Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng kali và lân đến sinh trưởng, phát triển và năng suất cây trạch tả (alisma plantago aquatica l ) trên đất 2 lúa vụ đông năm 2013 tại huyện yên khánh, tỉnh ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (17.4 MB, 132 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM





NGUYỄN HỮU NGỌC



NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA LƯỢNG KALI VÀ LÂN ĐẾN
SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CÂY TRẠCH TẢ
(ALISMA PLANTAGO AQUATICA L.) TRÊN ĐẤT 2 LÚA VỤ
ĐÔNG NĂM 2013 TẠI HUYỆN YÊN KHÁNH, TỈNH NINH BÌNH





LUẬN VĂN THẠC SĨ



HÀ NỘI, 2014

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM






NGUYỄN HỮU NGỌC


NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA LƯỢNG KALI VÀ LÂN ĐẾN
SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CÂY TRẠCH
TẢ (ALISMA PLANTAGO AQUATICA L.) TRÊN ĐẤT 2 LÚA VỤ
ĐÔNG NĂM 2013 TẠI HUYỆN YÊN KHÁNH, TỈNH NINH BÌNH



CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC CÂY TRỒNG
MÃ SỐ: 60.62.01.10


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN MAI THƠM

HÀ NỘI, 2014
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page i

LỜI CAM ĐOAN





- Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận

văn là trung thực và chưa từng được sử dụng bảo vệ một học vị nào.
- Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn
này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ
rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn




Nguyễn Hữu Ngọc
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii

LỜI CẢM ƠN



Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với TS. Nguyễn Mai
Thơm đã tận tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành công
trình nghiên cứu này.
Tôi xin cảm ơn Khoa Nông học đặc biệt là Bộ môn Canh tác học –
Khoa Nông học đã giúp đỡ tôi rất nhiều cho việc hoàn thành báo cáo này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm HTX nông nghiệp Khánh
Thủy, Lãnh đạo UBND xã Khánh Thủy huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình,
cùng toàn thể các hộ gia đình đã giúp đỡ tôi trong quá trình triển khai và thực
hiện đề tài.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tất cả những bạn bè đồng nghiệp,
người thân và gia đình đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình
hoàn thiện luận văn.

Luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp của đồng nghiệp, bạn đọc và xin trân trọng cảm ơn.

Ninh Bình, ngày tháng năm 2014

Tác giả luận văn


Nguyễn Hữu Ngọc

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii

MỤC LỤC
Trang

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC BẢNG vii

DANH MỤC HÌNH ix

PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1


1. Đặt vấn đề 1

2. Mục đích và yêu cầu 2

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

2.1. Giới thiệu về cây trạch tả 4

2.1.1. Phân loại thực vật 4

2.1.2. Đặc điểm sinh vật học bộ, họ trạch tả và loài trạch tả 4

2.1.3. Thu hái hạt, gieo hạt và hướng sử dụng trong trồng trọt 7

2.1.4. Tác dụng dược lý 8

2.2. Cơ sở khoa học của đề tài 12

2.3. Một số kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của phân bón đến cây trồng 19

2.4. Tình hình nghiên cứu, sử dụng cây thuốc trên thế giới và ở Việt Nam 25

2.4.1. Tình hình nghiên cứu, sử dụng cây thuốc trên thế giới 25

2.4.2. Tình hình nghiên cứu và phát triển cây thuốc ở Việt Nam 27


2.5. Tình hình nghiên cứu cây trạch tả trên thế giới và ở Việt Nam 33

2.5.1. Tình hình nghiên cứu cây trạch tả trên thế giới 33

2.5.2. Tình hình nghiên cứu cây trạch tả ở Việt Nam 36


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv

PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37

3.1. Vật liệu nghiên cứu 37

3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 37

3.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 37

3.3.1. Thí nghiệm 37

3.3.2. Bố trí thí nghiệm 38

3.3.3 Các biện pháp kỹ thuật 39

3.3.4. Các chỉ tiêu theo dõi 40

3.3.5. Phương pháp lấy mẫu và phân tích dữ liệu 42

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 43


4.1. Ảnh hưởng của lượng lân bón đến sinh trưởng và năng suất củ dược
liệu trạch tả tại Yên Khánh, Ninh Bình 43

4.1.1. Ảnh hưởng của lượng lân bón đến thời gian sinh trưởng qua các
giai đoạn 43

4.1.2. Ảnh hưởng của lượng lân bón đến động thái tăng chiều cao cây 44

4.1.3. Ảnh hưởng của lượng lân bón đến động thái đẻ nhánh 46

4.1.4. Ảnh hưởng lượng lân bón đến động thái ra lá 47

4.1.5. Ảnh hưởng của lượng lân bón đến chỉ số diện tích lá 48

4.1.6. Ảnh hưởng của lượng lân bón đến khả năng tích lũy chất khô 50

4.1.7. Ảnh hưởng của lượng lân bón đến khả năng chống chịu sâu,
bệnh hại 51

4.1.8. Ảnh hưởng của lượng lân bón đến các yếu tố cấu thành năng
suất và năng suất 52

4.1.9. Ảnh hưởng của lượng lân bón đến hiệu quả kinh tế 55

4.2. Ảnh hưởng của lượng lân, kali bón đến sinh trưởng, phát triển và năng
suất trạch tả 56

4.2.1. Ảnh hưởng của lượng lân và kali bón đến thời gian sinh trưởng 56

4.2.2. Ảnh hưởng của lượng lân và kali bón đến động thái tăng

chiều cao cây 58

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v

4.2.3. Ảnh hưởng của lượng lân và kali bón tới động thái đẻ nhánh 61

4.2.4. Ảnh hưởng của lượng lân và kali bón tới động thái ra lá 64

4.2.5. Ảnh hưởng của lượng lân và kali bón đến chỉ số diện tích lá 67

4.2.6. Ảnh hưởng của lượng lân và kali bón đến khả năng tích lũy chất
khô 70

4.2.7. Ảnh hưởng của lượng lân và kali bón đến khả năng chống chịu
sâu, bệnh hại 73

4.2.8. Ảnh hưởng của lượng lân và kali bón đến các yếu tố cấu thành
năng suất 75

4.2.9. Ảnh hưởng của lượng lân và kali bón đến hiệu quả kinh tế 80

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 81

5.1. Kết luận 81

5.2. Đề nghị 81

TÀI LIỆU THAM KHẢO 82


PHỤ LỤC 86

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi

DANH MỤC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Từ viết tắt
CCCC Chiều cao cuối cùng
CT Công thức
Đ/C Đối chứng
ĐBSH Đồng bằng sông Hồng
FAO Food and Agriculture Organization
N:P:K Đạm – Lân - Kali
NSLT Năng suất lý thuyết
NSTT Năng suất thực thu
NXB Nhà xuất bản
SLCC Số lá cuối cùng
SNCC Số nhánh cuối cùng


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 4.1. Ảnh hưởng của lượng lân bón đến thời gian sinh trưởng qua
các giai đoạn 43

Bảng 4.2. Ảnh hưởng của lượng lân bón đến động thái tăng chiều

cao cây 44

Bảng 4.3. Ảnh hưởng của lượng lân bón đến động thái đẻ nhánh 46

Bảng 4.4. Ảnh hưởng của lượng lân bón đến động thái ra lá 48

Bảng 4.5. Ảnh hưởng của lượng lân bón đến chỉ số diện tích lá (LAI) 49

Bảng 4.6. Ảnh hưởng của lượng lân bón đến khả năng tích lũy chất
khô 50

Bảng 4.7. Ảnh hưởng của lượng lân bón đến mức độ nhiễm sâu,
bệnh hại 52

Bảng 4.8. Ảnh hưởng của lượng lân bón đến các yếu tố cấu thành
năng suất 53

Bảng 4.9. Ảnh hưởng của lượng lân bón đến hiệu quả kinh tế 55

Bảng 4.10. Ảnh hưởng của lượng lân và kali bón đến thời gian
sinh trưởng qua các giai đoạn 57

Bảng 4.11a. Ảnh hưởng riêng của lượng lân và kali bón đến động thái
tăng chiều cao cây 59

Bảng 4.11b. Ảnh hưởng tương tác của lượng lân và kali bón đến động thái
tăng chiều cao cây 60

Bảng 4.12a. Ảnh hưởng riêng của lượng lân và kali bón đến động thái
đẻ nhánh 62


Bảng 4.12b. Ảnh hưởng tương tác của lượng lân và kali bón đến động thái
ra nhánh 63

Bảng 4.13a. Ảnh hưởng riêng của của lượng lân và kali bón đến động thái
ra lá 65

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page viii

Bảng 4.13b. Ảnh hưởng tương tác của của lượng lân và kali bón đến động
thái ra lá 66

Bảng 4.14a. Ảnh hưởng riêng của lượng lân và kali bón đến chỉ số
diện tích lá (LAI ) 67

Bảng 4.14b. Ảnh hưởng tương tác của lượng lân và kali bón đến chỉ số
diện tích lá (LAI) 69

Bảng 4.15a. Ảnh hưởng riêng của lượng lân và kali bón đến khả năng tích
lũy chất khô 70

Bảng 4.15b. Ảnh hưởng tương tác của lượng lân và kali bón đến khả năng
tích lũy chất khô 71

Bảng 4.16. Ảnh hưởng của phân bón lá đến mức độ nhiễm sâu,
bệnh hại 74

Bảng 4.17a. Ảnh hưởng riêng của lượng lân và kali bón đến các yếu tố
cấu thành năng suất 75


Bảng 4.17b. Ảnh hưởng tương tác của lượng lân và kali bón đến các yếu
tố cấu thành năng suất 77

Bảng 4.18. Ảnh hưởng của lượng lân và kali bón đến hiệu quả kinh tế 80

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ix

DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 4.1. Ảnh hưởng của lượng lân bón đến động thái tăng chiều cao cây 45

Hình 4.2. Ảnh hưởng của lượng lân bón đến năng suất thực thu trạch tả 53

Hình 4.3. Ảnh hưởng của lượng lân và kali bón đến động thái tăng chiều
cao cây 61

Hình 4.4. Ảnh hưởng của lượng lân và kali bón đến năng suất thực thu 78

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1

PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, cùng với sự nghiệp phát triển công nghiệp
hóa, hiện đại hóa thì có một vấn đề đang đặt ra đó là hạn chế sự chênh lệch
giàu nghèo, sự phát triển mất cân bằng giữa khu vực thành thị và nông
thôn. Để thực hiện điều này, một trong những chủ trương mà Nhà nước ta
đặt ra thành mục tiêu quốc gia đó là xây dựng nông thôn mới, đổi mới bộ

mặt nông thôn một cách toàn diện và hiệu quả.
Tuy nhiên, để xây dựng nông thôn mới thì tiêu chí quan trọng và khó
thực hiện nhất đó là nâng cao giá trị sản xuất nhằm tăng thu nhập. Hầu hết
dân cư ở nông thôn chủ yếu là làm nông nghiệp, thế nhưng trong những
năm gần đây do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, sự phát sinh của các dịch
bệnh nguy hiểm đã làm cho sản xuất nông nghiệp dần trở nên bấp bênh,
thêm vào đó giá cả vật tư đầu vào tăng cao, giá nông sản bán ra thấp đã làm
cho người dân không còn tha thiết với nông nghiệp, tình trạng bỏ ruộng, trả
ruộng diễn ra ở nhiều nơi. Trước tình hình đó Bộ Nông nghiệp & PTNT đã
đặt ra mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị
gia tăng và phát triển bền vững, sản xuất những cây trồng có giá trị kinh tế
cao và phát huy lợi thế riêng từng vùng
Ninh Bình là một tỉnh nằm ở cực Nam của vùng ĐBSH, cách Hà Nội
hơn 90 km về phía Nam, nằm trên tuyến giao thông huyết mạch Bắc -
Nam. Phía Bắc giáp tỉnh Hà Nam; Phía Đông Bắc giáp tỉnh Nam Định;
Phía Đông và Đông Nam giáp biển Đông; Phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh
Thanh Hoá; Phía Tây và Tây Bắc giáp tỉnh Hoà Bình.
Diện tích đất sản xuất nông nghiệp 62.709,1 ha, trong đó diện tích
đất trồng lúa khoảng 40.000 ha. Lao động nông nghiệp là 254,2 nghìn
người (54,9%) tương đương với các tỉnh vùng ĐBSH.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2

Những năm gần đây Ninh Bình đã có những chủ trương, chính sách
lớn khuyến khích cho sản xuất nông nghiệp như chuyển dịch cơ cấu cây
trồng, phát triển sản xuất lúa cao sản, phát triển sản xuất lúa chất lượng
cao, đặc biệt là phát triển vụ đông nhằm đưa vụ đông thành vụ sản xuất
chính. Cùng với chính sách này các địa phương trong tỉnh đã xuất hiện
nhiều mô hình giống cây mới có giá trị kinh tế cao là lợi thế riêng của từng
vùng cho hiệu quả cao trong sản xuất vụ Đông như ngô ngọt, bí xanh, ớt,

dưa bao tử xuất khẩu Trong đó phải kể đến mô hình sản xuất cây trạch tả
trên đất hai lúa ở huyện Yên Khánh. Một trong những cây trồng đang cho
hiệu quả kinh tế cao, đang được khuyến khích phát triển sản xuất và góp
phần đáng kể vào sự thành công của chính sách phát triển vụ đông của tỉnh.
Tuy nhiên, việc sản xuất trạch tả mới chỉ dựa vào kinh nghiệm của
bà con nông dân, chưa có những nghiên cứu chính thức để đưa ra quy trình
sản xuất phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu và tập quán canh tác tại
địa phương.
Để góp phần hoàn thiện quy trình sản xuất nhằm nâng cao năng suất,
chất lượng dược liệu trạch tả, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
"Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng Kali và Lân đến sinh trưởng,
phát triển và năng suất cây Trạch Tả (Alisma plantago aquatica L.)
trên đất 2 lúa vụ Đông năm 2013 tại huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh
Bình”.
2. Mục đích và yêu cầu
2.1. Mục đích
Xác định được liều lượng lân và kali bón phù hợp cho cây trạch tả
sinh trưởng, phát triển và tăng năng suất củ trạch tả làm dược liệu trên đất 2
lúa nhằm góp phần hoàn thiện quy trình kỹ thuật trồng trạch tả trước khi
mở rộng sản xuất đại trà.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3

2.2. Yêu cầu
- Xác định liều lượng kali và liều lượng lân đến sinh trưởng và năng
suất củ cây trạch tả vụ đông trên đất 2 lúa.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất cây trạch tả vụ đông trên
đất 2 lúa.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học

- Xác định được công thức bón phân đem lại hiệu quả sản xuất cao
nhất.
- Kết quả của đề tài sẽ bổ sung tài liệu cho công tác nghiên cứu khoa
học đối với cây trạch tả.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Xác định được công thức bón phân phù hợp sẽ góp phần tăng năng
suất, hiệu quả kinh tế, mở rộng diện tích trồng cây trạch tả tại địa phương,
phát triển một nền nông nghiệp bền vững.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Phân Kali và phân Lân, khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất
của củ trạch tả.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Đề tài được tiến hành từ tháng 8 năm 2013 tại huyện Yên Khánh,
tỉnh Ninh Bình.
- Ảnh hưởng của các công thức bón phân đến sinh trưởng và năng
suất của củ cây trạch tả.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4

PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Giới thiệu về cây trạch tả
2.1.1. Phân loại thực vật
Giới (regnum)
Plantae
(không phân hạng)
Angiospermae
(không phân hạng)
Monocots
Bộ (ordo)

Alismatales
Họ (familia)
Alismataceae
Chi (genus)
Alisma
Loài (species) A. plantago-aquatica
Tên khoa học là Alisma plantago - aquatica L var orientalis
Samuels, họ Trạch tả (ALISMATACEAE), chi Trạch tả là Alisma L. Loài
thường nói đến ở nước ta là Alisma plantago – aquatica L, ở Trung Quốc,
cây Trạch tả thường dùng là một phân loài của loài này: Alisma plantago –
aquatica ssp. Orientale (Sam.) Sam.
Tên khác: Mã đề nước
Tên nước ngoài: Common water plantain mad - dog weed (Anh);
alisma plantain d’eau, fluteau (Pháp).
2.1.2. Đặc điểm sinh vật học bộ, họ trạch tả và loài trạch tả
Mô tả: Cây thảo, cao 40 – 50 cm. Thân rễ hình cầu hoặc hình con
quay, nạc, màu trắng. Lá có cuống dài, bẹ to bọc ốp vào nhau và xòe ra như
hình hoa thị, phiến lá hình trái xoan hay hình trứng, mép nguyên lượn sóng,
gân lá 5 – 7 hình cung.
Cụm hoa mọc trên một cán thẳng dài thành chùy có nhiều vòng hoa
xếp thành tầng nhỏ hơn về phía ngọn, mỗi tầng lại phân nhánh thành những
chùy nhỏ; hoa lưỡng tính, màu trắng hay hồng. …có 3 răng màu lục, tồn tại
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5

đến khi hình thành quả; trang hoa 3 cánh có 1 cựa màu vàng nhạt rất mỏng;
nhị 6 -9, dẹt; bầu nhiều ô xếp thành hàng, mỗi ô có 1 noãn, vòi nhụy mảnh
dễ rụng.
Quả bế giẹp, dạng màng, có đài tồn tại.
Mùa hoa quả: tháng 10 – 12.

Phân bố, sinh thái:
Họ Alismataceae bao gồm các cây dạng thảo sống dưới nước và
được xác định có 11 đến 14 chi với xấp xỉ 100 loài hoang dại, trong đó 5
chi và 11 loài được tìm thấy ở Úc. Chi Alisma L. có 9 đến 11 loài, hầu hết
phân bố tự nhiên từ bắc bán cầu của … nhưng với 3 loài bản địa được ghi
nhận cho Bắc Mỹ. Cá biệt, A. plantago-aquatica L. và A. lanceolatum phổ
biến từ châu Âu tới châu Úc và sau đó tới Bắc Mỹ và New Zealand. Alisma
plantago-aquatica phân bố rộng rãi tự nhiên từ châu Âu qua vùng cận nhiệt
đới và các vùng ôn đới của Đông Nam Á bao gồm Trung Quốc, Miễn Điện,
Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan và Việt Nam, Đông nam nước Úc. Sự phân
bố tự nhiêu có thể là kết quả của các loài chim di chú mang theo, cần phải
có những nghiên cứu điều tra sâu hơn (John G. Conran, 2012).
Hiện đã biết có 2 loài được dùng làm thuốc là Trạch tả (A. plantago
– aquatica L.) và loài A. canaliculatum Braunt et Bouché có ở Triều Tiên.
Ở Việt Nam người ta tìm thấy cây mọc tự nhiên trên các vùng ruộng
hoặc ao hồ ở Việt Nam, trạch tả chỉ thấy trồng ở các tỉnh phía Bắc như Thái
Bình, Hà Nam, Hà Tây (cũ) Hải Dương, Hưng Yên, Ninh Bình. Về nguồn
gốc của cây trồng này không rõ được thuần hóa từ cây mọc tự nhiên hay
lấy giống từ nước ngoài.
Trạch tả là cây thủy sinh, có phần thân rễ sống trong bùn, toàn bộ
phần thân lá vượt khỏi mặt nước. Vì vậy chiều dài của lá 9 (cuống lá là
chính phụ thuộc vào mức độ bị ngập nước. Hoa trạch tả phải ở trên mặt
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6

nước mới thụ phấn được. Cây tái sinh chủ yếu từ hạt, phát tán nhờ nước.
Sau mùa hoa quả, phần trên mặt nước tàn lụi (Đỗ Duy Bích và cs., 2006).
Thành phần hóa học: Thân rễ trạch tả chứa tinh dầu, chất nhựa 7%,
protid, tinh bột 23% (Đỗ Tất Lợi, 2003).
Cụm hoa có nhiều phytohormon (CA. 125: 190.646 k).

Thân rễ thứ orientale, chứa các triterpen alisol A, alisol A monoacetat,
alisol B, alisol B monoacetat, alisol C monoacetat, epi alisol A.
Ngoài ra, trạch tả còn chứa alismol, alisomoxyd, alimalacton 23-
acetat, alismaceton - A, β - sitosterol - 3 - O - stearat, tricosan, β -
sitosterol, acid stearic, glyceryl - 1 - stearat, daucosterol - 6’ - O - stearat,
emodin, alizexol A, các sulfoorientalol a, b, c, d.
Theo Shimizu Noriko và cs, 1994, trạch tả có một glucan gọi làm
alisma Si chỉ gồm các đơn vị glucose (CA 122: 281 743 u).
Theo Kimura Hiromi và cs, 1990, alismol và 10-hydroxyalismol chiết
xuất từ thân rễ đều có tác dụng trị các rối loạn gan (CA 117: 118.490 x).
Cũng theo Kimura Hiromi và cs, 1990, 16 - cetoalisol A hoặc 13, 17
-epoxyalisol A chiết xuất từ thứ orientale đều có tác dụng trị rối loạn gan
(CA 117: 76.469 q).
Tomoda Masashi và cs, 1994 đã phân lập được một polysaccharid
gọi là alisma PH bao gồm L - arabinose, D - galactose, acid D - glucuronic
theo tỷ lệ 4: 9: 2 có thêm vài nhóm O - acetyl (CA 121: 99.314 g).
Cũng theo Tomoda Masashi và cs, 1993, thứ orientale còn có một
polysaccharid acid gọi là alisma PIII F bao gồm L - arabinose - D -
galactose - L - rhamnose - D - acid galaturonic - acid glucuronic theo tỷ lệ
1: 5: 3: 8: 2. (CA 121: 26466 y) (Đỗ Duy Bích và cs., 2006).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7

2.1.3. Thu hái hạt, gieo hạt và hướng sử dụng trong trồng trọt
Cây trạch tả có tính thích nghi rộng rãi ở điều kiện khí hậu, đất đai
nhiều vùng. Từ miền núi, trung du đến đồng bằng đều trồng được trạch tả.
Tuy nhiên về thời vụ và chất lượng dược liệu có khác nhau. Trạch tả là cây
trồng dưới nước, ưa thích ruộng có bùn sâu, nhiều màu như chân ruộng
chiêm, ven hồ, đầm, ao, mương máng. Nhiệt độ trung bình thích hợp cho
cây sinh trưởng phát triển từ 22 – 27

0
C. Lượng mưa trung bình trên 2.200
mm/năm (Nguyễn Bá Hoạt và Nguyễn Duy Thuần, 2005).
Trạch tả được trồng trên ruộng nước, ao hồ có lớp bùn dày và có
điều kiện tưới, tiêu chủ động ở một số tỉnh miền Bắc. Đất cần cày bừa, làm
cỏ sục bùn, bón lót mỗi hecta 25 -30 tấn phân chuồng, 500 – 600 kg super
lân, 150 - 200 kg sulfat kali hoặc 1,5 tấn tro bếp, san phẳng. Cây dược nhân
giống bằng hạt. Theo kinh nghiệm, hạt giống lấy từ cây 2 năm có chất
lượng tốt hơn. Cách làm như sau: Cây nhánh tách từ cây mẹ vào tháng 9 –
10 được trồng và chăm sóc như cây lấy củ nhưng trồng thưa hơn (40 x 30
cm). Khi quả chín cần thu hoạch ngay, nếu để muộn hạt sẽ rụng. Đem quả
phơi trên nong, nia, đập lấy hạt, sàng sảy, tiếp tục phơi đến khô, bảo quản
nơi khô ráo. Một sào Bắc Bộ có thể cho 13 – 16kg hạt.
Thời vụ gieo hạt ở miền núi vào tháng 6 – 7, ở đồng bằng vào tháng
7 – 8. Hạt được gieo ươm trên nền ruộng (nền đất bùn ướt – Công thức 4)
tạo điều kiện tốt nhất đến tỷ lệ mọc, chất lượng cây giống, sinh trưởng, phát
triển và năng suất cây trạch tả. Trước khi gieo, ngâm hạt với chất xử lý hạt
giống (thường là antonix) làm kích thích sự nảy mầm của hạt đồng thời làm
tăng sức sống cho cây, lấy ra để ráo trộn với cát hoặc tro để gieo cho đều.
Mỗi mét vuông vần gieo 2 – 2,5 g hạt. Gieo xong tháo nước từ từ cho ngập
2 – 3 cm. Khi có mưa to cần chờ cho tạnh mưa mới tháo bớt nước để tránh
trôi hạt và dập cây con. Có thể tưới phân chuồng, nước giải pha loãng hoặc
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8

đạm 2% cho cây mau lớn, cứ 10 – 15 ngày tưới 1 lần (Đinh Thị Hồng Liên,
2013).
Sau khi gieo 45 – 50 ngày, cây con cao 15 - 20 cm là có thể nhổ đi
trồng. Cách trồng như trồng lúa với khoảng cách 25 x 30 cm hoặc 30 x 45
cm. Nếu đất xấu có thể trồng dày, ở đất tốt trồng thưa hơn. Nên trồng vào

ngày râm mát.
Cần làm cỏ, sục bùn kết hợp bón thúc 3 lần trong một vụ, mỗi lần
bón 50 - 60 kg urê cho 1 hecta (có thể bón thêm kho dầu, bã mắm và các
loại phân hữu cơ khác nếu có điều kiện). Lần đầu tiến hành sau khi trồng
15 – 20 ngày, các lần sau cách lần đầu và cách nhau 20 – 30 ngày. Cần
thường xuyên tỉa bỏ chồi nhánh (có thể dùng các chồi này trồng lấy hạt
giống) và nụ hoa để tập trung dinh dưỡng nuôi thân rễ.
Ruộng trạch tả cần giữ luôn ngập nước 3 – 5 cm. Trước khi thu
hoạch ít ngày có thể tháo kiệt để thân rễ chắc, dễ đào.
Cây trạch tả (trong vườn ươm lẫn ruộng sản xuất) thường hay bị rệp
hại lá non. Có thể phun Sherpa 25EC (40 – 50g a.i/ha, 0,025 – 0,03%) hoặc
Rogor 50EC (300 – 700 g a.i/ha, 0,1 – 0,15%) để diệt trừ.
Thu hoạch sau trồng 4 – 5 tháng. Khi lá chuyển sang màu vàng, đào
lấy thân rễ rửa sạch, cạo hết rễ, phơi khô và sấy để bảo quản. Mỗi hecta có
thể đạt 2,7 – 3,7 tấn củ khô (Đỗ Duy Bích và cs., 2004).
2.1.4. Tác dụng dược lý
1. Tác dụng lợi tiểu: Nước sắc trạch tả với liều 25g/kg cho thẳng vào
dạ dày và cao lỏng với liều 2g/kg tiêm xoang bụng trên chuột cống trắng
bình thường, thể hiện tác dụng lợi tiểu rõ rệt. Có báo cáo cho rằng trạch tả
thu hoạch vào các mùa khác nhau và bộ phận dùng khác nhau thì hiệu quả
lợi niệu cũng không giống nhau. Trạch tả thu hoạch vào mùa đông có tác
dụng lợi tiểu mạnh, còn thu hoạch vào mùa xuân thì kém hơn. Rễ con trạch
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9

tả thu hoạch vào mùa đông có tác dụng lợi tiểu yếu, còn thu hoạch vào mùa
xuân thì không có tác dụng. Phương pháp bào chế khác nhau cũng dẫn đến
hiệu quả lợi niệu không giống nhau. Trạch tả dùng sống hoặc nướng với
rượu đều có tác dụng lợi tiểu, còn trạch tả muối không có tác dụng; Tuy
vậy, trong “ngũ linh tán” gồm trạch tả, phục linh, trư linh, bạch truật, quế

chi với tỷ lệ 4:3: 3:2:1 thì dùng trạch tả sống hoặc muối đều thể hiện tác
dụng lợi tiểu. Người khỏe mạnh uống nước sắc trạch tả thì lượng bài tiết
nước tiểu, urê và Na
+
tăng, còn trên thỏ uống trạch tả tác dụng rất yếu,
nhưng nếu dùng dạng cao lỏng bằng đường tiêm xoang bụng lại có tác
dụng lợi tiểu. Tác dụng lợi tiểu của trạch tả có liên quan đến hàm lượng
muối kali cao (147,5mg%) tồn tại trong dược liệu.
2. Ảnh hưởng đối với chuyển hóa mỡ: Thí nghiệm trên thỏ gây
lipid máu cao, thành phần tan trong dầu của trạch tả trộn với thức ăn
hàng ngày với tỷ lệ 0,5% có tác dụng hạ lipid máu và chống xơ vữa động
mạch một cách rõ rệt. Trên chuột cống trắng có lipid máu tăng cao thực
nghiệm, các chất alisol A và alisol A, B, C monoacetat trộn trong thức
ăn hàng ngày với tỷ lệ 0,05 - 0,1% đều có tác dụng hạ cholesterol máu
đạt 50%. Cơ chế làm hạ cholesterol máu của trạch tả chưa được xác định
đầy đủ. Thí nghiệm bằng phương pháp đồng vị phóng xạ cho thấy chất
alisol A có tác dụng ức chế quá trình ester hóa cholesterol ở ruột non
chuột nhắt trắng đồng thời làm giảm tỷ lệ hấp thu cholesterol ở ruột đạt
34%. Trên thỏ có chế độ ăn giàu cholesterol và lipid, trạch tả có tác dụng
làm hạ lượng lipid ở gan. Đối với chuột cống trắng có chế độ ăn thiếu
protein dẫn đến gan nhiễm mỡ, trạch tả có tác dụng điều trị rõ rệt. Trên
lâm sàng ở những bệnh nhân có lipid máu tăng, hàng ngày uống viên
trạch tả với liều 4,2g/người, dùng từ 2 – 4 tuần lễ có tác dụng làm hạ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10

cholesterol, β-lipoprotein và triglycerid trong máu. Nước sắc trạch tả thí
nghiệm trên chuột cống trắng với liều 20g/kg cho thẳng vào dạ dày dùng
trong 7 tuần lễ có tác dụng làm giảm lượng triglycerid trong máu, lượng
mỡ ở các tạng phủ và giảm trọng lượng của chuột béo phì do dùng

glutamat natri.
3. Tác dụng chống viêm: Nước sắc trạch tả dùng với liều 20g/kg
bằng đường cho thẳng vào dạ dày, thí nghiệm trên chuột nhắt trắng có tác
dụng ức chế sưng phù ở tai chuột do dimethyl – benzen gây nên, đồng thời
ức chế sự tăng sinh của tổ chức u hạt ở chuột cống trắng trong nghiệm pháp
cấy dưới da viên bông. Trên thỏ gây viêm thận thực nghiệm bằng cách tiêm
dưới da nitrat natri, trạch tả làm giảm lượng urê và cholesterol trong máu.
4. Các tác dụng khác: Cao lỏng trạch tả trên chó gây mê, tiêm tĩnh
mạch có tác dụng hạ huyết áp. Trên thỏ, cao trạch tả với liều 6g/kg tiêm
dưới da, trong vòng 5 giờ sau khi dùng thuốc xuất hiện đường huyết hạ,
nhưng nếu dùng nước sắc thì không có tác dụng trên. Thí nghiệm trên ống
kính, trạch tả có tác dụng ức chế sự phát triển của trực khuẩn lao.
Ngoài các tác dụng trên, các alisol A, B, C monoacetat còn có tác
dụng bảo vệ gan, chống các tổn thương gan do tetrachlorid carbon gây nên.
Độc tính: Dịch triết bằng methanol của trạch tả, trên chuột nhắt trắng
bằng đường tiêm tĩnh mạch và tiêm xoang bụng có LD50 = 0,98g và
1,27g/kg. Thí nghiệm dài ngày cho bột trạch tả vào thức ăn chuột cống
trắng với tỷ lệ 1% dùng trong 2 tháng liền không có biểu hiện ngộ độc.
Tính vị, công năng
Trạch tả có vị ngọt, tính hàn, vào 2 kinh thận và bàng quang, có tác
dụng lợi thủy, thẩm thấp, thanh nhiệt.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11

Công dụng: Trong y học cổ truyền, trạch tả được dùng chủ yếu làm
thuốc chữa bệnh phù thũng, viêm thận, tiểu tiện khó, đái ra máu. Ngoài ra
còn chữa nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt. Liều dùng hàng ngày 10-20g, dưới
dạng nước sắc hoặc hoàn tán. Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc
khác (Đỗ Duy Bích và cs., 2008).
Các bài thuốc hay theo kinh nghiệm dân gian


1. Dùng làm thuốc lợi tiểu thông lâm, trị các chứng phù, viêm đường
tiết niệu, viêm thận:
Trạch tả 10g, Xa tiền thảo 10g, Trư linh 10g, Thạch vỹ 10g, Mộc
thông 6g, Bạch mao căn 15g, sắc nước uống.
Trạch tả, Bạch linh, Trư linh, Xa tiền tử đều 12g, sắc nước uống. Trị
viêm cầu thận cấp.
Trạch tả, Bạch truật đều 10g, Cúc hoa 12g, sắc uống trị viêm thận
mạn, váng đầu.
2. Trị tiêu chảy do viêm ruột cấp và mạn tính:
Bạch truật 10g, Bạch linh 10g, Trần bì 6g, Cam thảo 3g, Trạch tả
10g, Sa nhân 3g, Thần khúc 10g, Mạch nha 10g, sắc nước uống, tùy chứng
gia giảm:
Trạch tả, Trư linh, Xích phục linh đều 10g, Bạch đầu ông 15g, Xa
tiền tử 6g, sắc uống trị viêm ruột cấp.
3. Trị lipid huyết cao: Tác giả dùng viên Trạch tả chế (hàm lượng
thuốc sống mỗi viên 3g), mỗi ngày 9 viên chia 3 lần uống, liệu trình 1
tháng. Kết quả theo dõi 110 ca lipid huyết cao trong đó 44 ca cholesterol
cao lượng bình quân từ 258,4mg% hạ xuống còn bình quân 235,2mg%;
103 ca triglycerit tăng từ bình quân 337,1mg% xuống còn bình quân
258,0mg%, bình quân giảm 23,5mg% trong đó số hạ thấp trên 10% chiếm
65%, hạ thấp trên 30% chiếm 40,8%, có 18,4% hạ thấp trên 50% (Báo cáo
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12

của Bệnh viện Trung sơn thuộc Viện Y học số 1 Thượng hải, Báo Y học
Trung hoa 1976,11:693).
4. Trị chứng huyễn vựng: Tác giả Dương phúc Thành dùng Trạch tả
thang gồm Trạch tả 30 - 60g, Bạch truật 10 - 15g, ngày 1 thang sắc chia 2
lần uống. Theo dõi 55 ca, uống từ 1 - 9 thang có tùy chứng gia vị kết quả

đều khỏi (Tạp chí Trung y Hồ bắc 1988,6:14).
Kiêng kỵ: Can Thận hư không thấp nhiệt thì không nên dùng.
Như vậy, nhu cầu sử dụng cây thuốc nói chung và cây Trạch tả nói
riêng trên thế giới và trong nước ngày càng tăng đòi hỏi nguồn cung lớn và
ổn định. Nhưng những nghiên cứu về trồng trọt cây trạch tả chưa nhiều,
mới chỉ dựa vào kinh nghiệm của nông dân ở các địa phương. Do đó cần
sớm có những nghiên cứu về trồng trọt đối với trạch tả, nhất là những
nghiên cứu về công thức bón phân phù hợp với từng vùng, từng chân đất để
đạt năng suất, chất lượng dược liệu trạch tả cao nhất.
2.2. Cơ sở khoa học của đề tài
2.2.1. Cơ sở khoa học của bón phân
Phân bón có ý nghĩa quan trọng trong đời sống của thực vật nói
chung và trạch tả nói riêng. Nó không những có tác dụng làm cho cây sinh
trưởng nhanh mà còn là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và
phát triển cơ thể thực vật.
Theo nhiều tài liệu trên thế giới, chí sử dụng phân bón chiếm 30%.
Việc kết hợp cân đối các nguồn phân, khả năng cung cấp của đất, hệ thống
canh tác, giống cây trồng, điều kiện thời tiết thích hợp sẽ nâng cao hiệu quả
sản xuất, bảo vệ môi trường sinh thái bền vững.
Phân bón là các chất hữu cơ hoặc vô cơ chứa các nguyên tố dinh
dưỡng cần thiết cho cây trồng được bón trực tiếp vào đất hoặc hòa lẫn vào
nước phun, xử lý hạt giống, rễ và cây con.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13

Cây trồng cần cung cấp các chất dinh dưỡng để sinh trưởng và
phát triển. Các chất dinh dưỡng này bao gồm các nguyên tố đa lượng,
trung lượng, vi lượng và các nguyên tố khoáng cần thiết cho cây, chúng
đều có trong đất và được cây trồng hấp thu qua hệ thống rễ. Tuy nhiên số
lượng các nguyên tố này trong đất không có khả năng cung cấp đủ cho

cây trồng trong quá trình sinh trưởng, do đó phải bón bổ sung. Hiện
tượng cây thiếu các nguyên tố vi lượng vẫn xảy ra do trong đất quá
nghèo hoặc bón không đủ phân hữu cơ, nhu cầu dinh dưỡng của cây cao
mà đất không cung cấp đủ. Việc bón phân cho cây trồng phải tiến hành
thường xuyên và được chú trọng để tạo điều kiện cho cây sinh trưởng tốt
và nâng cao sức sống cho cây trồng.
Bón phân cũng như những biện pháp kỹ thuật canh tác khác nhau,
thường không chỉ gây ra một tác động trực tiếp dẫn đến một kết quả nào
đó mà thường có nhiều tác động lên các thành tố trong hệ sinh thái và có
thể dẫn đến những kết quả khác nhau. Do đặc điểm của quá trình phản
ứng dây truyền và quá trình tiếp nhận các tác động từ bên ngoài vào các
hệ sinh thái mà có thể có những tác động rất mạnh nhưng không gây ra
hiệu quả gì đáng kể, trong khi đó, có những tác động nhẹ nhàng, nhưng
được nhân lên trong phản ứng dây chuyền và tạo nên những hiệu quả rất
lớn. Bón phân hợp lý có thể không cần sử dụng những lượng phân bón
mà có thể đạt được hiệu quả rất cao.
Đối với thực vật nói chung và cây trồng nói riêng Nitơ có vai trò sinh
lý đặc biệt sinh lý quan trọng đối với sinh trưởng phát triển và hình thành
năng suất… N có mặt trong rất nhiều hợp chất hữu cơ quan trọng có vai trò
quyết định trong quá trình trao đổi chất và năng lượng, đến hoạt động sinh
lý của cây: N là nguyên tố đặc thù của protein mà protein có vai trò quan
trọng đối với cây, protein là thành phần chủ yếu tham gia vào thành phần
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14

cấu trúc nên hệ thống chất nguyên sinh trong tế bào, cấu tạo nên hệ thống
màng sinh học các cơ quan trong tế bào… Protein là thành phần bắt buộc
của enzim có hai thành phần cấu thành: phân tử pr (apoenzim) và nhóm
hoạt động (coenzim); N có thành phần của axit nucleic. Ngoài chức năng
duy trì truyền thông tin di truyền axit nu còn đóng vai trò quan trọng trong

quá trình sinh tổng hợp Protein, sự phân chia và sinh trưởng của của tế bào;
N là thành phần quan trọng của phân tủ diệp lục, mỗi phân tử diệp lục có 4
nguyên tử N, nên hàm lượng N trong lá rất cao. Diệp lục là tác nhân quyết
định việc hấp thu và biến đổi năng lượng ánh sáng mặt trời thành năng
lượng hóa học trong hoạt động quang hợp của cây, tổng hợp nên chất hữu
cơ cung cho cấp sự sống của các sinh vật trên trái đất; N là thành phần của
một số phitohocmon như auxin và xytokinin, đây là hai hocmon quan trọng
nhất trong quá trình phân chia và sinh trưởng của tế bào và cây; N tham gia
vào thành phần của ATP và ADP có vai trò quan trọng trong sự trao đổi
năng lượng của cây đặc biệt là trong quang hợp và hô hấp; N tham gia
thành phần của hợp chất phitochrom có nhiệm vụ điều chỉnh quá trình sinh
trưởng phát triển của cây có liên quan đến ánh sáng như phản ứng quang
chu kì, tính hướng quang,…Vì vậy cây rất nhạy cảm với phân đạm, phản
ứng trước tiên khi bón phân đạm là cây sinh trưởng mạnh, tăng trưởng
nhanh về chiều cao, diện tích lá, đẻ nhánh nhiều tăng sinh khối. Cây tăng
cường trao đổi chất và năng lượng vì nó tham gia vào hình thành các
enzim, hệ thống ATP,ADP và axit nu. Đồng thời các hoạt động sinh lý
cũng được xúc tiến như quang hợp hô hấp,…
Thừa N có ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới sinh trưởng và phát triển
hình thành năng suất của cây trồng. Cây sinh trưởng quá mạnh thân lá tăng
trưởng nhanh mà mô cơ giới kém thành nên cây rất yếu và gây lên hiện
tượng lốp đổ giảm năng suất nghiêm trọng và có nhiều trường hợp không

×