lúa - lúa trong
đê bao triệt để có hiệu suất cao hơn đê bao lửng.
Sản lượng sản xuất vụ 1 lớn hơn vụ 2 và vụ 3.
Sản lượng sản xuất giữa vụ 2 và vụ 3 là tương
đồng nhau.

Nghiên cứu này đã cung cấp cơ sở để
hoạch định về mặt không gian, thời gian và loại
hình canh tác cho các mô hình sản xuất trong
các dạng đê bao phục vụ phát triển bền vững.
/>NTTULIB
T
ạp chí Đạ
i h

c Công nghi

p
21
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đoàn Cảnh và CTV. Nông trấn hóa - Giải pháp toàn diện để nông thôn vùng ngập lũ ĐBSCL
đi lên công nghiệp hóa và hiện đại hóa (Mô hình vùng ngập lũ Đồng Tháp Mười). Kỷ yếu Hội
thảo khoa học Xây dựng luận cứ khoa học cho những giải pháp tổng thể phát triển KTXH và
BVMT theo hướng chung sống với lũ ở ĐBSCL. Bộ KH&CN, 6-7/8/2004, trang 108-119.
2. Đào Xuân Học. Kiểm soát lũ và hạn chế ngập lụt ở vùng Đồng Tháp Mười. Kỷ yếu Hội thảo
khoa học Xây dựng luận cứ khoa học cho những giải pháp tổng thể phát triển KTXH và BVMT
theo hướng chung sống với lũ ở ĐBSCL. Bộ KH&CN, 6-7/8/2004, trang 413-421.
3. Trịnh Hòang Ngạn, Nguyễn Hồng Phượng. Phân tích một số khía cạnh tác động của hệ thống
đê bao chống lũ ở ĐBSCL; 2006.
4. Nguyễn Quang Việt Ngân. Các hoạt động kinh tế mùa lũ vùng ĐBSCL (An Giang, Đồng
Tháp); 2006.
5. Trần Văn Thanh. Phát triển cơ sở hạ tầng kiểm soát lũ và phát triển KTXH vùng ĐBSCL. Kỷ yếu
Hội thảo khoa học Xây dựng luận cứ khoa học cho những giải pháp tổng thể phát triển KTXH và
BVMT theo hướng chung sống với lũ ở ĐBSCL. Bộ KH&CN, 6-7/8/2004, trang 45-65.
6. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. NXB Hồng
Đức; 2008.



/>

×