Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Luật an sinh xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.4 KB, 10 trang )

Luật An sinh xã hội Nhóm KT33F2-3
MỤC LỤC
MỤC LỤC.....................................................................................................................................................1
a, Trong trường hợp này, Ông N có được hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp không ? Tại sao ? Hãy tư
vấn cho ông N để ông có thể được hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp.................................................1
a-1. Trong trường hợp này, Ông N có được hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp không ? Tại sao ?...1
Các điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp...........................................................................................3
Xét trường hợp của ông Nguyễn Văn N:............................................................................................5
a-2.Tư vấn cho ông N để ông có thể được hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp..................................6
+ Về đăng ký bị chấm dứt hợp đồng lao động với cơ quan lao động : .............................................7
+ Về điều kiện tìm kiếm việc làm:.......................................................................................................8
b, Hãy giải quyết chế độ hưu trí cho ông N ?.............................................................................................8
a, Trong trường hợp này, Ông N có được hưởng chế độ bảo hiểm thất
nghiệp không ? Tại sao ? Hãy tư vấn cho ông N để ông có thể được
hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp.
a-1. Trong trường hợp này, Ông N có được hưởng chế độ bảo hiểm thất
nghiệp không ? Tại sao ?
- Đối tượng được hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp
Đối tượng áp dụng bảo hiểm thất nghiệp có liên quan đến khả năng đóng
góp của các đối tượng và khả năng chi trả của quỹ bảo hiểm xã thất nghiệp nên
Bài tập nhóm tháng
Luật An sinh xã hội Nhóm KT33F2-3
tính chất xã hội của bảo hiểm thất nghiệp ( giúp đỡ người lao động khi mất việc
làm) phải được kết hợp hài hoà với tính chất kinh tế ( đảm bảo an toàn và sử
dụng hiệu quả quỹ bảo hiểm thất nghiệp). Vì vậy, luật bảo hiểm xã hội 2006
quy định đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp là người lao động là công
dân Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà các
hợp đồng này không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn từ đủ mười hai
tháng đến ba mươi sáu tháng với người sử dụng lao động. ( Điều 81 và khoản 3-
Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2006)
Cụ thể theo quy định tại Khoản 1- Điều 2 - Nghị định số 127/2008/NĐ-


CP, người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là: “… công dân Việt Nam
giao kết các loại hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc sau đây với người sử
dụng lao động quy định tại Điều 3 Nghị định này:
a) Hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ mười hai tháng đến ba mươi sáu
tháng;
b) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
c) Hợp đồng làm việc xác định thời hạn từ đủ mười hai tháng đến ba mươi sáu
tháng;
d) Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn, kể cả những người được tuyển
dụng vào làm việc tại các đơn vị sự nghiệp của nhà nước trước ngày Nghị định
số 116/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ quy định về
tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp
nhà nước....”
Khoản 2 - Điều 2 - Nghị định 127 cũng quy định rõ người lao động giao
kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc với người sử dụng lao động theo các
hợp đồng trên không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp, nếu :
+ người lao động đang hưởng lương hưu hằng tháng;
+ người lao động đang được hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.
Bài tập nhóm tháng
Luật An sinh xã hội Nhóm KT33F2-3
Như vậy để được hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp thì trước hết người
lao động phải là đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Bên cạnh đó người
lao động phải được cơ quan lao động có thẩm quyền xác định là “người thất
nghiệp”. Hiện nay trong các văn bản pháp luật Việt Nam chưa có một định
nghĩa chính thức về “người thất nghiệp” nhưng theo các quan điểm chung nhất,
người thất nghiệp được hiểu là: “người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao
động, trong khoảng thời gian xác định không có việc làm, đang tìm việc làm, đã
đăng ký thất nghiệp theo quy định”
1


- Các điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Góp phần giúp các cơ quan quản lý bảo hiểm thất nghiệp thực hiện
nghiệp vụ chính xác, kịp thời, hỗ trợ đúng đối tượng và góp phần đảm bảo công
bằng xã hội, người được hưởng trợ cấp thất nghiệp phải đảm bảo những điều
kiện nhất định. Các điều kiện này được quy định cụ thể tại Điều 15 Nghị đinh
127/2008/NĐ-CP và Điều 2 Thông tư 32/2010/TT-BLĐTBXH.
a. Về nguyên nhân thất nghiệp
Người lao động có thể được hưởng bảo hiểm thất nghiệp nếu bị mất việc
làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động
hoặc chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật về cán bộ, công
chức. Do vậy, nguyên nhân thất nghiệp phải là nguyên nhân không có “lỗi” của
người lao động. Bao gồm:
+ Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng đúng pháp luật;
+ Người lao động bị mất việc làm do người sử dụng lao động thu hẹp sản
xuất,giảm chỗ làm việc; chấm dứt hoạt động; thay đổi cơ cấu công nghệ hay do
chuyển đổi quyền sở hữu…
Những trường hợp thất nghiệp do lỗi của người lao động như đơn phương chấm
dứt hợp đồng trái pháp luật, bị sa thải thì người lao động không được hưởng bảo
hiểm thất nghiệp.
b. Về thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp
1
Xem: Giáo trình Luật an sinh xã hội- đại học Luật Hà Nội- nxb. Tư pháp 2005- tr197
Bài tập nhóm tháng
Luật An sinh xã hội Nhóm KT33F2-3
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 15 Nghị định số 127/2008/NĐ-CP và
Khoản 1 Điều 2 Thông tư số 32/2010/TT- BLĐTBXH, để được hưởng bảo hiểm
thất nghiệp, người lao động phải tham gia đóng góp vào quỹ bảo hiểm thất
nghiệp một khoảng thời gian nhất định trước khi nghỉ việc, cụ thể là : “Đã đóng
bảo hiểm thất nghiệp từ đủ mười hai tháng trở lên trong vòng hai mươi bốn
tháng trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp

đồng làm việc theo quy định của pháp luật.Tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp
của người lao động được tính nếu người sử dụng lao động và người lao động
đã đóng bảo hiểm thất nghiệp, người lao động đã thực hiện hợp đồng lao động
hoặc hợp đồng làm việc ít nhất 01 ngày trong tháng đó.”
c. Người lao động đã đăng ký thất nghiệp với Trung tâm Giới thiệu việc làm
thuộc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương khi mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp
đồng làm việc theo quy định của pháp luật. (khoản 2 Điều 15 Nghị định
127 và khoản 2 Điều 2 Thông tư 32)
d. Chưa tìm được việc làm sau mười lăm ngày tính theo ngày làm việc kể từ
ngày đăng ký thất nghiệp với Trung tâm Giới thiệu việc làm theo quy
định trên (ngày thứ nhất trong mười lăm ngày nêu trên là ngày ngay sau
ngày người lao động đăng ký thất nghiệp, tính theo ngày làm việc)-
khoản 3 Điều 15 Nghị định 127 và Điều 2 Thông tư 32.
Điều kiện này được hiểu là người lao động sau khi bị mất việc làm hoặc
chấm dứt hợp đồng lao động vẫn có khả năng đi làm khi được giới thiệu việc
làm mới. Đồng thời để đảm bảo ý nghĩa của bảo hiểm thất nghiệp là trợ giúp
khó khăn cho người lao động khi bị mất thu nhập do thất nghiệp thì người lao
động phải không có nguồn thu nhập khác trong quá trình hưởng bảo hiểm thất
nghiệp.
Bài tập nhóm tháng
Luật An sinh xã hội Nhóm KT33F2-3
- Xét trường hợp của ông Nguyễn Văn N:
Ông Nguyễn Văn N đã có 24 năm công tác tại một doanh nghiệp nhà
nước (trong đó có 7 năm làm việc nặng nhọc độc hại) nên có thể coi ông N đã
giao kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn với doanh nghiệp nhà
nước, đã đóng bảo hiểm xã hội trong suốt thời gian lao động tại doanh nghiệp là
24 năm và có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 12 tháng trong vòng 24
tháng trước khi bị chấm dứt hợp đồng lao động.
Trong trường hợp này, ông N 53 tuổi, do doanh nghiệp chuyển đổi và sắp

xếp lại lao động thành công ty cổ phần nên ông N thuộc diện lao động dôi dư và
phải chấm dứt hợp đồng lao động. Do vậy, ông N có thể được coi là người thất
nghiệp vì những lý do sau :
Một là, ông N là người trong độ tuổi lao động theo quy định hiện hành
của pháp luật Việt Nam ( Điểm a – Khoản 1 – Điều 145 – Bộ luật Lao động và
Điểm a – Khoản 1 – Điều 70 – Luật Bảo hiểm xã hội xác định người lao động
được hưởng lương hưu khi : “Nam đủ sáu mươi tuổi…” ). Ông N mới 53 tuổi
nên vẫn còn trong độ tuổi lao động.
Hai là, tuy ông N được xác định là mất 63% khả năng lao động nhưng do
ông chưa mất hoàn toàn khả năng lao động nên ông vẫn có thể thực hiện các
công việc nhất định phù hợp với thể lực và trí lực.
Ba là, trong khoảng thời gian bị chấm dứt hợp đồng lao động ông N
không có việc làm khác để tạo ra nguồn thu nhập.
Tuy nhiên trên thực tế, sau khi đã được doanh nghiệp giải quyết các chế
độ theo quy đinh, do sức khỏe không tốt ( hội đồng giám định y khoa kết luận
ông N mất 63% khả năng lao động ) nên ông N có nguyện vọng xin về hưu
hàng tháng trước tuổi. Như vậy có thể thấy, sau khi bị doanh nghiệp chấm dứt
hợp đồng lao động ông N không có ý định tìm kiếm việc làm mới và cũng
không tiến hành đăng ký thất nghiệp với cơ quan lao động có thẩm quyền. Do
đó, tuy ông N đã đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 12 tháng trong vòng 24 tháng
Bài tập nhóm tháng

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×