Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIÚP học SINH VIẾT ĐÚNG CHÍNH tả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (591.3 KB, 18 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm

Giúp học sinh viết đúng chính tả

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

GIÚP HỌC SINH VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ
PHẦN I:

ĐẶT VẤN ĐỀ

Chữ viết là một phương tiện để giúp con người giao tiếp với nhau bằng ngơn
ngữ. Nó đồng hành với mỗi chúng ta suốt cả cuộc đời. Nhưng chưa nói đến viết
đều, viết đẹp, mà viết như thế nào để khơng cịn mắc lỗi chính tả cũng là cả một
vấn đề cần được chú trọng ngay từ lúc chúng ta mới cắp sách tới trường.
Cũng không phải ngẫu nhiên mà Bộ Giáo dục và Đào tạo lại đặt ra một phân
mơn Chính tả riêng biệt trong bộ mơn Tiếng Việt và duy trì xuyên suốt từ đầu đến
cuối cấp ở bậc học Tiểu học.Phân môn này giúp học sinh có được một q trình
rèn luyện lao động chữ nghĩa một cách lâu dài, có hệ thống để mỗi em học sinh khi
học xong bậc Tiểu học có thể hồn thiện kĩ năng viết chữ của mình.Và cơ hội này
cũng chỉ có ở cấp Tiểu học mà thơi nên các em khơng thể xem nhẹ để sau này phải
nuối tiếc.Cịn chúng ta là những người giáo viên, chúng ta cũng cần phải biết tận
dụng thời gian và điều kiện thuận lợi này để giúp các em học sinh của mình khơng
những học giỏi mà cịn có chữ viết đúng, viết đẹp nữa để sau này giúp các em có
thêm vốn hành trang vào đời. Đó cũng chính là một nhiệm vụ hết sức quan trọng
nhưng cũng khơng ít khó khăn của mỗi người giáo viên tiểu học.
Giúp học sinh rèn được chữ viết đúng chính tả ,viết đẹp khơng chỉ giúp các em
rèn được tính cách của bản thân bởi “nét chữ là nết người” mà nó cịn là một nền
tảng giúp cho các em có được sự thành cơng trên bước đường học tập của mình.Sự
thực là khi các em làm một bài văn, bài tốn,...dù có những ý tưởng tốt, những lời
lẽ sắc bén đến mấy thì cũng không thể đạt kết quả tối đa nếu trong bài viết cịn mắc


nhiều lỗi chính tả khiến người đọc khơng bằng lòng. Câu chuyện về Cao Bá Quát
viết đơn giúp bà cụ già thời xưa cũng là một minh chứng cho điều đó...ùTrong thực
tế, có những bức thư thăm hỏi với lời chúc sức khỏe thì lại trở thành lời chúc sức
khẻo, những lá đơn xin vào ngành lại viết thành nghành ....không phải là không
xảy ra khiến chúng ta gặp khơng ít chuyện hay, dở xung quanh cái chữ. Chính vì
vậy, việc rèn cho học sinh có được kĩ năng viết, đặc biệt là viết đúng chính tả ngay
từ khi còn là bậc học đầu tiên thực sự là một vấn đề đáng để chúng ta quan tâm.
Chúng ta cũng thấy trong những năm gần đây, việc tổ chức các cuộc thi viết
đúng, viết đẹp trong các trường Tiểu học được dấy lên một cách rầm rộ.Đặc biệt
năm học vừa qua ngành giáo dục ta đã thực hiện đột phá “nét chữ-nét người-Kiểm
định chất lượng” thành cơng .Mục đích của đột phá đó cũng khơng nằm ngồi việc
rèn chữ viết cho giáo viên học sinh trong toàn ngành để nhằm nâng cao chất lượng
dạy và học.Trong các bài kiểm tra viết định kì mơn Tiếng Việt ở các lớp cuối cấp
trước đây chỉ chú trọng vào mảng nội dung kiến thức là chính, phần trình bày và
Năm học 2013-2014

1


Sáng kiến kinh nghiệm

Giúp học sinh viết đúng chính tả

chữ viết chỉ chiếm 5/20 tổng số điểm .Còn hiện nay, cấu trúc một bài kiểm tra viết
định kì (theo chuẩn kiến thức- Bộ GD-ĐT 2009) đã dành khoảng 25%-30% tổng
số điểm cho bài chính tả nghe- viết hoặc nhớ – viết.Ví dụ bài KTĐK cuối kì I của
huyện Anh Sơn năm học 2012-2013 có cấu trúc như sau:
TỜ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2012 – 2013
Mơn : Tiếng Việt
Thời gian : 40 phút (không kể thời gian giao đề)

Họ và tên :.................................Lớp .....Trường Tiểu học........................................
PHẦN KIỂM TRA VIẾT- TẬP LÀM VĂN
1/Đọc thành tiếng(5đ)
2/Đọc hiểu (5đ)
3/Chính tả:(5đ)
- GV đọc cho học sinh viết bài trong khoảng 12 phút.Bài: Thắng biển (Từ đầu
đến…. quyết tâm chống giữ - TV4/trang 76)
.....................................................................................................................................
.................................................................................................................................
2/ Tập làm văn.(5đ)
Em hãy tả một cây ăn quả hoặc một cây che bóng mát mà em thích nhất.
........................................................................... .....................................................
Những điều đó chứng tỏ khi làm một bài thi Tiếng Việt, để đạt điểm khá giỏi
thì vấn đề viết chữ đúng, đẹp là rất quan trọng. Vì vậy việc rèn chữ viết cho học
sinh tiểu học đang ngày càng được chú trọng nhiều hơn.

Năm học 2013-2014

2


Sáng kiến kinh nghiệm

Giúp học sinh viết đúng chính tả

PHẦN II: NỘI DUNG
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Thực trạng tình hình của lớp:
Ngay từ những tuần đầu năm học, tôi đã tiến hành khảo sát kỹ năng viết
chính tả của HS qua giờ chính tả, giờ luyện viết. Sự đánh giá về kỹ năng này của

học sinh được dựa trên hai tiêu chí:
1. Tốc độ viết:
Hầu hết HS đều viết đúng tốc độ khoảng 90 chữ/15 phút, nhưng vẫn còn một số
em tốc độ viết chưa đạt vì nếu đạt được tốc độ viết thì những em đó viết khơng
đúng với mẫu chữ quy định.
2. Chất lượng bài viết:
Kết quả thu được cho thấy tình trạng mắc lỗi chính tả của HS còn khá phổ
biến. Nhất là đối với một lớp ở gần cuối cấp tiểu học thì tình trạng đó càng khiến
chúng ta lo ngại. Qua khảo sát phân loại thì chủ yếu hầu hết các em cịn mắc các
nhóm lỗi sau:
* Lỗi về cách trình bày:
Rất nhiều em trình bày một bài viết khơng đúng với quy tắc chính tả, viết hoa
tùy tiện, …(Trường, Trung Quân. Thơm, Đạt....)
Ví dụ: HS trình bày một bài viết mà giữa tiêu đề của bài và bài viết với trang
giấy không cân đối, các chữ cái đầu của đầu bài, của một đoạn văn hay một câu
văn học sinh chưa có thói quen viết hoa hoặc chưa hiểu đúng về cách trình bày một
đoạn văn, trình bày câu văn nằm sau dấu gạch ngang,…
* Lỗi về phụ âm:
-Nhóm hay lẫn lộn giữa phụ âm s/x:
Ví dụ: say sưa
Giọt sương

(Hoa, Kiều, Hạnh,Tuấn... )

==> xay xưa
==> giọt xương.

Đường về còn xa ==> đường về còn sa
Dịng sơng
-Nhóm hay lẫn lộn giữa d/ gi


==> dịng xơng
(phổ biến cả lớp)

Ví dụ: Làn da (người) ==> làn gia
Gia đình

==> da đình

-Nhóm lẫn lộn giữa q/c/k (Qn, Huy,Thơm....)
Ví dụ:

Cái cuốc

==> cái quốc

Tổ quốc

==> Tổ cuốc
Năm học 2013-2014

3


Sáng kiến kinh nghiệm

Giúp học sinh viết đúng chính tả

-Nhóm hay lẫn lộn âm g/ gh; ng/ ngh ( Tuấn,Đức,Dũng...)
Ví dụ:Nghênh ngang

Nguyễn

==> ngênh ngang
==> nghuyễn

* Lỗi về vần:
Lỗi về âm đệm và âm đơi HS mắc nhiều hơn.
Ví dụ:
hào hùng

==>hịa hùng

loanh quanh

==>loanh quoanh

sức khỏe

==>sức khẻo....

* Lỗi về âm cuối :
Chủ yếu mắc phải ở những HS phát âm khơng chuẩn:
Ví dụ:

quyển sách

==> quyển sắt,

quả chanh


==> quả chăn, …

*Lỗi về dấu thanh:
Chủ yếu là lẫn lộn giữa thanh nặng thanh hỏi và thanh ngã
Ví dụ:

Mộc nhĩ

==> Mộc nhị

Theo dõi

==> Theo dọi

Cúng giỗ

==>Cúng giổ

* Ngồi ra, nhiều em cịn hay lẫn lộn vói những vần có âm cuối là i/y
Ví dụ:

Rất hay

==> Rất hai

Củ ráy

==> củ rái

Đặc biệt với những tiếng khó như: ngoằn ngo, quanh quẩn, hí hốy,ngoao

ngoao, giàn giuạ, khúc khuỷu, khuya khoắt… HS cịn mắc lỗi nhiều.
Với bất kì mỗi bài viết loại nào, nếu tính tổng tất cả các loại lỗi thì có tới
khoảng 75-80% số học sinh phạm lỗi.Đó quả là một con số đáng lo ngại khiến
chúng ta phải trăn trở để tìm ra biện pháp khắc phục.
II. Tìm hiểu nguyên nhân:
Để khắc phục được hiện tượng học sinh viết sai chính tả thì điều trước tiên là
chúng ta cần phải nắm được nguyên nhân vì sao khiến các em lại mắc quá nhiều
lỗi đến như vậy. Qua tìm hiểu, tơi nhận thấy một số ngun nhân cơ bản như sau:
- Nguyên nhân bao trùm là do đặc điểm tâm lí lứa tuổi: các em ở độ tuổi này
mức độ tập trung chú ý chưa cao, còn ham chơi hơn là ham học; sự ghi nhớ, nhất là
nhớ các quy tắc chính tả cịn mơ màng, nhớ trước quên sau nếu như không được
nhắc nhở và rèn luyện thường xuyên .
4
Năm học 2013-2014


Sáng kiến kinh nghiệm

Giúp học sinh viết đúng chính tả

- Một số em do ảnh hưởng của phương ngữ nên phát âm không chuẩn, hay lẫn
lộn giữa thanh ngã/ thanh nặng/ thanh hỏi ; giữa âm s/x nên dẫn đến viết sai.
- Cũng có những em khơng phân biệt và ghi nhớ được khi nào thì viết phụ âm
d- khi nào thì viết phụ âm gi nên thường lẫn lộn lung tung.
- Lại có những em do hạn chế về bộ máy phát âm dẫn đến ghi âm khơng chính
xác.
- Ngồi ra cũng cịn có một ngun nhân nữa là do việc luyện viết của học sinh
chưa được đặc biệt chú trọng ở các lớp trước. Việc rèn chữ cho HS cịn mang tính
áp đặt, vì thế học sinh khơng nắm được bản chất ngữ âm của Tiếng Việt trước khi
ghi âm hoặc do học sinh hiểu sai nghĩa của từ, ngữ nên dẫn đến viết sai chính tả.

Ví dụ:

lãng mạn

==> lãng mạng

thuyết phục ==> thiết phục
Từ thực tế nêu trên ,tơi đã áp dụng một số biện pháp tích cực trong việc giúp
học sinh rèn chữ viết đúng chính tả và viết đẹp trong thời gian qua như sau:
III. Biện pháp thực hiện:
1. Khảo sát và phân loại đối tượng, phân loại nhóm lỗi :
Việc làm này cần được thực hiện ngay trong tuần đầu tiên của năm học bằng
cách cho học sinh viết một số bài viết như:
+ Một bài chính tả nghe đọc (theo chương trình).
+ Một bài chính tả trí nhớ (theo trí nhớ tự do của các em)
+ Một đoạn văn theo chủ đề tự chọn.
Sau đó giáo viên thu và chấm kĩ, tổng hợp kết quả của cả ba bài để làm cơ sở
phân loại đối tượng và phân nhóm lỗi để từ đó có biện pháp dạy đến từng đối
tượng học sinh.
2. Rèn chính tả trong giờ "Chính tả"

Muốn rèn cho học sinh viết đúng, viết đẹp, đặc biệt là viết đúng chính tả thì
người giáo viên phải biết tận dụng tối đa cơ hội trong giờ chính tả.
Để các giờ dạy chính tả có hiệu quả trước hết GV cần phải hiểu: Chính tả là
gì ? Chính tả Tiếng Việt có những đặc điểm gì đáng chú ý ? (Theo "Hỏi- đáp dạy
học TV5" trang 103- 104). Sau đó là việc chuẩn bị bài, chuẩn bị các phương án lên
lớp tối ưu của GV- đây là bước quan trọng nhất.
* Trước hết GV cần phải xem xét nội dung từng bài học là "Chính tả ngheviết" hay "Chính tả nhớ- viết"? Phần chữ ghi âm của bài viết cũng như bài tập có gì
khó khăn với đối tượng học sinh mình? Qua hệ thống bài tập nhằm giúp học sinh
ghi nhớ quy tắc chính tả nào? Đồ dùng dạy học cần chuẩn bị và sử dụng như thế

nào cho có hiệu quả ?....
Năm học 2013-2014

5


Sáng kiến kinh nghiệm

Giúp học sinh viết đúng chính tả

* Cũng như các mơn học khác ,ở phân mơn chính tả người giáo viên cũng được
gợi ý một số quy trình giảng dạy nhưng khơng vì thế mà ta áp dụng nó một cách
máy móc và cứng nhắc. Điều quan trọng nhất là ta phải lựa chọn và vận dụng sao
cho phù hợp và đúng với đối tượng học sinh của lớp mình để đạt kết quả tốt
nhất.Ta phải nhận thấy rằng một giờ dạy có hiệu quả là phải thực sự mang lại cho
học sinh những kiến thức mà các em cần đạt được chứ không phải là một tiết dạy
đúng quy trình. Bởi vậy, đối với một lớp mà có q nhiều học sinh viết sai chính tả
như lớp tơi thì thời gian đầu, tơi chú trọng ở khâu luyện viết những tiếng, từ khó
*Ở khâu này, tơi thường chú ý:
+ Khi chuẩn bị bài dạy tôi cần đặt ra mục tiêu là ở bài này mình cần giúp
học sinh khắc phục loại lỗi nào, chỉ chọn từ 1-2 lỗi chứ không nên quá ôm đồm.
+ Khéo léo hướng học sinh tự tìm ra những chữ khó trong bài theo mục tiêu
mà mình đã định sẵn. Ví dụ nếu định khắc phục lỗi phụ âm s/x thì sẽ hướng học
sinh tìm trong bài những tiếng, từ có phụ âm s hoặc x?
Ví dụ : Trường Sơn; sớm chiều; súng gươm; in sâu
(Bài Việt Nam thân yêu- TV5 tập 1- trang 6)
+ Sau đó yêu cầu học sinh phát âm thật chuẩn các tiếng đó (cố ý gọi những
em hay mắc lỗi đó)
+ Cho học sinh phân tích tiếng đó (qua khâu này nhằm củng cố lại quy tắc
chính tả),

+ YC học sinh tìm thêm tiếng có phụ âm đó để phân biệt nghĩa:
(Ví dụ : dịng sơng / xông hơi.
Con sâu / xâu kim)
Hoặc hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghĩa các tiếng, từ đó bằng các hình ảnh
trực quan hay đặt câu....
+ Yêu cầu học sinh viết các tiếng đó:
Ở phần này tơi đã sử dụng nhiều biện pháp như : thi đua, đố nhau, tiếp sức…
vào nháp, vào bảng con và bảng lớp học,…
Sau mỗi lần HS luyện viết từ ngữ dễ viết sai các em có thể tự đánh giá được bài
mình, đánh giá được bài của bạn và kịp sửa chữa cho bản thân.
(Cố ý tập trung vào những em hay mắc chính những lỗi đó )
* Khâu luyện viết bài:
- Đây là phần địi hỏi sự linh hoạt và chính xác nhất của giáo viên. Bài viết của
HS ít mắc lỗi chính tả, đúng tốc độ viết là nhờ sự phát âm (khi đọc - viết); tốc độ
và kỹ thuật đọc từng câu hay từng cụm từ của GV cho HS viết.
Năm học 2013-2014

6


Sáng kiến kinh nghiệm

Giúp học sinh viết đúng chính tả

Đối với bài chính tả nghe- viết ,thời gian đầu ta chưa quá chú trọng vào tốc độ
viết mà cần phải tập trung rèn cho học sinh có thói quen viết đúng.Vì vậy ta có thể
đọc chậm hơn u cầu một chút nhưng cần cố gắng đọc sao cho thật rõ ràng, phát
âm thật tốt để học sinh nghe rõ ,viết đúng.
*Khâu sốt lỗi:
Ở khâu này, tơi cũng khơng máy móc áp dụng duy nhất một hình thức nào.Có

khi là tơi đọc lại bài cho HS tự soát lỗi bài của mình. Cũng có khi là tơi đọc và cho
HS đổi chéo vở để sốt bài nhau.Hoặc có khi lại u cầu một HS khá đọc để cả lớp
cùng soát lỗi. Làm như thế tơi thấy HS ngồi việc sốt lỗi của mình cịn phát hiện
ra lỗi của bạn viết, lỗi của bạn đang đọc, đồng thời kích thích được sự hứng thú của
các em có bài viết khơng mắc lỗi được khen trước lớp.
* Khâu chấm bài:
Sau mỗi bài chính tả tôi chọn chấm tại lớp một số bài của HS, ngồi những đối
tượng HS được đến lượt chấm thì tơi cịn chọn thêm bài của những em hay mắc lỗi
để phát hiện những chỗ yếu của HS nhằm rèn cặp thường xuyên.
Trong lúc GV chấm bài số HS còn lại rà soát lỗi cho nhau, giúp bạn nhận ra
lỗi viết và chữa lỗi, đồng thời các em có thể ghi vào sổ tay chính tả những lỗi mình
thường mắc và cách sửa lỗi để kịp điều chỉnh cho những bài viết sau. Qua chấm
bài GV rút ra nhận xét, giúp HS cả lớp biết sửa lỗi trong bài viết của mình. Việc
rút kinh nghiệm chung cho cả lớp cần linh hoạt, với những sai sót phổ biến GV cần
kịp thời chấn chỉnh chung cho cả lớp, kịp thời động viên, khuyến khích những bài
viết có tiến bộ. Với những lỗi khơng phổ biến thì có thể nhắc nhở, trao đổi riêng
với từng em khi trả bài.
Với mỗi bài chính tả tôi đều đặt ra thang điểm cụ thể:
( + Điểm chính tả: 5 điểm
+ Điểm chữ viết và trình bày: 5 điểm)
để nhằm giúp học sinh có thái độ tích cực và hứng thú trong việc trau dồi chữ viết.
* Phần bài tập chính tả:
Để nâng cao hiệu lực rèn luyện chữ viết còn phải coi trọng việc rèn luyện kỹ
năng tập viết cho HS bằng bài tập thực hành. Những bài tập này cần phải sát đối
tượng, lứa tuổi và kiến thức đồng thời cũng xuất phát từ những đặc điểm phát âm
của địa phương.
+ Tùy từng bài chính tả trong SGK mà GV lựa chọn bài tập chương trình cho
phù hợp (phù hợp nội dung bài học, phù hợp với sửa lỗi phát âm của địa phương).
Ví dụ: ở tiết chính tả tuần 9- lớp 5 ở bài tập 2 có hai yêu cầu:
a, Giúp HS phân biệt l/n

b, Giúp HS phân biệt những tiếng có âm cuối n/ng
Năm học 2013-2014

7


Sáng kiến kinh nghiệm

Giúp học sinh viết đúng chính tả

Hoặc ở tiết tuần 12 cũng có hai yêu cầu là:
a, Phân biệt âm đầu s/x
b,Phân biệt âm cuối t / c
Dựa vào thực tế của lớp, ở tuần 9 tôi chỉ chọn yêu cầu b và tập trung làm kĩ
yêu cầu này bởi vì yêu cầu a -HS miền Trung không mắc lỗi như ở HS miền Bắc.
Hay ở tuần 12 tơi lại chọn u cầu a vì đó là lỗi phổ biễn của lớp tôi.
+ Từ nội dung bài tập chương trình trong SGK, GV có thể lựa chọn hình thức
hoạt động phù hợp với từng loại bài tập cụ thể.
.Với dạng bài tập khó, vốn từ ngữ HS cịn ít ỏi thì GV tổ chức cho HS trao
đổi với nhau mới tìm được nhiều từ theo yêu cầu để các em thống nhất ý kiến và tự
kiểm tra khi cùng các nhóm khác thi làm bài.
Ví dụ: Thi tìm nhanh:
-

Các từ láy âm đầu n
M: náo nức

-

Các từ gợi tả âm thanh có âm cuối ng

M: oang oang(TV5- tập 1- Tr104).

. Ngược lại ,với những bài tập đơn giản thì trước hết GV cần tổ chức cho HS làm
việc độc lập để các em có điều kiện tập trung suy nghĩ, sau khi HS đã làm bài vào
vở bài tập, GV mới tổ chức cho các em, các nhóm thi làm bài nhanh trên bảng phụ
hoặc giấy khổ to.
Cũng với nội dung bài tập chương trình SGK tơi có thể chuyển thành các
dạng khác như: bài tập trắc nghiệm, bài tập trò chơi thực hành… để gây cho HS sự
hứng thú hơn và tất cả các em đều làm việc, đều được trình bày, được đọc lên
thành tiếng kết quả bài làm của mình, của nhóm mình trước lớp để GV và các bạn
kiểm tra, đánh giá.
Tôi đã tổ chức nhiều hoạt động lôi cuốn sự tham gia của nhiều học sinh như
thi đua giữa các nhóm, cá nhân, tổ chức trò chơi và thường xuyên thay đổi cách tổ
chức hoạt động để kích thích sự hứng thú hoạt động của HS. Với dạng bài tập rèn
kỹ năng nói chung và bài tập chính tả nói riêng, tơi cho nhiều HS tham gia hoạt
động, nếu có nhiều HS lặp lại kết quả đúng càng tốt, làm như thế HS càng có ấn
tượng sâu hơn về cách viết đúng.
Thường thì "Trị chơi bài tập thực hành" hoặc "Bài tập trắc nghiệm" chính tả
tơi thường đưa ra cuối giờ học (có thể vào lúc hướng dẫn làm bài tập hoặc khi củng
cố bài chính tả).
Ví dụ: Sau phần hướng dẫn HS chữa bài tập của tuần 12 (YC phân biệt s/x),tơi
đưa ra hình thức bài tập dưới dạng trắc nghiệm để kiểm tra lại kiến thức của HS :
(GV chuẩn bị sẵn trên bảng phụ).
Năm học 2013-2014

8


Sáng kiến kinh nghiệm


Giúp học sinh viết đúng chính tả

Những từ nào viết sai ?
a. trắng sóa

b. say rượu

c. sặc mùi

d. sơi cơm

e. súi dục

g. xánh vai

h. mua sắm

i. xua đuổi

k. bát xành

Các em thi đua với nhau phát hiện từ sai và nêu cách sửa lại từ đó giúp các
em biết lựa chọn cách sửa sai phù hợp ghi vào sổ tay chính tả để nhớ được lâu hơn.
3. Kết hợp rèn chính tả ở cả những mơn học khác:
Việc rèn cho học sinh viết đúng chính tả khơng chỉ được chú trọng ở phân
mơn chính tả mà cần phải kết hợp rèn luyện ở tất cả các môn học khác.Bởi ở mỗi
môn học, học sinh đều phải viết cho nên giáo viên cần phải thường xuyên nhắc
nhở, kiểm tra các em về mặt chữ viết và trình bày ở tất cả các bài , các mơn.
Ví dụ: Trong các bài tập Toán, bài tập Tiếng Việt hoặc bài tập của mơn khoa
học,... HS thường trình bày sai như: không viết hoa đầu câu, tên riêng hoặc không

lùi vào một chữ khi bắt đầu viết và bắt đầu đoạn văn mới hoặc viết cẩu thả cho
xong chuyện, … Tất cả những lỗi ấy GV đều phải sửa ngay cho HS khi chấm hoặc
chữa bài. Việc hướng dẫn chữa bài tập trên bảng của HS trước tiên tôi đều cho
nhận xét về cách trình bày bài, chữ viết rồi mới chữa đến nội dung bài tập. Với
những bài có chữ viết đúng, đẹp, trình bày khoa học đều được khuyến khích thêm
điểm. Từ đó các em chú trọng hơn về chữ viết và trình bày. Việc chữa lỗi chính tả,
lỗi phát âm và lỗi trình bày phải được thực hiện thường xuyên, liên tục để tạo cho
các em ý thức viết đúng, viết đẹp ở bất kỳ giờ học nào, bất kỳ văn bản nào. Cũng
nên đặt ra cho các em một cái đích phấn đấu bằng một yêu cầu là trong bài làm nếu
còn mắc từ hai đến ba lỗi chính tả trở lên thì sẽ khơng thể đạt điểm tối đa.
Tuy nhiên không được gây áp lực nặng nề cho HS trong việc rèn chữ viết ở các
giờ học khác mà cần xem chữ viết là công cụ thể hiện nội dung bài học song cũng
cần động viên khích lệ với những em viết đúng, viết đẹp, trình bày khoa học…
Đặc biệt trong mơn Tiếng Việt thì ngồi phân mơn chính tả, chúng ta cịn phải
chú trọng tới việc rèn chính tả cho học sinh ở cả các phân mơn cịn lại, nhất là phân
mơn tập đọc và tiết tập làm văn trả bài.
Đối với phân môn tập đọc, với đối tượng học sinh cịn yếu thì cần chú trọng
khâu luyện đọc đúng đối với những em phát âm chưa chuẩn. Bởi nếu đọc chưa
đúng thì chắc chắn các em sẽ viết sai là đương nhiên.Còn đối với tiết trả bài thì
chúng ta cũng cần quan tâm hơn ở bước hướng dẫn học sinh chữa lỗi.Nếu ở lớp
khá thì ta cần chú ý chữa lỗi dùng từ, đặt câu,diễn đạt... nhưng với đối tượng học
sinh còn mắc quá nhiều lỗi chính tả trong bài làm thì ta cũng khơng thể lướt qua
việc chữ lỗi chính tả.Tất nhiên ta chỉ tập trung ở những lỗi phổ biến và chú trọng ở
những em cá biệt

Năm học 2013-2014

9



Sáng kiến kinh nghiệm

Giúp học sinh viết đúng chính tả

4. Rèn chính tả trong các giờ luyện viết
Ngồi việc rèn chữ viết trong các giờ học chính khóa thì cũng cần tổ chức cho
học sinh thực hành tự luyện có hướng dẫn của giáo viên.Việc này được tiến hành
đều đặn hàng tuần bằng nhiều hình thức như:
+ Khuyến khích học sinh mua vở Thực hành viết đúng, viết đẹp để luyện viết
theo mẫu chữ quy định, hàng tuần có sự kiểm tra đánh giá của giáo viên.
4.1. Các kỹ năng cơ bản cần rèn luyện chữ viết.
Kỹ năng đầu tiên cần rèn luyện chữ viết không phải là viết chữ mà là kỹ năng
ban đầu để tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động viết chữ. Đó là cách ngồi,
cách cầm bút, cách để vở đúng (khoa học).
a, Tư thế ngồi viết:
Ngồi thẳng lưng, mắt cách sách từ 25 - 30cm, khi viết tay trái giữ vở, cánh
tay phải đặt trên mặt bàn một cách tự nhiên.
b, Cách cầm bút:
Để việc cầm bút được thuận lợi cầm bút và điều khiển bút bằng 3 ngón tay:
Ngón trỏ, ngón cái và ngón giữa của bàn tay phải. Đầu ngón tay trỏ về phía trên,
đầu ngón tay giữa ở bên trái, phía bên phải của đầu bút dựa vào đốt đầu của ngón
tay giữa. Cách cầm bút đúng như trên giúp cho chúng ta giữ bút được chắc và điều
khiển bút một cách linh hoạt. Ngồi ra, động tác viết cịn có sự phối hợp cử động
của cổ tay, khuỷu tay và cánh tay.
c, Cách đặt vở:
Đặt vở nghiêng một góc khoảng 15 - 30 o về phía trên bên phải so với mép
bàn. Đây là chiều thuận của tay phải khi viết chữ viết là vận động từ trái sang phải.
4.2. Hướng dẫn luyện viết chữ:
Để việc dạy chữ viết được dễ dàng hơn, tôi đã thống nhất các thuật ngữ cho
các Đ/c về tên gọi, các đường kẻ trong vở ô ly và vở tập viết.

+ Thứ tự các dịng kẻ trên vở ơ ly
Ta ký hiệu đường kẻ đậm là số 1, các đường kẻ còn lại được ký hiệu: 2,3,4
kể từ đường 1 lên phía trên.
Ngồi việc thống nhất các khái niệm về đường kẻ, dòng kẻ, việc dạy chữ viết
cho học sinh lớp 1 còn phải chú ý thêm một số thuật ngữ có liên quan như:
+ Điểm đặt bút: Là điểm bắt đầu khi viết 1 nét trong chữ cái. Điểm đặt bút có
thể nằm trên đường kẻ ngang, hoặc không nằm trên đường kẻ ngang.
+ Điểm dừng bút: Là vị trí kết thúc của nét chữ trong chữ cái.
+ Viết liền mạch: Là thao tác đưa ngòi bút liên tục từ điểm kết thúc của nét
đứng trước tới điểm bắt đầu của nét đứng sau.
Năm học 2013-2014

10


Sáng kiến kinh nghiệm

Giúp học sinh viết đúng chính tả

+ Kỹ thuật "lia bút": Là khi viết nét bút được thể hiện liên tục nhưng không
chạm vào (giấy, bảng...) theo tác trên không ấy gọi là lia bút.
+ Kỹ thuật "rê bút": Để tránh khỏi nhấc bút khi viết người ta thường dùng
động tác rê bút để tạo nét liên kết.
+ Cự ly giữa các chữ: Khi viết, cự ly giữa các chữ ghi âm tiết phải viết cách
đều nhau. Viết không đều nhau sẽ làm mất đi vẻ đẹp của chữ viết. Khoảng cách
giữa các con chữ ghi âm tiếp tương đương với chiều ngang tối thiểu của một con
chữ thường. Giáo viên cần quy định lấy chiều ngang của con chữ O làm đơn vị ước
đo khoảng cách giữa các chữ ghi âm tiết để hướng dẫn học sinh luyện tập viết.
4.3. Luyện viết các nét cơ bản:
Cần chia các nét cơ bản theo nhóm đồng dạng giúp chúng ta ghi nhớ nhanh.

Luyện viết đúng và chính xác các nét cơ bản. Làm cơ sở cho viết nhanh đúng sau
này. Dựa vào quy trình viết các nét cơ bản được chia thành các nhóm sau:
- Nhóm 1: Nhóm nét thẳng :
- Nhóm 2: Nhóm nét móc :
- Nhóm 3: Nhóm nét cong :
- Nhóm 4: Nhóm nét khuyết :

- Nhóm 5: Nhóm nét thắt :

4.4. Nhóm chữ thường:
Dựa vào việc chia nhóm các nét cơ bản. Chữ thường cũng được chia theo
nhóm đồng dạng giúp học sinh ghi nhớ nhanh các chữ các nét cơ bản giống nhau.
- Nhóm 1: Nhóm chữ chủ yếu tạo bởi nét cong:

- Nhóm 2: Nhóm chữ chủ yếu tạo bởi nét thắt:

Năm học 2013-2014

11


Sáng kiến kinh nghiệm

Giúp học sinh viết đúng chính tả

- Nhóm 3: Nhóm chữ chủ yếu tạo bởi nét móc kết hợp với nét khuyết, nét
hất

- Nhóm 4: Nhóm chữ chủ yếu tạo bởi nét cong kết hợp với nét móc:


4.5 Nhóm chữ hoa:
Các nét tạo chữ hoa cũng là các nét cơ bản đã được cách điệu. Việc chia
nhóm chữ hoa dựa trên đặc điểm cấu tạo của từng chữ. Vì vậy cơ sở chia nhóm
chữ hoa là: Các chữ có nét bắt đầu giống nhau được xếp cùng nhóm. Chữ dễ viết
được hướng dẫn trước, làm cơ sở học viết chữ khó hơn cùng nhóm. Các chữ hoa
được chia thành nhóm sau:
- Nhóm 1:

- Nhóm 2:

- Nhóm 3:

- Nhóm 4:

- Nhóm 5:
Năm học 2013-2014

12


Sáng kiến kinh nghiệm

Giúp học sinh viết đúng chính tả

Khi viết hết các con chữ một cách liền mạch sau đó mới đánh các dấu phụ
và dấu thanh, tạo cho chúng ta thói quen viết liền mạch, viết nhanh
+ Động viên học sinh mua Từ điển Tiếng Việt để có điều kiện tra cứ tìm hiểu
nghĩa của các từ khó giúp học sinh tránh được tình trạng khơng hiểu nghĩa của từ
dẫn đến viết sai.
+ Tổ chức luyện thêm các dạng bài tập nhằm củng cố quy tắc chính tả , củng cố

khắc phục những hiện tượng chính tả mà học sinh dễ nhầm lẫn.
Ví dụ:
* Để phân biệt s / x , có thể cho học sinh thi đua điền nhanh vào chỗ trống s
hoặc x để hoàn chỉnh đoạn thơ:
Mặt trời theo về thành phố
Tiếng ...uối nhòa dần ...au cây
Con đường ....ao mà rộng thế
....ông ...âu chẳng lội được qua
Người,....e đi như gió thổi
Ngước lên mới thấy mái nhà
Nhà cao ...ừng ..ững như núi
Những ơ cửa ..ổ gió reo
* Đối với hai phụ âm d / gi:
Vì hai phụ âm này khơng có một quy định cụ thể khi nào thì viết d, khi nào
thì viết gi , tức là khơng có một quy tắc chính tả như đối với các phụ âm ng/
ngh ; g/ gh, c/k/q...Học sinh chỉ phân biệt bằng cảm quan, nghĩa là chỉ nhận biết
bằng cái nhìn quen mắt.Chính vì vậy, để giúp học sinh có thể dễ dàng ghi nhớ và
phân biệt hai âm này ta có thể đặt chúng trong những văn cảnh gần gũi và quen
thuộc đối với học sinh .Chẳng hạn như ví dụ sau:
Ví dụ :
Điền tiếng bắt đầu bằng d hoặc gi trong các câu sau:
a, Bố mẹ ....mãi Nam mới chịu dậy tập thể ....

(giục/ dục)

b, Ơng ấy ni chó....để ....nhà.

(dữ/ giữ)

c, Đơi ....này đế rất ....


(giày/ dày)

d, Khi làm bài không được ....sách ra xem, làm thế.....lắm.

(giở/ dở)

* Hoặc đối với phụ âm c/ q trong tiếng cuốc/quốc :
Năm học 2013-2014

13


Sáng kiến kinh nghiệm

Giúp học sinh viết đúng chính tả

Hầu hết số học sinh lớp tôi luôn lẫn lộn trong trường hợp này. Vì vậy cần phải
hướng dẫn các em ghi nhớ qua một số bài tập điền từ để các em nhận thấy: chỉ ghi
q trong những tiếng quốc có nghĩa là nước (Tổ quốc, quốc ca, quốc kì, quốc
hiệu...), cịn trong các trường hợp khác thì ghi c (Cái cuốc, cuốc đất, chim cuốc...)
*. Phải luôn chú ý rằng mỗi thầy cô giáo là tấm gương sáng và là chỗ dựa tin
cậy cho học sinh:
Chúng ta biết rằng:Học sinh tiểu học ln xem thầy cơ giáo của mình như thần
tượng cho nên các em rất hay bắt chước giáo viên, bắt chước cả cái đúng lẫn cái
chưa đúng, nhất là cách nói năng và chữ viết của giáo viên. Cái mà các em đã bắt
chước được của thầy cơ thì mãi sẽ ăn sâu vào tiềm thức của các em và rất khó thay
đổi.Vì vậy nếu để các em học được những thói quen chưa tốt từ chúng ta, những
người trực tiếp dạy các em thì chính chúng ta lại trở thành người có lỗi. Bởi vậy
trong từng lời nói, trong khi đọc bài, giảng bài, người giáo viên cần chú ý phát âm

chuẩn và rõ ràng, mạch lạc. Khi viết và trình bày ở bảng cũng cần cố gắng viết
đúng mẫu chữ , đúng chính tả và trình bày cẩn thận. Đặc biệt là khi chấm, phê bài
cho học sinh, giáo viên phải luôn chú trọng từng nét chữ trong lời phê. Tuyệt đối
tránh tình trạng giáo viên phê bài học sinh là chữ viết cẩu thả... trong lúc học sinh
lại phải “dịch” mãi mới đọc được dịng chữ của thầy cơ .
Ngồi ra, GV phải thơng thạo các quy tắc chính tả, phải tham khảo các tài liệu :
Từ điển chính tả Tiếng Việt; Quy tắc viết chính tả Tiếng Việt; Bài tập trắc
nghiệm; Bài tập trò chơi thực hành Tiếng Việt; Hỏi đáp về dạy Tiếng Việt lớp 4,
5…. để có thể giải đáp những thắc mắc cho học sinh trong quá trình học tập.
Chẳng hạn như khi các em nghe hoặc đọc những văn bản Tiếng Việt khác
(ngồi SGK) thấy có những điều lạ như:
Ví dụ: Khi các em đọc trên văn bản "Vay vốn" nhưng người Nam Bộ lại đọc
là "Day dốn" hoặc tại sao viết : dập dờn hay rập rờn, sum suê hay xum xuê, nhơ
bẩn hay dơ bẩn đều đúng ?
Hoặc sự chưa thống nhất giữa cách viết hoa tên riêng, viết các từ ngữ phiên
âm tiếng nước ngoài như: Đắc Lắc hay Đắc Lắk; Mô-da; Ka-lưi…
GV phải dựa vào tài liệu đáng tin cậy như: Từ điển Tiếng Việt của Viện
ngôn ngữ học hay Quy định tạm thời về viết hoa trong văn bản của Chính phủ và
văn phịng Chính phủ để chọn cách viết cho học sinh phù hợp nhất.
*. Động viên khuyến khích học sinh tích cực rèn chữ viết:
Việc rèn chữ viết đúng, đẹp là cả một quá trình lâu dài kể từ khi các em mới
bước chân vào lớp Một. Khi đã lên lớp Năm, có thể xem đây là cơ hội cuối cùng để
các em cịn thời gian và cịn được một mơi trường rèn luyện có bài bản, có hướng
dẫn của thầy cơ giáo. Nhưng chỉ có rèn luyện và... rèn luyện mà khơng có động
viên, khuyến khích thì sẽ khiến các em nhàm chán. Vì vậy giáo viên cần vận dụng
nhiều hình thức khác nhau để khích lệ tinh thần học sinh.Chẳng hạn như kể cho
Năm học 2013-2014

14



Sáng kiến kinh nghiệm

Giúp học sinh viết đúng chính tả

các em nghe những tấm gương luyện chữ như Cao Bá Quát, Thần Siêu luyện chữ,
Nguyễn Ngọc Kí.... Sưu tầm các bài viết đúng, viết đẹp được in trên sách báo hoặc
của các bạn trong khối , trong trường để cho các em học tập phấn đấu.
Ngoài ra, hàng tuần ,hàng tháng, ...trong các buổi sinh hoạt, giáo viên cũng
nên tổ chức cho các tổ bình chọn những cá nhân có vở sạch chữ đẹp hoặc có những
tiến bộ trong việc rèn chữ viết để tuyên dương và khuyến khích các cá nhân, các tổ
thi đua với nhau để giúp các em có thêm động lực phấn đấu.

Năm học 2013-2014

15


Sáng kiến kinh nghiệm

Giúp học sinh viết đúng chính tả

PHẦN III: KẾT LUẬN
1. Kết quả sau khi áp dụng

Qua việc thực hiện các phương pháp rèn chữ viết, nhất là việc chú trọng cho
cho HS viết đúng chính tả như đã nêu trên đây trong năm học qua tôi thấy:
- Tình trạng mắc lỗi trong viết chính tả và viết tất cả các văn bản khác giảm
đi một cách đáng kể. HS khơng những viết đúng mà cịn viết đẹp hơn rất nhiều so
với hồi đầu năm. Có những em khá đã có những bài viết khơng chỉ đạt ở mức độ

"Văn hay" mà còn đạt cả về "Chữ tốt". Trên bảng thi đua của lớp đã xuất hiện
nhiều gương mặt tiêu biểu cho phong trào rèn chữ viết do lớp bình chọn.
- Cách trình bày bài, dùng từ, đặt câu và viết hoa đúng mẫu chữ trong tất cả
các mơn học chuẩn xác hơn hẳn. Tình trạng HS khơng hiểu nghĩa dẫn đến viết sai
chính tả khơng cịn nữa, thể hiện qua bảng thống kê sau:
Số HS dự Thời
điều tra gian

Số HS
Số HS thường Số HS thường Số HS mắc
thường mắc
mắc lỗi về
mắc lỗi về
thường lỗi về
lỗi về âm
phần vần
dấu thanh cách trình bày
đầu
15-17 em

17-18 em

13-15em

15-17 em

30em

Đầu
năm


9-10em

8-10em

7-8 em

9-10 em

30 em

Giữa
kì I

Cuối
kì I

5-6 em

4-5 em

3-4 em

3-4 em

2-3 em

1-2 em

1-2 em


30 em

30 em

Giữa
kì II

1-2 em

Ngồi kết quả đáng kể ở trên, khơng khí giờ học của phân mơn Chính tả sơi nổi hơn: HS
biết nắn nót khi viết bài và hào hứng, cởi mở khi làm bài tập chính tả và biết trau dồi chữ viết ở
tất cả các môn học khác. HS đã biết nhận ra lỗi sai của mình, của bạn và tự biết điều chỉnh, đồng
thời kiến thức của các em được tích lũy thêm qua quyển sổ tay chính tả của mình. Sau đây là một
số bài viết của học sinh lớp tôi mà sau khi đã áp dụng các biện phấp trên:

Năm học 2013-2014

16


Sáng kiến kinh nghiệm

Giúp học sinh viết đúng chính tả

* Bài học kinh nghiệm
Qua q trình thực hiện, tơi nhận thấy, để việc rèn chữ cho HS Tiểu học
nói chung và HS lớp 4 nói riêng đạt hiệu quả cao thì GV cần phải:
1. Viết đúng về mẫu chữ viết hiện hành, có cách phát âm chuẩn và phải nắm
chắc kiến thức về chính tả, chữ viết Tiếng Việt trong trường Tiểu học.

2. Phải nghiên cứu kỹ nội dung bài dạy chính tả và các tài liệu có liên quan,
xem xét đối tượng HS cụ thể để có những bài tập luyện chữ viết khó, bài tập chính
tả phù hợp.
3. Đồ dùng dạy học chuẩn bị chu đáo cả về số lượng và cách sử dụng sao
cho phù hợp. Phải bằng mọi cách hoặc mua sắm hoặc vận động HS sưu tầm để có
đủ đồ dùng cho từng tiết học.Khuyến khích học sinh mua cuốn Từ điển Tiếng Việt
để tiện tra cứu nghĩa của từ khi cần thiết.
4. Sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học kết hợp với rèn chữ cho HS ở
tất cả các môn học là rất cần thiết để tạo cho các em có thói quen viết cẩn thận,
đúng chính tả và phát huy tốt khả năng viết đẹp của những em có năng khiếu.
5. GV phải là người ln rèn tính cẩn thận cho mình trong từng chữ viết ở
trên bảng cũng như trong vở của HS, từ cách trình bày đến cách đặt từng dấu thanh
vào chữ viết.
Tuy nhiên để đạt được 5 yêu cầu như đã nêu ở trên không phải là dễ nhưng
đây là nhiệm vụ yêu cầu bắt buộc với mỗi GV Tiểu học. Vì vậy địi hỏi GV phải
thực sự có trách nhiệm cao, chịu khó, nhiệt tình, tâm huyết say mê với nghề nghiệp
đặc biệt là tính kiên trì trong luyện chữ.
Trên đây là một số kinh nghiệm từ thực tế của tôi trong việc giúp học sinh
viết đúng chính tả. Có thể khơng cịn mới đối với nhiều người nhưng có lẽ nó cũng
sẽ giúp ích ít nhiều cho những ai còn thực sự băn khoăn về chữ viết của học trị
mình. Tuy chưa hẳn là giải pháp hay nhưng tơi cũng xin được trình bày để các
đồng nghiệp tham khảo và góp ý bổ sung nhằm hồn thiện hơn về bài viết của
mình.
Xin chân thành cảm ơn !

Năm học 2013-2014

17



Sáng kiến kinh nghiệm

Giúp học sinh viết đúng chính tả

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Từ điển chính tả Tiếng Việt
2.Quy tắc chính tả Tiếng Việt
3.Bài tập trắc nghiệm chính tả
4.Bài tập trị chơi thực hành Tiếng Việt
5.Hỏi đáp về dạy Tiếng Việt lớp 4,5

Năm học 2013-2014

18



×