Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

tổng quan về nguyên liệu nha đam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (979.55 KB, 20 trang )

Chương I : SƠ LƯỢC CÂY NHA ĐAM
1. Giới thiệu
Nha đam (lô hội) một trong những dược thảo đã vượt được hàng rào ngăn cách giữa
đông và tây y, để được mọi ngành y học cùng sử dụng Ngay cả Hoa Kỳ, vốn được
xem là một nước ít đẩy mạnh việc dùng thảo dược để chữa bệnh, cũng đã dùng nha đam
trong nhiều dược phẩm và mỹ phẩm. Hơn nữa, nhiều nhà nghiên cứu Mỹ đã phải khuyên
dân Mỹ là mỗi nhà nên trồng… một cây để vừa làm cảnh vừa làm thuốc và dùng khi cần
cấp cứu vì phỏng.
Nha đam còn được gọi là cây Lô hội, tên
khoa học là Aloe vera hoặc Aloe barbadensis,
thuộc họ Aloeaceae (Liliaceae). Tên Aloe vera
được chính thức công nhận bởi Quy ước quốc tế
về danh xưng thực vật (International rules of
botanical nomenclature), và A. barbadensis
được xem là một tên đồng nghĩa.
Tuy nhiên, trong danh mục cây thuốc của
Tổ chức y tế thế giới (WHO), Aloe được xem là
tên chung của khá nhiều loài khác nhau như
Aloe chinensis, A. elongata, A. indica… Ngoài
ra, một loài Aloe khác, Aloe ferox cũng được
chấp nhận là một cây cung cấp nhựa Aloe.
Mỹ gọi cây Aloe vera dưới tên “Curacao
Aloes”, còn Aloe ferox dưới tên “Cape Aloes”.
Người Pháp gọi dưới những tên : Aloe de Curacao, Aloe du Cap. Đông y gọi là Lô hội.
WHO cũng liệt kê tên gọi của Lô hội tại các nước với 78 danh xưng khác nhau… Tại
nước ta, Aloe vera được gọi là Lô hội hoặc Nha đam, Lưỡi hổ, Tương Đam, Du Thông,
…do nha đam chịu được hạn hán và khô nóng rất giỏi, chúng được trồng rải rác khắp nơi
ở đất nước để làm thuốc hoặc là cây cảnh , song mọc nhiều ở các vùng Nam Trung Bộ.
Nha dam là một loại cây thảo nhỏ, sống lâu năm. Thân ngắn hóa gỗ, mang nhiều vết
sẹo do lá rụng. Lá không cuống, mọc áp sát vào nhau thành hình hoa thị. Đầu thuôn dài
1


Hình 1.1 - Nha đam
thành mũi nhọn, phiến rất dày, mọng nước, dày 15 – 25 cm, rộng 1– 3 cm, mặt trên
phẳng hoặc hơi lồi, có những đốm trắng, mặt dưới khum, mặt cắt tam giác, mép có gai
thưa và cứng. Cắt ngang lá có nhựa màu vàng chảy ra.
Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành chùm trên một cán dài, mang rất nhiều hoa bao bọc
bởi những lá bắc màu đỏ mọc rũ xuống, bao hoa nạc màu vàng cam, có 6 phiến dính liền
ở gốc, 6 nhị hơi dài hơn bao hoa, bầu rời có 3 ô. Quả nang, hình trứng thuôn. Khi chín
màu nâu chứa nhiều hạt. Mùa ra hoa, kết quả: Tháng 3 – 5.
Theo tài liệu dược học Việt Nam, cây Nha đam có thể chữa được nhiều chứng
bệnh như: Sốt, Khớp tim, trĩ, viêm khớp, viêm gan, rối loạn tuyến tụy Ðặc biệt các
bệnh về da, cây Nha đam được xem là một loại thần dược. Lá Nha đam có thể chữa lành
các loại bỏng. Nước ép từ lá Nha đam có thể chữa được bệnh ung thư da.
Hiện nay, cây Nha đam còn được sử dụng để sản xuất các loại mỹ phẩm bảo vệ và
dưỡng da, cũng như dùng để làm nước giải khát.Ninh Thuận là một trong những tỉnh có
diện tích cây Nha đam nhiều nhất. Cây dược liệu này chủ yếu được trồng trên những
vùng đất cát và pha cát ven biển, canh tác các loại cây trồng khác kém hiệu quả. Khi
trồng cây Nha đam, nông dân không phải đầu tư ban đầu cao, kỹ thuật chăm sóc đơn giản
và trồng một lần có thể thu hái lâu dài, mang lại hiệu quả rất cao.
2. Nguồn gốc chung
Cây nha đam được dân gian gọi là cây lưỡi hổ , trong từ điển Mỹ gọi là cây lô
hội , tên khoa học là Aloe vera linne thuộc họ hành tỏi, có nguồn gốc từ Châu Phi. Từ xa
xưa người ta đã xem nha đam như một loại thảo dược .Trong tài liệu cổ xưa của người
Sumeri được viết bằng chữ tượng hình trên các phiến đá nung được người ta tìm thấy ở
thành phố Nippur cách đây vào khoảng 2200 năm trước công nguyên cho thấy người cổ
xưa đã biết sử dụng các loại lá cây Nha Đam làm thuốc tẩy xổ. Tên “Aloe’’ có thể phát
xuất từ chữ Ả Rập “Alloeh’’ với ý nghĩa là một “chất đắng và óng ánh”. Nha đam là một
cây thuốc, không thuộc loại ma túy, nhưng đã gây ra cả một cuộc chiến tranh: Khi Đại đế
Alexander chinh phục Ai Cập vào năm 332 trước Công Nguyên, ông đã nghe nói đến
một cây thuốc có khả năng trị vết thương thần kỳ tại một hòn đảo tên là Socotra, ngoài
khơi Somalia, và để lấy cây này về làm thuốc cho quân của mình, đồng thời ngăn chặn

địch quân không cho họ chiếm được cây thuốc này, ông đã gửi hẳn một đoàn quân đi
chiếm hòn đảo (có lẽ là Madagascar ngày nay) và cây này chính là nha đam.
2
Còn ghi chép của người Ai Cập cổ đại trên giấy sậy cách đây 1550 năm trước
công nguyên cho thấy họ đã biết dùng lá Nha Đam nguyên chất hoặc một số loại thảo
dược khác để bào chế ra 12 bài thuốc khác nhau để chữa các loại bệnh khác nhau về nội
hay ngoại một cách hiệu quả. Trên các văn tự cổ xưa và các bằng chứng trên vách đá đền
đài, trong các sách vở y khoa của người Ba Tư cổ, người Ả Rập, La Mã, Ấn Độ, các
bộ lạc ở Châu Phi, Châu Mỹ… đã chứng minh cây Nha Đam được sử dụng để chữa
bệnh tật, tăng cường sinh lực và làm đẹp da.
Vào khoảng 400 năm trước công nguyên, nhựa Nha Đam và lá Nha Đam
khô đã được bán sang Châu Á.
Vào khoảng 50 năm trước trước công nguyên Clesin s một thầy thuốc
người Hy Lạp đã sử dụn g nhựa Nha Đam làm thuốc tẩy. Kể từ đó, Nha
Đam đã được giới y học quan tâm và dùng rộng rãi trong Đông y lẫn Tây y.
Người Trung Quốc gọi nha đam là lô hội vì lô là đen, hội là tụ lại, kết lại. Lô hội
có nghĩa là cây cho nhựa đen. Lô hội được sử dụng ở Trung Quốc vào khoảng thế kỷ từ 7
đến 8 đời Tùy - Đường. Các thầy thuốc Trung Quốc đã dùng nha đam để chữa bệnh sốt
cao, co giật ở trẻ em và họ còn dùng nha đam làm thuốc tẩy xổ.
Vào thế kỷ thứ 17, nha đam đã được người Tây Ban Nha xuất sang Châu Mĩ và ở
đây là khu vực sản xuất chính cây nha đam rồi xuất khẩu sang Châu Âu. Năm 1720, cây
nha đam được Cart Von Linne mô tả và đặt tên Aloe Vera Linne, tên đó đã thành tên khoa
học của nha đam và được giới khoa học công nhận cho đến nay. Năm 1820, nha đam
chính thức được công nhận trong từ điển Mỹ với tên là lô hội có tác dụng tẩy xổ và bảo
vệ da.
Tại Việt Nam vào cuối thế kỷ 13 một du khách người Italia tên là Marco
Polo (1254-1323) đã thực hiện một chuyến đi thám hiểm toàn châu Á. Đến Trung Quốc,
Polo đã giới thiệu cho người dân bản xứ một dược thảo mà sau này người ta gọi là nha
đam hay lô hội.
Từ Trung Hoa cây nha đam được di thực sang Việt Nam. Trong khoảng 180 loài

thì chỉ có 4 loài được sử dụng để làm thuốc.
Nha đam mọc nhiều ở các vùng Phan Thiết, Phan Rang, Phan Rí thuộc các tỉnh
Bình Thuận, Ninh Thuận.
3
Chương II: TÍNH CHẤT CÂY NHA ĐAM
1. Đặc tính của cây nha đam
a. Cấu tạo sinh học
Hình 1: Cấu tạo sinh học của cây nha đam
Cây nha đam là cây nhỏ, cây lâu năm mọc thành bụi, có thân cây hóa gỗ, ngắn, to,
thân cao tối đa chỉ khoảng 60 – 100 cm.
4

Hình 2: Thân cây nha đam
Lá nha đam không có cuốn, mọc thành vành rất khít, đầy, hình 3 cạnh, có răng cưa
thô cứng và thưa. Lá dài 30- 50 cm, rộng 5- 10 cm, dày 1- 2 cm.
5

Hình 3: Lá nha đam

Nha đam cung cấp hai chất chính: gel (phần trắng, nhớt sau khi gọt bỏ vỏ xanh) và
nhựa cây (màu vàng, chảy ra ở mặt cắt của lá).
6
7
Hình 4: Nhựa aloin chảy ra ở vết cắt sau khi thu hoạch

Hình 5: Phần gel và lớp vỏ xanh của cây nha đam
8

Hình 6: Cấu tạo lá nha đam
(a) - Lớp vỏ bên ngoài màu xanh, khá dày;

(b) - Lớp tế bào nằm phía trên các bó mạch vận chuyển, chứa chất sáp màu vàng
với hàm lượng cao của aloin và các anthraquinone tương tự;
(c) – Lớp trong cùng là một khối nguyên phi lê, gồm các tiểu cấu trúc lục giác
chứa dịch lỏng của phi lê. Nó chính là gel Aloe vera.
9
Lá nha đam có nhiều chất nhầy là thành phần quan trọng giúp giữ nước cho cây.
Lớp trong ruột của lá trong suốt như thạch, mềm, không đắng là phần có giá trị nhất của
cây, độ dinh dưỡng tốt nhất là khoảng 2- 3 năm tuổi, tùy theo điều kiện trồng và chăm
sóc .
Hoa nha đam mọc thành chùm, có hình quả trứng , nha đam phát hoa ở nách lá.
Cuống hoa có thể dài đến 1m, mang rất nhiều hoa mọc rũ xuống, với 6 cánh hoa dính
nhau ở phần gốc, 6 nhị thò. Tùy thuộc vào loài nha đam mà màu sắc của hoa sẽ khác
nhau (đỏ, vàng, …).
Hình 7: Hoa nha đam
10
Hình 8: Quả nha đam
b. Điều kiện sống
Nha đam là cây rất dễ chăm sóc, chỉ cần thoát nước tốt và nhiệt độ ẩm là cây phất
triển tốt. Nó có thể chịu được điều kiện thiếu hoặc dư nắng, nhưng khi nắng nhiều cần
tưới đủ nước cho cây và chỉ tưới trồng khi đấy bị khô, thường nở hoa vào mùa hè.
Mặc dù là cây nhiệt đới, rễ nha đam vẫn có thể chịu được nhiệt độ lạnh nhưng không nên
ở nhiệt độ thấp hơn 4,4
0
C vì ở nhiệt độ này lá cây sẽ bị hư và chất dinh dưỡng quan trọng
sẽ bị mất. Sự hư hỏng này cũng xảy ra ở nhiệt độ cao hơn 35
0
C. Nha đam có thể sống ở
11
0
C và chịu được điều kiện khô hạn nghiêm trọng, không sống được trên nước và những

nơi ngập lụt, phất triển tốt ở những nơi có khí hậu nhiệt đới ẩm .
2. Phân loại
Cây nha đam thuộc họ hành tỏi, có khoảng 240 loại nhưng chỉ có 4 loại có giá trị
nhất đó là : Aloe Barbadensis-Curacao Aloe. Aloe Perryi- Bake aloe. Aloe Ferox – Cape
Aloe. Aloe Aborecens

11
Aloe Barbadensis-Curacao Aloe Aloe Aborecens

Aloe Ferox – Cape Aloe Aloe Perryi- Bake aloe
Hình 9: 4 loại nha đam có giá trị
a. Aloe Barbadensis
Loài nha đam này xuất xứ từ vùng Địa Trung Hải, Bắc Phi và quần đảo Canary.
Nó thường được trồng ở châu Á, miền nam Châu Âu, Nam Mỹ, Mexico, Aruba, Bonaire,
Bermuda, Bahamas, Trung và Nam Mỹ, dễ bị hư hại tại 32
o
F, có thể sống tốt trên đất bạc
màu và vùng đất đá.
b. Aloe Perryi
Xuất xứ từ Đông Phi. Lá nha đam khô từ loài cây này từ xa xưa đã được sử dụng
như một loại thuốc chữa bệnh. Nó thường sống ở những môi trường có nhiều đá.
c. Aloe ferox
Được tìm thấy tại Kwazulu-Natal, đặc biệt là giữa các vùng trung du và bờ biển
trong Umkomaas và lưu vực sông Umlaas. Aloe Ferox có thể phát triển đến 10 feet (3,0
m) và có thể được tìm thấy trên những ngọn đồi đá. Loài thực vật này có thể khác nhau
về tính chất vật lý tùy thuộc vào điều kiện địa phương. Lá của nó rất dày và nhiều thịt, và
có gai màu nâu đỏ bên lề với các gai nhỏ trên bề mặt trên và dưới. Hoa của nó có màu
cam hoặc màu đỏ, cuống hoa cao khoảng 2 – 4 feet (0,61 – 1,2 m). Aloe Ferox thích hợp
với khí hậu khô nhiệt đới và vùng đất cát.
3. Thành phần hóa học

Lá nha đam chứa 99-99,5% là nước, pH trung bình khoảng 4,5. Lá nha đam chứa
13,6% các chất thuộc nhóm hydroxymethylauthraquinon như : aloin A (brabaloin A ) -
chất này sẽ tan dần khi để ngoài không khí và ánh sáng. Aloin B, isobarbaloin (C
21
H
22
O
9
).
12
Trong nhựa cây những chất trên chiếm 30% - 40%, ngoài ra, còn có các hợp chất hóa
học khác chia làm 3 nhóm chính :
Nhóm glycosyl chromon A, B, C.
Nhóm polysaccharit có gkycomanan, galactan, acemanan galacturonan.
Các acid amin, enzyme, phytosterol, các muối khoáng đa và vi lượng
* Thành phần và tác dụng của các chất sinh học trong cây nha đam :
a. Nhóm vitamin :
Trong nha đam có chứa rất nhiều vitamin như A, B1, B5, B6, B12, acid folic, C,
E. Các vitamin A, C, E là các chất chống oxy hóa quan trọng có khả năng đề kháng lại sự
tự phân hủy và suy thoái tế bào, cơ thể. Nhờ vậy, giúp ngăn ngừa sự phát triển một số
loại bệnh ung thư.
b. Nhóm chất khoáng :
Nha đam có nhiều loại chất khoáng như Mg, Zn, Cu, Cr, Ca, Na, K và đặc biệt là
Se (selenium) nguyên tố vi lượng quan trọng tham gia cấu tạo nên enzyme gluthation-
peroxydase, phá hủy các gốc tự do, chống thoái hóa và ngăn ngừa ung thư.
c. Nhóm acid amin :
Có 22 loại acid amin cần thiết cho con người để tạo thành protein theo nhu cầu thì
trong nha đam có 20 loại acid amin.
d. Nhóm polysaccharide :
Có hơn 200 loại trong nha đam nhưng quan trọng nhất là polysaccharide không bị thủy

phân và không hấp thu trong hệ thống tiêu hóa động vật, có tác dụng kích thích miễn
dịch, chống viêm, trung hòa và giải độc cho cơ thể đặt biệt là trong đường ruột.
d. Nhóm enzyme :
Oxydase, amylase, catalase, lipase … Hai enzyme quan trọng là lipase và catalase trong
nha đam có tác dụng tiêu thực làm lành mạnh hóa bộ máy tiêu hóa, rất tốt cho người đau
dạ dày và đường ruột.
e. Nhóm lignin :
Đây là chất có khả năng thâm nhập sâu vào da để cuốn chất nhầy hại da ra ngoài, giúp
bảo về làng da .
f. Nhóm Anthraquinone :
Trong đó quan trọng nhất là Antraglucoside với chất Aloin là chủ yếu, aloin chỉ có trong
nhựa khô, chiếm 0,05% - 0.5% thành phần nhựa khô. Gồm aloinsit A, aloinsit B … có vị
13
đắng có tác dụng tẩy sổ, chống táo bón .
g. Nhóm saponin :
Là hợp chất có tính như xà phòng có công hiệu chống lại các vi khuẩn nấm men có hại.
Ngoài ra còn giúp giảm lượng cholesterol trong máu, tác dụng rất tốt với người bị bệnh
tim mạch.
4.Tình hình phân bố
a. Trên thế giới :
Nha đam được trồng nhiều ở vùng Trung và Nam Mỹ, Australia và khu vực Trung
Hải với khí hậu nóng khô mùa hè và ẩm ướt của mùa đông. Nó cần khí hậu ấm áp và
không chịu được khí hậu lạnh
b. Tại Việt Nam:
Ở Việt Nam, nha đam có nhiều ở dọc bờ biển Nam Trung bộ, tươi tốt quanh năm.
Loại cây này đặc biệt phù hợp với vùng cát ven biển, giỏi chịu được khí hậu khô, nóng.
Chính vì vậy, Ninh Thuận, Bình Thuận là vùng đất lợi thế cho nha đam phát triển. Nha
đam Ninh Thuận đã có thương hiệu.
Độ cao so với mặt nước biển hợp lý ở Bình Thuận, Ninh Thuận cũng là yếu tố
giúp cho việc tạo thành các hoạt chất trong lá nha đam. Chính vì vậy mà hoạt chất trong

lá nha đam ở Bình Thuận, Ninh Thuận chiếm tới 26% trong khi các nơi khác chỉ có 15%.
Khu vực Tuy Phong, Bắc Bình đã có một số hộ trồng thử nghiệm nha đam với giống cây
ở Ninh Thuận, đến nay đã cho thu hoạch với sản lượng khá. Hiện nay nha đam được nhân
giống một cách khoa học và trồng ở nhiều nơi trên toàn quốc để cung cấp cho công
nghiệp chế biến và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của mọi nguời. Nhiều công ty chế biến
thực phẩm và nước uống đã đầu tư và khuyến khích các hộ nông dân trồng và phát triển
vườn cây nha đam trên bình diện rất lớn để đáp ứng đủ nguyên liệu cho sản xuất. Diện
tích đất mỗi công ty đầu tư có thể lên đến hàng trăm hecta.
Hiện nay, có trên 400 loài nha đam khác nhau, trong đó nha đam Aloe Vera lá xanh
thẫm, bẹ lá to là loại dễ trồng và cho năng suất cao. Giống nha đam Aloe Vera đang được
trồng đại trà ở Việt Nam.
14
Hình 10: Cánh đồng nha đam ở Ninh Thuận


Chương III: TÁC DỤNG CỦA CÂY NHA ĐAM
1. Tác dụng của nha đam
Một số công dụng của nha đam trong các lĩnh vực
_ Trong y dược
Tác dụng kháng khuẩn. Những nghiên cứu gần đây đã chứng minh gel nha đam
có tính sát khuẩn và gây tê. Dùng để sát trùng, thanh nhiệt, thông tiểu. Làm êm dịu
vết thương khi bị phỏng nhẹ, khi bị côn trùng châm chích hay da bị chai cứng khi bị
rám nắng. Gel Nha đam cũng có tác dụng làm tăng vi tuần hoàn (giúp máu ngoại vi
lưu thông tốt). Nhũ dịch được bào chế từ Nha đam dùng để chế các loại thuốc trị
15
Eczema hay các mụt chốc lỡ, làm mau kéo da non ở vết thương. Dịch tươi Nha đam
có tính kháng khuẩn lao. Gel nha đam có tính sát khuẩn và gây tê, dùng để sát trùng,
thanh nhiệt, làm êm dịu vết thương khi bị bỏng, thúc đẩy quá trình làm lành vết thương.
Dịch tươi nha đam có tính kháng khuẩn lao, trị viêm loét dạ dày
Tác dụng xổ, nhuận trường. Tác dụng trị liệu chính thức của nhựa Aloe được y học

Tây phương chấp nhận là gây xổ, trị táo bón. Tác dụng làm xổ của nhựa Aloe do 1,8-
dihydroan thracen glycosides, Aloin A và B. Sau khi uống, Aloin A và B không bị hấp
thu ở phần trên của ruột, sẽ bị thủy phân ở ruột bởi các vi khuẩn để trở thành các chất
biến dưỡng có hoạt tính (chất chính là aloe-emodin-9-anthrone). Tác dụng xổ của Aloe
thường xẩy ra 6 giờ sau khi uống, và có khi chậm đến 24 giờ sau.Cơ chế hoạt động của
nhựa Aloe gồm 2 phần :
+ Kích thích nhu động ruột, gia tăng sự tống xuất và thu ngắn thời gian thực phẩm
chuyển qua ruột, và làm giảm bớt sự hấp thu chất lỏng từ khối lượng phân.
+ Gia tăng sự thẩm thấu tế bào qua màng nhày ruột có lẽ nhờ ở ức chế các ion Na
+
,
K
+
, Adenosine triphosphatase hoặc ức chế các kênh chloride đưa đến sự gia tăng lượng
nước trong ruột già.
Phòng ngừa các bệnh sỏi đường tiết niệu : các anthraquinon sẽ kết hợp các ion
Calcium trong đường tiểu thành hợp chất tan được để tống ra ngoài theo nước tiểu. Ngoài
ra nha đam có thể trị được bệnh tiểu đường, cao huyết áp.
Khả năng kích thích hệ miễn dịch và trị một vài loại ung thư :những lectin trong
Aloe gel có khả năng kích thích hệ miễn dịch gia tăng sự sản xuất các đại thực bào có thể
tiêu diệt được các vi khuẩn và các tế bào lạ (tế bào ung thư mới phát).
Ngoài ra còn tác dụng trị viêm loét dạ dày, phòng ngừa sỏi niệu, chữa trị cac vết
bỏng do tia phóng xạ gây ra, nước ép nha đam chữa được nhiều bệnh ngoài da và
bệnh phổi….
_ Trong mỹ phẩm
Từ những đặc tính kỳ diệu trên. Các nhà y dược học đã nghĩ đến những loại mỹ
phẩm được chế tạo từ gel Nha đam để tạo ra những loại kem dưỡng da, do pH của gel
Nha đam gần giống với pH của da cho nên chúng làm cho da tươi tắn và điều hòa được
độ acid của da.
Đầu tiên, không thể không kể đến tính chất dịu mát và thanh nhiệt của cây nha

đam. Chính nhờ đặc tính này, mà nhiều quý ông đã dùng nó như một loại gel và kem để
làm giảm cảm giác đau rát sau mỗi lần cạo râu.
16
Ngoài ra trong lĩnh vực mỹ phẩm nha đam còn tác dung tái tạo da, xóa nếp nhăn,
trị mụn, khắc phục chứng khô mắt, phục hồi tóc hư tổn,…
_ Trong thực phẩm
Lá nha đam dùng để ăn tươi với đường hoặc nấu chè. Có nơi còn dùng lá Nha đam để
nấu canh. Ngoài ra gel Nha đam còn được làm chất đông kết cho rất nhiều món ăn.
2. Nguy hiểm từ việc lạm dụng cây nha đam
Do sự thổi phồng hiệu nghiệm của cây nha đam và các sản phẩm có nguồn gốc từ
cây nha đam của các nhà sản xuất để thu lời do đó không nên lạm dụng nha đam bởi vì
nhựa cây nha đam nguyên chất là một chất độc, khi để ra ngoài không khí chất nhựa này
dễ bị oxy hoá làm mất đi một phần hoạt tính, do đó cần có quy trình chiết xuất đúng đắn
để ổn định hoạt chất .Chất độc tố trong nha đam tuy không gây chết người nhưng có thể
làm người ăn phải bị tiêu chảy, phụ nữ mang thai có thể sinh quái thai. Tiêu hoá một
lượng lớn nha đam có thể gây co thắt bụng, nôn mửa, tiêu chảy, bên cạnh đó nó còn bài
tiết qua nước tiểu làm cho nước tiểu có màu như máu.
Mỗi ngày nên sử dụng từ 5 – 10g nha đam
Phụ nữ đang cho con bú dùng cẩn thận vì trẻ có thể bị ngộ độc khi bú mẹ.
Nếu dùng trong thời gian dài (3 – 6 tháng dạng đã chế thành viên) có thể có hiện
tượng tích luỹ gây rối loạn tiêu hoá, tiêu chảy.
Người bị bệnh trĩ, viêm ruột không nên dùng vì anthraquinon trong nhựa nha đam
gây sung huyết.
Nhựa nha đam làm cho da bị nám
Người hay lạnh, hư hàn, tiêu chảy, huyết áp thấp cũng không dùng.
4. Yêu cầu kỹ thuật trong chế biến cây nha đam
Phải làm ổn định ngay sau khi thu hoạch, sau khi thu hoạch cần ngâm ngay cả
nhánh lá vào thùng đậy kín có dung tích 50 gallon 2h – 6h để chất nhựa màu vàng trôi đi
( nhựa vàng độc hại có chứa nhiều aloin ) . Không xử lý nhiệt ở nhiệt độ cao, sử dụng sản
phẩm tươi không gia nhiệt mới tốt. Các quá trình xử lý nhiệt ở các công đoạn trong quá

trình chế biến nên thấp hơn 90
0
F, nhằm tráng phá vỡ cấu trúc các hoạt chất ( enzyme ,
peptid, polysaccharide ) quan trọng trong thành phần nha đam
Không rửa nước nhiều lần làm trôi đy các hoạt chất sinh học. Không nên cô đặc, làm
loãng, sấy khô, nếu giữ nguyên toàn bộ đặc tính tự nhiên của nha đam, để bảo vệ các hoạt
chấtc của chúng ( hơn 200 hợp chất trong nha đam có sự liên kết và cân bằng phức tạp là
17
nước ) .
Chương IV: TỔNG KẾT
Nha đam còn gọi là lô hội, long tu, lưỡi hổ,…Có nguồn gốc từ Châu Phi. Vào Việt
Nam khoảng cuối thế kỉ XIII.
Nha đam từ xưa đã được xem là một loại dược liệu quý giá và được sử dung rộng
rãi trong cả Đông Y và Tây Y.
Cây nha đam được biết và sử dụng từ rất lâu, có tên gốc tiếng anh là Aloe Vera, có
khoảng 240 loại khác nhau. Hiện nay, cây nah đam được công nhận rộng rãi với những
tính chất :
Điều hòa và phòng chống các bệnh của hệ thống tiêu hóa.
Kích thích hệ miễn dịch.
Thanh lọc cơ thể, làm mát gan, đẹp da.
18
Kháng viêm, chống nhiễm trùng.
Có tác dụng phòng bệnh và chống nhiễm độc cơ thể.
Trong lá nha đam có hơn 200 hoạt chất có giá trị,trong đó có các thành phần quan
trọng như: ligin, vitamin A, C, E, D, B
1
, B
2
, B
3

, B
6,
B
12
…,Saponins, Anthaquinonis,
Amino acid, Enzyme, Polysaccharide, …….
Ở Việt Nam nha đam được trồng nhiều ở 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận thành
các cánh đồng nha đam phục vụ cho các nhà máy chế biến nha đam trong nước và xuất
khẩu. Cây nha đam được các gia đình trồng nhiều trong các chậu cảnh , vườn nhà để làm
thuốc chữa bệnh và chế biến món chè nha đam, sinh tố nha đam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
/>542836.htm.
/> />tinh-cay-lo-hoi.html.
/> /> />the-chua-biet-ve-cay-lo-hoi.aspx.
/>19
/> /> hoc-tap/cao-dang dai-hoc/tim-hieu-
ve-cay-nha-dam-va-ung-dung-trong-san-xuat-thuc-pham.323775.html.
20

×